You are on page 1of 33

DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

DIGESTIVE SYSTEM TEST QUESTION


Sophomore. Nguyen Duc Anh_TUMP.

Câu hỏi 1: Bệnh nhân nam, 42 tuổi, thể trạng béo phì, bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu với
triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng cấp vùng thượng vị, đau liên tục, dữ dội sau bữa nhậu buổi
tối. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi viêm tụy cấp. Xét nghiệm nào dưới đây được thực hiện
để hỗ trợ chẩn đoán cho bệnh nhân này:
a. Amylase, lipase.
b. Amylase, lactat dehydrogenase.
c. Lipase, lactat dehydrogenase.
d. Lactat dehydrogenase, AST và ALT.

Xét nghiệm amylase thường được chỉ định cùng xét nghiệm lipase để chẩn đoán và đánh giá
hiệu quả điều trị các bệnh viêm tụy cấp tính, đợt cấp của viêm tụy mạn tính và các bệnh lý khác
về tuyến tụy.
Các xét nghiệm lactat dehydrogenase (LDH), AST, ALT liên quan đến bệnh lý về gan.

Câu hỏi 2: Trong cơ thể người, trực khuẩn thương hàn gây bệnh bằng cơ chế nào dưới đây:
a. Nội độc tố và ngoại độc tố.
b. Ngoại độc tố.
c. Nội độc tố.
d. Cơ chế xâm nhập niêm mạc ruột.

Trực khuẩn thương hàn lây bệnh theo đường tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh theo cơ chế xâm nhập
vào biểu mô. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào lượng vi khuẩn, độc lực của vi
khuẩn (nội độc tố, kháng nguyên vi) và một số yếu tố của cơ thể.
Vi khuẩn thương hàn gây bệnh theo 2 cơ chế:
- Cơ chế miễn dịch.
- Cơ chế nội độc tố.

Câu hỏi 3: Các thành phần trong dịch vị có tác dụng nào dưới đây:
a. Pepsin thuỷ phân protein thành acid amin.
b. Chất nhày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
c. Men sữa xúc tác thuỷ phân các thành phần của sữa.
d. Lipase thuỷ phân lipid của động vật.

1
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

Pepsin dịch vị chuyển protein  Proteose, Peptone và Polypeptide.


Men sữa (Chymosin) là enzym tiêu hóa sữa có vai trò quan trọng đối với những trẻ còn bú mẹ.
Chymosin có tác dụng phân giải caseinogen, một loại protein đặc biệt có trong sữa thành casein
giúp sữa đông vón lại. Casein sẽ được giữ lại trong dạ dày để pepsin tiêu hóa còn đẩy các phần
khác trong sữa xuống ruột. Nhờ cơ chế này mà dạ dày trẻ tuy nhỏ nhưng khi bú có thể thu nhận
một lượng sữa lớn hơn thể tích dạ dày.

Câu hỏi 4: Bệnh nhân H bị loét dạ dày do H Pylori 10 năm nay. Lần tái khám gần đây nhất kết
quả xét nghiệm giải phẫu bệnh có biểu hiện viêm teo dạ dày mạn tính, theo dõi ung thư dạ dày.
Nhóm dấu ấn ung thư nào có giá trị nhất trong chẩn đoán ung thư dạ dày:
a. CA 72-4; AFP; CA 125
b. CEA; AFP; CA 19-9
c. CA 72-4; CEA; CA 125
d. CA 72-4; CEA; CA 19-9

Marker ung thư


CEA: Dấu hiệu ung thư chung
CA 72-4: dạ dày.
CA 19-9: đại tràng, tụy.
AFP: gan.

Câu hỏi 5: Yếu tố có giá trị nhất trong chẩn đoán nhiễm sán dây lợn trưởng thành:
a. Xét nghiệm máu thấy bạch cấu ái toan tăng.
b. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
c. Xét nghiệm phân thấy đốt sán.

2
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

d. Siêu âm thấy hình ảnh quai ruột giãn.


Câu hỏi 6: Hình ảnh nào dưới đây trên phim xquang Dạ dày –tá tràng giúp chẩn đoán loét hành
tá tràng chính xác nhất:
a. Hành tá tràng ngấm thuốc không đều.
b. Niêm mạc hành tá tràng thô.
c. Hành tá tràng biến dạng.
d. Ổ đọng thuốc cản quang ở hành tá tràng.
Câu hỏi 7: Nhóm thuốc nào sau đây có tác dụng làm giảm bài tiết HCl và pepsin của dạ dày:
a. Thuốc kháng histamin H1 và thuốc kháng histamin H2.
b. Thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng acid.
c. Kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton
d. Thuốc kháng acid và muối bismuth.

Các thuốc ức chế tiết acid HCL


1. thuốc ức chế thụ thể histamin H2.
5. PPIs (thuốc ức chế bơm proton).

Câu hỏi 8: Một bệnh nhân được chẩn đoán là chảy máu bờ cong nhỏ dạ dày. Động mạch nào sau
đây có liên quan:
a. Động mạch vị tá tràng.
b. Động mạch vị trái.

3
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. Động mạch vị mạc nối phải.


d. Động mạch vị mạc nối trái.

Mạch máu dạ dày

Câu hỏi 9: Bộ phận nào dưới đây của tế bào chứa nội độc tố của họ vi khuẩn đường ruột:
a. Vách tế bào.
b. Lông tế bào.
c. Vỏ tế bào.
d. Bào tương.

Nội độc tố chỉ có ở vi khuẩn gram (-) và các vi khuẩn đường ruột đa phần là vi khuẩn gram (-).
Nội độc tố gắn liền với vi khuẩn và giái phóng khi tế bào bị tan vỡ, gắn ở vách tế bào vi khuẩn,
bản chất là LPS.

Câu hỏi 10: Tế bào ác tính có mặt tại vùng nào của dạ dày thì được chẩn đoán là ung thư biểu
mô dạ dày sớm:
a. Lớp cơ niêm.
b. Tầng dưới niêm mạc.
c. Tầng vỏ ngoài.
d. Lớp đệm.
Câu hỏi 11: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, nhập viện vì đau bụng vùng thượng vị, đau liên tục, dữ
dội, đau lan ra sau lưng, kèm nôn 5 lần ra thức ăn, sau nôn không giảm đau. Đau sau bữa nhậu có
uống nhiều rượu. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tụy cấp. Cơ chế gây giảm calci huyết tương
ở bệnh nhân này:
a. Giảm hấp thu calci từ ruột.

4
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

b. Tăng phản ứng giữa calci với acid béo.


c. Tăng phản ứng giữa calci với lipid.
d. Tăng đào thải calci qua thận.

Hạ Calci huyết tương do phản ứng xà phòng hóa của calci với acid béo trong vùng mỡ bị hoại tử.

Câu hỏi 12: Vi khuẩn HP gây loét dạ dày theo cơ chế nào sau đây:
a. HP tiết protease.
b. Kích thích tiết ACTH.
c. Kích thích tiết adrenalin.
d. Ức chế tiết prostaglandin.

Cơ chế dây loét dạ dày của H.pylori:


(1) sản xuất Urease  tạo mt trung tính, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ngăn cản tổng hợp
chất nhày.
(2) KT tiết acid, tạo điều kiện cho loét.
(3) sản xuất enzyme tiêu hủy protein (Catalase, lipase, protease)  viêm và loét.
(4) sản xuất “độc tố tế bào gây hốc – VaC”  thu hút bạch cầu, gây phản ứng viêm.
(5) KT lympho bào sản xuất IgE, hoạt hóa tế bào mastocyte và ổ viêm là hậu quả của quá mẫn.

Câu hỏi 13: Thành nhung mao ruột được tạo thành do cách nào dưới đây:
a. Bào tương đội màng tế bào
b. Biểu mô lõm xuống lớp đệm
c. Tầng dưới niêm mạc đội tầng niêm mạc
d. Lớp đệm đội biểu mô lên.

5
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

Câu hỏi 14: Biểu mô dạ dày có đặc điểm cấu tạo nào dưới đây khác so với biểu mô ruột:
a. Một loại tế bào.
b. Hai loại tế bào.
c. Ba loại tế bào.
d. Bốn loại tế bào.
Câu hỏi 15: Hợp chất bismuth dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có tác dụng nào
sau đây:
a. Kích thích sản xuất chất nhày, bicarbonate
b. Trung hoà acid dịch vị, nâng pH dạ dày
c. Kháng acid, ức chế hoạt tính của pepsin
d. Kháng acid, diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

Bismuth là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tạo chelat với protein tại ổ loét, làm thành hàng rào
bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn có tác dụng diệt HP.

Câu hỏi 16: Trên phim chụp Dạ dày tá tràng: Hình ảnh giải phẫu Xquang tá tràng được chia làm
mấy đoạn:
a. Năm đoạn
b. Bốn đoạn
c. Ba đoạn
d. Hai đoạn

6
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

Câu hỏi 17: Vitamin nào dưới đây KHÔNG được tổng hợp ở đường tiêu hóa:
a. B12.
b. A.
c. K.
d. B1.

Câu hỏi 18: Tại sao chỉ số pepsinogen (PG)I/(PG)II được sử dụng để đánh giá chức chức năng
niêm mạc dạ dày:
a. PGI được bài tiết ở vùng đáy, PGII được bài tiết ở tất cả các vùng của dạ dày
b. PGI được bài tiết ở tâm vị, PGII được bài tiết ở tất cả các vùng của dạ dày
c. PGI được bài tiết ở vùng đáy, PGII được bài tiết ở tất cả các vùng của dạ dày và hành tá tràng
d. PGI được bài tiết ở tâm vị, PGII được bài tiết ở tất cả các vùng của dạ dày và hành tá tràng.

Pepsinogen được tồn tại dưới 2 dạng là PGI và PGII.


PGI – tổng hợp bởi TB chính của niêm mạc vùng đáy dạ dày.
PGII – tổng hợp bởi các tế bào niêm mạc của tất cả các vùng tâm vị, vùng đáy, vùng hang vị và
hành tá tràng.
Ngoài hoạt hóa thành pepsin, pepsinogen còn đi vào máu.
Khi hoạt động niêm mạc vùng đáy dạ dày giảm  PGI giảm, PGII không thay đổi.
Vì vậy, trong viêm teo dạ dày  PGI/PGII giảm dần.
Bình thường: PGI > 70ng/mL, PGII là 7,5 ng/mL, tỉ số PGI / PGII > 3.

Câu hỏi 19: Tại sao có thể đặt viên thuốc vào hậu môn để hạ sốt cho bệnh nhân bị sốt:
a. Không có dịch tiết
b. Có hệ thống mao mạch phong phú
c. Có nhiều nếp gấp
d. Không có phân.
Câu hỏi 20: Sự thay đổi điện giải nào dưới đây thường gặp ở bệnh nhân tiêu chảy cấp mất nước
nặng:
a. Na+ giảm; K+ giảm
b. Na+ tăng; K+ bình thường

7
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. Na+ giảm; K+ bình thường


d. Na+ tăng; K+ tăng.

Trong tiêu chảy cấp, Na+ và K+ đều giảm.


K+ giảm mạnh trong tiêu chảy cấp gây biểu hiện liệt ruột  chướng bụng.

Câu hỏi 21: Bệnh nhân nam, 50 tuổi, nhập viện vì đau bụng vùng thượng vị, đau liên tục, dữ
dội, đau lan ra sau lưng, kèm nôn 5 lần ra thức ăn, sau nôn không giảm đau. Đau sau bữa nhậu có
uống nhiều rượu. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tụy cấp. Cơ chế nào gây tăng amylase ở
bệnh nhân này:
a. Tăng hấp thu amylase từ ruột
b. Tăng tính thấm gây thoát dịch
c. Tăng hủy hoại tế bào beta tụy
d. Tăng hấp thu amylase từ ruột và ổ bụng
Câu hỏi 22: Giải thích cơ chế biểu hiện đau rát vùng trên rốn khi bị loét dạ dày – tá tràng:
a. Do trào ngược acid HCl dạ dày thực quản. (do tăng tiết acid HCL ở niêm mạc dạ dày)
b. Do các chất trung gian hóa học tại ổ viêm.
c. Do cơ thể nhiễm toan (nhiễm acid HCl).
d. Do quá trình thực bào tiết nhiều enzym gây tổn thương.
Câu hỏi 23: Yếu tố nào sau đây KHÔNG làm lây nhiễm bệnh amip lỵ:
a. Tập quán du canh, du cư.
b. Tập quán vệ sinh kém.
c. Điều kiện thời tiết, khí hậu.
d. Tập quán canh tác lạc hậu.
Câu hỏi 24: Cấu trúc nào bị kẹp giữa động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên:
a. Khúc I tá tràng.
b. Đại tràng ngang.
c. Khúc III tá tràng.
d. Thân tuỵ.

8
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

Phần ngang tá tràng (D3) vắt ngang qua cột sống TL từ phải sang trái ngang mức đốt sống L3-
L4 đè lên động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phía trước có động mạch mạc treo tràng
trên.

Câu hỏi 25: Nguyên nhân nào sau đây gây giảm tiết dịch dạ dày:
a. Hội chứng Zollinger- Ellison.
b. Viêm teo niêm mạc dạ dày
c. Stress.
d. Nhiễm HP.

Hội chứng Zollinger- Ellison( U tế bào G) là tăng tiết chất tương tự như gastrin  kích thích tiết
HCL, Pepsin  loét dạ dày.

Câu hỏi 26: Ung thư dạ dày thể sùi phát triển từ thể nào của giai đoạn sớm:
a. Thể phẳng lõm
b. Thể lõm
c. Thể phẳng dẹt
d. Thể lồi

UTBM dạ dày giai đoạn sớm:


Typ I: typ lồi, u phát triển lồi lên trên mặt niêm mạc dạ dày có dạng một polyp không cuống, gặp
khoảng 20%.
Typ II: typ phẳng, HAY GẶP, 3 typ nhỏ là IIa – phẳng gồ, IIb – phẳng dẹt, IIc – phẳng lõm.
Typ III: typ loét, tổn thương loét ăn sâu khá rõ, gặp khoảng 20 – 40% và thường kết hợp phân
nhóm typ II.

9
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

UTBM dạ dày giai đoạn muộn:


Ung thư thể sùi(dạng nấm): khối to, sùi vào trong lòng dạ dày, chân đế rộng, xâm nhập sâu và
lan. Bề mặt nhiều thùy như hoa suplơ, nhiều khe rãnh, loét, hôi thối.
Ung thư thể loét: HAY GẶP >50%, thường kèm cả sùi – loét sùi. Tổn thương giống 1 vết loét
dạ dày nhưng có đặc điểm:
Bờ nham nhở, có những cục nhỏ, mật độ chắc, bao quanh ổ loét – miệng núi lửa. ổ loét thoải
hình lòng chảo. Đáy dày, cứng, bề măt lùi sùi, bần, hôi thối, dễ chảy máu.
(1) – Ung thư loét hóa (u lớn – trung tâm hoại tử), bờ, thành, nền ổ loét đều là UT.
(2) – Loét ung thư hóa (1 phần ổ loét là ung thư).
Ung thư thể xâm nhập (thâm nhiễm):
Ung thư xâm nhập và loét, di căn rất sớm.
Ung thư xâm nhập lan tỏa (xơ đét).

Câu hỏi 27: Tuyến tụy ngoại tiết KHÔNG tiết enzym nào dưới đây:
a. Amylase
b. Chymotrypsinogen
c. Aminopeptidase
d. Carboxypolypeptidase

Aminopeptidase là enzyme tiêu hóa của dịch ruột.

Câu hỏi 28: Trong tổn thương loét dạ dày, lúc này trên Seri phim xquang ổ đọng thuốc sẽ thể
hiện dạng hình ảnh ảnh nào sau đây:
a. Ổ đọng thuốc cố định về kích thước, vị trí
b. Ổ đọng thuốc cố định về kích thước, hình thể, vị trí
c. Ổ đọng thuốc cố định về hình thể, số lượng
d. Ổ đọng thuốc cố định về vị trí, kích thước, số lượng và hình thể
Câu hỏi 29: Yếu tố nào dưới đây làm tăng bài tiết gastrin:
a. Tăng cholecystokinin trong máu.
b. Do tăng nồng độ secretin trong máu.
c. Sự căng của dạ dày do thức ăn.
d. Acid trong lòng dạ dày.

10
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

CCK và Secretin kích thích mật và tụy tiết HCO3- và enzym tiêu hóa.
Sự căng của dạ dày  KT đám rối thần kinh địa phương  tiết hormon địa phương.

Câu hỏi 30: Trên hình ảnh vi thể thấy vết loét tròn, giới hạn rõ, nếp nhăn niêm mạc quanh vết
loét bình thường, vùng rìa và đáy ổ loét còn mềm mại gặp trong loại ổ loét nào sau đây:
a. Loét mạn đợt cấp.
b. Loét cấp.
c. Loét mạn.
d. Loét sẹo.
Câu hỏi 31. Kháng thể từ sữa mẹ có thể được hấp thu vào cơ thể trẻ qua cơ chế nào
a. VCTC
b. khếch tán có gia tốc
c. Ẩm bào @
d. thực bào

Ở trẻ em, một số protein chưa được tiêu hoá cũng có thể được hấp thu vào máu theo cơ chế ẩm
bào. Ví dụ, các protein kháng thể từ sữa non của mẹ có thể được hấp thu vào máu tạo ra miễn
dịch thụ động giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Do trẻ em có thể hấp thu các phân tử
protein chưa được tiêu hoá, các protein kháng nguyên vào hệ thống tuần hoàn sẽ kích thích tạo
kháng thể và phản ứng kháng nguyên - kháng thể có thể gây các triệu chứng dị ứng. Dị ứng với
thức ăn sẽ mất dần khi trẻ lớn lên.

Câu hỏi 32. Dẫn suất của Prostaglandin có tác dụng trong điều trị loét dạ dày tá tràng theo cơ
chế nào
a. đối kháng vs prostaglandin nên làm giảmm acid dạ dày
b. đối kháng với aceticholin nên làm giảm acid dạ dày
c. KT sản xuất nhầy + NaHCO3 tác dụng BV niêm mạc dạ dày@
d. Diệt VK helico bacteria polori nên có td phối hợp điều trị.

11
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

Gastric mucosal defense mechanism

Câu hỏi 33. biểu mô ruột có loại tb nào dưới đây


a. TB mâm khía, hình đài, ưa base
b. chỉ có TB mâm khía
c. TB mâm khía, hình đài, panet@
d. chỉ có tb hình đài
Câu hỏi 34. thuốc kháng histamin H2 ở dạ dày là thuốc ức chế cạnh tranh vs histamin ở receptor
H2 ở loại tb nào dưới đây?
a, TB G vùng đáy dạ dày
B. TB biểu mô phủ vùng đáy dạ dày
c. TB chính vùng đáy dạ dày
d. TB thành vùng đáy dạ đày@

TB thành = TB viền = Parietal cell

Câu hỏi 35. tăng tiết dịch tụy có thể do nguyên nhân nào sau đây?
a. ức chế dây TK X.
b. viêm tụy cấp@

12
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. viêm ống tụy


d. kháng thể kháng TB beta tụy.

Câu hỏi 36. Đặc điểm nào dưới đây là sự khác biệt giữa viêm tụy cấp và viêm tụy mạn?
a. CK huyết tương tăng trong VTC thường ko tăng VTM.
b. Albumin tăng trong VTC không tăng VTM.
c. Creatinin huyết tương.
d. Amylase tăng trong viêm tụy cấp không tăng trong viêm tụy mạn.@
Câu hỏi 37. Bệnh nhân nam, 50 tuổi, nhập viện vì đau bụng vùng thượng vị, đau liên tục, dữ dội,
đau lan ra sau lưng, kèm nôn 5 lần ra thức ăn, sau nôn không giảm đau. Đau sau bữa nhậu có
uống nhiều rượu. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tụy cấp. Cơ chế gây tăng glucose huyết
tương ở bệnh nhân này:
a. tăng tính thấm thành mạch thoát dịch
b. tăng hấp thu từ ruột
c. tăng hoại tử TB beta @
d. tăng hấp thu từ ruột và ổ bụng
Câu hỏi: Cơ chế gây tiêu chảy:
tăng tiết dịch, tăng co bóp, giảm hấp thu@
Câu hỏi 38. chất nào dưới đây tham gia điều hòa bài tiết enzyme tụy
a. histamin
a. gastrin
c. Cholescytokinins (CCK)
d. Secretin@
Câu hỏi 39. cơ chế nào sau đây gây viêm loét dd tá tràng do HP
a. ức chế tiết NaHCO3
b. KT tiết adrenalin
c. KT gây tiết acid@
d. giảm tiết Plostaglandin.
Câu hỏi 40. ĐM Mạc treo tràng trên nối vs ĐM thân tạng ở:
a. các ĐM tá tụy@

13
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

b. ĐM đại tràng phải


c. Nhán ĐM hỗng tràng đầu tiên
d. ĐM đại tràng giữa
Câu hỏi 41. Nguyên nhân gây nhiễm sán lá gan
a. ăn ốc chưa nấu chín
b. ăn rau quả tươi ko sạch
c. ăn cá gỏi@
d. ăn thịt bò tái
Câu hỏi 42. XN nào có giá trị để chẩn đoán VTC trong trường hợp amylase huyết tương bình
thường?
a. Amylase dịch ổ bụng
b. peptit hoat hoá trypsinogen
c. lipasse dịch ổ bụng
d. Độ thanh lọc Amylase/Creatinin@
Câu hỏi 43. BN 17t thường xuyên có dấu hiệu đau vùng thượng vị vào khoảng giữa các bữa ăn
 đến BV khám và bsi kết luận ko có bệnh lý đường tiêu hóa và giải thích đây là hiện tương BT
ở dạ dày tuổi thanh niên hay cho biết lí do phù hợp nhất làm xuất hiện dấu hiệu đã nêu ở BN này
a. giảm hđ co bóp và tăng bài tiết dịch vị cơ sở
b. tăng hđ co bóp và bài tiết dịch vị cơ sở. @
c. giảm bài tiết hđ co bóp và tăng dịch vị tâm lí
d. tăng hđ co bóp và bài tiết dịch vị tâm lí.
Câu hỏi 44. Biến chứng nguy hiểm nhất trong viêm tụy cấp
a. rối loạn tiêu hoá nặng gây chướng bụng.
b. mất máu cấp và nhiễm toan.
c. hoạt tử tụy và chảy máu nặng. @
d. nhiễm trùng và nhiễm độc.
Nguy cơ tử xong ở BN viêm tụy cấp tăng cao nếu có biến chứng chảy máu nặng trên nền tổ chức
hoại tử.
Câu hỏi 45: Bệnh nhân H bị loét dạ dày do H Pylori 10 năm nay. Lần tái khám gần đây nhất kết
quả xét nghiệm giải phẫu bệnh có biểu hiện viêm teo dạ dày mạn tính, theo dõi ung thư dạ dày.
dấu ấn ung thư nào có giá trị nhất trong chẩn đoán ung thư dạ dày:

14
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

a. CA 125
b. CEA
c. CA 19-9
d. CA 72-4@
Câu hỏi 46. Nguyên nhân nào được cho là nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng?
a. kí sinh trùng
b. vius
c. vi khuẩn@
d. nấm
Câu hỏi 6. Hậu quả nguy hiểm nhất gặp trong tiêu chảy cấp:
a. Giảm khối lượng tuần hoàn
b. Rối loạn hấp thu
c. Chướng bụng
d. Nhiễm toan
Câu hỏi 7. Yếu tố làm tăng vận động ruột:
a. Trạng thái buồn rầu
b. Kích thích giao cảm
c. Kích thích phó giao cảm
d. Tăng bài tiết gastrin
Câu hỏi 8. Polyp tăng sản có đặc điểm nào sau đây về mặt vi thể:
a. Tuyến quá sản và có vùng nhỏ loạn sản
b. Tuyến quá sản và giãn rộng
c. Tuyến quá sản và có cấu trúc giống tuyến bình thường
d. Tuyến quá sản và teo nhỏ
Câu hỏi 9. Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?
a. Sử dụng kháng sinh dài ngày
b. Viêm ruột
c. Hội chứng ruột kích thích
d. Sử dụng thuốc nhận tràng

15
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

Câu hỏi 10. Người bị bệnh lỵ amip khi:


a. Ăn phải bào nang, thành ruột bị tổn thương.
b. Ăn phải thể hoạt động ăn hồng cầu, thành ruột không bị tổn thương
c. Ăn phải bào nang, thành ruột không bị tổn thương
d. Ăn phải thể hoạt động không ăn hồng cầu, thành ruột bị tổn thương
Câu hỏi 1. Nguyên nhân gây thay đổi nồng độ kali ở bệnh nhân tiêu chảy cấp có mất nước:
a. Tăng quá trình bài tiết qua đường tiêu hóa
b. Giảm quá trình bài tiết qua đường tiêu hóa
c. Giảm hấp thu qua đường tiêu hóa
d. Tăng hấp thu qua đường tiêu hóa
Câu hỏi 2. Tại sao bề mặt hấp thu của ruột non tăng lên rất nhiều lần (1000 lần):
a. Có nếp gấp nhung mao, vi nhung mao
b. Có sóng nhu động mạnh đi từ dạ dày dọc theo toàn bộ chiều dài của ruột
c. Cấu trúc ruột non rất dài
d. Tạo nên những làn sóng co bóp lan dọc theo ruột
Câu hỏi 3. Hậu quả có thể gặp khi mất nước do tiêu chảy cấp là:
a. Rối loạn hấp thu
b. Thiểu niệu, vô niệu
c. Sốt
d. Thiếu máu
Câu hỏi 4. Theo phân khu ổ bụng, đại tràng xuống nằm ở vùng nào:
a. Hạ sườn phải
b. Mạn sườn trái
c. Hố chậu trái
d. Hạ sườn trái
Câu hỏi 5. Bệnh nhân nam 47 tuổi, nội soi đại tràng thấy có 01 polyp, động vào dễ chảy máu.
Chỉ định xét nghiệm giải phẫu bệnh cần làm trên bệnh nhân này là:
a. Không làm gì
b. Bấm sinh thiết sau đó làm mô bệnh học.

16
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. Tế bào học
d. Mổ cắt polyp sau đó làm mô bệnh học

CLS LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG


1. Loại dịch tiêu hóa nào dưới đây có pH thấp nhất
a. Dịch tụy
b. Dịch vị @
c. Dịch mật
d. Dịch ruột
2. Chuẩn đoán loát hành tá tràng khi có hình ảnh
a. ổ đọng thuốc cản quang ổ hành tá tràng@
b. hành tá tràng ngấm thuốc không đều
c. niêm mạc hành tá tràng thô
d. hành tá tràng biến dạng
3. vai trò của chất nhầy mucin ở dạ dày
a. hoạt hóa pepsinogen
b. bảo vệ niêm mạc dạ dày@
c. tiêu diệt các vi khuẩn có trong thức ăn
d. cần cho sự hấp thu vitamin B12
4. nguyên nhân hàng đầu gây loát dạ dày tá tràng đã được công nhận hiện nay:
a. vi khuẩn HP@
b. thuốc kháng viêm
c. rượu
d. yếu tố di truyền
5. dấu ấn sinh học được sử dụng để sàng lọc ung thư dạ dày
a. CEA; AFP; CA 19-9
b. CA 72-4; CEA; CA 19-9@
c. CA72-4; CEA; CA12-5
d. CA72-4; AFP; CA12-5

17
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

6. Với căn nguyên do HP không dùng kháng sinh nào sau đây
a. Amoxicillin
b. Metronidazol
c. Clarithromycin
d. Penicillin@
7. Yếu tố nào sau đây không có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày chống HCl;
a. Sự tưới máu phong phú lớp dưới niêm mạc
b. Sự tái sinh nhanh lớp tế bào biêu mô
c. Histamin@
d. Prostaglandin
8. HP được phân lập chủ yếu từ loại bệnh phẩm nào sau đây:
a. Mảnh sinh thiết ở ổ viêm@
b. Chất nôn
c. Phân
d. Niêm dịch vùng hang vị
9. Vi khuẩn HP sống chủ yếu ở đâu
a. Lớp dưới niêm mạc
b. Lớp cơ dạ dày
c. Lớp tế bào biểu mô lợp niêm mạc
d. Lớp chất nhầy phủ niêm mạc dạ dày@
10. Nguyên nhân gây vô toan và thiếu máu ở bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày;
a. Giảm bài tiết HCl
b. Giảm bài tiết pepsin
c. Giảm bài tiết yếu tố nội@
d. Giảm bài tiết chất nhầy
11. Nguyên nhân nào sau đây gây giảm tiết dịch dạ dày
a. Hội chứng Zollinger – Ellison
b. Viêm teo niêm mạc dạ dày@
c. Nhiễm HP

18
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

d. Stress
12. Tác nhân chính gây loét dạ dày tá tràng
a. HCL@
b. Pepsinogen
c. Pepsin
d. Histamin
13. Bệnh lý gây thay đổi nồng độ pepsinogen I
a. Viêm dạ dày mạn tính
b. Loét dạ dày
c. Viêm trợt dạ dày cấp tính
d. Viêm teo niêm mạc dạ dày@
14. Về mặt vi thể đáy ỏ loét dạ dày mạn tính hoạt động gồm có mấy lớp
a. 3
b. 6
c. 4@
d. 5
15. Đối chiếu lên thành bụng tạng nào dưới đây thuộc vùng thượng vị
a. Gan phải
b. Dạ dày@
c. Lách
d. Thận
16. Yếu tố nào sau đây không có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày chống acid HCl
a. Prostaglandin
b. Histamin@
c. Sự tái sinh nhanh lớp tế bào biểu mô
d. Sự tưới máu phong phú lớp dưới niêm mạc
17. Yếu tố bảo vệ có vai trò quan trọng nhất ngăn chặn sự xâm nhập của yếu tố hủy hoại tại dạ
dày
a. Sự tưới máu phong phú

19
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

b. Tế bào biểu mô
c. Lớp chất nhầy@
d. Prostaglandin
18. Bệnh nhân có chỉ định làm nội soi dạ dày trong trường hợp nào sau đây
a. Bỏng do uống acid
b. Tầm soát phát hiện sớm ung thư dạ dày thực quản@
c. Mắc chứng bệnh tâm thần không phối hợp
d. Suy tim thiếu máu cơ tim nhồi máu cơ tim mới
19. Hormon nào không điều hòa bài tiết ở dạ dày
a. Histamin
b. Gastrin
c. Adrenalin
d. Somatostain@
20. Omeprazol ức chế không hồi phục bơm proton tại dạ dày do
a. Thuốc từ máu đến tế bào thành chuyển thành sufenamid để gắn với nhóm SH của H+/K+
ATPase theo liên kết Van- der- Waals
b. Thuốc từ máu đến tế bào thành chuyển thành sufenamid để gắn với nhóm SH của H+/K+
ATPase theo liên kết hydro
c. Thuốc từ máu đến tế bào thành chuyển thành sufenamid để gắn với nhóm SH của H+/K+
ATPase theo liên kết ion
d. Thuốc từ máu đến tế bào thành chuyển thành sufenamid để gắn với nhóm SH của H+/K+
ATPase theo liên kết cộng hóa trị@
CLS TIÊU CHẢY CẤP
1. Vitamin nào dưới đây được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột
a. Vitamin D
b. Vitamin A
c. Vitamin C
d. Vitamin B
2. Đoạn đại tràng nòa dưới đây là đoạn cố định
a. Đại tràng ngang

20
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

b. Manh tràng
c. Đại tràng sigma
d. Đại tràng lên
3. Đặc điểm nào sau đây không phải chức năng chính của hệ tiêu hóa
a. Vận động cơ học
b. Tiết hormon từ tuyến nội tiết
c. Bài tiết dịch
d. Tiết hormon địa phương
4. Yếu tố làm tăng vận động ruột
a. Trạng thái buồn nôn
b. Tăng bài tiết gastri
c. Kích thích giao cảm
d. Kích thích phó giao cảm
5. Bệnh nhân nam 47 tuổi, nội soi đại tràng thấy có 1 polyp, động vào dễ chảy máu. Chỉ định
xét nghiệm giải phẫu bệnh càn làm trên bệnh nhân này là gì
a. Tế bào học
b. Mổ cắt polyp sau đó làm mô bệnh học
c. Không làm gì
d. Bấm sinh thiết sau đó làm mô bệnh học
6. Vị trí nào dưới đây có mật độ vi khuẩn thường trú đường ruột cao nhất
a. Thực quản
b. Dạ dày
c. Ruột non
d. Ruột già
7. Thể hoạt động của amip lỵ (Entamoeba Histolytica) có đặc điểm
a. Gây vết loét ở đại tràng
b. Gây vết loét ở tá tràng
c. Ký sinh ở ruột non
d. Sống hội sinh không gây bệnh

21
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

8. Nhiễm amip lỵ là do
a. Ăn thức ăn chưa chín
b. Ăn phải thể magna
c. Ăn phải thể minuta
d. Ăn phải bào nang amip
9. Tại sao bề mặt hấp thu của ruột non tăng lên rất nhiều lần (1000 lần)
a. Cấu trúc ruột non rất dài
b. Có nếp gấp nhưng mao và vi nhung mao
c. Có sóng nhu động mạnh đi từ dạ dày dọc theo toàn bộ chiều dài của ruột
d. Tạo nên những làn sóng co bóp lan dọc theo ruột
10. Đoạn nào của ống tiêu hóa không có enzyme tiêu hóa được lipid
a. Ruột già, dạ dày
b. Ruột non, ruột già
c. Miệng, ruột già
d. Dạ dày, miệng
11. Hậu quả của tiêu chảy mạn tính
a. Nhiễm toan
b. Rối loạn hấp thu
c. Rối loạn chuyển hóa
d. Mất nước
12. Yếu tố làm tăng vận động ruột
a. Kích thích phó giao cảm
b. Kích thích giao cảm
c. Trạng thái buồn rầu
d. Tăng bài tiết gastrin
13. Vị trí nào dưới đây có mật độ hệ vi khuẩn thường trú cao nhất
a. Ruột già
b. Thực quản
c. Ruột non

22
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

d. Dạ dày
14. Các đặc điểm nào dưới đay làm cho smecta có khả năng gắn với protein củ niêm mạc ruột
a. Trọng lượng phân tử cao, cấu trức phiến diện, tính chất đàn hồi
b. Trọng lượng phân tử cao, cấu trức phiến mỏng, tính chất dẻo dai
c. Trọng lượng phân tử thấp, cấu trức phiến mỏng, tính chất dẻo dai
d. Trọng lượng phân tử thấp, cấu trức phiến dày, tính chất đàn hồi
15. Hậu quả nguy hiểm nhất trong tiêu chảy cấp
a. Chướng bụng
b. Rối loạn hấp thụ
c. Giảm khối lượng tuần hoàn
d. Nhiễm toan
16. Đặc điểm nào sau đây không phải chức năng chính của hệ tiêu hóa
a. Bài tiết dịch
b. Tiết hormon địa phương
c. Vận động cơ học
d. Tiết hormon nội tiết
17. Đặc điểm sinh sản của amip lỵ nào sau đây đúng
a. Sinh sản vô giới, phân chia không theo trục đo đạc
b. Sinh sản vô giới, chia đôi cơ thể theo chiều ngang
c. Sinh sản vô giới, chia đôi cơ thể theo chiều dọc
d. Sinh sản vô giới, hình thức phân liệt
18. Cơ chế nào sau đây gây tiêu chảy
a. Giảm co bóp, giảm tiết dịch
b. Giảm hấp thu, giảm tiết dịch
c. Tăng co bóp, giảm tiết dịch
d. Tăng tiết dịch, tăng co bóp
19. Oresol có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy do cơ chế nào?
a. Bicarbonat (hoặc citrat) có trong oresol điề chỉnh lại tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa
b. Glucose có trong oresol được hấp thu tích cực ở ruột, kéo theo hấp thu Na+, K+, nước

23
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. Lập lại thăng bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột


d. Làm chậm sự chuyển vận trong đại tràng
20. Đoạn nào dưới đây của ống tiêu hóa có khả năng hấp thu nước nhiều nhất
a. Dạ dày
b. Thực quản
c. Ruột non
d. Ruột già

CLS VIÊM TỤY CẤP


1. Yếu tố nào hoạt hóa trypsinogen
a. Bicarbonat do tế bào ống bài xuất
b. Chymotrypsinogen và bicarbonat
c. Enterokinase của ruột non bài tiết
d. Amylase và lipase do tế bào ngoại tiết bải tiết.
2. Tại sao bệnh nhân viêm tụy cấp cần nhịn ăn trong những ngày đầu tiên
a. Để tụy đc nghỉ ngơi, giảm tiết dịch
b. Để các enzym hoạt hóa tụy trở lại dàng tiền enzym
c. Làm giảm sản xuất các cytokin do tụy tiết ra
d. Để giảm tưới máu đến tụy từ đó giảm viêm tụy
3. Các yếu tố nào dưới đây không hoạt hóa trypsinogen
a. pH= 7.9
b. Trypsin
c. Pepsin
d. enterokinase
4. hình ảnh điển hình của nang giả tụy trên siêu âm
a. khối rỗng âm giới hạn bởi vỏ giả
b. dãn ống tụy
c. có ổ dịch trong phúc mạc
d. có hơi trong tụy

24
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

5. enzym nào dưới đây không phải do tụy ngoại tiết bài tiết
a. NaHCO3
b. Amylase
c. Men sữa
d. Carboxypolypeptidase
6. Yếu tố nào hoạt hóa procacbopeptidase
a. Bicacbonat
b. Trypsin
c. Enterokinase
d. Chymotrypsin
7. Tế bào nào của tụy bài tiết insulin
a. Tế bào PP
b. Tế bào D
c. Tế bào A
d. Tế bào B
8. Yếu tố nào dưới đây được coi như viêm tụy cấp
a. Amylase>1000 U/L
b. Lipase >38U/L
c. Glucose > 10 mmol/L
d. ACR ≤ 31
9. Vị trí tổn thương nào trong viêm tụy cấp thường hiếm gặp trên hình ảnh siêu âm
a. Khoang quanh thận trước trái và cạnh sau thận
b. Khoang quanh thận trước phải và cạnh sau thận
c. Phía sau khoang mạc nối
d. Mặt trước tụy phía sau của thành sau ổ bụng
10. Tác dụng nào dưới đây là cua enzym cacboxylipeptidase
a. Thủy phân protid thành aa
b. Thủy phân liên kết 1-4  glucozid
c. Thủy phân protid thành proteose và pepton

25
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

d. Thủy phân polipeptid thành acid amin.


11. Phần nào của tá tràng hoàn toàn dính chạt vào đầu tụy
a. Cả khúc IV
b. Cả khúc II
c. Cả khúc III
d. Cả khúc I
12. Hình ảnh siêu âm tụy bình thường có thể gặp trong trường hợp nào
a. Viêm tụy cấp thể khu trú
b. Viêm tụy mạn tính
c. Viêm tụy cấp tính thể hoại tử
d. Viêm tụy cấp tính thể phù
13. Hình ảnh nào trên siêu ấm hướng tới chẩn đoán nguyên nhân xơ gan do rượu
a. Gan nhiễm mỡ
b. Vôi hóa tụy
c. Gan tăng áp lực tĩnh mạch của
d. Cả 3 ý trên
14. Các nguyên nhân viêm tụy cấp
a. Sỏi tiết niệu
b. Sỏi mật và rượu
c. Sỏi mật và tiết niệu
d. Rượu
15. Điện giải nào có giá trị tiên lượng của bệnh nhân viêm tụy cấp
a. Kali
b. Calci TP
c. Clo
d. natri
16. nhóm các enzym nào dưới đay là enzym tiêu hóa lipid của dịch tụy
a. trypsin và lipase
b. trypsin và phospholipase

26
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. phospholipase và lipase
d. lipase và amylase
17. ống mật chủ và ống tụy chính đổ vào tá tràng ở vị trí nào
a. nhú tá lớn ở bờ ngoài khúc II tá tràng
b. nhú tá lớn ở bờ trong khúc II tá tràng
c. nhú tá bé ở bờ trong khúc II tá tràng
d. nhú tá bé ở bờ ngoài khúc Ii tá tràng
18. nhóm các enzym nào dưới đây là enzym tiêu hóa glucid của dịch tụy
a. trypsin, amylase
b. maltase, phospholipase
c. lipase, amylase
d. maltase, amylase
19. tại sao bệnh nhân viêm tụy cấp lại đau dữ dội
a. Do chuyển hóa thiếu oxy sinh ra nhiều acid lactic gây đau.
b. Các enzym tụy bị kích hoạt gây tổn thương tụy kích thích lên tận cùng thân kinh tụy
c. Do viêm phù nề chèn ép tụy gây đau.
d. Do tăng tiết acid HCl dạ dày.
20. Enzym nào dưới đây hoạt động trong môi trường Ph kiềm
a. Men sữa
b. Pepsin
c. Lipase dịch vị
d. trypsin
21. nhóm các enzym nào dưới đây là enzym tiêu hóa protein cảu dịch tụy
a. lipase, chymotrypsin
b. trypsin, amylase
c. trysin, chymotrysin
d. trypsin, lipase
22. môi trường ph nào dưới đây là tối ưu để trypsin hoạt động

27
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

PH tối ưu của Trypsin hoạt đọng là 7.9


(môi trường pH kiềm)

CLS XƠ GAN
1. chu kỳ sán lá gan nhỏ thuộc chu kì nào
a. chu kì cần vật chủ trung gian
b. chu kì thực hiện hoàn toàn ở ngoại cảnh
c. chu kì thực hiện hoàn toàn trên vật chủ
d. chu kì đơn giản
2. biểu hiện lâm sàng của vàng da tại gan
a. Nước tiểu không có sắc tố mật
b. Bilirubin tự do tăng trong máu
c. Bilirubin liên hợp tăng trong máu
d. Phân trắng như phân cò
3. Nhận định nào dưới đây là đúng
a. Ure là chất không độc đối với cơ thể
b. NH3 được tổng hợp thành ure tại não
c. NH3 là chất không độc đối với cơ thể
d. Ure là chất không độc đối với cơ thể
4. Cuống gan bao gồm những thành phân nào dưới đấy
a. Động mạch gan, ống mật chủ, tính mạch gan
b. ống gan, ống mật chủ, tĩnh mạch cửa
c. động mạch gan, tĩnh mạch gánh, ống mật chủ
d. động mạch gan, tĩnh mạch gánh, ống mật chủ
5. hình ảnh xơ gan giai đoạn sớm
a. Bờ gan không đều
b. Teo gan phải

28
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

c. Nhìn thấy rõ mạch máu ngoại vi


d. Gan to toàn bộ
6. Giai đoạn đầu xơ gan thấy hình ảnh nào dưới đây về mặt đại thể
a. Gan to, hạt đầu đanh
b. Gan to, mật độ gan chắc
c. Gan teo, hạt đầu đanh
d. Gan teo, mật độ gan chắc.
7. Cơ chế chính của phù và báng nước trong xơ gan
a. Tăng áp lực thẩm thấu
b. Tăng tính thấm thành mạch
c. Giảm áp lực keo huyết tương
d. ứ trệ tuần hoàn bạch huyết
8. Albumin huyết tương có giá trị để đánh giá chức năng nào của gan
a. Tổng hợp
b. Chuyển hóa thuốc
c. Khử độc
d. Bài tiết
9. Những vitamin nào được dữ trữ ở gan
a. Vitamin A, K, B12.
b. Vitamin A, D, B12.
c. vitamin D, K, B1.
d. vitamin A, K, B1.

Tất cả các VTM A, D, K, B1, B12 đều dự trữ ở gan.


Trong đó VTM A được dự trữ lớn nhất.

10. vật chủ trung gian thứ 2 trong chu kì của sán lá gan nhỏ
a. Cá chép
b. ốc Melania
c. tôm, cua

29
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

d. ốc bithinia
11. nồng độ bilirubin TP () ít nhất ở mứ nào dưới đây có biểu hiện vàng da
a. 34,2 -> 51.3@
b. 8.5 -> 17.1
c. 17.1 -> 34.2
d. 51.3 -> 68.4
12. Phân chia theo đường mạch mật gan được chia làm mấy phân thùy
a. 5
b. 8
c. 7
d. 4
13. Loại vitamin nào không tan trong mỡ
a. Vitamin C
b. Vitamin D
c. Vitamin E
d. Vitamin K
14. Nguyên nhân nào dưới đây gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa là
a. Sốt rét
b. Xơ hóa gan
c. Sỏi mật
d. Giun chui ống mật
15. Sắc tố mật có tác dụng nào dưới đây
a. Hấp thu vitamin E
b. Tiêu hóa lipid
c. Làm phân có màu vàng
d. Hấp thu acid béo
16. Tĩnh mạch cửa được cấu tạo bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên hợp với tĩnh mạch nào dưới
đây
a. Tĩnh mạch gan

30
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

b. Tĩnh mạch tỳ - mạc treo tràng


c. Tĩnh mạch lách
d. Tĩnh mạch mạc trèo tràng dưới
17. Chẩn đoán xác định bệnh viêm gan virus A dựa vào
a. Xét nghiệm AST, ALT tăng cao
b. Tìm được kháng thể đặc hiệu với HAV@
c. Triệu chứng lâm sàng của viêm gan
d. Xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu tăng
18. Quá trình hấp thu vitamin nào dưới đây không cần tham gia của muối mật
a. Vitamin D
b. Vitamin K
c. Vitamin A
d. Vitamin B1
19. Chất nào dưới đây có vai trò giúp lipid hấp thu từ ruột vào máu
a. Muối mật
b. Acid mật
c. Sắc tố mật
d. Cholesterol
20. Vai trò quan trọng nhất của muối mật
a. Tăng nhu động ruột
b. Đào thải các chất độc
c. Trung hòa dịch vị
d. Nhũ tương hóa lipid
21. Đặc điểm nào sau đây có ở bệnh nhân vàng da do nguyên nhân sau gan
a. Bilirubin TD tăng trong máu
b. Bilirubin LH tăng trong máu
c. Bilirubin LH bình thường
d. Bilirubin TD và LH bình thường
22. Biến chứng có thể gặp của Clonorchis sinensis

31
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

a. Xơ hóa túi mật


b. Gây viêm, tắc ống mật
c. Xơ gan
d. Gan to
23. Vitamin nào tham gia vào quá trình biến đổi procursor (prothrombin) ở gan
a. D
b. E
c. K
d. A
24. Vi thể xơ gan thấy các tế bào gan tái tạo. Anh chị hãy cho biết tế bào gan tạo có đặc điểm
nào sau đây
a. 2 nhân
b. Nhân quái
c. Nhân tăng sắc
d. Nhân chia
25. Sự biến đổi huyết thanh trong viêm gan virus B mạn tính là
a. HBsAg trên 6 tháng, HBcAg (+), IgM antiHBc (+)
b. HBsAg trên 6 tháng, HBcAg (+), IgG antiHBe (+)
c. HBsAg trên 6 tháng, HBeAg (+), IgG antiHBc (+)
d. HBsAg trên 6 tháng, HBeAg (+), IgG antiHBe (+)
26. Cytochrom P450 là gì
a. Là enzyme tham gia chuyển hóa thuốc, các chất ngoại sinh và NH3
b. Là enzyme tham giâ chuyển hóa thuốc, các chất ngoại sinh và bilirubin tự do
c. Là enzyme tham gia chuyển hóa, các chất ngoại sinh và một số chất nội sinh
d. Là enzyme tham gia chuyển hóa thuốc, chất ngoại sinh và H2O2
27. Nhóm các chất xét nghiệm đánh giá chức năng gan
a. AST, ALT
b. Albumin, prothrombin
c. NH3, điện giải đồ

32
DIGESTIVE SYSTEM MODULE – TEST BANK QUESTION – [READ ONLY]

d. GGT, bilirubin TP
28. Vàng da do virus cấp thuộc phân loại nào dưới đây
a. Tắc mật
b. Tăng bilirubin bẩm sinh
c. Tại gan
d. Tan huyết
29. Nhận định nào sau đây là đúng
a. Tăng bilirubin TD khi 80% bilirubin TP là bilTD
b. Tăng bil LH khi 80% bil Tp là bil LH
c. Tăng bil TD khi 50% bil TP là bil TD
d. Tăng bil LH khi 50% bil TP là bil TD
30. Hiên tượng phân bạc màu trong trường hợp vàng da nào dưới đây
a. Tan huyết
b. Tắc mật
c. Tại gan
d. Tăng bilirubin bẩm sinh.
-------- THE END -------

33

You might also like