You are on page 1of 3

SỞ GD ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2020-2021

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: VẬT LÍ. LỚP: 10


Ngày kiểm tra: 3/5/2021
Họ tên thí sinh :……………………… Thời gian làm bài: 45 phút.
SBD:……………….Lớp:…………… Mã đề: 101, có 3 trang 28 câu TN và 04 bài TL.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

A. TRẮC NGHIỆM: (7,00 điểm)


Câu 1: Độ nở khối của vật rắn …………..với ………..và thể tích ban đầu của vật đó.
A. tỉ lệ thuận - độ tăng nhiệt độ. B. tỉ lệ nghịch - độ tăng nhiệt độ.
C. tỉ lệ thuận - nhiệt độ ban đầu. D. tỉ lệ nghịch - nhiệt độ ban đầu.
Câu 2: Động năng của vật……….khi hợp lực tác dụng lên vật sinh công…………
A. không đổi – âm. B. tăng – dương.
C. giảm – dương. D. không đổi – dương.
Câu 3: Khi ném một vật thẳng đứng xuống dưới thì động năng của vật…..và thế năng của vật…….
A. giảm - giảm. B. giảm - tăng. C. tăng - tăng. D. tăng - giảm.
Câu 4: Một máy cơ có công suất là 100 W. Trong 50 s, công mà máy đó sinh ra là
A. 15 kJ. B. 10 kJ. C. 5 kJ. D. 20 kJ.
Câu 5: ....... thuộc vật rắn đơn tinh thể.
A. Vàng. B. Kim cương. C. Sắt. D. Đồng.
Câu 6: Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?
A. Q  U  0. B. Q  U  0. C. Q  A  0. D. Q  A  0.
Câu 7: Một vòng kim loại có bán kính ngoài 60 mm, bán kính trong 59 mm và trọng lượng
6,4.10-2 N. Cho vòng kim loại tiếp xúc với dung dịch xà phòng có suất căng bề mặt là 40.10-3 N/m.
Muốn nâng vòng ra khỏi dung dịch thì phải cần một lực nhỏ nhất là
A. 0,073 N. B. 0,037 N. C. 0,049 N. D. 0,094 N.
Câu 8: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 5 dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt
độ 400 K. Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,5 dm3 và áp suất tăng lên
đến 10 atm . Nhiệt độ của hỗn hợp khí nén là
A. 900 K. B. 200 K. C. 400 K. D. 600 K.
Câu 9: Chọn phát biểu sai khi nói quá trình đẳng tích của một lượng khí xác định?
A. Áp suất của khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
B. Đường đẳng tích trong hệ tọa độ (OVp) là đường thẳng vuông góc trục OV.
C. Áp suất của khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Đường đẳng tích trong hệ tọa độ (OTV) là đường thẳng vuông góc trục OV.
Câu 10: Quá trình ……là quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định trong đó
…..được giữ không đổi.
A. đẳng áp - thể tích. B. đẳng nhiệt - thể tích.
C. đẳng nhiệt- nhiệt độ. D. đẳng áp - nhiệt độ.
Câu 11: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị công?
A. J. B. Wh. C. Nm. D. W.
Câu 12: Trong hệ tọa độ........, đường.............là đường thẳng xiên góc chếch lên và kéo dài qua gốc
tọa độ O.
A. OTV - đẳng áp. B. OTP - đẳng nhiệt.
C. OTV - đẳng nhiệt. D. OTP - đẳng áp.
Câu 13: Bộ phận phát động của động cơ nhiệt nhận nhiệt lượng Q1 từ nguồn nóng và sinh công A thì có
hiệu suất là
Q A A A
A. 1 . B. 1  . C. 1  . D. .
A Q1 Q1 Q1

Trang 1/3 - Mã đề thi 101


Câu 14: Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường g sẽ có thế
năng trọng trường là
A. mgh. B. 2mgh. C. 4mgh. D. 3mgh.
Câu 15: Nội năng của một khối khí lí tưởng
A. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. B. phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
C. chỉ phụ thuộc vào thể tích. D. không phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
Câu 16: Khi nói về thuyết động học phân tử chất khí, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C. Chuyển động của các phân tử càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng thấp.
D. Khi chuyển động các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.
Câu 17: “Xung lượng của lực tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian t bằng
………………… động lượng của chất điểm trong cùng khoảng thời gian đó”.
A. giá trị nhỏ nhất. B. giá trị lớn nhất.
C. độ biến thiên. D. giá trị trung bình.
Câu 18: Một vật khối lượng m có thể tích V0 ở nhiệt độ 00C. Cho biết hệ số nở khối của vật là β.
Khối lượng riêng của vật ở nhiệt độ t0C là
m m
A. D  . B. D  .
V0 1  3t  V0 1  t 
m m
C. D  1  3t  . D. D  1  t  .
V0 V0
Câu 19: Chất rắn đa tinh thể
A. có tính đẳng hướng. B. không có cấu trúc tinh thể.
C. không có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. có tính dị hướng.
Câu 20: Một lượng khí xác định biến đổi đẳng áp từ trạng thái 1 V1;T1  sang trạng thái 2  V2 ;T2  .
Hệ thức đúng là
V V V V V V V V
A. 2 1  2 . B. 1  2 . C. 2 1  2 . D. 1  2 .
T1 T2 T1 T2 T2 T1 T2 T1
Câu 21: Chất rắn vô định hình
A. có tính dị hướng. B. không có có cấu trúc tinh thể.
C. có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. có dạng hình học xác định.
Câu 22: Động năng của một vật là năng lượng mà vật có được do
A. trọng lực tác dụng. B. vật chuyển động.
C. lực đàn hồi tác dụng. D. vật có độ cao.
Câu 23: Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng một vật có được do vật chịu tác dụng của
A. trọng lực. B. lực hướng tâm. C. lực ma sát. D. lực đàn hồi.
Câu 24: Véc tơ động lượng ………….. véc tơ vận tốc.
A. luôn bằng. B. vuông góc. C. cùng hướng. D. ngược hướng.
Câu 25: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là
A. sự nóng chảy. B. sự đông đặc. C. sự bay hơi. D. sự ngưng tụ.
Câu 26: Đơn vị của hệ số căng bề mặt là
A. N/m. B. Nm. C. J/s. D. J.s.
Câu 27: Một thanh sắt có chiều dài là 0 ở nhiệt độ 0 C và có chiều dài ở nhiệt độ t0C. Hệ số nở
0

dài của sắt là


 0  0  0  0
A.   . B.   . C.   . D.   .
0t 0t 3 0t 3 0t
Câu 28: Một lượng khí nhận công 100 J và tỏa nhiệt 50 J ra môi trường. Độ biến thiên nội năng của
lượng khí đó là
A. 150 J. B. 100 J. C. 200 J. D. 50 J.

Trang 2/3 - Mã đề thi 101


B. TỰ LUẬN: (3,00 điểm)
Bài 1: (1,00 điểm) p(atm)
Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái 2
theo quá trình 1-2-3 được biểu diễn trong hệ tọa độ 2 3
(OTp) như hình vẽ. Biết thể tích ở trạng thái 3 là 1
1
V3  15cm3 . T(K)
a. Gọi tên quá trình 1-2 và 2-3. O
b. Xác định nhiệt độ T2 và thể tích V2 ở trạng thái 2. 300 900
Bài 2: (1,00 điểm)
a. Khi nhiệt độ tăng, thể tích các vật rắn thay đổi thế nào? Độ tăng (hay giảm) của thể tích
vật rắn phụ thuộc vào yếu tố nào?
b. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt không lấy ra được. Hãy đề xuất
cách thức lấy nút thủy tinh ra khỏi lọ.
Bài 3: (0,50 điểm)
Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 12 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Tìm
độ cao cực đại mà vật đạt được (so với mặt đất), biết lực cản không khí có độ lớn bằng 0,2 lần trọng
lượng của vật.
Bài 4: (0,50 điểm)
Một lượng khí lí tưởng có áp suất 2.106 Pa, thể tích 0,01 m3, nhiệt độ 300 K được nung nóng
đẳng áp đến nhiệt độ 900 K. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết trong quá trình đun nóng
đẳng áp khí nhận nhiệt lượng 6.104 J từ môi trường ngoài.

----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 101

You might also like