You are on page 1of 3

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3 – NHÓM VIA

1. Na2S2O3 được dùng trong nhiếp ảnh làm thuốc định hình vì:
A. Na2S2O3 dễ bị ion Cl- hoặc Br- oxi hoá tới SO42-.
B. Trong môi trường axit, Na2S2O3 bị phân huỷ thành S với kết tủa trắng sữa.
C. Na2S2O3 không bền, bị phân huỷ dưới tác dụng của ánh sáng.
D. Na2S2O3 có khả năng hoà tan AgBr và AgCl.
2. Cho các chất sau: Ag, PbS, dung dịch KI, H2S. Có bao nhiêu chất phản ứng được với O3, bao nhiêu
chất phản ứng được với O2 ở điều kiện thường?
A. Bốn chất phản ứng với O3, một chất phản ứng với O2.
B. Hai chất phản ứng với O3, một chất phản ứng với O2.
C. Hai chất phản ứng với O3, hai chất phản ứng với O2.
D. Ba chất phản ứng với O3, một chất phản ứng với O2.
3. Sản phẩm của phản ứng O3 và dung dịch KI là:
A. O2, I2, I3-. B. I2, KOH, H2O. C. O2, I2, KOH. D. KOH, I2, H2O
4. O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2 trong mọi môi trường vì:
A. O3 có nhiều nguyên tử hơn O2.
B. Liên kết trong O2 là liên kết đôi, còn liên kết trong O3 gồm hai liên kết σ và một liên kết π không
định vị.
C. Do O3 có cấu tạo vòng kín, sức căng phân tử lớn.
D. Do O3 có thể tồn tại ở cả cấu trúc góc và vòng.
5. Điều khẳng định nào sau đây không đúng:
A. H2O2 dễ bị phân huỷ khi có mặt MnO2.
B. H2O2 trong dung dịch đặc kém bền hơn trong dung dịch loãng
C. H2O2 bền trong môi trường axit.
D. H2O2 bền trong môi trường kiềm.
6. Supeoxit là oxit có chứa ion nào dưới đây:
A. O2-. B. O22-. C. O2-. D. O3-.
7. Ozonit là oxit có chứa ion nào dưới đây:
A. O2-. B. O22-. C. O2-. D. O3-.
8. Peoxit là oxit có chứa ion nào dưới đây:
A. O2-. B. O22-. C. O2-. D. O3-.
9. Lực axit của hidroxit axit OmX(OH)n phụ thuộc các yếu tố gì?
A. m càng lớn axit càng mạnh, nếu m bằng nhau thì độ mạnh của axit tăng khi độ âm điện tăng.
B. m càng nhỏ axit càng mạnh, nếu m bằng nhau thì độ mạnh của axit tăng khi độ âm điện tăng.
C. m càng lớn axit càng mạnh, nếu m bằng nhau thì độ mạnh của axit tăng khi độ âm điện giảm.
D. m càng nhỏ axit càng mạnh, nếu m bằng nhau thì độ mạnh của axit tăng khi độ âm điện giảm.
10. Axit thiosunfuric dễ dàng bị phân huỷ ngay ở nhiệt độ thường tạo ra các sản phẩm:
A. H2S + SO2 + H2O. B. H2SO4 + SO2 + H2O. C. S + SO2 + H2O. D. H2S + S + H2O.
11. Axit nào dưới đây có chứa liên kết O-O trong phân tử:
A. H2S2O4. B. H2S2O6. C. H2S2O8. D. H2S2O3.
12. Trong các khí: CFCl3, CF2Cl2, NO, NO2, khí nào có khả năng phá huỷ tầng ozon:
A. CFCl3, CF2Cl2, NO2. B. CFCl3, CF2Cl2, NO. C. CFCl3, CF2Cl2, NO, NO2. D. CFCl3, CF2Cl2.
13. Trong các hidrua H2X dưới đây, chất nào có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất:
A H2Se. B. H2S. C. H2O. D. H2Te.
14. Trong các hidrua H2X dưới đây, chất nào có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp nhất:
A H2Se. B. H2S. C. H2O. D. H2Te.
15. Cho dãy thế khử của S trong môi trường axit ở điều kiện chuẩn và 25 C: 0

SO42- 0,17V SO2 0,4V S2O32- 0,5V S 0,14V H2S.


Dựa vào giản đồ thế khử chuẩn cho biết phân tử (ion) nào không bền trong dung dịch và viết phương
trình phản ứng xảy ra, tính hằng số cân bằng K.
A. S2O32-; S2O32- + H+  S + SO2 + H2O K = 103,38
B. S2O32-, SO2; S2O32- + 2H+  S + SO2 + H2O; K = 103,38
4SO2 + 3H2O  2SO42- + S2O32-+ 6H+; K = 104,18
C. S2O32-; S2O32- + H+  S + SO2 + H2O K = 105,8
D. S2O3 ; S2O3 + 2H  S
2- 2- +
+ SO2 + H2O K = 103,38
16. Cho các số liệu sau:
Nửa phản ứng E0(V) Nửa phản ứng E0(V)
O3 + 2H+ + 2e → O2 +H2O 2,07 Fe3+ + 1e → Fe2+ 0,77
O2 + 2H + 2e → H2O2
+
0,68 NO3- + 3H+ + 2e → HNO2 +H2O 0,14
H2O2 + 2H + 2e → 2H2O
+
1,77 I2 + 2e → 2I -
0,54
Hãy cho biết, ở điều kiện chuẩn H2O2 không thể oxi hoá được chất nào trong số các chất sau:
A. O3. B. FeSO4. C. HNO2. D. KI.
17. H2O2 thể hiện tính axit khi tác dụng với dung dịch nào dưới đây:
A. KI. B. KMnO4 (môi trường axit). C. Ba(OH)2. D. Hỗn hợp HNO3 và HF.
18. Sản phẩm của phản ứng AgCl + Na2S2O3(dd) là:
A. Ag2SO3 + SO2 + NaCl. B. Na3[Ag(S2O3)2] + NaCl
C. Ag2SO3 + NaCl. D. Ag2SO3 + SO2 + NaCl + S.
19. Trong các muối sunfua sau đây, muối nào tan trong dung dịch axit HCl: CuS, FeS, Ag 2S, CdS, HgS,
PbS.
A. FeS, CuS, PbS. B. CuS, FeS, CdS, PbS. C. FeS, CuS. D. FeS.
20. Điều chế SO2 từ phản ứng của Na2SO3 với axit mạnh. Chọn đáp án mà tất cả các axit đều có thể sử
dụng được cho phản ứng này trong số các axit loãng sau: HCl, HNO3, H2SO4.
A. HCl, HNO3. B. H2SO4. C. Cả ba axit. D. HCl, H2SO4.
21. Ở điều kiện thường, O2 kém hoạt động hơn Cl2 vì nguyên nhân nào dưới đây:
A. Độ âm điện của O nhỏ hơn Cl.
B. Bán kính nguyên tử của O lớn hơn bán kính nguyên tử của Cl.
C. Năng lượng liên kết trong phân tử O2 lớn hơn năng lượng liên kết trong phân tử Cl2.
D. Năng lượng liên kết trong phân tử O2 nhỏ hơn năng lượng liên kết trong phân tử Cl2.
22. Ở điều kiện thích hợp, oxi có thể tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau đây: H 2, S,
C, Cl2, Fe, Cu, Ag, Au, SO2, SO3, CH4, CO, CO2.
A. 6. B. 7. C. 9. D. 11.
23. Cho Eo(O2/H2O) = 1,23 V. Nếu P(O2) luôn bằng 1 atm (25oC) thì thế khử của cặp oxi hoá khử trên ở
pH = 3 sẽ là:
A. 1,053 V. B. 1,23 V. C. 1,141 V. D. 1,186
V.
24. Khi bị vỡ nhiệt kế bằng thuỷ ngân, có thể dùng chất nào sau đây để thu hồi thuỷ ngân?
A. Al bột. B. Zn bột. C. C bột. D. S bột.
25. Nhiệt phân KClO3(r) với xúc tác MnO2 ở 250 C và áp xuất 1 atm, sản phẩm của phản ứng là:
o

A. KClO4 + O2. B. KClO4 + KCl. C. KCl + O2. D. KCl + Cl2 + O2.


26. Oxi dùng trong y học không được lẫn O 3. Có thể dùng cách nào sau đây để phát hiện sự có mặt của
O3 trong O2?
A. Khí H2S. B. Giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột. C. Màu xanh của O 3. D. Khí
Cl2.
27. Hoà tan hoàn toàn FeS trong dung dịch HCl thu được dung dịch X, khí Y, chất rắn Z (với lượng
nhỏ). Thành phần X, Y, Z lần lượt là:
A FeCl3, H2S, FeS. B. FeCl2, H2S, S + FeS. C. FeCl2, H2S, FeS. D. FeCl2, H2S, S.
28. Kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm và cấu trúc hình học của phân tử SF4 là:
A. sp3d và cái bập bênh. B. sp3d và tháp đôi tam giác. C. sp3 và tứ diện đều. D. sp3 và tứ diện.
29. Axit mạnh nhất và yếu nhất trong số các axit H2S, H2O2, H2SO3, H2SO4 là:
A. H2S, H2SO4. B. H2O2. H2SO4. C. H2SO3. H2O2. D. H2SO4, H2O2.
30. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2S, sản phẩm thu được là:
A Fe(OH)3, H2S, NaCl. B. FeS, NaCl. C. Fe2S3, NaCl. D. FeS, NaCl, H2O.
31. H2O2 thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với dung dịch nào dưới đây:
A. KI. B. KMnO4 (môi trường axit). C. Ba(OH)2. D. K2Cr2O7 (trong môi trường axit).
32. H2O2 thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch nào dưới đây:
A. KI. B. MnSO4. C. Ba(OH)2. D. K2Cr2O7 (trong môi trường axit).
33. Phản ứng nào trong các phản ứng sau, H2O2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử?
A H2O2 + KI → B. H2O2 + KMnO4 + H2SO4 → C. H2O2 + Ba(OH)2 → D. H 2O2

34. Oxi ở phân nhóm chính nhóm VI nhưng lại không thể hiện mức oxi hóa + 4 và +6 là do một trong các
nguyên nhân nào sau đây:
A. Lớp vỏ nguyên tử oxi có hai lớp electron.
B. Lớp vỏ nguyên tử oxi có ba lớp electron.
C. Oxi có độ âm điện lớn.
D. O có 2e độc thân ở lớp ngoài cùng.
35. Chọn phát biểu đúng: Xét các hợp chất dạng H2X của các nguyên tố phân nhóm VIA: O, S Se và Te.
A. H2O có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vì có liên kết hiđrô.
B. H2Te có nhiệt độ nóng chảy cao nhất vì có khối lượng phân tử cao nhất.
C. Không so sánh được vì độ phân cực của chúng khác nhau.
D. Chúng có nhiệt độ nóng chảy xấp xỉ nhau vì có cấu trúc phân tử tương tự nhau.

You might also like