You are on page 1of 35

KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM


Bộ môn: Lịch sử kiến trúc phương Đông
Giảng viên: Ninh Việt Anh

NGUYỄN NGỌC TỐ QUYÊN


SLIDESMANIA.CO

NGUYỄN THANH BÌNH


NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG
SLIDESMANIA.C

HUỲNH NGỌC THANH NHÀN


VÕ THỊ KIỀU OANH
1.GIỚI THIỆU

• Đình làng là công trình kiến trúc cổ truyền bảo tồn trọn vẹn những đặc điểm nghệ thuật kiến trúc dân gian, ít chịu ảnh
hưởng ngoại lai hơn các loại hình trong xã hội phong kiến xưa.
• Đình là nơi thờ Thành hoàng làng, những người có công với làng xã, các anh hùng dân tôc. Đình làng cũng từ đó mà trở
thành nơi sinh hoạt, tổ chức lễ hội.

Đình Chu Quyến Cổng Đình So (Hà Tây)


SLIDESMANIA.C
Đình Lưu Khê, Quảng Ninh, 1882

2. BỐI CẢNH VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI

Đình làng ra đời trong thời kì rối ren (thế kỉ


16 - 17) - là thời điểm xảy ra các cuộc nội
chiến: Nhà Trịnh và Nhà Mạc ở miền Bắc, nhà
Trịnh và nhà Nguyễn ở miền nam.

Trong tiến trình lịch sử tín ngưỡng thờ cúng


tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ sức mạnh
SLIDESMANIA.CO

thiện nhiên, và có phần ảnh hưởng của đạo


Phật, đạo Nho đã được bổ sung tạo ra những
SLIDESMANIA.C

biến thể phong phú của Thành Hoàng làng


Việt Nam.
Đình Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội , 1583
3. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC:
3.1. Loại hình kiến trúc:
• Đình làng có thể xếp vào loại hình các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng.
• Đình làng còn có thể xếp vào loại hình kiến trúc công cộng dân gian vì đó là một trung tâm sinh hoạt chính
trị và xã hội của làng.

Đình Hàng Kênh, Hải Phòng. Đình Bảng – Từ Sơn, Bắc Ninh.
SLIDESMANIA.C
3.2. Vị trí, địa điểm:

Địa điểm xây dựng đình làng thường không quá xa mà gắn liền với khu ở của làng, thế đất hẹp song
tầm mở rộng và phóng khoáng, thuận đường nối với các ngõ, thôn, tuân theo nguyên tắc địa lí phong
thủy, phía trước thoáng đãng nhìn ra sông nước, có hồ tự nhiên, thường chọn hướng Nam, Đông Nam.

Đình làng, Lệ Sơn. Đình So, Hà Nội.


SLIDESMANIA.C
3.3. Cấu tạo:
• Nhìn từ phía ngoài mái đình có tỉ lệ chiếm
2/3 chiều cao công trình, 4 góc xòe rộng,
uốn lượn, đặt trên hệ cột vững chắc.

• Bờ nóc hơi võng, hai đầu nhô cao vút ra


như hình con thuyền lớn. Trên 2 đầu bờ
nóc và ở giữa được đắp hình. Bốn góc mái
nhô cao với đầu đao ở 4 góc tạo nét duyên
dáng, không kém phần khỏe khoắn

• Các cột đình thường để mộc, bào nhẵn,


SLIDESMANIA.C

cũng có những đình làng cột Cái được sơn


son thiếp vàng, trang trí rồng mây.

Đình dạng bốn mái (trái) và dạng hai mái (phải)


Hệ kết cấu gỗ
liên kết bằng:
Cột, xà, kẻ, bảy,
bộ vì kèo.

Không gian Đình


lớn, bộ vì gồm 6
hàng cột lớn
đứng trên các bệ
đá bằng sức
SLIDESMANIA.CO

nặng của mái và


các mối liên kết
SLIDESMANIA.C

mà không cần
móng.
Tính đơn giản, thống nhất, tính điển hình và tính tiêu chuẩn thấy rõ trong bộ khung gỗ chịu lực của công trình.
SLIDESMANIA.C

Bộ khung kết cấu gỗ khớp nối bằng mộng cực kỳ linh hoạt, có thể tháo dỡ lắp ở vị trí mới.
SLIDESMANIA.CO
SLIDESMANIA.C

Bản vẽ mặt cắt ngang đình Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội.
Đại đình: 3.4. Bố cục không gian:
• Là nơi hành lễ sinh hoạt công cộng, hành chính
• Các Đại đình thường có 5,7 gian có trái hoặc không trái
• Mái Đại đình có dạng 4 mái và dạng 2 mái
• Đại đình ban đầu có dạng chữ Nhất, về sau hậu cung phát triển lùi phía sau tạo
thành hình chữ Đinh, Công.
• Có những ngôi đình có sàn gỗ, thường cách mặt đất khoảng 50-60 cm. Gian
chính giữa thường không có sàn gọi là gian lòng thuyền.
SLIDESMANIA.CO
SLIDESMANIA.C

Mô hình Đại đình nhìn từ sân. Toà Đại Đình của Đình La Xuyên.
Hậu cung:

• Là nơi thờ Thành Hoàng làng, giữ các vật thiêng, không gian nhỏ nhưng

kín đáo, trang nghiêm, thường được đóng cửa.

• Ban đầu thường nằm gian chính giữa, phía sau từ cột Cái và cột quân

của Đình. Sau này phát triển thành dạng chuôi vồ lùi lại sau Đại đình

tạo thành chữ Đinh hoặc nối với Đại đình bằng 1 nhà cầu gọi là ống

muống tạo thành hình chữ Công


SLIDESMANIA.CO
SLIDESMANIA.C
Tiền tế Nhà tả vu, hữu vu
Thường có kích thước và quy mô nhỏ hơn Đại đình. Nhà hành lang bên trái và bên phải: Là không gian có

Mặt bằng hình vuông và không có cửa vách bao quanh, có 2 mái che, không có tường bao xung quanh, nếu có

tầng mái. cũng chỉ bao mặt bên, mặt chính để hở.

Nhà Tiền tế là bộ phận nối tiếp giữa kiến trúc Đình và ngoại Cả 3 thành phần kiến trúc nói trên được tổ hợp ra

cảnh tổng quan rộng để dễ tập hợp quần chúng đông đảo theo một trục thống nhất nhằm tạo không khí trang

tiến hành rước lễ. nghiêm, hoành tráng của đình mà trọng tâm là tòa
Đại đình.

Tiền tế.
SLIDESMANIA.CO
SLIDESMANIA.C

Mô hình nhà tả vu.


3.5. Vật liệu, đề tài trang trí:
Vật liệu:
• Những vật liệu thường được sử dụng
trong xây dựng đình làng gồm: gỗ, đá,
gạch đất nung, ngói đất nung, vữa truyền
thống.
• Các nghệ nhân đã hóa thân cho các khối
gỗ thành các tác phẩm tạo hình: Hoa lá,
mây trời, rồng phượng, các con thú và
cảnh hoạt động của con người như làm
ruộng, uống rượu, người cưỡi hổ, cưỡi
ngựa. Hình minh hoạ.
• Hệ thống cột cái ở gian chính điện đình • Mái đình lợp ngói mũi hài.
SLIDESMANIA.C

được làm bằng gỗ quý. • Sân đình được lát gạch.


Đề tài trang trí:

• Cảm hứng sáng tạo chủ yếu là các linh vật, nổi bật là tứ linh và một số con vật gần gũi với đời sống được thiêng liêng
hóa.
• Trang trí khéo léo và tinh tế, trang trí để làm đẹp các bộ phận cấu kiện chứ không trang trí thừa thãi, khéo léo lồng ghép
yếu tố văn hóa, thiên nhiên, ước nguyện vào đề tài trang trí.
• Đề tài thông thường là long, ly, quy, phượng (tứ linh) hay thông, mai, cúc, trúc (tứ quý), đặc biệt là hình ảnh về hoạt
cảnh dân gian, hình ảnh thân thuộc ở làng quê. Các chủ đề dân gian, sinh hoạt làng quê được thể hiện theo quan niệm
tạo hình dân gian giàu tính tượng trưng và ước lệ.
SLIDESMANIA.C

Trang trí cấu kiện đầu dư đỡ câu đầu được


Chạm khắc ở Bảy, Hoa văn Đầu rồng từ
chạm hình rồng ở Đình làng Chu Quyến.Nguồn thời Trần, ở Đình làng Tây Đằng. (Nguồn
Chủ đề “Uống rượu” ở đình Ngọc Canh, Vĩnh Phúc Viện Bảo tồn di tích,2017 Viện Bảo tồn di tích,2017).
4. CHỨC NĂNG:

Đình làng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, có ba

chức năng: Tín ngưỡng , hành chính, văn hóa.

Tín ngưỡng: Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, đây chính là
thần hộ mệnh của ngôi làng. Biểu hiện cho một hệ thống tín
ngưỡng đa nguyên. Đó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, thờ cúng tổ tiên, những
người anh hung và có phần nhỏ ảnh hưởng của Phật giáo và Nho
SLIDESMANIA.C

giáo.
4. CHỨC NĂNG:

Đình làng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, có ba

chức năng: Tín ngưỡng , hành chính, văn hóa.

Hành chính: Đình làng thực sự là trụ sở hành chính của làng đều
được tiến hành ở đó. Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ,
thu tô thuế đến việc bỏ các xuất phu đinh…
SLIDESMANIA.C
4. CHỨC NĂNG:
Đình làng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, có ba

chức năng: Tín ngưỡng , hành chính, văn hóa.

Văn hóa: Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng.
Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội, và
còn tổ chức cách trò chơi dân gian.
SLIDESMANIA.C
5. Ý NGHĨA:

• Đình làng Việt là nơi lưu giữ tâm hồn người Việt. Ngôi đình tái hiện
lại thế giới quan của nông dân Việt Nam, là di sản phi vật thể và vật
thể vô giá cần lưu giữ và bảo tồn.

• Đình làng là một thiết chế văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong
Tranh đá.
đời sống người Việt, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng
xã cổ truyền, là biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của
làng xã.

• Đình làng có giá trị về kiến trúc và là kho tàng giá trị về mặt điểu
SLIDESMANIA.C

khắc dân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ thuật điểu khắc dân
gian phát triển mạnh mẽ.
Tranh sơn dầu.
6. MỘT SỐ ĐÌNH LÀNG TIÊU BIỂU:

Một số đình làng tiêu biểu Việt Nam:

Đình Thuỵ Phiêu


Đình Thổ Tang
Đình Chu Quyến
SLIDESMANIA.C
ĐÌNH THUỴ PHIÊU

Đình được dựng trên một gò đất cao ở đầu


làng Thụy Phiêu, cách huyện Ba Vì chừng 5km
về phía Nam.

Ngôi đình được xây dựng vào khoảng đầu


thế kỷ 16, có niên đại trước đình Tây
Đằng. Đến nay, định Thụy Phiêu được coi
là đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 tuổi.

Đình Thụy Phiêu là đình có kiến trúc độc đáo.


Mặc dù số lượng cột trong đình không nhiều
nhưng phần lớn đều là các cột to. Cột lớn
nhất có đường kính 80cm, làm bằng gỗ thông
SLIDESMANIA.C

đỏ, loại gỗ quý của rừng Thụy An.


Ngoài hình tượng linh thú, con người, đình Thụy Phiêu Một số cột được thay bằng gỗ lim ở các lần tu bổ
còn có các mảng chạm hình tự nhiên. Hoa văn được thể cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có cột cái trước
hiện nhiều nhất là các vân xoắn lớn chạm ở đầu một số bên phải gian giữa được thay năm Quý Hợi (1923), cột
con rường của vì nóc và vì nách. Các vân xoắn lớn ở vì cái sau bên phải gian giữa làm năm Canh Thịnh 8
nóc được chạm nổi, có phần hơi kênh bong, còn các vân (1800), cột quân trước gian bên phải làm năm Canh
ở vì nách chỉ được tạo bởi các nét chạm chìm, có tỉa Thân (1860).
thêm một nét tách. Các cung lượn của vân xoắn lớn ở vì
nóc cũng có phần tròn trịa, chau chuốt hơn.
SLIDESMANIA.C
ĐÌNH THỔ TANG
Đình Thổ Tang thuộc
xã Thổ Tang, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc, được xây dựng
từ thế kỷ XVII, là một
trong những ngôi
đình cổ nhất còn lại
của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện nay, thờ thành


hoàng Phùng Lộc Hộ
đô thống Đại Vương
tức Lân Hổ Hầu - một
vị tướng có công giúp
vua Trần Nhân Tông
đánh giặc Nguyên
Mông ở phòng tuyến
Gia Ninh thế kỷ XIII.
SLIDESMANIA.C
Đình Thổ Tang kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, cửa hướng Tây Nam, gồm hai tòa Đại Đình và Hậu cung.
Đình dài 25,8m, rộng 14,2m, nền được bó vỉa bằng đá xanh, kết cấu kiến trúc kiểu tứ trụ, chồng
rường giá chiêng, gia cố bền chắc.
SLIDESMANIA.C

Đầu hồi tòa Đại đình, đình Thổ Tang, Vĩnh Tường Hậu cung đình Thổ Tang, Vĩnh Tường
Đại đình gồm 5 gian, 2 dĩ với 60 chiếc cột to làm bằng gỗ tốt, từ nền đình tới nóc cao 7m.
Cột cái có đường kính 0,8m, cao 5m, cột con có đường kính 0,61m.

Bên trong gian giữa tòa Đại đình, đình Thổ Tang, Vĩnh Bên trong gian đầu hồi tòa Đại đình, đình Thổ
Tường Tang, Vĩnh Tường
SLIDESMANIA.C
SLIDESMANIA.C

Kết cấu chồng rường, giá chiêng và Bàn thờ với bức đại tự Thượng đẳng tối
đầu dư tại đình Thổ Tang, Vĩnh Tường linh thần tại đình Thổ Tang, Vĩnh Tường
Đình Thổ Tang, nằm trong hệ thống các ngôi đình xứ Đoài (vùng đất phía Tây đồng bằng sông
Hồng ) nổi tiếng, tuy không to lớn, bề thế song lại có những mảng chạm khắc dân gian rất đặc sắc
thế kỷ 17.

Đình Thổ Tang hiện còn lưu giữ được hơn 21 bức chạm khắc gỗ hết sức tinh tế, được thể hiện
trên các thành phần kiến trúc như đầu dư, xà, bẩy, rường…

Bức đại tự "Hòa vi quý" trên và bức chạm Bức chạm “Bát tiên quá hải”, đình Thổ Bức chạm "Mây cuộn" tại đầu bẩy, của kết
rồng phía dưới, đình Thổ Tang, Vĩnh Tường Tang, Vĩnh Tường cấu mái, đình Thổ Tang, Vĩnh Tường
SLIDESMANIA.C
Cửa võng đình Thổ Tang
được chia làm 3 tầng
chạm trổ tinh tế, tầng trên
chạm hai con rồng lớn và
18 rồng con đang vờn
ngọc, tầng giữa chạm rồng
chầu mặt nguyệt, hai bên
có 2 con phượng đang
bay, tầng dưới chạm lục
tiên, cửu trùng, gai dứa rất
đẹp mắt và sống động.
SLIDESMANIA.C
ĐÌNH CHU QUYẾN
SLIDESMANIA.C
Đình Chu Quyến, thuộc xã Chu Minh, huyện
Ba Vì - một ngôi đình cổ được xây dựng từ thế Đình góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa
kỷ 17 chính là một ngôi đình tiêu biểu cho cho vùng đất thiêng Ba Vì và Thủ đô Hà
kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nội ở độ tuổi nghìn năm hôm nay
Nam thời Lê trung Hưng.

Đình Chu Quyến có kết cấu khung gỗ chồng rường với đầy đủ sáu hàng cột, đối xứng nhau qua trục dọc nhà.
SLIDESMANIA.C
Đình Chu Quyến có mặt bằng kiểu "chữ Nhất", tức là hình chữ nhật chạy dài 30m với kiến trúc 3 gian 2
chái, diện tích 395m², kết cấu khung gỗ chồng rường truyền thống với đầy đủ 6 hàng cột: 2 hàng cột cái
(đường kính 60-81cm), 2 hàng cột quân (50cm), 2 hàng cột hiên (50cm) đối xứng với nhau qua trục dọc
nhà. Bốn cột cái lớn gian giữa có đường kính lên tới 81cm

Đình Chu Quyến là công trình tiêu biểu cho kiến


trúc gỗ dân gian truyền thống
SLIDESMANIA.C
Về kiến trúc:

Đình Chu Quyến được thiết kế gồm một tòa đại đình hai gian, ba chái trông
sừng sững và bề thế, không có công trình phụ trợ, bổ sung nào.

Mái đình xoà rộng lan xuống thấp tạo vẻ bề thế, vững chãi, các đầu đao vút
cong lên làm toàn bộ ngôi đình nhẹ nhàng, thanh thoát. Mái lợp ngói ta, bờ
nóc gắn hai hàng gạch, tường rộng và dày.

Trong đình có sân gỗ, chia làm 3 lớp để phân ngôi thứ vào những ngày việc
làng thuở trước. Xung quanh đình có tường gạch che gầm sân, có trổ các ô
hình chữ nhật ở hàng lan can gỗ. Gian giữa có gian thờ, có cửa võng chạm trổ
công phu hình hoa lá, rồng phượng…
SLIDESMANIA.C
Những cột cái ở
gian chính điện
đình Chu Quyến
đều được làm
bằng gỗ lim, một
số cột có đường
kính lên tới
80cm.
SLIDESMANIA.C
Bức chạm khắc tinh tế

Vẻ đẹp độc đáo đình Chu Quyến

Các tác phẩm bằng gỗ ở đình Chu Quyến được chạm khắc vô cùng tinh tế với nhiều đề
tài phong phú, phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân mang giá trị nghệ thuật sâu
sắc. Trên các xà, ván nong, cửa võng đều có chạm trổ hoa văn rồng, phượng, hổ, .... và
SLIDESMANIA.C

đàn con quấn quyết bên nhau, Chu Quyến là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa sâu sắc
Một số tác phẩm điêu khắc dân gian
Việt Nam

Nghệ thuật điêu khắc đình làng chính là một mảng


nghệ thuật đặc biệt quan trọng, góp phần không nhỏ
trong việc xây dựng nên nét đẹp văn hóa của người
dân Việt Nam.

Qua những nét đục, nhát dao, nhát búa khỏe khắn
vững chãi trên nền chất liệu bằng gỗ, đá, các nghệ
nhân xưa đã tạo nên những tác phẩm mộc mạc, chất
phác, cuốn hút.
SLIDESMANIA.CO

Những bức tranh ấy phản ánh một cách chân thực


Tác phẩm "Đánh cờ" ở đình Ngọc Canh
nhất, sống động nhất, giản dị nhất về cuộc sống sinh
hoạt thường nhật của người dân thôn qua, hay những (Vĩnh Phúc)
SLIDESMANIA.C

lễ hội đậm chất truyền thống của người dân Việt Nam.
Trong tác phẩm là 4 nhân vật với 4 trạng thái tình
cảm khác nhau. 2 người nam, người cười thoải mái,
người cười tủm tỉm. Còn 2 cô gái lại có tâm trạng ưu
tư, trầm mặc. Tất cả được bố trí tạo thành nhóm có
nhân vật chính và nhân vật phụ. Với đường nét thoải
mái, phóng khoán đã tạo nên một bức tranh sinh
động, chân thực phản ánh đúng tâm trạng, suy nghĩ

Ngôi đình chính là dấu ấn của một nền văn hóa lâu
đời, là ngôi nhà công cộng của từng làng mạc. là nơi
tế lễ cũng như đình đám hội hè, nơi nhân dân tụ họp
bàn bạc việc chung cũng như vui chơi, giải trí.

Đình làng còn là bảo tàng lịch sử lớn, là nơi lưu giữ
những tác phẩm điêu khắc quý giá, phản ánh cuộc
sống hiện thực xã hội đương thời cũng như phản
ánh tình yêu, ước mơ, mong muốn của người dân.
Trai gái đùa vui ở đình Hưng Lộc (Nam Định) Đình làng vừa có giá trị vật chất lại vừa có giá trị văn
SLIDESMANIA.C

hóa tinh thần sâu sắc.

You might also like