You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1

1. Khái lược về triết học


Theo các nhà sử học và những nhà nghiên cứu triết học, họ đều khẳng định rằng triết học ra đời
gần như đồng thời ở những trung tâm văn hoá lớn của thế giới vào thế kỷ IV trước công nguyên
VD:
 Triết học phương Tây đại diện là Hy Lạp cổ đại
Triết học: Philosophia = Philos + Sophia (Yêu mến + Thông thái) = love of wisdom = yêu
mến sự thông thái
 Triết học phương Đông đại diện là Trung Hoa cổ đại và Ấn Độ cổ đại
- Trung Hoa cổ đại: Triết trong tiếng Hán là tìm được bản chất của vạn vật. Đối với các
nhà triết gia, các nhà tư tưởng thì họ cho rằng cái quan trọng nhất của tư duy nhân
loại, của tri thức con người là tiếp cận được vạn vật, và họ nói rằng chỉ có những nhà
triết gia mới có khả năng làm như vậy.
- Ấn Độ cổ đại: Triết học trong Ấn Độ cổ đại là Darshana, tức là con đường để tiếp cận
chân lý
 Dù ra đời ở phương Đông hay phương Tây, với tên gọi gì đi chăng nữa thì khi nói đến
triết học, ta nói đến tri thức của con người
Định nghĩa triết học: Triết học là một hình thái ý thức – xã hội, là hệ thống tri thức lý luận chung
nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó
 Hình thái ý thức – xã hội: Nghĩa là triết học thuộc lĩnh vực tinh thần của con người
 Hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con
người trong thế giới đó: Nói về đối tượng nghiên cứu và kết cấu của triết học, nó bao
gồm:
- Hệ thống tri thức lý luận
- Đối tượng nghiên cứu: thế giới và con người
 Câu hỏi:
- Chỉ có mỗi triết học mới nghiên cứu về thế giới, con người?
 Tất cả các ngành khoa học khác nhau đều có hệ thống tri thức lý luận riêng của
mình và tất cả các ngành khoa học đều nghiên cứu về thế giới, trong đó có con
người làm trung tâm
 Những ngành khoa học nghiên cứu về vật chất, về thế giới tự nhiên, về con
người tự nhiên, ta xếp chúng vào lĩnh vực khoa học tự nhiên
 Những ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tinh thần của con người, thế giới
xã hội của con người thì ta sẽ xếp chúng vào ngành khoa học xã hội
- Chỉ có mỗi triết học mới có hệ thống tri thức lý luận?
 Không phải vậy
 Quay lại khái niệm: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người. Như vậy, 50% hệ thống tri thức lý luận của triết học nằm ở lĩnh vực khoa
học tự nhiên và 50% còn lại nằm ở lĩnh vực khoa học xã hội
 Sự khác biệt giữa triết học và tất cả các ngành khoa học khác: Nếu tất cả các
ngành khoa học khác có hệ thống tri thức lý luận riêng của mình thì hệ thống tri
thức lý luận của triết học mang chính CHUNG NHẤT. Triết học cũng nghiên cứu
về thế giới, cũng nghiên cứu về vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó,
cũng trả lời cho câu hỏi thế giới này bắt nguồn từ đâu, con người có vị trí và vai
trò như thế nào, nhưng triết học sẽ ở mức độ khái quát nhất, nó sẽ tiếp thu và
lấy toàn bộ kết quả của các ngành khoa học, kể cả tự nhiên và xã hội để đưa vào
trong luận thuyết của mình
 VD: Sinh học nghiên cứu về cấu trúc gen, di truyền, biến dị, v.v.; xã hội học
nghiên cứu về mối quan hệ của các thành viên trong một xã hội; tâm lý học
nghiên cứu về tâm lý, ý thức; chính trị học nghiên cứu về mối quan hệ lợi ích
giữa các giai cấp, các tập đoàn người. Triết học tổ hợp lại tất cả và rút ra kết luận
“bản chất con người là tổng hoà của các mối quan hệ tự nhiên và xã hội”
 Lưu ý: Cụm từ quan trọng nhất trong khái niệm về triết học là từ “chung nhất”. Khi nói
đến triết học là nói đến chung nhất và khi nói đến tính chung nhất là nói đến triết học
2. Nguồn gốc của triết học
Nguồn gốc xã hội:
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của triết học, trong đó quan trọng nhất là
sự phân công lao động xã hội
- Lịch sử loài người đi từ công xã nguyên thuỷ -> chiếm hữu nô lệ -> phong kiến -> tư
bản chủ nghĩa
- Công xã nguyên thuỷ: chưa có giai cấp, chưa có nhà nước, loại người sống thành bầy
người nguyên thuỷ -> thị tộc -> bộ lạc. Trong xã hội này, ban đầu mọi người cùng
làm cùng hưởng, nhưng đến giai đoạn cuối của thời kỳ này, trong xã hội có sự phân
công lao động. Đầu tiên là chuyên môn hoá lao động giản đơn. Có 2 hoạt động để
duy trì sự tồn tại là săn bắt và hái lượm, nhưng sau này phát triển lên thành chăn
nuôi và trồng trọt. Sự chuyên môn hoá xuất hiện, có những gia đình chuyên săn bắt,
có những gia đình chuyên trồng trọt, có những gia đình chuyên chăn nuôi. Đó chính
là nền tảng của sự phân công lao động
- Từ đó dẫn đến sự phân công lao động lớn hơn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó
là sự tách rời giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi
có sự phân chia lao động theo từng gia đình thì đã có những gia đình ăn nên làm ra,
có những gia đình nghèo hơn, ngoài ra cũng có những người có trí tuệ hơn người, họ
có khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá những đặc điểm, vấn đề trong xã hội, từ
sản xuất cho đến đời sống hàng ngày, họ tích luỹ kinh nghiệm và truyền đạt kinh
nghiệm đó cho người khác. Những người khác đó không cần mất thời gian tích luỹ
kinh nghiệm đó mà chỉ cần trả tiền công cho người truyền bá kiến thức, từ đó tạo ra
một bộ phận người không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, họ sử dụng bộ
óc của mình để kiếm sống. Đây là nền tảng của sự tách rời giữa lao động trí óc và lao
động chân tay
 Trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo
- Có những gia đình ăn nên làm ra, có những gia đình nghèo hơn. Sự giao tranh giữa
các bộ tộc, bộ lạc dẫn đến xuất hiện những tù binh, tù binh tha hoá thành người
nghèo. Trong xã hội thời kỳ cuối công xã nguyên thuỷ đã có sự phân hoá giàu nghèo.
Sự phân hoá giàu nghèo là cơ sở cho sự phân tầng giai cấp. Người giàu trở thành giai
cấp thống trị, gọi là chủ nô, người nghèo trở thành giai cấp bị trị, gọi là giai cấp nô lệ.
Đây là 2 giai cấp đầu tiên trong xã hội
- Giai cấp chủ nô, với tư cách là người thống trị, lập ra một bộ máy để chống lại sự
phản kháng của giai cấp bị trị, để chấn áp giai cấp bị trị. Bộ máy đó gọi là nhà nước.
Nhà nước của giai cấp chủ nô cần có một lý luận để dựa vào đó mà cai trị. Đó là cơ
hội cho sự xuất hiện của triết học
Nguồn gốc nhận thức:

Phân chia theo thời gian:


 Triết học Cổ đại
- Bắt đầu từ thế kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên
- 3 đặc điểm của triết học Cổ đại

 Triết học Trung Cổ
 Triết học Phục hưng, Khai sáng
 Triết học Cận đại
 Triết học Hiện đại

You might also like