You are on page 1of 149

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP BÀO CHẾ 2


ĐỢT 1: HỖN DỊCH – THUỐC MỀM – THUỐC ĐẠN

Ngô Nguyên Nhật Anh


Trần Nữ Thùy Dung
Nguyễn Lê Trà Giang
Trần Thị Hồng Nguyên
Nguyễn Ngọc Sơn
Lớp Dược chính quy 2015
Nhóm thực tập 1 (Sáng thứ 2)
Tiểu nhóm 01
BỘ MÔN BÀO CHẾ - 2019
MỤC LỤC

THUỐC ĐẠN PARACETAMOL 150 MG........................................................................................3


1. CÔNG THỨC....................................................................................................................................3
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ............................................................................................................3
3. LƯU Ý VÀ GIẢI THÍCH..................................................................................................................8
HỖN DỊCH IBUPROFEN 200 MG/5ML........................................................................................14
1. CÔNG THỨC..................................................................................................................................14
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ..........................................................................................................16
3. LƯU Ý VÀ GIẢI THÍCH................................................................................................................20
KEM DICLOFENAC 1%.................................................................................................................23
1. CÔNG THỨC..................................................................................................................................23
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ..........................................................................................................24
3. LƯU Ý VÀ GIẢI THÍCH................................................................................................................26
1. CÔNG THỨC
THUỐC ĐẠN PARACETAMOL 150 MG
Công thức bào chế cho 1 viên:
Paracetamol 0,15 g
Tá dược vđ 1 viên (2,45g)
Tá dược bao gồm PEG 4000 : PEG 400, tỷ lệ 90 : 10
Liều như vậy điều chế cho 24 viên thuốc đạn.
E = 0,98
Công thức hoàn chỉnh điều chế cho 24 viên:
Paracetamol 3,60 g
PEG 4000 50,69 g
PEG 400 5,63 g
Giả sử hao hụt là 20%, công thức điều chế cho 24 viên:
Paracetamol 4,32 g
PEG 4000 60,83 g
PEG 400 6,76 g

2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ


2.1. Xác định hệ số thay thế (HSTT)
2.1.1. Xử lý công thức
Một viên thuốc đạn có khối lượng từ 1-3g. Giả sử khối lượng 1 viên là 3g, ta có khối lượng 12 viên là: 12
x 3 = 36g.
Giả sử hao hụt 10%, cần điều chế lượng thuốc là: 36 x 110% = 39,6 g. Để dễ cân và tính toán, tiến hành
điều chế 40 g.
Công thức 1: 12 viên tá dược nguyên chất
Với tỷ lệ PEG 4000 : PEG 400 là 90 : 10
 Khối lượng PEG 4000: 40 x 90% = 36
g. Khối lượng PEG 400: 40 – 36 = 4 g.
 Công thức: PEG 4000 36 g
PEG 400 4g
Công thức 2: 12 viên parcetamol + tá dược
Chọn tỷ lệ paracetamol là 10-15%. Thực tế chọn tỉ lệ 10%.
 Khối lượng paracetamol trong 1 viên: 40 x 10% = 4 g.
Khối lượng tá dược: 40 – 4 = 36 g
Với tỷ lệ PEG 4000 : PEG 400 là 90 : 10
 Khối lượng PEG 4000: 36 x 90% = 32,4 g.
Khối lượng PEG 400: 36 – 32,4 = 3,60 g.
 Công thức: Paracetamol 4,00 g
PEG 4000 32,40 g
PEG 400 3,60 g
2.1.2. Kết quả thực nghiệm
Tiến hành điều chế 12 viên đạn chỉ chứa tá dược và 12 viên đạn chứa paracetamol và tá dược theo
phương pháp đổ khuôn (Mục 2.2.2).
Kết quả ghi nhận được như sau:
- Nhiệt độ đổ khuôn: 48 oC-50 oC
- Khối lượng 12 viên tá dược: x = 29,97 g
- Khối lượng 12 viên chứa paracetamol và tá dược: y = 29,92 g
=> Khối lượng paracetamol trong 12 viên đạn: p = y x 10% = 2,992
𝑥−(𝑦−𝑝) 2 쎈 k‫ف‬쎈 ‫ـ‬−(2쎈 k‫ف‬쎈 2−2k‫ف‬쎈쎈 2)
=> HSTT nghịch: F = = 1,016
𝑝 2k‫ف‬쎈쎈 2
=
1
1
=> HSTT thuận: E = = = 0,98
𝐹 1k‫ف‬h1

2.2. Điều chế 24 viên thuốc đạn
2.2.1. Xử lý công thức
Khối lượng paracetamol trong một viên là 150 mg = 0,15 g
 Khối lượng paracetamol trong 24 viên thuốc đạn: 0,15 x 24 = 3,6 g.
Từ HSTT thuận E = 0,98, tính toán lượng tá dược cần thiết để điều chế 24 viên thuốc đạn dựa trên công
𝑛𝑥𝑏
thức: X = nxa - 𝐸 (1)

Trong đó n = 24 viên
𝑥 2 쎈 k‫ف‬쎈 ‫ـ‬
a = khối lượng viên tá dược nguyên chất = 1 = 1 2,50 = g

b = hàm lượng paracetamol trong một viên = 150 mg = 0,15 g


Thay vào (1) được X = 56,32 g.
Với tỉ lệ PEG 4000 : PEG 400 = 90 : 10
 Khối lượng PEG 4000: 56,32 x 90% = 50,69 g.
Khối lượng PEG 400: 54,8 – 46,6 = 5,63 g.
 Công thức điều chế 24 viên thuốc đạn:
Paracetamol 3,6 g
PEG 4000 50,69 g
PEG 400 5,63 g
 Giả sử hao hụt trong quá trình điều chế là 20%, công thức điều chế 24 viên thuốc đạn:
Paracetamol 4,32 g
PEG 4000 60,83 g
PEG 400 6,76 g
2.2.2. Quy trình điều chế
Công thức (ghi lại công thức theo yêu cầu đề bài)
Phương pháp điều chế
Điều chế 24 viên thuốc đạn
- Vệ sinh khuôn: Lau khuôn bằng bông thấm cồn 90%, để khô.
- Bôi trơn khuôn: Dùng bông thấm dầu parafin lau bên trong bề mặt khuôn. Úp ngược khuôn
trong ngăn đá tủ lạnh.
- Cân 6,75g PEG 400; 60,78g PEG 4000 trên chén sứ. Cân 4,32g paracetamol trên giấy cân.
- Đun cách thủy hỗn hợp tá dược trên bếp cách thủy 60°C đến tan chảy hoàn toàn, vừa đun vừa
khuấy kỹ bằng vảy inox (lưu ý khuấy nhẹ nhàng, tránh tạo bọt).
- Sau khi tá dược đã tan chảy hoàn toàn, cho toàn bộ 4,32g paracetamol vào chén sứ và khuấy
kỹ bằng vảy inox (lưu ý nhiệt độ không quá 60°C – dùng nhiệt kế để kiểm tra).
- Khi paracetamol đã tan hết. Lấy chén sứ ra khỏi bếp cách thủy, để nguội đến khi hỗn hợp
trong chén sứ gần đông đặc (khoảng 48 – 50 độ C).
- Tiến hành đổ hỗn hợp vào khuôn. Đổ vun.
- Làm lạnh ở nhiệt độ phòng (15 phút), hỗn hợp đã đông đặc trong khuôn, dùng dao cắt thừa.
Úp ngược khuôn trong ngăn đá tủ lạnh để đông cứng hoàn toàn (khoảng 15 phút).
- Sau khi hỗn hợp đông cứng hoàn toàn, lấy khuôn ra, tháo khuôn lấy viên. Đóng gói, dán
nhãn, bảo quản.

(Cân khối lượng từng viên vừa điều chế. để kiểm tra độ đồng đều về khối lượng theo tiêu
chuẩn Dược điển Việt Nam V)
Cân 60,78g PEG 4000 6,75g PEG 400
trên chén sứ (1)

Cân 4,32g Para trên giấy cân

Làm lạnh ở nhiệt độ phòng (15p)


2.3. Đánh giá chất lượng
Cảm quan
Bề mặt viên phải mịn, láng, không có vết nứt do làm lạnh quá nhanh hoặc do lóc khuôn quá sớm hay quá
muộn, không có ngấn, có đóm trắng hoặc sự kết tinh hoạt chất trên bề mặt viên. Khi cắt dọc và cắt ngang
viên thuốc để quan sát, mặt cắt phải đồng đều, không có hiên tượng đóng cục hay lắng động hoạt chất.
Kết luận: Đạt.
Độ rã
Yêu cầu thời gian tan rã ko được quá 60 phút.
Mô tả thiết bị sử dụng tại PTN:
- Ống nhựa trong suốt, cao 60 mm, đường kính 50 mm.
- Đĩa kim loại đặt bên trong ống có nhiều lỗ tròn, đường kính của đĩa gần tương đương với đường kính
bên trong của ống nhựa, được giữ cố định bằng 3 kẹp kim loại cách đều nhau gắn vào thành ngoài ống
bao.
Thực hiện với 3 viên, mỗi bộ dụng cụ 1 viên, đặt đồng thời trong bể chứa 500 mL nước 37 oC, không
khuấy trộn trong suốt thời gian rã, quan sát mỗi 10 phút.
Thuốc được coi là rã, khi đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
a) Tan hoàn toàn
b) Phân tách ra các thành phần tạo thành, rồi tập trung trên các bề mặt (các chất mỡ nóng chảy), chìm
xuống đáy (bột không tan) hay hòa tan trong nước (các thành phần hòa tan), hoặc có thể phân tán theo
một hay vài cách nêu trên.
c) Trở nên mềm, có thể biến dạng đáng kể, không nhất thiết bị phân tách hoàn toàn ra các thành phần tạo
thành, nhưng không có nhân rắn chiệu được sức ép của đũa thủy tinh.
Kết quả
Viên 1: 30 phút Viên 2: 30 phút Viên 3: 30 phút
Kết luận: Đạt
2.3.3. Độ đồng đều khối lượng
Áp dụng theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V (phương pháp I áp dụng cho thuốc viên nén,
thuốc đạn, thuốc trứng, thuốc dán).
Tiến hành : Chọn ngẫu nhiên 20 viên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá 2 đơn vị có khối
lượng nằm ngoài giới hạn chệnh lệch so với khối lượng trung bình quy định (đối với thuốc đạn là 5%) và
không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.
Kết quả
2,45 2,46 2,46 2,45 Khối lượng trung bình: X = 2,451
2,47 2,45 2,45 2,43  Với khoảng chênh lệch cho phép là ± 5% áp dụng theo
2,46 2,45 2,43 2,45 tiêu chuẩn dược điển V, ta có giới hạn khối lượng được
chấp nhận của 1 viên thuốc đạn là: 2,328 - 2,574g
2,46 2,46 2,43 2,46
 Kết luận: Đạt tiêu chuẩn đồng đều về khối lượng vì không
2,47 2,47 2,43 2,43 có viên nào có khối lượng nằm ngoài giới hạn cho phép.

3. LƯU Ý VÀ GIẢI THÍCH


a) Tại sao không làm lạnh khuôn trong ngắn đông tủ lạnh?
Làm lạnh khuôn trong ngăn đông tủ lạnh sẽ tạo ngấn trên viên thuốc đạn, đồng thời khiến sự co rút giữa
trong và ngoài viên đạn không đồng đều dẫn đến hiện tượng tim sâu
b) Nếu cho paracetamol vào ở nhiệt độ > 60oC thì xảy ra hiện tượng gì?
Paracetamol bị phân hủy bởi nhiệt độ cao và/hoặc nhiệt độ trong thời gian dài thành hợp chất quinon có
màu hồng.
c) Tại sao phải đổ vun?
PEG khi đông đặc sẽ co rút thể tích, làm hụt viên thuốc đạn nên cần phải đổ vun.
d)Tại sao giữa chừng phải mang cắt phần thừa, sao không để đông đặc luôn rồi cắt?
Cắt phần thừa khi viên đạn còn mềm, nếu để đông mới cắt thì viên bị cứng, sẽ khó cắt hơn, dễ làm bể bề
mặt cắt và làm lõm mặt.
e) Thuốc đạn paracetamol trong bài có cấu trúc gì?
Paracetamol tan trong tá dược là PEG nên thuốc đạn này có cấu trúc dung dịch.
f) Nguyên tắc chọn hàm lượng paracetamol trong viên đạn?
Chọn hàm lượng paracetamol trong khoảng 10-15% viên, vì:
- Nếu hàm lượng paracetamol quá lớn (>15%), do cấu trúc viên đnạ là dung dịch, paracetamol tan nhiều
vào PEG làm viên không định hình được.
- Để tính HSTT, ta có công thức F = [x - ( y - p )]/p với p là khối lượng paracetamol trong 12 viên đạn.
Nếu p quá nhỏ (<10%), hiệu số giữa x và (y-p) gần bằng 0, F sẽ tiến về 0 và do đó không tính toán được.
g) Trình bày và nhận xét HSTT của các tiểu nhóm? Tại sao có sự khác nhau đó?
TN1 0,964
TN2 0,843
TN3 0,850
TN4 0,700
HSTT của các tiểu nhóm có sự khác nhau là do:
+ Nhiệt độ đổ khuôn của các nhóm khác nhau: nhiệt đổ khuôn khác nhau thì khối lượng đổ khuôn khác
nhau do đó HSTT sẽ khác nhau.
+ Thời điểm cắt bằng mặt.
+ Ngoài ra còn do nguồn nguyên liệu khác nhau, thao tác tiến hành khác nhau.
h) So sánh điều kiện thử độ rã theo quy định Dược điển và trên thực tế sử dụng. Điều kiện trên
thực tế có đảm bảo không, giải thích?

Điều kiện Dược điển Điều kiện thực tế


Nguyên tắc giống nhau: Đặt viên thuốc trên một đĩa kim loại đục lỗ bên trong một ống rỗng, tất cả
đặt trong một bể nước có nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể (37oC)
Bộ phận kim loại có 2 đĩa cách nhau 30 mm Chỉ có 1 đĩa kim loại
Bồn chứa ít nhất 4 lít nước Bể chứa 500 mL nước
Có gắn dụng cụ khuấy chậm và giữ thiết bị thử ở
vị trí thẳng đứng, ngập 90 mm so với mặt nước. Không có dụng cụ khuấy trộn. Quan sát mỗi
Xoay ngược thiết bị thử 10 phút một lần, tránh 10 phút.
không để nhô lên khỏi mặt nước.
Thử với ít nhất 6 viên Thử với 3 viên
Bộ dụng cụ sử dụng trên thực tế vẫn đáp ứng được yêu cầu do:
- Điều chế 24 viên nên chỉ thử độ rã của 3 viên thay vì 6 viên như quy định.
- Với điều kiện thực tế kém nghiêm ngặt hơn so với Dược điển nhưng các viên thuốc đạn đều đạt về chỉ
tiêu độ rã nên khi thực hiện với bộ dụng cụ theo quy định Dược điểm sẽ đạt.
i) So sánh thuốc đạn trong thực tập với 2 chế phẩm hiện có trên thị trường về cấu trúc, thành phần?
Công thức thực tập Công thức 1 Công thức 2
Paracetamol 0,15 g
Tá dược vđ 1 viên
Paracetamol 0,15 g
Tá dược bao gồm PEG 4000 :
Paracetamol 3g Aerosil 20 mg
PEG 400, tỷ lệ 90 : 10
Witepsol vđ 1 viên Tá dược (PEG4000 : PEG400)
Liều như vậy điều chế cho 24
tỉ lệ 90 : 10 vđ 1 viên
viên thuốc đạn.
E = 0,98
Witepsol là triglyceride bán
tổng hợp của các acid béo no,
ngoài ra còn có thêm một tỷ lệ
PEG là tá dược keo thân nước
nhỏ các mono và diglyceride để Aerosil là tá dược trơn bóng
bán tổng hợp.
tăng khả năng nhũ hoá các chất dạng bột, có khả năng bám dính
Tính PEG 400 dạng lỏng, PEG 4000
lỏng phân cực. tốt, được dùng với tỉ lệ 0,13 %
chất tá dạng rắn,độ cứng cơ học cao.
Witepsol thuộc nhóm tá dược kết hợp với PEG4000 : PEG400
dược PEG hút nước cao, giải phóng
béo có thể chất rắn, cứng, chỉ số (90 : 10) giúp đảm bảo độ đồng
dược chất chậm, khi lạnh co rút
acid thấp, chỉ số hydroxyl đều hoạt chất giữa các viên.
thể tích
khoảng 5-30, chỉ số iod hóa
thấp, an toàn,bền màu, bền mùi,
mềm mại.
Cấu
Dung dịch do paracetamol tan Hỗn dịch do paracetamol không Dung dịch do paracetamol tan
trúc
được trong PEG. tan trong Witepsol. được trong PEG.
hóa lý
k) Có thể thay thế dạng muối Diclofenac diethylamin bằng muối natri được không?
Dạng Diclofenac diethylamin không tan trong nước, phù hợp với dạng bôi ngoài. Dạng muối natri tan
trong nước, không thấm qua da và dễ kết tinh nên không thể sử dụng cho dạng thuốc mềm bôi ngoài. Nên
việc thay 2 đổi giữa 2 dạng muối của diclofenac còn tùy thuộc vào dạng bào chế và đường sử dụng.
l) Diclofenac có những dạng muối nào trong ngành Dược?
Diclofenac dethylamin, Diclofenac natri, Diclofenac hydroxyethylpyrolidin
m) So sánh cảm quan của viên đạn chỉ chưa tá dược với viên đạn chưa tá dược + paracetamol?
- Viên tá dược: trắng, trong mờ, dễ tháo khuôn.
- Viên tá dược + paracetamol: trắng, đục hơn viên tác dược, khó tháo khuôn hơn.
n) Nếu thay thế tá dược để có thuốc đạn có cấu trúc hỗn dịch, làm thế nào để dược chất phân tán
đều trong lúc đổ khuôn?
- Liên tục khuấy đều trong lúc đổ khuôn.
- Đổ khuôn tại nhiệt độ gần nhiệt độ đông đặc.
- Đổ vào khuôn lạnh. Trong trường hợp này nên chọn tá dược không bị co rút thể tích. Có thể viên đạn sẽ
gặp hiện tượng tim sâu nhưng hoạt chất có thể phân tán đều trong viên.
- Nghiền mịn paracetamol.
o) Kiến thức về dạng bào chế ? Một số chế phẩm hiện có trên thị trường ?
- Thuốc đặt là dạng thuốc rắn, chứa một hoặc nhiều dược chất, dùng để đặt vào các hốc tự nhiên của cơ
thể. Thuốc có thể có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân.
Khi đặt vào vị trí trên cơ thể, thuốc đặt thường chảy ra, mềm ở thân nhiệt hoặc hòa tan dần trong niêm
dịch để giải phóng dược chất.
Tá dược dùng cho thuốc đặt bao gồm: Bơ cacao và chế phẩm của bơ cacao, hỗn hợp gelatin - glycerin -
nước, dầu thực vật hydrogen hoá, glycerid bán tổng hợp, hỗn hợp polyethylen glycol khối lượng phân tử
khác nhau (PEG 400, PEG 1500, PEG 1540, PEG 3000, PEG 4000), ester của acid béo với PEG. (DDVN
4)
(Paracetamol là bột kết tinh trắng, không màu, hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, dễ
tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96%, methylen clorid.(DDVN 4)
- Chế phẩm : Paracetamol 250mg Phoenix Labs UK (Paracetamol 250mg), ACEPHEN G&W
Laboratories,Inc ( Paracetamol 125mg).

p) Hệ số thay thế, trình tự xác định hệ số thay thế ?


- Hệ số thay thế (HSTT) thuận E của một chất so với tá dược là lượng chất đó chiếm một thể tích tương
đương 1 g tá dược khi đổ khuôn.
- HSTT nghịch F = 1/E của một chất so với tá dược là lượng tá dược chiếm thể tích tương đương 1 g chất
đó khi đổ khuôn
Điều kiện xác định HSTT
- Điều chế bằng phương pháp đun chảy đổ khuôn thủ công
- Lượng dược chất trong viên nén lớn hơn 0,05g
- Giữa hoạt chất và tá dược có khối lượng riêng khác nhau
Mục đích: xác định lượng hoạt chất chiếm tương đương 1g tá dược khi đổ khuôn
Ý nghĩa: để đảm bảo hàm lượng hoạt chất trong từng viên thuốc theo yêu cầu
Tính HSTT nghịch dựa theo công thức:

𝑥 −(𝑦 − 𝑝)
𝐹= 𝑝
x: khối lượng 12 viên đạn tá dược nguyên chất
y: khối lượng 12 viên có p (g) dược chất + tá
dược p: lượng dược chất trong 12 viên
Tính HSTT thuận theo công thức
1
𝐸=
𝐹
E: hệ số thay thế thuận
F : hệ số thay thế nghịch
Trình tự xác định hệ số thay thế
Xác định khối lượng khuôn cho 1 viên thuốc đạn
- Tính tổng lượng dươc chất
- Tính tổng khối lượng cho viên đạn : dược chất + tá dược
- Tính lượng tá dược thay thế bởi dược chất bằng HSTT
- Tính lượng tá dược cần dùng.

q) Tính chất ưu nhược điểm của 2 loại tá dược PEG 400 và PEG 4000
- Cả 2 đều là tá dược keo thân nước tổng hợp có những đặc điểm sau :
Ưu điểm
+ Không ảnh hưởng đến sinh lý nơi đặt thuốc
+ Có độ cứng và độ chảy cao nên có độ bền hóa học lớn hơn các tá dược thuốc nhóm tá dược thân dầu
nên dễ bảo quản .
+ Không bị nấm mốc
+ Tương thích với nhiều loại hoạt chất kể cả tan trong nước hay tan trong dầu
+ Phù hợp với khí hâu việt nam
Nhược điểm
+ Tương kỵ với 1 số chất như benzocain, pennicillin ...
+ Gây kích ứng trực tràng, nhu động ruột do tính hút nước cáo của PEG
+ Do có độ cứng cao, nên tạo cảm giác khó chịu ở vị trí đặt thuốc
+ Giải phóng hoạt chất chậm do hòa tan chậm trong niêm dịch trực tràng, hậu môn
+ Bị giòn nếu bảo quản ko đúng hoặc do làm lạnh quá nhanh
→ Do đó cần phối hợp PEG lỏng và rắn theo tỷ lệ thích hợp, để thu được hỗn hợp PEG có thể chất và độ
chảy thích hợp.
Ngoài ra còn có một số đặc điểm khác :
Đặc tính PEG 400 PEG 1000
Thể chất Lỏng sánh hút ẩm tốt Rắn không hút ẩm
Tỷ trọng 25°C (g/cm³) 1,120 1,212
Điểm chảy (°C) 4-8 50-58
Độ nhớt ở 98,9°C 6,8-8,0 110-158

r) Các yêu cầu chất lượng thuốc đạn theo DĐVN V


- Độ rã
- Độ đồng đều khối lượng
- Độ đồng đều hàm lượng
- Các yêu cầu kỹ thuật khác ( theo quy định trong chuyên luận riêng )

s) So sánh thuốc đạn trong thực tập với 2 chế phẩm có trên thị trường về cấu trúc và thành phần

Thuốc đạn trong thực Paracetamol 250 mg ACEPHEN


tập Phoenix Labs UK G&W Laboratories,
Inc.
Hoạt chất Paracetamol 150 mg Paracetamol 250 mg Paracetamol 125 mg
Tá dược PEG 4000 Hard Fat Hydrogenated
PEG 400 Macrogol vegetable oil,
Cetostearyl ether polyethylene glycol
Glyceryl 100 stearate,
Ricinoleate polysorbate 80
Cấu trúc hóa lý Dung dịch đồng nhất. Nhũ tương, tá dược Nhũ tương.
Tá dược thân nước, hòa thân dầu, sử dụng Tá dược thân dầu, hai
tan trong niêm dịch để những chất nhũ hóa để chất hoạt động bề mặt
giải phóng dược chất. phân tán dược chất. giúp dược chất phân tán
tốt hơn.
HỖN DỊCH IBUPROFEN 200 MG/5ML
1. CÔNG THỨC
Công thức cho 20 đơn vị phân liều 5 mL chứa 200 mg ibuprofen
Tỷ lệ (%) Khối lượng (g)
TT Nguyên liệu
CT1 CT2 CT1 CT2
1 Ibuprofen diethylat 1
4,06 4,06
2 Na CMC 0,3 0.3 0,3 0,3
3 Saccarose 20 20 20 20
4 Sorbitol (rắn) 6 6 6 6
5 Acid citric 0,2 0,2 0,2 0,2
6 Natri benzoate 0,1 0,1 0,1 0,1
7 Dinatri edetat 0,1 0,1 0,1 0,1
8 Bột Vanilin 10% 2 0,1 0,1 0,1 0,1
9 Tween 80 0 0,2 0 0,2
10 Nước tinh khiết vđ 3 … … 100 mL 100 mL

Ghi chú
1
Hàm lượng ibuprofen trong nguyên liệu là 98,5%
2h𝑥2hh𝑥1hh
 Khối lượng ibuprofen cần cân 4,06 = g
1hhh𝑥쎈 8 5k‫ف‬
là:
2
Khối lượng vanillin quá nhỏ (0,01g) nên cân từ bột mẹ vanillin 10%
=> khối lượng vanillin cân = 0,01 x 100/10 = 0,1 g.
3
Phân chia lượng nước trong công thức:
- Lượng nước để nghiền trộn ibuprofen: 2 mL;
- Lượng nước hòa tan saccarose: khoảng 25 mL;
- Lượng nước hòa tan Na benzoate: khoảng 10 mL;
- Lượng nước dùng để tráng becher 1, 2, 3 và tráng cối 3 lần: khoảng 30 mL;
=> Lượng nước dùng để ngâm Na CMC: 100 – (2 + 25 + 10 + 30): khoảng 30 mL.

Đề bài có thể yêu cầu thay đổi một số thành phần sau:
- Ibuprofen: tính lại lượng Tween 80 và lượng nước.
- Saccarose: độ tan của saccarose trong nước là 1:0.5, tức 1 phần nước hòa tan được 2 phần saccarose.
Trong công thức hiện tại đã sử dụng 25 mL nước để hoàn tan saccarose, lượng nước này đã dư so với
lượng saccarose trong công thức (20g). Nếu lượng saccarose tăng quá nhiều (>50 g) thì mới cần thay đổi
lượng nước để pha dd saccarose.
- Thay sorbitol dạng rắn thành sorbitol dạng dung dịch 70%. Khi tính toán lượng nước ngâm Na CMC
phải trừ lượng nước có trong dung dịch sorbitol.
- Tăng lượng vanillin. Lưu ý khối lượng vaniilin có cần sử dụng bột 10% hay không.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ
2.1. Điều chế hỗn dịch ibuprofen
Công thức (ghi lại công thức theo yêu cầu đề bài)
Phương pháp điều chế
B1: Cân tất cả các hóa chất theo đúng khối lượng có trong công thức.
B2: Ngâm 0,3g NaCMC trong bercher 50ml chứa khoảng 20ml nước cất, để yên cho trương nở,
khuấy đều bằng đũa thủy tinh (ly 1).
B3: Hòa tan lần lượt 0,1g dinatri edetat, 0,2g acid citric, 0,1g natri benzoat, 6g sorbitol và 20g
saccarose trong bercher 50ml với khoảng 40ml nước. Đun cách thủy.
Cho ly 1 vào hỗn hợp trên bếp cách thủy, khuấy đều bằng đũa thủy tinh (ly 2).
B4: Hòa tan 0,1g bột vanilin 10% trong khoảng 5ml nước (ly 3).
B5: Nghiền mịn 4,06g ibuprofen trong cối chày đã được tiệt trùng bằng bông thấm cồn 90%,
thêm dần nước cất, nghiền trộn với ibuprofen để tạo thành khối nhão (khoảng 20ml nước cất).
(Lưu ý đối với CT2: Cân 0,2g tween 80 trên mặt kính đồng hồ, cho một lượng ibuprofen vừa đủ
lên mặt kính đồng hồ để trộn và vét kỹ để lấy hết lượng tween 80 có trên mặt kính đồng hồ xuống
cối chày. Sau đó tiến hành tương tự với CT1)
B7: Cho từ từ ly 2 vào cối chày, khuấy đều bằng chày. Cho ly 3 vào cối chày, khuấy đều.
Chuyển toàn bộ hỗn hợp trong cối vào chai đã được đánh dấu thể tích (vạch 100ml), tráng dụng
cụ, thêm nước vừa đủ 100ml. Dán nhãn, bảo quản.
Cân 0.3g Na CMC Cân 0,1g dinatri edetat, 0,2g
trong becher 50ml (1) acid citric, 0,1g natri benzoat, Cân 4,06g ibuprofen trên
6g sorbitol; 20g saccarose giấy cân

Thêm khoảng Hòa tan vào


20ml nước cất becher 50ml
với khoàng
40ml nước cất
Cân 0.1g bột vanilin
10% trên giấy cân

Ngâm Na CMC đến


trương nở
Hòa tan bột
vanilin trong
becher 50ml
Nghiền kỹ Tween
80 và Ibu với khoảng
5ml nước cất
Thêm nước cất,
Phối hợp (1) vào (2)
nghiền trộn tạo
khối nhão
trên bếp cách thủy

Hỗn dịch Ibuprofen


trong cối
2.2. Đánh giá chất lượng hỗn dịch
Cảm quan
Nhận xét về màu sắc (trắng?), độ đục, vị (ngọt?), mùi (mùi vanillin?), kích thước tiểu phân quan sát
bằng mắt thường (to, nhỏ, kết tụ, đông vón?), vị trí tiểu phân (trên, dưới, lơ lửng?).
Khả năng tái phân tán
Nhận xét khả năng tái phân tán sau khi lắm nhẹ trong vài phút.
Hệ số lắng
- Cho hỗn dịch trong chai vòa ống đong. Đọc thể tích ban đầu V0 (L).
- Để yên cho lắng hoàn toàn. Đọc thể tích phần cặn lắng bên dưới V u (L).
So sánh cảm quan, khả năng tái phân tán của 2 CT hỗn dịch
Kết quả:

CT1 CT2 Ghi chú – Giải thích

Màu sắc (trắng?) Trắng Trắng

Độ đục Trong mờ Đục

Vị (ngọt?) Ngọt Ngọt

Mùi (mùi của Vanillin?) Vanillin Vanillin

Kích thước tiểu phân


quan sát bằng mắt thường
To, vón Nhỏ
(to, nhỏ, kết tụ, đông
vón?)

Vị trí tiểu phân (trên,


Trên, một số lơ lửng Dưới
dưới, lơ lửng?)

Thời gian tái phân tán


Không phân tán 15 giây
(giây)

Thể tích phần nổi/chìm Nổi 20 mL Chìm 15 mL

Kết luận:
Hồn dịch theo CT2 đạt các yêu cầu về cảm quan và thời gian tái phân tán theo quy định Dược điển.
2.3. Nhận xét-bàn luận
Hỗn dịch có sử dụng NaCMC có các tiểu phân phân tán kích thước lớn hơn so với hỗn dịch không sử
dụng NaCMC. Điều này có thể giải thích do chất gây treo natri carboxymethylcellullose có khả năng
trương nở thành những tiểu phân có kích thước lớn, các tiểu phân này đục và lơ lửng trong nước,
đồng thời làm tăng độ nhớt hỗn dịch.
Ở tất cả các hỗn dịch điều chế được đều có lớp nổi lên màu trắng, bông và xốp cho thấy các hỗn dịch
này không đạt chỉ tiêu cảm quan trong kiểm nghiệm hỗn dịch. Trong đó, các hỗn dịch có NaCMC có
bề dày lớp nổi lên nhỏ hơn hỗn dịch không dùng NaCMC.

Nguyên nhân: có 2 nhóm nguyên nhân trong trường hợp này

 Từ chất gây thấm: hoạt chất sơ nước không được thấm ướt đầy đủ do chất gây thấm tween 80
chưa đủ lượng phù hợp hoặc trong quá trình gây thấm hoạt chất ibuprofen đã không được gây
thấm tốt do thao tác thực hành.
 Từ chất gây treo: tác nhân gây treo NaCMC không đủ hoặc kém hiệu quả do NaCMC trương nở
chậm hay chưa trương nở hoàn toàn khi phối hợp.

Về độ phân tán của hỗn dịch: khả năng phân tán của hỗn dịch chứa NaCMC chậm hơn so với hỗn
dịch không chứa NaCMC, đồng thời NaCMC làm tăng độ sánh, nhớt của hỗn dịch. Do đó, khả năng
phân tán của chất rắn vào pha phân tán ở hỗn dịch phụ thuộc vào nồng độ chất gây treo là NaCMC,
nồng độ chất gây treo càng cao, hỗn dịch càng nhớt và càng cần nhiều thời gian để phân tán hoàn toàn.

Về hệ số lắng của hỗn dịch: ở các nồng độ khác nhau của NaCMC, các hỗn dịch thu được đều không
lắng sau 2 giờ thử nghiệm, do dược chất bị nổi lên bề mặt hỗn dịch. Vì vậy việc đánh giá hệ số lắng
của hỗn dịch không có ý nghĩa trong đánh giá độ ổn định của hỗn dịch này.

 Tóm lại: sau khi tiến hành khảo sát các công thức và đánh giá chế phẩm nhóm nhận thấy:
- Khả năng phân tán của hoạt chất sơ nước vào chất dẫn là nước phụ thuộc sự có mặt của chất gây
thấm và chất gây treo.
- Nồng độ chất gây treo càng cao hỗn dịch càng nhớt và cần nhiều thời gian hơn để phân tán.
- Cần khắc phục hiện tượng dược chất nổi lên bề mặt:
o Thăm dò tỷ lệ chất gây thấm tween 80.
o Khảo sát nồng độ chất gây treo NaCMC phù hợp.
o Thực hiện thao tác gây thấm trong giai đoạn nghiền ướt nên kỹ lưỡng và đảm bảo gây
thấm đều dược chất.

19
3. LƯU Ý VÀ GIẢI THÍCH
a) Thành phần nào quan trọng nhất trong công thức điều chế hồn dịch ibuprofen?
Tween 80 có vai trò chất gây thấm là quan trọng nhất do chuyển ibuprofen từ dạng sơ nước thành
dạng thân nước, giúp ibuprofen phân tán đều trong pha ngoại.
b) Các chất nào tạo độ nhớt trong công thức điều chế hồn dịch ibuprofen?
Na CMC, saccarose, sorbitol.
c) Có thể sử dụng chất bảo quản khác trong công thức, ví dụ Nipagin M?
Natri benzoate tan tốt trong nước (1:8) hơn so với Nipagin M (1:400). Nipagin giảm hoạt lực khi có
mặt của chất diện hoạt không ion hóa như Tween 80 do tạo micelle. Vì vậy, sử dụng Nipagin M trong
công thức này là không hợp lý.
d) Độ tan của Ibuprofen theo pH?
Ibuprofen tan tốt trong môi trường acid. pH càng tăng, độ tan càng giảm. Ibuprofen phân hủy ở
pH>10.
e) Tại sao một số tiểu nhóm xảy ra trường hợp hỗn dịch Ibuprofen CT 1 có các tiểu phân lắng
xuống đáy
Do nghiền quá mịn Ibuprofen hoặc do rửa dụng cụ không kỹ, trong ống đong có dính Tween 80.
f) Tại sao phải ngâm Na CMC trước khi đun?
Na CMC là một dẫn xuất cellulose, có tính chất trương nở trong nước. Nếu không ngâm trước với
nước lạnh mà đun ngay, Na CMC chưa kịp trương nở hoàn toàn đã gặp nhiệt, nhanh chóng đông vón
lại và không tan được nữa.
g) Kiến thức về dạng bào chế, cac sản phẩm tương tự trên thị trường
Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng ngoài, chứa ít nhất một dược chất rắn không
hòa tan đều dưới dạng tiểu phân mịn hoặc cực mịn trong chất dẫn là nước hoặc dầu. Hỗn dịch có thể
lắng xuống đáy và khi lắc phải phân tán đều thành dạng huyền phù ổn định trong một thời gian đủ để
lấy ra liều theo đúng quy định.
Hỗn dịch có thể chứa chất hoạt động bề mặt, chất tăng độ nhớt nhằm duy trì trạng thái phân tán đều
và ngăn cản hiên tượng các chất lắng xuống bị đóng bánh và trở nên rắn chắc. Hỗn dịch uống có thể
chứa chất bảo quản kháng khuẩn, chất chống oxy hóa và các tá dược thích hợp khác như chất phân tán,
chất tạo hương, chất tạo màu, chấ làm ngọt, chất ổn định. Các chất trong thành phần bào chế của hỗn
dịch phải đạt tiêu chuẩn Dược điển hoặc tuân thủ các tiêu chuẩn hiên hành của cơ quan có thẩm quyền
Tùy theo hình thức cảm quan chia làm 2 loại:
- Dạng hỗn dịch có thể dùng ngay: là chất lỏng đục hay thể lỏng có một lớp cặn ở đáy chai, khi
kawcs nhẹ cặn này phải được phân tán đều trở lại trong chất dẫn
- Dạng bột hoặc cốm để pha hỗn dịch: trước khi sử dụng, chuyển thành hỗn dịch bằng cách lắc với
một lượng chất dẫn phù hợ.
Thuốc tiêm hỗn dịch không được tiêm tĩnh mạch và không được tiêm tủy sống

20
 Sản phẩm tương tự trên thị trường: Brufen
h) Thông tin về cảm quan, độ tan, tương kị và vao trò của từng chất trong công thức
Ibuprofen

Tính chất: bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong
aceton, dicloromethan, methanol 96% và trong ether. Tan trong dung dịch hydroxyd kiềm loãng và
carbonat kiềm.

Vai trò: là hoạt chất chính, có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm.

Na CMC: bột trắng hoặc gần trắng, không mùi, không vị, dạng bột thô. Có khả năng hút ẩm khi được
làm khô. Thực tế không tan trong aceton, ethanol (95%), ether và toluene. Dễ phân tán trong nước ở
moi nhiệt độ tạo dung dịch keo. Tạo phức chelat với ion hóa trị 2,3 trong môi trường acid hoặc base.
Tăng độ nhớt, tăng độ ổn định, chống kết tinh

Saccarose: bột kết tinh trắng hay tinh thể trắng hoặc không màu, không mùi và có vị ngọt. Rất dễ tan
trong nước (độ tan 1:0,5 ở 20oC), khó tan trong ethanol 96%, là chất gây treo, tăng độ nhớt và tạo độ
ngọt cho chế phẩm

Sorbitol: bột kết tinh trắng hay gần như không màu, hút ẩm mạnh, có vị dễ chịu, mát, ngọt bằng 0,5-
0,6 độ ngọt của saccarose. Rất dễ tan trong nước (độ tan 1:0,5 ở 20 oC), thực tế không tan trong
ethanol 96%. Sorbitol là tá dược có tác dụng ngăn sự kết tinh đường trên nắp chai (nồng độ 15-30%),
tăng độ nhớt, tạo vị ngọt cho chế phẩm.

Acid citric: bột kết tinh trắng hay tinh thể hay dạng hạt không màu, không mùi, không vị, vị chua,
rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96%. Có vai trò điều vị (nồng độ 0,2-3%) hoặc đệm pH
(nồng độ 0,1-2%)

Natri benzoate: bột kết tinh hay hạt màu trắng, hơi hút ẩm, không mùi hoặc hơi có mùi của benzoin,
vị mặn ngọt khó chịu, dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 90%. Có tính kháng khuẩn được sử
dụng làm chất bảo quản kháng khuẩn với nồng độ 0,02-0,5%

Dinatri edetat: bột kết tinh trắng, không màu, vị hơi chua. Tan trong nước với tỉ lệ 1 phần dinatri
edetat tan trong 11 phần nước, tan nhẹ trong ethanol 95%. Được sử dụng làm chất bảo quản kháng
khuẩn với nồng độ 0,01-0,1%

Vanilin: bột tinh thể hay tinh thể hình kim màu trắng hoặc vàng nhạt, vị ngọt, mùi vani. Khó tan trong
nước (ở 20oC dộ tan 1:100), dễ tan trong ethanol 96%, tan trong dung dịch kiềm loãng, tan trong
glycerol (1:20). Là tá dược tạo mùi vị dễ chịu, che dấu mùi vị khó chịu của tá dược hay hoạt chất,
giúp dễ uống.

21
Tween 80: Mùi đặc trưng, vị hơi đắng, ở 25oC, Tween 80 là chất lỏng như dầu màu vàng, tan được
trong nước và ethanol, không tan trong dầu khoáng và dầu thực vật. Thuộc nhóm chất diện hoạt
không ion hóa, HLB 15.0, vai trò là chất nhũ hóa nhũ tương D/N, là chất gây thấm trong hỗn dịch
(nồng độ thấp từ 0,05-0,5%).

Nước tinh khiết: Chất lỏng trong suốt, không màu không mùi, không vị. Là chất dẫn giúp phân tán
đều dược chất.

i) Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo chuyên luận hỗn dịch thuốc (DĐVNV) và chuyên luận
“ibuprofen oral suspension) trong USP40

DĐVNV

 Yêu cầu chung: hỗn dịch khi để yên thì được chất rắn phân tán có thể tách riêng nhưng phải trở lại
trạng thái phân tán đồng nhất trong chất dẫn khi lắc nhẹ trong 1p-2p và giữ nguyên trạng thái đó
trong vài phút
 Yêu cầu cảm quan, pH, định tính, định lượng, sai số, thể tích và các yêu cầu kĩ thuật khác: phải
đạt yêu cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo quy định trong chuyên luận riêng
 Hỗn dịch dùng tiêm hoặc nhỏ mắt: phải đáp ứng yêu cầu về thử độ vô khuẩn (phụ lục 13.7_ và
yêu cầu về kích thước tiểu phân cũng như cac quy định theo chuyên luận chung. Hỗn dịch nhỏ
mắt không được phân phối và sử dụng nếu có dấu hiểu đóng bánh hoặc kết khối.
 Bột hoặc cốm dể pha hỗn dịch: phải đáp ứng yêu cầu hcung của thuốc bột (phụ lục 1.7) hoặc
thuốc cốm (1.8)
 Độ hòa tan: yêu cầu được chỉ ra trong chuyên luận riêng. Phương pháp thử được ghi trong chuyên
luận phép thử độ hòa tan.

USP40

 Định tính: SKLM, UV hoặc IR


 Định lượng: hàm lượng hoạt chất đạt trong khoảng 90-110% hàm lượng ghi trên nhãn
 Độ phân rã: sau 60 phút, không ít hơn 80% ibuprofen được hòa tan
 Thể tích thực: đạt yêu cầu theo quy định
 pH: trong khoảng 3,6-4,6
 Giới hạn tạp liên quan: không vượt quá 0,25%

22
KEM DICLOFENAC 1%
1. CÔNG THỨC
- Kem diclofenac có cấu trúc nhũ tương:
+ Pha N: nước tinh khiết, diclofenac diethylamin, propylen glycol, nipagin M
+ Pha D: dầu paraffin, sáp ong, cetostearyl alcol
+ Chất nhũ hóa: Tween 80
- Công thức điều chế 100 g kem diclofenac 1% theo CT1 (pha D 15%) và CT2 (pha D 25%):
Khối lượng (g)
STT Nguyên liệu Vai trò
CT1 1 CT2 1
1 Diclofenac diethylamin 3 Hoạt chất chính 1,16 1,16
2 Sáp ong Tăng độ cứng, tăng khả năng nhũ hóa 2,0 3,3
3 Dầu parafin Dung môi cho pha D 9,9 16,4
4 Cetostearyl alcol Chất nhũ hóa, làm mềm, tăng độ nhớt 3,1 5,3
5 Propylen glycol Tăng tính thấm, giữ ẩm cho da 15,0 15,0
6 Tween 80 Chất nhũ hóa, tăng độ tan 1,0 1,0
7 Nipagin M Chất bảo quản 0,2 0,2
8 Nước tinh khiết 4
Dung môi cho pha N 67,6 57,6

Ghi chú
1
CT1 có tỉ lệ pha D là 15%
=> Tổng khối lượng của sáp ong, cetostearyl alcol và dầu paraffin là 100 x 15% = 15 g.
Với tỉ lệ sáp ong : cetostearyl alcol : dầu paraffin = 0,5 : 0,8 : 2,5
=> Khối lượng sáp ong: 15 x 0,5 / (0,5 + 0,8 + 2,5) = 2,0 g.
Khối lượng cetostearyl alcol: 15 x 0,8 / (0,5 + 0,8 + 2,5) = 3,1 g.
Khối lượng dầu paraffin: 15 – (2 + 3,1) = 9,9 g.
2
CT2 có tỉ lệ pha D là 25%
=> Tổng khối lượng của sáp ong, cetostearyl alcol và dầu paraffin là 100 x 25% = 25 g.
Với tỉ lệ sáp ong : cetostearyl alcol : dầu paraffin = 0,5 : 0,8 : 2,5
=> Khối lượng sáp ong: 25 x 0,5 / (0,5 + 0,8 + 2,5) = 3,3 g.
Khối lượng cetostearyl alcol: 25 x 0,8 / (0,5 + 0,8 + 2,5) = 5,3 g.
Khối lượng dầu paraffin: 25 – (3,3 + 5,3) = 16,4 g.
3
Tính toán hàm lượng diclofenac diethylamin trong công thức dựa trên chuyên luận “diclofenac
gel” của Dược điển Anh BP2013, theo đó hàm lượng diclofenac diethylamin phải quy về hàm
lượng diclofenac natri. 1 mg diclofenac natri tương đương với 1,1609 mg diclofenac diethylamin.
Vậy 100g chế phẩm thuốc mỡ Diclofenac 1% có chứa 1,16 g diclofenac diethylamin.
4
Lượng nước phải cân đúng:
CT1 có tỉ lệ pha D là 15%
=> Khối lượng pha N là: 100 x 85% = 85 g => Khối lượng nước: 85–(1,16 + 15 + 1 + 0,2)= 67,54
g.
CT2 có tỉ lệ pha D là 25%
=> Khối lượng pha N là: 100 x 75% = 75 g => Khối lượng nước: 75–(1,16 + 15 + 1 + 0,2)= 57,54

23
g.

2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ


2.1. Điều chế kem diclofenac
Công thức (ghi lại công thức theo yêu cầu đề bài)
Phương pháp điều chế
Lưu ý: Ở mỗi bước tiến hành áp dụng với số lượng cân tùy theo công thức áp dụng
Đong thể tích nước đúng theo công thức, đun cách thủy trong bercher 100ml (bercher
1).
B1: Cân đong nguyên liệu theo công thức (lưu ý cân tween 80 và propylen glycol vào bercher
250ml (2), cân dầu parafin vào bercher 250ml (3), cân cetostearyl alcol và sáp ong bằng giấy
cân).
B2: Cho diclofenac diethylamin, nipagin M vào bercher 2, dùng đũa thủy tinh khuấy đều để
hòa tan trên bếp cách thủy, cho từ từ nước nóng từ bercher 1 vào, khuấy đều, duy trì ở nhiệt
độ 70 độ C (kiểm tra bằng nhiệt kế) (4).
B3: Cho cetostearyl alcol và sáp ong vào bercher 3, đun cách thủy cho đến khi tan chảy hoàn
toàn, duy trì ở nhiệt độ 65 độ C (5)
B4: Cho từ từ (4) vào (5), thiết lập chương trình khuấy 900 vòng/phút trong vòng 10 phút cho
máy khuấy.
B5: Tiếp tục khuấy nhẹ bằng đủa thủy tinh đến khi còn ấm. Cân 10g cho vào ống nghiệm.

24
Nhận xét:
- Sự gia tăng nhiệt độ làm gia tăng tốc độ hòa tan của diclofenac diethylamin.
- Sự có mặt của tween 80 làm gia tăng tốc độ hòa tan của diclofenac diethylamin.
- Tween 80 giúp gia tăng tốc độ hòa tan của nipagin M.

2.2. Đánh giá chất lượng


Cảm quan
Nhận xét về màu sắc (trắng?), độ đục, thể chất (mềm, cứng?), sự tách lớp, sự bắt dính khi bôi lên da.
Độ dàn mỏng
- Độ dàn mỏng S1: sử dụng 2 phiến kính, mỗi phiến 20x20 cm, dùng xi-lanh cân 1 g kem diclofenac
vào giữa phiến kính 1, nhẹ nhàng đặt phiến kính 2 lên sao cho không để lại bọt khí. Để yên trong 1
phút, đo đường kính vòng tròn tản ra của kem d1 = 9,70 cm.
 Tính toán trên CT: S1 = пd12/4 (cm2) = 73,9 cm2
- Độ dàn mỏng S2: tiếp tục đặt lên phiến kính 1 một quả cân khối lượng 200 g. Để yên trong 1 phút,
đo đường kính tản ra của kem d2 = 8,27 (cm). Tính toán trên CT: S2 = пd22/4 = 53,7 (cm2).
Độ dàn mỏng của kem bằng hiệu số giữa 2 lần: S = S1 – S2 = 73,9 - 53,7 = 20,2 (cm2).
 Lưu ý: thực hiện trên cùng một phiến kính.
 Ý nghĩa của độ dàn mỏng: tỷ lệ pha dầu càng lớn, độ dàn mỏng càng nhỏ, thể chất thuốc mỡ
càng cứng và ngược lại, tỷ lệ pha dầu càng nhỏ, độ dàn mỏng càng lớn và thể chất thuốc mỡ càng
mềm. đánh giá độ dàn mỏng cho chúng ta biết được tính chất cứng, đặc hay mềm, lỏng của thuốc
mỡ nhằm lựa chọn công thức phù hợp dựa trên mục đích sử dụng (VD: kem bôi da chống nắng
luôn có thể chất lỏng, độ dàn mỏng lớn đề có thể dàn lớp mỏng trên da tốt, kem bôi da trị lang ben
thì có thể chất đặc, độ dàn mỏng nhỏ để khu trú hoạt chất trên da tại vùng cần có tác dụng). (độ
dàn mỏng không nói lên thuốc mở đó có tác dụng tốt hay xấu).

Độ bền vật lý
- Đặt hai ống nghiệm đã lưu mẫu ở tuần trước vào máy thử độ bền, nhiệt độ 45 oC.
- Quan sát mỗi 15 phút, ghi nhận thời điểm kem bắt đầu tách lớp và thời điểm kem tách được một lớp
nước dày 1 cm dưới đáy ống nghiệm.
Nhận xét: tỷ lệ pha dầu lớn hơn thuốc mỡ sẽ có độ bền trong điều kiện thí nghiệm cao hơn thuốc mỡ
có tỷ lệ pha dầu thấp hơn.
Kết quả:

CT1 CT2 Ghi chú – Giải thích

Màu sắc (trắng?) Trắng Trắng

Độ đục Đục Đục

Thể chất (mềm, cứng?) Mềm Mềm

25
Sự tách lớp ban đầu Không Không

Sự bắt dính khi bôi lên da Có Có

Độ dàn mỏng (cm2) 31,76 21,03

Thời điểm bắt đầu tách lớp 15 phút 20 phút

Thời điểm tách được lớp


3h 3,5h
nước dày 1 cm

Kết luận:
CT2 đạt các yêu cầu chất lượng của thuốc mềm.
3. LƯU Ý VÀ GIẢI THÍCH
a) Tại sao nước không được tính vừa đủ mà phải cân chính xác?
Vì kem có cấu trúc nhũ tương, pha D và pha N phải được khuấy trộn liên tục để tạo nhũ tương. Nếu
nếu thêm nước sau cùng sẽ làm hư kem do tách lớp, phá vỡ cấu trúc nhũ tương đã hình thành.
b) Tại sao cần phải duy trì nhiệt độ pha D là 60oC và pha N 65oC?
Nhiệt độ của pha N cần cao hơn nhiệt độ pha D 3-5 oC vì pha N nguội nhanh hơn pha D. Nếu nguội
thì sẽ không phát huy được tác dụng khi phối hợp với pha D.
c) Nếu thay đổi tỷ lệ pha D và các thành phần trong pha D thì ảnh hưởng như thế nào đến độ
dàn mỏng?
Nếu thay đổi tỷ lệ pha D thì độ dàn mỏng thay đổi tỷ lệ nghịch. Nghĩa là nếu tỷ lệ pha D tăng, độ dàn
mỏng giảm.
Nếu thay đổi tỷ lệ Dầu parafin (lỏng) trong pha D nhưng tỷ lệ toàn pha D không đổi thì độ dàn mỏng
thay đổi tỷ lệ thuận. Nghĩa là nếu tỷ lệ Dầu Parafin tăng, độ dàn mỏng tăng.
Nếu thay đổi tỷ lệ sáp ong và cetostearyl alcol (rắn) trong pha D nhưng tỷ lệ toàn pha D không đổi thì
độ dàn mỏng thay đổi tỷ lệ nghịch. Nghĩa là nếu tỷ lệ sáp ong và cetostearyl alcol tăng, độ dàn mỏng
giảm.
d) Kiến thức về dạng bào chế, các tính chât và vai trò của từng chất trong công thức
Kiến thức về dạng bào chế: dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất dùng để bôi lên da và niêm mạc
nhằm gây tác dụng tịa chỗ hoặc đưa dược chấ thấm qua da và niêm mạc, làm tròn hoặc bảo vệ
Tính chất và vai trò của từng chất theo công thức

Hoạt chất Vai trò Tính chất


Diclofenac Hoạt chất chính Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, hút
diethylamin ẩm nhẹ
Dễ tan tron methanol, ethanol 96%
hơi tan trong nước, khó tna trong
aceton
Dạng muối diclofenac diethylamin
rất ít tan trong nước, tan tốt trong

26
dầu

Sáp ong Tăng độ cứng, tăng khả năng nhũ hóa Thể chất dẻo, rắn, không tan trong
của các tá dược nhũ hóa, tăng độ đặc, nước, nóng chảy 62-65oC, tỉ trọng
độ chảy của thuốc mỡ 0,95-0,96 g/cm3
Thành phần pha dầu
Cetostearyl alcol Chất nhũ hóa ổn định, làm mềm da, Dạng hạt, vảy, giống khối sáp, hơi
tăng độ nhớt vàng, không tan trong nước, dễ tan
Thành phần pha dầu, trong ether, ethanol 95% và ether
dầu hỏa
Nóng chảy 49-56oC. Không tan
trong nước
Dầu parafin Thành phần pha dầu Dạng lỏng, màu trắng, không mùi vị
Giúp điều hcinhr thể chất của thuốc Không tan trong nước, ít tan trong
mỡ alcol, tan trong dung môi không
phân cực, đồng tan với mọi tỉ lệ dầu
béo
Tỷ trọng (20 độ C): 0,84-0,89 g/cm3
Propylenglycol Giữ ẩm cho da, tăng tính thấm của Chất lỏng nhớt, không màu, mùi, vị
thuốc mỡ. ngọt.
Thàn phần pha nước, dung môi hòa tan Hỗn hòa với nước, hòa tan tinh dầu
diclofenac diethylamin nhưng không hỗn hòa với dầu béo
Chất giữ ẩm
Tween 80 Chất nhũ hóa diện hoạt thân nước tạo Chất lỏng sánh màu vàng, mùi đặc
nhũ tương D/N. trưng.
Tăng độ tan của diclofenac Hỗn hòa với nước, alcol, ethyl
diethylamin và nipagin M. acetat, không tan trong dầu béo và
parafin lỏng
Tỷ trọng 1,1 g/cm3
Nipagin M Chất bảo quản Chất rắn, ít tan trong nước lạnh, dễ
tan trong nước nóng
Dễ tan trong cồn 95%,
propylenglycol
Tan trong nước nóng, ít tan trong
nươc lạnh
Nước cất vđ Môi trường phân tán Chất lỏng trong suốt, không màu,
không mùi, không vị

27
THUỐC ĐẠN 1. Chú ý khi điều chế?
PARACETAMOL
2. Nêu và phân tích 2 yếu tố thuộc về kỹ thuật điều chế có ảnh hưởng đến kết quả và hệ số thay thế (HSTT) của paracetamol so với hỗn
hợp tá dược trong thực tập?

3. Những thông số cơ bản để tính HSTT của thuốc đạn, ghi lại HSTT của các nhóm và vì sao lại khác nhau?

4. Trình bày và ghi lại 3 yếu tố khác nhau trong thử độ rã lý thuyết và thực tế thuốc đạn?

5. Có thể sử dụng para hàm lượng 20% và 5% để xác định hệ số thay thế không?

6. Vẽ mô hình thử độ rã viên paracetamol như trong thực tập

7. Nêu 1 lưu ý trong công đoạn điều chế thuốc đạn mà có ảnh hưởng đến độ đồng đều hoạt chất

8. Nêu sự liên quan giữa công thức bào chế và cấu trúc hóa lý của dạng bào chế, phương pháp phối hợp hoạt chất vào tá dược, chỉ tiêu
về độ rã của thuốc đạn trong thực tập?

9. Nêu và phân tích một trình tự cân (hoặc 1 thủ thuật pha chế) nếu không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ các thành phần trong
sản phẩm đã thực hiện trong thực tập ?

10. Tính chất ưu nhược điểm của 2 loại tá dược PEG 400 và PEG 4000

11. So sánh thuốc đạn trong thực tập với hai chế phẩm có trên thị trường về cấu trúc và thành phần.

12. Nêu 3 nhược điểm của công thức thuốc đạn Paracetamol trong thực tập? Khắc phục.

13. Tại sao phải xác định HSTT:

14. Yếu tố ảnh hưởng đến độ rã của thuốc đạn:


15. Yếu tô ảnh hưởng đến đô đều khối lượng của thuốc đạn:
16. Yêu cầu của một tá dược thuốc đạn:
17.Ba trường hợp không cần tính HSTT:
18.So sánh cảm quan và thể chất của viên tá dược với viên có hoạt chất. Nếu dùng tá dược thần dầu có khác biệt gì không
KEM 1. Nhược điểm của dạng bào chế nhũ tương so với các dạng bào chế khác
DICLOFENAC
2. 2 nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến độ đồng đều dàn mỏng và khả năng tách lớp?

3. Vai trò của tween 80 – nêu 3 chất thay thế?

4. Mô tả chi tiết giai đoạn phối hợp pha Dầu và pha Nước khi điều chế thuốc mỡ?

5. Thêm các hiện tượng của nhũ tương.

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dàn mỏng của thuốc mỡ. Mục đích

7. So sánh pp khảo sát sự tách lớp shock nhiệt với 1 pp khác

8. Yếu tố ảnh hưởng độ bền thuốc mỡ

HỖN DỊCH 1.Trình bày 1 công đoạn sử dụng nhiệt độ trong pha chế hỗn dịch (thuốc mỡ/ Thuốc đạn). Vai trò của nhiệt độ?
IBUPROFEN
2.Vì sao phải vừa sử dụng sorbitol vừa sử dụng saccharose để làm tăng độ nhớt, bỏ bớt được không?

3.Nêu 2 thành phần quan trọng trong hỗn dịch Ibuprofen

4.Trong công thức hỗn dịch, nếu thay Tween 80 bằng 1 chất khác có được không? Nếu được thì có thể thay bằng chất gì?

5.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phân tán và độ lắng của hỗn dịch Ibuprofen

6.Tại sao phải dùng độ phân tán và độ lắng để chọn công thức pha hỗn dịch.

7.Các yếu tố làm tách lớp Ibuprofen

8.Nhãn hỗn dịch cần lưu ý gì?

9.Hỗn dịch Ibuprofen được xem tốt nhất khi độ ổn định như thế nào? Viết công thức và giải thích.

10. Nêu 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hỗn dịch trong quá trình điều chế

11. Viết công thức đ/c 100ml hỗn dịch Ibuprofen nồng độ 30mg/1ml.
12. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nỗi bông trong điều chế hỗn dịch
THUỐC ĐẠN PARACETAMOL

1. Chú ý khi điều chế?


- Lau sạch khuôn bằng bông thấm cồn 90 độ, không sấy khuôn vì sẽ làm sai thể tích khuôn. Bôi trơn
khuôn bằng dầu parafin để dễ lấy thuốc ra khỏi khuôn.
- Không làm lạnh khuôn trong tầng đông tủ lạnh: vì làm lạnh khuôn trên tầng đông tủ lạnh sẽ tạo ngấn
trên viên thuốc đạn, đồng thời khiến sự co rút giữa trong và ngoài viên thuốc đạn không đều dȁn
đến hiện tượng tim sâu
- Khi đun hỗn hợp tá dược gồm PEG 400 và PEG 4000, vừa đun vừa khuấy, nhưng tránh khuấy quá
mạnh tay, tạo nhiều bọt khí để dễ quan sát quá trình tan của hỗn hợp tá dược.
- Đảm bảo nhiệt độ của hỗn hợp <60 độ khi cho paracetamol và trong suốt quá trình đun paracetamol
trên bếp, vì nếu nhiệt độ >60 độ thì paracetamol sẽ bị phân hủy tạo hợp chất quinon có màu hồng.
Khuấy kĩ trong quá trình đun.
- Khi paracetamol tan hết, ngừng đun hỗn hợp, chờ đến khi hỗn hợp đạt 48 độ (gần nhiệt độ đông
đặc của paracetamol) thì đổ hỗn hợp vào khuôn. Không nên đổ vào khuôn khi hỗn hợp còn quá
nóng: vì hỗn hợp co rút nhiều gây giảm thể tích nhiều.
- Đổ vun khi đổ vào khuôn: vì PEG khi đông đặc sẽ co rút làm giảm thể tích của viên thuốc, nên nếu
không đổ vun sẽ làm thuốc không đạt đủ hàm lượng. Khi đổ phải đổ nhanh và liên tục.
- Cắt phần thừa của thuốc khi thuốc chưa đông cứng hoàn toàn: Vì khi thuốc đã đông đặc thì cắt phần
thừa sẽ làm bề mặt viên thuốc bị bể, không láng mịn, không đạt yêu cầu đồng đều khối lượng và có
thể làm nứt viên thuốc.

2. Nêu và phân tích 2 yếu tố thuộc về kỹ thuật điều chế có ảnh hưởng đến kết quả và hệ số thay
thế (HSTT) của paracetamol so với hỗn hợp tá dược trong thực tập?
- Nhiệt độ đổ khuôn khác nhau: vì khi nhiệt độ đổ khuôn khác nhau thì khối lượng thuốc đổ vào trong
khuôn khác nhau dȁn đến hệ số thay thế cũng khác nhau.
- Thời điểm cắt bằng mặt: khi cắt bằng mặt quá sớm thì thuốc vȁn còn có thể co rút gây thiếu hụt thể
tích, còn khi cắt quá trễ (khi thuốc đã đông cứng hoàn toàn) thì bề mặt có thể bị bể, không láng, viên
thuốc bị nứt, ảnh hưởng đến khối lượng của từng viên thuốc gây sự khác biệt về hệ số thay thế.

3. Những thông số cơ bản để tính HSTT của thuốc đạn, ghi lại HSTT của các nhóm và vì sao lại khác
nhau?
Công thức tính hệ số thay thế:
𝑥 െ (𝑦 െ 𝑝)
𝐹u 𝑝
F: hệ số thay thế nghịch  E = 1/F (E: hệ số thay thế thuận)
x: khối lượng 12 viên đạn tá dược nguyên chất
y: khối lượng 12 viên có pg dược chất + tá dược
p: lượng dược chất trong 12 viên
 Hệ số thay thế của các nhóm
N1:
N2:
N3:
N4:
 Có sự khác biệt do:
- Nhiệt độ đổ khuôn khác nhau
- Thời điểm cắt bằng mặt khác nhau
- Thao tác, kỹ thuật tiến hành khác nhau
4. Trình bày và ghi lại 3 yếu tố khác nhau trong thử độ rã lý thuyết và thực tế thuốc đạn?
Điều kiện Dược điển Điều kiện thực tế
Nguyên tắc giống nhau: đặt viên thuốc trên một đĩa kim loại đục lỗ bên trong một ống rỗng, tất cả
đặt trong một bể nước có nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ thể (37oC)
Bộ phận kim loại có 2 đĩa cách nhau 30 mm Chỉ có 1 đĩa kim loại
Bồn chứa ít nhất 4 lít nước Bể chứa 500 mL nước
Có gắn dụng cụ khuấy chậm và giữ thiết bị thử ở
vị trí thẳng đứng, ngập 90 mm so với mặt Không có dụng cụ khuấy trộn. Quan sát mỗi
nước. 10 phút.
Xoay ngược thiết bị thử 10 phút một lần, tránh
không để nhô lên khỏi mặt nước.
Thử với ít nhất 6 viên Thử với 3 viên

5. Có thể sử dụng para hàm lượng 20% và 5% để xác định hệ số thay thế
không? Không thể sử dụng paracetamol hàm lượng 20% và 5% để xác định hệ số thay
thế, vì:
- Với hàm lượng paracetamol quá lớn (>15%), paracetamol tan nhiều vào PEG tạo dung dịch, khi
đông lại tạo khối dẻo không định hình được viên.
- Để tính HSTT, ta có công thức F = [x - ( y - p )]/p với p là khối lượng paracetamol trong 12 viên
đạn. Nếu p quá nhỏ (<10%), hiệu số giữa x và (y-p) gần bằng 0, F sẽ tiến về 0 và do đó không tính
toán được.
6. Vẽ mô hình thử độ rã viên paracetamol như trong thực tập

7. Nêu 1 lưu ý trong công đoạn điều chế thuốc đạn mà có ảnh hưởng đến độ đồng đều hoạt chất
- Nhiệt độ đun paracetamol cho đến tan hoàn toàn trên bếp: nếu nhiệt độ lớn hơn 60 độ sẽ dȁn đến
việc paracetamol bị phân hủy tạo thành quinon, đồng thời giảm lượng paracetamol có trong hỗn
hợp.
- Nhiệt độ đổ khuôn và thời gian cắt mặt: giai đoạn này có thể dȁn đến sự thay đổi của hệ số thay
thế, ảnh hưởng đến lượng tá dược thêm vào để điều chế 24 viên thuốc đạn, dȁn đến sự thay đổi
hàm lượng của paracetamol trong một viên thuốc đạn
8. Nêu sự liên quan giữa công thức bào chế và cấu trúc hóa lý của dạng bào chế, phương pháp
phối hợp hoạt chất vào tá dược, chỉ tiêu về độ rã của thuốc đạn trong thực tập?
Công thức bào chế:
Paracetamol 150mg
Tá dược vđ 1 viên
Tá dược bao gồm PEG 4000 và PEG 400 theo tỉ lệ 90 : 10
 Mối liên quan giữa công thức bào chế và cấu trúc hóa lý : dược chất paracetamol có độ tan
trong nước là 1 : 70 với nước và 1 : 20 đối với nước nóng, PEG là tá dược keo thân nước tổng
hợp, do công thức có 2 nhóm -OH phân cực nên hòa tan được paracetamol, điều này quyết
định loại cấu trúc của chế phẩm là dung dịch.
 Mối liên quan giữa công thức bào chế và phương pháp phối hợp hoạt chất vào tá dược : phương
pháp hòa tan nóng
 Mối liên quan giữa công thức bào chế và chỉ tiêu độ rã : thời gian rã không quá 30 phút với các
thuốc đạn có tá dược thân mờ và không quá 60 phút đối với thuốc đạn tan trong nước
9. Nêu và phân tích một trình tự cân (hoặc 1 thủ thuật pha chế) nếu không thực hiện đúng sẽ
ảnh hưởng đến tỷ lệ các thành phần trong sản phẩm đã thực hiện trong thực tập?
 Trình tự cân: Cân PEG 4000 và PEG 400 vào chung một chén sứ và đun nóng hỗn hợp trên
bếp cách thủy chứ không cân và đun riêng rẽ PEG 4000 hoặc PEG 400 vì:
 PEG 4000 tồn tại ở thể rắn, PEG 400 tồn tại ở thể lỏng, khi đun chung hỗn hợp gồm PEG 4000 và
PEG 400 thì sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của PEG 4000. Còn khi đun riêng thì vì PEG 400 chỉ
chiếm một khối lượng rất ít và với trạng thái lỏng như vậy sẽ dȁn đến hao hụt rất lớn  làm sai
lệch tỉ lệ giữa PEG 4000 và PEG 400.

10. . Tính chất ưu nhược điểm của 2 loại tá dược PEG 400 và PEG 4000
- Cả 2 đều là tá dược keo thân nước tổng hợp có những đặc điểm sau :
ƯU ĐIỂM
+ Không ảnh hưởng đến sinh lý nơi đặt thuốc
+ Có độ cứng và độ chảy cao nên có độ bền hóa học lớn hơn các tá dược thuốc nhóm tá dược thân
dầu nên dễ bảo quản .
+ Không bị nấm mốc
+ Tương thích với nhiều loại hoạt chất kể cả tan trong nước hay tan trong dầu
+ Phù hợp với khí hâu việt nam
NHƯỢC ĐIÊM
+ Tương kỵ với 1 số chất như benzocain, pennicillin ...
+ Gây kích ứng trực tràng, nhu động ruột do tính hút nước cáo của PEG
+ Do có độ cứng cao, nên tạo cảm giác khó chịu ở vị trí đặt thuốc
+ Giải phóng hoạt chất chậm do hòa tan chậm trong niêm dịch trực tràng, hậu môn
+ Bị giòn nếu bảo quản ko đúng hoặc do làm lạnh quá nhanh
→ Do đó cần phối hợp PEG lỏng và rắn theo tỷ lệ thích hợp, để thu được hỗn hợp PEG có thể chất và
độ chảy thích hợp.
Tá dược PEG phù hợp vì khi điều chế xong thì đạt các chỉ tiêu về cảm quan, đồng đều khối lượng và
độ rã. Tuy nhiên, PEG cũng không phải là tối ưu nhất vì sau khi điều xong cảm quan của viên không
được đều màu, bị đốm trắng(PEG hút nước cao, độ cứng cao không phù hợp cho trẻ em, giải phóng
dược chất chậm, cảm quang viên ướt dính tay)
Có thể thay PEG bằng các tá dược thân dầu khác như các triglycerid bán tổng hợp như nhóm
Suppocire, Witepsol
11. So sánh thuốc đạn trong thực tập với hai chế phẩm có trên thị trường về cấu trúc và thành phần.

Công thức thực tập Công thức 1 Công thức 2


Paracetamol 0,15 g
Tá dược vđ 1 viên
Paracetamol 0,15 g
Tá dược bao gồm PEG 4000 :
Paracetamol 3g Aerosil 20 mg
PEG 400, tỷ lệ 90 : 10
Witepsol vđ 1 viên Tá dược (PEG4000 : PEG400) tỉ
Liều như vậy điều chế cho 24
lệ 90 : 10 vđ 1 viên
viên thuốc đạn.
E = 0,98
Witepsol là triglyceride bán
tổng hợp của các acid béo no,
ngoài ra còn có thêm một tỷ lệ
PEG là tá dược keo thân nước Aerosil là tá dược trơn bóng
nhỏ các mono và diglyceride để
bán tổng hợp. dạng bột, có khả năng bám
tăng khả năng nhũ hoá các chất
Tính PEG 400 dạng lỏng, PEG 4000 dính tốt, được dùng với tỉ lệ
lỏng phân cực.
chất tá dạng rắn,độ cứng cơ học cao. 0,13 % kết hợp với PEG4000 :
Witepsol thuộc nhóm tá dược
dược PEG hút nước cao, giải phóng PEG400 (90 : 10) giúp đảm bảo
béo có thể chất rắn, cứng, chỉ
dược chất chậm, khi lạnh co độ đồng đều hoạt chất giữa các
số acid thấp, chỉ số hydroxyl
rút thể tích viên.
khoảng 5-30, chỉ số iod hóa
thấp, an toàn,bền màu, bền
mùi, mềm mại.
Cấu
Dung dịch do paracetamol tan Hỗn dịch do paracetamol không Dung dịch do paracetamol tan
trúc
được trong PEG. tan trong Witepsol. được trong PEG.
hóa lý

Thuốc đạn trong thực tập Paracetamol 250 mg ACEPHEN


Phoenix Labs UK G&W Laboratories, Inc.
Hoạt Paracetamol 150 mg Paracetamol 250 mg Paracetamol 125 mg
chất
Tá dược PEG 4000 Hard Fat Hydrogenated vegetable oil,
PEG 400 Macrogol polyethylene glycol 100
Cetostearyl ether stearate, polysorbate 80
Glyceryl
Ricinoleate
Cấu Dung dịch đồng nhất. Nhũ tương, tá dược thân dầu, Nhũ tương.
trúc Tá dược thân nước, hòa tan sử dụng những chất nhũ hóa để Tá dược thân dầu, hai chất hoạt
hóa lý trong niêm dịch để giải phóng phân tán dược chất. động bề mặt giúp dược chất
dược chất. phân tán tốt hơn.
12. Nêu 3 nhược điểm của công thức thuốc đạn Paracetamol trong thực tập? Khắc phục.
- Thành phần công thức: sử dụng tá dược thân nước làm thuốc đạn dễ bị mềm => thay tá dược thân
nước bằng ta dược thân dầu
- Cảm quan: Viên thuốc đục không đều màu do tá dược chưa hỗn hòa vào nhau => khuấy kĩ. Viên thuốc
để lâu bị chuyển sang màu hồng do tính chất của para => thay đổi cấu trúc thuốc (thành dung dịch..)
hay thêm chất chống oxi hóa như tocoferol, BTH,...

13. Tại sao phải xác định HSTT:


Mục đích: Xác định lượng dược chất chiếm 1 thể tích tương đương 1 g tá dược khi đổ khuôn
Ý nghĩa là đảm bảo hàm lượng dược chất trong từng viên thuốc đạt yêu cầu.
Vì tá dược và hoạt chất có khối lượng riêng khác nhau (nếu tính theo cách đơn thuần là dược chất và tá
dược theo tỉ lệ của công thức thì đổ viên sẽ bị thiếu thể tích, nếu đủ thì sẽ thừa hàm lượng hoạt chất =>
viên không đạt chất lượng)
Vậy để đảm bảo chất lượng viên thuốc và đổ đầy khuôn thì ta phải tính HSTT. Từ HSTT ta có thể tính
được lượng dược chất và tá dược cần để đổ viên thuốc đạn đạt yêu cầu về hàm lượng và thể tích.

14. Yếu tố ảnh hưởng đến độ rã của thuốc đạn:


Yếu tố công thức: Tỉ lệ tá dược PEG4000;PEG400 Nếu tỉ lệ PEG4000 cao hơn tỉ lệ khảo sát làm viên khó
rã hơn do thể chất viên cứng hơn còn ngược lại nếu PEG 400 nhiều hơn sẽ làm cho thể chất viên quá
mềm
Kĩ thuật bào chế: Sự khuấy trộn hh tá dược khi đun chảy không đều làm viên bị phân lớp nên ảnh hưởng
đến độ rã. Nhiệt độ hh khi đổ. Kĩ thuật đổ khuôn. Điều kiện thử độ rã trong thực tập khó khăn hơn trong
DĐ qui định

15. Yếu tô ảnh hưởng đến đô đều khối lượng của thuốc đạn:
Kĩ thuật bào chế: Kĩ thuật đổ khuôn không đều, nhiệt độ khuôn khi đổ khuôn, kĩ thuật và thời gian cắt
viên, khuôn khác nhau, nhiệt độ hh khi đổ khuôn.
16. Yêu cầu của một tá dược thuốc đạn:
Nhiệt độ chảy thấp hơn 36.5℃, tuy nhiên một số tá dược có nhiệt độ chảy cao hơn vȁn được sử dụng
cho một số trường hợp
Khoảng nóng chảy nên nhỏ để đông rắn nhanh sau khi pha chế, tránh việc tách và kết tụ các tiểu phân
dược chất rắn. Mặt khác khoảng chảy phải đủ lớn để bào chế đươc dễ dàng, đặc biệt ở qui mô công
nghiệp
Có khả năng co rút thể tích để dễ dàng lấy viên ra khỏi khuôn
Có độ nhớt thích hợp để hh dễ chảy vào khuôn khi điều chế và tránh sự lắng động dược chất rắn đồng
thời giúp khối thuốc lan tỏa nhanh, đều lên bề mặt hấp thu khi sử dụng
Ổn định về mặt hoa học và lí học trong thơi gian bảo quan (không đổi màu, mùi hay khả năng phóng
thích dược chất)
Không tương kị với dược chất, thích hợp với nhiều loại dược chất
Cho phép phóng thích dược chất tốt
Hoàn toàn không độc, không gây kích ứng nơi đặt thuốc
Thích hợp với các pp điều chế thuốc đặt
Nếu là tá dược thân dầu thì cần thêm các yêu cầu sau:
Chỉ số acid < 3
Chỉ số xà phòng hóa 200 - 245
Chỉ số iod < 7

17. Ba trường hợp không cần tính HSTT:


Khối lượng riêng của dược chất bằng tá dược
Hàm lượng hoạt chất < 50mg
Điều chế bằng máy tự động ở qui mô công nghiệp

18. So sánh cảm quan và thể chất của viên tá dược với viên có hoạt chất. Nếu dùng tá dược thần
dầu có khác biệt gì không?
● Màu của viên tá dược đục hơn so với màu của viên chứ hoạt chất, do para tan trong tá dược PEG
nên thuốc đạn có cấu trúc dung dịch => viên có hoạt chất không khác lắm so với viên chứa tá dược
● Thể chất viên chứa tỉ lệ para càng nhiều thì càng mềm
● Viên có hoạt chất để lâu có màu hơi hồng do tính chất của para
● Nếu dùng tá dược thân dầu, para không tan trong tá dược thân dầu => thuốc đạn có cấu trúc hỗn dịch
=> viên có hoạt chất sẽ khác hẳn so với viên chỉ chứa tá dược (viên có hoạt chất sẽ thấy những tiểu
phân không tan)
KEM DICLOFENAC

1. (có 3 câu trả lời, ko rõ câu hỏi lúc soạn nên tự xử dựa theo câu hỏi thi )
 Nhược điểm của 2 CT: 2 công thức kém bền, dễ tách lớp khi đun nóng
Nhược điểm (đề không rõ nên Dơi nghĩ ý hỏi là ưu nhược điểm của nhũ
tương)

 Nhược điểm: đánh giá trên tỉ là pha dầu thuốc mỡ độ bền vật lý cao (tỉ lệ pha dầu càng cao)
thì độ dàn mỏng càng thấp. Vì vậy không thể điều chỉnh tỉ lệ pha dầu khi mong muốn công
thức có độ bền vật lý cao mà độ dàn mỏng cũng lớn.
Khắc phục: giữ tỉ lệ pha dầu b% có thể thay thế tỉ lệ các thành phần trong pha dầu, tốc độ khuấy, thời
gian khuấy để đánh giá lại.

 Ưu điểm: DẠNG BÀO CHẾ NHŨ TƯƠNG


- Cho phép phối hợp dễ dàng các dược chất lỏng không đồng tan hoặc các dược chất rắn chỉ tan trong
một loại dung môi.
- Làm cho dược chất phát huy tốt hơn tác dụng điều trị vì dưới dạng nhũ tương, dược chất thường
đạt độ phân tán cao và đồng nhất, khi sử dụng sẽ có diện tích tiếp xúc lớn với các tổ chức của cơ thể.
- Đối với thuốc uống nhũ tương kiểu D/N, cho phép phối hợp các chất thân nước với các dược chất
không tan trong nước như các loại dầu và nhiều dược chất không phân cực khác, phát huy tác dụng
tốt của thuốc do chúng dễ được hấp thu hơn, che giấu mùi vị khó chịu, giảm kích ứng của dược chất
đối với niêm mạc tiêu hóa.
- Đối với thuốc tiêm nhũ tương D/N, có thể chế được thuốc tiêm chứa các dược chất không tan hoặc
rất ít tan trong nước dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc mỡ, thuốc xoa chế dưới dạng nhũ tương có thể dễ dàng phối hợp nhiều loại dược chất khác
nhau với các tá dược thành các chế phẩm đồng nhất, có thể chất mềm, mịn màng, có tác dụng dịu
đối với da, niêm mạc, ít gây nhờn, bẩn da và quần áo, đồng thời có thể điều khiển được tác dụng của
thuốc trên bề mặt da, niêm mạc, hoặc tác dụng sâu ở các tổ chức dưới da bằng cách bào chế thành
nhũ tương D/N hoặc N/D.
- Đối với thuốc đạn, thuốc trứng chế dưới dạng nhũ tương có thể dễ dàng phối hợp đồng đều nhiều
loại dược chất khác nhau với các tá dược, làm thành viên có độ bền cơ học đảm bảo, viên dễ tan rã,
đảm bảo sự giải phóng hấp thu dược chất tốt khi đặt thuốc vào các hốc của cơ thể. Riêng đối với
thuốc đạn có thể làm cho thuốc chỉ tác dụng tại chỗ đặt hoặc gây tác dụng toàn thân bằng cách chế
thành nhũ tương D/N hoặc N/D.
Nhược điểm
- Nhũ tương là hệ phân tán cơ học, không đồng thể nên không bền, dễ bị tách lớp trong quá trình bảo
quản.
- Việc phân liều nhũ tương thuốc sẽ không đảm bảo chính xác khi nhũ tương bị tách pha.

2. 2 nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến độ đồng đều dàn mỏng và khả năng tách lớp?
- Tỷ lệ pha dầu, nước: Về độ dàn mỏng: tỷ lệ pha dầu càng lớn, độ dàn mỏng càng nhỏ, thể chất thuốc
mỡ càng cứng và ngược lại, tỷ lệ pha dầu càng nhỏ, độ dàn mỏng càng lớn và thể chất thuốc mỡ
càng mềm. đánh giá độ dàn mỏng cho chúng ta biết được tính chất cứng, đặc hay mềm, lỏng của
thuốc mỡ nhằm lựa chọn công thức phù hợp dựa trên mục đích sử dụng
- Nhiệt độ pha dầu nước (nhiệt độ pha nước luôn cao hơn pha dầu từ 3-5 độ): Trong quá trình điều
chế nhũ tương, cần kiểm soát nhiệt độ hỗn hợp một cách thích hợp vì nhiệt độ tăng làm giảm sức
căng liên bề mặt và độ nhớt tạo điều kiện cho sự nhũ hóa nhanh hơn và dễ hơn. Nhiệt độ quá cao
hoặc quá thấp sẽ đưa đến sự ngưng tụ các tiểu phân làm giảm chất lượng của nhũ tương
3. Vai trò của tween 80 – nêu 3 chất thay thế?
 Vai trò
Chất nhũ hóa, tạo nhũ tương D/N
 3 chất thay thế: trong sách phần nhũ tương tìm chất nhũ hóa cho nhũ tương D/N, t mất sách rồi
nên k dở được, đứa nào dở dùm t được k?
4. Mô tả chi tiết giai đoạn phối hợp pha Dầu và pha Nước khi điều chế thuốc mỡ?
- Đặt pha dầu bên dưới cánh khuấy, đế kê phù hợp và điều chỉnh vị trí cánh khuấy ở trung tâm
bercher, không để cánh khuấy chạm trúng thành bercher, khởi động máy trộn với tốc độ 200
vòng/phút.
- Khi nhiệt độ pha nước chênh hơn pha dầu khoảng 5 độ thì nhắc pha nước ra khỏi bếp và phối hợp
với pha dầu. Chú ý rót pha nước vào pha dầu thật nhanh và không để bercher chạm vào cánh
khuấy.
- Tăng dần tốc độ từ 200 lên 900 vòng/phút trong 2 phút đầu
- Giữ tốc độ 900 vòng/phút đến khi hỗn hợp trong becher đặt lại
- Hạ tốc độ từ 900 vòng/phút xuống đến 200 vòng/ph, để máy tiếp tục khuấy cho đến khi đủ 10 phút
thì tắt
- Lưu mȁu vào ống nghiệm (8 g), phần còn lại đóng chai và dán nhãn, bảo quản.

5. Thêm các hiện tượng của nhũ tương.


- Sự lên bông: sự liên kết yếu giữa các giọt chất lỏng pha phân tán nhưng vȁn ngăn cách nhau bởi một
lớp mỏng của pha liên tục, nhũ tương có thể trở về trạng thái phân tán đều khi lắc. Sự lên bông có
thể khơi mào cho sự kết dính.
- Sự nổi kem hay sự lắng cặn: các giọt của pha phân tán hay khối kết bông bị tách ra dưới ảnh hưởng
của trọng lực tạo thành một lớp nhũ tương có nồng độ đậm đặc ở phía trên (sự nổi kem) hoặc phía
dưới (sự lắng cặn).
- Sự kết dính: các giọt của pha phân tán kết dính thành giọt có kích thước lớn hơn giọt ban đầu và nếu
tiếp tục sẽ dȁn đến sự tách pha. Nếu có sự kết dính, nhũ tương bị phá vỡ hoàn toàn và không hồi
phục được.
- Ngoài các hiện tượng trên còn có hiện tượng đảo pha. Nguyên nhân của hiện tượng đảo pha thường
là do sự tương tác của các thành phần trong công thức làm phá vỡ hoặc thay đổi tính chất của chất
nhũ hóa.
6. Bằng thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến độ dàn mỏng của thuốc mỡ. Mục đích
Tỉ lệ pha dầu
Kỹ thuật, thao tác khi tiến hành khảo sát độ dàn mỏng
Tốc độ, thời gian khuấy
Nhiệt độ khi phối hợp 2 pha
Trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất là: tỉ lệ pha dầu, tốc độ khuấy, kỹ thuật thao tác khi kiểm nghiệm
độ dàn mỏng.
*Mục đích: Xác định độ dàn mỏng để đánh giá về thể chất đặc hay lỏng, mềm hay cứng của thuốc mỡ
dựa trên tỉ lệ pha dầu (thực nghiệm) trong công thức. Diện tích tản ra càng lớn thì thể chất càng mềm.
đánh già được khả năng thấm qua da của thuốc mỡ.
7. So sánh: với pp lão hóa cấp tốc
Giống: khảo sát tại phòng thí nghiệm. Đều sử dụng yếu tố nhiệt độ
Khác:

PP Shock nhiệt PP lão hóa cấp tốc

Đơn giản Phức tạp

Chỉ trải qua 1 mức nhiệt cao Trải qua 6 chu ký gia giảm nhiệt độ
(48oC) Khảo sát ở nhiệt độ cao và thấp theo
Không khảo sát ở nhiệt độ thấp chu kỳ
Kém chính xác hơn Chính xác hơn

8. Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ bền thuốc mỡ?


- Tỷ lệ pha dầu
- Nhiệt độ phối hợp 2 pha
- Lực phân tán (tốc độ khuấy)
- Thời gian khuấy
HỖN DỊCH IBUPROFEN
1. Trình bày 1 công đoạn sử dụng nhiệt độ trong pha chế hỗn dịch (thuốc mỡ/ Thuốc đạn). Vai trò
của nhiệt độ?
- Hòa tan Natri benzoate, dinatri edetat, saccarose: tăng tốc độ hòa tan và độ tan.
2.Vì sao phải vừa sử dụng sorbitol vừa sử dụng saccharose để làm tăng độ nhớt, bỏ bớt được không?
- Không thể bỏ được vì trong hỗn dịch Sorbitol có vai trò là chất điều vị, ngoài ra còn ngăn cản sự kết
tinh của đường trong nắp chai, thường phối hợp với glycerin với tỉ lệ nhất định.
3.Nêu 2 thành phần quan trọng trong hỗn dịch Ibuprofen
- Chất gây thấm Tween 80
- Chất gây treo: Na CMC
- Chất gây thấm Tween 80: Ibuprofen là hoạt chất có bề mặt sơ nước nên cầm sử dụng thêm chất gây
thấm để làm giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha rắn – lỏng, giúp hoạt chất có thể thấm ướt và phân tán
đều trong chất dȁn là nước tạo thành hỗn dịch đồng nhất.
- Chất gây treo Na CMC: giúp làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán, ổn định môi trường
giúp Ibuprofen phân tán đều và tạo hỗn dịch bền hơn..
4.Trong công thức hỗn dịch, nếu thay Tween 80 bằng 1 chất khác có được không? Nếu được thì có thể
thay bằng chất gì?
Có thể thay thế Tween 80 bằng một chất gây thấm khác với điều kiện:
- Chất đó phải có tính chất tương tự Tween 80: thân nước, có khả năng gây thấm
- Phải uống được, nồng độ 0,3% -> Có cần nồng độ như Tween 80 hay không hay chỉ cần trong giới hạn
cho phép theo quyển hanbook tá dược là được? Điều cần thiết là đảm bảo thể tích cho 1 đơn vị đóng
gói là 5 ml và 1 đơn vị 80 ml.
- Không tương ky với các thành phần khác trong công thức
Các chất gây thấm có thể thay thế Tween 80 là: Pluronic F68, Tween 20, Propylen glycol.
5.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ phân tán và độ lắng của hỗn dịch Ibuprofen
- Nghiền quá mịn hay nghiền quá thô
- Ibuprofen chưa thấm ướt hoàn toàn trong quá trình khuấy trộn, thao tác quá mạnh làm bọt khí
bám lên bề mặt phân cách, tiểu phân ibuprofen bị bám vào làm cho tỷ trọng nhẹ hơn nên nổi lên
trên.
- Chất gây treo trương nở chưa hoàn toàn
- Độ nhớt của môi trường phân tán.
6.Tại sao phải dùng độ phân tán và độ lắng để chọn công thức pha hỗn dịch.
- Độ phân tán đặc trưng cho hỗn dịch ảnh hưởng đến độ bền, khả năng phân liều, sinh khả dụng của hỗn
dịch.
- Tốc độ lắng để đánh giá độ bền, độ ổn định của hỗn dịch vì người sử dụng tự phân tán khi sử
dụng và hoạt chất cần được phân tán đều trong hỗn dịch.
Vậy nếu tốc độ lắng quá nhanh, độ phân tán hoạt chất trong hỗn dịch không đều thì ảnh hưởng đến sự
phân liều không chính xác.

- Chất gây thấm làm giảm sức căng bề mặt giữa pha rắn và pha lỏng làm cho dược chất rắn dễ thấm chất
lỏng hơn. Các micel hoặc tiểu phân của chúng hấp phụ lên bề mặt sơ nước của tiểu phân chất rắn và tạo
ra lớp áo thấm nước bao bọc những tiểu phân rắn.
- Chất gây treo: Làm tăng độ nhớt chất dȁn, làm tiểu phân rắn bền hơn trong chất dȁn.
7.Các yếu tố làm tách lớp Ibuprofen
Kích thước tiểu phân
Tính thấm của dược chất
Độ nhớt của môt trường phân tán
Sự tương tác giữa các bề mặt tiêủ phân
Các chất điện giải, pH, bảo quản…
Lực phân tán
Thời gian phân tán
Tốc độ khuấy trộn
8.Nhãn hỗn dịch cần lưu ý gì?
LẮC TRƯỚC KHI DÙNG, ghi rõ hàm lượng hoạt chất/ đơn vị phân liều KỸ

9.Hỗn dịch Ibuprofen được xem tốt nhất khi độ ổn định như thế nào? Viết công thức và giải thích.
- Độ ổn định tốt nhất là khi để yên, các hợp chất rắn phân tán có thể tách lớp riêng nhưng phải trở lại
trạng thái phân tán đều trong chất dȁn và khi lắc nhẹ chai thuốc trong 1-2 phút và vȁn giữ nguyên trạng
thái phân tán đều trong vài phút.

- Hệ thức Stokes: V =
- Nhũ tương càng bền khi vận tốc tách lớp càng nhỏ
V: vận tốc tách ra các tiểu phân pha phân tán (cm/s)
r: bán kính của cách giọt chất lỏng
d1 – d2 : hệ số tỉ trọng giữa hai pha
: độ nhớt của môi trường phân tán
g: gia tốc trọng trường
10. Nêu 2 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hỗn dịch trong quá trình điều chế
- Kỷ thuật nghiền ibuprofen với Tween 80 phải nhẹ nhàng để tránh tạo bọt.
- Ngâm Na CMC :Cho Natri CMC cho vào becher, thêm khoảng 30 ml nước vào và ngâm 30’ để Natri
CMC trương nở hoàn tòan..
11. Viết công thức đ/c 100ml hỗn dịch Ibuprofen nồng độ 30mg/1ml.
Ibuprofen 3g
Saccarose 40g
Sorbitol70% 10 g
Glyceron 3g
Gôm xanthan 0,15 g
Acid citric 0,2 g
Natri benzoate 0,1 g
Dinatri edetat 0,1 g
Chất mùi 1 ml
Tween 80 0,45 g
Nước cất vđ 100ml

12. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nỗi bông trong điều chế hỗn dịch
Nguyên nhân:
- Khi nghiền mịn dược chất rắn để có thể phân tán đồng nhất trong môi trường liên tục sẽ làm thay đổi
bề mặt tự do làm hệ không bền về dược động học. Các tiểu phân rắn có khuynh hướng tạo thành khối
kết tụ liên kết với nhau bằng lực liên kết yếu tạo hiện tượng nổi bông.
- Ibuprofen chưa thấm ướt hoàn toàn chất dȁn trong giai đoạn tạo khồi nhão. Thao tác quá mạnh làm
tạo bọt khí bám lên bề mặt phân cách giữa 2 pha, tiểu phân Ibuprofen bị bám vào làm cho tỉ trọng nhẹ
hơn nên nổi lên trên
- Do chất gây treo trương nở chưa hoàn toàn hay độ nhớt môi trường chưa đạt yêu cầu.
Khắc phục:
- Nghiền kĩ Ibuprofen ở giai đoạn nghiền ướt để Ibuprofen thấm ướt hoàn toàn.
- Khi nghiền trộn Ibuprofen và phân tán vào chất dẫn nên nghiền nhẹ nhàng tránh tạo bọt khí.
- Ngâm gôm xanthan đủ thời gian đê chất này trương nở hoàn toàn trước khi phối hợp.
CÂU HỎI CÔ VÂN
1: Hãy viết công thức của 1 viên thuốc đạn sau khi xác định hệ số thay thế E
Paracetamol 0,15g
Tá dược vđ 2,5g
Tỷ lệ PEG4000:PEG400 = 9:1, HSTT thuận E=1,07

Câu 2: Tính toán và viết công thức điều chế 24 viên thuốc đạn (cho 2 trường hợp: không hao
hụt, hao hụt 15%)
Không hao hụt: Paracetamol 3,6g Hao hụt: Paracetamol 4,14g

Tá dược vđ 60g Tá dược vđ 69g

Câu 3: Mô tả cách điều chế thuốc đạn.


 Tiệt trùng khuôn bằng cồn 90, để khô tự nhiên.
 Bôi trơn khuôn bằng dầu parafin, úp ngược để tủ lạnh (mặt có lỗ thuốc đạn úp xuống dưới)
 Cân tá dược theo khối lượng trong công thức, chú ý cân PEG 400 trước, sau đó cân tiếp 4000 vào cùng 1
chén sứ.
 Đun cách thủy hỗn hợp tá dược đến tan chảy hoàn toàn, khuấy đều, khuấy kĩ.
 Thêm paracetamol vào khuấy đến khi para tan hoàn toàn (lưu ý nhiệt độ <60độ)
 Đổ khuôn (lưu ý vừa đổ vừa khuấy đều hỗn hợp), cắt phần hỗn hợp đã đông đặc bị thừa sau khi đổ khuôn,
chú ý nhiệt độ 45-50
 Úp ngược khuôn trong tủ lạnh giống như trên, tháo khuôn, lấy viên, đóng gói, dán nhãn, bảo quản

Câu 4: Mô tả cách xác định đồng đều khối lượng.


- Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm
ngoài giới hạn chênh lệch 5% so với khối lượng trung bình và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn
đó.

Câu 5: Nêu tên 2 chế phẩm thuốc đạn trên thị trường (cấu trúc thuốc, thành phần)
Alvedon 250mg
Paracetamol 250mg
Witepsol vđ 1 viên Cấu
trúc: hỗn dịch
Efferalgan 80mg
Paracetamol 80mg
Glycerin bán tổng hợp vđ 1 viên Cấu
trúc: hỗn dịch
Câu hỏi TT Bào chế 2 - nộp ngày: 25/03/2019 - TN3
Photo chuyên luận hỗn dịch DĐVN V, độ rã thuốc đạn và thuốc viên
Câu 1: Tìm độ tan trong nước của:
Saccharose: 2g/ml
Sorbitol: 2,75g/ml
Acid citric: 0,59 g/ml
Natri benzoat: 0,56g/ml
Dinatri edetat:
Câu 2: Các thành phần trong công thức ảnh hưởng đến chỉ tiêu kiểm nghiệm của hỗn
dịch:
Tá dược Chỉ tiêu ảnh hưởng Mối liên quan

Acid citric pH Acid citric làm giảm pH của


thành phẩm
Natri benzoat pH Natri benzoat làm tăng pH
của thành phẩm

Tween 80 Độ đồng đều hàm lượng ở mỗi liều


dùng

Câu 3: Các sản phẩm tương tự hỗn dịch Ibuprofen trên thị trường: Ibuprofen, brufen,
advil, motrin
Nurofen
Hoạt chất: Ibuprofen 200mg/5ml Tá
dược:
Monohydrat acid citric
Natri citrat
Natri clorua
Natri saccharin
Polysorbate 80
Domiphen bromide
Maltilol lỏng
Glycerol
Gôm xanthan
Vị cam
Nước tinh khiết
Brufen
Hoạt chất: Ibuprofen 100mg/5ml Tá
dược:
Sucrose
Sorbitol
Chất tạo màu vàng
Methyl parahydroxybenzoat
Propyl parahydroxybenzoat
BÀI 1: VIÊN NANG PARACETAMOL 250
mg

I. CÔNG THỨC

CT 1 CT 2 CT 3 CT 4
Paracetamol (g) 82,5 82,5 82,5 82,5
Lactose (g) 0 0 4,95 4,95
Dung dịch PVP 10% (ml) 7 8 11 15
Khối lượng cốm thực tế (g) 103,35 96,13
Talc (g) bằng 1% 1.03 0,96
lượng cốm thu được

Paracetamol = 0.25 * 330 = 82.5 g = m1


Lactose ( 0%, 6% so với m1 Paracetamol) ? % * m1
Dung dịch PVP Vừa đủ ( thực tế)
Talc 1% * m cốm thực tế cân được sau khi sửa hạt
Cách tiến hành

II. KIỂM NGHIỆM BÁN THÀNH PHẨM

CT1 và CT2 CT3 và CT4


Tham
Chỉ tiêu đánh giá Chưa trộn Đã trộn Chưa trộn Đã trộn chiếu
talc talc talc talc
Độ ẩm 0.87% 0,98%
Tỉ trọng trước gõ (g/ml) 0,4717 0,4630 0,5268 0,5263
Tỉ trọng sau gõ (g/ml) 0,5952 0,5435 0,5562 0,5882
Chỉ số nén (%) 20,75 14,81 5,2859 10,5236 <15
Tỉ số Hausner 1,2619 1,1739 1,0558 1,1176 <1,25
Góc nghỉ
0o 40,5o 32,55o 34,27o 25o-30o
Tốc độ chảy (g/s) 0 0,64 13,9664 21,7391
Khối lượng cốm (g) 103,35 104,38 96,13 97,09
Khối lượng 1 viên (mg) 252,27 254,80 268,94 271,61
Thể tích cốm 1 viên trước gõ (ml) 0,5348 0,5503 0,5105 0,5160
Thể tích cốm 1 viên sau gõ (ml) 0,4238 0,4688 0,4835 0,4618
Cách tiến hành:
 Đo tỉ trọng trước gõ: Cân 20g cốm, cho vào ống đong 50ml, nhấc ống đong lên cách mặt
khăn 3cm thả ống đong 3 lần, đọc thể tích. Tính tỷ trọng theo CT:𝑉 d = 𝑚
 Đo tỉ trọng sau gõ: Nhấc ống đong đo tỷ trọng trước gõ lên cách mặt khăn 3cm, thả nhẹ ống
đong xuống khăn, làm tương tự như vậy cho đến khi thể tích cốm trong ống đong không thay
đổi nữa, đọc thể tích. Tính tỷ trọng theo CT: d = 𝑚𝑉
 Chỉ số nén (Carr’s Index) = (ds-dt)/ds
 Chỉ số Hausner = ds/dt
 Góc nghỉ (o) và tốc độ chảy: Chuẩn bị khây, phễu inox khô sạch, cân 50g cốm cho vào phễu,
dùng đầu ngón tay bịt kín đầu dưới phễu, nhất lên khỏi mặt khây khoản 3cm, bấm đồng hồ,
thả đầu ngón tay, từ từ nhất đầu phểu lễn để cốm tạo thành hình chóp, ngưng đồng hồ và xem
thời gian khối bột chảy hết khỏi phễu. Dùng thước đo đường kính và chiều cao của hình chóp,
tính được tan của góc nghỉ = 2h/d, suy ra góc nghỉ
Nhận xét:
- Chỉ số nén và Hausner: Sự hiện diện của lactose làm tăng độ trơn chảy và khả năng sắp
xếp của cốm (DC). Vai trò của talc là làm tăng độ trơn chảy của cốm ……
- Góc nghỉ, tốc độ chảy: Sự hiện diện của lactose làm tăng lưu tính của cốm (DC). Vai trò
của tyalc là tăng lưu tính của cốm. Mặt khác Góc nghỉ từ 30-40 độ chứng tỏ, cốm có khả
năng trơn chảy nhưng thiếu tá dược trơn trong công thức này là talc. ĐỀ NGHỊ TĂNG
HÀM LƯỢNG TALC TRONG CÔNG THỨC
- Độ ẩm: đối với cốm đóng nang <=5% thì tất cả các công thức đều đạt
- Tỉ trọng BK đặc trưng cho tính xốp của hạt, tỉ trọng thật do cấu trúc ohaan tử đơn chất
quyết định. Càng xốp thì tỉ trọng càng nhỏ. Dùng tá dược độn với mục đích: làm tăng thể tích,
khối lượng viên tới mức thích hợp để dễ tạo hình kèm theo cải thiện tính chịu nén, tính trơn chảy của
hoạt chất. Ở đây cả nhóm thống nhất sử dụng lactose là tá dược được sử dụng phổ biến, tăng độ xốp
và tăng bề mặt tiếp xúc giữa paracetamol với môi trường. Ngoài ra, lactose còn giúp làm rã, giải
phóng hoạt chất tốt, gần như không hút ẩm (DC tỉ trọng sau gõ) . Sau khi cho tá dược trơn (Talc) vào
khối lượng riêng của cốm tăng rõ rệt do trong quá trình trộn cốm và talc hạt cốm dược bao phủ bởi
talc giúp dễ trôi chảy hơn lấp đầy khoảng thể tích còn trống.
III. TÍNH CHỌN CỠ NANG

CT1 và CT2 CT3 và CT4


Khối lượng cốm 1 viên (mg) 254,80 271,63
Thể tích cốm 1 viên (ml) 0,4688 0,4618
Cỡ nang chọn (ml) Nang 0 (0,67)
Tỉ trọng gõ của lactose (g/ml) 0,676
Thể tích lactose 1 viên (ml) 0,2012 0,2082
Khối lượng lactose 1 viên (mg) 136,01 140,75
Khối lượng cốm cho 300 viên (g) 76,44 81,49
Khối lượng lactose cho 300 viên (g) 40,80 42,22
Khối lượng cốm+ lactose 1 viên (mg) 254,80 +136,01 = 390,81 mg 271,63 + 140,75 = 412,38 mg
Khối lượng cốm + lactose 300 viên (g) 76,44 + 40,80 = 117,24 g 81,49 + 42,22 = 123,71 g

Cách tính toán:


IV. KIỂM NGHIỆM THÀNH PHẨM: Đồng đều khối lượng

Khối lượng viên (mg) Khối lượng nang (mg) Khối lượng thuốc (mg)
STT
CT1 và CT2 CT3 và CT4 CT1 và CT2 CT3 và CT4 CT1 và CT2 CT3 và CT4
1 480 480 100 90 380 390
2 460 530 90 90 370 440
3 510 530 90 90 420 440
4 480 530 100 100 380 430
5 510 520 100 90 410 430
6 530 510 90 90 440 420
7 480 540 110 100 370 440
8 470 520 90 100 380 420
9 490 480 100 90 390 390
10 490 490 100 90 390 400
11 460 510 90 100 370 410
12 490 490 100 90 390 400
13 500 530 100 100 400 430
14 500 500 90 100 410 400
15 510 520 90 100 420 420
16 460 530 100 90 360 440
17 490 520 90 100 400 420
18 510 490 100 90 410 400
19 480 510 100 100 380 410
20 490 520 100 90 390 430
MAX 530 540 100 100 440 440
MIN 460 480 90 90 360 390
TB 489.5 512,50 196.5 94,50 393.0 418
SD 19,65 17,04
KTC 390,81 ± 7,5% 412,38 ± 7,5%
[361,50;420,12]
[381,46;443,31]
Đạt nếu không quá 2 đơn vị nào nằm ngoài khoảng 7,5%, không có đơn vị nào nằm ngoài khoảng 15%

=> đạtttttttttttttttttttttttttttttttttttttt

Cách tiến hành: Độ đồng đều khối lượng (phụ lục 11.3)
Phương pháp 1 Áp dụng cho thuốc viên nén, thuốc đạn, thuốc trừng, thuốc dán. Cân riêng
biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình.
Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng
trung bình quy định trong Bảng 11.3.1 và không được có đem vị nào có khối lượng vượt gấp
đôi giới hạn đó.

- Tính khối lượng tb [ Khối lượng thuốc = KL viên – KL nang]

Đánh giá độ rã

Thời gian rã của viên nang


Công thức (giây)
CT1 và CT2 CT3 và CT4
Nang 1 80 83
Nang 2 82 86
Nang 3 81 90
Nang 4 85 90
Nang 5 90 92
Nang 6 80 100
TB ± SD 83 ± 3,90 90,20 ± 5,81

Đạt nếu thời gian rã < 30 phút (1800 giây)


=> đạttttttttttttttttttttt

Mặt khác CT1 và CT2 có tg rã nhanh hơn CT3 và


CT4
Cách tiến
hành:

Kết luận
1. Bán thành phẩm: Dựa vào chỉ số nén, hausner, góc nghỉ, tốc độ chảy nhận thây lưu tính và
đọ trơn chảy của CT3 và CT4 tốt hơn so viws CT1 và CT2 => do đó nên cho CT3 và CT4 để
đưa vào sản xuất

2. 2. Thành phẩm: Tất cả các CT cốm ddeedu đạt chỉ tiêu về độ đồng đều KL và độ rã theo
tiêu chuẩn DDVN V. CT3 và CT4 chứa lactose nên tỉ trọng lớn hơn Ct1 và CT2 suy ra thể
tính cốm nhỏ hơn và cần lượ g lactose đọn ngài nhiều hơn mặc dù không đáng kể
Kết luận chung: CT3 và CT4 có nhiều ưu điểm hơn nên đượcchọn

Các vấn đề thường gặp phải, yếu tố sai sót và cách khắc phục

Cải thiện công thức hoặc thay thế bằng các loại TD khác
Bài 2: Cốm pha hỗn dịch Paracetamol
Công thức 100 đơn vị sản phẩm

Hàm CT1 CT2 CT3 CT4


lượng CT1 CT2 (Gôm CT3 CT4
Thành phần (NaCMC) (NaCCM)
một đơn Xanthan) (Saccarsose)
vị (mg)
Paracetamol 150 15
Saccarose 815 81,5
Dung dịch màu mùi Vđ Vđ
Na CMC 3
Gôm Xanthan 30 3
NaCCM 3
Saccarose 3
Dung dịch PVP Vđ ẩm 8ml 9ml 9 ml 6.0 ml
10% trong EtOH
70%
Talc lý thuyết 5 0,5 g
Tổng khối lượng 1000 mg 100g

Công thức CT1 CT2 CT3 CT4


Độ ẩm (%) 1.81% 1,49% 1,47% 0,69%
Khối lượng cốm 93,55 92,48 96,35 95,77
thu được (g)
Talc thực tế (g) 0,47 0,46 0,48 0,48

Cách tính toán

1 Para = 0.15 * 100


2 Dung dịch màu mùi Vđ ( xem như không đáng kể)
3 Tá dược treo: Saccarose = 0.3 * 100
4 Tá dược độn: Saccarose = 100 (tổng KL lt) – (1) – (3) – Talc (lt = 0.5g)
5 Dung dịch PVP Vđ ẩm ( xem như không đáng kể)
6 Talc Cân mg cốm sau khi trộn PVP -> tính tam suất
( 0.5g talc tương ứng 99.5g cốm)
Tổng khối lượng Lt = 100g, Thực tế: m cân được.
*CT có tá dược treo là saccarose thì đi cân tổng lượng saccarose của cả td độn và td treo

KẾT QUẢ

ĐỘ LẮNG CT1 CT2 CT3 CT4


Thời gian phân 50s 21s 5s 5s
tán đều
Vo 25 25 25 25 ml
5 phút 23 23 24 25 ml
10 phút 22,5 23 23,5 25 ml
15 phút 22 23 21 24,5 ml
20 phút 21 23 20 24,5 ml
25 phút 20,5 23 19 24 ml
30 phút 18 23 18 24 ml
ĐỘ ĐẮNG
Mùi
Người thử nghiệm 1 +++ ++ + +
Người thử nghiệm 2 +++ ++ +++ +
Người thử nghiệm 3 +++ +++ ++ +
Người thử nghiệm 4 +++ +++ ++ +
Người thử nghiệm 5 +++ ++ + +
Người thử nghiệm 6 +++ ++ + +

Cách tiến hành


a) Độ phân tán:

Cân 4g chế phẩm cho vào cốc có mỏ, thêm 20 ml nước cất. Khuấy kỹ, ghi lại thời gian t khi cốm đã
phân tán đều.

Công thức 3, ghi nhận t = 5s.

b) Độ lắng:

Phần đã phân tán cho vào ống đong, thêm nước đến vạch 25 ml.

Ghi lại thể tích phần lắng sau mỗi mốc thời gian 5 phút, 10 phút, 15 phút, 20 phút, 25 phút, 30
phút.

c) Độ đắng:

Chọn 6 sinh viên (không bị bất thường vị giác) để thử độ đắng.

Ở mỗi công thức, cân 1g cốm phân tán trong 15ml nước cất. Người thử nghiệm cho 5ml hỗn dịch
vào miệng ngậm 10s. Sau đó súc miệng, nghỉ 5 phút và thử tiếp các công thức còn lại.

Nhận xét

Thời gian phân tán: CT4 = CT3 < CT2 < CT1 - CT2 không lắng trong quá trình khảo sát; CT1 và CT4 ít
thay đổi trong 5 phút đầu tiên; CT3 và CT4 lắng nhanh trong 5 phút đầu tiên. - Giải thích: - Các yếu tố
ảnh hưởng: Khảo sát trong bài thực tập là tá dược gây treo. Ngoài bài thực tập: lực phân tán Độ đắng -
Hỗn dịch điều chế vẫn còn đắng, tùy theo mỗi người thì độ đắng lại khác nhau. - Công thức 4 ít đắng
nhất, thời gian phân tán trung bình và không quá nhanh. Kết luận: chọn CT4

Một số cách cải thiện công thức

Vậy công thức cốm pha hỗn dịch paracetamol 150 mg cần có thêm: Tá dược treo có tác dụng mạnh
nhằm giúp phân tán dược chất để tạo thành hỗn dịch chỉ bằng cách lắc. Ở đây có 2 tá dược có thể
chọn là: natri carboxymethyl cellulose, gôm xanthan. Nhóm chọn natri carboxymethyl cellulose (Na CMC)
vì nếu chọn gôm xanthan thì cần phải gia nhiệt hoặc khuấy mạnh, hoặc để lâu cho gôm xanthan trương
nở, ngoài ra Na CMC còn là tá dược rã cho công thức.
BÀI 3: VIÊN NÉN PARACETAMOL 500 MG
I. CÔNG THỨC

Công thức 400 viên paracatamol 500 mg

Hàm lượng Hàm lượng Khối lượng các thành phần cho 400 viên (g)
1 viên 325 1 viên 500 CT1 CT2 CT3 CT4
Thành phần (mg) (mg)
(tinh bột (tinh bột mì) (lactose) (Avicel PH
ngô) 101)
Paracetamol 325 500 200 (81,25% khối lượng)
Avicel PH101 20 30,8 12,32
Tinh bột ngô 12,32
Tinh bột mì 12,32
20 30,8
Lactose 12,32
Avicel PH101 12,32
Tinh bột mì (nấu hồ 10%) 10 15,4 6,16
Natri starch glycolat (LT) 22 33,8 6,76 + 6,76
Aerosil 200 0,5 0,8 0,32
Magnesi stearat 2,5 3,8 1,52
Cách tính toán: Tính toán pha chế 400 viên nén chứa 500mg para [ ĐỀ CÓ THỂ THAY ĐỔI
HÀM LƯỢNG PARA HOẶC TỔNG SỐ VIÊN PHA CHẾ _ TAM SUẤT TỪ CÔNG
THỨC GỐC TRANG 21 – g trình tt]
1 Para = 0.5 * 400  Cân, trộn, xát
2 Avicel = 30.8*10^-3 * 400 + sửa hạt -> m cốm
3 Tá dược độn = 30.8*10^-3 * 400 thực tế thu được =
m1 [gồm 1, 2, 3, 4
4 Tinh bột mì (10%) = 15.4*10^-3 * 400 = 6.16 g
[Tính lượng nước = 6.16 *90% / và 5(1)]
10% = 55.5ml] mlt= 237.56 g
5 Natri starch glycolat - 6.76 tá dược rã nội trộn vào trước (1)
- 6‸㌵6 㔶𝑚喰 : tá dược rã ngoại (thêm vào sau phải tam suất) _
2㌳㌵‸6
coi như tá dược trơn bóng
6 Aerosil 0‸㌳2 㔶𝑚喰
= 2㌳㌵‸6
7 Magne stearat 1‸2 㔶𝑚喰
= 2㌳㌵‸6
Công thức hoàn chỉnh:

*CT có tá dược độn là avicel thì đi cân tổng lượng avicel của cả td độn và td rã
CT1 CT2 CT3 CT4
Độ ẩm (%) 0,64% 1,01% 1,46%
Khối lượng cốm 191,80 190,90 182,62 218,54
thu được (g)
Natri strarch 6,76 + 5,46 6,76 + 5,46 7,76 + 5,40 6,76 + 6,22
stearat (g) thực tế
Aerosil 200 thực 0,26 0,26 0,26 0,29
tế (g)
Magne stearat 1,23 1,22 1,21 1,40
II. KIỂM NGHIỆM CỐM BÁN THÀNH PHẨM

CT1 CT2 CT4


CT3
Chỉ tiêu đánh giá (tinh bột (tinh bột (Avicel PH
(lactose)
ngô) mì) 101)

Độ ẩm cốm sau khi sấy (%) 0,64% 1.01% 1,93% 1,46


m cốm thu được sau sấy (g) 191,8 190,9 189,62 218,54
d trước gõ (g/ml) 0,51 0,55 0,54
d sau gõ (g/ml) 0,60 0,58 0,59
Chỉ số nén (%) 15 5,17 9,33
Tỷ số Hausner 1,180 1,054 1,103
Tốc độ chảy (g/s) 12,5 16,67 4,55 12,1951
Góc nghỉ (o) 26,510 27,620 29,250 33,250
Ф > 1700 nm 0 0 0 0
1400 nm < Ф < 1700 nm 0 0 0 0
Phân bố
710 nm < Ф < 1400 nm 8,63 13,00 11,90 6,95
kích
thước 180 nm < Ф < 710 nm 60,36 67,55 64,40 54,90
cỡ hạt 125 nm < Ф < 180 nm 21,42 14,92 18,07 25,45
(%)
Ф < 125 nm 6,65 4,46 5.63 11,16
Cách tiến hành

 Đo tỉ trọng trước gõ: Cân 20g cốm, cho vào ống đong 50ml, nhấc ống đong lên cách mặt
khăn 3cm thả ống đong 3 lần, đọc thể tích. Tính tỷ trọng theo CT:𝑉 d = 𝑚
 Đo tỉ trọng sau gõ: Nhấc ống đong đo tỷ trọng trước gõ lên cách mặt khăn 3cm, thả nhẹ ống
đong xuống khăn, làm tương tự như vậy cho đến khi thể tích cốm trong ống đong không thay
đổi nữa, đọc thể tích. Tính tỷ trọng theo CT: d = 𝑚𝑉
 Chỉ số nén (Carr’s Index) = (ds-dt)/ds
 Chỉ số Hausner = ds/dt
 Góc nghỉ (o) và tốc độ chảy: Chuẩn bị khây, phễu inox khô sạch, cân 50g cốm cho vào phễu,
dùng đầu ngón tay bịt kín đầu dưới phễu, nhất lên khỏi mặt khây khoản 3cm, bấm đồng hồ,
thả đầu ngón tay, từ từ nhất đầu phểu lễn để cốm tạo thành hình chóp, ngưng đồng hồ và xem
thời gian khối bột chảy hết khỏi phễu. Dùng thước đo đường kính và chiều cao của hình chóp,
tính được tan của góc nghỉ = 2h/d, suy ra góc nghỉ

Nhận xét:

- Độ ẩm: Tất cả các CT đều có độ ẩm <3% (Dẫn chứng)


- Chỉ số nén và tỷ số hausner: CT1 > CT4 > CT3 (CT2?) -> lưu tính của CT 3 và CT4 là
tốt nhất. Avicel và lactose có tính trơn chảy tốt. CT có lactose cải thiện góc nghỉ và chỉ
số nén tốt nhất.
- Tốc độ chảy : CT3 < CT4 < CT1 < CT2 ????
- Góc nghỉ: CT 1, 2, 3 góc nghỉ đều nằm trong khoảng từ 25 – 30 độ -> có độ trơn chảy
tố. CT4 nằm trong khoảng 30 – 40 có khả năng trơn chảy nhưng cần tá dược trơn.
- Dải phân bố cỡ hạt của 4 CT đều có hình chuông chứng tỏ mẫu hạt có kích thước khá
đồng nhất.Trong đó CT 2 và CT 3 có dải sự phaan bố đồng đều nhất.
III. KIỂM NGHIỆM VIÊN NÉN THÀNH PHẨM

Đồng đều khối lượng (mg) Độ cứng (N) Độ rã (giây)


STT CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4
1 610 610 630 640 112 92 102 93 30 36 90 30
2 610 620 630 640 131 97 107 94 30 36 95 30
3 610 600 630 630 110 73 130 90 30 36 106 30
4 610 630 650 630 126 75 117 91 30 36 110 30
5 600 620 650 630 121 83 117 93 30 36 110 30
6 610 630 650 640 118 85 130 92 30 36 113 30
7 610 620 650 630 121 90 120 95
8 610 620 650 630 123 72 138 95
9 620 620 650 640 132 110 124 93
10 600 620 640 630 110 97 118 90
11 610 620 650 640
12 620 620 630 630
13 610 630 650 630
14 610 630 640 640
15 600 630 640 640
16 610 630 650 640
17 620 620 650 630
18 620 610 650 630
19 610 620 640 630
20 620 610 650 640
Min 600 600 650 640 110 72 102 95 90
Max 620 630 630 630 132 110 138 90 113
TB 611 620 644 634,5 120,4 87,4 120,3 92,6 30 36 104 30

SD 31 8,04 8,21 5,09 8,02 12,20 10,82 1,83 9,32

Khoảng 615,4 ± 5% ≥ 40N < 15 phút


tham [584,63;646,17] < 900 giây
chiếu

Nhận xét: v Cả 4 CT đều đạt đồng đều khối lượng, RSD đều nhỏ.
- Cả 4 CT đều đạt yêu cầu độ cứng.CT1 và CT3 có độ cứng lớn nhất.
- Cả 4 CT đều đạt độ rã. Tinh bột rã theo cơ chế trương nở; Avicel rã theo cơ chế mao dẫn và
trương nở; lactose rã theo cơ chế hòa tan nên tương đối chậm. Thời gian rã TB CT1=CT4 <
CT2
< CT3.
Độ mài mòn

CT1 CT2 CT3 CT4


STT Khảo sát
(tinh bột ngô) (tinh bột mì) (lactose) (Avicel PH 101)
Khối lượng 20 12,55 12,97 12,76
viên trước khi đo
(g)
Lần 1 Khối lượng 20 12,18 12,34 12,93 12,64
viên sau khi đo (g)
Độ mài mòn (%) 0,49 1,67 0,31 0,94
Khối lượng 20 12,23 12,68 12,98 12,74
viên trước khi đo
(g)
Lần 2 Khối lượng 20 12,18 12,5 12,93 12,40
viên sau khi đo (g)
Độ mài mòn (%) 0,41 1,42 0,39 2,67
Khối lượng 20 12,25 12,69 12,98 12,56
viên trước khi đo
(g)
Lần 3 Khối lượng 20 12,19 12.52 12,94 12,52
viên sau khi đo (g)
Độ mài mòn (%) 0,49 1,34 0,31 0,32
TB ± SD 0,46 ± 0,04 1,47 ± 0,14 0,34 ± 0,046 1,31 ± 1,13

Nhận xét: Đạt nếu <3%


Độ mài mòn của cả 4 CT đều đạt. Trong đó độ mài mòn của CT3 là nhỏ nhất
KẾT LUẬN:
1. Bán thành phẩm: Dựa vào chỉ số nén, hausner, góc nghỉ, tốc độ chảy nhận thây lưu tính và
đọ trơn chảy của CT3 tốt nhất => do đó nên chọn CT3

2. 2. Thành phẩm: Tất cả các CT cốm đều đạt chỉ tiêu về độ đồng đều KL, độ cứng, độ mài
mòn và độ rã theo tiêu chuẩn DDVN V. Nhưng CT 3 cho thấy nhiều ưu điểm (độ mài mòn, độ
cứng)
Kết luận chung: Chọn CT3

Cách tiến hành


Cải thiện công thức
LÝ THUYẾT

Mục đích tạo cốm:

- Ngăn ngừa sự phân li của hỗn hợp bột


- Cải thiện lưu tính
- Cải thiện tính chịu nén
- Tránh bay bụi (CND mới quan tâm)

Tính chất Dạng bào chế Phương pháp


kiểm nghiệm
Nang Hỗn dịch Nén
Ngăn ngừa sự PVP Hồ tinh bột PVP
phân li của hỗn 10% Avicel
hợp bột PH101
Cải thiện lưu Talc Aerosil Aerosil Tốc độ
tính Mg staerat chảy Góc
nghỉ
Khả năng sắp
xếp hạt/phân bố Tỉ trọng biểu
cỡ hạt kiến (nén,
Hausner)
Cải thiện tính Tá dược độn khảo Độ cứng
chịu nén sát

Avicel PH101
Phân tán và độ Tá dược gây treo khảo Thời gian phân
bền hỗn dịch sát tán

Độ lắng
Bài 1 Nang

Lactose: tá dược độn, làm đầy viên. Độ trơn chảy tốt (Hausner: 1,18). Tương đối ít hút tá dược dính.

Bài 2 Hỗn dịch

Chức năng Hút tá dược dính Tạo hỗn dịch Độ nhớt


thường dùng
Na CMC Treo, dính Ít Chậm Vừa
Gôm xanthan Treo, tạo gel Nhiều Chậm nhất Cao
Na CCM Rã Nhiều nhất Nhanh Thấp
Saccarose Độn, treo Ít Nhanh Thấp

Bài 3: Nén

Chức năng Hút tá dược Tính chịu nén Khả năng hút Lưu tính
thường dùng dính ẩm
Tinh bột ngô Độn, rã Nhiều Kém Cao Kém
Hausner 1,42
Tinh bột mì Độn Nhiều Kém Cao Kém
5%: rã Hausner 1,52
Lactose Độn Ít Tốt Thấp Tốt
Avicel PH101 Độn, treo, Ít Tốt Cao Kém
dính 5%: Rã Hausner 1,41
Quy trình điều chế
CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: So sánh cốm pha hỗn dịch, cốm đóng nang, cốm viên nén (quy mô cỡ lô, màu sắc, mùi vị,
phương pháp bào chế, tá dược dính, rã…)

GIỐNG NHAU:
- Đều có hoạt chất là paracetamol
- Đều thực hiện bằng phương pháp xát hạt ướt.

KHÁC NHAU:

Cốm pha hỗn dịch Cốm đóng nang Cốm viên nén
Quy mô cỡ lô 100 đơn vị có hàm 330 viên nang có hàm 400 viên nén 500 mg
lượng 150 mg lượng 250 mg para para
Màu sắc para Trắng Trắng
Mùi vị Cam Trắng Trắng
Cam
Phương Xát hạt Bằng tay – Rây 2,0mm Bằng máy – Rây 2,0mm Bằng máy – rây 2,0mm
pháp bào Làm khô Nhiệt độ 50 –> độ ẩm Nhiệt độ 50 – 60 -> độ Nhiệt độ 50 – 60 -> độ
chế <= 5% ẩm <= 5% ẩm <= 3%
Sửa hạt Bằng tay – Rây 1,0mm Bằng máy – Rây 1,5 Bằng máy – rây 1,0 mm
mm
Kiểm tra Không KT các chỉ tiêu: KT các chỉ tiêu:
bán thành Tỷ trọng biểu kiến Kích thước và phân bố
phẩm Độ xốp của cốm kích thước hạt
Tốc độ chảy – lưu tính Tỷ trọng biểu kiến
Tính chịu nén Độ xốp của cốm
Độ ẩm Tốc độ chảy – lưu tính
Tính chịu nén
Độ ẩm
Nồng độ hoạt chất và
độ đồng đều
Tá dược dính Dung dịch PVP 10% Dung dịch PVP 10% Tinh bột mì (nấu hồ
trong cồn 70 độ trong cồn 70 độ 10%)
Tá dược rã Trong qt tạo cốm Trong qt tạo cốm chưa ½ natri starch glycolat –
chưa cho tá dược rã cho tá dược rã tá dược rã nội

Câu 2: Mô tả các thao tác tạo hạt theo phương pháp xát hạt ướt thủ công và bằng máy từ đó hãy lập
bảng so sánh 2 cách tạo hạt vừa trình bày.

 XÁT HẠT ƯỚT BẰNG MÁY:


- Mở máy xát hạt ướt qua rây 2mm, lấy mâm hứng cốm bên dưới.
- Dùng tay tạo khối bột
- Mở cần ép ra, cho khối bột vào máy, ép cần xuống, thu cốm ướt trên khay
 XÁT HẠT ƯỚT BẰNG TAY:
- Chuẩn bị một rây đục lỗ vuông có đường kính lỗ rây 2mm, đặt rây lên trên khay để
hứng cốm tạo thành.
- Dùng tay tạo khối bột, đặt trên rây
- Dùng chày để ép bột qua rây
 SO SÁNH: 4 điểm:
 Nêu 4 đặc điểm khác nhau giữa xát hạt bằng máy và xát xát hạt bằng tay
Xát hạt bằng tay Xát hạt bằng máy
Kích thước hạt Không đồng đều Đồng đều
Thể chất khối bột Khối bột nhão hơn Bột khô
Tốc độ xát hạt Chậm Nhanh
Độ ẩm Điều chỉnh được độ ẩm Không điều chỉnh được độ
Hao hụt ít ẩm
Hao hụt nhiều

Câu 4: Mục đích tạo hạt trong từng bài tt

- Nang: ngăn sự phân li của hỗn hợp bột, tăng tính trơn chảy để phân phối đều vào nang, tăng
tính chịu nén để có thể nén vào nang do bột paracetamol
- Hỗn dịch: Ngăn sự phân li của hỗn hợp bột
- Nén: ngăn sự phân li của hỗn hợp bột, tăng tính trơn chảy để phân phối đều vào cối, tăng
tính chịu nén để viên đạt

Câu 5: các chỉ tiêu đánh giá:

Viên nang Viên nén Hỗn dịch


Bán thành phẩm Tỷ trọng biểu kiến Kích thước và phân bố
Độ xốp của cốm kích thước hạt
Tốc độ chảy – lưu tính Tỷ trọng biểu kiến
Tính chịu nén Độ xốp của cốm
Độ ẩm Tốc độ chảy – lưu tính
Tính chịu nén
Độ ẩm
Nồng độ hoạt chất và
độ đồng đều
Thành phẩm [DDVN V] [DDVN V] [DDVN V]
Độ đồng đều hàm lượng Tính chất Bột hoặc cốm để pha
Độ đồng đều khối lượng Độ rã hỗn dịch: Phải đáp ứng
Định tính, định lượng và Độ đồng đều khối yêu cầu chung của
các yêu cầu kỹ thuật lượng Thuốc bột (Phụ lục 1.7)
khác Độ đồng đều hàm hoặc Thuốc cốm (Phụ lục
Độ hòa tan (Phụ lục 11.4) lượng 1.8).
Bảo quản Độ hòa tan
** thuốc nang cứng: ĐỘ Định lượng, các yêu cầu Tính chất
rã (phụ lục 11.6) kỹ thuật khác Độ ẩm: không quá 5%
** Viên nén không bao: Độ đồng đều khối
Độ rã lượng
Độ đồng đều hàm
lượng
Định tính, định lượng
và các yêu cầu kỹ thuật
khác
Bảo quản
Độ hòa tan
[ GIÁO TRÌNH] [GIÁO TRÌNH] [GIÁO TRÌNH]
Độ đồng đều khối lượng Độ đồng đều KL Độ đắng
Độ rã của viên nang Độ cứng Độ lắng
Độ mài mòn
Nguyên liệu chung
1. Tính chất lý hóa liên quan đến bào chế của paracetamol và các tá dược:
a. Paracetamol:
- Cấu tạo hóa học:
Trong công thức có vòng phenol, liên kết amid ở vị trí para so vs
OH phenol

- Độ tan: Paracatemol hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, methylen clorid,
dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96%.[1]
- Độ ổn định trong nước: Paraccetamol khá ổn định trong môi trường nước, sự thay đổi về
pH làm thay đổi độ ổn định của paracetamol trong môi trường. Ở 25 độ C, paracetamol
bền vững nhất ở pH = 5 – 6 với thời gian bán hủy lần lượt là 19,8 và 21,8 năm. Ở pH = 2,
thời gian bán hủy là 0,73 năm, pH = 9, thời gian bán hủy là 2,28 năm.  Khi làm công
thức paracetamol, pH mong muốn được giữ trong khoảng 5 – 6 để giữ được thời gian bán
thải dài nhất cho sản phẩm.[2]
- Dung dịch bão hòa trong nước, pH = 5 – 6. pKa = 9,38.[3]

b. Tá dược:
- Ethanol 70%[5]:
+ Vai trò: dung môi để pha tá dược dính PVP, dung môi xát hạt trong thuốc cốm[4], sát
trùng, kháng khuẩn.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ % (thể tích/thể tích)
Chất bao quan kháng khuẩn >=10
Thuốc sát trùng 60- 90
Chiết xuất trong dược liệu Lên đến 85
Dung môi trong bao film Bất định
Dung môi trong dịch tiêm truyền Bất định
Dung môi trong dung dịch uống Bất định
Dung môi trong san phẩm bôi ngoài 60-90
+ Tương kỵ: Trong môi trường acid, dung dịch ethanol có thể phản ứng với chất oxi hóa.
Trong môi trường kiềm, có thể phản ứng với lượng dư aldehyd làm đậm màu hơn. Ethanol có
thể phản ứng với một số thuốc và vật liệu bằng nhôm.
- Bột PVP[5]:
+ Vai trò: Tá dược rã, tác nhân gây treo, tá dược dính, độn viên nén, tá dược dính trong tạo
cốm.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ (%)
Tác nhân phân tán Tới 5%
Tác nhân gây treo Tới 5%
Tá dược dính, độn viên nén 0,5-5%
+ Tương kỵ: sulfathiazole, sodium salicylate, salicylic acid, phenobarbital, tannin, và các
hợp chất khác.
- Dung dịch màu: tạo hình thức đẹp, hấp dẫn, phân biệt tránh nhầm lẫn.
- Dung dịch mùi: Che lấp mùi vị không dễ chịu của hoạt chất, phối hợp với chất màu,
chất điều vị tạo hiệu quả hấp dẫn người dùng. Lưu ý dung mùi đi chung với nhau. Ví dụ:
màu cam thì mùi cũng là mùi cam.

- Lactose[5]:
+ Vai trò: Tá dược độn, làm đầy cho viên nén/ nang. Tá dược độn cho viên nén làm tăng
khối lượng, thể tích của viên nén kèm cải thiện tính chịu nén, trơn chảy của hoạt chất.[6]
+ Nồng độ thường sử dụng:
+ Tương kỵ: Amino acids, amfetamines, lisinopril.
- Saccharose xay mịn[5]:
+ Vai trò: Tác nhân gây treo, tác nhân điều vị trong bài thuốc cốm pha hỗn dịch, tá dược
dính cho viên nén, tá dược độn cho viên nén/ viên nang, tác nhân làm tăng độ nhớt,
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ (%) (kl/kl)
Tác nhân điều vị 67
Tá dược dính cho viên nén (xát hạt khô) 2-20
Tá dược dính cho viên nén (xát hạt ướt) 50-67
+ Tương kỵ: Saccharose có thể bị nhiễm kim loại nặng, vì vậy tương kỵ với một số chất, ví
dụ: acid ascorbic. Tương kỵ với nhôm clorid.
- Natri carboxymethyl cellulose[5]:
+ Vai trò: Tác nhân phân tán, ổn định nhũ tương, tác nhân gây treo cho thuốc cốm pha hỗn
dịch, tá dược rã cho viên nang/ nén, tá dược dính cho viên nén, tác nhân làm tăng độ nhớt.
+ Nồng độ sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ (%)
Tác nhân nhũ hóa 0,25 – 1%
Dung dịch uống 0,1 – 1%
Tá dược dính cho viên nén 1 – 6%
+ Tương kỵ: dung dịch acid mạnh, muối ion sắt hoặc một số kim loại như nhôm, thủy ngân,
kẽm, gôm xanthan.
- Natri croscarmellose[5]:
+ Vai trò: Tá dược siêu rã cho viên nang/ viên nén.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Ở viên nén, natri croscarmellose được sử dụng cho quá trình nén trực tiếp và xát hạt ướt.
Nồng độ 5% (kl/kl) có thể được sử dụng cho tá dược rã viên nén, mặc dù thông thường sử
dụng 2%(kl/kl) cho quá trình nén trực tiếp, và 3% (kl/kl) cho quá trình xát hạt ướt. Viên
nang: 10 – 25% Viên nén : 0,5 – 5 %.
+ Tương kỵ: tá dược háo ẩm như sorbitol, acid mạnh, muối sắt, hoặc một số kim loại như
nhôm, thủy ngân và kẽm.
- Natri starch glycolate[5]:
+ Vai trò: Tá dược rã cho viên nang/ nén.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Nồng độ thường sử dụng cho công thức từ 2 – 8%, nồng độ tối ưu khoảng 4%, nhưng
trong một số trường hợp 2% là đủ.
+ Tương kỵ: acid ascorbic.
- Gôm xanthan[5]:
+ Vai trò: Tác nhân tạo gel, tác nhân ổn định, tác nhân gây treo, tác nhân phóng thích kéo dài,
tác nhân tăng độ nhớt.
+ Nồng độ thường sử dụng:
+ Tương kỵ: với tác nhân oxi hóa mạnh, natri CMC, nhôm hydroxid dạng gel khô, và một số
hoạt chất như amitriptyline, tamoxifen, and verapamil. Chất hoạt động bề mặt anionic và
amphoteric (nồng độ trên 15%) có thể gây tủa gôm xanthan.
- Tinh bột mỳ/ bắp[5]:
+ Vai trò: Tá dược độn, rã trong viên nang/ nén. Tá dược dính trong viên nén.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ (%)
Tá dược độn (cho viên nang cứng) 5–75
Tá dược dính (cho viên nén trực tiếp) 5–20
Tá dược dính (phương pháp xát hạt ướt) 5–10
Tá dược rã (cho viên nén) 5–10
+ Tương kỵ: Chất oxi hóa mạnh. Chất màu chứa iod
+ Độ nhớt: Tinh bột khoai >> tinh bột báng > tinh bột ngô
- Avicel PH 101[5]:
+ Vai trò: Tá dược độn/ dính trong viên nang, nén. Tá dược rã trong viên nén.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ (%)
Chất hấp phụ 20–90
Chống dính 5–20
Tá dược độn/dính trong viên nang 20–90
Tá dược rã trong viên nén 5–15
Tá dược độn/ dính trong viên nén 20–90
+ Tương kỵ: với tác nhân oxi hóa mạnh.
- Talc[5]:
+ Vai trò: tá dược trơn bóng cho viên nén/ viên nang.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng trong Nồng độ (%)
Bột bụi 90.0–99.0
Glidant and tablet lubricant 1.0–10.0
Hòa tan viên nén/ viêng nang 5.0–30.0
+ Tương kỵ: với hợp chất amoni bậc 4.
- Magie stearat[5]:
+ Vai trò: tá dược trơn bóng cho viên nang và viên nén.
+ Nồng độ thường sử dụng: viên nang và viên nén là 0,25 – 5% (kl/kl)
+ Tương kỵ: acid, kiềm mạnh, muối sắt. Tránh kết hợp với hợp chất có tính oxi hóa mạnh.
Magie stearat không thể sử dụng trong các chế phẩm có chứa aspirin, một số vitamin và hầu
hết muối alkaloid.
- Aerosil:.
+ Vai trò: Tá dược trơn bóng cho viên nang/ nén, cốm.
+ Nồng độ thường sử dụng:
Được sử dụng Nồng độ (%)
Xịt 0.5–2.0
Ổn định nhũ tương 1.0–5.0
Tá dược trơn 0.1–1.0
Tác nhân ngưng kết/ đông đặc 2.0–10.0
+ Tương kỵ: Các chế phẩm chứa diethylstilbestrol
Viên nang
1. Lý luận và đề xuất lượng sử dụng cho từng tá dược dính[2]:
- Do tỷ trọng biểu kiến của hạt thuốc thấp sẽ khiến cho tỷ trọng của khối bột thuốc thấp, khi
đóng vào nang sẽ không đủ hàm lượng hoạt chất nên ta phải tiến hành làm cốm để tăng tỷ
trọng cũng như tốc độ chảy của hạt thuốc.
a. Tá dược dính:
Dùng tá dược dính mục đích: tạo môi trường trung gian giúp cho bột, hạt thuốc dễ dàng liên
kết với nhau tạo thành khối khi nén thuốc vào nang. Có hai cách sử dụng tá dược dính là dùng
tá dược dính ở trạng thái khô và trạng thái lỏng. Paracetamol tương đối bền với nhiệt và ẩm
nên có thể dùng phương pháp xát hạt ướt để tạo cốm. chúng ta áp dụng phương pháp xát
hạt ướt nên dùng tá dược dính ở trạng thái lỏng.
+ Tá dược dính là dung dịch PVP 10%:
 PVP có khả năng kết dính cao và khả năng phóng thích hoạt chất nhanh, sử
dụng dung dịch PVP 10% trong cồn 70% ở nồng độ 0,5 – 5%.

 Lượng dung dịch PVP 10% trong cốm bán thành phẩm chiếm 3% (kl/tt)
+ Tá dược dính là hồ tinh bột 10%:
 Ở đây ta có 2 tinh bột là tinh bột mỳ và tinh bột bắp. Cả 2 đều có khả năng trương
nở trong nước ở nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ cao hơn sự hồ hóa thì tạo thành dung
dịch hồ tinh bột. Thường dùng với nồng độ 5-25%.
 So sánh giữ tinh bột mỳ và tinh bột bắp[3]:
Nồng độ hồ Tinh bột sắn (mỳ) Tinh bột bắp
T(MNm-2) Pf BFI T(MNm-2) Pf BFI
15 0,12 0,94 0,25 0,06 0,72 0,41
20 0,15 0,95 0,13 0,12 0,87 0,35
25 0,35 0,97 0,08 0,14 0,89 0,48
Ảnh hưởng của loại kết dính và nồng độ lên độ bền kéo (tensile strength - T) và phần
chiếm đầy (packing fraction – Pf)
Dựa vào bảng trên ta có thể thấy ở những nồng độ khác nhau, độ bền của tinh bột
mỳ hơn hẳn so với tinh bột bắp. Ở đây nhóm lựa chọn tinh bột mỳ để làm tá dược
dính.
 Lượng hồ tinh bột 10% trong cốm bán thành phẩm chiếm 10% (kl/tt)
b. Tá dược độn:
Dùng tá dược độn với mục đích: làm tăng thể tích, khối lượng viên tới mức thích hợp để dễ tạo hình
kèm theo cải thiện tính chịu nén, tính trơn chảy của hoạt chất. Ở đây cả nhóm thống nhất sử dụng
lactose là tá dược được sử dụng phổ biến, tăng độ xốp và tăng bề mặt tiếp xúc giữa paracetamol với
môi trường. Ngoài ra, lactose còn giúp làm rã, giải phóng hoạt chất tốt, gần như không hút ẩm

1. Mô tả quy trình đóng nang với máy đóng Nang bằng tay (MP 30)
1. Cho các viên vào khay tiếp nang (1).
2. Kéo trục cam (2) hướng về phía trước.
3. Lắp khay tiếp nang (1) vào máy.
4. Kéo núm khe trượt (3) ra ngoài.
5. Kéo trục cam (2) ra ngoài.
6. Đẩy núm khe trượt (3) vào trong.
7. Ấn mạnh cần nâng khay (4) xuống và giữ chặt đồng thời lấy khay tiếp nang ra.
8. Kéo trục cam (2) về phía trước.
9. Lắp khay tiếp hạt (bột) (5) vào máy.
10. Cho lượng bột đã cân trước (ứng với khối lượng 300 viên) vào khay tiếp hạt (bột)
(5). Gạt bột vào thân nang.

11. Hạ bộ phận đƿa mang đầu nén (6). Khóa đƿa này vào đúng vị trí.
12. Quay trục nén (7) theo chiều kim đồng hồ để nén khối lượng bột trong nang.
13. Quay trục nén (7) ngược chiều kim đồng hồ để lấy các đầu nén ra. Trả bộ phận đƿa
mang đầu nén (6) về vị trí ban đầu. Tiếp tục gạt phần hạt (bột) thừa vào nang.

14. Lấy khay tiếp hạt (bột) (5) ra. Lắp khay tiếp nang (1) (đang chứa nắp nang) vào máy.
15. Kéo núm khe trượt (3) ra ngoài. Hạ đƿa ép nắp nang (8) xuống và khóa lại.
16. Ấn nhẹ nhàng cần nâng khay (4) xuống.
17. Mở khóa đƿa ép nắp nang (8) và trả về vị trí cǜ.
18. Ấn núm khe trượt (3) vào. Ấn cần nâng khay (4) xuống.
19. Lấy khay tiếp nang (1). Lấy các viên nang đã đóng thuốc ra khỏi khay.
20. Vệ sinh máy.

2. Vai trò từng bộ phận của máy đóng nang bằng tay?

TT Tên bộ phận Vai trò


1 Khay tiếp nang Cung cấp nang
2 Trục cam Giữ thân nang
Lựa chọn có nâng khay mang nắp nang hay không khi
3 Khe trượt
gạt cần nâng khay mang nắp nang
Khi kéo núm khe trượt (3) ra ngoài, gạt cần (4) sẽ
4 Cần nâng khay
giúp nâng khay mang nắp nang
5 Khay tiếp hạt (bột) Tiếp hạt (bột)
6 Đƿa mang đầu nén Mang đầu nén
Khi quay trục nén theo chiều kim đồng hồ, các đầu nén
7 Trục nén
ở đƿa số (6) sẽ nén khối bột trong thân nang
Ngĕn không cho nắp nang đi lên trong quá trình đóng
8 Đƿa ép nắp nang
nắp nang

3. Nêu và phân tích một yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cỡ nang trong công thức và một
yếu tố ảnh hưởng trong quy trình điều chế.

- Hàm lượng hoạt chất và tá dược có trong công thức và tỷ trọng biểu kiến của cốm.
- Sự phân bố cỡ hạt của cốm thu được.
4. Mô tả cách xát hạt và sửa hạt bằng máy.
Xát hạt ướt
- Mở máy xát hạt ướt qua rây 2 mm, lấy mâm hứng cốm bên dưới.
- Dùng tay tạo khối bột.
- Mở cần ép ra, cho khối bột vào máy, ép cần xuống, thu cốm ướt trên
khay. Sửa hạt
- Mở máy sửa hạt, đặt rây 1 mm trên khay đựng.
- Cho cốm đã sấy đi qua máy sửa hạt, thu cốm trên rây 1 mm, lắc rây theo chiều kim đồng hồ,
thu cốm qua rây trên khay đựng bên dưới. Lấy phần cốm không qua rây cho lại vào máy sửa
hạt.

- Tiếp tục làm theo quy trình trên tới khi tất cả cốm ra khỏi máy đều qua rây.
-
- Cân khối lượng cốm thu được.
5. Mô tả cách thử độ rã viên nang theo DĐVN IV.

Phương pháp thử


6. Mô tả cách xác định chỉ số nén và tỷ số Hausner của cốm trong thực tập. Cho biết ý
nghƿa của các chỉ số này. Nhận xét chỉ số nén và tỷ số Hausner của cốm trong thực tập.

- Cân 50 g cốm, đổ nhẹ nhàng vào ống đong dung tích 100 mL.
- Cầm ống đong giơ lên độ cao khoảng 2,5 cm. Để ổng rơi theo chiều thẳng đứng 3 lần, mỗi
lần cách nhau 2 giây. Đọc thể tích Vt và tính tỷ trọng trước gõ (dt = 50/Vt).

- Tiếp tục gõ mạnh ống đong nhiều lần, vừa gõ vừa xoay tròn ống đong đến khi thể tích
không đổi. Đọc thể tích Vb và tính tỷ trọng sau gõ (db = 50/Vb).

- Tinh toán chỉ số nén (Carr index): CI = (1 – Vb/Vt)*100


- Tính toán tỷ số Hausner: HR = Vt/Vb
- Chỉ số nén và tỷ số Hausner phản ánh lưu tính của cốm.

Chỉ số nén Tỷ số Hausner Lưu tính


1-10 1,00-1,11 Rất tốt
11-15 1,12-1,18 Tốt
16-20 1,19-1,25 Trung bình
21-25 1,26-1,34 Có thể chảy
26-31 1,35-1,45 Kém
32-37 1,46-1,59 Rất kém
> 38 > 1,60 Cực kém

7. Mô tả cách xác định tốc độ chảy và góc nghỉ của cốm trong thực tập. Cho biết ý
nghƿa của các chỉ số này. Nhận xét tốc độ chảy và góc nghỉ của cốm trong thực tập.

- Cân 50 g cốm.
- Đặt phễu cách mâm hứng 3 cm. Dùng tay chặn đầu chuôi phễu.
- Đổ cốm vào phễu.
- Tính giờ ngay khi bắt đầu buông tay khỏi chuôi phễu.
- Ghi nhận thời gian chảy. Tính tốc độ chảy của cốm (g/giây)
- Đođườngkínhvàđộcaokhốicốmtrênmâm. Tínhtanŀ= 2h/Dvà suyragócnghỉŀ.
- Tốc độ chảy và góc nghỉ phản ánh lưu tính của
cốm. ŀ < 200: rất hiếm gặp

ŀ: 20-250: độ trơn chảy rất tốt ŀ:


25-300: độ trơn chảy tốt

ŀ: 30-400: có khả nĕng trơn chảy nhưng cần tá dược trơn


ŀ > 400: hạt khó trơn chảy, dễ dính máy

8. Nêu mục đích tạo hạt trong từng bài thực tập.
- Nang: ngĕn sự phân li của hỗn hợp bột, tĕng tính trơn chảy để phân phối đều vào nang,
tĕng tính chịu nén để có thể nén vào nang do bột paracetamol.

- Hỗn dịch: ngĕn sự phân li của hỗn hợp bột.


- Nén: ngĕn sự phân li của hỗn hợp bột, tĕng tính trơn chảy để phân phối đều vào cối,
tĕng tính chịu nén để viên đạt

9. Mô tả cách xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm hồng ngoại.


- Chỉnh cân về vị trí cân bằng.
- Cho 1 lượng cốm (0,5-0,8 g) lên đƿa cân
- Nhấn START. Đợi đến khi độ ẩm không thay đổi. Ghi nhận độ ẩm.
10. Dựa vào các kết quả kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm của 4 CT
viên nang, hãy lựa chọn công thức nang tốt nhất.

CT3,4 (có lactose) là công thức tối ưu hơn vì:


- Có chỉ số nén cải thiện tốt sau khi thêm tá dược trơn (talc).
- CT3,4 cần lượng lactose độn ngoài ít hơn CT1,2, do đó tối ưu hơn. Nếu có quá nhiều
lactose độn ngoài, sự chênh lệch kích thước giữa hạt cốm và hạt lactose dễ dẫn đến hiện
tượng phân ly, ảnh hưởng đến độ đồng đều hàm lượng, độ đồng đều khối lượng khi
đóng nang.
11. Từ công thức viên nang trong thực tập, hãy trình bày 1 vấn đề phải gặp trong quá
trình điều chế và 1 vấn đề gặp phải trong đánh giá bán thành phẩm, từ đó cho biết
nguyên nhân và hướng khắc phục.

- Vấn đề trong quá trình điều chế: lượng tá dược dính (dung dịch PVP 10%) sử dụng chưa
hợp lý (thiếu hoặc thừa) do mỗi tá dược độn khảo sát có khả nĕng hút khác nhau nên lượng
PVP sử dụng ở mỗi công thức sẽ khác nhau. Ngoài ra, việc nhận định khối bột “ẩm vừa đủ”
cần phải có kỹ nĕng và kinh nghiệm. Để khắc phục việc cho thiếu/thừa PVP tinh bột, cần
phải tham khảo các tài liệu chuyên môn, các nghiên cứu đã thực hiện, đồng thời khảo sát
nhiều lần để có cái nhìn cụ thể về tính chất của mỗi tá dược độn và sự tương tác giữa tá dược
độn với PVP. Hơn nữa, việc nhận định khối bột “ẩm vừa đủ” cần được đánh giá bởi một cá
nhân nhằm thu được kết quả đồng nhất.

- Vấn đề trong đánh giá bán thành phẩm: Tất cả các cốm thu được của CT1,2 và CT3,4 đều
có chất lượng tốt cho việc đóng nang: độ ẩm, chỉ số nén, tỷ số Hausner và góc nghỉ đều nằm
trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát góc nghỉ có một số vấn đề cần
xem xét lại. Các thao tác trong quá trình đo hầu hết đều mang tính ước lượng và chưa có sự
thống nhất chính xác: khoảng cách giữa chuôi phễu và mâm hứng, cách cố định phễu, thời
điểm bấm đồng hồ, cách đo đường kính và chiều cao khối bột. Để khác phục vấn đề này, việc
xác định góc nghỉ và tốc độ chảy chỉ nên được thực hiện bởi một cá nhân nhất định để đảm
bảo độ chính xác và sử dụng các dụng cụ đo (phễu, đồng hồ, thước đo) được chuẩn hóa để
đảm bảo độ đúng của phép đo.

1) Vì sao phải làm cốm khi đóng nang ?


Do bột paracetamol rất xốp, độ trơn chảy rất kém hầu như không chảy kể cả khi cho thêm talc nên không
thể đóng năng được. Vì vậy cần làm cốm để

+ cải thiện độ trơn chảy (hình tròn dễ lăn hơn)

+ tăng tỉ trọng, giảm thể tích dễ đóng nang.

+ tăng khả năng nén

+ đảm bảo sự đồng nhất của khối bột khi trộn.

+ giảm bụi do bột.

2) Ý nghĩa của trục nén số 7:


Để nén khối bột để bột không bị trào ra đảm bảo độ cứng cho viên nang.

3) Nguyên nhân – cách khắc phục:


- Có sự khác biệt tỷ trọng giữa các nhóm là do dải phân bố cỡ hạt của các nhóm là khác nhau, sự chủ
quan của mỗi người khi đo tỉ trọng.

- Độ đồng đều khối lượng không đạt là do kích thước hạt không đều, độ trơn chảy không đều (trộn chưa
đều tá dược trơn chảy) nên khối lượng vào nang khác nhau. Khắc phục bằng cách trong quá trình xát –
sửa hạt nên xử lý tốt những hạt có kích thước quá lớn và quá nhỏ để kính thước hạt đều nhau, trộn kỹ,
đều tá dược trơn bóng trước khi đóng nang.

4) Sự khác biệt về tỉ trọng trước và sau khi them bột talc:


Talc làm tang khả năng chảy

Cốm nhóm 3,4 có lactose => độ chảy tốt hơn

Thể tích 1 viên trước cho talc, sau cho talc => sắp xếp tốt hơn, thể tích giảm

Tỷ trọng trước và sau khi trộn bột talc k đổi nhiều do:

+ talc chỉ bám lên bề mặt hạt cốm, k làm thay đổi thể tích

+ lượng talc ít chỉ có 1%

=> Ảnh hưởng của tá dược trơn bóng (talc)

 Tá dược trơn bóng ảnh hưởng đến tỉ trọng, tốc độ chảy và góc nghỉ của cốm.
 Talc có tác dụng làm tăng độ trơn chảy, giảm ma sát giữa các hạt cốm vì vậy các hạt cốm dễ
trượt lên nhau hơn.
Lưu ý: khi trộn cốm với bột talc, chỉ nên trộn trong một thời gian ngắn, nếu trộn quá lâu sẽ dȁn tới hiện
tượng phân ly, tách lớp.

5) Lactose dung tạo cốm.


Lactose dihydrat

Lactose thường

Khi đóng nang: dung lactose phun sấy do:

+ hạt to hơn lactose thường => hạn chế sự len lỏi vào kẽ giữa các hạt cốm

+ trơn chảy tốt

+ độn đúng va hợp lí nhất chỉ khi 2 thứ trộn giống nhau, cốm trơ (cùng kích thước)

6) Tại sao khi đóng nang chọn d sau gõ?


Vì dung d trước gõ tức là máy gạt là đóng ngay, bột cần rất trơn chảy mới làm đc

Chọn d sau gõ, trong máy có bộ phận đinh để nén => đảm bảo độ đồng đều khối lượng luôn

Có sự chênh lệch khối lương viên giữa các tiểu nhóm. Nguyên nhân:

- Các tiểu nhóm dùng tá được dính V khác nhau nên tạo ra cốm khác nhau về kích thước, phân
bố cỡ hạt, độ xốp, dȁn đến tỉ trọng của cốm khác nhau làm cho viên nang có khổi lượng khác
nhau.
- Thao tác trộn tá dược trơn bóng khác nhau giữa các tiểu nhóm dȁn đến khác biệt về độ trơn
chảy
- Quá trình đóng nang, lực nén không đồng đều giữa các tiểu nhóm
Một số lưu ý trong quá trình thực hiện viên nang.

- Trong quá trình tao khối ẩm đối với tá dược dính là hồ tinh bột cần cho lượng nhỏ từ từ để
tránh khối bột quá nhão
- Đối với tá dược dính là PVP thì khối bột dễ bị khô do etanol bay hơi nên khi xát hạt nếu khối
bột bị khô có thể thêm etanol và tiếp tục xát.
- Khi làm ở quy mô lớn thì khi chuẩn bị nguyên liệu làm theo thứ tự cân – nghiền – rây còn khi
làm ở quy mô nhỏ thì làm theo thứ tự nghiền – rây - cân để giảm hao hụt.
- Cách xử lý khi xát hạt không đạt: Nếu hạt nhỏ hơn yêu cầu thì làm ẩm, xát hạt lại, Hạt to hơn
thì giã cho vỡ, xát lại.
Lưu ý:

- Khi làm ở quy mô lớn thì khi chuẩn bị nguyên liệu làm theo thứ tự cân – nghiền – rây còn khi
làm ở quy mô nhỏ thì làm theo thứ tự nghiền – rây - cân để giảm hao hụt.
- Cách xử lý khi xát hạt không đạt:
+ Nếu hạt nhỏ hơn yêu cầu thì làm ẩm, xát hạt lại
+ Hạt to hơn thì giã cho vỡ, xát lại.
Các chỉ tiêu và cách tiến hành đánh giá bột/ cốm paracetamol đóng nang.

1.1. Các chỉ tiêu đánh giá bột/ cốm paracetamol đóng nang. [5]

Khối thuốc được đóng vào vỏ nang cứng phải đạt các yêu cầu căn bản sau:

 Có thể đóng được vào nang với những khối lượng ổn định.
 Có thể phóng thích dược chất dễ dàng để hoạt chất có thể được hấp thu với một
tốc độ ổn định theo như dự tính.
 Có thể sản xuất ra những viên nang đạt được yêu cầu của dược điển như độ đồng
nhất khối lượng, độ đồng nhất hàm lượng, thời gian rã, tốc độ phóng thích thuốc.
 Không ảnh hưởng đến độ bền của vỏ nang.
 Phù hợp với loại máy đóng nang dự kiến.
 Khối thuốc (hạt, bột) để đóng vào nang phải có hai tính chất cơ bản là tính trơn
chảy và tính chịu nén.

1.2. Cách tiến hành đánh giá bột/ cốm paracetamol đóng nang [5]
1.2.1. Tính trơn chảy

Độ trơn chảy của khối bột ảnh hưởng đến khả năng phân phối bột vào nang cứng khi đóng nang hoặc
vào buồng nén khi dập viên. Do đó ảnh hưởng đến sự biến thiên về hàm lượng dược chất, biến thiên về
khối lượng, sự thay đổi lực nén của các dạng thuốc này, dȁn đến thay đổi sinh khả dụng của chúng.

Độ trơn chảy của khối bột được đánh giá bằng tốc độ chảy cả khối bột qua một phễu có đường kính
chuôi phễu và góc chảy xác định.

Tốc độ chảy của khối bột phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của tiểu phân như kích thước tiểu phân, hình
dạng tiểu phân, lực liên kết tiểu phân,… và các yếu tố ngoại cảnh như độ ẩm không khí, lực rung tác động
lên phễu,..

Cách tiến hành :

Lấy 50-100g (30g) bột cho chảy qua phễu đo có đường kính trong chuôi phễu 10mm ( hoặc 15, 25mm tùy
ý) , góc nghiêng, chuôi phễu được tiêu chuẩn hóa, và gắn với dụng cụ, thiết bị rung lắc trong những điều
kiện quy định.

Xác định thời gian chảy t và tính tốc độ chảy

Vc = m/t với m là khối lượng bột cho chảy qua phễu.

Xác định độ trơn chảy thông qua góc nghỉ [1]

Phương pháp tạo khối chóp: đổ hạt chảy liên tục để tạo thành khối chóp và xác định góc nghỉ α biết

Tg α=2h/d

1.2.2 Tỷ trọng biểu kiến của hạt


Tỷ trọng biểu kiến của hạt đặc trưng cho tính xốp của hạt, bột trong điều kiện thử nghiệm.

Cân 50g hạt, đổ nhẹ nhàng vào ống đong 100cm3, cầm ống đong giơ lên độ cao khoảng 2,5 cm để ống rơi
theo chiều thẳng đứng xuống một mặt gỗ nhẵn 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 giây, đọc thể tích và tính tỉ
trọng biểu kiến. (nếu xác định tỷ trọng sau gõ thì để ống rơi đến thể tích không đổi rồi tính tương tự công
thức bên dưới)

Tỷ trọng biểu kiến = Khối lượng của hạt (g) / Thể tích biểu kiến của hạt.

Độ xốp % = (1- tỷ trọng biểu kiến/ tỉ trọng thật)*100

1.2.3 Tính chịu nén


Tính chịu nén của hạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tá dược(dính, trơn,..), độ ẩm, cỡ hạt..

Tính chịu nén của một nguyên liệu (đơn chất) hoặc của hạt thuốc ( tạo bởi nhiều thành phần), biểu thị
tính kết dính của khối thuốc trong nang.

Để đánh giá tính chịu nén có thể nhận định qua thông số tỉ trọng.

Khối bột có tỉ trọng khối thấp sẽ chứa nhiều không khí, tính chịu nén sẽ thấp sẽ dȁn đến khuynh hướng
tách ra do không phù hợp với lực nén của máy đóng nang.
Cách tính:

Phân suất nén % ty ttong bieu kien ttực ngti m − ty ttong bieu kien b 困 n
= đau ty ttong bieu kien b 困 n đau

1.2.4 Xác định sự phân bố kích thước hạt.


Rây bằng tay hoặc dùng máy rây với bộ rây chuẩn. Cân một lượng hạt, đặt lên cỡ rây lớn nhất, lắc quay
tròn theo chiều nằm ngang trong ít nhất 20 phút, cho tới khi hạt đã phân chia hoàn toàn, hoặc theo chỉ
dȁn nếu dùng máy rây, cân số hạt còn lại trên các mặt rây và phần hạt trong hộp cứng. Tính tỉ lệ phần
trăm khối lượng hạt ở mỗi cỡ rây, so với tổng lượng và nhận xét đánh giá.

Vẽ biểu đồ đường cong phân bố cỡ hạt và tỉ lệ hạt trong mỗi kích cỡ, đường này được coi là mȁu chuẩn
để giám sát một quy trình sản xuất bất kì.
Cốm pha hỗn dịch
1. Lý luận chọn tá dược X, đề xuất 1 công thức cho 100 đơn vị sản phẩm, nêu rõ vai trò chức
năng của từng thành phần.
a. Lý luận chọn tá dược X, nêu rõ vai trò chắc năng của từng thành phần:
- Chọn tá dược cho thuốc cốm pha hỗn dịch phải đủ 2 yêu cầu:
+ Phải có tính chất như thuốc bột hoặc cốm là khô, tơi, đồng nhất và có độ chảy tốt để dễ phân
liều khi đóng gói.
+ Dễ dàng phân tán thành hỗn dịch khi lắc (không dùng lực phân tán mạnh)
- Các tá dược thường sử dụng trong điều chế thuốc cốm pha hỗn dịch[2]:
+ Chất gây treo, chất gây thấm, chất làm ngọt, mùi thơm, chất màu, các chất điều chỉnh pH,
chất bảo quản.
+ Các tá dược: độn, dính, rã, trơn, chống đóng bánh…. Ít được sử dụng hơn.
- Xét lần lượt từng tá dược theo công thức trên:
+ Chất gây thấm: Paracetamol có bề mặt là thân nước nên không cần tá dược gây thấm do
paracetamol có nhóm thân nước: OH phenol và amid)
+ Chất làm ngọt – điều vị: thuốc cốm pha hỗn dịch uống paracetamol 150 mg là dạng
thuốc đơn liều pha vào nước để uống thường dùng cho trẻ em, nên mùi vị cần phải dễ uống.
Mặt khác hoạt chất paracetamol có vị đắng sẽ gây khó chịu khi pha vào nước uống nên cần
pha chế sao cho có thể che dấu vị đắng này. Ở đây trong công thức đã sử dụng đường
saccharose.
+ Chất màu, chất mùi: chất điều màu, mùi phải phù hợp với nhau.
+ Chất bảo quản: ở đây không cần thiết thêm vào vì đây là cốm paracetmol pha hỗn dịch đơn
liều.
+ Chất điều chỉnh pH: ở trong trường hợp này không cần, vì bản thân paracetamol ổn định tốt
nhất trong khoảng pH từ 5-6 mà khi pha vào nước paracetamol đã ở pH đó nên không cần
thêm chất điều chỉnh pH vào công thức.
+ Tá dược dính: ở công thức dùng dung dịch PVP 10% để từ bột tạo thành cốm.
+ Tá dược trơn: trong công thức dùng aerosil để cốm có độ chảy tốt.
+ Tá dược độn: công thức đã dùng luôn đường saccharose. Vậy saccharose vừa làm tá
dược độn và điều vị.
 Vậy công thức cốm pha hỗn dịch paracetamol 150 mg cần có thêm: Tá dược treo có tác
dụng mạnh nhằm giúp phân tán dược chất để tạo thành hỗn dịch chỉ bằng cách lắc.
 Ở đây có 2 tá dược có thể chọn là: natri carboxymethyl cellulose, gôm xanthan. Nhóm chọn natri
carboxymethyl cellulose (Na CMC) vì nếu chọn gôm xanthan thì cần phải gia nhiệt hoặc khuấy mạnh,
hoặc để lâu cho gôm xanthan trương nở, ngoài ra Na CMC còn là tá dược rã cho công thức.
1. Mô tả cách xác định độ đắng.
Chọn 6 người khỏe mạnh, không bị rộp miệng để thử.
Pha 1 g cốm vào 15 ml nước trong becher 50 ml.

Cho 5 ml thuốc tiếp xúc toàn bộ bề mặt lưỡi, ngậm 10 giây. Ghi nhận kết quả. Nhổ
bỏ thuốc, súc miệng với nước uống 3 lần.

Nghỉ 5 phút, sau đó thử công thức tiếp theo.


2. Mô tả cách xác định độ lắng và khả nĕng tái phân tán.
- Cân 4g cốm cho vào 20 ml nước đựng trong becher 50 ml. Ghi nhận thời gian hỗn dịch
tái phân tán hoàn toàn bằng cách khuấy.

- Chuyển becher sang ống đong 25 ml. Dùng nước tráng becher. Bổ sung đến vừa đủ 25 ml.
- Khuấy nhẹ ống đong để phân tán. Ghi nhận thể tích ở các mốc thời gian 5, 10, 15, 20, 25,
30 phút.

3. Công thức đã chọn có phù hợp với sản xuất quy mô công nghiệp chưa?
Phải tiến hành cỡ pilot trước khi tiến hành trên quy mô công nghiệp.
4. Ba thông số chính dùng để đánh giá thiết kế công thức, thông số nào trong đó
quyết định đến sự hấp dẫn người bệnh, nhất là trẻ em?

3 thông số chính ảnh hưởng là:


- Tốc độ lắng
- Thời gian tái phân tán
- Độ đắng
Thông số ảnh hưởng đến hấp dẫn người bệnh nhất là độ đắng.
5. Tại sao đánh giá 2 tiêu chí độ tái phân tán và độ lắng khi khảo sát 2 công thức?
Hỗn dịch được phép lắng, tuy nhiên tái phân tán phải trong thời gian ngắn và tốc độ lắng của
hỗn dịch phải đủ chậm để thuận tiện trong việc sử dụng.

6. Tiêu chuẩn nào được DDVN IV quy định nhưng không được kiểm tra trong lúc
thực tập?

- Các tiêu chuẩn của thuốc cốm: độ mịn, độ đồng đều khối lượng, độ đồng đều hàm
lượng (nếu có), định tính, định lượng.

- Các tiêu chuẩn của thuốc cốm: định tính định lượng.

7. Đánh giá tính chất các tá dược được khảo sát.

Chức nĕng Khả nĕng hút tá Thời gian Độ nhớt


thường dùng dược dính phân tán
Na CMC Treo, dính Ít Chậm Vừa
Gôm xanthan Treo, tạo gel Nhiều Chậm nhất Cao
Na CCM Rã Nhiều nhất Nhanh Thấp
Saccarose Độn, treo Ít Nhanh Thấp

Thời gian tái phân tán: khả nĕng trương nở, phân tán trong chất dẫn khác nhau.
Tốc độ lắng: độ nhớt do các tá dược tạo ra khác nhau, độ nhớt càng cao tốc độ lắng càng thấp.
Mùi vị: Saccarose có vị ngọt nhưng thực tế CT4 đắng nhất.

1. Các phương pháp làm giam độ đắng


- Trộn với tá dược làm ngọt
- Bao phim hoặc bao đường
- Đóng viên nén, viên nang
- Tạo phức với nhựa trao đổi ion
- Bao hạt

2. Tại sao phai tạo cốm


-Tạo độ trơn chay, dễ đóng nang
-Giam thể tích, tăng tỷ trọng
-Giam bụi do bột
3. Cốm pha hỗn dịch cho trẻ em cần đáp ứng những tiêu chí gì
-Cốm phai tơi, khô, đồng nhất, độ trơn chay tốt, không bị dính hay vỡ vụn => cần tá
dược độn dính trơn để tạo cốm
-Dễ phân tán dược chất tạo thành hỗn dịch bằng cách lắc, hỗn dịch phai ổn định => cần
chất gây treo
-Che lấp vị đắng của dược chất, dễ uống, mùi vị màu sắc hấp dẫn => cần chất làm
ngọt, chất màu, tá dược mùi.
Viên nén

1. Mô tả quá trình dập viên bằng máy dập viên tâm sai.
- Lắp chày dưới, lắp cối, lắp chày trên, lắp phễu tiếp liệu.
- Chỉnh chiều cao của chày dưới, xả nén.
- Cho lượng cốm đã trộn hoàn tất vào phễu tiếp liệu.
- Vận hành máy, dập viên đầu tiên.
- Kiểm tra khối lượng và độ cứng của viên. Điều chỉnh độ cứng phù hợp với việc điều chỉnh
khối lượng viên bằng cách điều chỉnh chày trên.

- Kiểm tra khối lượng viên định kǶ 15 phút/lần.


2. Mô tả cách xác định dải phân bố cỡ hạt.
- Sử dụng bộ 6 rây xếp chồng lên nhau theo thứ tự lỗ mắt rây nhỏ dần từ trên xuống: 1700 –
1400 – 710 – 355 – 180 – 125, có nắp đậy và khay hứng dưới cùng.

- Cân 100 g cốm đã sửa hạt nhưng chưa cho tá dược trơn lên rây đầu tiên.
- Lắc xoay tròn đều bộ rây theo chiều kim đồng hồ trong 5 phút.
- Sau khi ngừng lắc, cân lượng bột phân bố trên từng rây và vẽ đường biểu diễn lượng bột
theo lỗ mắt rây.

3. Trình bày công thức và kết quả kiểm nghiệm CT viên nén không đạt nhất. Chỉ ra
chỉ tiêu nào của CT này không đạt, từ đó phân tích 2 nguyên nhân chính dẫn đến vấn
đề này. Đưa ra giải pháp, công thức và quy trình phù hợp.
Tất cả các công thức đều đạt độ đồng đều khối lượng và độ rã nhưng không đạt độ mài mòn.
Trong 4 CT, CT2 có độ mài mòn cao nhất (trung bình 1,65%) {Trình bày CT và kết quả
kiểm nghiệm của CT2}.

Nguyên nhân gây mẻ cạnh ở tất cả các viên có thể do thiếu tá dược dính và/hoặc do cốm quá
khô (sấy quá lâu ở nhiệt độ > 60 độ C). Khắc phục bằng cách tĕng nồng độ hồ tinh bột hoặc
thay tá dược dính khác; giảm nhiệt độ tủ sấy và giảm thời gian sấy.

4. Từ công thức viên nén trong thực tập, hãy trình bày 1 vấn đề phải gặp trong
quá trình điều chế và 1 vấn đề gặp phải trong đánh giá bán thành phẩm, từ đó cho
biết nguyên nhân và hướng khắc phục.

- Vấn đề trong quá trình điều chế: lượng tá dược dính (hồ tinh bột) sử dụng chưa hợp lý
(thiếu hoặc thừa) do mỗi tá dược độn khảo sát có khả nĕng hút khác nhau nên lượng hồ sử
dụng ở mỗi công thức sẽ khác nhau. Ngoài ra, việc nhận định khối bột “ẩm vừa đủ” cần phải
có kỹ nĕng và kinh nghiệm. Để khắc phục việc cho thiếu/thừa hồ tinh bột, cần phải tham
khảo các tài liệu chuyên môn, các nghiên cứu đã thực hiện, đồng thời khảo sát nhiều lần để
có cái nhìn cụ thể về tính chất của mỗi tá dược độn và sự tương tác giữa tá dược độn với hồ
tình bột. Hơn nữa, việc nhận định khối bột “ẩm vừa đủ” cần được đánh giá bởi một cá nhân
nhằm thu được kết quả đồng nhất

- Vấn đề trong đánh giá bán thành phẩm: trong phép thử góc nghỉ và tốc độ chảy, cốm không
chảy ra khỏi cốm mặc dù đã trộn tá dược trơn. Nguyên nhân có thể do trong tá dược trơn
chưa được trộn đồng đều, tá dược trơn bị vón cục hoặc do trộn quá mạnh làm phá vỡ cấu trúc
cốm đã xát hạt. Để khác phục khả nĕng chảy của cốm, cần phải đảm bảo tá dược trơn được
phá vón và thao tác trộn tá dược trơn phải đảm bảo độ đồng đều và không được ảnh hưởng
đến cấu trúc của cốm đã xát hạt.

1. Các chỉ tiêu đánh giá chế phẩm – cốm bán thành phẩm
Câu 7: Đề xuất tá dược độn, từ đó thiết lập công thức cho 500 viên nén
- Tá dược độn còn gọi là tá dược pha loãng, nhằm làm tăng thể tích, khối lượng viên tới mức thích hợp để
dễ tạo hình kèm theo cải thiện tính chịu nén, trơn chảy của hoạt chất.
- Nhóm tá dược độn thường dùng:
+ Tinh bột và dȁn chất
+ Nhóm đường
+ Cellulose và dȁn chất
+ Nhóm muối vô cơ
 Nhóm đã thống nhất chọn lactose làm tá dược độn cho công thức.
Công thức 1 viên 500 viên
Paracetamol 325mg 162,5g
Avicel PH101 20mg 10g
Lactose 20mg 10g
Tinh bột mỳ (pha hồ) 10mg 5g
Natri starch glycolat 22mg 11g
Aerosil 0,5mg 0,25g
Magie stearat 2,5mg 1,25g

Câu 8: Các chỉ tiêu kiểm tra nhanh viên nén Paracetamol
(a) Độ đồng đếu khối lượng viên
-Phương pháp thử: Cân 20 đơn vị lấy ngȁu nhiên, tinh khối lượng trung bình. Không được có quá 2
đơn vị khối lượng nằm ngoài giới hạn 5% so với khối lượng trung bình và không được có đơn vị
nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.
(b) Độ rã
- Thuốc được coi là rã khi đáp ứng một trong những yêu cầu sau:
+ Không còn cắn trên mặt lưới
+ Nếu còn cắn, đấy là khối mềm không có màng nhận thấy rõ, không có nhân khô
+ Chỉ còn những mảnh vỏ bao của viên nén trên mặt lưới
- Phương pháp thử

+ Cho vào 6 ống thử mỗi ống thử một viên nén.
+ Cho một đîa vào mỗi ống.
+ Treo giá đỡ ống thử trong cốc có chứa chất lỏng chỉ dȁn và vận hành thiết bị theo thời gian quy
định.
+ Lấy giá đỡ ống thử ra khỏi chất lỏng.
+ Mȁu thử đạt yêu cầu nếu tất cả sáu viên đều rã.
(a) Độ cứng
- Độ cứng là lực tối thiểu làm vỡ viên theo hướng chịu lực kém nhất tức theo đường kính của viên.
- Độ cứng của viên tùy thuộc nhiều yếu tố, do nhà sản xuất ấn định thông số cụ thể cho mỗi loại
viên.
- Cách thực hiện: đặt viên nén thẳng đứng hoặc nằm ngang trên đế cố định, phía trên viên tiếp xúc
mũi đe. Cho máy nén mũi đe vào viên với lực lớn dần, đến khi viên vỡ. Máy dừng và tự ghi lại giá
trị của lực làm vỡ viên.
(d) Độ mài mòn
- Độ mài mòn của viên nén là tỉ lệ phần trăm % khối lượng bị mất đi do bị vỡ, bị bào mòn sau quá
trình thử nghiệm. Nhằm đánh giá độ bền chịu va đập, đặc biệt độ bền bề mặt của viên, chống lại
sự bào mòn máy móc
- Cách tiến hành: Cân 20 viên nén, cho vào máy, quay với tốc độ 25 vòng/phút trong 4 phút
Cân viên sau thử nghiệm, tính kết quả. Viên nén thông thường, độ mài mòn phải< 3%
CÁC CHẾ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG

1. Thuốc đạn:

Paracetamol 3g Paracetamol 0,15 g


Witepsol vđ 1 viên Aerosil 20 mg
Tá dược (PEG4000 : PEG400) tỉ lệ 90 : 10 vđ 1 viên
Nêu tên 2 chế phẩm thuốc đạn trên thị trường (cấu trúc thuốc, thành phần)
Alvedon 250mg
Paracetamol 250mg
Witepsol vđ 1 viên Cấu
trúc: hỗn dịch
Efferalgan 80mg
Paracetamol 80mg
Glycerin bán tổng hợp vđ 1 viên Cấu
trúc: hỗn dịch

2. Các sản phẩm tương tự hỗn dịch Ibuprofen trên thị trường: Ibuprofen, brufen,
advil, motrin
Nurofen
Hoạt chất: Ibuprofen 200mg/5ml Tá
dược:
Monohydrat acid citric
Natri citrat
Natri clorua
Natri saccharin
Polysorbate 80
Domiphen bromide
Maltilol lỏng
Glycerol
Gôm xanthan
Vị cam
Nước tinh khiết
Brufen
Hoạt chất: Ibuprofen 100mg/5ml Tá
dược:
Sucrose
Sorbitol
Chất tạo màu vàng
Methyl parahydroxybenzoat
Propyl parahydroxybenzoat

3. Thuốc mỡ diclofenac

DOPHAFENAC 1%
(Thuốc kháng viêm thấm qua da)
Trình bày : Tuýp 10g - 20g trong một hộp có đơn
Công thức: 10 g kem
Natri diclofenac.............................................0,1 g
Alcol cetylic..................................................0,6 g
Acid stearic...................................................0,8 g
Vaselin..........................................................0,3 g
Propylen glycol..............................................1,5 g
Dầu parafin....................................................1,2 g
Nipagin....................................................0,0025 g
Nipasol....................................................0,0015 g
Natri laurylsulfat...........................................0,05 g
Nước cất.....................................................5,45 g

4. Cốm pha hỗn dịch paracetamol


Hapacol 250 Sinus [DHG PHARMA]
THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA THUỐC:
Paracetamol.......................................................................................................250 mg
Clorpheniramin maleat...........................................................................................2 mg
Tá dược vừa đủ..............................................................................................................................................gói
(Acid citric khan, manitol, natri bicarbonat, đường trắng, aspartam, PVP K30, sunset yellow, bột hương cam, acesulfam
kali).
DẠNG BÀO CHẾ: Thuốc cốm sủi bọt. 5
Viên nang Paracetamol
6, Viên nén
HỖN DỊCH, NHŨ TƯƠNG
1. So sánh nhũ tương và hỗn dịch: Giống: trạng thái lỏng, đục, hơi sánh, bằng cảm quan ko biết được. Khác:
NHŨ TƯƠNG HỖN DỊCH
dùng KHV các tiểu phân hình cầu→ chất bị phân tán là chất lỏng tiểu phân có hình dạng ko xác định
Hệ phân tán vi dị thể 1 chất lỏng không đồng tan trong 1 chất lỏng 1 chất rắn không tan trong chất lỏng
ko lọc hỗn hợp được Lọc từng pha trước khi pha chế Lọc pha lỏng trước khi pha chế
Đặc trưng: sức căng bề mặt và khả năng hấp phụ. Phân biệt pha đồng thể, keo, dị thể phân biệt nhau bởi kích thước pha
phân tán (hệ keo 1-100 nm; hệ phân tán dị thể 0,1 - 100m)
Ví dụ: 1. dầu đậu nành tinh chế 20g
dầu và nước là 2 chất lỏng không đồng tan→ nhũ tương
nước cất 100g
2. dầu cá 50g
dung dịch do hỗn hòa với nhau
dầu lạc vđ 100g
3. lưu huỳnh 2g

nước cất vđ 100g hỗn dịch vì S là chất rắn, ko tan trong nước
Thuật ngữ
- phân tán thay cho hòa tan
- pha nội = pha phân tán = pha không liên tục: chất lỏng, rắn bị phân tán
- pha ngoại = tướng ngoại = pha liên tục: môi trường phân tán chất dẫn
NHŨ TƯƠNG HỖN DỊCH
pha Nước + pha Dầu + chất nhũ hóa
Thành phần

Vd 3/24: pha Dầu: dầu, parafin, tinh dầu chanh pha Nước + pha Dầu + (chất gây
pha Nước: nước, glycerol, vaselin thấm)
Chất nhũ hóa: gôm arbic, gôm adragan, thạch→ kiểu nhũ tương N/D
Theo kiểu nhũ tương: đơn giản (N/D hay D/N); phức tạp (D/N/D,
N/D/N), bản chất chất nhũ hóa quy định kiểu nhũ tương
Theo nguồn gốc: thiên nhiên (vd sữa), nhân tạo. Kiểu nhũ tương Hỗn dịch thô: hệ dị thể có kích thước
dùng đường tiêm là dầu/nước tiểu phân rắn >1m. Giới hạn tối đa
Phân loại

Theo nồng độ pha phân tán: nhũ tương loãng (nồng độ ≤ 2%,), NT 50-70m
đặc (nồng độ >2%) Hỗn dịch keo: hệ dị thể có kích thước
Theo kích thước pha phân tán: vi nhũ tương (10-100nm) - tiểu phân rắn <1m vd hỗn dịch
tương ứng với hỗn dịch keo và thô (0,1-50m) Al(OH)3, Mg(OH)2.
Nhũ tương uống, tiêm TM là nhũ tương D/N
Liposom là nhũ tương đa lớp
- thay đổi trạng thái (nổi kem, tách pha, kết bông) do sức căng bề mặt,
ko có chất nhũ hóa
- đảo pha: do tương tác môi trường bên ngoài, tương tác của các phân Hiện tượng đóng bánh (chất rắn kết
Biến đổi

tử chất nhũ hóa (vd xà phòng kim loại hóa trị I) tinh ở đáy vỡ vụn), hiện tượng kết tinh
- tách pha, đảo pha ko được chấp nhận trong nhũ tương. Kết bông, nổi (có thể do ko đủ chất gấy thấm)
kem được chấp nhận nếu lắc nhẹ phân tán trở lại (kết bông và nổi kem
có thể khơi màu cho tách pha)
Hệ thức Stokes: nhũ tương càng bền khi vận tốc tách lớp
càng nhỏ Tính thấm của dược chất rắn
2 - chất rắn và chất lỏng tx tạo góc thấm ướt
2𝑟 ∆𝑑.𝑔
V= 9𝑦 (góc tx). Góc này càng bé chất lỏng càng dễ
- Chênh lệch tỷ trọng: nhũ tương càng bền khi chênh lệch lan tỏa trên bề chất rắn.
tỷ trọng giữa 2 pha càng nhỏ. Khắc phục: tăng tỷ trọng môi - góc tiếp xúc ∈ SCBM. SCBM càng lớn, góc tx
trường phân tán (thêm vào môi trường phân tán các chất có càng lớn→ giảm SCBM để chất rắn dễ thấm
tỷ trọng > Nước đối với nhũ tương D/N) OR giảm tỷ trọng chất lỏng
pha phân tán đ/v nhũ tương D/N khi pha phân tán có tỷ - chất rắn có bề mặt thân nước (muối Bi, CaCO3,
trọng lớn hơn. Vd bromoform ko tan trong nước. Thêm MgO, ZnO) dễ thấm chất dẫn là nước→ dễ đ/c
dầu vào để làm giảm tỷ trọng pha Dầu xuống thành hỗn dịch nước đạt yêu cầu
- Kích thước tiểu phân pha phân tán: kích thước nhỏ→ - chất rắn có bề mặt sơ nước (aspirin, acid
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỘ BỀN

nhũ tương bền. Tiểu phân lớn, vận tốc tách lớp nhanh benzoic,Ca stearat, griseofulvin, long não,
hơn→ hiện tượng lắng cặn + kết bông. Khắc phục: khi terpin,
phân tán bằng lực cơ học, lực lớn + thời gian thích hợp→ S) ít thấm nước do sự hấp phụ khí lên bề mặt, dễ
kích thước pha nội nhỏ, đồng đều. thấm ướt Dầu→ dễ đ/c thành hỗn dịch dầu đạt
- Độ nhớt: độ nhớt càng lớn nhũ tương càng bền. Khắc yêu cầu. Nếu muốn đ/c hỗn dịch nước phải dùng
phục: đối với nhũ tương D/N thêm siro, glycerol, PEG, chất gây thấm
gôm, thạch, dx cellulose, bentonit. Đ/v nhũ tương N/D Kích thước tiểu phân: kích thước nhỏ→ tốc độ
thêm xp kim loại vừa làm chất nhũ hóa vừa làm tăng độ lắng càng chậm. Ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan
nhớt và tốc độ phóng thích dược chất→ ảnh hưởng
- Sức căng liên bề mặt: năng lượng tự do 𝜀 = 𝛿. 𝑆. Năng SKD. Vd griseofulvin phải có diện tích bề mặt
lượng 𝜀 càng thấp càng tốt. Khi điều chế nhũ tương, S ko riêng
thay đổi được mà phải giảm 𝛿→ dùng chất nhũ hóa. Đ/v 1,3-1,7 m2/g→ kích thước hạt 3-4m
hỗn dịch luôn có SCBM giữa chất rắn và lỏng nên chất nhũ - độ nhớt: độ nhớt tăng→ hỗn dịch bền. Để tăng
hóa có thể có hoặc ko độ nhớt dùng các chất gây treo (carboymethyl
- chuyển động Brown: làm các tiểu phân rời xa nhau→ cellulose, cellulose vi tinh thể, PVP, gôm,
nhũ tương bền bentonit) hoặc gia tăng tỷ lệ chất rắn
- nhiệt độ (quá cao quá thấp đều ko tốt), pH, chất điện giải - pH, chất điện giải, chất bảo quản. Nếu dược chất
(nồng độ cao làm tách lớp nhũ tương) có tính ion hóa thì dùng môi trường đệm để làm ít
tan
chất gây thấm gồm
Chất nhũ hóa diện hoạt: làm giảm SCBM, gồm phần
- chất diện hoạt 0,05-0,5%
phân cực thân nước và phần ko phân cực thân dầu. Ko có
+ CP uống: Tween, sorbitan ester
sự cân bằng giữa 2 phần này
+ CP dùng ngoài: Na lauryl sulfat,
Chất nhũ hóa keo thân nước phân tử lớn: chứa nhiều
Na dioctylsulfosuccinat
nhóm OH, trương nở thành micel, tạo nhũ tương D/N
+ CP tiêm: polysorbat, polyoxyethylen, lecithin
Chất nhũ hóa dạng rắn loại hạt rất nhỏ: có bề mặt thấm
- chất keo thân nước: gôm, dx cellulose, bentonit,
được cả pha nước và dầu ko đều nhau (MgO, Al2O3 thấm
Al(OH)3, Mg(OH)2.
nước mạnh tạo nhũ tương D/N; than thấm dầu mạnh hơn
- dung môi: alcol, glycerol, glycol hòa lẫn với
tạo nhũ tương N/D; bentonit phân tán trong nước trước tạo
nước, làm giảm SCBM. Dm cũng thấm vào khối
nhũ tương D/N và ngược lại)
bột, chiếm chỗ nhũng lỗ trống kk
Chất nhũ hóa phân loại theo nguồn gốc và cấu trúc hóa học gồm 3 nhóm
a. chất diện hoạt: HLB (tỷ số phần thân nước và thân dầu trong phân tử chất diện hoạt, RHLB: HLB tới hạn của pha
Dầu)
Vd: trong nước vđ 100ml
Chất KL RHLB hoặc HLB % chất trong pha Dầu
Sáp ong 15g 9 0,3%
Lanolin 10g 12 0,2%
Parafin rắn 20g 10 0,4%
cetyl alcol 5g 15 0,1%
Tween 80 15
2g
Span 80 4,3

Tính lượng Span và Tween?


Gọi x là tỷ lệ Span trong hỗn hợp
4,3x + 15 (1-x) = 9 x 0,3 + 12 x 0,2 + 10 x 0,4 + 15 x 0,1
→ x = 0,41→ lượng Span = 2% x 2 = 0,82g

b. chất nhũ hóa thiên nhiên phân tử lớn


c. chất rắn phân chia dạng hạt nhỏ
Tạo nhũ tương D/N:
Polysorbat 80 (Tween
Gôm arabic, Na Poloxamer Cetyl
Gelatin Saponin Lecithin 80, polyoxyethylen
Methylcellulose stearat (Lutrol F68, F127) alcol
sorbitan monooleat)
Tạo nhũ tương N/D:
Lanolin khan Calci oleat Sorbitan monosterat (sapn 60)

Vừa N/D vừa D/N: Bentonite


PP Keo ướt Keo khô PP phân tán cơ học: dùng cho chất rắn ít
Thêm pha nội Thêm pha ngoại vào tan trong chất dẫn và dung môi trơ khác
Tên gọi khác
vào pha ngoại pha nội - Nghiền khô: để tiểu phần rắn đạt kích
Lực phân tán Lực mạnh Lực yếu (cối chày) thước thích hợp. Dùng cối chày và máy rây
Đđ chất nhũ hóa Đa dạng Dạng bột mịn - Nghiền ướt: công đoạn quan trọng, làm
Chất nhũ hóa + Chất nhũ hóa + pha tiểu phần rắn dễ thấm chất dẫn (có thể dùng
pha ngoại nội trước (4D: 2N: chất gây thấm) tạo thành bọt khí hấp phụ
Nguyên tắc
trước rồi thêm 1 gôm)→ nhũ tương lên bề mặt pha rắn → giảm chênh lệch tỷ
pha D/N trọng→ nổi lên bề mặt. Để 1 thời gian
nội từ từ vào trước pha loãng
Vd: dầu khoáng 500ml Gôm arabic (bột rất mịn)
- phân tán vào chất dẫn: thực chất là pha
125g Siro 100ml Vanilin 40mg
loãng hỗn dịch bằng chất dẫn
Ethanol 60ml Nước vđ 1000ml
Vd: Bi nitrat kiềm 2g Siro đơn 20g
- kiểu nhũ tương: D/N
Nước tiểu hồi vđ 100ml
- Ethanol là dung môi hòa tan vanilin
- Cách điều chế: thêm 10ml nước tiểu hồi
- Lượng chất đ/c nhũ tương dầu 500ml : gôm 125g : 250ml nước
vào khối nhão, thêm siro đơn vào, bổ sung
- Điều chế: nhũ tương + gôm arabic. Pha loãng nhũ tương đậm
nước tiểu hồi vừa đủ.
đặc bằng nước. Thêm siro, thêm vanilin/cồn. Thêm nước điều
Vd: terpin hydrat 4g Gôm arabic 2g
chỉnh V
Natri benzoat 4g Siro codein 30g
ĐIỀU CHẾ

- có thể thực hiện bằng pp keo ướt nhưng cần lực phân tán mạnh
Nước cất vđ 150ml
Vd: dầu 500ml Gelatin A 8g Acid tartric
- Vai trò gôm arabic: chất gây thấm, vai trò
0,6g Ethanol 60ml nước vđ 1000ml
Na benzoat: hoạt chất
- Vai trò của acid tartric: do gelatin A thu được bằng pp thủy phân
- Dạng bào chế: potio (do ngọt thấp)
bằng acid nên cần acid để ổn định
- Cấu trúc: hỗn dịch (terpin ko tan/nước)
- Ko điều chế bằng pp keo khô do gelatin ko trương nở
và dung dịch (codein, Na benzoat
nhanh/nước
tan/nước)
Kết luận: nhũ tương điều chế bằng pp keo khô thì sẽ điều chế
- Nghiền ướt: cho lượng nước vừa đủ vào
được bằng pp keo ướt nhưng ko ngược lại
hỗn hợp gôm + terpin hydrat tạo khối nhão
Vd: dầu parafin 500ml Gôm arabic 50g Gôm adragant 2,5g
PP ngưng kết: chất rắn dạng tiểu phân
Thạch 7,5g Tinh dầu chanh 1ml Vanilin 0,2g
được hình thành từ quá trình:
Natri benzoat 1,5g Glycerol 50ml Nước vđ 1000ml
- thay đổi dung môi: phải trộn dd hoạt chất
- Vì sao gọi là nhũ tương dầu thuốc? pha dầu chiếm 50% và pha
sẽ kết tủa + chất thân nước nhớt cao rồi
dầu có td dược lý
mới cho vào toàn bộ chất dẫn
- Phân biệt vanilin và tinh dầu chanh? vanilin ở pha ngoại
Vd: cồn kép opi benzoic 20g
còn tinh dầu chanh ở pha nội
Siro đơn 20g Nước cất vđ 100ml
- Vai trò natri benzoat: (0,15%) chất bảo quản cho pha nước, làm
Điều chế: cho cồn kép opi vào siro đơn.
bền dịch thạch (do nồng độ < 0,2%)
Cho từ từ vào hh này 55ml nước, khuấy,
- Vai trò glycerol: hòa tan vanilin
trộn, thêm nước vđ
- Cách điều chế theo pp keo ướt (ko đ/c bằng pp keo khô):
Vd: long não 1g
+ hòa tan tinh dầu chanh + dầu parafin (hh A)
Glycerol 10g Nước vđ 100g
+ ngâm thạch nở với 350ml nước, đun nóng cho trương nở hoàn Long não ko tan trong nước, dễ tan trong
toàn. Hạ nhiệt tới 50oC rồi thêm gôm arabic, gôm adragant. Thêm cồn. Đề nghị pp pha chế.
Na benzoat vào (hh B) Chọn pp ngương kết dung môi. Thêm cồn
+ thêm hỗn hợp B vào hỗn hợp A. Thêm vanilin/glycerol vào. vừa đủ để tạo cồn long não. Cho tất cả vào
Điều chỉnh V nước glycerol. Cho vào hỗn hợp khoảng 80ml
Vd: bromoform 2g Na benzoat 4g Codein phosphat 0,2g nước. Trộn, điều chỉnh V
Siro đơn 20g Lầu lạc 18g Nước vđ 100ml Vd: long não 1g Glycerol 10g
- pha Dầu gồm: bromoform 2%, dầu thực vật 18% Lưu huỳnh 2g Nước cất vđ 100ml
- Vận dụng hệ thức Stokes để giải thích việc thêm dầu lạc là cần Cách điều chế: nghiền khô S, nghiền ướt S
thiết? trước khi thêm dầu ∆d = 1,8. Sau khi thêm dầu, ∆d = với Tween với 1 ít nước. Cho hỗn hợp cồn
0,09→ giảm ∆d, V giảm→ nhũ tương bền long não và glycerol vào. Thêm nước vđ
- Vai trò và cách phối hợp Na benzoat (4%)? nồng độ > 0,2% nên - tủa hoạt chất tạo ra do phản ứng hh: dùng
ko phải chất bảo quản, là hoạt chất trị ho theo cơ chế long đờm toàn bộ chất dẫn hòa tan dược chất tạo dd
- Cách pha Na benzoat? hòa tan Na benzoat vào nước rồi phối thật loãng, sau đó phối hợp dần dần với
hợp nhũ tương đặc nhau
- Cấu trúc nhũ tương trên? cấu trúc nhũ tương (bromoform ko tan Vd: ZnSO4 40g K2S 40g
trong nước) + dung dịch (Na benzoat và codein tan trong nước) Nước vđ 1000ml
- Tính lượng gôm arabic thêm vào để điều chế theo pp keo khô? - Phải hòa tan mỗi chất với 450ml để tạo
pha dầu có khối lượng 18+2 = 20g nên lượng gôm là 5g thành dd loãng.
Các pp đặc biệt - Ko lọc sau khi phối hợp vì lọc sẽ tách rời
- trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng: dùng khi hoạt chất và chất dẫn
+ trong CT có chất cần đun chảy (sáp) Pp phân tán và ngưng kết
Pha dầu được đun chảy, chất thuộc pha nước được hòa tan và đun PbAc2 1g NH4Cl 1g
cao nhiệt hơn pha Dầu 3-5 C. Trộn 2 pha và phân tán đến khi
o
S kết tủa 2g Ethanol 70%
nguội 10g Glycerol 10g Nước
+ để giảm độ nhớt 2 pha khi phân tán: khi nhũ tương có thể chất vđ 100ml
đặc như dầu hạt bông + sulfadiazin Pha loãng dd PbAc2, NH4Cl rồi phối hợp
- pp xà phòng hóa trực tiếp: áp dụng khi CT có 1 acid béo và nhau tạo hỗn dịch PbCl2. Điều chế S bằng
1 chất kiềm→ phối hợp: tạo phản ứng xà phòng hóa → chất pp nghiền ướt. Phối hợp lại
nhũ hóa Bột cốm pha hỗn dịch: có
Vd: dầu lạc thô 20g, nước vôi 20g. Chất nhũ hóa là calci oleat - Chất điều vị (saccarose, manitol)
hình thành nhũ tương N/D. Nếu pp đơn giản để xđ kiểu nhũ tương - Td gây treo (gôm xanthan, Na CMC)
tạo thành? pp nhuộm màu và soi dưới KHV hay pha loãng với - Td gây thấm dùng chất diện hoạt (coi
nước vì nhũ tương tan vô hạn trong pha ngoại của nó chừng bọt). Dùng nhiều quá gây khó
- pp dùng dung môi chung: dùng khi dm vừa hòa tan pha nội, nhũ uống.
hóa và sau đó là pha nội Hay dùng Tween 80
- chất bảo quản nếu đa liều
- cối chày: khi CT có thành phần có độ nhớt nhất định
2 dạng trình bày
- máy khuấy cơ học (chân vịt, tuabin): khi hỗn hợp có độ nhớt ≤
+ hỗn dịch lỏng (sẵn sàng sd)
độ nhớt glycerol
+ bột, cốm pha hỗn dịch (tránh được sự
- máy xay keo: hỗn hợp được ép qua 1 khe giữa stator và rotor
Thiết bị

thủy phân của dược chất)


sẽ chịu lực cắt rất mạnh tạo hệ phân tán đồng đều
2 cách đóng gói
- thiết bị đồng nhất hóa: điều chế nhũ tương bằng phương tiện
+ đơn liều (phosphalugel)
khác rồi cho qua máy đồng nhất hóa để được nhũ tương mịn
+ đa liều (malox).

V chai lớn hơn V thuốc, có nhãn lắc kỹ
độ ổ định cao
Chất chống nấm cho pha Nước (Nipagin, Nipazol cho nhũ tương truốc khi dùng. Có ký hiệu quy định lượng
Bảo quản

dùng trong, benzalkonium clorid, cloresol cho nhũ tương dùng nước. Sử dụng 3-7 ngày

ngoài) và chất chống oxh dành cho pha Dầu (tocoferol, BHT)
Cảm quan, độ đồng nhất, tính ổn định
Xác định kiểu nhũ tương
- PP pha loãng: nhũ tương D/N sẽ trộn lẫn với nước và nhũ tương N/D sẽ trộn lẫn với Dầu
- PP đo độ dẫn điện: nhũ tương có môi trường phân tán thân nước dẫn điện và môi trường thân dầu ko dẫn điện
Kiểm nghiệm

- PP nhuộm màu: dựa vào tính tan trong nước hay dầu của chất màu
→ ko nhận biết được nhũ tương kép→ quan sát KHV
Hệ số lắng: F = 𝑉𝑢. Độ lắng F%, F càng lớn, lắng càng chậm, hỗn dịch càng tốt
𝑉𝑜

Sự tái phân tán: quay ít vòng thì tái phân tán tốt hơn
Phân bố kích thước các tiểu phân: dải phân bố hẹp tốt hơn
Đánh giá nhanh bằng pp shock nhiệt
TÁ DƯỢC THUỐC MỠ
1. Dầu mỡ động thực vật: triglycerid của acid béo cao Dầu lạc: phối hợp để điều chỉnh thể chất, tăng độ thấm, giúp dễ nghiền mịn, pha D trong
+ glycerin các nhũ tương
Ưu: dịu với da Dầu vừng: dịu da và niêm mạc nhanh hơn các loại khác
Nhược: 1. trơn nhờn, kỵ nước, bẩn Dầu thầu dầu: tan trong cồn 95o do có OH ở C12. Dùng trong thuốc dùng ngoài chứa
2. cản trở hđ sinh lý bình thường của da chất sát trùng
3. dễ bị oxh→ gây kích ứng da 4. giải phóng hoạt chất kém Dầu cá: dầu đv duy nhất. Dùng bôi lên vết bỏng, nhằm thúc đẩy lên da do chứa vit.A, D
Sáp ong: tăng độ cứng, độ chảy, để tăng khả năng nhũ hóa của 1 số tá dược khác
Spermaceti: chất trắng cá voi chứa cetyl palmitat
2. Sáp: acid béo cao + alcol béo cao/alcol thơm Lanolin: acid béo +alcol béo cao + alcol thơm có nhân steroid (như cholesterol)
Dạng rắn hoặc dẻo→ ít bị biến chất, ôi khét, dùng phối hợp Lanolin khan: dẻo, quánh, hút nước, thường phối hợp với vaselin để làm thuốc mỡ KS
để điều chỉnh thể chất, tăng độ chảy, tăng độ cứng do khó bám thành lớp
TÁ DƯỢC THÂN DẦU

Lanolin ngậm nước: mềm giống vaselin, khả năng nhũ hóa + hút nước mạnh. Dùng 1
Dầu, mỡ, mình làm tá dược thuốc mỡ nhũ tương kiểu N/D. Nhược: dễ ôi khét
sáp 3. Dẫn chất thu được bằng hydrohen hóa: tạo thể chất
dẫn chất thích hợp, bền vững, tăng khả năng nhũ hóa chất phân
Thường từ Lanolin như Hydrolan, Hydeps, Laocerin
cực
Ưu: bền, ko bị ôi khét, biến chất.
Nhũ hóa mạnh hơn chất béo thiên nhiên
- dầu PEG hóa hay glycerid PEG hóa: alcol hóa dầu thực vật bằng PEG 200-400. Ưu:
thân nước, khả năng thấm cao. Hòa tan trong parafin, ether, ethanol (t o). Ko tan trong các
4. Dẫn chất polyoxyethylen glycol hóa
alcol, dễ phân tán trong nước.
- Lanolin PEG hóa (lanolin tan trong nước, Aqualose, Solutan). Dễ tan trong nước, làm
dịu, dùng trong thuốc mỡ nhũ tương D/N
5. Các chất phân lập từ dầu, mỡ sáp và dẫn chất
Acid stearic dùng để tăng độ đặc, cứng; kết hợp kiềm, amin tạo chất nhũ hóa xà phòng
Acid béo
Acid oleic: tăng tính thấm qua da
Dẫn chất của acid béo: chất diện hoạt, kiểu nhũ tương Ester với alcol: Isopropyl myristat, isopropyl palmitat. Ưu: bền, độ nhớt thấp, hòa tan
D/N nhiều chất, nhũ hóa cả chất lỏng phân cực, ko gây dị ứng
Ester của alcol isopropylic với lanolin (Lavesta, Isopropylen): thấm cao, dịu da
Dẫn chất của acid béo: chất diện hoạt, kiểu nhũ tương Ester với glycerol: ko tan trong nước, tan trong dm hữu cơ. Glyceril mono stearate:
D/N - phối hợp với 10% xà phòng/alcol sulfat làm tăng KN nhũ hóa, tá dược nhũ tương D/N
- ester với alcol - phối hợp xà phòng K stearate (Galabase): tăng KN nhũ hóa, nhũ tương D/N có pH>7,8
- ester với glycerol - phối hợp Na lauryl sulfat (Galacid): tăng KN nhũ hóa, thuốc mỡ nhũ tương D/N có
- ester với glycol pH<7,8
- ester với alcol hexilic, -decilic - với tween 80 (Gelot 64) thích hợp nhiều hoạt chất, ko phụ thuộc pH
Ester với glycol:
- chất ko tan trong nước ethylene glycol stearate làm chất nhũ hóa nhũ tương N/D
- chất dễ tan trong nước là ester của acid béo với PEG tùy thuộc vào tương quan gốc acid
và số nhóm CH2CH2O qua HLB. Chất điển hình tạo nhũ tương D/N như PEG 400 mono
laurat, PEG 400 mono stearate, Myrj 52. Cremofor EL vừa thân nước, vừa thân dầu
Ester với alcol hexilic, -decilic: thấm tốt, hòa tan nhiều loại hoạt chất
- Xetiol A (acid lauric + alcol hexilic) - Xetiol V (acid oleic + alcol decilic)
Alcol béo: phân lập từ sáp, rắn, bền. Khả năng nhũ hóa Alcol cetylic
yếu, tạo nhũ tương N/D, làm tăng rất mạnh khả năng nhũ Alcol stearilic
hóa, hút nước của nhiều tá dược khác như vaselin Alcol cetostearilic (hỗn hợp 2 alcol trên) = sáp Lanet O
Dẫn chất phân lập từ Lanolin: bền, dịu da, nhũ hóa mạnh Viscolan (lanolin lỏng); Waxolan (lanolin thể sáp); Cholesteol (alcol của lanolin)
Vaselin: ưu: hòa tan nhiều hoạt chất ko phân cực. Nhược: khó phối hợp với dd nước, chịu
Nhóm sản phẩm của dầu hỏa ảnh hưởng của nhiệt độ, cản trở sự trao đổi của da
Ưu: vững bền, trơ hóa học, ko gây tương Dầu vaselin: ko tan /nước, ít tan/alcol, tan nhiều/dmhc. Dùng điều chỉnh thể chất hoặc
Các kỵ Nhược: ko nhũ hóa các chất phân cực nghiền mịn các chất
hydrocarbon Là chất xa lạ với da, ngăn sự trao đổi bình thường của Parafin: thể rắn. Dùng điều chỉnh thể chất
da Gây bẩn, phóng thích hoạt chất chậm→ thuốc mỡ Plastibase (Jelen): polyethylen trong dầu vaselin/130oC được làm lạnh đột ngột. Dùng
bảo vệ da, làm pha dầu trong thuốc mỡ nhũ tương thay cho vaselin do: mềm, thấm sâu, phóng hoạt chất nhanh, ko thay đổi thể chất bởi t oC,
ko cần nung trước khi dùng, phối hợp nhiều hoạt chất mà ko bị cứng như vaselin
Silicon & Tính chất phụ thuộc: bản chất của sự trùng hợp và bản chất
Dùng trong kem chống nắng, thuốc mỡ bảo vệ da
polysiloxan của gốc thế. Bền với hóa chất, to, ko gây kích ứng
Carbopol (gel carbomer): trương nở /nước→ gel ko sah1, pH acid. Trung hòa bằng
kiềm→ tăng độ nhớt của gel. Nồng độ: 0,5-5%
Gel alginate: thể chất gel thay đổi tùy theo nồng độ muối và pH. Nồng độ: 5-10%
Nhóm tạo Ưu
Gel bentonite: nồng độ: 10-20%. Thêm glycerol/sorbitol để tránh mất nước
gel với nước - hòa tan với nước/chất phân cực
Gel d.chất của cellulose: (MC, CMC, HPMC) cần thêm glycerin/sorbitol để giữ ẩm. Ưu:
- dễ bám thành lớp mỏng trên da/niêm mạc
TÁ DƯỢC THÂN NƯỚC

dùng trong thuốc tra mắt vì có thể tiệt trùng bằng nhiệt và có thể chỉnh pH bằng dd đệm.
- phóng thích hoạt chất nhanh
Nhược: dễ bị biến chất bởi vi khuẩn, tạo phức với paraben
- ko cản trở sự trao đổi chất, ko gây kích ứng, ko trơn
PEG (polyethylene glycol = carbowax)
nhờn, ít dơ
Ưu: các PEG lỏng (200-700) hòa tan cả chất ko tan trong nước/dầu (vd: hormon,
- ko thể thấm qua da, nhưng dùng cho da tổn thương
Nhóm tự barbituric)
Nhược
thân đáp - giúp hoạt chất đạt độ phân tán cao, 1 số chất phóng thích nhanh và hoàn toàn
- thường nhiễm khuẩn→ thêm chất bảo quản
ứng yêu cầu Nhược: giảm hoạt tính 1 số chất như phenol, KS, paraben
- dễ khô cứng→ thêm chất háo ẩm (sorbitol,
tá dược - ko có khả năng thấm qua da→ thuốc mỡ tác dụng tại chỗ, vết thương mủ
glycerin, propylene glycol)
thuốc mỡ - háo ẩm→ làm khô da→ ko dùng cho chàm, vẩy nến. Khắc phục: thêm lanolin, nước hay
alcol cetylic
- hay lẫn kim loại→ tương kỵ, làm biến chất→ phải kiểm tra giới hạn tạp
Ưu: - bền hơn do ko có nước
- độ thấm cao + hút ẩm mạnh + làm săn se niêm mạc→ Lanolin khan: hút nước mạnh, tạo nhũ tương N/D
thuốc mỡ tra mắt (hút nước mắt); thuốc mỡ kháng sinh HH của lanolin khan + vaselin: dùng trong thuốc mỡ tra mắt
Tá dược nhũ
(hút nước tránh KS hư); thuốc mỡ làm săn se (do da chảy Hh vaselin + cholesterol/các sterol: euserin là điển hình
TÁ DƯỢC NHŨ TƯƠNG

hóa
nước) Tá dược có thể hút đồng thời cả nước lẫn dầu như PEG 1500+PEG 400+ Propylen
- KN nhũ hóa tùy vào chất nhũ hóa có trong thành phần và glycol + Na laurylsulfat
chỉ số nước (lượng nước mà 100g tá dược có thể hút)
Nhược: trơn, nhờn, khó rửa, cản trở hoạt động của da
Tá dược nhũ tương N/D: pha D nhiều hơn. Chất nhũ hóa tan trong D hơn N, HLB = 3-
Tá dược nhũ 6 Chất nhũ hóa dùng: lanolin, sáp ong, spermacetin, alcol béo cao, xp kl hóa trị và Span
Bản thân là tá dược nhũ tương gồm cá 3 th.phần: pha D +
tương hoàn Ban đầu đi bằng cơ chế khuếch tán, xuống tới trung bì bắt đầu nhũ hóa mtr nước để tan.
pha N + chất nhũ hóa
chỉnh - Lanolin ngậm nước
- pha D (DMS, dẫn chất, hydrocarbon, silicon) + chất nhũ hóa thuộc pha D + pha N (ít)
Tá dược nhũ tương D/N: dùng cho hoạt chất dễ tan trong nước. Gồm 5 thành phần:
1. pha N (tỷ lệ lớn) 2. Pha D 3. Chất nhủ hóa 4. Chất giữ ẩm (sorbitol, glycerin) 5. Chất bảo
quản (acid benzoic, paraben)
Ưu: phóng thích hoạt chất nhanh, hoàn toàn
Tá dược nhũ - hoạt chất thấm sâu
tương hoàn - bám lớp mỏng trên da, ko ngăn cản da trao đổi
chỉnh - ko trơn nhờn, gây bẩn
Nhược: phải có chất giữ ẩm (do dễ khô cứng), chất bảo quản (dễ nhiễm VK)
- Tá dược nhũ tương D/N dùng chất nhũ hóa là xà phòng kiềm
- tá dược dùng alcol sulfat (Na lauryl sulfat, Na cetyl sulfat)
- Tá dược nhũ tương chế với chất diện hoạt cation/chất diện hoạt ko ion hóa
THUỐC BỘT
1. Định nghĩa: dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa 1 hay nhiều dược chất.
2. Ưu nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- kỹ thuật bào chế đơn giản, trang thiết bị ko phức tạp - ko thích hợp cho dược chất có mùi khó chịu, mất hoạt
- dạng bào chế rắn, ít tương kỵ, bền vững tính trong môi trường dạ dày
- diện tích tiếp xúc lớn→ tốc độ hòa tan cao, SKD cao - dễ hút ẩm do diện tích tiếp xúc lớn
- thích hợp cho trẻ em - thuốc bột từ dược liệu khó uống
3. Phân loại
Theo thành phần Theo cách phân liều đóng gói Theo cách dùng
Thuốc bột KS pha siro uống
Thuốc bột đơn (NaHCO3) Thuốc bột đơn liều (Hapacol 80mg)
Thuốc bột pha tiêm
Thuốc bột kép (oresol) Thuốc bột ko phân liều (đa liều)
Thuốc bột dùng ngoài (xoa-rắc)
4. Điều chế bột thuốc
Sử dụng phân chia cơ học là phổ biến nhất. Gồm 2 bước là phân chia nguyên liệu và rây.
Lưu ý: ko đổ vào rây quá nhiều bột và nên đảo đều bột trên rây để tăng khả năng tiếp xúc của tiểu phân với lỗ mắt rây.
Độ ẩm bột nên vừa phải, bột quá ẩm khó lọt qua rây
Khi rây nên nhẹ nhàng, ko chà xát nhiều dễ làm dồn dưới mắt rây.
Rây dược chất độc cần có nắp đậy
Các đặc tính tiểu phân ảnh hưởng đến SKD của thuốc
Kích thước hạt H.dạng tiểu phân Lực liên kết Độ trơn chảy Cải thiện độ chảy
Lực kết dính: giữa 2 mặt - thay đổi kích thước
Tốc độ chảy: lấy 50-100g
giống nhau (tiểu phân- hạt bằng cách rây bớt
Kích thước hạt bột, cho chảy qua phễu
ả.hưởng lực lk và tiểu phân) tăng khi kích bột mịn, thêm bột thô,
giảm→ dt tiếp đo, xác định th.gian và
khả năng trơn thước hạt giảm, độ ẩm tạo hạt
xúc tăng→tốc vận tốc chảy
chảy. Hình cầu tăng. Lực này tăng→ độ - thay đổi hình dạng
độ hòa tan Góc chảy: 50g bột cho
chảy tốt hơn hình trơn chảy giảm hạt (tạo hình cầu)
tăng. Tuy chảy qua phễu có kích
khối (latose phun Lực bám dính: giữa 2 - giảm lk tiểu phân
nhiên, giảm thước xác định, đo độ cao
sương>lactose mặt khác nhau (tiểu phân- bằng cách sấy khô bột
quá mức, 1 số h và đk d. tanα=2h
tinh thể) thành phễu). Xảy ra khi d OR thêm chất chống
td xấu, dễ hút 25-30 : chảy tốt
o
Hiện dùng dạng bột chảy qua phễu. Khắc ẩm (MgO) OR tá dược
ẩm >65o: dính, ko chảy
phun sương tạo phục: tá dược chống dính trơn
Hiện dùng < 25o: chảy rất tốt
tiểu phân hình cầu Lực tĩnh điện: làm tăng - thêm chất làm tăng
dạng siêu mịn 30-60 : cải thiện độ chảy
o
sức hút liên tiểu phân→ độ chảy như Tal, Mg
<30o: trộn dễ
bột khó chảy, dễ lk hơn stearat, aerosil, silicon
5. Kỹ thuật điều chế thuốc bột
Nghiền bột đơn: khối lượng lớn nghiền trước. Chất có tỷ trọng lớn nghiền mịn hơn
Trộn bột kép: cối chày có dung tích gấp 5-10 lần tùy theo tỷ trọng.
Nguyên tắc trộn bột kép: trộn đồng lượng, tỷ trọng lớn cho vào trước, bột nhẹ cho vào sau để tránh bay bụi, chất có màu,
chất độc phải được lót cối.
Máy chữ V trộn tốt hơn máy trộn kiểu trống. Nếu bột hơi ướt thì dùng máy có cánh đảo (trộn đinh ốc xoắn, máy trộn kiểu
ném và cuốn xoáy) nhưng 2 máy này kho vệ sinh hơn so với máy trộn chữ V và trộn kiểu trống.
6. Tá dược thuốc bột (chưa thêm ví dụ)
Tá dược độn
Hay dùng là lactose
(pha loãng)
Thường dùng cho bột kép, chứa dược chất độc và td mạnh, chiếm tỷ lệ nhỏ.
Tá dược màu Mục đích: 1. thẩm mỹ 2. đặc hiệu 3. kiểm tra sự phân tán đồng nhất 4. tạo bộ 3: mùi-màu-vị
Hay dùng: erythrocin (đỏ), sắt oxyd (nâu), tartrazin, quinoloein (vàng)
Dùng cho bột kép cho chất lỏng, mềm, háo ẩm. Lượng nước trong bột <10%. Hay dùng: CaCO3,
Tá dược hút
MgCO3, MgO
Tá dược bao Dùng để cách ly dược chất tương kỵ trog thuốc bột kép. Hay dùng: MgO, MgCO3
Tá dược điều
Dùng đường (saccharin, cyclamat, aspartam), tinh dầu, chất thơm
hương vị
7. Đóng gói và bảo quản
Thông thường thuốc bột được đóng gói dưới 2 dạng: đóng túi và đóng lọ.
Các thuốc bột phân liều Các thuốc bột không phân liều
dùng để uống như thuốc bột, bột pha hỗn dịch, pha siro… thường đóng trong lọ (thủy tinh hay chất dẻo) như các lọ
thường được đóng vào trong túi. Túi đựng thuốc bột thuốc bột pha hỗn dịch, pha siro,…Thuốc bột dùng ngoài
thường làm bằng vật liệu là giấy kết hợp với màng nhôm có thể đóng trong lọ có nắp đục lỗ để có thể rắc, bôi, xoa
và chất dẻo để có thể hàn được bằng nhiệt. dễ dàng.
8. Phân liều
Ước lượng bằng mắt Phân liều theo thể tích Phân liều theo khối lượng
Cân 1 liều mẫu rồi dựa vào liều mẫu Cân 1 liều mẫu để ấn định dung tích
chia số bột còn lại thành những phần dụng cụ phân liều sau đó đong hàng Cân từng liều một. Chính xác nhưng
giống nhau giống liều mẫu. Mỗi lần loạt. Chính xác hơn ước lượng bằng chậm. Áp dụng cho dược chất độc
chia ko nên quá 20 liều mắt
THUỐC CỐM
1. Định nghĩa: Dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợi ngắn xốp, thường dùng để uống. Ngoài dược chất (độ ẩm
phải dưới 10%), còn tá dược độn (lactose), tá dược tạo màu, mùi, vị, tá dược dính (khác thuốc bột)
2. Ưu nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
Kỹ thuật đơn giản, trang thiết bị ko quá phức tạp Diện tích tiếp xúc lớn→ dễ hút ẩm
Dạng bào chế rắn: ít tương kỵ, bền vững Ko thích hợp với dược chất có mùi vị khó chịu
Hấp thu nhanh hơn thuốc viên Chịu ảnh hưởng môi trường acid dạ dày

3. Kỹ thuật điều chế: pp xát hạt ướt được dùng nhiều hơn do đồng nhất k.lượng, còn pp xát hạt khô muốn đồng đều thì
phải làm lại nhiều lần. Có 4 pp là xát hạt khô, xát hạt ướt, pp phun sấy và xát hạt tầng sôi
Phương pháp xát hạt ướt Phương pháp xát hạt khô Phương pháp phun sấy
Nghiền trộn bột kép Nghiền và trộn bột kép
Áp dụng điều chế
Trộn hỗn hợp bột với tá dược dính lỏng → khối Hỗn hợp bột khô được dập
- cốm hòa tan
ẩm thành viên thô (máy dập
- cốm từ dược liệu
Xát hạt qua cỡ rây thích hợp viên máy ép trục)
Nghiền qua máy nghiền với - dược chất nhạy cảm với nhiệt (do
Sấy hạt ở 40-70oC
Sửa hạt qua cỡ rây quy định (lấy phần dưới rây) cỡ rây thích hợp thời gian làm khô nhanh)

4. Kiểm nghiệm
Tính chất Kích thước Độ ẩm Hòa tan ĐĐ hàm lượng ĐĐ k.lượng Đ.tính - đ.lượng
Khô, ko mềm, Toàn bộ qua Khi ko thử
< 5% Tan trong 20 Cho đơn liều có dược Chuyên luận
ko hút rây 2000, 92% đđ hàm
nước phần H2O/ 5’ chất < 2mg or 2% kl/kl riêng
ẩm, biến ko qua rây 250 lượng
màu

5. Tá dược
Mục đích: làm tăng khối lượng, hình dạng hoặc thể chất theo yêu cầu
- Tinh bột: ưu: an toàn, rẻ, nhược: làm cốm ko tan hoàn toàn
Tá dược độn
- dẫn xuất cellulose: ưu trơ, ko làm đổi pH, ko bị VK phát triển, tăng độ cứng. Nhược: giống trên
- nhóm tan trong nước: đường (glucose, sorbitol, manitol): ưu: có vị ngọt (manitol-ngọt mát)
Dùng dạng bột khô hay dịch lỏng
Tá dược dính - tự nhiên: mật ong, hồ tinh bột (5-25% kl/tt). Nhược: hồ tinh bột dính yếu, thời gian sấy lâu
- tổng hợp: PVP (Kollidon) dính tốt, pha trong ethanol 60%-70% ở nồng độ 0,5-5% (kl/tt)
Mục đích: giúp cốm rã, tan nhanh khi sd, nâng cao hiệu quả sd thuốc (cơ chế hòa tan hay trương nở)
Tá dược rã
Tá dược siêu rã: Na crosscarmellose, Na starch glycolat
Mục đích: làm cốm trơn chảy dễ dàng hơn. Thêm vào sau khi cốm được tạo thành
Tá dược trơn
Bột Tal + Mg stearat phối hợp. Tal làm giảm ma sát giữa các hạt cốm→ chảy đồng đều. Mg stearat
bóng
giúp bề mặt bóng láng, giảm ma sát giữa cốm và thành dụng cụ máy móc
THUỐC ĐẶT
1. Định nghĩa: là dạng thuốc rắn, chứa 1 hay nhiều hoặc chất, dùng đặt vào các hốc của cơ thể
- thuốc đạn: đặt vào trực tràng khi sử dụng - thuốc trứng: đặt vào âm đạo khi sử dụng
- thuốc niệu đạo: đặt vào niệu đạo khi sử dụng
Về hình dạng: hình trụ, hình nón, hình thủy lôi, đường kính 8-10 mm, chiều dài 30-40mm, khối lượng 1-3g
Về cấu trúc: hệ phân tán đồng thể (dung dịch); hệ phân tán dị thể (hỗn dịch, nhũ tương), hệ phân tán nhiều tướng (dd-hỗn
dịch, dd-nhũ tương, hỗn dịch-nhũ tương)
Về tác dụng: thuốc trứng để sát trùng tại chỗ (sát trùng, cầm máu, chống nấm), 1 số tác dụng toàn thân
- thuốc đạn: tác động tại chỗ (táo bón, trĩ), tác động toàn thân (an thần, hạ sốt)
- thuốc niệu đạo: tác dụng sát trùng tại chỗ
2. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng, âm đạo
- Cách 1: Dược chất hấp thu qua niêm mạc trực tràng→ TM trĩ dưới/TM trĩ giữa→ TM chủ dưới→ hệ tuần hoàn OR
- Cách 2: hoạt chất TM trĩ trên→ TM cửa qua gan trước khi vào hệ tuần hoàn chung. → SKD bị phụ thuộc vào khả năng
thuốc bị CH lần đầu qua gan. (thuốc nào cũng CH qua gan, chỉ là có CH lần đầu hay ko mà thôi)
Thuốc bị hấp thu theo TM nào phụ thuộc vào: vị trí viên thuốc+ đặc tính trải rộng của tá dược+kỹ thuật bào chế
Thuốc đường âm đạo sẽ hấp thu qua TM âm đạo→ tuần hoàn chung, ko bị CH lần đầu ở gan (vd: estrogen, progesterone)
3. Các yếu tố ảnh hưởng hấp thu thuốc qua đường trực tràng
Hệ tĩnh mạch trực tràng: với lưu lượng máu 30ml/phút, có ý nghĩa trong hấp thu dược chất
Dịch tràng: để hòa tan thuốc (nhỏ). Mất nước làm giảm hấp thu thuốc qua đường trực tràng
Yếu tố sinh lý

pH dịch tràng: bình thường pH = 7,5, có khả năng đệm. Ảnh hưởng sự phân ly hoạt chất
Lớp chất nhày: bao niêm mạc trực tràng, ngăn cản, làm chậm quá trình khuếch tán dược chất
Sự vận động của trực tràng: ảnh hưởng SKD của thuốc vì làm thuốc lan rộng, tăng diện tích hấp thu→ tăng mức
độ hấp thu
Dược chất
- Tính tan: muốn được hấp thu tốt thì phải vừa tan trong nước, vừa tan trong dầu (hệ số phân bố D/N = 1. Tính tan
của hoạt chất trong D càng cao thì chọn chọn tá dược thân nước và ngược lại
- Đặc điểm bề mặt: khi cho hoạt chất rắn tiếp xúc với tá dược thì phải loại kk trên bề mặt tiểu phân, nếu ko tiểu
phân kết tụ lại với nhau. Khi đặt thuốc vào trực tràng, tá dược phải được làm ẩm, thay thế dịch tràng dẫn thuốc vào
dung dịch→ thêm chất diện hoạt
- Dạng hóa học: ví dụ hydrocortisone acetat hấp thu>hydrocortisone 2 lần
- Kích thước tiểu phân: quá to sẽ lắng đọng trong và sau khi bào chế. Quá mịn sẽ có khuynh hướng kết tụ với nhau
Yếu tố dược học

do lực Van der Waals. Kích thước tiểu phân ảnh hưởng cả bào chế lẫn SKD của thuốc. Nồng độ paracetamol tốt
nhất trong máu khi kích thước tiểu phân < 45m
Tá dược: quyết định khả năng giải phóng va hấp thu dược chất. Vd paracetamol với tá dược béo hấp thu tốt hơn
với tá dược thân nước (PEG). Nhiệt độ và độ nhớt tá dược cũng ảnh hưởng bào chế +SKD
Chất hấp phụ:
- chất tăng độ nhớt: colloidal silicon oxid, Al monostearat
- Lecitin: làm giảm kết dính giữa tiểu phân của dược chất rắn, thay đổi tích cực điểm chảy
- chất diện hoạt: tăng sự phóng thích và hấp thu dược chất từ dạng thuốc đạn
Thể tích viên thuốc: Lớn 2ml, trẻ 1ml. V càng lớn, càng tạo phản ứng của thành trực tràng giúp thuốc lan tỏa→
hấp thu nhanh và hoàn toàn hơn
4. Ưu-nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- có thể điều chế ở quy ô nhỏ lẫn quy mô CN - hấp thu đôi khi chậm và ko hoàn toàn, thay đổi ở cá thể
- thích hợp cho BN tổn thương đường tiêu hóa, nôn, mê - đôi khi gây viêm trực tràng
- tránh tá dụng phụ trên đường tiêu hóa và acid dịch vị - khó bảo quản
- thuốc gây nghiện, tạo ảo giác nên dùng dạn thuốc đạn - cách sử dụng bất tiện
5. Yêu cầu tá dược
- nhiệt độ nóng chảy <36,5oC - cho phép phóng thích dược chất tốt
- khoảng nóng chảy nên nhỏ để đông rắn nhanh Nếu là tá dược thân dầu cần thêm
- có khả năng co rút V để lấy thuốc ra khỏi khuôn - chỉ số acid <3
- Độ nhớt thích hợp để đổ khuôn - chỉ số xà phòng 200-245
- ko tương kỵ với dược chất, ko độc - chỉ số iod <7
6. Tá dược thường dùng
Bơ ca cao: ko dùng nữa do hiện tượng đa hình làm chậm - khoảng chảy khoảng 3oC
đông, co rút V, điểm chảy thấp→ khó bảo quản, ko bền - chỉ số acid thấp (<2)
hóa học và hấp thu nước kém - chỉ số hydroxyl 5-30: chỉ số này cao là khoảng cách
Dầu hydrogen hóa: do phản ứng cộng H2 vào nối đôi của giữa nhiệt độ chảy và đông rắn lớn→ sản xuất dễ
glycerid chưa no. Nhiệt độ nóng chảy 37-42oC, chỉ số iod - chỉ số acid thấp (<3)→ bền với chất oxy hóa
thấp, bền, thay cho bơ ca cao - phối hợp nhiều chất, an toàn, bền
Triglyceride bán tổng hợp: sd nhiều, thể rắn, cứng - thích hợp nhiều loại thiết bị sản xuất
Nhóm Suppocire
- Dòng AI, A, B, C, D: tổng hợp bằng pp nội ester hóa của dầu cọ được hydrogen hóa. Cho thuốc đặt mềm hơn
nhờ chuỗi glycerid trb, thích hợp sản xuất bằng tay, bán tự động, tự động
- Dòng N: tổng hợp bằng pp ester hóa trực tiếp (acid béo + glycerol). Cho thuốc đặt cứng hơn nhờ chuỗi glyceid
dài→ làm rắn nhanh. Dùng cho thiết bị sx tốc độ cao, hoạt chất nhạy cảm
- Dòng M: chuyển hóa từ dòng AI, A, B, C, D. Chỉ số hydroxyl thấp→ tránh tương tác các nhóm OH. Có tính
acid. Dùng cho thiết bị sx tốc độ cao, hoạt chất nhạy cảm
Tá dược
béo

- Dòng P: tổng hợp bằng pp ester hóa acid béo với PEG và glycerol. Tăng SKD thông qua cải thiện tính tan, tính
hấp thu. Dùng cho hoạt chất khó tan
- Dòng S và S2: hàm lượng monoglycerid cao, tính ái nước cao, phóng thích hoạt chất cao
- Dòng L: có thêm phospholipid, cho phép phân tán tốt 1 lượng lớn hoạt chất
- Dòng X: chứa chất diện hoạt ko ion hóa cho sự kết hợp hoạt chất trong dd nước hoặc chất chiết xuất từ dm
ethanol-nước
Nhóm Japocire và Ovucire (dùng âm đạo)
Nhóm Witepsol
- Witepsol H (H12, H15, H19): nhiệt độ nc thấp, khoảng cách nhiệt độ nc và đông thấp, có td làm dịu niêm mạc,
ko gây kích ứng
- Witepsol W (W25, W32, W35): nhiệt độ nc > witepsol H, khoảng cách nhiệt độ lớn, độ nhớt cao. Dùng cho
dược chất khó phân tán hay dược chất dễ bay hơi.
- Witepsol E (E75, E76) nhiệt độ nc cao. Thích hợp thuốc đạn vùng nhiệt đới, thuốc đạn chứa hoạt chất làm giảm
nhiệt độ nc của tá dược, thuốc đạn cần tác dụng tại chỗ
Witepsol S (S35): nhiệt độ nc thấp, độ nhớt cao. Dùng cho dược chất tỷ trọng lớn, dễ lắng khi đổ khuôn, các chất
ko bền ở nhiệt độ cao
Keo thân nước có nguồn gốc tự nhiên
Ít dùng hiện nay do
- ả.h sinh lý: hòa tan trong dịch trực tràng, nhưng
lượng này nhỏ→ hiện tượng thẩm thấu→ gây khó
Tá dược glycerol-gelatin (6:1): thích hợp cho thuốc
chịu
trứng, hoạt chất alk., acid boric, ZnO
- khó điều chế và bảo quản, m.tr cho VK phát triển
- thời gian hòa tan phụ thuộc vào nồng độ và chất
Tá dược thân

lượng gelatin
nước

Tá dược thạch: nồng độ 2% trong hỗn hợp đồng lượng


Chỉ bền trong môi trường kiềm hay trung tính
glyceril-nước
Keo thân nước tổng hợp
Ưu: rất bền vững, độ cứng và độ chảy cao, Có thể
phối hợp nhiều lọai dược chất, thích hợp với các pp
điều chế thuốc đặt
PEG (carpowax, macrogol, polyglycol): phối hợp các loại
Nhược: tính hút nước cao, có độ cứng cao nên gây
khó chịu gây đau, giải phóng hoạt chất chậm vì hòa
tan chậm trong niêm dịch, tương kỵ 1 số chất
7. Kiểm nghiệm
- Hình thái: viên mịn, láng, ko nứt do làm lạnh. Ko được có đốm trắng. Khi cắt ngang, mặt cắt phải thuần nhất
- Đồng đều hàm lượng: đã thử rồi thì ko thử đồng đều KL
- Thời gian rã: chế phẩm với td thân nước ko rã quá 60’, với td thân dầu ko rã quá 30’
- Độ cứng: thể hiện độ bền cơ học của thuốc
- Độ phóng thích hoạt chất invivo: xđ nồng độ dược chất trong máu sau khi đặt thuốc ở từng khoag3 TG, xđ trong nước
tiểu
- Độ phóng thích hoạt chất invitro: pp hòa tan trực tiếp hay khuếch tán qua màng bán thấm.
THUỐC MỠ
1. Định nghĩa & phân loại
- Định nghĩa: là dạng thuốc có thể chất mềm, đồng nhất dùng để bôi lên da, niêm mạc nhằm gây tác dụng tại chỗ hoặc đưa dược chất qua da, niêm mạc, làm trơn or bảo vệ
- Phân loại
Thuốc mỡ đặc
Thuốc mỡ Kem (cream) Gel
(bột nhão)
1. thuốc mỡ thân dầu: tá dược điển hình gồm các Gồm nhiều pha: pha D, pha Lúc đầu là d.dịch, sau đó đặc lại do có chất gel hóa
hydrocarbon no (vaselin, dầu parafin), dầu, mỡ, sáp, N, chất nhũ hóa Gel thân dầu: sử dụng tá dược tạo gel gồm dầu
polyalkylsiloxan lỏng Thường có cấu trúc nhũ tương parafin + tá dược thân dầu khác + kem silic, xà
2. Thuốc mỡ thân nước: tá dươc thường là PEG Kem N/D: chất nhũ hóa phòng Al hoặc Zn
(carbowax, macrogol) Chứa 1 tỷ lệ lớn thường dùng như lanolin, Gel thân nước: nước + glycerin + propylen glycol +
3. thuốc mỡ nhũ hóa thân nước: hút 1 lượng chất lỏng phân dược chất Span, monoglycerid, alcol Tá dược tạo gel:
cực (nước) tạo thành nhũ tương N/D hoặc D/N tùy thuộc vào (>40%) trong tá béo Kem D/N: chất nhũ hóa - polyssacharid: tinh bột biến tính, acid alginin, dẫn
bán chất chất nhũ hóa trong tá dược dược thường là xà phòng kiềm hóa chất cellulose
Chất nhũ hóa cho nhũ tương N/D gồm: lanolin, Span, trị I, xà phòng amin, alcol béo - polymer của acid acrylic (carbomer, carbomer
monoglycerid, alcol béo sulfat, Tween, ester của PEG copolymer, carbomer interpolymer, methyl acrylat)
Chất nhũ hóa cho nhũ tương D/N gồm: alcol béo sulfat, với acid béo - chất vô cơ: Mg-Al silicat
Tween, ester của PEG với acid béo

2. Kỹ thuật điều chế


Phương pháp hòa tan Phương pháp trộn đều đơn giản Phương pháp trộn đều nhũ hóa
Áp dụng khi hoạt chất dễ tan trong tá dược (một thành phần Áp dụng khi hoạt chất rắn ko hòa tan trong tá - trộn đều nhũ hóa
trong hỗn hợp tá dược, trong dm trơ đồng tan với tá dược) dược hoặc dm trơ thông thường - nhũ hóa trực tiếp
Kiểu dung dịch Kiểu hỗn dịch Kiểu nhũ tương
3. Cấu trúc và chức năng sinh lý của da

1. Màng chất béo bảo vệ: bản chất là nhũ tương N/D. Pha D = chất béo tiết 2. Lớp sừng: 3. Lớp niêm 4. Hàng rào Rein: giữa lớp sừng và
Biểu bì:
ra từ tuyến bã nhờn. Pha N = nước + chất từ tuyến mồ hôi. Chất nhũ hóa = thân dầu, gồm mạc: giữ vai lớp niêm mạc. Ko thấm nước và ko
thân dầu
cholesterol và ester của nó. Lớp này ko ảnh hưởng hấp thu thuốc các tb đã chết trò cho nước từ dưới lên lớp sừng
Phần
sinh tb mới
da Trung bì: Lớp II: có tính đàn hồi nhờ sợi collagen (keo Tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi
Lớp I: tb liên kết non, có sợi thần kinh qua
thân nước thân nước). Các chất thân nước dễ đi qua Mạch máu
Hạ bì:
Bản chất là lớp mỡ ở dạng nhũ tương N/D, chất nhũ hóa là cholesterol. cho các chất thân dầu
thân dầu
Cấu tạo bởi lớp niêm mạc của biểu bì, xuyên xuống hạ bì nên đáy bao lông cấu tạo bởi 1 tế bào duy nhất và chưa bị sừng hóa. Sự hấp thu qua đường
Bao lông này
ko đáng kể do số lượng nang ko đáng kể
Phần
Tuyến bã
phụ Thông với bao lông, tiết vào đó chất nhờn. Cùng với các chất trong tế bào của lớp sừng bị bong ra tạo màng chất béo phủ lên bề mặt biểu bì
nhờn
Tuyến
Đây là đường thấm hoạt chất nhanh nhưng ko đáng kể (khoảng 0,1%)
mồ hôi

4. Quá trình thấm thuốc qua da: gồm 2 giai đoạn là hoạt chất phóng thích khỏi tá dược và thấm qua da theo 2 con đường:

Thấm theo các bộ phận phụ (chân


Thấm trực tiếp xuyên qua các tế bào
lông, tuyến bã nhờn, mồ hôi)
Đầu tiên, xuyên qua mô tế bào biểu bì có hàng rào bảo vệ là lớp sừng. Sau đó là lớp tế bào biểu bì sống theo 2 cách:
Tốc độ thấm nhanh, ko bị lớp sừng
1. xuyên qua trực tiếp qua thành tế bào 2. thấm theo các khe giữa tế bào
cản trở, mà chỉ thấm qua 1 tế bào
Phần lớn các thuốc đi qua theo con đường siêu nhỏ liên tế bào lớp sừng. Do lớp sừng gồm tb chết nên ko có quá trình vận chuyển tích
mỏng chưa bị sừng hóa của lớp biểu
cực, ko khác giữa in vitro và in vivo.
bì. Tuy nhiên diện tích hấp thu nhỏ
Lớp biểu bì thân dầu, chỉ cho các chất thân dầu (alk. base, vit.A,D,E,K, acid béo) qua. Các chất thân nước bị giữ lại
Đường này quan trọng với các ion,
Lớp trung bì chỉ cho các chất thân nước qua. Vậy, cần tá dược đóng vai trò chất dẫn. Các tá dược thấm theo các khe giữa tb biểu bì và
ph.tử lớn, tiểu phân kích thước keo
theo đường bộ phận phụ
5. Yếu tố ảnh hưởng sự thấm và hấp thu thuốc qua da

Sự thấm thuốc tỷ lệ nghịch với tuổi đời. Da phụ nữ + thanh niên thấm nhanh hơn người già. Da trẻ em hầu như thấm toàn bộ lượng thuốc.
Lứa tuổi, giới tính, loại da Vì vậy, corticoid dùng ngoài CCĐ cho trẻ em
Loại da: da khô hấp thu tốt thuốc mỡ có tá dược thân dầu và nũ tương kiểu N/D
Yếu tố sinh lý

Tình trạng da Khi da nguyên vẹn, lớp sừng là hàng rào hiệu quả. Khi da tồn thương, thấm thuốc dễ hơn
Khi da ẩm, mức hydrat hóa cao, các tb biểu bì trương nở, các khe giữa cũng rộng ra tạo điều kiện cho thuốc thấm qua. Vì vậy, sau khi bôi
Mức dộ hydrat hóa lớp
thuốc, dùng 1 màng kín bằng chất dẻo bao lên bề mặt da để tăng độ ẩm hoặc thêm vào công thức glycerin, sorbitol, PEG và các thành
sừng
phần làm ẩm tự nhiên như acid béo, pyrollidon, urea, Na lactat→ thuốc mỡ dạng gel thấm sâu do t/chất này
Nhiệt độ tăng→giảm độ nhớt màng chất béo→ tăng tốc độ khuếch tán của hoạt chất→ thấm dễ dàng hơn. Nhiệt dộ cũng tăng tuần hoàn
Nhiệt độ
của da→ tăng cường hấp thu
Yếu tố hoạt chất Tính tan và hệ số phân bố: các chất dễ tan cả trong dầu và nước là chất dễ thấm qua da nhất. Biện pháp làm thay đổi hệ số phân bố: chọn
- Tính tan và hệ số phân bố chất diện hoạt hay dùng dm trơ vừa làm tăng độ tan vừa làm giảm tính đối kháng của lớp sừng hoặc chất tạo phức dễ tan như cyclodextrin
- Nồng độ hoạt chất Nồng độ hoạt chất: tốc độ khuếch tán tỷ lệ thuận với sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng tb (định luật Fick). Lý thuyết thì nồng độ càng
- Hệ số khuếch tán, pH cao càng tạo ra sự chênh lệch lớn nhưng cần nghiên cứu thực nghiệm
Yếu tố dược lực

và mức độ ion hóa Hệ số khuếch tán, pH và mức độ ion hóa: 3 yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau.
- Khối lượng phân tử Khối lượng phân tử: khả năng thẩm thấu, thẩm tích của hoạt chất có M nhỏ tốt hơn, Điều này phụ thuộc bản chất hoạt chất
Yếu tố tá dược Chất diện hoạt: làm thay đổi hệ số phân bố, khuếch tán của hoạt chất. Giam tính đối kháng hoặc làm thay đổi quá trình hydrat hóa lớp
- Chất diện hoạt sừng. Làm giảm độ nhớt
- Dung môi hữu cơ Dung môi hữu cơ: làm tăng tính thấm của hoạt chất do làm giảm tính đối kháng của lớp sừng, làm tăng nhanh quá trình hydrat hóa. Hay
- Chất làm giảm tính đối dùng: propylen glycol, PEG 400, dimethyl sulfocid DMSO, DMF, N,N-dimethylacetamid DMA
kháng lớp sừng Chất làm giảm tính đối kháng lớp sừng: acid béo no (acid caprilic) và ester, acid béo ko no (acid oleic), urea, azon, pyrolidon

6. Khá năng chảy ra khỏi tuýp


Newtonian: chất lỏng tuân theo định luật Newton, độ nhớt không phụ thuộc vào tốc độ, thời gian khuấy
Non-newtonian (chất lỏng lưu biến): chia ra rheopectic (anti thixotropic) có độ nhớt tăng khi tăng thời gian khuấy và thixotropic có độ nhớt giảm khi tăng thời gian
khuấy. Trong đó, tính thixotropic tốt do tạo thuận lợi cho quá trình trộn và dễ dàn mỏng, bắt dính trên da.
VIÊN BAO
1. Định nghĩa: là dạng thuốc rắn, phân liều, tạo bằng cách bao phủ những lớp tá dược thích hợp lên bề mặt viên nén. Viên nhân là viên nén (phải đạt độ mài mòn), lớp bao là các
tá dược liên tục bao phủ toàn bộ bề mặt viên nhân, cũng có thể chứa hoạt chất
Phân loại theo vật liệu bao Phân loại theo chức năng lớp bao
- Viên bao đường: dày, vỏ chiếm khối lượng lớn so với viên. Viên nhân: viên nén 2 mặt lồi, viên - viên bao tan trong dd: lớp bao cách ly, bảo vệ, che dấu mùi vị
tròn. Td bao chủ yếu là saccarose (siro đơn nồng độ khác nhau). C. lượng ∈ sự khéo của người làm - viên bao tan trong ruột: nhằm mục đích: tránh pH dịch vị, tđ kích ứng
- viên bao phim (bao màng mỏng), tá dược thường là polymer. Có tất cá ưu điểm: che mùi vị, bảo dạ dày, chỉ định thuốc chỉ hấp thu tại ruột. Yêu cầu: lớp bao phải bền ở
vệ chống yếu tố mtr, làm thay đổi phóng thích hoạt chất, cách ly để khắc phục tương kỵ pH thấp 1-5 và phóng thích hoạt chất ở pH 6,8-8. Td: shellac, cellulose
- viên bao bằng cách nén: dùng máy dập viên nén để ép tá dược xung quanh nhân là viên nén để aceto phtalat, gelatin formol hóa, salol, polymer của acid acrylic
hình thành viên có 1 nhân và lớp bao - viên bao phóng thích kéo dài: vật liệu là polymer
2. Kỹ thuật bao viên
Viên bao đường Viên bao phim
Cho viên vào nồi, trộn liên tục nhờ nồi quay vừa phải, tưới/phun dịch bao (chủ
Nguyên tắc: bao lên mặt viên màng thật mỏng, như trong suốt với độ dày = 0,1 mm.
yếu siro) lên bề mặt viên, làm khô, vật liệu bao bám đều thành lớp lên mặt viên
Dx cellulose: Me-cel, HPMC để bao tan ở dạ dày. Cellilose aceto phtalat, hydroxy propyl
methyl cellulose phtalat để bao tan trong ruột.
Tá dược: đường (nồng độ > 30%). Td dính, kết tinh tạo khung rắn bao viên
Dx acid acrylic: 1. aminoalkyl methacrylat copolyme bao tan ở dd. 2. Methacrylat acid
Tá dược bảo vệ viên nhân: gôm lac, dầu thầu dầu, DEP, PEG, Zein
copolyme (Eudragit L30D, L100) bao tan ở ruột. 3. Methacrylat ester copolyme: giải phóng
Tá dược dính: có thể dùng thêm các đường khác (glucose), PVP, hồ tinh bột,
có KS, chậm. Dùng thêm PVP, PEG 4000, PEG 6000, shellac, dx chitosan
gôm arabic, siro thủy phân tinh bột
Dung môi: cồn, aceton, ether, nước. Chú ý độc tính do bay hơi
Tá dược độn: giúp cho màng bao cứng chắc, CaCO3, Talc, tinh bột, kaolin
Chất hóa dẻo: giúp màng bền, ko bị căng nứt, bám vào viên, ả.h phóng thích gồm PEG
Dung môi: nước, cồn
4000, PEG 6000, propylen glycol, glycerol, triethyl citrat
Td khác: màu, thơm, làm bóng (sáp, dầu khoáng, parafin) chất sát trùng
Tá dược trơn-bóng: Tal, Mg stearat, TiO2, sáp và dx
Chất phá bọt: PEG, silicon, simethicon, dầu thầu dầu, polymethylsilosane
Viên nhân: - ko hút ẩm từ dịch lỏng của tá dược, chịu được nhiệt độ
- độ bền chắc: phải bền hơn viên nén bt, ko hoặc ít bào mòn, ko giòn, vỡ Màng phim: có đặc tính thay đổi tùy theo loại polymer, có thể tạo nhiều chức năng khác
- hình dạng: nồi bao cổ điển: viên khum lồi, mép viên ko quá mỏng nhau (cách ly, bao tan trong ruột)
- bề mặt: dễ bám, trơn chảy tốt khi nồi bao quay, nhẵn, ko thô ráp
Thiết bị:
- nồi bao: gắn với bệ máy góc nghiêng 45o Viên nhân trong nồi CĐ xoay tròn theo chiều quay của nồi hay lơ lửng trong thiết bị nhờ
- hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt và chống bụi luồng khí đẩy (máy bao tầng sôi). Dịch bao được phun dạng sương, gặp viên nén đang CĐ
- Tủ sấy: sấy khô viên và nhiệt độ nóng, dm bay hơi, chất rắn của dịch bao bám lên mặt viên. Quá trình bao thực
- Dụng cụ tưới hay hệ thống bơm nén phun dịch bao hiện liên tục đến khi đạt yêu cầu
KL khô màng phim
- nồi/trống đánh bóng: tốc độ quay 25-45 vòng/phút KL viên nhân 1 lô × diện tích bề mặt 1 viên nhân
(cm2)
2 dt bề mặt sp ×
1. Bao cách ly nhân: bảo vệ nhân khỏi độ ẩm khi bao, giảm mài mòn, tăng độ 1 cm
KL khô td bao phim =
cứng. Phun/tưới dd tá dược sơ nước (zein, shellac, gelatin). Độ dày đủ để KL trung bình 1 viên nhân
d2
chống dm thấm vào nhân. Quá dày ảnh hưởng độ rã, độ hòa tan Viên hình trụ, dẹt, mặt tròn (tablets): S =𝜋(d. h + )
2
2. Bao nền: lớp bao đầu với siro đơn/ siro + tá dược khác→ định hình viên. Sau Viên nhộng (capsules) S = 𝜋.d.h
gđ này, nhân viên bị che, k.lượng tăng lên 25%
Viên hình cầu, dạng tinh thể, bột, hạt: S = 𝜋d2
- Bao dd và rắc bột khô: td là dd đường/nước hoặc đường + td khác (gelatin,
Kiểm màng gồm: 1. chế tạo màng phim theo pp dàn mỏng hoặc phủ lên trụ quay. 2. Xđ đặc
siro-gôm arabic, hồ tinh bột-PVP). Td dính được phun/tưới vừa đủ, sau đó rắc
điểm màng phim (độ bền, chống thấm, ẩm) 3. Đặc tính tan theo pH 4. xđ thông số quy trình
CaCO3, Talc. Cho nồi quay + làm khô bằng nhiệt độ nóng (50-70oC) + thao
1. bao phim bằng nồi bao (nồi bao thông khí, sấy, điều nhiệt; hệ thống phun dịch bao)
tác phân phố td. Đem sấy
Để nồi nghiêng 30-45o. Cho viên vào quay 10-25 vòng/phút. Cần ổn định tốc độ trong suốt
- Bao hỗn dịch: bột td trộn với dd đường tạo hỗn dịch, tưới đều lên bề mặt khi bao. Cho hút khí, khử bụi, sấy viên ở 30-45o. Phun dịch bao có độ mịn và tốc độ thích
viên, mỗi lần vừa đủ ko cho dính viên hợp. Thổi khí nóng cho viên khô. Có thể bao thêm lớp bao bóng (PEG 6000/aceton). Sau khi
3. Bao nhẵn: làm bề măt nhẵn→ hình thức sp. Bao bằng dd đường loãng, kết viên tật khô lựa chọn viên đạt tiêu chuẩn
thúc khi ko còn vết rỗ, lồi, lõm Ưu: thiết bị ko phức tạp. Dịch bao nén qua đầu fun/súng fun bằng khí nén phân tán dịch bao
4. Bao màu: màu được hòa tan/phân tán trong dd đường. thường dùng màu ko ngay tại đầu fun hoặc nén khí ở áp suất cao trên khối dịch bao, ép dịch qua đầu fun
tan/H2O Nhược: dm hữu cơ đắt, độc, hao hụt nhiều→ nồi bao cải tiến
5. Đánh bóng: trong trống/ nồi chuyên dụng. Tốc độ chậm, t tùy theo tá dược
o
2. Bao phim bằng thiết bị tầng sôi
làm bóng. Td: sáp ong, parafin (l hay r), sáp carnauba trong dmhc (cồn, ether). Đẩy viên CĐ xoay lơ lửng trong KG máy, dịch bao được phun dưới dạng sương, chiều dưới
Phun vào viên ở t lạnh hoặc chà sát trên mặt nồi ở t nóng. Loại viên ko đạt
o o
lên, trên xuống hay chiều ngang. Dm bay hơi dược hút ra
Ưu: đơn giản, ổn định thông số, có thể thêm thiết bị hiện đại
NX: Thích hợp cho nhiều đối tượng như bao bột, viên tròn, viên nén. Chất lượng màng cao.
Nhược: lớp bao dày, thao tác khó, kéo dài TG, viên dễ hút nước, đốm mặt, biến
Nhược: đắt, dễ mòn, vỡ viên do áp suất và CĐ nhanh, hạn chế khối lượng
màu, dòn dễ nứt vỡ
VIÊN NANG
Ưu: dễ uống, che mùi vị, bảo vệ dược chất, SKD cao, khu trú ở ruột. Nhược: mắc tiền hơn
NANG MỀM NANG CỨNG
Đơn vị đo là minim, 1ml = 16,23 minim
ƯU NHƯỢC

Chuyển dạng lỏng thành rắn dễ uống. Phân liều chính Bảo vệ, che dấu mùi vị tốt. Được lựa chọn khi thử
xác nghiệm dược chất mới. SKD cao hơn viên nén
SKD cao hơn viên nén, viên nang cứng Nhược: mắc, cần chống ẩm, nóng
Nhược: dễ bị tụt hàm lượng
Gelatin + chất hóa dẻo + nước
Vỏ gồm nắp + thân, độ ẩm 12-16%. Nước đóng vai
Gelatin: ko độc, sd trong thực phẩm, dễ tan trong dịch
trò tác nhân hóa dẻo
tiêu hóa, tạo màng phim bền chắc, dd nồng độ cao
40% vẫn linh động ở 50oC. Chuyển thuận ngịch dạng 0 1 2
gel⇌ dạng sol 0,67ml 0,48ml 0,38ml

Gelatin A: thủy phân da heo trong môi trường acid 7-8 Gelatin độ cứng 150-280 gam, độ nhớt 30-60

ngày, 18 acid amin, điểm đẳng điện 4,8-5 milipose, nồng độ 2-6%
acid kiềm Chất màu: thường dùng màu ko tan trong nước
Gelatin B: từ xương keo xương Gel B,
(Fe2O3)
điểm đẳng điện 7-9. Quá trình lâu hơn gel A
Phối hợp: Gel B tạo độ cứng, Gel A tạo độ trong, dẻo Chất tạo độ đục: TiO2 giúp dược chất ko bị tđ bởi

cho vỏ nang ánh sáng

Yêu cầu chất lượng gelatin Chất bảo quản: dx paraben, natri metasulfit, Na2SO3

- độ bền gel (độ Bloom): 100-200 Bloom gam. Đo độ Sx vỏ nang gồm

kết dính của liên kết chéo trong gelatin. Được biểu thị - Điều chế dịch gelatin nhúng khuôn: nồng độ 30-
VỎ NANG

bằng số gam cần thiết để đẩy 1 thanh trụ tròn, đk = 40%, 50oC. KS độ nhớt

0,5 inch di chuyển 1 quãng 4mm qua khối gelatin - Nhúng khuôn: cặp khuôn đã bôi trơn được nhúng

6,67% (10oC) trong 16-18h vào 12s

- độ nhớt: dd gelatin 6,67%, độ nhớt 25-45 - Quay tròn khuôn: quay ngang, để gelatin phân phối

milipose, 60oC đều

Nếu dược chất bên trong thân nước, chọn loại gelatin - Sấy vỏ nang: khử độ ẩm bằng khí khô, lạnh, sấy tốc

có độ Bloom cao (180-200 Bloom gam) và độ nhớt thấp độ vừa phải, ít tăng nhiệt

(25-32 milipose) - Tháo vỏ nang khỏi khuôn, cắt theo chiều dài, đậy

- giới hạn sắt: không quá 15 ppm nắp, chọn nang (độ ẩm 15-18%). Bảo quản 10-35oC,

- giới hạn vsv: 1g gelatin ko quá 1000 VSV + ko độ ẩm 20-60%

có Samonella, E.coli Yêu cầu vỏ nang

Chất hóa dẻo: thường dùng glycerin 20-30% kl/kl và - Kích thước: đúng chuẩn. Mùi

sorbitol. glycerin
là 0,4 (vùng nóng ẩm), 0,6 (nhiệt độ - Độ tan: trong 15’ tan/ HCl 0,5% (36-38oC), ko tan
gelatin rắn
trong nước (25oC)
cao), 0,8 (lạnh, khô)
- Độ ẩm: 13-16%, pp sấy 105oC
Chất màu: sẫm hơn màu thuốc bên trong
- Độ dòn: bóp nhẹ, ko được vỡ
Chất bảo quản: dx paraben, natri metasulfit, Na2SO3
Vỏ nang tinh bột Vỏ nang HPMC
Độ tan ∉ pH, bao phim dễ hơn nang gelatin, đóng được các chất có ko từ đv, bền hóa học (đóng được chất chứa
nước, ko dùng chất bảo quản, ko từ đv CHO), bền nhiệt, độ ẩm thấp, ít dòn và vỏ nang
Gồm nắp + thân, hàn bằng cồn khi đóng xong. 4 cỡ nang, đk giống tan nhanh, phù hợp các máy đóng nang tự động
nhau, độ dài thân #. Máy đóng bán tự động Bosch 400C đang dùng. Tan tốt trong nước ở to thường

Thiết kế sao cho chọn được cỡ nang nhỏ nhất tương Yêu cầu khối thuốc:
ứng 1 liều, 16-20 minim (hình trứng), 9 minim - đóng được vào nag có KL ổn định
(hình cầu), > 20 minim (hình trụ) - dễ phóng thích dược chất
Dạng dd dầu (dầu parafin, dầu TV) hoặc hỗn dịch - ko ảnh hưởng vỏ nang
(kích thước hạt < 100m, có chất gây thấm, nhũ hóa Khi dược chất <20%, tính chất khối thuốc ∈ tá dược.
như lecithin). Các chất vừa thân nước, vừa bay hơi Viên nhỏ dễ đóng nang hơn.
mạnh, nước, cồn, nhũ tương ko được dùng. Nếu hòa 2 tính chất: độ trơn chảy và chịu nén→ pp xát hạt khô
KHỐI THUỐC

tan dược chất thì cồn và nước < 10% hay ướt
Dạng rắn: đóng vào nang dạng hỗn dịch. Ko đóng Kích thước hạt ả.h độ trơn chảy và hạn chế sai số
các chất tính acid, base mạnh, amoni, các chất ko bền Tá dược độn: tinh bột, lactose tăng độ chảy và tính
với độ ẩm (aspirin) chịu nén
Chất tạo độ nhớt (sáp, Al mono stearat, Ethocel - Tá dược trơn: Mg stearat, Talc tăng độ trơn chảy
thân Dầu, PEG 4000, 6000 - thân Nước): giúp cho tiểu Td chống dính: tăng độ chảy, tránh dính thuốc lên bề
phân ko lắng xuống đ/v hỗn dịch mặt kl
Chất chỉnh pH: 2,5-7,5. độ acid cao dẽ thủy phân Tá dược rã: chỉ dùng khi có xát hạt và nén ép
gelatin, độ kiềm cao làm vỏ nang cứng lại (thuộc da). Chất gây thấm: Na lauryl sulfat, Na docusat, Tween
Dùng Na ascorbat, NaAc khi dược chất sơ nước
Vỏ gelatin dễ rã nên SKD tùy vào chất bên trong
- dược chất thân dầu: nhũ hóa bởi acid mật (nếu tiêu
hóa được) hay chuyển dược chất từ pha D qua pha N
(phụ thuộc hs phân bố D/N) - Mở vỏ nang: dễ rã trong dịch vị, 3-5’. Phụ thuộc vào
- dược chất/chất lỏng thân nước (PEG, polyol) hòa tan pH dịch vị, vỏ nag lớn/nhỏ, tương tác vỏ nang/dược
nhanh chất (aspirin làm cứng vỏ nang), sự già hóa và thời
- hỗn dịch dầu: dược chất tách khỏi pha D hòa tan vào gian bảo quản, có bao chống ẩm ko
SKD

nước - Thấm ướt và khuếch tán dược chất: phụ thuộc bản
- hỗn dịch trong dm thân nước: chất dẫn hỗn hào với chất chất, độ xốp bột, thành phần chứa td trơn và độn
dịch tiêu hóa, dược chất được phóng thích ko? (do td trơn, độn là chất sơ nước, kéo dài thời gian
Nói chung, phụ thuộc kích thước tiểu phân và tốc độ rã→ sd chất diện hoạt như Na lauryl sulfat)
hòa tan vào thể dịch của dược chất
- thời gian bảo quản: càng lâu, vỏ nag bị cứng
- pH dược chất: >7,5 sẽ làm vỏ nang cứng
1. Pp nhúng khuôn: khuôn kl nhúng vào dịch gelatin (45-50oC), lấy ra, để
khô, tách vỏ nang. Đóng thuốc vào nang bằng bơm tiêm phân liều, pipet, 1. Đóng nang thủ công: xếp nang
burat. Sau đó hàn bằng 1 giọt gelatin nóng chảy hoặc mỏ hàn làm gelatin bằng tay vào máy. Gạt khối bột
nóng chảy thuốc nang qua thân nang. Sau khi
Ưu: sự phân liều rất chính xác. Nhược: H thấp đóng thuốc, khay mang nắp được
2. Pp nhỏ giọt: 5 bước lắp lại và được ép lại
- điều chế dd gelatin trước mỗi mẻ (150 Bloom gam) Độ chảy đảm bảo viên đạt đđ KL
- Tạo hình vỏ nang và đóng thuốc vào nang: 2 ống tạo giọt đồng tâm, ống 2. Đóng nag bán tự động và tự
trong nối với dd dược chất, ống ngoài nối với dịch vỏ nang. Dd gelatin 68- động:
70 C. Dd thuốc ở t thường, tỷ trọng 0,9-1,2, độ nhớt 1-130 cps. Tốc độ
o o
- chỉnh hướng nag: thân nước
chảy được đ/c sao cho lượng gelatin vừa đủ tạo 1 lớp vỏ bao lượng thuốc. luôn đi trước
Viên hình thành đi vào ống parafin lạnh. Bộ phận tạo xung giúp ngắt giọt - mở nắp nang: = lực hút chân ko
tại đầu ống. Tốc độ bơm dd thuốc và tốc độ xung ảnh hưởng đồng đều - đóng thuốc vào nang
KL. - đóng chặt nắp nang bằng thanh
- làm lạnh viên: hứng viên vào parafin 4oC, 6-8h kl và đẩy nắp ra
- rửa sạch viên: rửa bằng dmhc 3. Đóng nang bán tự động: thuốc
- sấy viên: sấy ở nhiệt độ thấp, thời gian dài (12h) ra khỏi phễu nhờ vít ép. Đóng
Tính chất viên: hình cầu, ko gờ, KL 20-750mg, lượng thuốc trong nang thuốc vào nag theo nguyên tắc thể
ĐIỀU CHẾ

được điều chỉnh bằng tốc độ tạo xung tai đầu nhỏ giọt. Viên càng nhỏ, tích. Khối thuốc phải thêm td trơn
lượng gelatin càng cao. Vỏ nang dày 0,1-0,5mm, đk = 0,8-12mm chảy để đảm bảo độ chảy tốt
Ưu: thiết bị đơn giản, năng suất cao, ít tốn gelatin. Nhược: chỉ tạo viên hình 4. Máy đóng nang tự động (đóng
tròn, kích thước giới hạn, KL bên trong bị giới hạn, tỷ trọng chất lỏng bên bằng vít phân liều): Vít phân liều
trong phải tương đương gelatin cắm vào bột (trong phễu tiếp
3. PP ép trên khuôn cố định: 2 tấm kl được đục lỗ tương ứng ½ viên. Dịch liệu), piston nén nhẹ khối thuốc
gelatin (45-50 C) đổ trên mỗi tấm kl tạo màng mỏng. Thuốc được đổ khuôn
o
dính thành khối. Sau đó vít di
dưới, sau đó ép mạnh lại. chuyển sang nang rỗng đã mở nắp
Nhược: H thấp, tốn nguyên liệu, KL thuốc ko đều và ép khối bột thuốc vào nang
4. PP ép trên trụ (đóng nang tự động): KL thuốc vào nang phụ thuộc
+ Dịch gelatin (68-70 C)→ hệ thống phân liều→ trống xoay (13 C)→
o o
chiều cao của piston (luôn nhỏ
gelatin thành màng fim dày 0,6-1,2 mm→ thấm dầu parafin chống dính hơn chiều cao của khối bột) và
+ Thuốc→ hệ thống phân liều→ phần giữa 2 tấm gelatin. Khi vỏ nang được chiều cao của khối bột thuốc tại vị
hàn kín phân nửa thì thuốc được bơm vào, định hình và hàn kín bằng lực ép trí phân liều
khuôn và gia nhiệt 38-40 C→ bể rửa loại dầu→ sấy hồng ngoại→ làm khô
o
Yêu cầu khối bột: tính chịu nén,
bằng cách cho đạt cân bằng ẩm 20-30% ở 21-24oC. Kiểm tra đồ dày, khít độ chảy tốt, tính chống dính, tỷ
mối nối trọng trung bình
Ưu: viên nhiều hình dạng, kích thước, dược chất đủ loại. Nhược: có gờ giữa
vỏ nang.
- Nếu khối thuốc là chất lỏng thì V đóng nag tính từ KLR Xđ tỷ trọng biểu kiến của bột→ xđ cỡ
- Nếu khối thuốc có độ nhớt cao, thể bán rắn, chất rắn thì tính trị nang→ xđ lượng td độn→ trộn hoàn tất,
số hấp thu căn bản (BAV) đóng nang
BAV (g/g) là số gam chất lỏng cần thiết để trộn với 1g dược chất Vd: Gliciazid 80mg
tạo thành khối thuốc có độ chảy thích hợp để đóng nang Tinh bột 64mg
ĐÓNG NANG

MG factor (ml/g): số ml tương ứng với 1 g chất lỏng cần thiết để Na starch glyconat (td rã)
1+BAV
tạo khối thuốc chảy tốt. ml/g = 18mg Dd PVP 1,8% (g/100ml)
KLR hỗn hợp

Vd: 30g niacinamid cần 18g dầu thì tạo thành hh độ chảy tốt→ 1ml

BAV = 18/30= 0,6. Thực nghiệm cho D = 1,28g/ml Sau tạo cốm, D gõ của cốm +1% Talc là

Vậy MG factor = (1+BAV)/D = 1,25ml 297 mg/ml, tỷ trọng gõ của lactose là


850mg/ml. tính cỡ nang? (*)

Kiểm nghiệm: định tính, ĐL, đồng đều KL, hàm lượng, thời gian rã và tốc độ phóng thích hoạt chất

1,8×1000
(*) 𝑚̅ Gliciazid + tinh bột + Na strach glyconat + PVP = 80 + 80 + 64 +
100 = 180 mg
Tỷ trọng gõ của cốm + Talc là 297 mg/ml cần dùng cần m = 180 + 180 x 1% Talc = 181,8 mg/nang
297 mg 1ml
181,8 mg → 0,612 ml→ đóng nang 0
Tỷ trọng gõ của lactose là 850mg/ml. V cần điền vào 0,67-0,612 = 0,058ml → cần 49,3 mg lactose/nang
VIÊN NÉN
1. Định nghĩa
Dược phẩm rắn, mỗi viên chứa lượng chính xác của 1 hay nhiều hoạt chất, tạo ra bằng cách nén bột
Ở thể xốp, độ xốp ∈ đạc tính cấu trúc bột, hạt và lực nén khi dập viên. độ xốp ảnh hưởng đến độ rã, độ hòa tan và phóng
thích hoạt chất
Ưu điểm Nhược điểm
Sử dụng: PO, thuận tiện xđ liều, có V nhỏ, che mùi vị Hoạt chất lỏng, bay hơi (tinh dầu, phenol), dễ nổ (KClO3),
hoạt chất, dễ nhận biết chất ko ổn định và mất td do CH lần đầu qua gan
Bảo quản, vận chuyển: độ ổn định và tuổi thọ cao, dễ (hormon), gây loét dạ dày (vit.C) ko sx viên nén
đóng gói, bảo quản, mang theo người SKD kém, thay đổi theo thời gian
Bào chế, sx: hoạt chất sx nhiều, rẻ Khó dùng cho người hôn mê, trẻ em, người già
2. Phân loại
Viên phóng thích hoạt chất tức thời Viên phóng thích hoạt chất chậm Viên phóng thích biến đổi
Phóng thích nhanh và hoàn toàn hoạt Đến thời điểm thích hợp mới phóng
Viên phóng thích kéo dài: chứa
chất ngay sau khi PO hay hòa tan, thích hoạt chất nhanh như viên tức thời
nhiều liều, kéo dài thời gian tđ và
đơn liều, td 4-8h Gồm viên tan trong ruột chỉ phóng thích
giảm số lần dùng
Gồm viên nhai, viên thường PO, tan khi ở ruột non (pH kiềm). dùng cho
Viên phóng thích từng đợt (repeat
trong dạ dày, viên phân tán, viên sủi, hoạt chất ko bền acid dịch vị hoặc kích
action tablets)
viên ngậm và đặt lưỡi thích dạ dày (aspirin)
3. Phương pháp sản xuất viên nén: phải là hạt, bôt trơn chảy mới dập viên được, bột mịn ko dập viên được
a. Phương pháp dập trực tiếp b. Phương pháp xát hạt khô c. Phương pháp xát hạt ướt
1. Chuẩn bị nguyên liệu: giống xát
Chỉ có hoạt chất: có 20 hóa dược 1. Chuẩn bị nguyên liệu: hoạt chất, tá
hạt khô, ko KS độ ẩm
có cấu trúc tinh thể lập phương, dược nghiền, rây. KS độ ẩm, KS kích
2. Trộn bột kép: hoạt chất + tá dược
kh.lượng đáp ứng, có tính dính thước, hình dạng vì có có ảnh hưởng tính
độn (ko tá dược dính, trơn). KS độ
tốt, kích thước hạt dập thẳng ko chảy, tính xốp của cốm, độ hòa tan
đồng đều
thêm tá dược gồm NH4Br, NH4Cl, 2. Trộn ban đầu: hoạt chất + tá dược
3. Xát cốm: + tá dược dính (lỏng) +
KBr, KCl, Na tetra borat, ZnSO4, độn + tá dược rã (toàn phần/1 phần) + tá
màu. Máy nhào trộn kiểu lưỡi
NaCl, urotropin, pancreatin, dược trơn (nếu bột khó chảy). KS độ
cày/cánh xoáy. Tạo cốm qua lưới có
KMnO4, aspirin đồng đều + thời gian
mắt thích hợp của máy ép vít nằm
Phối hợp tá dược: thêm tá dược để Tá dược dính/ rã ở gđ này gọi là tá dược
ngang/xoay tròn ép bằng cánh
độn và cái thiện tính dính, trơn, dính/rã nội
quay/kiểu rung đu đưa. Ả.h độ dính
rã. Tá dược đa năng như 3. Dập viên tạm thời (tạo bánh): máy
xốp và cấu trúc của hạt
Ca3(PO4)2, Avicel, dx cellulose, dập tâm sai (HS, năng suất thấp); máy ép
4. Làm khô cốm: làm khô trong tủ
kiểu trục lăn (năng suất cao). KS độ cứng
lactose phun sấy. Tá dược trơ đa sấy (50-70oC). KS độ ẩm < 7%
4. Sửa hạt: tạo hạt có kích thước phù hợp
năng chỉ cần trộn khô và nén mà 5. Sửa hạt: máy xát hạt đa năng
cho dập viên. Các hạt mịn phải nén/ép lại
ko cần xát hạt 6. Trộn hoàn tất: + tá dược rã ngoài
5. Trộn hoàn tất: trộn tá dược dính ngoài
Kích thước hạt ả.hưởng nhiều + tinh dầu/ chất bay hơi rồi mới cho
+ tá dược trơn-bóng. Dùng máy trộn kiểu
(100-600 m) tá dược trơn bóng. KS độ đồng đều
trống quay (tránh được khối bột trơn chảy
Nhanh, đơn giản, ít gây hư thuốc, 7. Dập viên: máy tâm sai hay xoay
ko tốt). Ks độ đồng đều
tỷ lệ hoạt chất < 30% (viên liều tròn. KS khối lượng, độ cứng
nhỏ). Tá dược đắt, khó thu hồi, 6. Dập viên: máy tâm sai hay xoay tròn. 8. Đóng gói
sữa chữa KS khối lượng, độ cứng NX: tá dược rẻ, máy móc linh hoạt
1. Chuẩn bị ng.liệu: cân hoạt 7. Đóng gói Nhược: ko áp dụng cho chất nhiệt,
chất, tá dược, nghiền, rây, ks độ NX: HS thấp do tá dược dính khô kém ẩm. Khắc phục bẳng xát hạt với dm
mịn HQ so với dùng ướt, lượng nhiều, hao khan (EtOH) hoặc thiết ị xát hạt và
2. Trộn bột: ks độ đồng đều mòn máy. Thích hợp cho chất kém bền ở làm khô rất nhanh kiểu nồi bao kết
3. Dập viên: ks độ cứng, kl viên nhiệt ẩm (vit, khsinh, enzyme). Ít thông hợp sấy khô/ kiểu sấy tầng sôi
4. Đóng gói: chọn viên, đóng gói, dụng nhất
kiểm nghiệm, nhập kho bảo quản
d. Xát hạt bằng sấy phun sương (tinh vân hóa)
hoạt chất + tá dược phân tán thành hỗn hợp dịch→ sấy khô tạo hạt qua thiết bị tinh vân hóa. Hạt tạo thành có kích thước
đồng nhất, dạng hình cầu. Áp dụng cho chất kém ổn định (enzyme) và tá dược cho dập thẳng
e. Xát hạt từng phần (pp phối hợp):
- xát hạt từng phần: chỉ xát hạt đ/v hoạt chất có số lượng lớn, hoạt chất lượng nhỏ ko cần xát hạt mà trộn vào hạt trước khi
dập viên
- xát hạt phối hợp: xát hạt ướt cho hoạt chất ổn định với nhiệt/ẩm, xát hạt khô, xát hạt với dm khan với h/c kém ổn định
f. Xát hạt bằng nhiệt nóng chảy tá dược: tá dược ngậm nước kết tinh có thể sấy hoặc đun tới nhiệt độ nóng chảy, phóng
thích nước kết tinh, tạo thành khối ẩm có thể ép cốm hay sát hạt qua rây. Các acid dùng trong viên sủi bọt (acid citric,
acid tartric) dùng pp này ở nhiệt độ 95-115oC
4. Máy dập viên
Máy tâm sai (máy tiến lui, máy đơn trạm) Máy xoay tròn (máy mâm quay, máy quay tròn)
Chày cối: cối gắn cố định. Có 1-5 bộ chày. Bộ chày dưới là
Chày cối: nhiều cối chày. Cối gắn trên mâm cách đều
đáy cối, bộ chày trên gắn với piston chuyển động
nhau, tương ứng với chày trên, chày dưới, chuyển động
Phễu tiếp liệu (bàn trượt): chuyển động tới lui trên sàn với
Phễu tiếp liệu: đặt cố định, có nhiều trạm tiếp liệu.
chức năng: tiếp liệu, gạt bằng để loại hạt thừa, đẩy viên ra
Cơ cấu truyên lực nén: mâm xoay tới 1 vị trí, 2 bánh
Trục cam: thiết kế kiểu tâm sai, chuyển động xoay tròn của
xe đứng ép chày trên, dưới, làm nén chặt lại thành viên.
moto thành chuyển động tới lui của phễu tiếp liệu, CĐ
Các giai đoạn dập viên: cũng gồm 4 giai đoạn
xuống lên của chày trên và lên xuống của chày dưới
Nhận xét: áp lực nén nhỏ, chia đều 2 bề mặt nên măt
4 giai đoạn dập viên: tiếp hạt, gạt hạt thừa, dập viên, đẩy
viên đồng nhất. Máy êm, ít rung.
viên ra
Thuốc ít phân lớp→ dễ dồng đều kh.lượng viên
NX: áp lực nén lớn từ chày trên nên 2 mặt viên nén ko có
Năng suất cao, sản xuất CN
hình thức giống nhau, máy dập mạnh→ồn. Thuốc dễ bị
Khó dập viên lớn, d> 20mm
phân lớp, khó đồng đều kh.lượng. Ns thấp, dùng cho PTN
5. Các nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng viên
- viên dễ vỡ/ ko đạt độ cứng: do tá dược dính chưa đủ, áp suất dập viên chưa đủ
- viên ko đồng đều khối lượng: phân liều ko đều (hạt thuốc chảy ko đều), máy tốc độ nhanh làm hạt thuốc bị phân lớp trên
phễu tiếp liệu
- bề mặt viên ko đều: thuốc quá ẩm, chày bị mòn, trộn màu ko đồng nhất
- mặt dưới viên bị vỡ: do chày dưới đẩy viên ko đủ cao, viên ko trượt ra chày dưới dễ dàng hay dính chày dưới
- mặt trên của viên bị bong: tá dược dính kém, lực nén quá lớn, cốm quá khô dòn (cần tăng độ ẩm)
6. Kiểm nghiệm bán thành phẩm
Tỷ trọng bk, độ xốp của hạt Lưu tính Hd, kích thước hạt Tính chịu nén
Tỷ trọng bk đặc trưng cho tính xốp Tốc độ chảy: k.lượng hạt thuốc
của hạt trong 1s chảy qua phễu có Hình dạng: xđ = pp

Cân 50g, đổ vào ống đong 100ml, chuôi đk 10mm, chuôi phễu soi qua kính lúp, Biểu thị bởi khả năng
giơ cao 2,5 cm để rơi xuống 3 lần, được chuẩn hóa, gắn th.bị rung KHV kết dính tạo thành
cách nhau 2s, đọc V và dbk lắc Kích thước: xđ bằng viên nén ổn định sau
mhạt
Tđ chảy = rây 12 cỡ khi nén trên máy
Tỷ trọng thật: do cấu trúc phân tử t chảy hết khối hạt
Vẽ biểu đồ được Phân suất nén % =
đơn chất qđ Xác định góc nghỉ: có 3 pp là
đường cong phân bố.
Tỷ trọng của hạt: gồm cả KG nội hạt pp khối chóp, trụ quay và hộp
dbk1−dbk0
× 100
dbk1
dbk Đường cong phân bố
độ xốp = (1 − ) × 100 nghiêng 𝑡𝑔𝛼 =
2ℎ
d thật Phân suất nén < 15%
𝐷 chuẩn chứng tỏ mẫu
nguyên liệu có độ xốp lớn (dbk nhỏ) Ý nghĩa: chọn td trơn và xđ tỷ hạt có kích thước thì hạt dễ nén

sẽ khó dập viên lệ sd, thể hiện khả năng phân đồng nhất dễ nén
TN khác: độ lún liều của hạt khi dập viên
7. Kiểm nghiệm thành phẩm
Đồng đều KL-hàm lượng Độ rã- độ hòa tan Độ cứng Độ mài mòn

KL viên là k.lượng trb Thời gian viên rã thành hạt nhỏ khi đặt viên Là tỷ lệ % k.lượng bị
trong nước hay dịch thử nghiệm của thb mô Độ cứng là lực
của mẫu viên thử nghiệm vỡ mất đi do bị vỡ, bị
phỏng mtr và nhu động dd-ruột tối thiểu làm vỡ
≤80mg: 10% bào mòn sau qtr thử
Viên nén ko bao < 15’ viên theo hướng
80mg< KLTB< 250mg: nghiệm
- - - - - -- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - chịu lực kém
7,5% Đánh giá độ bền chịu
Độ hòa tan là tỷ lệ % hoạt chất hòa tan vào nhất (đk viên)
≥ 250mg: 5% va đập, độ bền bề mặt
mtr thử s/v hàm lượng ghi trên nhãn Đơn vị kg.F,
------------------ Cân 20 viên, quay 25
- viên phóng thích tức thời: sau 30 phải rã kilopon (kp) hay
Đồng đều hàm lượng với vòng/phút trong 4’.
70% Pound lực
viên vi lượng có hàm Cân
- viên phóng thích kéo dài: xđ ở 3 thời điểm: Là chỉ số được k
lượng hoạt chất ≤ Độ mài mòn ≤ 3%
sau 1h để xđ nguy cơ phóng thích ồ ạt, thời strong quá trình
2mg/viên hoặc nồng độ Viên bao đường, bao
điểm giữa để theo dõi tốc độ, thời điểm cuối dập viên
hoạt chất < 2% phim ≤ 0,5%
để ks tỉ lệ tối thiểu phóng thích được
8. Các dạng thuốc đặt biệt
Viên nén nhiều lớp Viên nhai Viên đặt trong miệng Viên ngậm
Kẹo ngậm: tá dược là đường,
Đặt dưới lưỡi: viên nén nhỏ hay
Hình thành sau 2-3 gôm Arabic→cứng, giòn. Nếu
Yêu cầu: thuốc có mùi phiến thuốc (hạ HA)
lần nén viên. Áp chứa gelatin, đường, sx bằng
dễ chịu, sd chất là Đặt khoang miệng: giữa miệng và
dụng khi 2 hoạt chất nấu chảy đổ khuôn là kẹo dẻo
ngọt, thơm, màu. Dùng răng, thuốc gây tê, giảm đau, sát
tương kỵ cần để Viên nén ngậm: chắc, ko rã
cho trẻ, người già. trùng, làm thơm như lidocaine,
riêng 2 lớp HAY nhưng bị bào mòn, hòa tan
Vd: viên nhai chứa Al- lysozyme, methol để trị răng-miệng
viên chứa các phần khoảng 30’. Hoạt chất để
Mg-OH, aspirin, para, (hòa tan > 15-30’)
có đặc tính phóng chống ho, giảm đau, KS: Dx
vit.C, pantoprazol Nhét vào hốc răng sau khi hổ răng
thích khác nhau alcol benzylic, menthol,
để giảm đau, cầm máu, kháng sinh
nystatin, dextromethopan
Viên đặt Viên sủi Viên rã nhanh Phóng thích kéo dài Viên cấy dưới da
Dùng tá dược polimer
Acid hữu cơ (citric, fumaric, Rã trong 3’ ở nước 19-21o
(loại ko tan để tạo cơ
malic, tatric) + NaHCO3, Tá dược: NaHCO3, PVP, Hình trụ, que
chế khuếch tán hay
Na2CO3, CaCO3, Gly-carbonat croscarmellose, gôm Yêu cầu: hòa tan
loại polimer có độ tan
Yêu cầu: ko cho phản ứng giữa Arabic, vecgum và phóng thích
Nhanh rã khác nhau để hòa tan
2 thp trong sx và bảo quản Áp dụng cho hoạt chất chậm, kéo dài vài
ở pH = ở thời điểm khác
Sx: xát hạt từng phần, rồi mới liều lớn để PO hay kích tháng
4,5. Tá nhau), dùng chất tạo
phối hợp và xử lý thành cốm ứng niêm mạc tiêu hóa, PP ép khuôn với tá
dược phức (nhựa trao đổi
hỗn hợp và dập viên. PP xát phải hòa tan trước khi sd dược thích hợp và
dùng là ion), thiết kế đặc biệt
hạt nóng chảy, hay với dm Thích hợp cho người già, vô trùng
lactose (viên bơm thẩm thấu)
khan như EtOH. Phải khử ẩm, trẻ em Áp dụng:
Áp dụng: hoạt chất có
bảo quản kín và thêm chất Ưu: phân liều chính xác, testosterone,
T1/2 ngắn, sd thuốc
chống ẩm (silicagel). Viên tan hoạt chất ổn định, dễ bảo estradiol
kéo dài và liên tục
trong 5’ quản, ít cần nước khi sd

9. Tá dược
Tinh bột: tinh bột biến tính, dextrin, cylodextrin
Starch sodium octenyl succinate, acetylated distarch adipat là tá dược đa năng: độn, dính, trơn chảy
Đường: lactose, glucose, saccarose, mannitol
Cellolose: cellulose vi tinh thể (Avicel): tá dược độn đa năng (dính, rã, trơn) dùng dập thẳng
NaCMC (natri carboxy methyl cellulose), CaCMC: tá dược rã
Methyl cellulose: tá dược dính, rã
Tá dược độn

CaCO3, CaSO4: độn, hút ẩm. Làm cứng viên, hấp phụ dầu, chất thơm, dùng xử lý cao thuốc, dịch chiết.
Tính trơn chảy hạn chế, làm viên khó rã. Td dược lý riêng
Kaolin Al2Si2O5(OH)4: ưu: hút ẩm, làm cứng viên. Nhược: hoạt chất giải phóng kém do hấp phụ mạnh
NaHCO3, Na2CO3: tá dược độn-rã trong viên sủi
MgCO3: loai nặng và loại nhẹ, hút ẩm, hấp phụ dầu, chất thơm, dùng xử lý cao thuốc, dịch chiết. Dùng dập
thẳng do độn, dính tốt. Td dược lý riêng
Ca-HPO4: khan và ngậm 2H2O hoặc Ca3(PO4)2: độn trong viên xát hạt khô, ướt. Nhược: làm giảm tốc độ
phóng thích, ngăn cản hấp thu 1 số chất như tetracyclin, phenytoin, aspirin..
Na salicylate, Na-benzoat trong viên cafein, NaCl trong viên hòa tan
EtOH và EtOH+H2O: phối hợp tá dược dính để xát hạt ướt. Hòa tan 1 số chất, lk bột thuốc thành hạt, tạo
độ ẩm, giúp dập viên dễ. Dùng chung lactose, tinh bột, Avicel, cao khô, vit, glucose
Hồ tinh bột (5-25%) tá dược dính trong xát hạt ướt. Thêm gôm Arabic, gelatin, PVP để tăng dính
Tinh bột thủy giải từng phần (pregelatinized starch): tá dược độn + dính
Tá dược

Glucose, Saccarose: bột mịn/ viên nén hòa tan, viên ngậm, viên đổ khuôn. Dịch đậm đặc dùng xát hạt ướt
dính

Sorbitol, maltose, mannitol, lactose, xylitol: viên đặt dưới lưỡi, viên hòa tan
Gelatin (bột min hay dd 10-20%) ưu: dẻo, dai. Nhược: khó rã→ phối hợp hồ tinh bột, saccarose
Gôm Arabic (bộ mịn hay dd 1-5%) làm viên khó rã. Dùng cho các viên cần rã chậm như viên ngậm, nhai
PVP (0,5-5%): độ dính cao, tan trong nước và ethanol, thích hợp xát hạt ướt, xát hạt khan nước. PVP dễ
tan, giải phóng hoạt chất nhanh
Crospovidon (1-5%): tá dược dính rã để nén trực tiếp, xát hạt ướt, xát hạt khô
NaCMC, methyl cellulose: dd 2-5 % trong nước, cồn. Et-cellulose, hydroxyl propyl cellulose, hudroxy
propyl methyl cellulose dùng dd cồn, dạng hạt
Dx alginic: Na alginate (1-5%) tan trong nước, nở mạnh giúp viên rã nhanh
Rã là quá trình khởi đầu để thuốc được phóng thích hòa tan→ ảnh hưởng SKD. 2 cơ chế rã
- Trương nở (tinh bột, dx, bentonite, pectin, acid alginic, dx PVP và dx cellulose) và hòa tan (NaCl, natri
alginate, các loại đường)
- sinh khí và sủi bọt: tạo khí CO2, O2 (do Mg2O2). Các bọt khí chuyển động mạnh lên trên, đẩy nhanh quá
trình rã, vỡ và hòa tan viên thuốc
Tinh bột và dx: càng khô, hút nước, trương nở càng mạnh. Tinh bột khoai tây (nở 200%), Na starch
Tá dược

glyconat dùng cho nén trực tiếp


Dx cellulose: cellulose vi tinh thể, NaCMC, CaCMC ko tan/nước, vừa làm tá dược rã + dính. Cellulose biến
tính do thủy phân cũng dùng
PVP và dx: PVP, Kollidon CL, Kollidon CLM tá dược dính rã tốt
Acid alginic, Ca alginate, Na alginate (2-10%) cho dung dịch nhớt
Keo dioxid silic (Aerosil): dạng bột rất mịn, tá dược rã + tá dược trơn, chống dính
Ma-Al silicate (2-10%): ko tan nhưng trương nở mạnh trong nước
Làm trượt chảy: giúp hạt chảy dễ dàng vào cối của máy dập viên
Chống dính: ko dính bột thuốc vào bề mặt phễu, chày, thành cối, giúp việc đẩy viên ra dễ
Tá dược trơn bóng

Làm trơn: làm cho bề mặt viên thuốc chắc chắn, giúp viên ko bị xướt vỡ bề mặt
Làm bóng: khả năng tập trung lượng lớn lên bề mặt, ko vỡ thành bụi khiến bề mặt viên nhẵn, bóng láng
Nhóm thân nước, tan trong nước: acid boric, Na lauryl sulfat, Na benzoat, PEG 4000, 6000 dùng cho viên
phân tán, viên hòa tan, viên sủi
Nhóm ko tan trong nước: Talc, acid streric, Mg-stearat, keo silic dioxid, tinh bột, bơ cacao, dầu thực vật
hydrogen hóa, dầu pararfin

CaCO3, MgCO3, MgO, kaolin trộn với chất lỏng thích hợp để tạo cốm dập viên. Vit A, tinh dầu thơm bám
Td hút

lấy td dính trở thành bột tơi. Nếu chất dầu dễ bay hơi thì phải phun vào bột, hạt thuốc trước khi dập viên

Na2SO4, glycerin, triethanolamin, PEG 6000, Na lauryl sulfat, propylen glycol


PP xát hạt ướt: nước hay dùng nhất. Nếu hoạt chất ko thích hợp, dùng EtOH, isopropanol, nhưng phải loại
Tá dược ẩm

sạch vết các chất này


Làm ẩm tới độ ẩm tối ưu để dễ dập viên: lực mao dẫn do các chất lỏng tạo ra góp phần hình thành viên nén
Làm ẩm để viên dễ rã, hút niêm dịch nhanh, giải phóng hoạt chất tốt
Na2CO3, CaCO3, citrat, gluconat, acid malic, acid citric, acid tatric
(chỉnh

Ngăn ảnh hưởng pH hình thành do nước hiện diện trong thuốc tùy công đoạn, nhất là xát hạt ướt
pH)
Td đệm

Bảo vệ hoạt chất trong đường tiêu hóa, ngăn tđ của hoạt chất tới niêm mạc dạ dày, tạo môi trường vi pH
thuận lợi cho hòa tan, hấp thu
Màu trắng (TiO2, CaCO3), màu đỏ (Erythrosin, Red 2G, Carmin), Màu xanh (patent V, Indigotine), Vang2
Td màu

(flavoxanthin, Tartrazine, Curcumin, -caroten), Nâu (caramel, sắt oxid)


Yêu cầu: viên phải đồng nhất màu sắc. Chọn màu thích hợp: màu phải ổn định với pH, độ ẩm, nhiệt
Sử dụng kỹ thuật trộn hợp lý: tronng xát hạt ướt, phân tán hoặc hòa tan màu trong tá dược dính lỏng để trộn
vào. Cũng dùng dung môi, chất dẫn hòa tan, phân tán màu và phun lên bột cốm khô. Trong xát hạt khô nên
trộn bột kép tới đồng nhất
Tinh dầu bạc hà, cam chanh, vanila, mùi chocolat, cacao
Chất thơm

Che mùi vị của các chât chứa S, vit A, D, acid amin, kháng sinh
Trộn hoặc phun dưới dạng dd trong ethanol trước khi dập viên, thường khoảng 0,5% so với khối lượng viên
Vị ngọt: Saccarose, aspartam, glycyrrhizin, K acesultame, sucralose, alitame, stevioside, glucose, xylitol
Chất điều vị

Vị chua: acid citric, tartric, malic, fumaric


Acid gentisic tạo phức với cafein để khử vị đắng của cafein
Dùng cho viên ngậm, đặt dưới lưỡi, viên nhai và viên hòa tan trước khi uống

Acid sorbic, Ca, Na sorbat, acid benzoic, nipa ester. Khi dùng, hòa tan trong tá dược dính ướt hoặc trộn khô
Chất sát
trùng

vào giai đọan thích hợp

Ổn định chống biến màu vit C, B1, E, acid amin có thể dùng chất chống oxy hóa như muối bisulfit, acid
Chất ổn
định

sorbic, BHA, BHT. Sd bao bì kín tránh oxy hóa và bảo quản chống ánh sáng và nhiệt độ cao

Phóng thích hoạt chất nhanh: tá dược trợ tan như Tween 20, Tween 80, các lauryl sulfat, PEG 400, 1500,
PVP
Đ. chỉnh
phóng

Phóng thích hoạt chất chậm: làm viên ko rã, hòa tan chậm hoặc tạo thành màng xốp, khung xốp ko tan kiểm
thích

soát phóng thích hoạt chất. Dx polymer của crylic, cellulose vinylic, sáp ong, sáp carnauba
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 1
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

Soạn: Bảo Trâm – Dược 2008


THUỐC ĐẶT
1. Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc trực tràng và âm đạo. Các yếu tố ảnh hưởng.
a. Sự hấp thu thuốc:
- Dược chất -> niêm mạc trực tràng -> tĩnh mạch trĩ dưới + tĩnh mạch trĩ giữa -
> tĩnh mạch chủ dưới -> hệ tuần hoàn.
- Hoặc Dược chất -> niêm mạc trực tràng -> tĩnh mạch trĩ trên -> tĩnh mạch cửa ->
gan -> hệ tuần hoàn
b. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Hệ tĩnh mạch trực tràng: lưu lượng máu 30ml/ph -> ý nghĩa trong hấp thu thuốc.
- Dịch tràng: vai trò trong hấp thu. Các bệnh lý mất nước (RLTH, táo bón, tiêu
chảy…) -> giảm + chậm hấp thu.
- pH của dịch tràng (7,5; đệm yếu): chất có tính acid hay base yếu, ít phân ly hấp
thu nhanh hơn -> sd muối đệm thay đổi pH dịch tràng để chất ít phân ly nhất.
- Lớp chất nhầy: ngăn cản + làm chậm khuếch tán thuốc đến nơi hấp thu -> giảm
tốc độ và mức độ hấp thu.
- Sự vận động của trực tràng: ảnh hưởng SKD. Làm thuốc lan tỏa rộng, tăng S hấp
thu -> tăng độ hấp thu.
2. Nguyên tắc chọn tá dược
Tính tan trong Dầu Tính tan trong Nước Tá dược được chọn
Thấp Cao TD thân dầu
Cao Thấp TD thân nước
Thấp Thấp Không xđ
3. Ưu nhược điểm của thuốc đạn
- Ưu điểm:
o Có thể điều chế quy mô nhỏ hoặc quy mô công nghiệp
o Thích hợp BN tổn thương đường tiêu hóa, nôn mửa, hôn mê... không thể
sử dụng thuốc bằng đường uống
o BN quá trẻ, quá già hay RL tâm thần dùng dễ dàng hơn thuốc uống.
o Tránh được các bất lợi: tác dụng phụ trên ống tiêu hóa, không bền pH dịch
vị, nhảy cảm enzyme ống tiêu hóa, chuyển hóa lần đầu qua gan, mùi vị
khó chịu…
o Một số thuốc gây nghiện, gây ảo giác
- Nhược điểm
o Hấp thu đôi khi chậm và không hoàn toàn, thay đổi nhiều giữa các cá thể
và ngay cả cùng 1 cá thể
o Đôi khi gây viêm trực tràng.
o Khó đảm bảo tuổi thọ thuốc, khó bảo quản ở vùng nhiệt độ cao
o Cách sử dụng bất tiện
4. Tá dược thuốc đạn
- Tá dược thân dầu
o Nhóm dầu mỡ sáp: bơ ca cao và các chế phẩm
o Dẫn chất của dầu mỡ sáp:
▪ Dầu hydrogen hóa: dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu nành, dầu phộng…
▪ Các triglyceride bán tổng hợp: Witepsol H,W,S,E
- Tá dược thân nước
o Các keo thân nước có nguồn gốc tự nhiên: glycerol-gelatin, thạch

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 2
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

o Các TD thân nước tổng hợp: PEG, TD xà phòng


5. Tính toán hệ số thay thế
- HSTT thuận (E) của một chất so với tá dược là lượng chất đó chiếm một thể tích
tương đương 1g tá dược khi đổ khuôn.
- HSTT nghịch (F=1/E) của một chất so với tá dược là lượng tá dược chiếm thể tích
tương đương 1g chất đó khi đổ khuôn.
- Công thức:
𝑥 −(𝑦 −𝑝)
o HSTT: 𝐹 = , 𝑥̅ : klg 12 viên tá dược, 𝑦̅: klg 12 viên tá dược+dược
𝑝
chất, p: lượng dược chất trong 12 viên (vd: tỉ lệ DC 10% -> p=0,1y)
𝑛×𝑏
- lượng tá dược: X = 𝑛 × 𝑎 − , n: số lượng viên, a: klg 1 viên (=𝑥̅), b: lượng
𝐸
dược chất cho 1 viên.
- VD: Tính nguyên liệu điều chế 10 viên thuốc đạn cho đơn sau:
o Sulfathiazol 0,5g
o Bơ ca cao vđ 2g
o HSTT thuận của sulfathiazole so với bơ ca cao
E=1,6 Tính:
o Lượng sulfathiazole điều chế 10v = 10 x 0,5=5g
10𝑥0,5
o Lượng bơ ca cao = 10 x 2 − =16,88g
1,6
- Nếu không tính toán hệ số thay thế, E>1 thì viên sẽ thừa hàm lượng và ngược lại.
Vì khi E>1, cùng chiếm 1 thể tích cần khối lượng DC > khối lượng TD, nên
khi lấp đầy khuôn, khối lượng DC sẽ lớn hơn lượng trong công thức -> thừa hàm
lượng.
- HSTT quan trọng với trường hợp
o Đun chảy đổ khuôn thủ công
o Tá dược và hoạt chất có khối lượng riêng khác nhau
o Lượng dược chất >0,05g/viên
- Trường hợp không cần tính HSTT (vì điều chỉnh theo khối lượng chứ không phải
thể tích)
o Bao bì thuốc bằng chất dẻo.
o Đổ khuôn tự động.
o Quy mô CN
6. Các phương pháp điều chế thuốc đạn: 3pp
- Nặn
- Ép khuôn (không dùng nhiệt – khó phân tán DC đều)
- Đun chảy đổ khuôn (dùng nhiệt độ thích hợp – thông dụng nhất)
7. Các công thức thuốc đạn
1. Tá dược Gelatine Cloral hydrat 0,5g
Gelatin 10% Witepsol vd 3g
Glycerin 60% E Witepsol=1,3; Điều chế 10v
Nước 30% ĐA: 26,15g TD + 5g DC
2. Thuốc mỡ dung dịch vì Cloral 3. Thuốc đạn nhũ tương N/D Colargol
hydrat tan trong dầu, có thể thêm là bạc keo chỉ có tác dụng ở djang
1-3% sáp ong để thể chất thuốc dung dịch nước -> dùng lượng
không bị mềm. ĐC = đun chảy đổ nước tối thiểu hòa tan Colargol,
khuôn. dùng Lanolin khan đồng lượng với

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 3
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

lượng nước. ĐC: đun chảy E Witepsol = 1,3; Điều chế 10v
Witepsol + Lanolin; Hòa colargol – ĐA: Aspirin 2g+ Witepsol 13,46g
nước; Phối hợp; Đổ khuôn. 7. Thuốc đạn kiểu dung dịch ĐC:
Colargol 0,2g Phenol + lượng vừa đủ Glycerin( +
Witepsol vd 3g Belladon, khuấy đều (1). ĐC TD
4. Thuốc đạn nhũ tương N/D ĐC: Gelatine-Glycerin theo nguyên tắc
Hòa Procain vào dd Adrenalin, (2). Cho (1) vào (2), khuấy đều, đổ
cho Belladon vào trộn đều, thêm khuôn.
Lanolin đồng lượng hỗn hợp trên Cao Belladon 0,15g
để nhũ hóa, Đổ khuôn. Phenol 0,014g
Procain clohydrat 0,03g TD Gelatine-Glycerin vđ 1v
Cao mềm Belladon 0,02g 8. Thuốc đạn kiểu hỗn dịch: ĐC =
DD Adrenalin 0,1% 2 giọt trộn đều đơn giản
Witepsol vd 2g Cloramphenicol 0,25g
E Procain = 1,2g Sulfathiazol 0,25g
E Belladon = 1,1g ; Điều chế 10v TD Gelatine-Glycerin vđ 1v
ĐA : 0,25g Belladon + 19,57g
9. Clotrimazol 100mg
Witepsol + 0,3g Procain
Clindamycin base (dùng dạng
5. Thuốc đạn kiểu hỗn dịch: Do Para
hydrolorid) 20mg
không tan trong Witepsol. ĐC =
Calcium lactac pentahydrat 77,3mg
trộn đều đơn giản: Nghiền Para,
Gelatin 250mg
cho 1 ít Witepsol đã đun chảy vào,
Nước tinh khiết 250mg
trộn đều. Cho vào lượng Witepsol
Glycerol 1250mg
còn lại, đổ khuôn.
Viên thuốc trứng 2g
Paracetamol 0,3g
Tính nguyên liệu và đề nghị
Witepsol vđ 2g
cách ĐC 20v
E Witepsol =1,26; Điều chế 10v
ĐA:khối lượng nhỏ -> ko tính inh
ĐA: Para 3g + Witepsol 17,62g
dược chất ngoài viên. HSTT. ĐC:
6. Aspirin 0,2g
đổ khuôn 2g.
Witepsol vđ 1,5g
8. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc đạn:
- Hình thái bên ngoài: bề mặt viên mịn, láng, không có vết nứt, không có đốm trắng
hoặc sự kết tinh dược chất trên bề mặt viên. Khi cắt dọc hay cắt ngang, mặt cắt
phải thuần nhất, không có hiện tượng đóng cục hay lắng đọng dược chất.
- Độ đồng đều khối lượng: không vượt quá 5% KLTB viên/20 viên. Có thể có 2 đvị
vượt quá KLTB nhưng không có đơn vị nào vượt gấp đôi.
- Thời gian tan rã: tá dược thân nước: không quá 60ph, thân dầu, không quá 30ph.
- Độ cứng.
- Định lượng dược chất theo chuyên luận riêng
- Độ phóng thích dược chất in vitro và hấp thu in vivo
o In vitro: Pp hòa tan trực tiếp. Pp khuếch tán qua màng bán thấm.
o In vivo: Xđ nồng độ dược chất trong máu sau khi đặt thuốc ở từng
khoảng tgian xác định. Xđ nồng độ dược chất trong nước tiểu. Quan sát
các hiệu quả trị liệu mong muốn.

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 4
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

THUỐC BỘT- THUỐC CỐM


1. Phân biệt:
- Nếu trong công thức thuốc bột có dược chất ở dạng lỏng thì tỷ lệ chất lỏng không
quá 10% so với DC rắn.
- Thuốc bột hoàn chỉnh không được chứa quá 9% nước (hay hàm ẩm qđ <9%)
2. Nguyên tắc trộn bột kép:
- Nguyên tắc đồng lượng
- Tỉ trọng lớn đi trước, tỉ trọng nhỏ nối bước theo sau
- Nếu có chất màu thì nhớ lót cối (bằng bột không màu)
Trong CN dù trộn bằng máy vẫn áp dụng thì máy trộn nhanh hơn, tốt hơn.
- Nếu công thức cân khối lượng hàng mg thì cần điều chế bột mẹ rồi mới cân.
3. Xác định cỡ bột/ đánh giá độ 4. Tên và cỡ rây tương ứng 5 cỡ bột
mịn của thuốc bột: luôn phát biểu cho DĐVN IV
bằng 1 cặp rây.
- Không được có dưới 95%
(>95%) khối lượng thuốc bột
qua rây số lớn.
- Không được có quá 40%
(<40%) khối lượng thuốc bột
qua rây số nhỏ.
5. Phân loại:
Cỡ bột Số rây
Bộ thô 1400/355
Bột nửa thô 710/250
Bột nửa mịn 355/180
Bột mịn 180/125
Bột rất mịn 125/90
- Theo mục đích sử dụng: Uống, Dùng ngoài, Pha tiêm.
- Theo thành phần: Thuốc bột đơn, Thuốc bột kép.
- Theo cách phân liều đóng gói: Không phân liều (đa liều), Phân liều (đơn liều)
6. Các đặc điểm của tiểu phân rắn ảnh hưởng đến sinh khả dụng các dạng thuốc
rắn:
- Kích thước tiểu phân
- Hình dạng tiểu phân -> ảnh hưởng đến khả năng trơn chảy và lực liên kết của khối
bột. Tiểu phân hình cầu: tăng độ trơn chảy, giảm lực liên kết.
- Lực liên kết:
o Lực kết dính: tiểu phân – tiểu phân (Van der Waals) -> giảm độ trơn chảy.
o Lực bám dính: tiểu phân – thành phễu -> dùng tá dược chống dính.
o Lực tĩnh điện: dược chất ion hóa bề mặt -> bột khó chảy.
- Độ trơn chảy của khối bột -> ảnh hưởng khả năng phân phối thuốc vào bao bì.
7. Kỹ thuật điều chế:
a. Thuốc bột:
- Với thuốc bột đơn: phân chia cơ học: chuẩn bị -> nghiền tán -> rây.
- Với thuốc bột kép: nghiền bột đơn -> trộn bột kép.
o Nghiền bột đơn: nghiền riêng từng chất. Chất có klg lớn nghiền trước. Có
tỷ trọng lớn nghiền mịn hơn.
o Trộn bột kép: dùng cối chày có dung tích gấp 5 lần lượng bột nếu bột có tỉ
trọng trung bình và gấp 10 lần nếu bột có tỉ trọng nhỏ.
b. Thuốc cốm:
- 2 pp chính: xát hạt (khô và ướt) và phun sấy (xem bài Hòa tan chiết xuất).
- 5 gd của xát hạt ướt:
o Nghiền và trộn bột kép.

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 5
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

o Tạo khối ẩm.


o Xát hạt qua rây thích hợp.
o Sấy hạt ở 40-70oC
o Sửa hạt qua rây quy định.
- 3 gd của xát hạt khô:
o Nghiền và trộn bột kép.
o Dập viên thô.
o Nghiền qua máy nghiền với cỡ rây thích hợp.
8. Tiêu chuẩn chất lượng
Thuốc bột Thuốc cốm
1. Hình thức. 1. Hình thức.
2. Độ ẩm: không quá 9% nước. 2. Kích thước hạt.
3. Độ mịn. 3. Độ ẩm.
4. Độ đồng đều hàm lượng. 4. Tính hòa tan hay phân tán.
5. Độ đồng đều khối lượng. 5. Độ đồng đều hàm lượng.
6. Giới hạn nhiễm khuẩn (với thuố có 6. Độ đồng đều khối lượng.
nguồn gốc dược liệu) 7. Định tính, định lượng.
7. Độ vô khuẩn. (khi nhãn ghi vô khuẩn)
8. Độ hòa tan (với thuốc bột sủi bọt).
9. Định tính, định lượng
9. Các thí dụ:
1. Bột nồng độ atropine sulfat 1%
Atropin sulfat 1g
Đỏ carmin 0,5 g
Lactose VĐ 100g
2. Thuốc bột chứa chất lỏng là dầu, glycerin:
Lưu huỳnh kết tủa
1g Kẽm oxyd 1g
Dầu paraffin 1,5g
Mg carbonat 2g
Talc 5g
- Dầu, glycerin làm thuốc dễ bắt dính trên da và dịu da, thường phối hợp với các
chất có tính hút như: kaolin, tinh bột, Mg oxyd, Mg carbonat, Ca carbonat…
- Vì lượng chất lỏng trong CT không được quá 10% -> giảm lượng dầu paraffin còn
1g, trộn với Mg carbonat rồi điều chế theo kỹ thuật chung.
3. Thuốc bột chứa chất lỏng là cồn thuốc, cao thuốc hay các dung dịch khác.
Bismuth nitrat kiềm 0,3g
Benzonaphtol 0,1g
Cồn thuốc phiện 4 giọt
- Cách thủy để bốc hơi dung môi của cồn thuốc phiện rồi trộn.
4. Thuốc bột chứa các chất tạo hỗn hợp eutectic (hh có to chảy thấp hơn to chảy từng
chất -> bột ẩm, nhão, chảy lỏng -> bao riêng từng chất bằng bột có tính trơ)
Menthol 0,5g
Long não 0,5g
Talc 10g
- Nghiền long não với cồn, trộn talc(1). Nghiền methol, trộn talc(2). Trộn (1) và (2).

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 6
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

5. Thuốc bột chứa dược chất dễ giải phóng nước kết tinh (-> thay muối ngậm nước bằng
muối khan tương ứng hoặc sấy khô trước khi trộn)
Na sulfat dược dụng 15g
Mg sulfat dược dụng 15g
6. Thuốc bột chứa các chất háo ẩm (-> sấy khô dược chất, sấy nóng cối chày, thêm td có
tín hút tốt, điều chế nhanh, đóng gói kín)
Cafein 0,03g
Na bromid 0,3g
Na hydrocarbonat 0,3g
- Na bromid rất háo ẩm -> trộn với Na hydrocarbonat rồi điều chế.
7. Thuốc bột chứa các chất sinh hơi (-> sấy khô, điều chế trong không khí khô, đóng gói
chống ẩm, hoặc điều chế thành dạng cốm)
Aspirin 0,2g
Na hydrocarbonat 0,55g
Acid tartric 0,3g
Acid citric 0,2g
8. Thuốc bột chứa chất oxy hóa và chất khử (-> có thể gây nổ -> nghiền riêng, trộn nhẹ
nhàng)
Kali clorat 0,6g (c.oxh mạnh)
Tanin 0,5g (c.khử)
Saccarose 0,5g (c.khử)
9. Thuốc bột chứa kháng sinh (điều chế tránh ẩm và vô khuẩn)
Penicillin 100.000 UI
Lactose 0,2g
THUÔC VIÊN NÉN
1. Ưu nhược điểm viên nén:
Ưu điểm Nhược điểm
- An toàn, ít nhầm lẫn - Tá dược >> hoạt chất
- Tiện dùng và mang theo - Hạn chế: không áp dụng được cho hoạt chất
- Liều lượng chính xác chảy nhão…
- Đường dùng đa dạng: uống, ngậm, đặt… - Khó nuốt: bệnh nhân tâm thần, trẻ em…
- Sản xuất công nghiệp: giá rẻ - Tương tác thuốc với thức ăn
- Hoạt chất ổn định > lỏng - SKD < các dạng cốm, bột, tiêm, đặt trực tràng…
2. Sinh khả dụng thuốc viên:
- Quá trình phóng thích hoạt chất

- Các yếu tố ảnh hưởng sinh khả dụng viên nén:

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 7
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

o Các yếu tố dược học


▪ Dược chất: tính chất hoạt chất ảnh hưởng hòa tan và hấp thu.
▪ Thành phần công thức và kỹ thuật bào chế dạng viên nén: Thành phần
công thức, loại tá dược, tỷ lệ tá dược ảnh hưởng tính xốp, độ rã, độ hòa
tan… Pp sx, thiết bị xát hạt và dập viên, lực nén ảnh hưởng cấu trúc
viên. Dạng viên: nén trần rã nhanh hơn nén bao, viên dập mỏng, d lớn tan
nhanh hơn viên dập dày.
o Các yếu tố sinh học: sự thay đổi pH từ dạ dày qua ruột, thời gian đẩy thuốc
khỏi dạ dày, sự hiện diện của các men tiêu hóa, của hệ vsv, nhu động dạ
dày ruột, sự chuyển hóa lần đầu qua ruột và gan, ảnh hưởng thức ăn…
▪ Viên ngậm, Viên nhai nhưng không nuốt: td tại chỗ, hấp thu tùy thời gian.
▪ Viên đặt dưới lưỡi: cơ chế lọc và khuếch tán thụ động: qua niêm mạc dưới
lưỡi -> tĩnh mạch dưới lưỡi -> tĩnh mạch cổ -> tim, không qua gan.
▪ Viên uống bằng cách nuốt: hấp thu chủ yếu ở ruột non -> tĩnh mạch cửa
-> gan, chuyển hóa lần đầu -> hệ tuần hoàn. Chịu nhiều tác động.
3. Mục tiêu của việc xát hạt: (-> 6. Phương pháp xát hạt:
đa số phải làm cốm mới dập viên
được) Chuẩn bị nguyên liệu

- Trơn chảy tốt -> nạp phễu tốt, Chuẩn bị nguyên liệu

đồng đều khối lượng, Trộn bột kép


- Chống ma sát với thành cối, Trộn bột kép (HC + TD độn,
không dính máy Làm ẩm
dính, trơn)

- Ngăn được sự phân lớp


- Ngắn được sự bay bụi Dập viên to tạm thời (d=20-
Làm cốm ướt
- Lưu ý dập thẳng: do người ta 25mm)

bán sẵn tá dược dập thẳng


dạng hạt, chỉ cần thêm hoạt Sấy
Nghiền viên và sửa hạt
chất + tá dược dính, không cần
xát hạt. Sửa hạt
4. Áp dụng pp dập thẳng khi:
Thêm TD trơn bóng
- Hoạt chất có dạng tinh thể (K Thêm tá dược trơn bóng
permanganate, NaCL, Aspirin),
kích thước hạt 100-600 µm, tính Dập viên hoàn chỉnh (d=7-9mm)
Dập viên
kết dính tốt (hoặc thêm td dính).
- Viên liều nhỏ, tỉ lệ hoạt chất ít Xát hạt khô
Xát hạt ướt
hơn 30%
5. 3 pp dập viên: xát hạt ướt, xát hạt
khô, dập thẳng.
7. Nếu sử dụng bột mịn trong công thức sẽ ảnh hưởng đến quá trình dập viên như
thế nào? Ảnh hưởng đến độ cứng trong quá trình dập viên.
8. Viên sủi bọt:
- TD thường dùng: A.citric + Na bicarbonate ( KHCO3 với ng suy thận, cao HA) ->
CO2
- PP điều chế: xát hạt ướt từng phần: acid, base (để tránh mất CO2)
- Thời gian rã quy định: 5 phút

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 8
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

9. Vai trò từng tá dược:


ST Tên gọi Mục đích Chất thường dùng Ghi chú
1. TD độn Giúp viên đạt hình dạng, kích - Ko tan: tinh bột Lượng ít nhất,
thước, khối lượng - Tan: lactose tối thiểu
2. TD dính L/k các thành phần, giúp viên đạt Dịch PVP, gôm Liên quan đến độ
độ cứng arabic, avicel cứng của viên
3. TD rã Giúp viên rã trong nước, đường Các TD độn, Na Quan trọng nhất
tiêu hóa laurylsulfat
4. TD trơn - Giúp hạt chảy đều vào cối. Talc-Mg stearat(9:1, Thêm vào sau cùng
bóng - Ko dính cối chày -> đẩy viên ra dễ hay 7:3), aerosil, trước khi dập viên
- Làm trơn, chống ma sát, bề PEG, Na benzoat, sáp,
mặt viên bóng, đẹp TB bắp
5. TD hút Khi công thức chứa hàm ẩm cao MgCO3, avicel
6. TD làm ẩm Dùng khi hạt khô, ko đạt độ ẩm Glicerin, Tween HH dập viên có
để dập viên độ ẩm 5-7%
7. TD màu Phân biệt các viên cùng hoạt chất, Đỏ: erytrosine
khác HL, cảm quan đẹp Trắng: titan oxit
8. TD hương Che dấu mùi vị khó chịu, tạo mùi, Mùi: TD, vanillin
vị vị mong muốn của dạng thuốc Vị: saccarose
9. TD đệm Giúp h/c bền với dịch tiêu hóa Glycocolle
Bền với pH trong bảo quản
Giảm kích ứng dạ dày
10. 2 nhóm tá dược trơn: (tỉ lệ cao sẽ ảnh hưởng độ rã và độ hòa tan)
- Nhóm thân nước, tan được trong nước: a.boric, Na benzoate, PEG4000… hay
dùng cho viên phân tán, hòa tan, sủi bọt.
- Nhóm không tan trong nước: Talc, Mg stearate, tbột, dầu paraffin… dùng cho
nhiều loại viên
11. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm bán thành phẩm thuốc viên
1. Tỷ trọng biểu kiến (=klg hạt(g)/V biểu kiến hạt(cm3)) và độ xốp của hạt
(độ xốp (%) =(1-𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛g 𝑏iể𝑢 kiế𝑛)𝑥100)
𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛g 𝑡ℎậ𝑡
kℎối 𝑙ượ𝑛g ℎạ𝑡 (g)
2. Lưu tính của hạt (đo độ chảy hoặc góc nghỉ)(tốc độ chảy = )
𝑇gi𝑎𝑛 𝑐ℎả𝑦 ℎế𝑡 kℎối ℎạ𝑡 (𝑠)
3. Hình dạng (soi kính lúp, kính hiển vi) và kích thước hạt (rây)
4. Tính chịu nén của hạt (biểu thị khả năng kết dính tạo thành viên ổn định sau khi
được nén trên máy, thương đánh giá thông qua tỷ trọng (
𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛g 𝑏iể𝑢 kiế𝑛 𝑡ℎự𝑐 𝑛gℎiệ𝑚−𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛g 𝑏iể𝑢 kiế 𝑛𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢
Phân suất nén = 𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛g 𝑏iể𝑢 kiế𝑛 𝑡ℎự𝑐 𝑛gℎiệ𝑚 𝑥100
12. Cách xác định góc nghỉ
- Có 3 cách xd góc nghỉ:
o PP tạo khối chóp: đổ hạt chảy liên tục để tạo khối chóp và xác định góc
nghỉ α, biết tgα=2ℎ với h là chiều cao khối bột, D là đường kính đáy.
𝐷
o PP trụ quay.
o PP hộp nghiêng.
- Ý nghĩa: góc nghỉ α càng nhỏ thì hạt càng có lưu tính tốt và chảy càng tốt, lưc ma
sát nhỏ.
o α < 20o : rất hiếm gặp
o α = 20-25o : độ trơn chảy rất tốt

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 9
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

o α = 25-30o : độ trơn chảy tốt


o α = 30-40o : có khả năng trơn chảy, nhưng cần thêm tá dược trơn
o α >40o: hạt khó trơn chảy, dễ dính máy
- TD trơn chảy thường dùng: Talc, MG stearate, tinh bột,… phải có kích thước rất
mịn (<45µm) và tỷ lệ thường dùng là 0,5-5% khối lượng hạt.
13. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thành phẩm thuốc viên
1. Độ đồng đều khối lượng viên
- 20 viên, cân từng viên -> khối lượng trung bình. Đạt yêu cầu nếu không quá 2
viên ngoài độ lệch, ko v nào lệch gấp đôi
2. Hàm lượng và độ đồng đều hàm lượng
- Hàm lượng: Định lượng hoạt chất mẫu 20 viên -> hàm lượng trung bình. So sánh giới
hạn cho phép.
- Độ đồng đều hàm lượng (bắt buộc với hoạt chất ≤ 2mg/viên hoặc nồng độ hoạt chất <
2% - trừ viên chứa nhiều vitamin và chất khoáng)
o Chỉ tiến hành khi đã đạt giới hạn cho phép về hàm lượng
o 10 viên bất kỳ, xác định hàm lượng từng viên, phải nằm trong khoảng 85-
115% hàm lượng trung bình
3. Độ rã viên (dùng máy thử độ rã).
4. Độ hòa tan của viên (dùng máy thử độ hòa tan, kiểu giỏi quay hoặc cánh khuấy).
- Thời gian quy định:
o Viên phóng thích tức thời:sau 45ph thử nghiệm độ hòa tan tối thiểu là 75%
o Viên phóng thích kéo dài: tiến hành đo 3 thời điểm
▪ Giờ thứ 1: mt acid, phóng thích từ 30-60%
▪ Giờ thứ 3: mt đệm, phóng thích từ 55-85%
▪ Giờ thứ 6: mt đệm, phóng thích ko ít hơn 70%.
5. Độ cứng của viên. (dùng máy đo độ cứng)
6. Độ mài mòn của viên
- Cân 20 viên, cho vào máy quay 25 vòng/phút trong 4 phút. Cân lại.
- Viên nén thông thường ≤3%, viên nén để bao đường, bao phim ≤0,5%.
14. Các thông tố kỹ thuật của bột, hạt thuốc cần kiểm soát
STT Thông số kỹ thuật bột, cốm Vai trò, ảnh hưởng đến chế phẩm
1 K/thước & phân bố k/thước Phù hợp với khối lượng viên, lưu tính, khả
hạt năng chịu nén, đồng đều khối lượng.
2 Tỉ trọng biểu kiến Độ xốp & khả năng chịu nén, tỉ trọng viên
3 Độ xốp của cốm Lực né, độ cứng, độ rã, độ hòa tan
4 Tốc độ chảy – Lưu tính Đồng đều khối lượng, hàm lượng
5 Tính chịu nén Lực nén, độ cứng
6 Độ ẩm Tính dính, lưu tính, độ cứng & độ ổn định
7 Nồng độ HC và độ đồng đều Khả năng phân liều chính xác và đồng đều hàm
lượng viên
15. Các công thức viên nén: xem trang 218,219,220 sách BC 2
16. Phân loại viên theo đặc tính phóng thích hoạt chất:
- Viên phóng thích hoạt chất tức thời (viên quy ước): phóng thích nhanh và hoàn
toàn hoạt chất ngay sau khi uống hoặc viên được hòa tan, dùng như dung dịch
thuốc. Thường đơn liều, tác dụng ngắn trong 4-8h.

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 10
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

- Viên phóng thích hoạt chất trễ: HC cần 1 thời gian nhất định hoặc điều kiện
phù hợp đến trễ hơn mới phóng thích nhanh tương tự viên phóng thích tức thời.
Vd: viên tan trong ruột.
- Viên phóng thích hoạt chất biến đổi: Sự giải phóng HC được kiểm soát.
o Phổ biến là viên phóng thích kéo dài, chứa lượng HC tương ứng nhiều
liều, dạng thuốc như một kho dự trữ HC làm kéo dài tác động gấp nhiều
lần và giảm số lần sử dụng (tối thiểu là 2 lần so với viên quy ước)
o Có thể kết hợp phóng thích nhanh phần liều khởi đầu với phóng thích
chậm và từ từ liều duy trì, hoặc phóng thích từng đợt, lặp lại.
17. Phân biệt tá dược rã nội và tá dược rã ngoại
Thêm lần 1 trước khi tạo hạt gọi là tá dược rã nội và thêm lần 2 trước khi dập viên gọi
là tá dược rã ngoại.
18. Muốn tăng khối lượng khi dạp viên phải thay đổi gì? Thay chày dưới.
19. ĐN độ tan rã của viên. Là thời gian viên rã thành các tiểu phân khi đặt trong
môi trường thử nghiệm hay nước của thiết bị mô phỏng và nhu động ruột – dạ
dày.
THUỐC VIÊN BAO
1. So sánh viên bao đường và bao phim 2.
Viên bao Viên bao phim Mục đích của bao viên:
đường - Che dấu mùi, vị, màu sắc.
Tốn thời Nhanh. Đọc được ký hiệu trên viên. - Bảo vệ hoạt chất
gian Lớp bao bền với nhiệt, ẩm, ánh - Tránh tác động các yếu tố dạ dày, ruột
Lớp bao sáng. - Thay đổi sự phóng thích hoạt chất
không chịu: Bao được nhiều hình dạng, kích
- Khác phục tương kỵ giữa các thành
nhiệt, ẩm thước viên.
phần
Tan trong dd ruột, td kéo dài…
3. Các giai đoạn bao đường
STT Giai đoạn Mục đích Lưu ý
1. Bao cách ly Tránh ẩm Dùng ít sáp, shellac
2. Bao nền Lấp góc cạnh khuyết Dùng siro đơn N0 cao + Talc hoặc CaCO3
3. Bao dày Bề dày mong muốn Dùng siro đơn + Talc hoặc CaCO3, 6 - 7h
4. Bao nhẵn Lớp bao nhẵn, c/bị bao màu Dùng siro đơn loãng + Talc hoặc CaCO3 (ít)
5. Bao màu Tạo màu Nhạt đến đậm dần
6. Đánh bóng Tạo bóng Chuyển sang nồi đánh bóng
4. Thành phần của lớp bao phim:
- Chất tạo màng: dẫn chất cellulose (Hydroxy propyl methyl cellulose HPMC,-dạ
dày/HPMC pthalate – ruột), dẫn chất acid acrylic (Eudragit L30D), chất phối hợp
khác (PVP, PEG 4000, PEG 6000, shellac)
- Dung môi: nước, alcol ethylic, aceton
- Chất hóa dẻo: PEG, glycerin, DEP diethyl phtalat
- Chất khác: trơn bóng (talc, Mg stearate, titan oxid), phá bọt (PEG, simethicon),
màu (tan hoặc không tan trong nước)
5. Một số công thức tá dược:
- Bao đường bao bột

Dung dịch bao cách ly Diethylphtalat 1g


nhân CT2:
CT1: Cellulose acetophtalat: 175g
Shellac 15g Propylen glycol 50g
Methanol 4g
July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 11
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

Ethanol vđ 200ml Saccharose 12g


Dung dịch bao Siro bao màu
nền Gelatin 50g Hỗn hợp bột bao nền
Gôm Arabic 45g 200g Siro đơn 100g
Siro đơn 1350g Nước 500g
Nước 1000g Màu vđ
Dung dịch đánh
Bột bao nền bóng Sáp Carnauba
Kaolin 2g 50g Sáp ong 40g
Dextrin 10g Parafin 10g
Ca carbonat Ether ethylic 3000ml
5g
- Bao phim
Bao tan trong ruột
Bao tan trong dạ dày Eudragit L100 8,5%
Cellulose acetat phtalat 5% Propylen glycol 2,5%
Sorbitanmono oleat 0,1% Aceton 15%
Aceton vd 100%
Cellulose acetat phtalat 1,5%
PEG 8000 10% Titan oxid, chất màu, chất phụ
Titan oxid 0,5% chống bọt, chất ổn định vđ
Ethanol vđ 100%
VIÊN TRÒN
1. Ưu nhược điểm thuốc hoàn
- Ưu điểm:
o Kỹ thuật bào chế: dễ bào chế, phù hợp mọi quy mô, giá thành rẻ
o Cách sử dụng: tiện dụng, khối lượng thể tích vừa phải, che dấu dc mùi vị
o Tính ổn định: hoạt chất dễ ổn định
- Nhược điểm
o Chất lượng: khó rả, dễ nhiễm vi sinh
o Tiêu chuẩn hóa: khó xâ dựng tiêu chuẩn chất lượng.
2. Kỹ thuật bào chế viên tròn
4 phương pháp chính: chia viên, bao bồi, nhỏ giọt, dập viên.
- Chia viên: Chuẩn bị -> tạo khối dẻo (trộn đều, thêm td dính) -> chia viên ->
hoàn thiện viên (vo tròn, áo viên, bao viên) -> đóng gói, bảo quản
- Bao bồi: chuẩn bị hỗn hợp bột thuốc, tá dược dính lỏng -> gây nhân d 1mm -> bao
bồi d 1-5mm -> bao áo viên -> đóng gói bảo quản.
- Nhỏ giọt: tá dược rắn, nóng chảy được hoà tan dược chất -> nhỏ giọt vào chất
hứng viên -> viên tròn đông tụ -> lấy ra làm khô.
3. Kiểm nghiệm viên tròn
- Định tính, định lượng hoạt chất, hình dạng và sự đồng nhất cấu trúc viên.
- KLTB viên: viên hoàn không bao: 20v, ±10% so với công thức trên nhãn.
- Độ rã: không quá 60ph
- Viên hoàn mềm: độ ẩm 11-15%. Viên hoàn mềm để uống (nhai) không thử độ rã.
4. Một số công thức
Viên tròn Terpin Nhựa thông tinh chế 0,3g
codein Viên tròn polyvitamin
Terpin 0,5g Vit A 350 IU
Codein 0,1g
July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 12
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

Vit D2 250 IU Bạch truật 65g


Vit B1 Cam thảo 12g
1mg Vit Thục địa 100g
B2 1mg Bạch thược 60g
Vit C Xuyên khung 30g
10mg Vit Đương quy 60g
PP 1mg Tá Hoàng kỳ 45g
dược vđ Quế nhục 24g
Hoàn mềm thập toàn đại bổ Mật ong vđ
Đảng sâm 100g 1000g
VIÊN NANG
Bạch linh 65g
2. Thành phần tá dược vỏ nang
1. Thành phần vỏ nang cứng và vỏ nang cứng
mềm: - Độn: Lactose, Avicel
Vỏ nang cứng Vỏ nang mềm - Trơn bóng: Mg stearate, Ca
Gelatin A + Gelatin B Gelatin
stearate
Nước Nước, chất hóa
- Làm ẩm: Na lauryl sulfat
Chất cản quang (Titan dẻo
dioxid) Chất cản quang - Hút: MgCO3, MgO
Chất bảo quản Chất bảo quản,
(Nipagin), màu màu, mùi
3. Yêu cầu hoạt chất đóng nang
Viên nang cứng Viên nang mềm
- Khối lượng >10mg - Lỏng, mềm, hỗn dịch, bột khô
- Thành phần trơn chảy tốt: độn, rã, trơn, - Tan hoặc không tan
diện hoạt - pH = 2,5-7,5
4. Tính toán cỡ nang
Hạt sau khi xát có tỷ trọng biểu kiến 0,90g/ml, hàm lượng HC trong hạt là 80%. Cần điều
chế viên nang có hàm lượng 250mg/nang, Tá dược độn có tỷ trọng biểu kiến là 0,85gml.
Tính toán:
100
- Khối lượng hạt tương ứng hàm lượng 250mg: 250 × = 312,5 𝑚𝑔 = 0,3125𝑔
8 0
- Thể tích tương ứng: 0,3 125
= 0,347 𝑚𝑙 -> chọn cỡ nang 2 (0,35ml)
0,90
- Thể tích thừa sau khi đóng thuốc: 0,35 − 0,347 = 0,003𝑚𝑙
- Lượng tá dược độn cần: 0,85 × 0,003 = 0,0255𝑔 = 2,55𝑚𝑔
- Vậy dùng cỡ nang 2, cần trộn theo tỉ lệ HC: tá dược độn là 312,5:2,55
5. Sinh khả dụng viên nang
- Thường cao hơn viên nén, vì dược chất chưa bị nén nên có S tx lớn, dễ hòa tan.
Vỏ nang rất dễ tan. Gồm 2 giai đoạn.
- Gđ mở vỏ nang: vỏ nang dễ rã trong môi trường dịch vị, thường mất 3-5ph. Thời
gian rã phụ thuộc:
o Vỏ nang càng lớn thời gian rã càng dài.
o pH dịch vị: pH càng acid, vỏ nang càng dễ rã -> uống khi đói.
o Tương tác vỏ nang và dược chất. Vd:Asprin tương tác chậm làm vỏ nang
cứng dần -> thời gian rã tăng
o Sự già hóa và thời gian bảo quản: bảo quản lâu -> già hóa -> khó rã.
o Vỏ nang có bao chống ẩm, bằng chống giả mạo sẽ rã lâu hơn.
- Gđ thấm ướt và khuếch tán của dược chất: phụ thuộc các yếu tố sau:

July 3, 2013
Folder: https://app.sugarsync.com/iris/wf/D6095127_70565656_39140 Bào chế 2 – Phần 1. Trang 13
File: https://www.sugarsync.com/pf/D6095127_70565656_684217 Dược 2008

o Bản chất của dược chất: thân nước hay sơ nước (-> chất gây thấm)
o Độ xốp của khối bột: càng bị nén -> khả năng hòa tan dược chất càng kém.
o Thành phần khối bột thuốc trong nang: tá dược độn (DC tan tốt chọn bột
bắp, tan kém chọn lactose), tá dược trơn (sơ nước ->thêm chất diện hoạt),
tá dược điều hòa sự chảy.
6. Ưu nhược điểm viên nang cứng
- Ưu điểm
o Che dấu mùi, vị tốt. Hình dạng dễ nuốt. Có thể sx quy mô nhỏ hay CN,
pha chế tại bệnh viện.
o Thường được lựa chọn khi thử nghiệm các dược chất mới.
o Bào chế không phức tạp như viên nén, thành phần đơn giản hơn.
o SKD cao hơn viên nén cùng hoạt chất.
- Nhược điểm:
o Giá thành cao. Có thể bị giả mạo hoặc thay đổi dược chất bên trong.
o Khó bảo quản.
7. Yêu cầu thời gian rã với các loại viên
STT Loại viên Thời gian rã (trong vòng)
1. Viên nén 15 phút
2. Viên nén hòa tan, phân tán nhanh 3 phút
3. Viên sủi bọt: rã và hòa tan hoàn toàn / nước, ở 15 - 250C 5 phút
4. Viên bao đường tan trong dạ dày, viên tròn 60 phút
5. Viên bao phim tan trong dạ dày 30 phút
6. Viên bao tan trong ruột:
ở pH = 1 Bền trong 120 phút
ở pH = 6,8 Rã trong vòng 60 phút
7. Vỏ nang gelatin 3 - 7 phút

8. Nguyên tắc thiết kế công thức thuốc viên. Thí dụ. ??????

July 3, 2013

You might also like