You are on page 1of 19

Về phương trình Pell và kiểu Pell 1

Báo cáo: Về phương trình Pell và kiểu Pell


Tác giả: Hoàng Thị Nguyệt Ánh
Giáo viên trường THPT chuyên Bắc Ninh
Email: anhmaths@gmail.com
TÓM TẮT NỘI DUNG
Với đối tượng nghiên cứu là phương trình Pell và kiểu Pell (một nội
dung cụ thể thuộc chuyên đề phương trình Diophante và được viết trong
nhiều sách, tài liệu) báo cáo giới thiệu lại một số định lí (có thể không
chứng minh) giúp người đọc có thể dễ hiểu, dễ ghi nhớ cấu trúc nghiệm của
từng loại pt trên. Từ đó, không chỉ giải pt cụ thể mà còn nhìn thấy vấn đề
trong một số bài toán khoác bên ngoài hình thức khác (dãy số, số chính
phương,...). Với việc giải một số bài tập cụ thể, hi vọng báo cáo có thể
dùng làm tài liệu tham khảo về nội dung phương trình Pell và kiểu Pell.

Tài liệu bao gồm các nội dung chính sau


PHẦN LÍ THUYẾT
1. Sự tồn tại và công thức nghiệm của phương trình Pell
2. Phương trình kiểu Pell
3. Tìm nghiệm nhỏ nhất của pt Pell bằng giản phân
PHẦN BÀI TẬP

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 2

PHẦN LÍ THUYẾT
1. Sự tồn tại và công thức nghiệm của phương trình Pell
1.1 Định nghĩa
Định nghĩa 1
Pt Pell là pt nghiệm nguyên có dạng x 2  dy 2  1 (1) trong đó d là số
tự nhiên cho trước không là số chính phương, x, y là ẩn.
Dễ thấy nếu trong pt (1), nếu d nguyên âm hay là số chính phương
thì việc giải là rất đơn giản. Còn với mọi d pt Pell luôn có nghiệm (1;0) gọi
là nghiệm tầm thường.
Định nghĩa 2
   
Kí hiệu Z d  x  y d | x; y  Z (thực tế đây là vành với 2 phép
toán cộng và nhân nên nó đóng kín với từng phép toán- nghĩa là tích hay
 
tổng 2 số trong Z d cũng thuộc Z [ d ] ). Khi đó định nghĩa, với mỗi

z  x y d ,

+) Liên hợp của z là z  x  y d .

+) chuẩn của z là N ( z )  z.z  x 2  dy 2 .


Ta dễ dàng chứng minh được tính chất sau
Định lí 1
Liên hợp và chuẩn có tính chất nhân trong Z [ d ] , nghĩa là với mọi

z1 , z 2  Z [ d ] ta có z1 .z 2  z1 .z 2 và N ( z1 .z 2 )  N ( z1 ).N ( z 2 ) .

Nhận xét
+) Pt (1) có thể viết lại thành N ( z )  1 với ẩn z thuộc Z [ d ] và pt này
luôn có nghiệm z=1.
+) Nếu z  x  y d là nghiệm của (1) thì z  x  y d và

 z   x  y d cũng là nghiệm. Vậy nên ta chỉ cần quan tâm đến các
nghiệm (x, y) nguyên dương không tầm thường của (1), tức là nghiệm
z  x  y d khác 1 với x, y nguyên dương.

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 3

Người ta đã chứng minh sự tồn tại nghiệm không tầm thường của
(1). Trong phần tiếp theo, ta luôn kí hiệu z 0  a  b d là nghiệm nhỏ nhất
của (1) hay của pt Pell đang xét (hiểu theo nghĩa đó là nghiệm nhỏ nhất
trong các nghiệm z  x  y d khác 1 mà x, y nguyên dương). Lúc đó, ta
cũng nói (a, b) là nghiệm nhỏ nhất của pt đó. Từ đây ta xác định được mọi
nghiệm của (1) theo công thức.
1.2 Công thức nghiệm pt Pell
Định lí 2
Tập nghiệm của pt Pell (1) chính là dãy {z n } xác định bởi
n
zn   z0 , n  Z .

Nhận xét
+) Theo định lí 2, ta thấy mọi nghiệm tự nhiên ( x; y ) của (1) được
xác định bởi công thức x  y d  (a  b d ) n với n  N .
n n
z  z0
+) Theo đó, ta có thể viết lại công thức nghiệm là x  0 ;
2
n n
z0  z0
y , với n  N .
2 d
Như vậy, theo công thức này, việc tìm nghiệm của pt Pell hoàn toàn
phụ thuộc vào tìm nghiệm nhỏ nhất (a; b) của nó.

+) Kí hiệu z n  xn  y n d , theo định lí 2 ta có dãy nghiệm {z n } thỏa


mãn
z n1  z 0 .z n hay xn1  y n1 d  ( a  b d ).( xn  y n d ) . Do đó, tập

nghiệm của (1) chính là dãy {( xn ; y n )} xác định bởi công thức truy hồi
x0  1, y 0  0 , xn  axn 1  dby n1 , y n  bxn 1  ay n1 .

+) Lại nhớ rằng, nếu x1 ; x2 là 2 nghiệm của pt ax 2  bx  c  0 và


n n
S n  x1  x2 thì có aS n 2  bS n1  cS n  0 với n  N . Áp dụng với

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 4

z 0  a  b d và z 0  a  b d là 2 nghiệm của pt bậc hai t 2  2at  1  0 ta

 xn 2  2axn 1  xn  0  x  2axn1  xn


suy ra  hay  n 2 .
 y n  2  2 ay n 1  y n  0  y n  2  2 ay n 1  y n

Do đó dãy nghiệm {( xn ; y n )} được xác định bởi ( x0 , y 0 )  (1;0) ,


( x1 , y1 )  ( a, b) và công thức truy hồi trên.

2. Phương trình kiểu Pell


2.1 Định nghĩa
Phương trình nghiệm nguyên có dạng x 2  dy 2  m (2), trong đó m là
số nguyên cho trước khác 1, d là số nguyên dương không là số chính
phương được gọi là phương trình kiểu Pell.
Dễ thấy khác với pt Pell (1), không phải lúc nào pt kiểu Pell (2) cũng
có nghiệm. Chẳng hạn pt kiểu Pell x 2  5 y 2  3 vô nghiệm vì x 2  3 (mod 5)
với mọi x nguyên.
Bây giờ ta đi xem sự tồn tại hay không tồn tại nghiệm của (2). Cũng
như pt (1), ở đây ta chỉ quan tâm tới nghiệm tự nhiên của (2).
Ta gọi pt x 2  dy 2  1 là pt Pell liên kết với pt kiểu Pell (2) và vẫn kí

hiệu z 0  a  b d (tương ứng (a; b) ) là nghiệm nhỏ nhất của pt Pell liên
kết.
2.2 Phương trình kiểu Pell x 2  dy 2  1 (3)
Kết quả sau đây đã được chứng minh
Định lí 3
Phương trình (3) có nghiệm khi và chỉ khi tồn tại phần tử z thuộc
Z [ d ] thỏa mãn z 2  z 0 .

Nhận xét
+) Từ định lí 3, với z  x  y d , ta có thể khẳng định điều kiện cần
và đủ để pt (3) có nghiệm là hệ sau có nghiệm nguyên x, y :
 x 2  dy 2  a

2 xy  b

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 5

+) Trong chứng minh định lí 3, ta thấy giá trị z tìm được chính là
nghiệm riêng của (3). Bằng cách giải hệ này ta hoàn toàn tìm được các
nghiệm riêng (nếu có) của (3).
2.3 Phương trình kiểu Pell x 2  dy 2  m (4), với số nguyên cho
trước m  1 .
Viết pt (4) ở dạng N ( z )  m với ẩn z thuộc Z [ d ] . Rõ ràng để tìm
tập nghiệm của (4) ta chỉ cần tìm hết các nghiệm riêng 1  z  z 0 . Định lí
sau đây cho ta một cách tìm được (có thể chưa hết) nghiệm riêng như thế
(nếu (4) có nghiệm) bằng cách dùng nghiệm nhỏ nhất z 0 trong đánh giá
khoảng bị chặn của một trong các nghiệm riêng ấy.
Định lí 4
Nếu pt N ( z )  x 2  dy 2  m có nghiệm z  x  y d (1  z  z 0 ) thì một
z0  1
trong số các nghiệm đó thỏa mãn | x | |m|.
2 z0

Nhận xét
Từ định lí 4, ta luôn tìm được ít nhất một nghiệm riêng z1 của (4) với
1  z  z 0 . Từ nghiệm z1 này, theo tính chất của chuẩn trong định lí 1, ta

thấy dãy z  z1 .z 0 n , với n  N gồm toàn nghiệm của (4). Nhưng câu hỏi là
làm thế nào để xây dựng được các dãy mà tập hợp số hạng vét hết nghiệm
của (4)?! Định lí sau cho ta câu trả lời
Định lí 5
Nếu (4) có nghiệm và kí hiệu z1  u1  v1 d ,..., z k  u k  vk d là tất
cả các nghiệm của (4) thỏa mãn
2  ma 2
2
vi  max{mb ; }.
d
Khi đó k dãy nghiệm của (4) xây dựng từ k nghiệm riêng theo cách
trên sẽ vét hết mọi nghiệm của (4).
Nhận xét

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 6

+) Theo các kết quả trên, việc giải pt (2) luôn thực hiện được theo
cách
Bước 1. Tìm nghiệm nhỏ nhất (a; b) của pt Pell liên kết.
Bước 2. Theo định lí 3 hoặc 5, tìm nghiệm riêng z1 của (2) mà nhỏ
hơn z 0 .
Bước 3. Với mỗi nghiệm riêng z1 , theo định lí 1, ta xây dựng được

một dãy nghiệm của (2) theo công thức z  z1 .z 0 n , với n  N .


Tập hợp số hạng của các dãy nghiệm này chính là tập nghiệm của pt
(2).
+) Kí hiệu z1  u  v d là một nghiệm riêng của (2).

Khi đó dãy nghiệm z n  xn  y n d tương ứng của (2) xác định bởi
n
z n  z1 .z 0 ( n  0 )

Từ đó z n1  z 0 .z n hay xn1  y n1 d  (a  b d ).( xn  y n d )

 xn1  axn  dby n


Tương đương  , trong đó ( x0 , y 0 )  (u, v) .
 y n 1  bxn  ay n
+) Theo nhận xét trên, việc cần làm đầu tiên để giải pt (1) hay (2) là
việc tìm nghiệm nhỏ nhất (a; b) của pt Pell. Thực ra, để tìm nghiệm này, ta
chỉ cần thay lần lượt giá trị y = 1; 2; 3... đến khi nào được dy 2  1 là số
chính phương thì giá trị tương ứng tìm được chính là nghiệm nhỏ nhất. Tuy
nhiên, trong phần tiếp theo, chúng ta nói lại cách tìm (a; b) bằng giản phân.
3. Tìm nghiệm nhỏ nhất của pt Pell bằng giản phân
3.1 Liên phân số
Định nghĩa

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 7

Với q0 nguyên, qi , i  1,...n nguyên dương, ta gọi biểu thức


1
q0  là liên phân số (hữu hạn), kí hiệu là [q0 , q1 ,...q n ] .
1
q1 
q2 
1
... 
qn

Các kết quả đã được chứng minh


+) Mỗi liên phân số hữu hạn chính là một số hữu tỉ.
+) Mỗi số vô tỉ bậc 2 ( nghiệm vô tỉ của đa thức bậc 2 với hệ số hữu
tỉ) đều biểu diễn được dưới dạng một liên phân số vô hạn tuần hoàn kí hiệu
là [q0 , (q1 , q 2 ,..., qn )] , ở đó (q1 ,..., qn ) là chu kì tuần hoàn của liên phân số đó.
+) Trường hợp đặc biệt, nếu d là số nguyên dương không chính
phương thì biểu diễn liên phân số của d có dạng

d  [ q0 , ( q1 , q 2 ,..., q 2 , q1 ,2q 0 )] .

Chẳng hạn, bằng tính toán trực tiếp ta được


2  [1, (2)] ; 3  [1, (1,2)] ; 5  [2, (4)] ; 7  [2,(1,1,1,4)]
3.2 Giản phân
Xét liên phân số vô hạn [q0, q1 , q 2 ,..., q n ,...] . Định nghĩa dãy giản phân
Pn
, ( n  0 )của liên phân số này xác định bởi
Qn
P0  q0 , P1  q1q0  1, Pn 2  qn 2 .Pn 1  Pn
; .
Q0  1, Q1  q1 , Qn  2  q n 2 .Qn1  Qn

Khi đó ta dễ dàng chứng minh một số kết quả sau


Pn
i)  [ q0 , q1 ,..., q n ]
Qn

ii) Pn Qn1  Qn Pn1  (1) n1


iii) Pn Qn2  Qn Pn2  (1) n .qn

Từ đó, nếu kí hiệu biểu diễn liên phân số của d  [ q0 , (q1 ,..., q n )] thì

ta cũng chứng minh được kết quả sau

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 8

+) Nếu n chẵn (ta luôn có n  1) thì nghiệm cần tìm


(a, b)  ( Pn1 , Qn1 ) .

+) Nếu n lẻ thì (a, b)  ( P2 n1 , Q2 n 1 ) .


Sau đây là một vài ví dụ
Ví dụ 1
Tìm nghiệm nhỏ nhất của pt Pell
a) x 2  5 y 2  1
b) x 2  7 y 2  1
Giải
a) Ta có 5  [2, (4)] nên độ dài chu kì n  1 (lẻ), do đó (a, b)  ( P1 , Q1 )
P1 1 9
với  2   . Vậy nghiệm nhỏ nhất (a, b) =(9, 4).
Q1 4 4

b) Tương tự 7  [2,(1,1,1,4)] . Khi đó n  4 (chẵn) nên


(a, b)  ( P3 , Q3 ) =(8,3).

Ví dụ 2
Giải pt x 2  5 y 2  4
Giải
Ta đã biết nghiệm nhỏ nhất của pt Pell liên kết là (a, b) =(9, 4). Bây

giờ ta đi tìm các nghiệm riêng z1  u  v d  [1; z 0 ] .


Từ định lí 4, ta được | u | 5 . Thử trực tiếp ta được 2 nghiệm riêng
như thế là (u, v)  (2,0) hoặc (3,1). Vậy pt đã cho có nghiệm.
Theo định lí 5, tiếp tục thử với v  8 ta tìm được tất cả 3 nghiệm
riêng là (2,0), (3,1), (7,3).
Lại theo công thức nghiệm của pt kiểu Pell ta được tập nghiệm của
pt đã cho là 3 dãy ( xn , y n ) , ( xn ' , y n ' ) , ( xn " , y n " ) xác định bởi

xn  y n d  2(9  4 5 ) n

xn ' y n ' d  (3  5 )(9  4 5 ) n

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 9

Và xn " y n " d  (7  3 5 )(9  4 5 ) n


Hay viết theo kiểu dãy truy hồi
( x0 , y 0 )  ( 2,0); ( xn1  9 xn  20 y n , y n1  4 xn  9 y n )
' '
( x0 ' , y 0 ' )  (3,1); ( xn1  9 xn '20 y n ' , y n1  4 xn '9 y n ' )
" "
( x0 " , y 0 " )  (7,3); ( xn1  9 xn "20 y n " , y n1  4 xn "9 y n " )

Tóm lại, ta thấy việc giải pt Pell hay kiểu Pell cụ thể không có gì
vướng mắc.
Sau đây là một số bài tập

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 10

PHẦN BÀI TẬP


1. Giải pt nghiệm nguyên x 2  y 2  1  4 xy
Giải. Biến đổi ta được pt Pell u 2  3x 2  1 với u  y  2 x .
Theo cách giải pt Pell được nghiệm (u, x) , từ đó nghiệm pt đã cho là
( x, y )  ( x, u  2 x).

2. Cho (a, b) là nghiệm nhỏ nhất của pt x 2  dy 2  1 . Xét dãy { y n }n0 xác
định bởi y0  0, y1  b , y n1  2ay n  y n1 . Chứng minh, với mọi số tự nhiên
2
n ta có dy n  1 là số chính phương. Thêm nữa, nếu y là số tự nhiên để

dy 2  1 là số chính phương thì y chính là một số hạng y n nào đó của dãy

trên.
Giải. Từ nhận xét sau định lí 2, ta thấy dãy { y n } đã cho trùng với dãy { y n }

trong dãy nghiệm ( xn , y n ) của pt x 2  dy 2  1 hay x 2  dy 2  1 . Do đó, ta suy


ra cả hai ý trong điều phải chứng minh.
Bây giờ, nếu ta ‘giấu’ đi pt Pell nói trên bằng cách cho số cụ thể thì được
vô số bài toán, ví dụ
3. Cho dãy {an }n0 xác định bởi a0  0, a1  3 , a n 2  16a n1  an . Chứng

minh rằng, với mọi số tự nhiên n ta có 7an 2  1 là số chính phương.


4. Tìm tất cả các số tự nhiên n sao cho đẳng thức sau xảy ra với số
nguyên dương k nào đó nhỏ hơn n : C kn 1  2 C kn  C kn 1 .

Giải. Biến đổi để được pt (2n  3) 2  2(2k  1) 2  1 .


Xét pt x 2  2 y 2  1 ta thấy nghiệm nhỏ nhất pt Pell liên kết là (a, b) =(3,2),
có một nghiệm riêng là (u, v) =(1,1). Dễ thấy nghiệm của pt này đều là số
lẻ, được xác định theo công thức
xk  y k d  (1  2 )(3  2 2 ) k  (1  2 ) 2 k 1 . Nên giá trị n cần tìm chính là

xk  3 (1  2 ) 2 k 1  (1  2 ) 2 k 1
n , với xk  , k  1.
2 2

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 11

5. Cho số nguyên n thỏa mãn 3n+1 và 4n+1 đều là số chính phương.


Chứng minh n là bội của 56.
Giải. Từ giả thiết ta có 3n  1  a 2 , 4n  1  b 2 với a, b là số tự nhiên.

a2 1
Từ đó, được pt (2a ) 2  3b 2  1 và n  .
3
Trước hết ta đi tìm nghiệm ( xk , y k ) của pt x 2  3 y 2  1 thỏa mãn xk chẵn.

(2  3 ) k  (2  3 ) k
Giải pt Pell này ta được xk  , k  0 . Dễ thấy xk chẵn
2
khi chỉ khi k lẻ, nên nghiệm cần tìm là x2 k 1 ( k  0 ), tương ứng ta có
2
x2 k 1 a 2  1 x2 k 1  4
a , do đó n  
2 3 12
Thay công thức của x2 k 1 vào, biến đổi ta được

(7  4 3 ) 2 k 1  (7  4 3 ) 2 k 1  14
n
48
Từ đây, thực hiện khai triển nhị thức Newton, rút gọn và biến đổi, dễ dàng
chứng minh n chia hết cho 56.

6. Chứng minh, nếu m  2  2 28n 2  1 là số nguyên với số tự nhiên n


nào đó, thì m là số chính phương.
Giải. Biến đổi để có (m  2 2  4( 28n 2  1) nên m chẵn, ta viết pt thành
m
(  1) 2  28n 2  1 .
2
Xét pt Pell x 2  28 y 2  1 có nghiệm nhỏ nhất (a, b) =(127, 24).
m (127  24 28 ) k  (127  24 28 ) k
Từ đó ta có  1 
2 2
 m  (127  24 28 ) k  (127  24 28 ) k  2

Nên m  A 2 với A  (8  3 7 ) k  (8  3 7 ) k rõ ràng là số nguyên.


Nhận xét
Khi giải bài này, tôi tự hỏi số 28 kia ở đâu ra? Có thể thay bởi số nào?

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 12

Nhìn lại định lí 3 trong 2.2 và lời giải trên, có thể thấy ngay là số 28 có thể
thay bởi bất kì số nguyên dương d nào làm cho pt x 2  dy 2  1 có nghiệm.
Chẳng hạn cho x  5 , y  1 ta được d  26 là một giá trị như thế. Bạn có thể
kiểm nghiệm lại !
7. Chứng minh số 3n  2 là số chính phương chỉ khi n  1 hoặc 3.
Giải. Ta có 3n  2  x 2 với x  N .
(Xét đồng dư modun 4) dễ thấy n phải là số lẻ, n  2k  1 với k  N .
Biến đổi ta được pt x 2  3 y 2  2 với y  3 k .
Giải pt kiểu Pell này ta được 2 dãy nghiệm xác định bởi
xi  yi 3  (1  3 )(7  4 3 ) i

Và x ' i  y ' i 3  (5  3 3 )(7  4 3 ) i

(7  4 3 ) i  (7  4 3 ) i
A
 yi  A  B 2
Từ đó xác định nghiệm y   ' với
 y i  3 A  5B (7  4 3 )  (7  4 3 ) i
i
B
2 3
Để ý rằng y  3k nên không khó khăn, chứng minh được rằng chỉ có giá trị
i  0 thỏa mãn, hay là n  1 hoặc 3 mới thỏa mãn.
8. Cho 2 dãy {xn },{ y n } xác định như sau x0  1, x1  4, xn  2  3xn1  xn ;
y0  1, y1  2, y n  2  3 y n 1  y n .

a) Chứng tỏ với mọi số tự nhiên n ta có xn 2  5 y n 2  4  0


b) Giả sử a, b là các số dương thỏa mãn a 2  5b 2  4  0 . Chứng minh
tồn tại số tự nhiên k để xk  a, y k  b. (Vietnam M.O. 1999)
Giải. Vì 2 dãy đã cho có cùng công thức truy hồi (tuyến tính cấp 2), chỉ
khác nhau cặp số hạng đầu tiên. Ta dùng kí hiệu chung là dãy {cn } .
Với 2 nghiệm tìm được của pt đặc trưng, ta có công thức xác định số hạng
3 5 n 3 5 n
tổng quát cn   .( )   .( )
2 2

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 13

a) Bằng cách tìm hệ số  ,  cho mỗi dãy, tính toán cụ thể ta có đẳng
thức cần chứng minh.
b) Xét pt kiểu Pell x 2  5 y 2  4 (1) có tập nghiệm là 3 dãy xác định bởi
(1,1)
(u  v 5 )(9  4 5 ) n tương ứng 3 giá trị nghiệm riêng (u, v)  (4,2) .
(11,5)
Bằng cách viết công thức nghiệm như trong lời giải bài 7, tương tự nhận
xét trong 1.2, dễ dàng có được 3 dãy nghiệm ( xn , y n ) đều có từng thành
phần (thứ nhất, thứ 2) thỏa mãn công thức truy hồi u n 2  18u n 1  u n (*).
Như vậy, số a, b đã cho chính là một cặp nghiệm của pt (1) và do đó là một
số hạng trong 3 dãy nghiệm trên.
Bây giờ, ta tiếp tục chứng tỏ dãy {xn },{ y n } đã cho có thể chia mỗi dãy
thành 3 dãy nhỏ mà mỗi một trong 3 dãy này chính là một trong 3 dãy
nghiệm trên. Trước hết ta chứng tỏ mỗi dãy nhỏ đó cũng có công thức truy
hồi (*).
3 5 n 3 5 n
Thật vậy, ở trên cn   .( )   .( )
2 2
Đặt n  3k  r ta được 3 dãy
cn , 0  c3k   .(9  4 5 ) k   (9  4 5 ) k
3 5 3 5
cn ,1  c3k 1   . .(9  4 5 ) k   . (9  4 5 ) k
2 2
3 5 2 3 5 2
c n , 2  c3 k  2   .( ) .(9  4 5 ) k   .( ) (9  4 5 ) k
2 2
Dễ dàng thấy mỗi dãy này (gắn với chỉ số k) đều thỏa mãn công thức truy
hồi (*).
Bằng tính toán trực tiếp ta kiểm tra sự bằng nhau đôi một của cặp số hạng
đầu.
Như vậy ta có 3 dãy nghiệm và 3 dãy mới chia được (mỗi dãy gồm 2 thành
phần nguyên) đều thỏa mãn cùng công thức truy hồi và đôi một cặp số

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 14

hạng đầu bằng nhau. Vậy nên (a, b) chính là một cặp ( xk , y k ) nào đó trong
dãy đã cho.
9. Chứng minh rằng, ít nhất một trong 2 số 5 x 2  4 và 5 x 2  4 là số
chính phương khi chỉ khi x là số hạng của dãy Fibonacci.
Giải. Xét 2 pt kiểu Pell x 2  5 y 2  4 (1) và x 2  5 y 2  4 (2).
Pt Pell liên kết (của (1) và (2)) có nghiệm nhỏ nhất là (a, b) =(9, 4).
Trong đó mỗi pt (1) (2) đều có tập nghiệm gồm 3 dãy ( xn , y n ) xác định

theo công thức (u  v 5 )(9  4 5 ) n tương ứng với 3 nghiệm riêng (u, v) lần
lượt là (2,0), (3,1), (7,3) và (1,1), (4,2), (11,5).
Theo đề bài, ta cần chứng tỏ rằng hợp của 6 dãy y n - thành phần thứ 2 của 6
dãy nghiệm trên chính là dãy Fibonacci {an }n0 , với a0  0, a1  1 ,
a n 2  a n1  a n .

Ta có công thức số hạng tổng quát của {a n }n0 là

1 1 5 n 1 5 n
an  [( ) ( ) ] . Bây giờ ta chia dãy này thành 6 dãy và biến
5 2 2
đổi được kết quả sau
1
bk  a6 k  [(2  5 ) 2 k  (2  5 ) 2 k ]
5

(1  5 )(2  5 ) 2 k  (1  5 )(2  5 ) 2 k
ck  a6 k 1 
2 5

(3  5 )(2  5 ) 2 k  (3  5 )(2  5 ) 2 k
d k  a6 k  2 
2 5
1
f k  a 6 k 3  [(2  5 ) 2 k 1  ( 2  5 ) 2 k 1 ]
5

(1  5 )(2  5 ) 2 k 1  (1  5 )(2  5 ) 2 k 1
g k  a6 k  4 
2 5

(3  5 )(2  5 ) 2 k 1  (3  5 )(2  5 ) 2 k 1
hk  a6 k 5 
2 5

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 15

Lại kí hiệu 6 dãy y n - thành phần thứ 2 của 6 dãy nghiệm của (1) và (2) như
sau
Của pt (1), tương ứng nghiệm riêng (2,0), ta có dãy y n ,1 .
Tương ứng nghiệm riêng (3,1), ta có dãy y n , 2 .
Tương ứng nghiệm riêng (7,3), ta có dãy y n ,3 .
Của pt (2), tương ứng nghiệm riêng (1,1), ta có dãy y n , 4 .
Tương ứng nghiệm riêng (4,2), ta có dãy y n ,5 .
Tương ứng nghiệm riêng (11,5), ta có dãy y n ,6 .
Khi đó, từ công thức dãy nghiệm, không khó khăn ta chứng minh được sự
bằng nhau của đôi một các dãy : bk và y n ,1 , ck và y n , 4 , d k và y n , 2 , f k và
y n ,5 , g k và y n ,3 , hk và y n ,6 .

10. Cho 2 số tự nhiên a, b lẻ thỏa mãn a là ước của b 2  2 và b là ước


của a 2  2 . Chứng minh a, b là các số hạng của dãy số tự nhiên (vn ) xác
định bởi v1  v2  1 và vn  4vn 1  vn2 . (VietnamMO 2012)
Giải. Với a, b đã cho, trước hết ta dễ dàng chứng minh (a, b)  1 (để ý rằng
a, b là hai số lẻ).

Xét tổng a 2  b 2  2 chia hết cho cả a và b nên chia hết cho tích ab . Từ
đó suy ra tồn tại số nguyên dương k để a 2  b 2  2  kab (1).
Dễ dàng thấy k chẵn. Ta sẽ chứng minh k  4 .
Ta thấy (1) xảy ra với ít nhất một cặp số nguyên dương (a, b) nên tồn tại
cặp (a, b) có tổng nhỏ nhất, kí hiệu là (a0 , b0 ) (với a0  b0 ).

Khi đó pt bậc 2 (ẩn a ) a 2  kb0 a  b0 2  2  0 có một nghiệm là a0 .


Áp dụng định lí Viet, suy ra nghiệm thứ 2, a1 của pt thỏa mãn
2
b0  2
a1  kb0  a0  .
a0

Như vậy, 2 cặp (a0 , b0 ) và (a1 , b0 ) cùng thỏa mãn (1). Do tính nhỏ nhất của
a0 k
a0  b0 nên a0  a1 hay a0  kb0  a0   .
b0 2
a 0 b0 2
Lại có từ (1) suy ra k    (2)
b0 a0 a 0 b0

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 16

k
Từ đó k   1  2 (vì a 0 ,b0 nguyên dương và a0  b0 )
2
Hay k  6.
Áp dụng BĐT Cauchy, từ (2) dễ dàng có k  2.
Mà k chẵn nên chỉ có thể là 4 hoặc 6.
Nếu k  4 thì (a0 , b0 )  (1,1) nên tích a0 b0 nhỏ nhất là 2. Từ (2) lại có
k  k / 2  1  1 hay k  4 . Điều này không thể được.
Vậy k=4.
Như thế, số a, b đã cho chính là nghiệm nguyên dương của pt
a 2  b 2  2  4ab (3) tương đương c 2  3b 2  2 (*) với c  a  2b .
Giải pt kiểu Pell (*) ta có nghiệm tính theo công thức
c  b 3  (u  v 3 )(7  4 3 ) n (xem lại lời giải bài 7).

Hay c  b 3  (u  v 3 )(2  3 ) 2 n .
Từ đó không khó khăn, chứng minh được mỗi dãy nghiệm c , b và do đó
a, b đều thỏa mãn công thức truy hồi như của dãy (vn ) (để ý rằng

2  3,2  3 là 2 nghiệm của pt t 2  4t  1 ) và do đó dẫn tới đpcm.


Nhận xét
Thực ra, trong lời giải trên, theo tôi, cái khó nằm ở phần đầu, chứng minh
k=4. Kĩ thuật này còn được áp dụng trong rất nhiều bài toán pt Diophante
khác, và còn được gọi là phương pháp phương trình Markov hay bước nhảy
Viet. Còn phần 2, có thể áp dụng cách khác hoàn toàn không dùng giải pt
Pell, với chú ý rằng nếu a, b là nghiệm của (3) thì (4a  b, a ) và (4b  a, b)
cũng là nghiệm của (3).
11. Chứng minh phương trình kiểu Pell x 2  dy 2  1 vô nghiệm nếu
d  3 (mod 4) .

Giải. Bài toán được suy từ các khẳng định sau


+) Nếu số nguyên tố p là ước của 4n 2  1 thì p  1 (mod 4) (giả sử p=4k+3
và áp dụng định lí Fecma cho (2n) p 1 ).

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 17

+) Với p nguyên tố, pt đồng dư x 2  1 (mod p) có nghiệm chỉ khi p=2


p 1
hoặc p  1 (mod 4) (khi p  1 (mod 4), thì x  ! là một nghiệm).
2
+) Nếu d  3 (mod 4) thì d có ít nhất một ước nguyên tố dạng 4k+3.
Sau đây là một số đề bài tập tôi nhặt ở các tài liệu liên quan đến pt Pell,
kiểu Pell để chúng ta cùng thử sức.

12. Cho a là số tự nhiên và d  a 2  1 . Với x, y là số nguyên sao cho giá


trị tuyệt đối của m  x 2  dy 2 nhỏ hơn 2a  2 . Chứng minh | m | là số chính
phương.
13. Chứng minh, nếu n 2 là hiệu của lập phương hai số tự nhiên liên tiếp
thì 2n  1 là số chính phương.
14. Với p là số nguyên tố, pt x 2  py 2 =-1 có nghiệm khi chỉ khi
p  1 hoặc 2 (mod 4).

15. Nếu số nguyên tố p có dạng 4k+3 thì chỉ có đúng một trong hai pt
x 2  py 2  2 có nghiệm.

16. (Canada M.O 1988) Cho 2 dãy {xn },{ y n } xác định bởi x0  0, x1  1 ,
xn 2  4 xn1  xn ; y0  1, y1  2 , y n 2  4 y n1  y n . Chứng minh với mọi số tự

nhiên n thì y n 2  3xn 2  1 .


17. (Swedish M.O 1978) Cho P, Q là hai đa thức có bậc lần lượt là n, m ,
hệ số cao nhất bằng nhau và thỏa mãn P 2 ( x)  ( x 2  1)Q 2 ( x)  1 . Chứng
minh P' ( x)  nQ( x).
18. Chứng minh với số tự nhiên k>3 thì pt x 2  1  (k 2  4) y 2 không có
nghiệm nguyên.
19. Chứng minh rằng tất cả nghiệm nguyên dương của pt
x 2  y 2  1  3 xy là ( x, y )  ( a 2 k 1 , a 2 k 1 ) với {a n }n0 là dãy Fibonacci.

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 18

20. Chứng minh, tồn tại vô hạn cặp số nguyên dương (m, n) thỏa mãn
m 1 n 1
  4.
n m
21. Chứng minh, tồn tại hai dãy số nguyên dương tăng (a n ) , (bn ) thỏa

mãn a n (a n  1) là ước của bn 2  1 với mọi n.

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh


Về phương trình Pell và kiểu Pell 19

Tài liệu tham khảo


[1] Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trường trung học phổ thông
chuyên năm 2012, tr 207-219.
[2] Đặng Hùng Thắng, Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Kim Thủy (2010), Bài giảng
số học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[3] Nguyễn Hữu Hoan (1986), Số học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học và
trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[4] Dusan Djukic (2007), Pell ‘s Equation, The IMO Compendium Group,
www.imomath.com
[5] Phạm Tiến Kha (2013), Chuyên đề số học, www.mathscope.vn, tr 7-16.
[6] Naoki Sato, Number Theory.

Hoàng Thị Nguyệt Ánh THPT Chuyên Bắc Ninh

You might also like