You are on page 1of 3

Câu 1:

1. Định hướng quản trị chuỗi cung ứng có ba triết lý mua hàng:
1.1 Giao giá trị cho người sử dụng cuối: Định hướng này yêu cầu người quản lý việc cung
ứng của công ty mua cần phải:
- Nghiên cứu để hiểu yêu cầu của người sử dụng cuối.
- Chỉ đạo toàn bộ chuỗi cung ứng để giao giá trị vượt trội cho người sử dụng cuối đó.

1.2 Thuê ngoài những hoạt động không cốt lõi:


Các nhà quản lý cao nhất xác định năng lực cốt lõi của công ty, sau đó cần nhóm các sản
phẩm và dịch vụ thành các hệ thống con chiến lược và phi chiến lược. Công ty sẽ thuê ngoài
các hệ thống hoặc hệ thống con đã trở nên không cạnh tranh, không có tính chiến lược, liên
quan đến các công nghệ đã trưởng thành và có nhiều nhà cung cấp các hoạt động đó đủ điều
kiện.
Ví dụ: Đối với một công ty sản xuất thì có hệ thống máy móc thiết bị có tính chiến lược với
các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, sơn, cân chỉnh,… và hệ thống vận chuyển không có tính
chiến lược với các phương tiện vận tải nặng, nhẹ khác nhau. Đối với một công ty trung gian
thì có hệ thống vận chuyển sản phẩm có tính chiến lược và hệ thống dịch vụ không có tính
chiến lược nhằm dự trữ, bảo quản, phân loại, chọn lọc, chỉnh lý, bao gói hàng hóa.

1.3 Hỗ trợ mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp lớn:
Những nhà quản lý cung ứng làm việc với các nhà cung cấp lớn trong mối quan hệ đối tác đòi
hỏi sự hợp tác, giao tiếp, tín nhiệm và cam kết giữa người cung cấp với người mua. Mục tiêu
là giảm tổng chi phí hay tăng giá trị để đạt được lợi ích chung.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua và nhà cung cấp làm việc với nhau để giao cho người sử dụng cuối
giá trị vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, nhà cung cấp cũng cần biết yêu cầu của người
sử dụng cuối và cung cấp sản phẩm cho người mua đúng với yêu cầu đó. Áp dụng của định
hướng mua hàng Thông qua sự hiểu biết đúng đắn về định hướng mua của khách hàng doanh
nghiệp nhà marketing công nghiệp có thể đạt được những hiểu biết quan trọng. Ví dụ như hầu
hết các tổ chức chính phủ đều đặt hàng cho các nhà cung cấp báo giá thấp nhất so với giá gọi
thầu của chính phủ. Đây là điển hình của “định hướng mua”.

2. Ảnh hưởng của dịch Covid - 19 lên chuỗi cung ứng Việt Nam
Có thể nói đại dịch Covid vừa qua đã tác động toàn diện lên chuỗi cung ứng toàn cầu nói
chung và Việt Nam nói riêng. Nó ảnh hưởng lên cung và cầu đồng thời đánh gãy các hoạt
động logistics cụ thể là vận tải làm cho các thành phần trong chuỗi cung ứng mất liên kết với
nhau, cung không gặp được cầu.

Hoạt động sản xuất tại Việt Nam trở nên khó khăn, năng suất giảm đáng kể do nguồn cung
gián đoạn và thiếu hụt lao động. Các quốc gia trên thế giới lần lượt đóng cửa nhằm thực hiện
biện pháp ngăn ngừa dịch Covid, điều này đã làm cho nguồn nguyên vật liệu nước ngoài
không giữ được sự cung ứng như trước. Trong nước, việc vận chuyển hàng hóa cũng được
kiểm tra nghiêm ngặt, thủ tục nhiều nên lượng hàng được luân chuyển mỗi ngày không đủ
cung cấp cho nhịp độ sản xuất như trước. Tình trạng thiếu lao động nặng nề do nhiễm vi rút
và thực hiện giãn cách khiến hoạt động sản xuất đã bị gián đoạn bởi thiếu nguyên vật liệu lại
càng bị trì trệ. Nhiều doanh nghiệp quyết định ngừng sản xuất.

Không chỉ tác động lên cung mà đại dịch còn làm thay đổi cầu tiêu dùng một cách đột ngột.
Cụ thể nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, vật tư y tế, thuốc
men…tăng đột biến trong giai đoạn dịch bệnh. Ngược lại nhu cầu về các mặt hàng xa xỉ, giá
trị cao lại sụt giảm nghiêm trọng.

Nói về sự đứt gãy trong hoạt động logistics, việc phát sinh nhiều thủ tục và tình trạng thiếu
container rỗng đã đẩy chi phí logistics tăng cao. Tác động của Covid còn thể hiện ở hệ thống
phân phối trong chuỗi cung ứng khi làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ
offline sang online như: website và bùng nổ nhất là các sàn thương mại điện tử. Như vậy
trước đây dòng thành phẩm sẽ được luân chuyển từ nhà sản xuất đến kho lưu trữ sau đó phân
phối đến các nhà bán sỉ và lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng. Thì giờ đây, các sản phẩm sẽ
sau khi hoàn thiện sẽ được mang đến lưu trữ tại các kho của sàn thương mại điện tử và đến
tay người tiêu dùng. Các nhà bán sỉ và lẻ như đại lý, siêu thị không còn mở cửa đón khách
như trước mà sẽ phải đổi cách bán hàng thành đáp ứng những đơn hàng online.

Câu 2: Có 4 tiêu chuẩn dùng để định vị trong thị trường các tổ chức:
1) Phải có ý nghĩa cho cả người mua và người cung ứng:
Doanh nghiệp phải đưa ra tuyên bố về định vị của nó trong thị trường sao cho cả khách hàng
mục tiêu và nhà cung ứng hiểu đúng ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Vì vậy tuyên
ngôn định vị sẽ phải thật đầy đủ nội dung câu từ để khách hàng và nhà cung cấp hiểu về con
đường và đích đến của thương hiệu đồng thời chỉ rõ tại sao thương hiệu lại khác biệt so với
đối thủ.
Ví dụ: ABIVIN Việt Nam - Công ty phần mềm chuyên nghiên cứu và cung cấp giải pháp Tối
ưu Chuỗi cung ứng cho các công ty đã có định vị doanh nghiệp “Chúng tôi tối ưu Chuỗi cung
ứng của Thế giới”

2) Phải chính xác, thật sự và thuyết phục:


Việc đánh giá đúng và đưa ra tuyên bố trung thực về vị trí của mình trên thị trường có tầm
quan trọng trong việc tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng và nhà cung ứng của doanh
nghiệp. Định vị đúng và cung cấp đúng sản phẩm thỏa mãn được khách hàng mục tiêu sẽ
từng bước níu chân được người mua, biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng trung
thành; đồng thời có được lòng tin hợp tác từ nhà cung ứng.

Ví dụ: Công ty Logistics Time Matters cung cấp cước vận tải đường hàng không, đường sắt
và đường bộ cho mặt hàng Urgent, yêu cầu thời gian cực kỳ khẩn cấp như thuốc cấp cứu, nội
tạng,....Có thể nói đây là thị trường ngách bởi rất ít công ty Logistics cung cấp dịch vụ này.
Tuy nhiên Time Matters đã tồn tại và phát triển được 20 năm chứng tỏ định vị thị trường của
doanh nghiệp này cực kỳ chính xác và thuyết phục.

3) Phải nhất quán với những gì Doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thành.
Tính nhất quán ở đây được thể hiện ở sự đồng bộ hóa định vị doanh nghiệp với mục tiêu,
chiến lược kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp đó. Đồng thời mỗi hoạt động mà
doanh nghiệp đó thực hiện cũng phải được đầu tư tương xứng.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất đang nỗ lực cải tiến, nâng cấp chất lượng sản phẩm bằng cách
đầu tư vào máy móc, cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ. Như vậy định vị doanh
nghiệp này trên thị trường sẽ tập trung vào chất lượng sản phẩm. Việc thực hiện quản lý chất
lượng tổng thể là điều quan trọng đối với công ty để tất cả các hoạt động (ví dụ: gửi báo giá,
quà tặng bán hàng, đàm phán, đóng gói, gửi hàng, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng) hiển thị
chất lượng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

4) Phải là cơ sở của thông điệp trong quảng cáo, khuyến mãi và giới thiệu sản phẩm:
Hoạt động truyền thông hay xúc tiến sản phẩm là một trong những hoạt động vô cùng quan
trọng của doanh nghiệp nhằm biến người mua tiềm năng từ không biết sang hành động mua
hàng. Vì vậy mọi hoạt động xúc tiến cho sản phẩm như quảng cáo, khuyến mãi và giới thiệu
sản phẩm phải lấy định vị của doanh nghiệp làm kim chỉ nam để truyền tải thông điệp. Đặc
biệt là với nhóm khách hàng mục tiêu, những hoạt động truyền thông này phải tiếp cận được
với họ và thể hiện rằng: Chúng tôi biết bạn cần gì và chúng tôi sẽ đáp ứng tốt cho bạn.

Ví dụ: Nếu một công ty kinh doanh thương mại chọn “chất lượng tốt nhất” hoặc “chất lượng
đẳng cấp thế giới” làm chiến lược định vị, thì tất cả các yếu tố của tiếp thị phải truyền đạt
chất lượng. Tập đoàn Intel là một ví dụ điển hình cho chiến dịch truyền thông vô cùng thành
công khi độ phủ thương hiệu là vô cùng lớn. Doanh nghiệp này đã không ngại chi tiền ra thiết
kế logo với tên thương hiệu Intel Inside không hề xa lạ với tất cả mọi người. Đồng thời chủ
động hợp tác với khách hàng như Dell, Microsoft,...để in logo lên sản phẩm. Điều này khẳng
định được vị trí độc quyền của Intel trên thị trường những bộ phận bên trong cốt lõi của máy
tính.

You might also like