You are on page 1of 4

1.

Trình bày ý tưởng và khái niệm vô tuyến khả tri


- Ý tưởng: Tần số vô tuyến là một tài nguyên khan hiếm được quản lý bởi các tổ
chức viễn thông của chính phủ. Mặc dù phổ tần ngày càng khan hiếm nhưng hiệu
suất sử dụng phổ tần lại thấp. Theo Ed Thomas “ Nếu xét toàn bộ giải tần số vô
tuyến từ 0 đến 100 GHz và quan trắc ở một thời gian và không gian cụ thể, thì chỉ
có từ 5% đến 10% lượng phổ tần được sử dụng”. Như vậy, hơn 90% tài nguyên
phổ tần vô tuyến bị lãng phí. Định nghĩa những khoảng tần số không được sử
dụng là khoảng trắng hay hố phổ. Do vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là sử dụng hết,
sử dụng hiệu quả và sử dụng triệt để tài nguyên khan hiếm này. Vô tuyến khả tri
giải quyết vấn đề này.
- Khái niệm:
 Vô tuyến khả tri thường được coi là “…một vô tuyến có thể nhận biết được
môi trường xung quanh và thích ứng một cách khả tri”, nghĩa là vô tuyến khả
tri là một thiết bị vô tuyến linh hoạt và có khả năng nhận thức (khả tri), có
thể thích ứng các tham số của nó theo sự thay đổi của môi trường, theo yêu
cầu của người dùng và các yêu cầu của những người dùng vô tuyến khác
cùng chia sẻ môi trường phổ.
 Theo FCC: Vô tuyến khả tri là vô tuyến có thể thay đổi các thông số truyền
dựa trên sự môi giới với môi trường mà nó hoạt động. Theo đó, vô tuyến khả
tri là một hệ thống có khả năng cảm biến môi trường xung quanh và điều
chỉnh các các tham số hoạt động của nó để tối ưu hoá hệ thống dưới dạng: tối
đa băng thông, giảm can nhiễu, truy nhập phổ tần động.
 Theo giáo sư Simon Hayskin (cha đẻ của vô tuyến khả tri): Vô tuyến khả tri
là một hệ thống truyền thông không dây thông minh, có khả năng nhận biết
được môi trường xung quanh, và từ môi trường nó sẽ thích nghi với sự thay
đổi của môi trường bằng cách thay đổi các thông số tương ứng (công suất
truyền, tần số sóng mang, phương pháp điều chế) trong thời gian thực với hai
vấn đề chính: (i) truyền thông với độ tin cậy cao bất cứ khi nào và bất cứ nơi
đâu và (ii) sử dụng hiệu quả phổ vô tuyến
 Theo IEEE: Vô tuyến khả tri là hệ thống phát/nhận tần số vô tuyến mà được
thiết kế để phát hiện một cách thông minh vùng phổ đang được chiếm dụng
hay không, và nhảy vào (hoặc thoát khỏi nếu cần thiết) rất nhanh qua một
khoảng phổ tạm thời không sử dụng khác, nhằm không gây nhiễu cho các hệ
thống được cấp phép khác.
2. Trình bày tóm tắt mô hình kiến trúc hệ thống vô tuyến khả tri.

Các thành phần kiến trúc của mạng vô tuyến khả tri được minh họa ở hình 7.2,
trong đó tồn tại hai nhóm mạng là: mạng sơ cấp (primary network) và mạng khả tri. Các
thành phần cơ bản của hai nhóm mạng này được xác định như sau:

 Mạng sơ cấp (Primary network): Hạ tầng mạng đang hiện hành thường gọi là
mạng sơ cấp, mạng này được cấp phép (có quyền) truy nhập vào các băng tần nhất
định như: mạng TV quảng bá, mạng tế bào,.v,v.. Các thành phần cơ bản của mạng
sơ cấp gồm:
 Người dùng sơ cấp (Primary user): Người dùng sơ cấp PU (người dùng được cấp
phép) được cấp phép để hoạt động trong một băng tần nhất định. Truy nhập này
chỉ được giám sát bởi trạm gốc sơ cấp và không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của
người dùng không được cấp phép. Mặc dù, cùng tồn tại với các trạm gốc vô tuyến
khả tri và người dùng vô tuyến khả tri SU/CU, nhưng người dùng sơ cấp PU
không cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung chức năng.
 Trạm gốc sơ cấp (Primary base-station): Trạm gốc sơ cấp (trạm gốc được cấp
phép) là thành phần cơ sở hạ tầng mạng được cố định, có giấy phép phổ, như BTS
trong mạng tế bào. Về nguyên tắc, trạm gốc sơ cấp không nhất thiết phải chia sẻ
phổ với người dùng vô tuyến khả tri SU/CU.\
 Mạng vô tuyến khả tri: Mạng vô tuyến khả tri CRN (mạng xG, mạng truy nhập
phổ tần động, mạng thứ cấp, mạng không được cấp phép) không có giấy phép để
hoạt động trong một băng mong muốn. Do đó, nó chỉ được phép truy nhập phổ khi
có cơ hội. Các mạng vô tuyến khả tri CRN có thể được sử dụng cả mạng hạ tầng
cơ sở và mạng ad hoc. Các thành phần cơ bản của CRN gồm:
 Người dùng vô tuyến khả tri: Người dùng vô tuyến khả tri SU/CU (người dùng
xG, người dùng không được cấp phép, người dùng thứ cấp) không có giấy phép sử
dụng phổ. Do đó, phải bổ sung các chức năng để chia sẻ băng phổ cấp phép.
 Trạm gốc vô tuyến khả tri: Trạm gốc vô tuyến khả tri (trạm gốc xG, trạm gốc
không được cấp phép, trạm gốc thứ cấp) là thành phần cơ sở hạ tầng cố định với
các khả năng của vô tuyến khả tri. Khi có cơ hội, trạm gốc vô tuyến khả tri cung
cấp kết nối đơn chặng tới những người dùng vô tuyến khả tri SU/CU mà không
cần giấy phép truy nhập phổ. Thông qua kết nối này, người dùng vô tuyến khả tri
có thể truy nhập đến các mạng khác.
 Bộ phân chia phổ: Bộ phân chia phổ (server lập lịch) là một thực thể mạng trung
tâm đóng vai trò trong việc chia sẻ tài nguyên phổ tần giữa các mạng vô tuyến khả
tri khác nhau. Bộ phân chia phổ có thể kết nối với từng mạng với tư cách là quản
ly thông tin phổ nhằm cho phép CRN đồng hoạt động với các mạng sơ cấp khác.
3. Trình bày tóm tắt chức năng và hoạt động của hệ thống vô tuyến khả tri
- Chức năng:
 Cảm nhận phổ: Phát hiện ra phổ tần không sử dụng và chia sẻ phổ mà không
gây nhiễu tới những người dùng khác.
 Quản lí phổ: Chiếm giữ phần phổ tần khả dụng nhất để đáp ứng yêu cầu truyền
thông của người dùng.
 Dịch chuyển phổ: Bảo đảm các yêu cầu truyền thông không bị ngắt quãng
trong lúc chuyển tới phổ tần tốt hơn.
 Chia sẻ phổ: Cung cấp phương pháp lập lịch phổ tần hợp lí giữa nhiều người
dùng khả tri SU/CU đang cùng tồn tại.

Các chức năng của CRN cho phép các giao thức truyền thông nhận biết phổ. Tuy
nhiên, sử dụng phổ tần động có thể gây ra bất lợi đến hiệu năng của các giao thức truyền
thông truyền thống (đã được triển khai trên các băng tần số cố định).

- Hoạt động của hệ thống vô tuyến khả tri: mạng vô tuyến khả tri (CRN) có thể hoạt
động trong cả băng cấp phép và không được cấp phép. Do đó, các chức năng thiết
yếu đối với CRN khác nhau tùy theo phổ đó là cấp phép hay không.
 CRN hoạt động trên băng cấp phép

Như được thấy ở hình 7.1, tồn tại các hố phổ trong băng phổ được cấp phép. Do đó,
các mạng vô tuyến khả tri CRN có thể để khai thác các hố phổ này thông qua các công
nghệ khả tri.

Mạng vô tuyến khả tri hoạt động trên băng cấp phép được minh họa ở hình 7.9,
trong đó CRN cùng tồn tại với các mạng sơ cấp tại cùng một vị trí và trên cùng một băng
phổ. Tồn tại nhiều thách thức khi thực hiện các CRN trên băng cấp phép vì sự tồn tại của
những người dùng sơ cấp PU. Mặc dù, mục đích chính của CRN là xác định phổ tần khả
dụng, nhưng các chức năng của CR trong băng cấp phép lại bao gồm phát hiện sự hiện
hữu của các người dùng sơ cấp PU.

Dung lượng kênh của các hố phổ phụ thuộc vào nhiễu xung quanh những người
dùng sơ cấp PU. Do đó, việc tránh nhiễu lên PU là vấn đề quan trọng nhất trong kiến trúc
này. Hơn nữa, nếu PU xuất hiện trong băng phổ bị những người dùng vô tuyến khả tri
chiếm, thì người dùng vô tuyến khả tri lập tức phải hoàn trả lại phổ và chuyển tới phổ khả
dụng khác (chuyển giao phổ).

 Trên băng không được cấp phép

Hình 7.10 minh họa mạng vô tuyến khả tri CRN hoạt động trên băng không được
cấp phép. Tất cả thực thể trong mạng có quyền như nhau khi truy nhập tới các băng phổ.
Nhiều CRN cùng tồn tại trong một vùng giống nhau và truyền thông sử dụng cũng một
phần phổ như nhau. Các thuật toán chia sẻ phổ khả tri có thể cải thiện hiệu quả sử dụng
phổ và hỗ trợ QoS cao. Trong kiến trúc này, những người dùng vô tuyến khả tri tập trung
vào phát hiện việc truyền của những người dùng vô tuyến khả tri khác. Khác với hoạt
động trên băng cấp phép, việc chuyển giao phổ không được kích hoạt bởi sự có mặt của
những người dùng sơ cấp khác.

Tuy nhiên, vì tất cả những người dùng vô tuyến khả tri có quyền truy nhập phổ như
nhau, nên họ phải cạnh tranh với nhau trong cùng băng không được cấp phép. Do đó,
kiến trúc này đòi hỏi các phương pháp chia sẻ phổ phức tạp giữa những người dùng vô
tuyến khả tri. Nếu nhiều mạng vô tuyến khả tri nằm trong cùng một băng không được cấp
phép thì phải có phương pháp chia sẻ phổ phù hợp giữa các mạng này.

4. Trình bày tóm tắt kiến trúc vật lý của hệ thống vô tuyến khả tri.
5. Trình bày chu trình nhận thức trong mạng vô tuyến khả tri CRN.
6. Trình bày sơ đồ khối thực hiện vô tuyến khả tri CR dựa trên SDR.
7. Trình bày các thành phần cơ bản của vô tuyến khả tri CR để lựa chọn tần số động.

You might also like