You are on page 1of 2

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 2

BÀI THỰC HÀNH: BÀO CHẾ THUỐC BỘT ORESOL


Danh sách sinh viên tham gia thực hành:

Họ và tên MSSV Nhóm Tiểu nhóm


Huỳnh Thị Ngọc Hân 2052010025 4 1

Câu 1: Mỗi nhóm 2 sinh viên tính toán & dự trù nguyên liệu bào chế 50 gam thuốc bột Oresol, đóng gói:

Nguyên liệu để bào chế 50 gam thuốc bột Oresol rồi đóng thành gói là:

*Lý thuyết:

Thành phần 20,5 g Oresol 50g Oresol


Glucose khan 13.5g 13,5g*50/20,5=32.93g
Natri clorid 2.6g 2.6*50/20,5=6.34g
Natri citrat 2.9g 2,9*50/20,5=7.07g
Kali clorid 1.5g 1.5*50/20,5=3.66g
*Thực tế khi làm thực hành trộn 20.5 gam Oresol chỉ thu được 20,37g => hiệu suất chỉ đạt: 99.37%

*Nguyên liệu thực tế để điều chế ra được 50 gam Oresol là:

+Glucose khan: 32.93/99,37%=33.14g

+Natri clorid: 6.34/99,37%=6.38g

+Natri citrate: 7.07/99,37%=7.12g

+Kali clorid: 3.66/99,37%=3.68g

Dự trù vật tư: khăn lau muỗng, muỗng xúc, miếng mica, cân kỹ thuật, 4 tờ giấy cân làm đồ cân và chứa các nguyên liệu, giấy lót, cối chày sứ,
khăn sạch lót cối.

Câu 2: Vẽ nhãn thuốc bột Oresol (đã thực hành), vẽ quy trình bào chế thuốc bột Oresol:

Tính toán nguyên liệu, chuẩn bị vật tư cần dùng (đã có dự trù).
Chuẩn bị và xử lí Chuẩn bị cân kỹ thuật, kiểm tra, vệ sinh cân (kịp thời thay đổi, hiệu chuẩn).
dụng cụ

Gấp giấy cân phù hợp với khối lượng từng nguyên liệu và ghi chú tên, khối lượng cần cân
Đặt giấy lót lên cân (nhằm tránh làm dơ và hỏng cân).
Bật cân.
Đặt giấy cân đã gấp lên cân (lưu ý: nhấn nút TARE để trừ bì).
Cân nguyên liệu Lau muỗng xúc và dùng muỗng cho nguyên liệu vào giấy cân và cân đúng với khối lượng đã ghi chú (chấp nhận sai số +- 0.01) (lặp lại 2 thao tác này 4 lần cho 4 loại
nguyên liệu).

Sau khi cân, tiến hành nghiền nguyên liệu bằng cối, chày sứ được đặt trên khán lót: bắt đầu từ glucose khan, natri citrat, natri clorid và sau cùng là kali clorid.
Nghiền nguyên Kali clorid sau khi nghiền xong vẫn giữ nguyên trong cối để tiến hành trộn bột.
liệu đã cân

Lần lượt cho natri clorid, natri citrat và glucose khan (đã nghiền) vào cối đã có sẵn kali clorid và trộn theo nguyên tắc đồng lượng.
Trộn bột, đóng Bột sau khi trộn xong cho vào bao bì đóng gói, dán nhãn thành phẩm.
gói

Câu 3: Xác định thông số kỹ thuật các loại cân hiện có trong phòng thí nghiệm

a/Cân kỹ thuật:

-Dùng để cân các chất có khối lượng không quá nhỏ, khá lớn.

-Mức trọng lượng tối thiểu: 0,01g; tối đa: 2100g.

b/Cân phân tích:

-Dùng để cân các chất có khối lượng nhỏ.

-Mức trọng lượng tối thiểu: 0,0001g; tối đa: 100g.

Câu 4: Vai trò của natri citrat và kali clorua trong thuốc bột Oresol:

+Natri citrat: dùng làm tá dược điều vị, dung dịch đệm để cân bằng acid – base, khắc phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước.

+Kali clorid: dùng bổ sung điện giải, trị chứng giảm kali huyết.

Câu 5. Nguyên liệu nào nghiền cuối cùng? Tại sao không vét ra khỏi cối?
Kali clorid nghiền cuối cùng là vì theo nguyên tắc nghiền tán: chất có khối lượng lớn nghiền trước, khối lượng nhỏ nghiền sau.

Không vét ra khỏi cối để giảm tối đa lượng sai số trong quá trình thay đổi vật vật chứa và theo nguyên tắc trộn bột kép “ít trước nhiều sau”: loại
bột có lượng ít thì khó trộn đều, nên trộn trước. Sau khi trộn hết bột có lượng ít mới trộn tiếp loại bột có lượng nhiều hơn theo nguyên tắc đồng
lượng.

You might also like