You are on page 1of 6

Câu 3:. Giai cấp công nhân là giai cấp triệt để cách mạng, vì sao?

(Châu)

-Đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến gắn liền với những thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại.

-Là gia cấp được trang bị bởi một lý luận khoa học ,CM và luôn đi đầu trong mọi phong
trào CM theo mục tiêu xoá bỏ XH cũ lạc hậu ,xây dựng xã hội mới tiến bộ → tập hợp
được đông đảo các giai cấp ,tầng lớp khác vào trong CM 

Câu 4: Tại sao nói Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp
công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình? (Chi)
- Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.
- Đảng Cộng sản bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân lao động. Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản của mình.
- Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân, không tách rời với giai cấp công
nhân, nhân dân lao động.
- Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
+ Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được địa vị thống trị, giữ vai trò lãnh đạo xã
hội mà không tạo ra được trong hàng ngũ của mình một đảng chính trị, lực lượng tiên
phong để lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,
chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình để lãnh
đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thành được sứ
mệnh lịch sử của mình.
+ Nếu không có chính đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát , đấu
tranh vì mục đích kinh tế, chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh vì mục đích
chính trị. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
+ Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ
chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân.

Câu 8: Tại sao giai cấp nông dân không phải là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam? (Hằng)

Trước cách mạng, Nông dân chiếm tới 90% dân số, chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của địa
chủ, thực dân nhưng họ chỉ đóng vai trò là lực lượng tham gia cách mạng, là một trong
những động lực cách mạng chứ không đủ khả năng lãng đạo cách mạng. Bởi:

1. Không có hệ tư tưởng riêng (khác với công nhân: vừa ra đời đã chịu sự tác động mạnh
mẽ của cm tháng 10 Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin thông qua những hoạt động của
NAQ)

2. Tinh thần cách mạng thiếu triệt để ( bị chi phối bởi tư liệu sản xuất)

3. Tư tưởng nông dân (gắn bó với mảnh ruộng, thôn quê nên tư tưởng còn hẹp hòi và bó
buộc..)
4. Không đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ (khác với công nhân. Công nhân làm
việc trong các nhà máy, xí nghiệp nên có điều kiện tiếp xúc với máy móc, phương thức
sản xuất tiến tiến)

Câu 10: Trình bày lý do giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản
chủ nghĩa? (Giang)

Giai cấp công nhân là chủ thể và là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, là chủ thể
của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Họ là những người trực tiếp hay gián tiếp vận
hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày
càng cao,. Họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc
điểm nổi bật, như là: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hoá, năng suất
lao động cao và tạo ra những tiền đề của cải vật chất của xã hội mới,..Do đó, không sai
khi nói rằng giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là con đẻ của
nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Câu 20: Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bước vào giai đoạn
bùng nổ ngày càng có nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức người, sức lao
động.Vậy giai cấp công nhân có đứng trước nguy cơ thất nghiệp không? Và
làm thế nào để cải thiện tình trạng này? (Đạt)
Tất nhiên khi sử dụng máy móc công nghệ hiện đại thì bộ phận công nhân không
có trình độ tay nghề sẽ bị đào thải và trở nên thất nghiệp. Và nếu muốn không rơi
vào tình trạng này thì phải tự nâng cao trình độ bản thân sao cho phù hợp với sự
phát triển của xã hội thì khi đó bản thân sẽ duy trì được công việc ổn định của
mình.
23. Gần đây, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KHCN)
hiện đại, các học giả của thuyết kỹ trị cho rằng, sự xuất hiện ngày càng nhiều
“robot thông minh”, “trí tuệ nhân tạo” khiến người máy đang dần thay thế
con người. Điều đó khiến người lao động vốn từ chỗ là chủ thể của quá trình
sản xuất đang bị gạt ra bên lề quá trình sản xuất ấy, trở thành nhân tố đóng
vai trò thứ yếu. Bạn nghĩ sao về quan điểm này? (Chi)

Đây là quan điểm sai trái, với mục đích sâu xa là phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân.

Có thể nhận thấy, quan điểm trên căn cứ vào sự phát triển của xã hội hiện đại mà
thời của C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có được để phủ nhận tính đúng đắn trong
quan điểm về vai trò quyết định của người lao động trong hoạt động sản xuất vật
chất cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Không thể phủ nhận được
ngày nay những thành tựu của KHCN hiện đại với sự ra đời của người máy đã thay
thế không chỉ những công việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp, mà còn có thể
thay thế cho cả những hoạt động tinh vi, phức tạp của con người. Tuy nhiên, điều
đó không có nghĩa là người lao động trở thành yếu tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá
trình sản xuất. Về thực chất, KHCN trước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức,
sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Do yêu cầu của sản xuất mà con
người đã sáng tạo và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát triển của KHCN, đồng
thời quyết định việc sử dụng KHCN vào sản xuất theo mục đích của mình. Thực tế
cho thấy, kỹ thuật, công nghệ hiện đại dù năng động và cách mạng đến mấy cũng
chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự điều khiển,
giám sát của con người. Do đó, dù trí tuệ nhân tạo dẫu được mệnh danh là tiên tiến
đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào
những chương trình mà con người đã lập ra, đã cài đặt vào máy tính điện tử và
người máy công nghiệp. Vì vậy, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại
của KHCN hiện đại, người lao động hay nói cụ thể hơn là giai cấp công nhân vẫn
đóng vai trò quyết định hoạt động sản xuất vật chất.

26)Phương thức lao động giai cấp công nhân. Nêu vai trò giai cấp trong sản
xuất tư bản chủ nghĩa (Đạt)
- -Về phương thức lao động của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là những
người lao động công nghiệp, sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
- Về địa vị của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: giai cấp
công nhân là những người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản
xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. Mác khẳng định
“Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu
sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống
Câu 28: Trình bày quan điểm của bạn về ý kiến: Trong giai đoạn phát triển của
cuộc cách mạng KHCN 4.0 ngày nay, thì trí thức là đội ngũ lãnh đạo xã hội, chứ
không phải GCCN. Chỉ có những nhà khoa học, trí thức mới có thể đưa đất nước
phát triển nhanh và sánh được với các nước phát triển trên thế giới” (Châu)

Vai trò quan trọng của trí thức đối với sự phát triển của xã hội là điều không thể phủ nhận,
cách đây gần 300 năm, nhà Bác học Lê Quý Đôn từng khẳng định, “Phi trí, bất hưng”.
Ngày nay, bằng những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng các
phát minh, sáng chế của trí thức đã làm cho quá trình sản xuất vật chất của công nhân và
nông dân đã có thay đổi căn bản -) thay đổi sức sản xuất của xã hội, tạo ra sự phát triển
vượt bậc của xã hội và thời đại. Tuy vậy, trí thức không thể là đội ngũ lãnh đạo xã hội
trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì: 

Từ tổng kết thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại thì một giai cấp đảm nhận vai trò
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, xã hội cần phải có những điều kiện cơ bản sau: đại diện
cho phương thức sản xuất tiến bộ trong xã hội; có hệ tư tưởng riêng phản ánh được quy
luật chính trị - xã hội; có lợi ích đại diện cho nhiều giai - tầng xã hội. Hiện nay, ngoài
những điều kiện nêu trên, còn đòi hỏi giai cấp này phải có hạt nhân chính trị- đó là chính
đảng và những phẩm chất cần thiết. Xét các điều kiện trên thì trí thức không có được điều
kiện nào.

Trước hết, trí thức tồn tại với tư cách không phải là một giai cấp, mà chỉ là một đội ngũ xã
hội đặc biệt. Từ vị trí trong phân công lao động xã hội, trí thức không có quan hệ riêng và
trực tiếp với sở hữu tư liệu sản xuất, không giữ vị trí độc lập trong hệ thống sản xuất - các
dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giai cấp; -) họ không có khả năng đại biểu cho
phương thức sản xuất nào -) không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước
các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. V.I.Lênin chỉ rõ “nếu không  nhập cục với một giai
cấp thì giới trí thức chỉ là một con  số không mà thôi”

Thứ hai, trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập, trí thức luôn gắn với những giai cấp
nhất định, trí thức nói chung là của giai cấp thống trị do hệ thống giáo dục và đường lối
đào tạo của Nhà nước, giai cấp thống trị ấy tạo ra. Trong lịch sử, một giai cấp chỉ khẳng
định được vai trò lãnh đạo của mình nếu có hệ tư tưởng. Nếu không có thì các phong trào
cách mạng chỉ có tính chất tự phát, tạm thời.

 Thứ ba, trí thức không đại diện cho lợi ích nhiều giai - tầng xã hội. Do họ không có lợi
ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Mặt khác, quá trình đấu tranh giai cấp và tác
động nhiều mặt về lợi ích đã làm cho trí thức phân hóa thành những bộ phận khác nhau.

 Thứ tư, trí thức không có được tinh thần cách mạng triệt để như giai cấp công nhân trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin cho rằng: “so với giai cấp công nhân thì
giới trí thức bao giờ cũng có nhiều tính chất cá nhân chủ nghĩa hơn”

Câu 30: Tại sao đối với những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo thì
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện sự liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân là một tất yếu khách quan và có thể thực hiện được? (Hằng)
Ở những nước khi mà giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác còn là lực lượng
đông đảo trong xã hội thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi nếu
giai cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó
nòng cốt là liên minh công - nông.
- Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp,
C.Mác đã chỉ ra rằng: "Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào và cũng
không thể dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư sản, nổi dậy chống chế độ
tư sản".

V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận liên minh công - nông của C.Mác và
Ph.Ăngghen vào thực tiễn Cách nạng Tháng Mười Nga. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, V.I.Lênin thường xuyên chủ trương và thực hiện củng cố khối liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan
trọng đưa tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười.

Sau Cách mạng Tháng Mười. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới xây dựng khối liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác. Người chỉ
rõ: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô
sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những tầng lớp lao động
không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức)".

V.I.Lênin cho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhà
nước. "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp vô
sản và nông dân để giai câp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà
nước".

Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không phải là duy trì giai cấp và
sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còn giai
cấp, không còn nhà nước. Điểu đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng khối liên
minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động
khác.
- Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Xây dụng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp
lao động khác trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khách quan chủ yếu sau
đây:

Thứ nhất, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như
nhiều tầng lớp lao động khác đều là những người lao đông, đều bị áp bức bóc lột.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế quốc dân là một thể thống
nhất của nhiều ngành, nghề.... nhưng trong đó công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành
sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông
dân thì hai ngành kinh tế này cũng như các ngành, nghề khác không thể phát triển được.
Công nghệ tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ cho toàn xã hội, tạo ra nông sản phục
vụ cho công nghiệp. V.I.Lênin khẳng định: "Công xưởng xã hội hóa sẽ cung ấp sản phẩm
của mình cho nông dân và nông dân sẽ cung cấp lại lúa mì. Đó là hình thức tồn tại duy
nhất có thể được của xã hội xã hội chủ nghĩa, là hình thức duy nhất để vây dựng chủ
nghĩa xã hội".
Thứ ba, xét về mặt chính trị - xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng
lớp lao động khác là lượng chính trị to 1ớn trong xây dựng, bảo vệ chính quvền nhà nước,
trone xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Do vậy, giai cấp nông dân và nhiều tầng lớp lao
động khác trở thành những người bạn "tự nhiên”, tất yếu của giai cấp công nhân.

Câu 31: Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan
xen với khó khăn gì? (Giang)

Một là, về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Dự
báo đến năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng 20,5 triệu người. Công nhân
trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát
triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về
số lượng.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công
nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học -
công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh
nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy
móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao
tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm
việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay
từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện
đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công
nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
trong tương lai…

Hai là, về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn
nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được
yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu
nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề;
tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân
từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống”

Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải
thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Do đó, nếu không tập trung đầu tư nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ bị
thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một
thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo
đang ngày càng cao…

Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác lao
động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi
chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về
không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao
động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Đây là một
thách thức không nhỏ đối với công nhân VN.

You might also like