You are on page 1of 4

BÀI TẬP KỸ NĂNG SỐ 1

MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA


MÁC- LÊ NIN 2- ĐỀ 2
Họ và tên: KHỞI DD4682
Lớp:ONE 109
Mã sinh viên:19161013

Câu 1( 5 Điểm): Cho biết trong trường hợp giá cả hàng hóa bằng giá trị hàng hóa và
nhà tư bản trả lương cho công nhân theo đúng giá trị sức lao động thì người công
nhân có bị bóc lột không? ( Nhà tư bản có thể thu được giá trị thặng dư không?) . Vì
sao ?
Trong trường hợp giá cả hàng hóa bằng giá trị hàng hóa và nhà từ bản trả lương
cho công nhân theo đúng giá trị sức lao động thì người công nhân vẫn bị bóc lột và nhà tư
bản vẫn thu được giá được giá trị thặng dư, tức là chiến đoạt lao động không công của
công nhân có nghĩ là vẫn tồn tại sự bóc lột của tư bản đối với người công nhân vì:
 Thứ nhất : Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt bản thân nó có thể tạo ra một
lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, và nhà tư bản chiếm đoạt cái lượng giá trị dôi
ra ngoài giá trị sức lao động tức là giá trị thặng dư chứ không chiếm đoạt sức lao động,
do vậy dù trả công đúng giá trị sức lao động hay không thì nhà tư bản vẫn thu được giá trị
thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài sức lao động do công nhân làm thuê
tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Qúa trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình
tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được
hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.
Thứ hai: Ngày lao động của công nhân được chia thành thời gian lao động tất yếu và thời
gian lao động thặng dư, và thời gian lao động tất yếu là thời gian mà công nhân tạo ra giá
lượng giá trị bằng với giá trị sức lao động của họ, giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm
đoạt (sau này chuyển thành lợi nhuận) được tạo ra trong phần thời gian còn lại của ngày
lao động là thời gian lao động thặng dư. 

1
Tóm lại, dù trả công đúng giá trị hay không thì vần tồn tại sự bóc lột của tư bản đối với
công nhân làm thuê.
Câu 2 ( 5 điềm): Phân tích các quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin về điều kiện
thành lập Đảng cộng sản và mối quan hệ giữa Đảng cộng sản và giai cấp công nhân.
Phân tích các quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin về điều kiện thành lập Đảng cộng
sản
Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân. hai ông đã xây dựng nên thuyết về một xã hội mới. Học
thuyết này đã phản ánh đúng những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, phản ánh
được tâm tư nguyện vọng của giai cấp công nhân. Đặc biệt, chỉ ra một cách đúng đắn con
đường, điều kiện, biện pháp… để thực hiện nguyện vọng đó. Vì vậy, nó đã được giai cấp
công nhân tiếp thu nhanh chóng và coi đó là “vũ khí lý luận” của giai cấp mình. 
Chủ nghĩa Mác có nhu cầu xâm nhập vào phong trào công nhân để hướng dẫn cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân và qua đó kiểm nghiệm, bổ sung hoàn chỉnh học thuyết của
mình. Còn giai cấp công nhân, từ thất bại trong các cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, họ
đang rất cần có lý luận cách mạng, khoa học để dẫn đường. Khi lý luận của chủ nghĩa
Mác thâm nhập vào phong trào công nhân, một bộ phận tiên tiến trong giai cấp công nhân
đã tiếp thu được học thuyết cách mạng của Mác. Họ dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác
để xác định cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược… Họ đứng ra tổ chức lãnh đạo
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở nước mình. Chính bộ phận ưu tú đó hình thành
nên chính Đảng của giai cấp công nhân – đó là Đảng Cộng sản.
 V.I.Lênin đã khái quát quá trình hình thành chính đảng của giai cấp công nhân và
nêu thành quy luật: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong
trào công nhân. 
Tuy nhiên trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực
hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở những
nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước thành lập ra Đảng Cộng sản. 

2
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân chuyển từ đấu tranh tự
phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực
sự cách mạng. 
Từ thực tiễn lịch sử ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác -
Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập
Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930.Chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp
công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động
với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng. C. Mác đã nhấn mạnh rằng, trong
cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi
nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được thành một chính đảng độc lập của mình chống
lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ
chức được thành một đảng độc lập với tất cả mọi chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra
thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp được. 
Mối quan hệ giữa Đảng cộng sản và giai cấp công nhân:
  Đảng chính trị là tổ chức cao nhất của một giai cấp, nó đại biểu tập trung cho
nguyện vọng, trí tuệ, lợi ích của giai cấp đó. Vì vậy, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với
giai cấp công nhân được thể hiện như sau:
 - Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là đội tiên
phong chiến đấu, là bộ tham mưu có trình độ lý luận cao nhất để lãnh đạo giai cấp công
nhân và cả dân tộc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. 
- Đảng Cộng sản là tổ chức biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc
- Đảng Cộng sản là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất, tiên tiến nhất, cách mạng
nhất của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội giai cấp của Đảng và là một lực lượng đông đảo của
Đảng Cộng sản
- Giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua Đảng cộng sản , một
Đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đảng cộng sản và giai

3
cấp công nhân là thống nhất, nhưng đảng cộng sản có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất
để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc.
- Đảng cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân và
quần chúng nhân dân lao động, đưa họ và phong trào cách mạng . Do vậy những chủ
trương đường lối của Đảng mới được thực hiện, khi đó Đảng mới có sức mạnh. Vì thế sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mới được thực hiện.
 - Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội – chính trị của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực
lượng chủ yếu làm cho Đảng tồn tại và lớn mạnh. 
Do đó, Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời.
Những đảng viên của Đảng Cộng sản có thể không phải là công nhân, nhưng phải là
người giác ngộ về sứ mệnh của giai cấp công nhân, phải đứng trên lập trường của giai cấp
công nhân. Với một Đảng Cộng sản chân chính, thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh
đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội. 

You might also like