You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

-------------------------------------

BÀI BÁO CÁO


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI
TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

MÃ HỌC PHẦN : 28301


TÊN HỌC PHẦN : TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
NHÓM : NHÓM 7
THÀNH VIÊN :
1. NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG (84333)
2. ĐỖ THỊ MỸ LINH (83675)
3. VŨ THANH NGÂN (84171)
4. NGUYỄN KHÁNH LINH (83705)
5. HOÀNG DIỆU LINH (83682)
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
------------------------------------------------
Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định
người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một
khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Sau khi ra đời, tiền tệ là công cụ
quan trọng để phát triển nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho lưu thông hàng
hoá và dịch vụ, phát triển kinh tế xã hội. Từ đó đến nay, tiền tệ đã trải qua
những trạng thái cơ bản sau:

1. Hoá tệ
Đây là hình thức sơ khai nhất của tiền tệ và được con người sử dụng trong
một thời gian dài. Hoá tệ là hình thái tiền tệ xuất phát từ hàng hoá, hay nói cách
khác là loại tiền tệ bằng hàng hoá.
Hàng hoá có 2 loại là hàng hoá phi kim loại và hàng hoá kim loại. Do vậy
hoá tệ cũng được chia làm 2 loại là hoá tệ phi kim loại và hoá tệ kim loại.
1.1. Hoá tệ phi kim loại
Hoá tệ phi kim loại là dùng hàng hoá không phải kim loại để làm chức
năng tiền tệ. Đây là hình thái đầu tiền và cổ xưa nhất của tiền tệ. Sản xuất và
trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, sự trao đổi không còn mang tính chất
ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở định giá giản đơn. Trao đổi hàng hoá đã vượt
ra cái khuôn nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một địa phương. Chính
vì vậy sự trao đổi đòi hỏi phải có một hàng hoá có đồng nhất, tiện dụng tạo điều
kiện thuận lợi trong trao đổi.

2
Tuỳ vào từng quốc gia, từng khu vực mà người ta sẽ dùng các hàng hoá
khác nhau để trao đổi. Chẳng hạn: Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò và

cừu. Tây Tạng dùng trà đóng thành bánh. Thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu
1. Vỏ ốc, vỏ sò được dùng làm hoá tệ
Phi dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền. Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng
Lưỡng Hà. Trước Công Nguyên ở Trung Quốc sử dụng lụa và kê để làm tiền.
Khi đóng vai trò là tiền tệ, hoá tệ không kim loại có nhiều bất lợi:
- Tính chất không đồng nhất, chỉ được công nhận ở từng khu vực và
từng địa phương.
- Dễ hư hỏng, khó vận chuyển và bảo quản.
- Khó phân chia nhỏ thành đơn vị.
Chính vì vậy các hoá tệ không kim loại dần được bãi bỏ để thay thế
bằng hoá tệ kim loại
1.2. Hoá tệ kim loại (Kim tệ)
Hoá tệ kim loại (Kim tệ) tức là lấy kim loại như: đồng, vàng, bạc, kẽm,
chì,… để làm tiền tệ. Nói chung kim loại ngày có nhiều ưu điểm nổi bật trong
vai trò làm tiền tệ so với hoá tệ phi kim loại như: phẩm chất, trọng lượng có thể
quy đổi chính xác hơn, thuộc tính bền, gọn,… Mặt khác nó hao mọn chậm hơn,
dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi,… Những đồng tiền bằng kim loại xuất
hiện và thay thế hoá tệ phi kim loại.

3
2. Tiền xu cổ Trung Quốc
Tiền bằng chỉ xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc dưới dạng thỏi dài
có lỗ ở một đầu để xâu thành chuỗi. Các đồng tiền bằng kim loại đã sớm xuất
hiện ở Địa Trung Hải. Tiền ở Anh làm bằng thiết, ở Nga và Thuỵ Sĩ làm bằng
đồng. Trong thời kì 1828 – 1844, khi mà bạch kim mới được phát hiện, người
Nga cho đó là kim loại không sử dụng được nên đem đúc thành tiền.
Trải qua thực tế trao đổi và lưu thông hoá tệ kim loại, dần dần người ta
chỉ dùng hai kim loại quý làm tiền tệ lâu dài là vàng và bạc. Sở dĩ như vậy là do
bản thân bạc và vàng có những thuộc tính đặc biệt mà hàng hoá khác không có
như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất giữ, tính dễ lưu thông.
Trong giai đoạn đầu tiền vàng và bạc được đúc thành thỏi hoặc dạng
nén. Nhưng về sau để tiện cho việc trao đổi thì người ta đúc tiền thành dạng
những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định. Loại tiền này được
gọi là tiền đúc. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, vào khoảng thế kỉ
thứ VII trước Công Nguyên, sau đó dần lan truyền sang Ba Tư, Hy Lạp, La Mã
và các nước Châu Âu.
Khoảng thế kỉ thứ XVI ở Châu Âu nhiều nước sử dụng vàng làm tiền, có
nước sử dụng cả bạc và vàng. Các nước Châu Á thì sử dụng bạc là chủ yếu.
Việc đúc quý kim thành tiền được coi là vương quyền, đánh dầu kì ngự trị của
các vua chúa, lãnh chúa. Lịch sử phát triển của tiền kim loại quý đã trải qua các
biến cố:

4
- Từ thế kỉ thứ XIII, sự gia tăng dân số và phát triển của các nước Châu
Âu dẫn đến nhu cầu trao đổi gia tăng. Các mỏ vàng ở Châu Âu không đủ đáp
ứng.
- Từ cuối TK XIX – đầu TK XX bạch kim loại bị mất giá. Trong thời
gian dài vàng, bạc được dùng song song làm tiền tệ. Các nước Châu Âu dùng cả
vàng và bac, các nước Châu Á dùng bạc là chủ yếu (do không có đủ vàng). Cho
đến cuối TK XIX bạc ngày càng mất giá cho nên các nước Châu Âu và cả Hoa
Kì quyết định sử dụng vàng. Các nước Châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung
Hoá do sự lệ thuộc sự nhập hàng hoá từ phương Tây nên cũng phải bãi bỏ bạc
sử dụng vàng.
- Ở Đông Dương, bạc sử dụng làm tiền từ năm 1885 – 1931 và cho đến
năm 1931 thì đồng bạc Đông Dương cũng chuyển từ bạc thành vàng.
Có thể nói khoảng từ 1935, vàng đã vượt qua bạc để trở thành kim loại
quý duy nhất được tất cả các nước chấp nhận trên thế giới. Tiền vàng có một
thời gian thống trị rất dài trong lịch sử. Điều này chứng tỏ hiệu quả to lớn mà nó
đem lại cho nền kinh tế thế giới. Việc thành toán bằng tiền vàng vẫn được duy
trì cho mãi thế kỉ XX, chính xác là năm 1971. Ngày này tuy tiền vàng không
còn được lưu thông nữa nhưng các quốc gia vẫn coi vàng là một tài sản cất giữ
có giá trị.

3. Đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo

5
Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho công việc làm tiền tệ nhưng
vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi ngày càng cao. Một vài lý do
khiến cho việc sử dụng vàng ngày càng trở nên bất tiện:
- Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá phát triển, khối lượng và chủng
loại hàng hóa ngày càng tăng và đa dạng, trong khi đó lượng vàng sản xuất ra
không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ của nền kinh tế.
- Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên do năng
suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao
động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn đến việc giá trị
của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung
trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán hàng
hoá tiêu dùng...
- Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá được xem như một sự lãng phí những
nguồn tài nguyên vốn đã có hạn.
Chính vì vậy mà việc tìm kiếm một loại tiền tệ mới thay thế là thiết yếu.

2. Tín tệ
Tín tệ được hiểu là thứ tiền tự nó không có giá trị nhưng được sự tín nhiệm
của mọi người nên nó được lưu dụng. Nó còn được gọi là chỉ tệ, tức là mọi
người gán cho nó một giá trị để làm tiền tệ. Tín tệ gốm 2 loại là: Tiền kim loại
và Tiền giấy.
2.1. Tiền kim loại
Tiền tệ kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền tệ kim loại thuộc
hình thái hoá tệ. Trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng
giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền; Còn ở tín tệ kim loại, giá trị chất kim loại
đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với
nhau, có thể gắn cho nó một giá trị nào cũng được. Việc sử dụng kim loại để
đúc những đồng tiền lẻ thuận tiện cho việc lưu thông và giá trị thực của kim loại
nhỏ hơn giá trị biểu hiện.

6
Chính vì vậy, ngày nay nhiều quốc gia sử dụng kim loại kém giá trị để
đúc tiền lẻ nhằm phục vụ cho những nhu cầu thực tế thay cho tiền giấy.

4. Tín tệ kim loại (Xu)

2.2. Tiền giấy


Tiền giấy có hai loại: Tiền
giấy khả hoán và Tiền giấy bất
khả hoán.
- Tiền giấy khả hoán là thứ
tiền lưu hành thay cho tiền vàng
hoặc tiền bạc mà người ta không
gửi ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào
mọi người cũng có thể đem tiền
I. Tiền giấy Việt Nam
giấy khả hoán để đổi lấy vàng và bạc
có giá trị tương đương với giá trị ghi trên tiền giấy khả hoán đó
Ở Trung Hoa tiền giấy đã xuất hiện từ đời Tống. Do nhu cầu mua bán
nên các thương gia hình thành các thương hội, mở nhiều chi nhánh ở các thị
7
trấn lớn. Các thương gia ký thác vàng hay bạc vào hội sở của thương hội rồi
nhận giấy chứng nhận của hội sở thương hội, với giấy chứng nhận này các
thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn khác nhau có chi nhánh của thương
hội, ngoài loại giấy chứng nhận trên triều đình nhà Tống còn phát hành tiền
giấy và được dân chúng chấp nhận.
Ở Việt Nam vào cuối đời Trần, Hồ
Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền
giấy. Nhân dân ai cũng phải nộp tiền đồng
vào cho Nhà nước, cứ 1 quan tiền đồng đổi
được 2 quan tiền giấy, việc sử dụng tiền
giấy của Hồ Quý Ly thất bại vì nhà Hồ sớm bị 6. Bản vẽ tờ 1 quan

lật đổ, dân chưa quen sử dụng tiền giấy và sai lầm khi xác định quan hệ giữa
tiền đồng và tiền giấy (bao hàm ý nghĩa tiền giấy có giá trị thấp hơn).

7. Tiền giấy Đông Dương


Nguồn gốc của tiền giấy chỉ có thể được hiểu rõ khi xem xét lịch sử
tiền tệ các nước Châu Âu. Từ đầu thế kỷ thứ XVII, ở Hà Lan ngân hàng
Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gởi vàng vào ngân hàng những
giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này
đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác các giấy
nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau đó một ngân hàng Thụy Điển tên

8
Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàng
Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Với nhiều loại tiền giấy
được phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều nhà ngân hàng lạm dụng
gây nhiều thiệt hại cho dân chúng. Do đó, vua chúa các nước phải can thiệp vì
cho rằng việc đúc tiền từ xưa là vương quyền và mặt khác việc phát hành tiền
giấy là một nguồn lợi to lớn. Vương quyền các nước Châu Âu thừa nhận một
ngân hàng tự có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định:
+ Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát
hành
+ Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban đầu là 100% sau còn 40%
+ Điều kiện phải cho Nhà nước vay không tính lãi khi cần thiết.
– Tiền giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy bắt buộc lưu hành, mọi người
không thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Nguồn
gốc của tiền bất khả hoán là bởi những nguyên nhân sau:
+ Thế chiến thứ nhất đã làm cho các quốc gia tham chiến không còn đủ
vàng để đổi cho dân chúng. Nước Anh từ năm 1931 đã cưỡng bức lưu hành
tiền giấy bất khả hoán, nước Pháp năm 1936.
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 dẫn đến ở nước Đức mọi
người đua nhau rút tiền, do đó Ngân hàng Trung ương Đức đã phải dùng vàng
trả nợ nước ngoài và do đó số trữ kim gần như không còn. Tiến sĩ Schacht
(1933 – 1936) đã áp dụng chính sách tiền tài trợ bằng cách phát hành trái
phiếu, để tài trợ sản xuất và những chương trình kinh tế, xã hội lớn. Biện pháp
này làm giảm 50% thất nghiệp, sản xuất tăng 41% (1934). Từ đó, nhiều nhà
kinh tế cho rằng giá trị tiền tệ không phải dựa vào dự trữ vàng như các quan
điểm trước đây.

3. Bút tệ
Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ
sách kế toán của Ngân hàng.

9
Bút tệ xuất hiện lần đầu tại nước Anh, vào giữa thế kỷ XIX. Để tránh
những quy định chặt chẽ trong việc phát hành giấy bạc, các nhà ngân hàng Anh
đã sáng chế ra hệ thống thanh toán qua sổ sách ngân hàng.
Bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó có những tính chất như tiền giấy sử
dụng trong thanh toán ngân hàng như séc, chuyển tiền,…
Ưu điểm của bút tệ là an toàn hơn, chuyển đổi được ra tiền giấy, dễ dàng
vận chuyển và thanh toán thuận tiệt.
Với những ưu điểm đó bút tệ ngày càng có vai trò quan trọng, ở những
quốc gia có nền kinh tế phát triển, hệ thống ngân hàng phát triển và những
người dân có thói quen sử dụng bút tệ.

4. Tiền điện tử
Đây là một hình thái tiền tề mới xuất hiện nhờ vào sự phát triển của tin học
và công nghệ ngân hàng.
Tiền điện tử được sử dụng qua
hệ thống thanh toán điện tử hay
ATM (Automated teller machine).
Đây là hệ thống máy tính điện tử
được kết nối mạng với toàn bộ hệ
thống ngân hàng trung gian và hầm
chứa tiền mặt của chính phủ. Khi
chúng ta đến một ngân hàng gửi tiền, ngoài việc chúng ta nhận được biên lai
xác nhận gửi tiền, ngân hàng còn cho chúng ta một tấm card bằng nhựa được
mã hoá và có tài khoản, mật mã để sử dụng. Chúng ta có thể dùng nó để rút tiền
hoặc chuyển tiền từ tài khoản mình sang một tài khoản khác.
*Tiền mã hoá
- Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để
làm việc như là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã để đảm bảo các giao
dịch của nó, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc

10
chuyển giao tài sản. Tiền ảo được phân loại như là một tập con của các loại tiền
kỹ thuật số và cũng được phân loại là một tập con của các loại tiền tệ thay thế
và các loại tiền ảo.
- Bitcoin, được tạo ra trong năm 2009, là tiền mã hoá đầu tiên. Kể từ đó,
nhiều loại tiền mã hóa khác đã được tạo ra. Chúng thường được gọi là altcoin,
viết tắt của đồng tiền thay thế. Bitcoin và các dẫn xuất của nó sử dụng kiểm soát
phi tập trung đối lập với tiền điện tử tập trung và các hệ thống ngân hàng trung
ương. Việc kiểm soát phi tập trung này có liên quan đến việc sử dụng cơ sở dữ
liệu giao dịch blockchain của bitcoin trong vai trò như một sổ cái lưu trữ dạng
phân tán.
* Tiền ảo
- Tiền ảo là một loại tiền không có hình dạng vật lý cụ thể, nó không thể
cầm nắm hay không có giá trị thực, được tạo ra trong môi trường điện tử.
- Tiền ảo có giá trị tương đương với tiền mặt, vàng hay các tài sản có giá
khác. Nó được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ hay sử dụng ở các trò chơi
trực tuyến, mạng xã hội. Tuy nhiên nó sẽ bị giới hạn ở một số cộng đồng nhất
định.
- Lượng dự án thiết kế tiền ảo đã tăng tới 450% chỉ trong một vài năm qua.
Bởi vì tiền ảo chỉ tồn tại trong môi trường ảo, hiển nhiên là những công ty trong
ngành công nghiệp này cần tập trung thiết kế để đại diện cho những đặc tính của
nó.
- Thiết kế tiền ảo là một mảng ngành mới, nhưng chúng ta cũng có đủ lịch
sử để học hỏi và tránh bước đi một cách mù quáng.
- Một số loại tiền ảo nổi bật: Dogecoin, Litecoin, Ethereum, Monero, Dash

Tóm lại, sự ra đời của tiền tệ đã đánh 1 dấu mốc cực kì quan trọng trong nền
văn minh con người. Lịch sử tiền tệ đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác
11
nhau đã nảy sinh ra những hình thức tiền tệ khác nhau. Ở bất cứ nền kinh tế nào,
dù ở bất cứ mức độ phát triển nào thì cũng có độ đa dạng nhất định. Cho nên
việc tốn tại nhiều hình thái tiền tệ nhằm phục vụ mọi nhu cầu đa dạng của xã
hội, cá nhân là điều tất yếu.

12
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
-----------------------------------------------

1.Khái quát
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu
của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận , tối đa hoá vốn chủ sở hữu. Nói cách
khác hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy
động phân phối, sử dụng quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau:

- Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc
thanh toán với các đơn vị có liên quan như Ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác...
mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng mặt chất
và thời gian.

Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc này đòi hỏi
phải tối đa hoá việc sử dụng các nguồn vốn, nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả cao.

Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và
tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với nhà nước, kỷ luật với các
đơn vị tài chính kinh tế có liên quan.

13
2. Mục đích phân tích tình hình, hoạt động tài chính
- Phân tích tình hình,hoạt động tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối
chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ
nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong
tương lai của doanh nghiệp.
=> Do đó việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin
cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp
khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp
để nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết
định tài trợ phù hợp, phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính
của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà
đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ
quan chính phủ và người lao động... mỗi nhóm người này có nhu cầu thông tin
khác nhau.

14
MỘT SỐ TÌM HIỂU, BÌNH LUẬN, NHẬN XÉT KHÁC
------------------------------------------------
1. Quan hệ kinh tế là gì?
- Quan hệ kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con
người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối,
tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thoản mãn nhu cầu
ngày càng cao của con người trong xã hội với một nguồn lực có giới hạn
2. Tài chính là gì?
- Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã
hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân
phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu
của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định
3. Cơ chế chung về quản lí ngân sách Nhà nước như thế nào?
- Trích theo điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 ( Luật số
83/2015/QH13):
1. Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu
quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp
quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
các cấp.
2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy
đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và
chế độ thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp
có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức
chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp,
đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực

15
hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm
phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ
chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xoá
đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới;
phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và
công nghệ và những chính sách quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà
nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức
chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc
tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước
giao theo quy định của Chính phủ.
9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách nhà nước.
10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng
vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định
của pháp luật có liên quan.
11. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài
chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước
hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả
năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều
kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
16
có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng
với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
*Hệ thống tiền tệ việt nam hiện nay so với các nước phát triển trên thế giới
- Hệ thống tiền tệ việt nam ngày nay chủ yếu lưu hành tiền giấy. Việc mang
tiền ra ngoài khi sử dụng để thanh toán các mặt hàng, đặc biệt các mặt hàng có giá
trị cao dể xảy ra nguy hiểm cho chính bản thân đặc biệt với tình hình an ninh còn
nhiểu bất cập như hiện nay. Việt Nam chúng ta nên dần thay đổi theo một số nước
phát triển trên thế giới, họ sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ATM thay thế cho tiền mặt để
mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị, hay trung tâm mua sắm, thậm chí họ còn có
hình thức nợ tín dụng để thanh toán các mặt hàng. Và họ còn phát triển đầu tư hình
thức tiền mã hóa ( tiền ảo) điều này ở Việt Nam không hề phổ biến và ít người biết
tới.
- Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển Việt Nam cũng đang dần thay
đổi sử dụng thêm các loại hình tiền điện tử như: ATM, ví Momo, ví Airpay, hay
các loại ví điện tử do ngân hàng phát triển… để thanh toán trực tuyến hướng đến
tương lai hạn chế mang tiền mặt khi ra đường. Nhằm khuyến khích mọi người sử
dụng các hình thức này thì chúng ta đang liên kết với nhiều chuỗi cửa hàng phổ
biến trên cả nước, 1 số ít trên thế giới chấp nhận thanh toán cho các thẻ Visa
mastercard Việt Nam .

17
- Các ví điện tử cũng cho những ưu đãi vô cùng lớn dành cho người dùng như
hoàn tiền, tăng triết khấu cho mỗi giao dịch thông qua ví thành công. Có thể nói
Việt Nam đang dần tiếp cận và khắc phục sự lạc hậu của mình.

II. Ví điện tử có rất nhiều tiện lợi và ưu đãi

18
- So với các nước phát triển trên thế giới đồng việt nam được quy đổi như sau:
BẢNG CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
Việt Nam Đồng (VND) 1000 VND
Bảng Anh (GPB) 0.04 GBP
Đô la Canada (CAD) 0.06 CAD
Đô la Mĩ (USD) 0.04 USD
Franc Pháp (FRF) 0.26 FRF
Lira Ý (ITL) 76.20 ITL
Mark Đức (DEM) 0.08 DEM
Yên Nhật (JPY) 4.63 JPY

 Như vậy có thể nói VND của chúng ta có giá trị kém rất nhiều trên thị trường
so với các nước phát triển.

----------- Hết ----------


19

You might also like