You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 - CHUYÊN


ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Theo hệ thống phân loại 3 Lãnh giới, sinh vật được phân loại thành 3 nhóm lớn gồm: Lãnh
giới Vi sinh vật cổ, Lãnh giới Vi khuẩn, Lãnh giới Sinh vật nhân thực. Trình bày điểm khác nhau cơ
bản giữa sinh vật thuộc Lãnh giới Vi khuẩn và sinh vật thuộc Lãnh giới Vi sinh vật cổ.
b) Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố có trong tế bào? Làm thế nào có thể phát hiện được ion
Cl- có trong tế bào của rau khoai lang?
Câu 2 (2,0 điểm):
a) Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống
nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc hai loại bào quan này?
b) Tại sao lên men giải phóng ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở các tế bào cơ,
vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
Câu 3 (2,0 điểm):
a) Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép phôtpholipit) với màng sinh chất,
người ta dùng glixêrol và Cl-. Hãy cho biết glixêrol và Cl- đi qua màng nào? Giải thích?
b) Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào đười ươi và một tế bào tinh tinh với nhau sau
một thời gian quan sát thấy prôtêin trong màng của tế bào đười ươi và tế bào tinh tinh sắp xếp xen kẽ
nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào?
Câu 4 (2,0 điểm):
a) Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP
theo cơ chế hóa thẩm? Nếu trong điều kiện thiếu O2, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty
thể thì điều gì sẽ xảy ra?
b) Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh.
Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp?
Câu 5 (2,0 điểm):
a) Chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi truyền electron
trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
b) Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục
và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh enzim A, một chủng
khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để
thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
Câu 6 (2,0 điểm):
a) Vì sao các nhiễm sắc tử chị em có thể đính kết và tách nhau ra trong các quá trình phân bào
có tơ diễn ra bình thường?
b) Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể có thể di chuyển được về hai cực tế bào
theo các cơ chế nào?
Câu 7 (2,0 điểm):
Cho bảng số liệu theo dõi sự sinh trưởng của vi khuẩn về mặt lí thuyết như sau:
Thời gian (phút) Số lần phân chia (n) Số tế bào của quần thể
0 0 20 = 1
30 1 21 = 2
60 2 22 = 4
90 3 23 = 8
a) Hãy cho biết thời gian thế hệ và tốc độ sinh trưởng riêng của quần thể vi khuẩn trên?

1
b) Giả sử nuôi cấy một lượng khoảng 200 tế bào vi khuẩn trên vào môi trường dinh dưỡng X,
nhận thấy pha cân bằng đạt được sau 7 giờ với tổng số tế bào là 1638400 tế bào. Hãy xác định xem
vi khuẩn có trải qua pha tiềm phát hay không?
Câu 8 (2,0 điểm):
Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm
1 và 2 đều có 5 ml dung dịch đường saccarôzơ.
a) Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 30 0C trong 2
phút, làm tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
b) Nếu cho lyzozym và phage tương ứng vào ống 1, rồi để vào tủ ấm 30 0C trong 2 phút, các vi
khuẩn có bị virut tấn công không? Vì sao?
Câu 9 (2,0 điểm):
a) Các chất tan vận chuyển qua màng sinh chất có thể đi theo những con đường nào? Tốc độ
khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh hai con đường vận chuyển các phân tử ngoại
bào: nhập bào nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy tế bào động vật trong môi trường có bổ
sung prôtêin A hoặc protein B ở các nồng độ khác nhau. Kết quả là cả hai loại protein đều được
tìm thấy trong các túi vận chuyển nội bào (Hình 1.1 và Hình 1.2).

Hình 1.1 Hình 1.2


Mỗi protein A và protein B được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm):
Ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n = 10, mỗi cặp NST đều có một
chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh
trùng có 20% số tế bào sinh tinh chỉ xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 1; 30% nhóm tế bào
khác chỉ xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 2; nhóm tế bào còn lại không xảy ra trao đổi chéo.
Hãy xác định:
- Số loại tinh trùng mang NST có trao đổi chéo tối đa được hình thành.
- Tỉ lệ tinh trùng mang NST có trao đổi chéo.
..................................Hết..................................

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………….………..…….….….…Số báo danh……………………

You might also like