You are on page 1of 34

Cô Quyên: 0849469999

Cô Nga: 0966116626

1/ Nguyên tắc chung để xác định một ion hoặc một chất chưa biết là chuyển chất chưa
biết thành chất mới đã biết thành phần hoá học và tính chất đặc trưng, từ đó suy ra:
a Chất kết tủa
b Chất chưa biết
c Chất có màu
d Chất ban đầu

2/ Trong ví dụ sau: Chất X + Pb2+ ---> Kết tủa đen (PbS)


Chất X + H+ ----> Khí có mùi trứng thối (H2S)
Từ đó xác định được chất X có chứa:
a S2-
b Cl-
c H+
d Pb2+

3/ Trong dung dịch muối vô cơ có chứa:


a Cả cation và anion
b Các muối
c Các cation
d Các anion

4/ Phản ứng đặc hiệu là phản ứng phải tạo ra chất kết tủa hoặc màu sắc thay đổi rõ rệt
hay khí bay ra phải có mùi đặc trưng hoặc:
a Đo được
b Cảm nhận được
c Thu được
d Quan sát được

5/ Phản ứng nhạy là phản ứng xảy ra được và có thể phát hiện rõ ràng với một:
a Ít chất cần xác định với thuốc thử
b Thể tích nhỏ chất cần xác định với thuốc thử
c Lượng nhỏ chất cần xác định với thuốc thử
d Lượng chất cần xác định với thuốc thử

6/ Phản ứng riêng biệt là phản ứng chỉ xảy ra với:


a Cation này phản ứng với anion kia
b Ion này mà không xảy ra với ion khác
c Các ion trong cùng nhóm
d Một nhóm ion nhất định
7/ Ion thuộc cation nhóm II là:
a Ba2+
b Al3+
c Pb2+ d Cu2+

8/ Ion thuộc cation nhóm V là:


a Ag+
b Ca2+
c Zn2+
d Cu2+

9/ Ion thuộc cation nhóm III là:


a Fe2+
b Pb2+
c Al3+
d Hg2+

10/ Ion thuộc cation nhóm I là:


a Pb2+
b Ba2+
c Zn2+
d Cu2+

11/ Ion thuộc cation nhóm IV là:


a Ca2+
b Ba2+
c Fe3+
d Mg2+
12/ Ion thuộc anion nhóm III là: nhóm I: Cl; Br; I; S
Nhóm II: SO4: SO3: CO3: HCO3;
Nhóm III: NO2; NO3; CH3COO
a SO42-
b Cl-
c CO32 -
d NO3 -

13/ Ion thuộc anion nhóm I là:


a I-
b HCO3 -
c NO3 -
d SO32-

14/ HCl 2N là thuốc thử của:


a Cation nhóm V
b Cation nhóm I
c Cation nhóm II
d Cation nhóm III

15/ Thuốc thử nhóm của cation nhóm II là:


a HCl 2N
b NaOH 2N
c H2SO4 2N/ C2H5OH
d NH4Cl 2N

16/ Thuốc thử nhóm của anion nhóm I là :


a Không có thuốc thử nhóm
b AgNO3 2N
c HCl 2N
d Ba(NO3)2 2N

17/ Thuốc thử nhóm của cation nhóm IV (Fe2+; Fe3+) là:
a HCl
b NH4OH dư + H2O2
c H2SO4
d NH4Cl
18/ Để tránh nhầm lẫn khi xác định cation nhóm VI (Na +; K+; NH4+) phải tiến hành theo
trình tự:
a NH4+, K+, Na+
b Na+,NH4+,K+
c NH4+, Na+, K+
d K+, Na+, NH4+

19/ Theo phương pháp phân tích hệ thống, người ta tiến hành phân tích theo trật tự:
a Al3+; Ag+; Ba2+ III; I; II
b Ba2+; Ag+; Al3+
c Ag+; Ba2+; Al3+
d Al3+ ; Ba2+ ; Ag+

20/ Theo phương pháp phân tích hệ thống, người ta tiến hành phân tích các anion sau
theo trật tự: I; II; III
a Cl- ; SO42- ;NO3-
b Cl-; NO3-; SO42-
c SO42- ; Cl- ;NO3-
d NO3-; Cl- ; SO42-

21/ Dung dịch là hỗn hợp đồng thể (đồng nhất) gồm hai hoặc nhiều:
a Chất
b Hợp chất
c Thành phần
d Cấu tử (hợp phần)

22/ Dung dịch khác với hỗn hợp ở chỗ phân tử các chất được phân bố:
a Ngẫu nhiên
b Rộng rãi
c Đồng đều
d Rải rác
23/ Dung dịch bão hòa của một chất ít tan phải thõa mãn điều kiện là tích số ion của
chất đó trong dung dịch so với tích số tan thì:
a Khác
b Bằng
c Lớn hơn
d Nhỏ hơn

24/ Dung dịch quá bão hòa là dung dịch có nồng độ chất tan so với nồng độ bão hòa ở
cùng nhiệt độ thì:
a Bằng nhau
b Lớn hơn
c Nhỏ hơn
d Khác nhau

25/ Dung dịch quá bão hòa rất không bền, nếu lắc hoặc thêm vài tinh thể chất tan vào
dung dịch hay cọ vào thành bình thì lượng dư chất tan sẽ:
a Kết tủa hết và dung dịch trở thành bão hòa
b Hòa tan hết và dung dịch trở thành bão hòa
c Phân tán đồng đều và dung dịch trở thành bão hòa
d Lắng xuống và dung dịch trở thành bão hòa

26/ Dung dịch không bão hòa là dung dịch còn có khả năng:
a Nhận thêm chất tan
b Hòa tan thêm chất tan
c Phân tán thêm chất tan
d Kết tủa khi thêm chất tan

27/ Điều kiện để cho dung dịch của một chất không bão hòa là tích số ion của nó phải:
a Nhỏ hơn tích số tan
b Khác nhau tích số tan
c Lớn hơn tích số tan
d Bằng nhau tích số tan
28/ Khi thêm một ít acid, base hay khi pha loãng dung dịch đệm thì pH thay đổi:
a Không đáng kể
b Lớn
c Không đổi
d Ít

29/ Thành phần của dung dịch đệm thường gồm một acid yếu và muối của nó
(CH3COOH+CH3COONa) với một base mạnh hoặc gồm
a Một base mạnh và muối của nó với một acid mạnh
b Một base mạnh và muối của nó với một acid yếu
c Một base yếu và muối của nó với một acid mạnh (NH3+NH4Cl)
d Một base yếu và muối của nó với một acid yếu

30/ Hệ đệm phosphat H2PO4- /HPO42- có ở thận: khi cơ thể bị nhiễm toan (pH thấp),
H+ thừa ra sẽ kết hợp với:
a HPO42- để tạo H3PO4
b H2PO4-để tạo H3PO4
c HPO42- để tạo H2PO4-
d H2PO4- để tạo HPO42-

31/ Tế bào biểu mô của ống thận sản xuất NH 3 từ glutamin, khi nồng độ acid tăng thì:
a NH4+ sẽ kết hợp với OH- để tạo NH3
b NH3 sẽ kết hợp với OH- để tạo NH4+
c NH4+ sẽ kết hợp với H+ để tạo NH3
d NH3 sẽ kết hợp với H+ để tạo NH4+
32/ Nồng độ phần trăm khối lượng/khối lượng C(kl/kl) là số gam chất tan có trong:
a 1000g dung dịch
b 100g dung dịch
c 1g dung dịch
d 10g dung dịch

33/ Nồng độ phần trăm khối lượng/thể tích là số gam chất tan có trong:
a 1ml dung dịch
b 10ml dung dịch
c 1000ml dung dịch
d 100ml dung dịch

34/ Nồng độ phần trăm thể tích/thể tích là số ml chất tan có trong:
a 1ml dung dịch
b 1000ml dung dịch
c 10ml dung dịch
d 100ml dung dịch

35/ Nồng độ gam/lít là số gam chất tan có trong:


a 10ml dung dịch
b 1000ml dung dịch
c 1 ml dung dịch
d 100ml dung dịch

36/ Độ chuẩn cho biết số gam chất tan có trong: T(g/ml)


a 100ml dung dịch
b 1ml dung dịch
c 10ml dung dịch
d 1000ml dung dịch
37/ Nồng độ mol (CM) của một chất cho ta biết số mol của chất đó hòa tan trong:
a 100ml dung dịch
b 1000ml dung dịch
c 1ml dung dịch
d 10ml dung dịch

38/ Nồng độ đương lượng của một chất cho ta biết số đương lượng của chất đó hòa tan
trong: (CN = m.1000/(E.V))
a 100ml dung dịch
b 1000ml dung dịch
c 1ml dung dịch
d 10ml dung dịch

39/ Nồng độ molan cho biết số mol chất tan trong:


a 100ml dung môi
b 1000ml dung môi
c 1000 g dung môi
d 100g dung môi

40/ Trong công thức tính nồng độ phần trăm (kl/kl) thì hệ số d được biểu thị là:

C% = mct.100/mdd = mct.100/(d.V)
a Khối lượng riêng của dung dịch
b Thể tích của dung dịch
c Khối lượng của dung dịch
d Tỷ trọng của nước

41/ Trong công thức tính nồng độ đương lượng của dung dịch, E được biểu thị là:
a Đương lượng chất tan (g)
b Đương lượng dung dịch (g)
c Đương lượng dung môi (g)
d Khối lượng phân tử chất tan (g)

42/ Trong công thức tính nồng độ mol của dung dịch, M được biểu thị là:

CM = n/V = m/(M.V)
a Đương lượng dung môi (g)
b Đương lượng chất tan (g)
c Khối lượng phân tử chất tan (g)
d Khối lượng dung dịch (g)

43/ Độ chuẩn của dung dịch (T) có đơn vị tính là:


a mg/ml
b g/l
c ml/ml
d g/ml
44/ Phương pháp kết tủa là dùng phản ứng tạo tủa để tách chất cần xác định ra khỏi
dung dịch phân tích, tủa được lọc, rửa rồi:
a Sấy hoặc nung tới khối lượng không đổi
b Làm khô tới khối lượng không đổi
c Cân
d Loại tạp chất

45/ Phương pháp phân tích khối lượng được phân thành 2 phương pháp chính phương
pháp kết tủa và:
a Phương pháp bay hơi
b Phương pháp phân tán
c Phương pháp thăng hoa
d Phương pháp hòa tan

46/ Trong phương pháp phân tích khối lượng, dạng kết tủa tạo thành sau phản ứng gọi
là:
Fe3+  Fe(OH)3  Fe2O3
Chất cần xđ Dạng tủa Dạng cân

a Dạng phản ứng


b Dạng tủa
c Dạng tạo thành
d Dạng cân

47/ Trong phương pháp phân tích khối lượng, dạng kết tủa cuối cùng đem cân gọi là:
a Dạng cân
b Mẫu cân
c Dạng phản ứng
d Dạng tủa

48/ Phương pháp bay hơi gián tiếp là dựa trên nguyên tắc cân chính xác một mẫu cần
xác định đem sấy hay làm khô ở bình hút ẩm để loại:
a Chất bay hơi
b Nước và các chất dễ bay hơi
c Hóa chất
d Tinh dầu

49/ Phải chọn dịch rửa tủa trong phương pháp phân tích khối lượng có khả năng:
a Tinh khiết
b Không phản ứng với tủa
c Dễ loại bỏ khi sấy và khi nung
d Dư

50/ Cách rửa tủa trong phương pháp phân tích khối lượng là:
a Một lần
b Nhiều lượng nước mà ít lần
c Nhiều nước một lần
d Ít nước mà ít lần

51/ Trong một số trường hợp tủa khó lọc, người ta có thể dùng phễu thủy tinh xốp và
lọc:
a Nguội
b Ở điều kiện thường
c Nóng
d Áp suất thấp

52/ Trong phương pháp phân tích khối lượng, khi sấy tủa ban đầu nên đặt:
a 1000C để sấy cho khô
b Nhiệt độ thường để sấy cho khô
c Nhiệt độ cao để sấy cho khô
d Nhiệt độ thấp để sấy cho khô

53/ Bình hút ẩm dùng trong phương pháp phân tích khối lượng để bảo quản các tủa và
các chất có khả năng:
a Ăn mòn kim loại
b Bay hơi ngoài không khí
c Hút ẩm ngoài không khí
d Thăng hoa ngoài không khí

54/ Trong phương pháp phân tích khối lượng, một trong các yêu cầu đối với dạng tủa là:
a Dễ sấy, dễ bay hơi
b Dễ rửa, dễ sấy
c Kích thước tủa phải đủ lớn
d Dễ lọc, dễ rửa

55/ Một trong các yêu cầu của kết tủa trong phương pháp phân tích khối lượng là:
a Hấp phụ cộng kết
b Không hấp phụ cộng kết
c Dễ tạo phức
d Có độ tan lớn
56/ Một trong các yêu cầu khi chọn dịch rửa tủa trong phương pháp phân tích khối lượng
là:
a Không làm thay đổi thành phần của tủa
b Tăng độ tan của tủa
c Tạo tủa hoàn toàn
d Giảm độ tan của tủa

57/ Một trong các yêu cầu của dịch rửa tủa trong phương pháp phân tích khối lượng là:
a Dễ kiếm, bền vững khi nung
b Trung tính, dễ hòa tan
c Rẻ tiền, dễ kiếm
d Dễ loại bỏ khi sấy, nung tủa

58/ Trong phương pháp bay hơi trực tiếp, để làm bay hơi chất cần xác định, người ta
dùng:
a Thuốc thử (K2CO3 + HCl  CO2 )
b Hóa chất
c Nhiệt độ
d Chất hút ẩm

59/ Trong phương pháp bay hơi trực tiếp, để tính ra hàm lượng % của chất bay hơi trong
mẫu thử, người ta dựa vào:
a Sự tăng khối lượng của bình hấp thụ
b Sự giảm khối lượng của bình hấp thụ
c Sự chênh lệch khối lượng của bình hấp thụ
d Sự thay đổi khối lượng của bình hấp thụ
60/ Định lượng sulfat theo phương pháp khối lượng bằng cách tạo tủa khi thêm vào dung
dịch đó:
a MgCl2
b BaCl2
c Na2CO3 d CaSO4

61/ Định lượng calci trong calci carbonat bằng cách:


a Hòa tan trong acid rồi kết tủa lại dưới dạng calci oxyd
b Cho calci kết tủa bằng dung dịch amoni oxalat
c Hòa tan trong acid rồi kết tủa lại dưới dạng calci oxalat CaC2O4
d Hòa tan kết tủa trong nước

62/ Thừa số chuyển (hệ số chuyển - kí hiệu F) là tỉ số giữa khối lượng mol của chất cần
xác định với:
a Khối lượng mol của kết tủa sau khi nung (dạng cân)
b Khối lượng của kết tủa sau khi nung (dạng cân)
c Khối lượng của kết tủa (dạng tủa)
d Khối lượng mol của kết tủa (dạng tủa)

63/ Phương pháp phân tích thể tích dựa vào thể tích thuốc thử (đã biết chính xác nồng
độ) dùng để phản ứng vừa đủ với một thể tích chính xác của:
a Dung dịch thuốc thử
b Dung dịch mẫu chuẩn
c Khối lượng mẫu
d Dung dịch chất cần định lượng

64/ Phương pháp định lượng hoá học dựa vào thể tích thuốc thử (đã biết chính xác nồng
độ) dùng để phản ứng vừa đủ với một thể tích chính xác dung dịch chất cần định lượng
được gọi là phương pháp:
a Phân tích thể tích
b Phân tích công cụ
c Phân tích khối lượng
d Phân tích nồng độ

65/ Trong phân tích thể tích, điểm tương đương là thời điểm mà lượng thuốc thử đã phản
ứng:
a Dư với lượng chất cần xác định
b Vừa đủ với chỉ thị
c Gần hết với lượng chất cần xác định
d Vừa đủ với lượng chất cần xác định
66/ Trong phân tích thể tích, điểm tương đương còn gọi là điểm kết thúc của:
a Quá trình chuẩn độ
b Sự chuẩn độ thực
c Sự chuẩn độ lý thuyết
d Quá trình chuẩn độ lý thuyết

67/ Chỉ thị ngoại trong các chỉ thị dưới đây là:
a Phenolphtalein
b Hồ tinh bột
c Kali cromat
d Giấy tẩm hồ tinh bột

68/ Yêu cầu đối với chỉ thị màu trong định lượng bằng phương pháp acid - base là:
a Không tạo phức
b Chuyển màu nhanh và rõ trong khoảng pH hẹp
c Không tạo phản ứng với dung dịch chuẩn độ
d Kết tủa phải loại dễ dàng

69/ Đọc thể tích dung dịch có màu trên buret bằng cách:
a Đọc dưới mặt thoáng
b Đọc giữa mặt thoáng
c Đọc trên hoặc dưới mặt thoáng
d Đọc trên mặt thoáng

70/ Chuẩn độ trực tiếp là nhỏ trực tiếp dung dịch thuốc thử vào một thể tích:
a Tương ứng của dung dịch cần định lượng
b Đã biết chính xác của dung dịch cần định lượng
c Chưa biết chính xác của dung dịch cần định lượng
d Đã biết khối lượng của dung dịch cần định lượng
71/ Chuẩn độ thừa trừ là cho một thể tích chính xác và quá dư dung dịch chuẩn độ tác
dụng với một thể tích chính xác dung dịch cần định lượng. Sau đó định lượng thuốc thử
dư bằng:
a Dung dịch chuẩn độ
b Một dung dịch chuẩn độ khác
c Một cách khác
d Dung dịch cần tìm

72/ Chuẩn độ thế là cho một thể tích chính xác dung dịch cần định lượng tác dụng với
một lượng dư thuốc thử nào đó, phản ứng sinh ra một lượng chất mới tương đương với
lượng chất cần xác định.
Dùng dung dịch chuẩn độ để định lượng:
a Dung dịch mẫu
b Thuốc thử
c Chất mới sinh ra
d Mẫu thử

73/ Khi tiến hành định lượng dung dịch NaCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO 3
vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu là phương pháp chuẩn độ :
a Chuẩn độ thế
b Chuẩn độ ngược
c Chuẩn độ thừa trừ
d Chuẩn độ trực tiếp

74/ Chất thoả mãn điều kiện của chất gốc khi pha dung dịch chuẩn độ là:
a Natri carbonat khan
b Kali permanganat
c Natri hydroxyd
d Acid clohydric đặc

75/ Chất thoả mãn điều kiện của chất gốc khi pha dung dịch chuẩn độ là:
a AgNO3
b KOH
c KMnO4
d NaOH

76/ Chất không thoả mãn điều kiện của chất gốc khi pha dung dịch chuẩn độ là:
a H2C2O4.2H2O
b KMnO4
c Na2CO3
d AgNO3

77/ Chất thoả mãn điều kiện của chất gốc khi pha dung dịch chuẩn độ là:
a HCl
b H2C2O4.2H2O c HNO3 d KMnO4
78/ Đương lượng gam của một chất (ký hiệu là E) là khối lượng tính ra gam của chất đó
phản ứng với một đương lượng gam:
a Hydro
b Oxy
c Nitrơ
d Carbon

79/ Dung dịch chuẩn độ là những dung dịch đã biết chính xác nồng độ dùng để:
a Xác định nồng độ của các dung dịch khác
b Định lượng nồng độ của các dung dịch khác
c Pha loãng thành nồng độ của các dung dịch khác
d Hiệu chỉnh lại nồng độ của các dung dịch khác

80/ 3 cách pha dung dịch chuẩn độ thường dùng là: Pha từ ống chuẩn; Pha gần đúng
rồi điều chỉnh nồng độ và pha từ:
a Dung dịch đã biết nồng độ
b Dung dịch
c Hóa chất tinh khiết
d Chất gốc

81/ Cách pha dung dịch chuẩn độ cho ta biết chính xác ngay nồng độ dung dịch thực tế
bằng lý thuyết:
a Pha gần đúng rồi điều chỉnh nồng độ
b Pha từ hóa chất tinh khiết
c Pha từ ống chuẩn
d Pha từ chất gốc
82/ Cách pha dung dịch chuẩn độ ta phải tính nồng độ thực dựa vào khối lượng hóa chất
cân được:
a Pha từ ống chuẩn
b Pha gần đúng rồi điều chỉnh nồng độ
c Pha từ hóa chất tinh khiết
d Pha từ chất gốc

83/ Để pha 100ml NaOH 0,1N từ lọ hóa chất không tinh khiết, ta chọn phương pháp pha
dung dịch chuẩn độ:
a Pha từ ống chuẩn
b Pha gần đúng rồi điều chỉnh nồng độ
c Pha từ dung dịch có sẵn
d Pha từ chất gốc

84/ Yêu cầu không thuộc yêu cầu của chất gốc là:
a Chất và dung dịch của nó phải bền vững
b Đúng thành phần hóa học
c Dạng tinh thể
d Hóa chất tinh khiết

85/ Hệ số hiệu chỉnh là tỷ số giữa nồng độ thực của dung dịch chuẩn độ với:
a Nồng độ định lượng được
b Nồng độ chính xác
c Nồng độ dự kiến
d Nồng độ lý thuyết

86/ Khi Khc > 1,100 thì thể tích nước cần thêm để hiệu chỉnh nồng độ tính theo công
thức : VH2O = (Khc - 1,000) . Vđ.c
Trong đó Vđ.c là:
a Thể tích nước (ml)
b Thể tích dung dịch pha sau khi hiệu chỉnh (ml)
c Thể tích dung dịch pha ban đầu (ml)
d Thể tích dung dịch pha cần điều chỉnh (ml)

87/ Khi Khc < 0,900 thì cần hiệu chỉnh nồng độ dung dịch theo công thức tính, trong đó
a là:

m = (1 –K).a.V/1000

a Hệ số hiệu chỉnh dung dịch pha


b Thể tích dung dịch pha cần điều chỉnh
c Khối lượng hoá chất có trong 1000 ml dung dịch lý thuyết (a = C LT. E)
d Khối lượng hóa chất cần thêm (g)
88/ Chất không thoả mãn điều kiện của chất gốc khi pha dung dịch chuẩn độ là:
a Kali dicromat
b Natri carbonat khan
c Acid oxalic
d Acid sulfuric

89/ Công thức tính nồng độ mẫu thử trong phương pháp chuẩn độ trực tiếp là:
a N1V1 = N2V2 x N3V3
b N1V1 = N2V2 - N3V3
c N1V1 = N2V2
d N1V1 = N2V2 + N3V3

90/ Công thức tính nồng độ mẫu thử trong phương pháp chuẩn độ thừa trừ là:
a N1V1 = N2V2 + N3V3
b N1V1 = N2V2
c N1V1 = N2V2 - N3V3
d N1V1 = N2V2 x N3V3

91/ Công thức N1V1 = N2V2 + N3V3 được áp dụng cho phương pháp định lượng:
a Trực tiếp
b Thừa trừ
c Gián tiếp
d Thế

92/ Theo Bronsted: acid là những chất có khả năng cho:


a Nơtron
b Proton
c Điện tử
d Electron

93/ Theo Bronsted: base là những chất có khả năng nhận:


a Nơtron
b Electron
c Điện tử
d Proton

94/ Phương pháp acid - base dựa vào phản ứng giữa:
a 2 muối
b 2 chất
c Acid và base
d 2 dung dịch
95/ Proton không tồn tại tự do, muốn cho một acid nhường proton thì phải có:
a Dung dịch base
b Một chất nhận proton
c Dung dịch acid
d Một base có khả năng nhận proton

96/ Quá trình trao đổi proton giữa acid và base tạo thành base mới và acid mới gọi là:
a Phản ứng trao đổi proton
b Phản ứng trung hoà
c Phản ứng tạo phức
d Phản ứng oxy hóa khử

97/ Khi định lượng aspirin bằng dung dịch chuẩn độ NaOH 0,1N ta dùng chỉ thị phenol
phtalein và nhỏ NaOH xuống tới khi dung dịch chuyển từ:
a Màu trắng sang màu hồng
b Màu xanh sang màu hồng
c Không màu sang màu hồng
d Màu vàng sang màu hồng

98/ Khi định lượng NH4OH dùng dung dịch chuẩn độ HCl 0,1N ta dùng chỉ thị methyl đỏ
và nhỏ HCl xuống tới khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu:
a Hồng
b Vàng
c Đỏ
d Tía

99/ Phenol phtalein chuyển từ không màu sang màu đỏ trong khoảng pH < 10 và ≥:
a 7
b 3
c 4
d 8

100/ Chỉ thị đỏ methyl chuyển từ màu đỏ sang màu vàng trong khoảng 4,2 < pH < :
a 8
b 7
c 6,2
d 7,2
101/ Chỉ thị da cam methyl chuyển từ màu hồng sang màu vàng trong khoảng
pH < 4,4 và ≥:
a 3,2
b 2,2
c 2,1
d 3,1

102/ KA được gọi là hằng số acid của acid A và biểu thị:


a Độ mạnh của Acid A
b Tác dụng của Acid A
c Giá trị của Acid A
d Cường độ của Acid A

103/ KA càng lớn thì acid phân ly càng nhiều và:


a Acid càng yếu
b Acid càng mạnh
c Acid vô cơ
d Acid hữu cơ

104/ KB được gọi là hằng số base của base B và biểu thị:


a Tác dụng của base B
b Độ mạnh của base B
c Cường độ của base B
d Giá trị của base B

105/ Một acid sau khi cho một proton thì trở thành một base gọi là base liên hợp với acid
đó, ta gọi acid và base này là một: (CH3COOH + CH3COONa)
a Cặp acid - base liên hợp
b Cặp acid - base
c Cặp đôi acid - base
d Cặp acid - base phối hợp

106/ Phản ứng trung hòa giữa acid và base tạo thành base mới và acid mới còn gọi là
quá trình trao đổi:
a Proton
b Oxy
c Nơtron
d Electron

107/ Tích số tan là tích số ion của các chất khó tan trong:
a Dung dịch
b Dung dịch bão hoà
c Nước
d Dung môi
108/ Trong phép định lượng đơn acid mạnh bằng đơn base mạnh, chọn chỉ thị nào trong
các cách sau để điểm dừng chuẩn độ sát với điểm tương đương: (HCl + NaOH)
a Đỏ methyl; quỳ tím hoặc phenol phtalein
b Phenol phtalein; Đỏ methyl; quỳ tím
c Phenol phtalein; đỏ methyl hoặc methyl da cam
d Methyl da cam; Đỏ methyl

109/ Trong phép định lượng acid yếu bằng base mạnh, chọn chỉ thị đúng nhất là:
(CH3COOH + NaOH)  CH3COONa
a Đỏ methyl
b Da cam methyl
c Phenol phtalein
d Bromotymol xanh

110/ Trong phép định lượng base yếu bằng acid mạnh, chọn chỉ thị đúng nhất là: (NH3 +
HCl  NH4Cl
a Đỏ methyl
b Alizarin vàng
c Phenolphtalein
d Thymolphtalein

111/ Để xác định điểm tương đương cho phép định lượng bằng phương pháp acid -
base, thường dùng chỉ thị màu pH như phenolphtalein, đỏ methyl, da cam methyl, … đó
là những chất có khả năng:
a Biến đổi khi pH thay đổi
b Đổi màu
c Đổi màu khi pH thay đổi
d Biến đổi

112/ So với sự thay đổi pH trong quá trình chuẩn độ, sự đổi màu của chỉ thị phải:
a Đồng nhất
b Thuận nghịch
c Không thay đổi
d Phù hợp

113/ Bản thân chỉ thị phải là một acid hoặc base yếu, màu của hai dạng acid, base liên
hợp phải:
a Khác nhau
b Ngược nhau
c Đồng nhất
d Giống nhau

114/ Trong môi trường có pH>5 thì metyl da cam sẽ chuyển sang màu:
a Vàng
b Da cam
c Đỏ
d Xanh
115/ Trong môi trường có pH<3 thì metyl da cam sẽ chuyển sang màu:
a Đỏ
b Da cam
c Xanh
d Vàng

116/ Trong môi trường có pH>10 thì phenolphtalein sẽ chuyển sang màu:
a Đỏ
b Hồng
c Da cam
d Không màu

117/ Trong môi trường có pH<7 thì phenolphtalein sẽ chuyển sang màu:
a Da cam
b Hồng
c Đỏ
d Không màu

118/ Na2CO3 bị thủy phân trong nước cho môi trường:


a Trung tính
b Acid yếu
c Base mạnh
d Base yếu

119/ Một phân tử phức chất có các thành phần quan trọng sau: cầu nội, cầu ngoại, ion
trung tâm và:
a Phối tử
b Cấu tử [Cu(NH3)4]2+Cl2
c Liên kết khác
d Phần tử

120/ Chỉ thị được dùng trong chuẩn độ tạo phức là:
a Chỉ thị tạo tủa
b Chỉ thị tạo độ đục
c Chỉ thị phát quang
d Chỉ thị màu kim loại
121/ Chỉ thị Murexid thường được pha bằng cách:
a Trộn với NaCl
b Trộn với EDTA
c Pha trong cồn 900
d Pha trong nước

122/ Trong môi trường kiềm, khi có mặt các ion Ca 2+ và Mg2+ chỉ thị ET-OO có màu:
a Màu đen
b Không màu
c Xanh
d Đỏ nho

123/ Chuẩn độ Ca2+ ở pH > 12,3 với chỉ thị Murexid ở điểm tương đương dung dịch
chuyển từ đỏ hồng sang màu:
a Tím
b Vàng
c Xanh
d Không màu

124/ Trong sự tạo phức, một phân tử complexon (EDTA) chỉ kết hợp với bao nhiêu cation
kim loại:
a Hai
b Bốn
c Ba
d Một

125/ Cho hằng số bền của phức giữa ion kim loại Ca2+; Mg2+; Ag+ với EDTA lần lượt
là: 5.1010; 4,9.108; 2,1.107. Nhận định nào sau đây đúng:
a Phức của Mg2+ bền nhất
b Phức của Ca2+ kém bền nhất
c Phức của Ag+ bền nhất
d Phức của Ca2+ bền nhất

126/ Cho hằng số bền của phức giữa ion kim loại Ca2+; Cu2+; Ag+ với EDTA lần lượt
là: 5.1010; 6,3.1018; 2,1.107. Nhận định nào sau đây đúng:
a Phức của Ag+ kém bền nhất
b Phức của Ca2+ bền nhất
c Phức của Cu2+ kém bền nhất
d Phức của Ag+ bền nhất

127/ Sử dụng phương pháp complexon để định lượng ion kim loại tạo tủa hydroxyd ở pH
chuẩn độ (ví dụ : Pb2+, Hg2+, Mn2+,…) thường sử dụng phương pháp:
a Định lượng trực tiếp hoặc thừa trừ
b Định lượng ngược
c Định lượng trực tiếp d Định lượng thế
128/ Khi chỉ thị màu kim loại tạo với ion kim loại M1 cần chuẩn độ phức rất kém bền và
sự chuyển màu ở điểm tương đương không rõ, áp dụng phương pháp:
a Định lượng trực tiếp
b Định lượng thế
c Định lượng ngược
d Định lượng trực tiếp và ngược

129/ Để định lượng Ca2+ trong nước bằng phương pháp complexon, người ta áp dụng
cách định lượng:
a Ngược
b Thừa trừ
c Trực tiếp
d Thế

130/ Độ cứng toàn phần của nước theo tiêu chuẩn “GOST” của Nga là số mili đương
lượng gam trong một lít nước của :
a Fe3+ và Fe2+
b Ca2+ và Ba2+
c Ca2+ và Mg2+
d Ba2+ và Mg2+

131/ Khi chuẩn độ Ca2+, Mg2+, Zn2+ ở pH = 9 -10 dùng chỉ thị Eriocrom đen T, khi dư
một giọt EDTA thì dung dịch chuyển từ màu:
a Đỏ sang tím
b Đỏ nho sang xanh
c Không màu sang xanh dương
d Đỏ nho sang không màu

132/ Hoạt độ a của một chất trong dung dịch được xác định bằng hệ thức nào sau đây:
a F = f. C(%)
b a = f.CM
T Am Bn
c = f.CN
d Hằng số
133/ Nếu biết tích số tan của một chất có thể biết điều kiện để chất kết tủa hoàn toàn
hoặc làm tủa:
a Bị hòa tan
b Kết tinh
c Phân tán
d Phân hủy

135/ Độ tan của kết tủa AmBn sẽ ra sao nếu như các ion của kết tủa phản ứng với các
ion H+ và OH- trong dung dịch:
a Tăng
b Thay đổi
c Không ảnh hưởng
d Giảm

136/ Nếu đưa một ion cùng tên với kết tủa vào dung dịch có cân bằng kết tủa hòa tan thì
cân bằng chuyển dịch về phía:
a Tạo kết tủa (Ag+ + Cl- = AgCl)
b Tạo dung dịch
c Hòa tan
d Giữa

137/ Mầm tinh thể tạo ra đầu tiên có kích thước rất nhỏ. Thời gian hình thành mầm phụ
thuộc vào bản chất của:
a Dung dịch
b Kết tủa
c Các chất
d Tích số tan

138/ Thông số độ quá bão hòa mang tính chất định tính và kết tủa có tích số tan càng bé
càng dễ tạo ra:
a Gel
b Tinh thể
c Hạt keo
d Vô định hình

139/ Có hai dạng kết tủa cơ bản gồm: kết tủa vô định hình và:
a Đông vón
b Tinh thể
c Dạng gel
d Định hình

140/ Tích số tan là tích số ion của các chất khó tan trong:
a Dung môi
b Dung dịch bão hoà
c Dung dịch
d Dung dịch quá bão hòa

141/ Trường hợp cho thuốc thử vào dung dịch, các mầm được tạo ra từ từ. Các mầm
này có cơ hội phát triển thành hạt to.
Các ion được sắp đặt trên mầm tinh thể có hình dạng xác định gọi là:
a Không kết tủa
b Kết tủa gel
c Kết tủa vô định hình
d Kết tủa tinh thể

142/ Nếu cho thuốc thử nhiều vào dung dịch, các mầm tinh thể tạo ra ồ ạt, chưa kịp lớn
lên thành hạt to đã tập hợp ngay thành kết tủa.
Do quá trình tập hợp này quá nhanh, các ion được sắp xếp một cách hỗn độn, không
định hướng, kết tủa này gọi là:
a Kết tủa gel
b Kết tủa vô định hình
c Không kết tủa
d Kết tủa tinh thể

143/ Hai phương pháp chính định lượng bằng phương pháp kết tủa là:
a Phương pháp thủy ngân (I) và phương pháp bạc nitrat
b Phương pháp thủy ngân (I) và phương pháp bạc clorid
c Phương pháp thủy ngân (I) và phương pháp complexon
d Phương pháp thủy ngân (I) và phương pháp permanganat

144/ Một trong bốn điều kiện của phản ứng tạo thành kết tủa dùng trong định lượng theo
phương pháp kết tủa là:
a Xác định được điểm tương đương
b Xác định được điểm kết thúc chuẩn độ
c Định lượng cho kết quả đúng
d Định lượng cho kết quả chính xác

145/ Một trong những điều kiện để kết tủa tinh thể là:
a Kết tủa từ dung dịch loãng và nóng
b Kết tủa từ dung dịch đặc và nguội
c Kết tủa từ dung dịch loãng và nguội
d Kết tủa từ dung dịch đặc và nóng

C Nga: 0966116626
C Quyen: 0849469999

146/ Điều kiện để thu được kết tủa AmBn trong dung dịch:
a aAmaBn < TAmBn
b aAmaBn > TAmBn
c aAmaBn > 2TAmBn
d aAmaBn < 2TAmBn

147/ Khi tiến hành định lượng dung dịch NaCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO 3
vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu là phương pháp chuẩn độ :
a Chuẩn độ ngược
b Chuẩn độ thế
c Chuẩn độ thẳng
d Chuẩn độ thừa trừ

148/ Phương pháp định lượng kết tủa là phương pháp định lượng thể tích dựa trên cơ sở
của phản ứng tạo thành các chất:
a Tan
b Màu
c Keo
d Kết tủa

149/ Yêu cầu của phản ứng dùng để định lượng theo phương pháp kết tủa phải xảy ra
nhanh, chọn lọc, hoàn toàn...và chọn được chỉ thị phù hợp để nhận ra:
a Sự đổi màu của chỉ thị
b Điểm kết thúc chuẩn độ
c Màu sắc của phản ứng
d Điểm tương đương

150/ Phép định lượng bằng bạc nitrat là dựa vào phản ứng hóa học tạo các muối bạc
(clorid, bromid, iodid, cyanid, sulfocyanid) có tính chất:
a Ít tan
b Không tan
c Kết tủa
d Kết tinh

151/ Phép định lượng bằng thủy ngân (I) là dựa vào phản ứng hóa học tạo các muối thủy
ngân (I) (clorid, bromid, iodid…) có tính chất:
a Ít tan
b Không tan
c Kết tinh
d Kết tủa

152/ Phép định lượng bằng bạc nitrat trực tiếp là:
a Phương pháp Volhard
b Phương pháp Iod
c Phương pháp Mohr
d Phương pháp Fajans
153/ Phép định lượng bằng bạc nitrat thừa trừ là:
a Phương pháp Iod
b Phương pháp Mohr
c Phương pháp Fajans
d Phương pháp Volhard

154/ Phương pháp Fajans là còn gọi phương pháp:


a Chuẩn độ trực tiếp
b Chuẩn độ thay thế
c Chuẩn độ thừa trừ
d Chuẩn độ ngược

155/ Phương pháp Mohr dựa vào phản ứng hoá học tạo kết tủa giữa bạc nitrat với các
muối:
a Aseniat
b Nitrat
c Phosphat
d Halogenid

156/ Khi định bằng phương pháp Mohr, tại điểm tương đương khi cho dư một lượng
AgNO3, tủa màu trắng sẽ chuyển sang màu:
a Đỏ
b Hồng nhạt
c Xanh
d Vàng

157/ Không dùng phương pháp Mohr để định lượng I - và SCN- vì chỉ thị cromat có hiện
tượng hấp phụ và khó phát hiện:
a Chuyển màu chỉ thị
b Phản ứng đã xảy ra hoàn toàn
c Điểm kết thúc phản ứng
d Điểm tương đương

158/ Trong môi trường base mạnh AgNO3 sẽ phân huỷ thành kết tủa đen nào làm kết
quả định lượng theo phương pháp Mohr thiếu chính xác:
a AgOH
b Ag0
c Ag2O
d AgNO3

159/ Chỉ thị dùng trong phương pháp Mohr là:


a fluorescein
b Phèn sắt amoni
c Phenolphtalein
d Kali cromat
160/ Trong phương pháp Mohr, tại thời điểm tương đương, khi dư một giọt dung dịch bạc
nitrat, tủa màu trắng sẽ chuyển sang tủa:
a Ag2CrO4 kết tủa (đỏ)
b Ag2CrO4 kết tủa (đen)
c Ag2CrO4 kết tủa (xanh)
d Ag2CrO4 kết tủa (vàng)

161/ Phương pháp Mohr chỉ chính xác khi nồng độ chất cần xác định có tỉ lệ như thế nào
so với nồng độ dung dịch bạc nitrat:
a Xấp xỉ bằng
b Lớn hơn
c Bằng
d Nhỏ hơn

162/ Phương pháp Mohr phải tiến hành trong môi trường cho kết quả định lượng chính
xác nhất là:
a Kiềm yếu hoặc trung tính
b Môi trường kiềm mạnh
c Môi trường kiềm yếu
d Môi trường acid mạnh

163/ Khi định bằng phương pháp Volhard: tại điểm tương đương SCN - kết hợp với Fe3+
tạo kết tủa có màu:
a Đỏ máu
b Vàng
c Tím
d Xanh tuabin

164/ Vai trò của acid nitric trong phương pháp Volhard là: ngăn cản sự thủy phân của
Fe3+, ngăn cản sự phân hủy của Ag+ và ngăn cản sự:
a Sự hấp phụ
b Sự hấp thụ của tủa AgX với X-
c Sự phân ly
d Sự thuỷ phân

165/ Phương pháp Volhard thường sử dụng chỉ thị nào trong các chỉ thị dưới đây để xác
định điểm tương đương:
a Phèn sắt amoni
b Phenol phtalein
c Da cam methyl
d Kali cromat

166/ Phương pháp Volhard phải tiến hành trong môi trường:
a Môi trường acid acetic
b Môi trường amoni hydroxyd
c Môi trường acid nitric
d Môi trường natri hydroxyd

167/ Trong phương pháp Volhard, trước khi chuẩn độ AgNO 3 dư bởi KSCN phải tiến
hành:
a Thêm muối phèn sắt (II) amoni
b Thêm chỉ thị Fe2+
c Thêm H2O
d Lọc bỏ kết tủa AgCl

168/ Công thức của chỉ thị phèn sắt amoni là:
a Fe(NH4) 2.12H2O
b Fe(NH4)2.6H2O
c Fe(NH4)(SO4)2.6H2O
d Fe(NH4)(SO4)2.12H2O

169/ Trong phương pháp Fajans, khi sử dụng chỉ thị fluorescein, tại điểm tương đương
màu sắc sẽ chuyển:
a Từ đỏ sang vàng
b Từ đỏ sang tím
c Từ vàng sang tím
d Từ vàng sang hồng

170/ Trong phương pháp Fajans, có thể sử dụng chỉ thị eosin để xác định các ion sau:
a Br-, I-, SCN-
b Cl-, Br-, SO42-
c Cl-, Br-
d Cl-

171/ Phương pháp Fajans dùng:


a Chỉ thị hỗn hợp
b Chỉ thị tạo tủa
c Chỉ thị hấp phụ
d Chỉ thị tạo phức

172/ Kali cromat dùng làm chỉ thị trong phương pháp Mohr có nồng độ là:
a 5%
b 20%
c 50%
d 2%

173/ Chuẩn độ bằng phương pháp oxy hóa khử dựa trên phản ứng nào giữa chất oxy
hóa và chất khử trong dung dịch:
a Cho nhận electron
b Nhận electron
c Cho electron
d Cho nhận proton

174/ Chất không có tính oxy hóa hoặc tính khử nhưng có khả năng phản ứng hoàn toàn
với chất oxy hóa hay chất khử (thường tạo thành chất kết tủa hoặc tạo phức)
cũng có thể được định lượng bằng phương pháp oxy hóa khử theo cách nào sau đây:
a Gián tiếp
b Thế
c Thừa trừ
d Trực tiếp

175/ Trong phản ứng oxy hóa khử, để làm tăng tốc độ phản ứng có thể thực hiện một số
biện pháp sau: Tăng nồng độ, dùng chất xúc tác và:
a Tăng thời gian phản ứng
b Giảm nhiệt độ
c Dùng chỉ thị
d Tăng nhiệt độ

176/ Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng theo. Đối với hệ đồng thể khi nhiệt tăng
100C, tốc độ phản ứng tăng lên khoảng:
a 2-5 lần
b 2-3 lần
c 9-10 lần
d 8-10 lần

177/ Để tăng tốc độ phản ứng trong định lượng KMnO 4 bằng H2C2O4 0,1N, người ta sử
dụng cách:
a Tăng thời gian
b Tăng nhiệt độ
c Cho chất xúc tác
d Tăng nồng độ

178/ Để tăng tốc độ phản ứng trong định lượng glucose bằng I 2 0,1N, người ta sử dụng
cách nào sau đây:
a Thêm chỉ thị
b Tăng thời gian
c Tăng nhiệt độ
d Tăng nồng độ

179/ Chất chỉ thị oxy hóa khử ở dạng biến đổi theo thế oxy hóa khử của hệ đổi màu đặc
trưng ở thế oxy hóa tại thời điểm:
a Điểm kết thúc chuẩn độ
b Điểm tương đương
c Bước nhảy pH
d Điểm xảy ra tủa
180/ Trong quá trình chuẩn độ oxy hóa khử, nồng độ của thuốc thử và chất cần xác định
luôn thay đổi, điều đó dẫn đến sự thay đổi:
a pH
b Nồng độ
c Thành phần
d Thế oxy hóa khử

181/ Trong phương pháp oxy hóa khử, trị số bước nhảy thế phụ thuộc vào hiệu số ∆E 0
= E0OXK1 - E0OXK2 . Hiệu số ∆E0 càng lớn thì:
a Bước nhảy thế càng khó xác định
b Bước nhảy thế càng ngắn
c Bước nhảy thế càng dễ xác định
d Bước nhảy thế càng dài

182/ Để xác định điểm tương đương trong phương pháp oxy hóa khử bằng cách đo thế,
người ta tiến hành theo dõi:
a Tăng thế E
b Thay đổi thế E
c Ổn định của E
d Giảm thế E

183/ Phương pháp permanganat là phương pháp định lượng dựa vào khả năng oxy hóa
của permanganat ở trong môi trường:
a Acid
b Trung tính
c Kiềm nhẹ
d Kiềm

184/ Hoàn thành phương trình phản ứng sau:


MnO4- + 5e- + 8H+ → … ........ + 4H2O
a Mn0
b Mn4+
c Mn2+
d Mn3+

185/ ***/00258 Sản phẩm oxy hóa của KMnO4 trong môi trường kiềm là MnO2 có màu:
a Tím
b Đỏ nâu
c Nâu
d Không màu

186/ Trong thực tế, định lượng các chất khử bằng dung dịch KMnO 4 trong môi trường:
a Kiềm
b Trung tính
c Acid
d Muối

187/ Trong phương pháp định lượng Iod, người ta thường nhỏ chỉ thị hồ tinh bột vào thời
điểm:
a Ngay ban đầu
b Sau điểm tương đương
c Gần đến điểm tương đương
d Ngay tại điểm tương đương

188/ Trong phương pháp định lượng Iod thế và thừa trừ với chỉ thị hồ tinh bột, tại điểm
tương đương dung dịch chuyển từ:
a Màu xanh sang không màu
b Tím sang không màu
c Không màu sang xanh
d Không màu sang tím

189/ Định lượng bằng phương pháp iod phải tiến hành trong môi trường:
a Acid mạnh
b Acid yếu hoặc trung tính
c Kiềm mạnh
d Trung tính

190/ Điểm giống nhau giữa phản ứng oxy hóa - khử và phản ứng acid - base là:
a Tốc độ phản ứng như nhau
b Đều cho nhận điện tử
c Tham gia của dung môi nước như nhau
d Quá trình cho nhận điện tử thực hiện trực tiếp trong dung dịch

191/ Có thể sử dụng phương pháp định lượng bằng kali permanganat để định lượng
chất:
a Fe3+
b Cu2+
c K2Cr2O7
d H2O2

192/ Trong các nhóm định lượng sau, nhóm nào là phương pháp oxy hóa khử:
a NaCl bằng AgNO3
b Glucose bằng Iod
c Ba2+ bằng tạo tủa BaSO4
d NaOH bằng HCl

193/ Dùng dung dịch chuẩn độ kali permanganat 0,1N để định lượng dung dịch acid
oxalic thường ở nhiệt độ cho kết quả chính xác nhất:
a < 500C
b 900C - 1000C
c 700C - 800C
d Nhiệt độ phòng

194/ Chỉ thị dùng trong định lượng KMnO4 bằng H2C2O4 0,1N là:
a KMnO4
b Methyl da cam
c Hồ tinh bột
d Phenol phtalein

195/ Chỉ thị dùng trong định lượng H2O2 bằng KMnO4 0,1N là:
a Phenol phtalein
b Methyl da cam
c Hồ tinh bột
d KMnO4

196/ Chỉ thị dùng trong định lượng glucose bằng I 2 0,1N là:
a Phenol phtalein
b Methyl da cam
c KMnO4
d Hồ tinh bột

197/ Để định lượng glucose bằng Iod 0,1N người ta dùng:


a Chỉ thị nội
b Chỉ thị tự thân
c Chỉ thị đa năng
d Chỉ thị ngoại

198/ Để định lượng H2O2 bằng KMnO4 0,1N người ta dùng:


a Chỉ thị tự thân
b Chỉ thị đa năng
c Chỉ thị ngoại
d Chỉ thị nội

199/ Trong môi trường acid, ion mangan có thể tồn tại ở nhiều trạng thái oxy hóa khác
nhau như:
a Mn2+, Mn3+, Mn4+
b Mn2+, Mn4+, Mn5+ và Mn7+
c Mn2+, Mn4+ và Mn7+
d Mn2+, Mn3+, Mn4+ và Mn7+

200/ Tinh bột hấp phụ iod cho sản phẩm có màu:
a Tím
b Đỏ
c Xanh
d Đen

You might also like