You are on page 1of 5

Escherichia Coli

1. Phân loại
- Đại diện điển hình của họ VK đường ruột
- Sống trong ruột già của người và động vật (vùng hồi manh tràng)
- Có 2 nhóm: gây bệnh đường ruột và gây bệnh ngoài đường ruột
- Là tế bào vật chủ đơn giản nhất trong công nghệ chuyển gen
2. Hình thái và kháng nguyên
- E.coli thuộc họ Enterobacteraceae
- Gram âm, hình que, đường kính khoảng 1 micromet, có giáp mô,
phần lớn di động, không sinh bào tử
- Có 4 cấu trúc kháng nguyên: O (KN thân), K (KN bề mặt), H (KN lông),
F (KN tiêm mao, kết dính)
- Yếu tố bám dính và độc tố tạo nên quá trình sinh bệnh của E.coli
3. Nuôi cấy
- Hiếu khí – kị khí tùy nghi
- 37 – 38 độ, pH 7,2 – 7,4
- Mt NA: khuẩn lạc tròn, láng
- Mt EMB: khuẩn lạc màu tím ánh kim hoặc đen
- Mt MacConkey: khuẩn lạc đỏ sậm
4. Đặc tính sinh hóa
- Lên men nhiều loại đường, nhất là Lactose (phân biệt với Salmon)
- IMVC: Indol(+), MR(+), VP(-), Citrate(-)
5. Độc lực
- Các yếu tố kết dính, giáp mô
- Độc tố:
 Ngoại độc tố: enterotoxin (đường ruột); vasotoxin, verotoxin
(thành mạch nhỏ)
 Nội độc tố: Lipopolysaccharide LPS ở thành tế bào
- Nhóm gây bệnh ngoài đường ruột:
 MAEC: E.coli gây viêm màng não
 UPEC: E.coli gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở người
- Nhóm gây bệnh đường ruột:
 ETEC: enterotoxigenic : sinh độc tố chịu nhiệt LT và độc tố không
chịu nhiệt ST gây bệnh tiêu chảy giống tả
 EPEC: enteropathogenic :phá hủy vi nhung mao, tiêu chảy bằng cơ
chế bám và xóa
 VTEC: Verotoxigenic : độc tố tác động trên tế bào vero, gây dung
huyết, gây bệnh thủy thủng
6. Bệnh E.coli trên vật nuôi
a. Trên bò: tiêu chảy bê con
- Tiêu chảy mất nước, shock, phân nhiều, loãng
- Ruột tích dịch vàng và bọt khí, xung huyết hạch màng treo ruột
- Điều trị: kháng sinh, bù nước, vệ sinh chuồng trại
b. Trên heo
- Tiêu chảy trên heo: chủ yếu ở heo con theo mẹ và trong 1 tuần sau cai
sữa, tỉ lệ chết 5% - 100%. Phân rất lỏng, mất nước nghiêm trọng -> chết
- Bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa
 Thường xảy ra trên heo to nhất bầy, ăn khỏe
 Xảy ra nhanh, ít hơn 20% - 30% đàn, tử vong cao
 Tích dịch dưới da trán, phù mí mắt, dịch phù ở thành dạ dày, xung
huyết hạch màng treo ruột
- Hội chứng MMA: viêm tử cung, viêm vú và tắc sữa ở heo nái
c. Trên gia cầm: thường gây bệnh ở thể mãn tính, biểu hiện nhẹ và kéo
dài, tỉ lệ chết thấp
7. Phòng trị bệnh
- Tiêm phòng vaccine
- Cần làm kháng sinh đồ trước khi điều trị
- Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn để phòng tiêu chảy

Salmonella
I. Phân loại:
- Thuộc họ Enterobacteriaceae
- Trực khuẩn, Gram âm, di động, không sinh bào tử
- Hiếu khí – yếm khí tùy nghi
II. Hình thái, cấu trúc kháng nguyên
- Hình gậy ngắn, hai đầu tròn, 0,4 – 0,6 x 1-3 micromet
- Không sinh bào tử và giáp mô, di động mạnh (trừ Salmonella
gallinarum)
- Có 3 loại kháng nguyên
 Kháng nguyên O: nội độc tố LPS, chịu nhiệt
 Kháng nguyên H: protein chịu nhiệt
 Kháng nguyên Vi: cản trở thực bào, ngăn cản hoạt động của bổ
thể, kém chịu nhiệt
III. Nuôi cấy
- Không lên men lactose (phân biệt với E.coli)
- Mt MacConkey: khuẩn lạc không màu
- Mt EMB : khuẩn lạc màu hồng
- Mt BGA : khuẩn lạc màu tím
IV. Phản ứng sinh hóa
- TSI : lên men sinh H2S, tạo sulfur sắt màu đen, bề mặt thạch đỏ, phía
dưới vàng, thạch bị đẩy lên, nứt thạch
- LDC(+), Citrate(+), ONPG(-), Urea(-), VP(-), Indol(-)
V. Các yếu tố độc lực
Salmonella sinh độc tố chính trong việc gây bệnh, độc lực cao, chịu nhiệt
cao, gây tổn thương ruột non, dạ dày, mảng peyer, thượng thận, tim
 RPF : độc tố thẩm xuất nhanh, chịu nhiệt, tăng nhu động ruột, phá
hủy biểu mô, rối loạn cân bằng trao đổi muối, nước và chất điện
giải -> hội chứng tiêu chảy phức tạp và nghiêm trọng
 DPF : độc tố thẩm xuất chậm, không chịu nhiệt, tăng bài xuất nước
và điện giải từ mô bào vào ruột, cản trở hấp thu, thoái hóa tế bào
villi thành ruột -> gây tiêu chảy
VI. Sức đề kháng
- Thích hợp ở 37 độ, pH 7,6
- Chịu nhiệt kém
- Dễ bị phá hủy bởi phenol, chlorin, iodine
- Có nhiều chủng Salmonella đa kháng thuốc
VII. Bệnh do Salmonella trên thú
a. Trên bò:
- Viêm ruột trên bê và tiêu chảy trâu bò. Phân đóng vai trò truyền lây quan
trọng nhất
- Salmonella Dublin (chuyên biệt trên bò) gây bại huyết, các triệu chứng
về tiêu hóa, hô hấp, và mang trùng
- Bê, nghé có nguy cơ cao hơn trâu bò trưởng thành
- Bệnh có tính địa phương, rải rác
b. Trên heo
Heo cai sữa và nuôi vỗ
- Thể bại huyết cấp tính và viêm phổi do Salmonella Choleraesuis : sốt,
suy hô hấp, đỏ da, kém vận động. Da vùng đầu mút tím xanh. Tiêu chảy
nước vàng mùi hôi, gây chết trong 48h
- Thể viêm ruột: viêm ruột cấp : tiêu chảy phân vàng, xuất huyết điểm.
viêm ruột mãn : tiêu chảy nhiều lần, ho, thở khó, tăng trưởng chậm
- Salmonella còn định vị trên phổi, não, hạc bạch huyết gây ho, thở khó,
biểu hiện thần kinh, gầy còm
Heo con theo mẹ: ít xảy ra
Heo nái : triệu chứng thường không rõ nét
c. Trên gà
- Bệnh tiêu chảy phân trắng
- Bệnh phó thương hàn trên gà lớn : mào yếm nhợt nhạt, tiêu chảy phân
xanh, tích dịch xoang bụng
VIII. Phòng trị bệnh
- Vệ sinh chuồng trại
- Tiêm phòng vaccine nhược độc
- Điều trị bằng kháng sinh

 Những đặc điểm của họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae


- Hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện
- Mọc được trong những môi trường dinh dưỡng thông thường
- Không có oxidase
- Sử dụng đường bằng phương thức lên men sinh hơi hoặc không
- Có khả năng khử nitrate thành nitrit
- Có thể di động hoặc không, nếu có thì có lông ở xung quanh thân
- Các trực khuẩn đường ruột đều không hình thành nha bào
 Phân lập chẩn đoán phân biệt giữa E.coli và Salmonella gallinarum
trên gà con
- Lấy mẫu dịch tá tràng, mẫu phân
- Tăng sinh không chọn lọc trong môi trường NA
- Nhuộm Gram, quan sát dưới kính hiển vi:
 Cả 2 đều bắt màu Gram âm
 E.coli: di động, có lông quanh thân; Salmonella gallinarum: không
di động, không có lông quanh thân
- Cấy chuyển vi khuẩn nghi ngờ lên môi trường chuyên biệt để phân biệt
E.coli và Salmonella gallinarum:
 Môi trường MacConkey
 E.coli : khuẩn lạc màu đỏ sậm
 Salmonella : khuẩn lạc không màu
 Môi trường EMB
 E.coli : khuẩn lạc tím ánh kim
 Salmonella : khuẩn lạc đỏ hồng
- Lấy khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường chuyên biệt, thực hiện phản ứng
sinh hóa:
 E.coli: IMVC Indol(+), MR(+), VP(-), Citrate(-) , lactose(+) -> đáp
ứng đầy đủ cách phản ứng trên thì kết luận là E.coli
 Salmonella: IMVC Indol(-), MR(+), VP(-), Citrate(+), LDC(+),
ONPG(-), Urea(-), lactose(-) -> đáp ứng đầy đủ cách phản ứng trên
thì kết luận là Salmonella

You might also like