You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

2.2. Trang bìa Đề cương Luận v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng
trồng Keo đến môi trường tại một số huyện
Quảng Nam nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn
môi trường

GVHD : ThS. Nguyễn Văn Khánh


SVTH : Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp : 12CTM

Đà Nẵng, tháng 9/2015


1. Đặt vấn đề
Khi nền công nghiệp thế giới ngày càng phát triển và nhu cầu sử dụng lâm sản của con người
ngày càng cao thì diện tích và tốc độ các rừng trồng công nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng.
Các rừng trồng công nghiệp đã và đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà lâm nghiệp, các nhà
môi trường và các nhà kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu về nguyên liệu gỗ, các rừng trồng cây
mọc nhanh ngày càng được trồng nhiều hơn. Một số nơi đã từng phá rừng tự nhiên để phục vụ
cho trồng rừng công nghiệp với luân kỳ ngắn. Các rừng công nghiệp cũng có ý nghĩa kinh tế –
xã hội không nhỏ, chúng mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp và góp phần tạo việc
làm cho người dân. Các rừng này cũng có những ý nghĩa môi trường nhất định trong việc hấp
thụ khí nhà kính nếu việc trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng cũng như sử dụng sản
phẩm rừng một cách hợp lý. Nếu không, chúng sẽ gây tổn hại đến môi trường sống của chúng
ta – đó là nguy cơ tiềm ẩn cho cộng đồng. Để cân đối hài hòa giữa các lợi ích ngắn và dài hạn
– lợi ích kinh tế –xã hội và lợi ích môi trường, cần phải có các giải pháp thích hợp cho trồng
rừng. Đó chính là yêu cầu cấp bách đòi hỏi các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất cùng hợp
tác để xây dựng được những tiêu chuẩn về môi trường cho các rừng trồng cây mọc nhanh
phục vụ công nghiệp.Tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của một số loại
rừng trồng cây mọc nhanh đại diện là các loài Keo ở vùng đồi và vùng thấp nhưng cũng đã
được nhận định bước đầu là có ý nghĩa về mặt môi trường. Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu đề
xuất một số tiêu chuẩn đánh giá môi trường thích hợp cho các loại rừng này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Lemna minor, là một loại thực vật thủy sinh thuộc họ Lemnaceae với một số lượng loài
được phân làm 4 chi (Spirodela, Lemna, Wolffiella, Wolffia) trên toàn thế giới (Wang, 1990).
Bèo tấm (Lemna minor) rất phổ biến trong tự nhiên, dễ dàng được tìm thấy tại các ao, hồ,
vùng nước tù đọng hay nước suối yên tĩnh…từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới (APHA et al.,
1992). Với nhiều thuộc tính như kích thước nhỏ, cấu trúc tương đối đơn giản, hình thức sinh
sản vô tính, đồng nhất về mặt di truyền, thời gian thế hệ ngắn và đặc biệt nhạy cảm đối với
các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất kỵ nước (Taraldsen and Norberg-King, 1990; ASTM,
1991) nên Lemna minor là đối tượng thuận lợi trong đánh giá và giám sát độc học môi trường
nước ở phòng thí nghiệm.
Bèo tấm được sử dụng làm sinh vật chỉ thị xác định độc tố trong nước kể từ năm 1930,
chúng nằm trong số loài được sử dụng sớm nhất để xác định ảnh hưởng cực độc của thuốc
diệt cỏ phenoxy trong nước (Blackman and Robertson-Cumminghame, 1955). Năm 1979,
Cục Bảo vệ môi trường Mỹ đã đề xuất Lemna minor là đại diện của thực vật thủy sinh, sử
dụng hữu ích trong việc đánh giá tính an toàn của hóa chất đối với môi trường (Federal
Register, 1979 in Bishop and Perry, 1981). Trong những năm qua, đã có nhiều sự quan tâm
nghiên cứu sử dụng thực vật bậc cao trong giám sát và đánh giá môi trường, bao gồm những
thử nghiệm độc học giám sát ô nhiễm trong phòng thí nghiệm (Wang and Freemark, 1995)
[6]. Ngoài việc là thành phần thiết yếu của hệ sinh thái thủy sinh, thực vật bậc cao còn có vai
trò quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ trong môi trường nước thông
qua thử nghiệm độc học sinh thái (Wang and Freemark, 1995) [6].
Thử nghiệm ức chế sinh trường của bèo tấm được phát triển bởi Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD (Organization for Economic Cooperation and Development 1998,
2002) đã trải qua xác nhận của 37 phòng thí nghiệm trên toàn cầu, hiện đang được sử dụng
phổ biến ở Bắc Mỹ và một số nơi khác bao gồm Hội liên hiệp sức khỏe cộng đồng Mỹ
(American Public Health Association (APHA) et al.,1999), Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ
(United States Environmental Protection Agency (USEPA), 1996); Tổ chức Française de
Normalisation (AFNOR, 1996); Viện tiêu chuẩn Thụy Điển (Swedish Standards Institute
(SIS), 1995); và Viện Nghiên cứu ứng dụng môi trường Mỹ (Institute of Applied
Environmental Research (ITM), 1990). Gần đây hơn, tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu
(International Organization for Standardization (ISO), 2005) cũng đã phát triển phương pháp
thử nghiệm độc tố kim loại nặng ức chế sinh trưởng đối với Lemna minor [11]. Đặc điểm
quan trọng của bản dự thảo thử nghiệm đó là phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, số lần
lặp lại của thử nghiệm và sự lặp lại phương pháp giữa các phòng thí nghiệm. Kết quả của thử
nghiệm đã xác nhận hai loài bèo tấm Lemna minor và Lemna gibba đã đáp ứng được các yêu
cầu của toàn bộ quá trình (Sims et al.,1999). Đánh giá ảnh hưởng của độc chất trên bèo tấm
dựa trên sự so sánh những đặc điểm ức chế sinh trưởng của bèo tấm khi tiếp xúc với hóa chất
độc với sự sinh trưởng của bèo trong môi trường đối chứng [4] [10] [11]. Beklova, M nghiên
cứu sự ảnh hưởng của potassium dichromate hay Kali dicromat (K 2Cr2O7) lên sự tăng trưởng
của lemna minor thông qua thử nghiệm độc học với dãy nồng độ 5, 10, 20, 40, 80 và 160
mg/L cho thấy sự ức chế sinh trưởng 50% EC50 168h lên tốc độ tăng trưởng là 38.33 mg/l.
Khi bất cứ sự ức chế nào với tỉ lệ lớn hơn 70% các phiến lá nhỏ của Lemna minor sẽ trở nên
trắng, các phiến lá to hơn sẽ trở thành màu trắng chỉ còn lại một số đốm nhỏ màu xanh lá [10].
Một thử nghiệm độc học khác trên bèo tấm được Vladimír DVOŘÁK và cs. thực hiện theo
hướng dẫn của ISO 20079 và ISO 6341 cho thấy sự ức chế sinh trưởng 50% đối với bèo tấm
khi phơi nhiễm với độc tính mãn tính của Kali dicromat (K 2Cr2O7) trong 14 ngày là 30.61
mg/dm3 [16]. Ngoài ra, các loài bèo tấm trong họ Lemnaceae còn có khả năng tích lũy các
kim loại nặng và một số chất ô nhiễm hữu cơ. Do đó, chúng có thể liên quan đến chuỗi thức
ăn và gây đe dọa đối với các sinh vật sống, bao gồm cả con người [14] [15]. Mặc khác, các
loài bèo tấm có thể được sử dụng để loại bỏ hiệu quả ảnh hưởng của các chất độc ô nhiễm và
do đó được xem như những nhân tố thực vật kiểm soát ô nhiễm trong môi trường tự nhiên
[15].
Ở Việt Nam, bèo tấm Lemna minor được quan tâm sử dụng trong y học truyền thống
có đặc tính và tác dụng phối hợp dùng cả trong và ngoài cơ thể chữa trị tốt các triệu chứng
cảm sốt, mụn nhọt và những bệnh ngoài da [2]. Ngoài ra, Lemna minor còn được sử dụng
trong xử lý phú dưỡng môi trường nước theo cơ chế Rhizofiltration [17]- hấp thụ các chất ô
nhiễm vào bên trong rễ và được ứng dụng trong xử lý nguồn nước bị ô nhiễm Nitơ, Phốt pho
trong nước thải từ các ao nuôi cá tra, đánh giá hiệu quả xử lý thông qua giá trị oxy hòa tan
(DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), sinh học (BOD), tổng đạm (TN) và lân hòa tan (PO 43- )[1].
Bèo tấm là loài có vùng phân bố rộng khắp, nguyên liệu rẻ tiền tại nước ta, có khả năng tích
tụ và xử lý ô nhiễm cao, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu
hơn quy trình thử nghiệm độc học đánh giá khả năng sử dụng Lemna minor làm sinh vật chỉ
thị, giám sát ô nhiễm môi trường nước vẫn còn rất mới mẻ.
Do đó, việc xây dựng đường chuẩn về độc học sinh thái đánh giá ô nhiễm môi trường
nước thải bằng cách sử dụng bèo tấm (Lemna minor) phù hợp với môi trường sống của nước
ta có ý nghĩa hết sức to lớn trong bối cảnh phát triển công nghiệp ồ ạt như hiện nay.
3. Mục tiêu đề tài
3.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng được quy trình thử nghiệm độc học sinh thái của loài Bèo tấm (Lemna
minor) sử dụng làm sinh vật giám sát ô nhiễm môi trường nước.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân lập và nuôi cấy Bèo tấm (Lemna minor) trong môi trường nuôi cấy Swedish
Standard (SIS) vô trùng;
- Thử nghiệm độc học sinh thái của Kali dicromat (K 2Cr2O7) trên Bèo tấm (Lemna
minor) theo bản hướng dẫn 221 (OECD (Organization for Economic Co-operation and
Development), 2006) [4];
- Xác định nồng độ trung bình gây ức chế tăng trưởng EC 50 (Effective concentration)
trên bèo tấm [4], nồng độ cao nhất không quan sát thấy hiệu ứng (NOEC: No observed effect
concentration) và nồng độ thấp nhất gây ra hiệu ứng quan sát được (LOEC: Lowest observed
effect concentration) [5].
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình phân lập và nuôi cấy bèo tấm (Lemna minor) trong môi trường
nuôi cấy Swedish Standard (SIS) vô trùng;
- Nghiên cứu thử nghiệm độc học sinh thái của Kali dicromat (K 2Cr2O7) trên bèo tấm
(Lemna minor) theo OECD, 2006 [4];
- Nghiên cứu xác định nồng độ trung bình gây ức chế tăng trưởng EC 50 (Effective
concentration) trên bèo tấm [4], giá trị NOEC (No observed effect concentration) và LOEC
(Lowest observed effect concentration) [5].
5. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
5.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bèo tấm ( Lemna minor Linnaeus, 1753) thuộc họ Lemnaceae được thu mẫu từ các ao,
hồ tự nhiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Hình 1. Bèo tấm ( Lemna minor Linnaeus, 1753)
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu về hiện trạng ô nhiễm môi trường
nước; các phương pháp phân lập, khử trùng và nuôi cấy bèo tấm; tình hình nghiên cứu sinh
vật chỉ thị trong và ngoài nước, phương pháp xác định nồng độ hóa chất gây ức chế tăng
trưởng 50% trên cá thể làm thí nghiệm (EC 50), nồng độ cao nhất không quan sát thấy hiệu ứng
(NOEC) và nồng đô thấp nhất gây ra hiệu ứng quan sát được (LOEC).
5.2.2 Phương pháp phân lập, khử trùng và nuôi cấy
Bèo tấm được thu mẫu từ môi trường tự nhiên phải được phân lập, khử trùng và nuôi
cấy trong phòng thí nghiệm với mục đích nhằm loại bỏ hoàn toàn sự ảnh hưởng của tảo nấm
và vi sinh vật lên kết quả của quá trình thử nghiệm độc học [13].
Phương pháp phân lập, khử trùng và nuôi cấy được thực hiện theo phương pháp của
David W. Bowker và cs. [12].
Những cây bèo tấm với phiến lá xanh, khỏe mạnh được lựa chọn đem vào trong phòng
thí nghiệm, lắc trong môi trường nước máy nhiều lần nhằm loại bỏ những mảnh vụn vô cơ,
hữu cơ và các động vật không xương sống. Sự khử trùng được thực hiện với NaOCl 0,5%
trong khoảng 30s, lắc cho đến khi viền lá bắt đầu bị mất màu, sau đó cây được rửa sạch với
nước cất và chuyển vào bình đựng môi trường nuôi cấy SIS (Swedish standard) (OECD,
2002).
5.2.3 Phương pháp thí nghiệm
Tất cả hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm đều phải tinh khiết. Môi trường nuôi
cấy và thử nghiệm độc học sinh thái là môi trường SIS (Swedish Standard) của Thụy Điển
theo hướng dẫn ( 221 OECD, 2006).
Thí nghiệm độc học sinh thái của bèo tấm được thiết kế theo kiểu CRD (Completely
Randomized Design) thực hiện theo quy trình hướng dẫn của OECD,2006 trong điều kiện
tĩnh 7 ngày (168 giờ) với dãy 5 nồng độ khác nhau của độc chất Kali dicromat (K2Cr2O7) và
mẫu đối chứng, mỗi nồng độ được lặp lại ở 3 cốc, mỗi cốc có 5 cây bèo tấm/150 ml môi
trường. Các điều kiện về sự chiếu sáng và nhiệt độ trong môi trường thử nghiệm phải được
kiểm soát và duy trì ở mức không đổi, sử dụng ánh sáng huỳnh quang trắng liên tục trong 24
giờ tại nhiệt độ 25±2oC.
Các tham số được theo dõi trong quá trình thử nghiệm để xác định điểm cuối EC 50,
NOEC và LOEC gồm:
 Số lượng lá: được đếm bằng mắt thường, các lá xuất hiện thêm bình thường
hay bất thường cần phải được xác định vào ngày bắt đầu, ngày thứ 4 và khi kết
thúc thí nghiệm;
 Tổng diện tích mặt lá: được xác định bằng phương pháp phân tích hình ảnh,
được xác định vào ngày bắt đầu, ngày thứ 4 và khi kết thúc thí nghiệm;
 Trọng lượng khô: Thu các cụm chồi ở mỗi cốc, rửa sạch với nước cất rồi sấy
khô ở nhiệt độ 60oC cho đến khi khối lượng không đổi. Phép đo được thực
hiện với độ chính xác ít nhất 0,1 mg. Xác định lúc đầu và cuối thử nghiệm;
 Trọng lượng tươi: Xác định bằng cách cân sau khi quay ly tâm với tốc độ 3000
rpm trong 10 phút. Xác định lúc đầu và cuối thử nghiệm.
Từ các số liệu thực nghiệm, tính toán
Tốc độ tăng trưởng trung bình:
(N ¿¿ i)
µi− j=ln ( N j ) −ln ¿
t
Với:
µi− j : Tốc độ tăng trưởng trung bình đối với các tham số số lượng lá (tổng diện tích
mặt lá, trọng lượng khô, trọng lượng tươi) trong khoảng thời gian từ i tới j (với i = 1, j = 7);
N j : Các tham số đo lường ở mẫu thử nghiệm và đối chứng lúc kết thúc thí nghiệm;
Ni : Các tham số đo lường ở mẫu thử nghiệm và đối chứng lúc bắt đầu thí nghiệm.
Phần trăm ức chế tốc độ tăng trưởng:
(µ C −µT )
%I r = ×100
µC
Với:
%I r : phần trăm ức chế tăng trưởng đối với các tham số số lượng lá (tổng diện tích
mặt lá, trọng lượng khô, trọng lượng tươi);
µC : tốc độ tăng trưởng trung bình đối với các tham số ở mẫu đối chứng
µT : tốc độ tăng trưởng trung bình đối với các tham số ở mẫu thí nghiệm
Dựa vào đường chuẩn độc học về phần trăm ức chế tốc độ tăng trưởng, nội suy tính
toán giá trị EC50 - nồng độ hóa chất mà tại đó tốc độ phát triển của bèo tấm bị ức chế 50%.
Khả năng sinh trưởng của bèo tấm trong môi trường chứa chất thử nghiệm được so
sánh với mẫu đối chứng nhằm xác định nồng độ thấp nhất có phát hiện ảnh hưởng (LOEC-
Lowest observed effect concentration) và nồng độ cao nhất không gây ảnh hưởng (NOEC-No
observed effect concentration). Các giá trị LOEC và NOEC được xác định bằng phương pháp
so sánh giá trị trung bình trong hướng dẫn EPA-821-R-02-013 [5].
Đánh giá khả năng chỉ thị thông qua các chỉ số sinh trưởng và phát triển của Bèo tấm
theo quy trình hướng dẫn về thử nghiệm độc học của OECD, 2006 [4].
5.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
So sánh các giá trị trung bình bằng phân tích phương sai (ANOVA) kiểm tra Tuckey’s
với α = 0.,05 và phân tích tương quan hồi quy trên phần mềm SPSS.
6. Kế hoạch thực hiện
Nội dung công việc Năm 2015 Năm 2016 Kết quả dự kiến
6 7 8 9 10 1 12 1 2 3 4
1
Xây dựng đề cương nghiên cứu Đề cương nghiên cứu được duyệt
Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất Chuẩn bị được các vật liệu, thiết bị, cần thiết
làm thí nghiệm cho thí nghiệm
Phân lập, khử trùng và nuôi cấy bèo Phân lập và nuôi cấy thành công bèo tấm sạch
tấm trong môi trường nuôi cấy SIS vô trong phòng thí nghiệm
trùng
Thử nghiệm độc học sinh thái của Xây dựng được quy trình thử nghiệm độc học
Kali dicromat (K2Cr2O7) trên bèo tấm của Kali dicromat (K2Cr2O7) trên bèo tấm
(Lemna minor) theo OECD (Lemna minor)
Xác định nồng độ gây ức chế sinh Đánh giá khả năng chỉ thị ô nhiễm của bèo tấm
trưởng 50% EC50, NOEC, LOEC
Viết báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


7. Tài liệu tham khảo
Tiếng việt
[1] Trần Thị Lam Khoa, Trần Thị Bé Gấm, Nguyễn Tấn Duy (2013), Nghiên cứu khả năng xử
lý nước thải ao nuôi cá tra thâm canh bằng các loại thực vật thượng đẳng thủy sinh sống trôi
nổi, Đề tài nghiên cứu khoa học tham gia giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2013"
[2] http://duocthaothucdung.blogspot.com/2012/08/beo-tam-duckweed-lentille-deau.html
Tiếng anh
[3] Hanchang SHI, “Industrial wastewater-types, amounts and effects”, Department of
Environmental Science and Engineering, Tsinghua University, Beijing, China.
[4] Organization for Economic Cooperation and Development (2006), OECD guidelines for
the testing of chemicals: Lemna sp. Growth Inhibition Test.
[5] Environmental Protection Agency (EPA) (2002), Short-term Methods for Estimating the
Chronic Toxicity of Effluents and Receiving Waters to Freshwater Organism, EPA-821-R-02-
013.
[6] Wang W, Freemark K (1995), The use of plants for environmental monitoring and
assessment, Ecotox Environ Safe 30:289–301
[7] UNEP, The central role of wastewater management in sustainable development: Water
sick?
[8] Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012, Chương 2: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
mặt, Môi trường nước mặt.
[9] Anita K. Patlolla, Constance Barnes, Diahanna Hackett and Paul B. Tchounwou (2009),
“Potassium Dichromate Induced Cytotoxicity, Genotoxicity and Oxidative Stress in Human
Liver Carcinoma (HepG2) Cells”, International Journal of Environmental Research and
Public Health ISSN 1660-4601.
[10] Beklova, M. (2001),“Toxicity of potassium dichromate in duckweed Lemna minor”,
Veterinarni a Farmaceuticka Univ., Brno (Czech Republic)
[11] Environment Canada (9/2013), Biological test method: Test for measuring the Inhibition
of Growth using the the freshwater Macrophyte, Lemna minor.
[12] David W. Bowker, Anthony N. Duffield and Patrick Denny (1980), “Methods for the
isolation, sterilization and cultivation of Lemnaceae”, Freshwater Biology 10, 385-38
[13] Freshwater Biological Association (FBA) Translation (New Series) No. 92,Cultivation
methods for Lemnaceae.
[14] Cowgill UM, Milazzo DP, Landenberger BD. Res J Water Pollution C. (1991); 63:991-
998.
[15] Dosnon-Olette R, Couderchet M, El Arfaoui A, Sayen S, Eullaffroy P. Sci Total
Environment (2010),408:2254-2259.
[16] Vladimír DVOŘÁK, Jana CALDOVÁ and Lucie TRNKOVÁ (2012), “Differential
sensitivity of the Lemnaceae species to Chromium and Zinc”.
[17] Hakeem, Sabir, Ozturk, Mermut, (September 2014), “Soil Remediation and plants:
Prospects and Challenges”
[18] N. Khellaf, M. Zerdaoui (2009), “Growth response of the duckweed lemna minor to
heavy mental pollution”.

You might also like