You are on page 1of 5

TRẮC NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

Câu 1: Tính hiệu suất của phản ứng tạo thành etyl acetat từ 8,5ml acid acetic (d = 1,048 g/cm3)
và 8ml alcol etylic (d = 0,8 g/cm3), biết Vsf là 7ml (d = 0,9 g/cm3)
A. 57,78% B. 48,22%
C. 54,15% D. 51,45%
Câu 2: Tính hiệu suất phản ứng tạo thành Acetanilid từ 5,5 ml anilin (d=1,02g/cm3), 7,5ml
anhydrid acetic (d=1,082 g/cm3), biết khối lượng sản phẩm là 3,00g
A. 36,84% B. 27,93%
C. 38,63% D. 29,37%
Câu 3: Const thông dụng để đánh giá độ tinh khiết:
A. Nhiệt độ nóng chảy B. Tỷ trọng
C. Chỉ số khúc xạ D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Dùng phương pháp nào để khai mào sự kết tinh trong trường hợp có sự chậm kết tinh.
A. Bỏ vào dung dịch một vài tinh thể muối ăn
B. Khuấy mạnh dung dịch trong cốc
C. Thêm một ít dung môi để giảm sức căng bề mặt
D. Dùng đũa cạ vào thành cốc
Câu 5: Cho biết cách phá bỏ hiện tượng nhũ hóa trong quá trình chiết
A. Thổi một luồng không khí ẩm qua phễu chiết
B. Bão hòa dung dịch trong phễu bằng muối ăn
C. Thêm nước vào dung dịch đem chiết
D. Cho một vài tinh thể vào dung dịch để tạo mầm kết tinh
Câu 6: Phản ứng tạo Iodoform từ ancol etylic có hiện tượng
A. NaI vàng B. CH3I đỏ
C. CH3I vàng D. NaI đỏ
Câu 7: Trong PTN người ta thường dùng dụng cụ nào để chiết
A. Bình lắng gạn B. Bình lỏng
C. Phễu chiết D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Giai đoạn tinh chế Acetanilid thô bằng than hoạt tính
A. Lấy erlren ra khỏi bếp cho than từ từ vào đến khi dung dịch đen tuyền, hấp phụ tạp chất.
B. Lấy erlren ra khỏi bếp cho than từ từ vào đến khi dung dịch đen tuyền, hấp phụ màu.
C. Cho than từ từ vào đến khi đen tuyền lúc dung dịch vừa sôi trên bếp, hấp phụ tạp.
D. Cho than hoạt tính vào lúc dung dịch đang sôi, hấp phụ màu.
Câu 9: Chất nhận biết được nước sinh ra trong thí nghiệm tìm C và H được sử dụng là:
A. Na2SO4 B. CuSO4
C. P2O5 D. Tất cả đáp án đều đúng.
Câu 10: Dụng cụ cần thiết cho chưng cất thường
A. Bình Wurtz B. Sinh hàn bầu
C. Bình cầu đáy tròn D. Erlen
Câu 11: Acetanilid sau khi tinh chế sẽ có màu gì: Không màu, dạng mảng, vị đắng, nhiệt độ sôi
113 – 114oC
A. Trắng B. Vàng óng ánh
C. Không màu D. Hồng nhạt
Câu 12: Nhiệt độ nóng chảy của chất khảo sát trong bài thực hành mà anh chị đã tiến hành thí
nghiệm :
A. 117oC B. Khoảng 130oC
C. Khoảng 122oC D. Khoảng 110oC
Câu 13: Công thức của acetanilid
A. C6H5-CONHCH3 B. C6H5-NHCOCH3
C. C6H5-NHCONH3 D. C6H5CONH2CH3
Câu 14: Khi điều chế acetanilid, sau khi đun hồi lưu để thực hiện phản ứng rồi đổ hỗn hợp còn
nóng vào cốc có mỏ chứa sẵn nước và nước đá, tại sao phải đổ từ từ và khuấy đều hỗn hợp nóng
A. Tránh đóng cục Acetanilid thô B. Loại bỏ cặn bã
C. Kết tinh hoàn toàn Acetanilid D. Loại bỏ Anhydrid acetic dư
Câu 15: Chọn dụng cụ thích hợp để sử dụng trong quá trình chưng cất tinh khiết CH3COOC2H5
A. Sinh hàn thẳng, bình cầu, co nối, nồi nhôm, nhiệt kế, bếp điện, ống dẫn nước
B. Sinh hàn thẳng, bình wurtz, co nối, nồi nhôm, bình cầu, bếp điện, erlen, ống dẫn nước.
C. Sinh hàn thẳng, bình cầu, co nối, nồi nhôm, nhiệt kế, bếp điện, erlen, ống dẫn nước.
D. Sinh hàn thẳng, bình wurtz, co nối, nồi nhôm, nhiệt kế, bếp điện, erlen, ống dẫn nước.
Câu 16: Thăng hoa là gì
A. Biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
B. Biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi.
C. Biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi.
D. Biến đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
Câu 17: Bình Wurtz là
A. Bình cầu đáy bằng B. Bình lắng gạn
C. Bình cầu để đun hồi lưu D. Bình cầu chưng cất có nhánh ngang.
Câu 18: Chất khảo sát để xác định N là Ure, cho biết CTCT của ure
A. (NH4)2CO B. (NH2)2COCH3
C. (NH2)2CO D. (NH4)2SO4
Câu 19: Với cùng một lượng dung môi xác định trong quá trình chiết, muốn có hiệu quả cao thì
A. Chiết một lần. B. Tùy vào mỗi trường hợp.
C. Chiết càng nhiều càng tốt. D. Chiết nhiều lần
Câu 20: Sau khi tổng hợp chất hữu cơ dạng lỏng, muốn làm khan chất hữu cơ dạng lỏng đó thì
dùng phương pháp nào thích hợp.
A. Để khô tại nhiệt độ phòng B. Dùng bình hút ẩm
C. Dùng muối tạo dạng hydrat hóa D. Tủ sấy
Câu 21: Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho thuốc thử Fehling vào ống nghiệm HCHO.
A. HCOOH, Cu2O B. C6H5COCH3, Cu2O
C. C6H5COOH, Cu2O D. HCOOH, CuO
Câu 22: Vai trò của CaCl2 30% khi cho vào trong giai đoạn tinh chế atyl acetat:
A. Loại bỏ etanol còn dư. B. Loại bỏ ethanol dư và acid sulfuric dư.
C. Loại bỏ nước. D. Loại bỏ acid acetic dư và acid sulfuric.
Câu 23: Cho biết cách điều chế Tollens
A. Cho từng giọt NH3 đậm đặc vào 1ml dd AgNO3 5% tới khi tủa hiện ra rồi hòa tan sau đó bằng
cho thêm NaOH 0,1N
B. Cho từng giọt NH3 đậm đặc vào 1ml dung dịch AgNO3 5% khi tủa trắng tan hoàn toàn
C. Lấy 2ml dung dịch Fehling A và 2ml dung dịch Fehling B trộn đều
D. Cho từng giọt NH3 10% vào 1ml dung dịch Cu(NO3)2 5% tới khi kết tủa trắng hiện ra rồi hòa
tan hoàn toàn.
Câu 24: Khi một chất rắn A phân tán vào lỏng B, A chỉ hòa tan lượng nhỏ trong B nhưng A hòa
tan tốt trong lỏng C và chất lỏng C không hòa tan trong B. Ta sử dụng phương pháp nào để tách
A ra khỏi B.
A. Phương pháp chiết B. Phương pháp cô đặc
C. Phương pháp lọc D. Phương pháp chứng cất
Câu 25: Thuốc thử Tollens dùng để phân biệt
A. Nhóm Carbonyl và Ancol B. Aldehyd và ceton có nhóm -COCH3
C. Nhóm Carbonyl và phenol D. Aldehyl và ceton
Câu 26: So với phương pháp kết tinh thì ưu điểm của phương pháp thăng hoa
A. Sản phẩm tinh khiết hơn B. Tinh chế được lượng lớn hơn
C. Thời gian ngắn hơn D. Sản phẩm đẹp mắt hơn
Câu 27: Phương pháp kết tinh thường được dùng các chất ở trạng thái phân bố
A. Rắn – Rắn B. Lỏng – Rắn
C. Rắn – Lỏng D. Lỏng – Lỏng
Câu 28: Hiện tượng xảy ra khi cho thuốc thử Fehling vào ống No chứa ceton
A. Không có hiện tượng gì
B. Dung dịch từ màu xanh đậm chuyển sang không màu
C. Có một lớp kim loại bám trên thành ống nghiệm
D. Xuất hiện kết tủa đỏ gạch lắng xuống ống No
Câu 29: Sinh hàn được sử dụng trong đun hồi lưu
A. Sinh hàn ống bầu B. Sinh hàn thẳng
C. Sinh hàn đĩa D. Sinh hàn xoắn
Câu 30: Nhiệt độ nóng chảy của Acetanilid ở nhiệt độ
A. 114 – 115oC B. 111 – 113oC
C. 115 – 116oC D. 113 – 114oC
Câu 31: Thuốc thử Lucas là
A. dd ZnSO4/HClđđ B. dd ZnCl/HClđđ
C. dd SnCl2/HClđđ D. dd AgNO3/NH3
Câu 32: Dung môi dùng để kết tinh Acetanilid
A. Etanol B. Nước
C. Cloroform D. Hỗn hợp Etanol – Nước
Câu 33: Cho biết hiện tượng khi cho FeCl3 vào dung dịch CH3COONa đun cách thủy
A. Dung dịch có màu vàng nâu B. Dung dịch mất màu vàng
C. Có kết tủa màu nâu đỏ D. Không có hiện tượng gì
Câu 34: Cho biết chất nào sau đây có tính thăng hoa
A. Aspirin B. Andehit acetic
C. Acid benzoic D. Ester etyl acetat
Câu 35: Phương pháp làm khô đối với chất có nhiệt độ nóng chảy cao
A. Sử dụng tủ sấy B. Để khô tự nhiên
C. Sử dụng bình hút ẩm D. A, C đúng

You might also like