You are on page 1of 2

AXIT CACBOXYLIC

1. Để nhận biết ba dung dịch: axit fomic (X), axit axetic (Y), axit clohiđric (Z) ta dùng
A. Na2CO3. B. dung dịch AgNO3. C. C2H5OH/xt. D. dung dịch AgNO3/dd NH3 dư.
2. Thuốc thử dùng để phân biệt axit axetic và axit acrylic là dung dịch
A.NaOH B.Br2 C.quỳ tím D.Na2CO3
3. Axit no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A.CnH2n -1COOH (n≥2) B.CnH2n (COOH)2 (n≥0)
C.CnH2n +1COOH (n≥0) D.CnH2n -3COOH (n≥2)
4. Đun nóng 6 gam axit axetic với một lượng dư rượu etylic có xúc tác axit sunfuric đặc. Nếu hiệu suất
phản ứng là 80% thì khối lượng este thu được là
A.7,04 gam B.3,52 gam C.14,08 gam D.4,28 gam
5. Axit axetic tác dụng được với các chất trong dãy
A.Mg, dung dịch KHCO3, rượu metylic B.Mg, Ca(OH)2, CaCl2
C.Mg, Cu, rượu etylic D.NaOH, dung dịch Na2CO3, anđehit axetic
6. Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là
A. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3 . B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3.
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOCH3 . D. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3.
7. Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của 4 chất sau:
C2H5OH, CH3COOH, HCOOH, CH3CHO là:
A. C2H5OH < CH3CHO < HCOOH < CH3COOH.
B. C2H5OH < CH3CHO < CH3COOH < HCOOH.
C. CH3CHO < C2H5OH < HCOOH < CH3COOH.
D. CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.
8. Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng với dung dịch NaOH 2,5M thì cần vừa đủ
100 ml. Phần trăm số mol của phenol trong hỗn hợp là
A. 14,49%. B. 51,08%. C. 40%. D. 18,49%.
9. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. rượu (ancol) etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, anđehit axetic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, rượu (ancol) etylic.
10. Để trung hòa 4,44 g một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60 ml dung dịch
NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là
A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. CH3COOH. D. HCOOH.
11. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, rượu etylic, axit axetic đựng trong
các lọ mất nhãn là
A. quỳ tím, dung dịch Br2. B. quỳ tím, dung dịch Na2CO3.
C. quỳ tím, Cu(OH)2. D. quỳ tím, dung dịch NaOH.
12. Cho 3,0 gam một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng, thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D.C3H7COOH.
13. Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là
A. CH3 – CH2 – COO-CH3. B. CH3 – CH2 – CH2 – COOH.
C. HCOO-CH2 – CH2 – CH3. D. CH3-COO- CH2 – CH3.
14. Axit X có mạch cacbon ko phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 4,38g axit hữu cơ X thu được 4,032 lit
CO2 (đktc) và 2,7 g nước. CTCT của X là:
A. HOOC-(CH2)2-COOH B. HOOC- (CH2)3-COOH
C. HOOC-(CH2)4-COOH D. HOOC- CH2-CH=CH-CH2-COOH
15. Một hh gồm 2 axit cacboxylic no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đđẳng.Lấy m gam hh rồi thêm vào
đó 75ml dd NaOH 0,2M. Sau đó phải dùng 25ml dd HCl 0,2M để trung hoà NaOH dư. Sau kh đã trung
hoà, đem cô cạn dd thu được 1,0425 g hh các muối khan. Xd CTCT của các axit:
A. HCOOH, CH3COOH B. CH3COOH, CH3CH2COOH
C. C2H5COOH , C3H7COOH D. HCOOH, CH3CH2COOH
16. Đốt cháy htoàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a
mol NaOH. CTCT thu gọn của Y là:
A. HOOC-CH2CH2COOH B. C2H5-COOH
C. CH3COOH D. HOOC-COOH
17. Cho sơ đồ sau: CH4 ----> X1 ----> X2 -----> X3 ----> X4 ----> axit cacboxylic no đơn chức (X5) hãy
cho biết X5 có thể là axit nào?
A. axit fomic B. axit axetic C. axit propionic D. axit n- butiric
18. Cho m g hh X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp nhau với 100ml dd
NaOH 1M (lấy dư 25% so vs lượng phản ứng). Cô cạn dd sau pư thu được chất rắn khan có khối lượng
7,78g . Xác định công thức của 2 axit cacboxylic:
A. HCOOH , CH3COOH B. CH3COOH , C2H5COOH
C. C2H5COOH, C3H7COOH D. HCOOH, CH3CH2COOH
19. Cho 6,42g hh X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với ancol etylic
lấy dư, sau pư thu được 9,22g hh 2 este. Xd CTcủa 2 axit:
A. HCOOH , CH3COOH B. CH3COOH, C2H5COOH
C. C2H5COOH, C3H7COOH D. HCOOH, CH3CH2COOH
20. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, axit fomic và axit axetic đựng trong các lọ
mất nhãn là
A. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2. B. quỳ tím, Cu(OH)2.
C. quỳ tím, dung dịch Na2CO3. D. dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH.
21. Cho 0,05 mol một axit no đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng, thu được 4,1 gam muối khan. Công thức phân tử của X là
A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.
24. Khối lượng axit axetic trong giấm ăn thu được là bao nhiêu khi lên men 0,5lit rượu etylic 6o. Biết khối
lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml.
A. 31,3g. B. 34,5g. C. 37,7g. D. 39,8g. E. 34,9g.
25. Hợp chất hữu cơ A là một axit đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol A cần dùng vừa đủ 3,5 mol oxi.
Vậy A là:
A. CH2O2 B. C2H4O2 C. C3H6O2 D. C4H8O2
26. Cho các chất sau: CH3CH2-OH (1) CH3- COOH ( 2) , C6H5OH (3) , CH2=CHCOOH (4)
Sắp xếp các chất trên theo chiều giảm tinh axit ta có thứ tự :
A. 1>3>2>4 B. 2> 4>3>1 C. 4>3>1>2 D. 4>2>3>1
27. Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức vào nước. Chia dung dịch thành hai phần
bằng nhau.
Phần 1: cho phản ứng hoàn toàn với AgNO3/dd NH3 (lấy dư) thu được 21,6 gam bạc kim loại.
Phần 2: trung hòa hoàn toàn bằng 200 ml dung dịch NaOH 1M.
Công thức cấu tạo của hai axit đó là A. HCOOH, C2H5COOH.
B. CH3COOH, C3H7COOH. C. HCOOH, C3H7COOH. D. CH3COOH, C2H5COOH.
28. Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH
1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
A. axit acrylic. B. axit propanoic. C. axit etanoic. D. axit metacrylic.
29.
30. Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn
bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị
oxi hoá tạo ra axit là
A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam.

You might also like