You are on page 1of 77

CHƯƠNG 15

THUỐC TÁC DỤNG LÊN HỆ TIÊU HÓA

Tiêu chảy Táo bón


Loét dạ dày tá tràng

ThS.Ds. Nguyễn Thị Cần


Tel: 0979674434
Email: pharmacistcannguyen@gmail.com
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu 1: Slide bài
giảng.
2. Tài liệu 2: Tiêu chảy
NỘI DUNG

1. Thuốc điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng

2. Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy

3. Thuốc điều trị bệnh táo bón


I – THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG

1. Đại cương về bệnh loét dạ dày – tá tràng


2. Đại cương các nhóm thuốc điều trị bệnh
loét dạ dày tá tràng
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố gây loét ( HCl,
pepsin, HP…) và yếu tố bảo vệ tại chỗ niêm mạc dạ dày ( chất
nhầy, bicarbonat, prostaglandin…)
Nguyên nhân
ĐẠI CƯƠNG CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
1. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH LÝ VÀ DƯỢC LÝ CỦA BÀI TIẾT
DỊCH VỊ VÀ CÁC VỊ TRÍ TÁC DỤNG CỦA THUỐC:
Các loại tế bào ở dạ dày:
§ Tế bào nhầy -> Tiết ra chất nhầy và bicarbonat, lớp nhầy này có pH
trung tính và chức năng bao phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày để bảo vệ
dạ dày.
§ Tế bào thành ( nằm dưới tế bào nhầy) -> tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn,
ở trên TB thành có 1 loại bơm proton ( Có tác dụng bơm H+ vào dịch vị
để tạo thành acid HCl, có độ pH 1,5 – 2)
§ Tế bào chính -> Sản xuất ra pepsinogen và lipase giúp phân giải protein
và tiêu hóa chất béo.
§ Tế bào G -> tiết ra hormon gastrin để kích thích dạ dày tiết dịch
vị và gây sự co bóp ở dạ dày.
§ Tế bào D -> tiết ra somatostatin.
§ Tế bào ECL -> giữ và giải phóng histamin gần giống với các tế
bào mast.
Mối liên hệ giữa các tế bào này trong sự tiết acid và bảo vệ niêm
mạc dạ dày:
§ Đầu tiên, tế bào ECL ( giống TB mast có chức năng tiết ra
histamin) chứa R cholin M3 và thụ thể đặc hiệu tiếp nhận gastrin
có tên là CCKB receptor
§ Tiếp theo là tế bào G có chức năng sản xuất ra các hormon gastrin,
các hormon gastrin này sẽ được đưa vào máu và vận chuyển tới
các TB có gắn thụ thể đặc hiệu CCKB receptor.
§ Tế bào thành: Sự tiết acid của tế bào này phải nhận sự tác động
kích thích của 3 loại thụ thể đặc hiệu:
- M3 receptor
- R Histamin H2
- CCKB receptor
Ngoài ra , TB thành còn chứa 1 thụ thể đặc hiệu của PG là EP3 receptor
( còn có mặt trên TB nhầy có thụ thể muscarinic)
§ Cuối cùng là TB D có tác dụng tiết ra somatostatin. Đây là 1 peptid có
chức năng bảo vệ dạ dày.
-> Hoạt động của TB trên bị ảnh hưởng bởi nhiều sự hoạt động của hệ TK
thông qua các chất TGHH.
Hệ cholinergic:
Sau khi ăn các chất dẫn truyền acetylcholin sẽ được truyền từ não tới
các TB hạch TK thông qua dây X ( dây TK phế vị). Ngoài ra, thức ăn còn
kích thích TB G tiết ra gastrin. Sau khi truyền tới các TB hạch thần kinh thì ở
trên TB này có các thụ thể muscarinic và nicotinic. Sau khi tiếp nhận sự kích
thích của acetylcholin. Chúng sẽ tiếp tục dẫn truyền và gây ra một số tác
động sau:
§ Đầu tiên, sự kích thích TB G, các TB hạch thần kinh sẽ truyền tới TB G
một loại peptid kích thích giải phóng gastrin ( GRP).
§ Thứ hai, đó là các TBHTK sẽ dẫn truyền acetylcholin tới thụ thể
muscarinic nằm trên TB nhầy tiết ra chất nhầy và ion carbonat
nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày.

§ Tác động tiếp theo đó là các TBHTK sẽ dẫn truyền acetylcholin


tới M3 receptor nằm trên TB thành, sau khi bị kích thích thì chúng
sẽ truyền tin nhờ ion Canxi và inositol triphosphat IP3 từ đó kích
thích bài tiết dịch vị thông quan bơm proton H+/K+ - ATPase.
Trên TB ECL có chứa M3 receptor. Khi acetylcholin được truyền
tới TB này thì M3 receptor sẽ bị kích thích, kích thích này sẽ gián
tiếp làm giải phóng histamin từ TB ECL, sau khi được giải phóng sẽ
gắn vào R histamin H2. Sau khi bị kích hoạt thì receptor này sẽ
truyền tín hiệu tới bơm proton thông qua AMP vòng. Bơm H+/K+ -
ATPase sẽ trao đổi, khi ion K+ đi vào thì sẽ có 1 ion H+ đi ra, ion
H+ này sẽ kết hợp với ion clorua để tạo thành HCl ( chính là acid
dịch vị).
§ Sự tác động của gastrin tới R CCKB, chúng sẽ làm kích thích giải
phóng các histamin từ TB ECL và kích thích bơm proton ở TB thành
nhờ sự truyền tín hiệu của ion Ca và IP3.

§ Ngoài cơ chế bảo vệ thông qua TB nhầy thì dạ dày còn được bảo vệ
thông qua PGE2 ( được TH từ phospholipid màng TB), sau khi được
tổng hợp thì PGE2 sẽ gắn vào thụ thể EP3 R nằm trên TB thành và TB
nhầy. Tại TB thành thì chúng sẽ ức chế sự truyền tin thông qua AMP
vòng. Từ đó dẫn tới ức chế bơm proton. Trong khi đó ở TB nhầy chúng
lại kích thích tiết ion bicarbonat làm tăng bảo vệ dạ dày.
§ Khi sử dụng thuốc NSAID và corticoid, chúng sẽ gián tiếp làm
ức chế sự TH PGE2 từ đó làm mất đi tác dụng sinh lý bảo vệ dd
của PGE2. Ngoài ra PGE2 còn có tác động ức chế giải phóng
trực tiếp gastrin ở tế bào G.
§ Một cơ chế bảo vệ khác đó là somatostatin từ TB D, chất này có
tác dụng ức chế giải phóng histamin từ TB ECL và gián tiếp ức
chế bơm proton thông qua việc ức chế AMP vòng.
CÁC THUỐC LÀM GIẢM CÁC THUỐC BẢO VỆ NIÊM
ACID DỊCH VỊ MẠC DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
1. Thuốc trung hòa acid dịch vị 1. Sucralfat
2. Thuốc ức chế bơm proton 2. Misoprostol
( PPI)
3. Thuốc kháng histamin H2 3. Bismuth
4. Thuốc cạnh tranh K+
NHÓM 1: THUỐC KHÁNG ACID ( ANTACID)

§ Thường sử dụng: Nhôm hydroxyd ( Aluminium hydroxyd): Al


(OH)3 , Magiê hydroxyd ( Magnesium hydroxyd): Mg(OH)2.

§ Là những chất có khả năng trung hòa acid hydrocloric đã được


bài tiết vào dạ dày để pH dịch dạ dày tăng lên làm mất hoạt tính
của pepsin.
NHÓM 2: THUỐC ỨC CHẾ TIẾT ACID DỊCH VỊ

§ Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol,


Rabeprazol.
Thuốc có tác dụng gắn và
làm bất hoạt H+/K+ -
ATPase. Đây là nhóm có
hiệu lực kháng tiết acid
dạ dày tốt nhất do chúng
tác động trên chốt chặng
cuối cùng của quá trình
tiết acid, do cơ chế TD
trên nên hiện nay nhóm
thuốc này bị lạm dụng rất
nhiều trên lâm sàng.
- Liều dùng 1 lần/ngày: cho phần lớn các chỉ định.
- Liều dùng 2 lần/ngày: Phác đồ diệt trừ H.pylori cùng với KS,
hội chứng Zollinger – Ellison hay phòng ngừa tái phát xuất huyết
tiêu hóa ở bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng có biến chứng.
§ Thuốc ức chế thụ thể H2: Cimetidin, Ranitidin, Nizatidin,
Famotidin.

Thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin và không


cho histamin gắn vào thụ thể histamin H2 ở TB thành dạ dày dẫn tới
giảm tiết dịch vị. Thuốc có ưu điểm là an toàn hơn nhóm PPI và có
thể đung cho PN có thai. Tuy nhiên, hiệu lực kháng acid kém do
chúng không thể ức chế 2 con đường còn lại.
NHÓM 3 : KHÁNG SINH
Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, Tetracyclin …
Vi khuẩn HP có khả năng phân hủy ure trong dạ

dày và trong quá trình phân hủy ure sẽ tạo ra

NH3 và các độc chất gây tăng tiết acid bằng cách

kích thích giải phóng gastrin và phá hủy sự bảo

vệ dạ dày bằng cách ức chế somatostatin do đó

việc tiêu diệt VK HP cũng là ưu tiên đầu tay.


NHÓM 4 : NHÓM TĂNG CƯỜNG YẾU TỐ BẢO VỆ

§ Bao vết loét: Sucralfat, Smecta, muối Bismuth ...


§ Kích thích bài tiết chất nhầy: Prostaglandin, muối Bismuth ...
Thuốc có tác dụng bảo vệ ổ loét bằng cách tạo ra một phức hợp với

chất như albumin hay fibrinogen tại dịch ổ loét làm thành hàng rào

ngăn cản tác dụng của acid, pepsin và muối mật. Thuốc có thể làm

giảm hấp thu các thuốc khác uống cách xa nhau ít nhất 2h.
NHÓM 5: THUỐC CHỐNG CO THẮT DẠ DÀY – RUỘT
NHÓM 6 : THUỐC MISOPROSTOL

Có cấu trúc tương tự như PGE2 do đó thuốc được thường được SD kết
hợp với NSAID hay corticoid để điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ
dày. CCĐ: PN có thai.
MỘT SỐ VẤN KIẾN THỨC BỔ SUNG
1. Cập nhật chẩn đoán và điều trị Helicobacter pylori
2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý thuốc PPI trong thực hành lâm sàng.
3. Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày và thực
quản.
Cập nhật chẩn đoán và điều
trị Helicobacter pylori
Guideline

Helicobacter pylori Infection is formally


recognised as an infectious disease, an entity
that is now included in the International
Classification of Diseases 11th Revision.
Thử nghiệm không xâm lấn:
§ Ig huyết thanh
§ Kháng nguyên trong phân
§ Thử nghiệm thở Urea - Độ nhạy 95%, độ đặc hiệu > 95%, chi phí
cao, ưu điểm: giá trị tiên đoán âm và dương cao. Tốt để kiểm tra
trước và sau điều trị. Lưu ý: Cần ngừng PPI, bismuth và kháng
sinh trước khi thực hiện.
Thử nghiệm xâm lấn:
§ Mô học
§ Nuôi cấy
§ Thử nghiệm urea nhanh: Độ nhạy, độ đặc hiệu cao, chi phí thấp,
ưu điểm: Nhanh và chính xác đối với BN ko sử dụng PPI, phụ
thuộc người thực hiện.
Khuyến cáo 1: Nên làm test
đánh giá nhạy cảm kháng sinh
( xét nghiệm phân tử hoặc
nuôi cấy) trước khi sử dụng
phác đồ đầu tiên. Tuy nhiên
điều kiện ở Việt Nam không
cho phép làm thường quy trên
thực hành lâm sàng.

Khuyến cáo 2: Nếu không


làm xét nghiệm đánh giá nhạy
cảm kháng sinh, phác đồ đầu
tiên nên lựa chọn là phác đồ 4
thuốc chứa bismuth ở vùng có
tỷ lệ kháng clarithromycin cao
như ở Việt Nam
2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý
thuốc PPI trong thực hành lâm
sàng.
3. Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày và thực
quản.
II – THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY
1. Đại cương về bệnh tiêu chảy
2. Đại cương các nhóm thuốc điều trị bệnh
tiêu chảy
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TIÊU CHẢY

Tiêu chảy là tình trạng tăng


số lần đại tiện, tăng thể tích
phân, gây mất nước và chất
điện giải.
ĐẠI CƯƠNG CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH
TIÊU CHẢY
1. Hidrasec ( Racecadotril)
2. So sánh Loperamid và Racecadotril
3. Kháng sinh điều trị tiêu chảy
III – THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TÁO BÓN
1. Đại cương về bệnh táo bón
2. Đại cương các nhóm thuốc điều trị bệnh
táo bón
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TÁO BÓN

Táo bón là tình trạng giảm số


lần đại tiện (dưới 3 lần/tuần),
phân cứng, giảm số lượng
phân hay cảm giác tống phân
không hoàn toàn
ĐẠI CƯƠNG CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH
TÁO BÓN

1. Thuốc nhuận tràng tạo khối


2. Thuốc nhuận tràng kích thích
3. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
4. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
5. Thuốc nhuận tràng làm trơn
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ THUỐC TIÊU HÓA

You might also like