You are on page 1of 2

Dàn ý Từ ấy

I.Mở bài

– Giới thiệu tác giả tác phẩm.

Tố Hữu là nhà thơ tiên phong của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của tác giả, là tập
hợp những tác phẩm của Tố Hữu trong hoảng thời gian 1937-1946. Bài thơ “Từ ấy” là bài thơ được rút từ phần
“Máu lửa” của tập thơ trên. Tác phẩm với nét thơ trong sáng đã đã lại cho người đọc nhiều ấn tượng từ giá trị
nội dung đến đặc sắc về nghệ thuật.

II.Thân bài

1. Khổ một

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lý” chỉ ánh sáng của lí tưởng. Lí tưởng giống như một nguồn ánh sáng
cao cả, rực rỡ, chiếu rạng qua tâm hồn nhà thơ. Lí tưởng của Đảng là nguồn sáng kì diệu như mặt trời dẫn dắt,
soi đường cho người thanh niên yêu nước.

Các động từ mạnh: “Bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột; “Chói”: chiếu rọi mạnh mẽ, rạng rỡ. Hai động từ kết hợp
đã nhấn mạnh sự thay đổi hoàn toàn trong nhân vật trữ tình.

Hình ảnh so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”: khu vườn tâm hồn của nhà
thơ vừa rộn ràng tiếng ca của sức sống vừa ngọt ngào của tình yêu. Khu vườn được tắm trong ánh sáng của lí
tưởng và nhà thơ cũng xốn xang cảm giác đắm say, ngây ngất.

Tố Hữu không chỉ đến với lí tưởng bằng nhận thức, lí trí mà còn bằng trái tim rực rỡ tình yêu.

2. Khổ hai

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Các từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” thể hiện sự tự nguyện gắn bó của nhân vật trữ tình. “Buộc” là sự gắn kết,
“trang trải” là san sẻ còn “gần gũi” là gắn nó giao cảm.

Đại từ “tôi” được đặt trong mối liên hệ với “mọi người”, với “trăm nơi” và “bao hồn khổ”. Trong tình hữu ái
giai cấp, nhân vật trữ tình vì thế không thấy mình là cái tôi riêng lẻ mà trở thành một phần của “khối đời” lao
khổ.

Tố Hữu đã gắn kết với cuộc sống của mình với cuộc sống của nhân dân một cách tự nhiên như thế.

3.Khổ 3
“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

Đâị từ nhân xưng “tôi” được chuyển thành “em”, “anh” trong các câu thơ tiếp theo. Qua đó đã thể hiện sự gắn
bó giữ chủ thể trữ tình của quần chúng nhân dân lao khổ. Đó không chỉ là mối đồng cảm của những người cùng
chung cảnh ngộ mà còn là cùng chung một gia đình. Nhà thơ đã định nghĩa một lẽ sống lớn: lẽ sống chan hòa,
gắn bó với nhân dân lao khổ.

Điệp từ “là” và phép điệp cấu trúc cùng với số từ đã thể hiện sự vô hạn, nhân mạnh gia đình mà nhà thơ gắn kết
là gia đình là gia đình nhân loại rộng lớn , là tập hợp của những kiếp sống đau khổ lầm than.

4.Đánh giá

a.Nội dung:

Thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ trong buổi đầu tìm đến lí tưởng, gắn bó, hòa hợp với
nhân dân.

Bài thơ là khúc ca về hành trình tìm đến lí tưởng của người thanh niên giàu lòng yêu nước một lòng theo ánh
sáng của Đảng.

b.Nghệ thuật:

Giọng say mê, náo nức, lí tưởng được cảm nhận bằng chất men của tình yêu.

Ngôn ngữ, hình ảnh thơ tươi sáng, trẻ trung.

III.Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân về tác phẩm.

Bằng những vần thơ trong sáng, tươi vui cùng giọng thơ sôi nổi tràn đầy tin yêu, tác phẩm “Từ ấy” của Tố Hữu
đã cho ta thấy được một tâm hồn sôi nổi của người thanh niên khi mới gặp ánh sáng soi đường của Đảng và tâm
hồn khát khao được gắn bó với cộng đồng, với nhân dân. Dường như lòng ta cũng thêm khao khát được hòa
hợp, được gắn bó, được hòa chung niềm vui lớn của cả nước, của nhân dân, được hòa mình để cống hiến và gây
dựng.

You might also like