You are on page 1of 8

MỘT SỐ NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

I. Chất ức chế bơm proton: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole và


Rabeprazole

Quá trình sản xuất acid: Axit dạ dày được tiết ra từ tế bào thành khi được kích thích bởi dây
thần kinh phế vị, histamine và gastrin.

- Ach là chất hóa học trung gian của dây X và hệ thần kinh ruột. Khi những dây thần kinh
này bị kích thích chúng sẽ giải phóng Ach. Chất hóa học này sẽ đến gắn thụ thể M3 trên
tế bào thành dạ dày khởi động quá trình tiết acid.
- Gastrin được tiết ra bởi các tế bào G thuộc tuyến môn vị dạ dày. Gastrin có thể kích thích
trực tiếp khi gắn với thụ thể CCK-B, hoặc cũng có thể đi đến các tế bào ECL (qua đường
máu) để kích thích tế bào này tổng hợp và tiết ra histamin. Sau đó Histamin đến gắn tại
thụ thể H2 khởi động cho quá trình tiết H+. Histamine và gastrin là những chất điều hòa
kích thích cho giai đoạn đầu tiên của quá trình tiết axit từ tế bào thành.

Trong tế bào thành dạ dày CO2 và H2O phản ứng dưới sự xúc tác của enzym anhydrase
cacbonic, để tạo thành bicacbonat (HCO3 -) và H+. Sau đó H+ được bơm vào lòng dạ dày nhờ
H+ -K+ -ATPase. Cl- cũng được tiết ra từ tế bào thành vào lòng ống theo cơ chế khuếch tán
thụ động. H+, Cl - và nước kết hợp trong lòng ống để tạo thành dung dịch axit clohydric
(HCl).

Chỉ định: Nhóm thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong trường hợp hợp Loét dạ dày và
trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Cơ chế hoạt động. Thuốc ức chế bơm proton ức chế bơm proton (H + -K + –ATPase) của tế
bào thành trong dạ dày, do đó ức chế bài tiết axit dạ dày (HCl) vào lòng dạ dày. Thuốc gắn bất
thuận nghịch với bơm proton ngăn chặn bơm H + -K + -ATPase trên tế bào thành dạ dày.

Câu hỏi 1: Nếu sử dụng thuốc chẹn thụ thể H2 (vd cimetidine) liệu còn tồn tại nguy cơ bị loét dạ
dày nữa không?

Gợi ý: Histamin không phải chất trung gian hóa học duy nhất kích thích dạ dày tiết acid. Vẫn
còn nhiều cơ chế khác giúp hoạt động tiết acid diễn ra do đó vẫn cơ loét dạ dày khi đã sử dụng
thuốc chẹn thụ thể H2.

Câu hỏi 2: Omeprazole tuy có thời gian bán thải ngắn (khoảng 40 phút), nhưng tác dụng ức chế
bài tiết acid lại kéo dài nên có thể dùng mỗi ngày chỉ 1 lần.

Gợi ý: Lý do Omeprazole gắn bất thuận nghịch với bơm proton và dẫn đến phá hủy hoàn toàn
bơm proton đó. Để điều hòa lại cơ thể phải tổng hợp 1 bơm proton mới và thời gian để tổng hợp
được 1bơm proton là khoảng 36h. Đây chính là lý do vì sao thời gian bán thải ngắn nhưng chỉ
dùng 1 lần/ ngày.
Câu hỏi 3: Dưới đây là cơ chế phân tử của omeprazole

3.0: Omeprazole có phải là tiền thuốc không?

Gợi ý: Có vì vào trong cơ thể omeprazole được chuyển hóa để thành dạng có hoạt tính.

3.1: Nên uống omeprazole trước bữa ăn hay sau ăn, vì sao ?

Nên uống trước ăn do tốc độ tháo rỗng dạ dày khi đói nhanh hơn . Thuốc sớm đến được ruột
non là vị trí hấp thu tối ưu => Giúp tỉ lệ thuốc vào được tuần hoàn chung cũng như tỉ lệ thuốc
được phân bố đến cơ quan đích(tế bào thành) nhiều hơn => Nâng cao hiệu quả điều trị.

3.2: Esomeprazol là đồng phân S của omeprazol được Astra Zeneca đưa ra thị trường năm 2001
với giá cao hơn omeprazol 6 lần. Dựa vào cơ chế tác dụng hãy cho biết esomeprazol có thực sự
tốt hơn omeprazol hay không?

Gợi ý: không vì sau khi chuyển hóa thành dạng hoạt hóa thì trên cấu trúc của dạng hoạt hóa này
không còn trung tâm bất đối. Do đó dù sử dụng Omeprazole hay Esomeprazol thì cuối cùng sau
khi được chuyển hóa chũng cũng cho cùng một cấu trúc của dạng hoạt hóa . Nên về mặt cơ chế
Esomeprazole không cho thấy ưu điểm nào so với Omeprazole.

3.3: Vì sao omeprazole nên bào chế dạng viên bao ???

Gợi ý: Do Omeprazole được hoạt hóa khi tiếp xúc với môi trường acid vì vậy nếu sử dụng dạng
viên nén không bao thì khi xuống đến dạ dày một phần omeprazole sẽ bị chuyển hóa thành dạng
có hoạt tính mang điện tích dương dẫn đến khi xuống đến ruột non chúng không được hấp thu
để vào máu (do không vượt qua được thành tế bào niêm mạc ruột) => Tác dụng giảm . Việc sử
dụng viên bao sẽ hạn chế sự hoạt hóa sớm tại dạ dày và cải thiện sinh khả dụng của thuốc.

II.Thuốc kháng axit dạ dày: antaxit (Mg(OH)2,Al(OH)3) ; NaHCO3, CaCO3


- Thuốc kháng acid không toàn thân những hợp chất không được hấp thu vào hệ tuần
hoàn. Nhóm anion của chúng trung hòa các ion H+ trong axit dịch vị và giải phóng cation sau
đó của chúng kết hợp với HCO3 - từ tuyến tụy để tạo thành hợp chất không tan được bài tiết qua
phân. Do đó các thuốc thuộc nhóm này không có tác dụng phụ gây nhiễm kiềm chuyển hóa.

- Thuốc kháng acid toàn thân: được hấp thu vào hệ tuần hoàn. Chúng có một nhóm cation
không tạo hợp chất kết tủa với HCO3 – từ tuyến tụy. Do đó, HCO 3 - có thể được tái hấp thụ dẫn
đến nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hóa.

Cơ chế tác dụng: Thuốc kháng axit dạ dày trung hòa một phần axit dịch vị và ức chế hoạt
động của pepsin (một enzym phân giải protein) cả trực tiếp và gián tiếp (bằng cách tăng pH), do
đó bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để duy trì sự tăng pH trong dạ dày thì các thuốc này phải được
dùng thường xuyên.

Nhóm thuốc này được dử dụng: Loét dạ dày; Axit khó tiêu; Hyperchlorhydria (HCl dư thừa
trong dạ dày)

Canxi cacbonat: tác dụng phụ

- Muối Ca2+ có vị phấn khó chịu, kết tủa trong đường tiêu hóa gây táo bón. Sự trung hòa nhanh
của axit dịch vị cũng có thể gây ra chứng ợ hơi (dạng khí CO2). Mặt khác nếu sử dụng thường
xuyên kéo dài thì CO2 sinh ra có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid. Do đó chỉ nên sử dụng
trong trường hợp đau cấp.

- Tăng calci huyết có thể xảy ra khi sử dụng kéo dài nếu uống một lượng lớn sữa và các sản
phẩm từ sữa (“hội chứng kiềm sữa”).
Magie Hydroxit

Các tác dụng

- Muối Mg2+ vừa đóng vai trò là thuốc kháng axit vừa là chất nhuận tràng.

- Tác dụng nhuận tràng bị giảm bớt khi dùng đồng thời với canxi cacbonat hoặc nhôm hydroxit;
cả hai đều có xu hướng sinh ra táo bón.

Nhôm hydroxit

Cơ chế tác dụng. Muối nhôm lưu lại lâu trong dạ dày và phản ứng từ từ với axit trong dạ dày để
tạo thành nhôm clorua. Nhôm hydroxit có thể ức chế hoạt động của pepsin và kích thích tiết
chất nhầy dạ dày.

Tác dụng phụ:

- Táo bón

- Nhuyễn xương (bằng cách cản trở sự hấp thụ PO43– ) (giảm nồng độ PO43- => không cố định
được Canxi trong tổ chức xương => nhuyễn xương)

- Giảm hấp thu một số loại thuốc (ví dụ: tetracycline và các kháng sinh khác)

Lưu ý: Bởi vì một số thuốc kháng axit có tác dụng gây táo bón và một số thuốc khác có tác
dụng nhuận tràng, hỗn hợp các muối này được kết hợp trong các chế phẩm không kê đơn và kê
đơn để loại bỏ và do đó tránh được những tác dụng không mong muốn này.

Maalox là một biệt dược kết hợp bởi hai thành phần chính là Al(OH) 3 và Mg(OH)2 vừa khắc
phục được nhược điểm gây táo bón và nhuyên xương của Al(OH) 3 ( do giảm thời gian lưu) vừa
hạn chế được nhược điểm nhuận tràng của Mg(OH)2

Thuốc kháng axit toàn thân

Natri Bicacbonat

Phản ứng phụ. Natri bicacbonat (NaHCO3) là một chất hòa tan cao, nhanh chóng trung hòa
axit, tạo ra nhiều CO2 và gây ra chứng ợ hơi. Chướng bụng nặng do khí CO2 có thể nguy hiểm
nếu bị loét dạ dày có thể thủng.

Câu hỏi 4: Cho biết cơ sở phối hợp các hoạt chất CaCO3; Al(OH)3; Mg(OH)2

Gợi ý: CaCO3 trung hòa nhanh nhưng gây táo bón; Al(OH)3 trung hòa từ từ và gây táo bón.
Mg(OH)2 có tác dụng nhuận tràng giúp khắc phục nhược điểm của hai thành phần kia. Mặt khác
sự kết hợp này giúp làm giảm lượng CaCO3 so với dùng đơn độc => hạn chế tác dụng phụ ợ hơi
Câu hỏi 5: Tại sao NaHCO3 chỉ nên sử dụng trong cơn đau dạ dày cấp mà không nên sử dụng
để điều trị lâu dài viêm loét dạ dày.

Gợi ý: Do khi sử dụng lâu dài CO2 quay trở lại kích thích làm tăng tiết acid

3. Chất kháng thụ thể histamine (H2): Cimetidine, Ranitidine, Famotidine và Nizatidine.

Cơ chế tác dụng. Các chất đối kháng thụ thể H2 cạnh tranh liên kết với Histamin trên thụ thể
H2 của tế bào thành. Dẫn đến ức chế sự kích thích tiết axit dạ dày.

Chỉ định: Phòng và điều trị loét dạ dày, tá tràng.

- Phòng và điều trị chứng ợ nóng, ăn khó tiêu do tăng acid dạ dày.

- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh tăng tiết acid.

Hội chứng Zollinger – Ellison là một tình trạng do u tuyến tụy tiết gastrin dẫn đến nhiều vết loét
trong dạ dày và tá tràng. Những vết loét này thường kháng thuốc và đi kèm với tiêu chảy và
tăng tiết mỡ (cũng như tất cả các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thông thường, ví dụ như
nóng rát khó chịu ở bụng, đau tim, buồn nôn và nôn, và sụt cân).

- Điều trị bệnh hồi lưu dạ dày, thực quản.

Câu hỏi 6: Hãy so sánh sự khác biệt về thời gian của famotidine và cimetidine và giải thích.

4. Chất bảo vệ niêm mạc


Sucralfate được cho là có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét tá tràng bằng cách
hình thành một hàng rào bảo vệ phủ trên nền vết loét. Nó cùng với dịch tiết protein tạo thành
một phức hợp dính tại vị trí vết loét. Nó cũng được cho là có thể bảo vệ vết loét khỏi tác động
pepsin. Sucralfate không được hấp thu và không ức chế tiết axit cũng như không trung hòa axit.

Sucralfat chứa nhiều cặn nhôm hydroxit. Sucralfate dưới ảnh hưởng của pH axit dạ dày dạ dày,
các gốc R trong phân tử sẽ tách nhóm 1 nhóm OH và tạo thành những nhóm chức tích điện trái
dấu. Khi đó sẽ dẫn đến việc hình thành liên kết giữa các phân tử succralfat tạo thành một mạng
lưới có thể chất sệt và có thể dính phủ trên các vết loét. Lớp phủ này có tác dụng bảo vệ nó khỏi
axit và pepsin, giúp vết loét mau lành hơn.

Bismuth Subsalicylate

Bismuth subsalicylate (C7H5BiO4 ) được tìm thấy trong các chế phẩm không kê đơn như Pepto-
Bismol ™, là huyền phù của bitmut hóa trị ba và salicylate trong đất sét magie nhôm silicat.

Cơ chế:

Chỉ định: Loét dạ dày


Tác dụng phụ. Có thể bị táo bón.

Câu hỏi 7: Có nên phối hợp antacid với các thuốc bao vết loét để điều trị loét dạ dày hay
không?

Gợi ý: Không vì các antacid có tác dụng trung hòa acid => làm tăng pH dạ dày => Không hoạt
hóa được sulcralfat => không hình thành được màng bao .

Câu hỏi 8: Nhóm thuốc bao vết loét (sulcrafat) Cần uống thuốc vào lúc trước khi ăn 1 giờ và lúc
đi ngủ. Giải thích lý do ?

Gợi ý: Uống trước ăn để thuốc kịp bao vết loét trước khi thức ăn vào. Uống lúc đi ngủ do acid
ban đêm tiết ra nhiều hơn ban ngày.

Misoprostol: Misoprostol là một dẫn xuất của prostaglandin, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết
chất nhầy bảo vệ khỏi các tế bào biểu mô trong dạ dày và ức chế tiết acid dịch vị cho các tế bào
thành dạ dày

Sử dụng: Ợ nóng, Bệnh tiêu chảy, Nó được xử dụng kết hợp trong các phác đồ Helicobacter
pylori

You might also like