You are on page 1of 6

Tiết 2.

EU - HỢP TÁC, LIÊN KẾT ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN


1. Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu ?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
D. Sản phẩm mỗi nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.
2. Tự do di chuyển bao gồm tự do
A. cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
D. đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.
3. Tự do lưu thông hàng hoá là
A. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
B. tự do đối với các dịch vụ vận tải, du lịch.
C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán.
D. Hàng hoá bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng.
4. Tự do di chuyển trong EU không bao gồm tự do
A. đi lại. C. chọn nơi làm việc.
B. cư trú. D. thông tin liên lạc.
5. Tự do lưu thông dịch vụ trong EU không bao gồm tự do đối với các dịch vụ
A. giao thông vận tải. C. chọn nơi làm việc.
B. thông tin liên lạc. D. ngân hàng, du lịch.
6. Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc
A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán.
B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư lợi nhất.
C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác.
D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hoá của mỗi nước.
7. Đồng tiền chung của châu Âu (đồng ơ-rô) được chính thức đưa vào giao dịch thanh toán từ
năm nào?
A. 1997 B. 1998. C. 1999. D. 2000.
8. Phát biểu nào sau đây không đúng với thương mại của EU?
A. Kinh tế của các nước phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu.
B. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước thuộc thế giới thứ ba.
C. EU không cổ động cho tự do buôn bán thế giới.
D. Các nước đã dở bỏ hàng rào thuế quan với nhau.
9. Các nước sáng lập và phát triển tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) gồm:
A. Đức, Pháp, Tây Ban Nha. C. Đức, Pháp, Anh.
B. Đức, Pháp, Đan Mạch. D. Đức, Pháp, Thuỵ Điển.
10. Hoạt động nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.
C. Dùng đồng tiền chung của EU.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI LIÊN BANG NGA

1. Lãnh thổ của Liên bang Nga


A. có diện tích rộng nhất thế giới. C. giáp Ấn Độ Dương.
B. nằm hoàn toàn ở châu Âu. D. liền kề với Đại Tây Dương.
2. Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Liên bang Nga?
A. Nằm ở châu lục Á, Âu. C. Giáp với Thái Bình Dương.
B. Nằm ở bán cầu Bắc. D. Giáp với Đại Tây Dương.
3. Liên bang Nga không phải là một đất nước có
A. đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo.
B. chiều đông - tây trải dài trên 11 múi giờ.
C. Giáp nhiều biển rộng và đại dương lớn.
D. lãnh thổ nằm hoàn toàn ở châu Âu.
4. Lãnh thổ Liên bang Nga không giáp với biển nào sau đây?
A. Ban-tích. C. Ca-xpi.
B. Biển Đen. D. Địa Trung Hải.
5. Liên bang Nga giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.
B. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
D. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
6. Đặc điểm nào sau đây không thể hiện Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Diện tích lớn nhất thế giới, nằm trên hai châu lục.
B. Đất nước trải dài từ đông sang tây, trên 11 múi giờ.
C. Đường bờ biển dài, giáp nhiều đại dương và biển.
D. Có các đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
7. Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên
bang Nga?
A. Von-ga. B. Ôbi. C. Ênitxây. D. Lêna.
8. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của nước Nga?
A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
B. Phần lớn là núi và cao nguyên.
C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
D. Có nguồn trữ năng thuỷ điện lớn.
9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần phía Đông của nước Nga?
A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng.
B. Phần lớn là núi và cao nguyên.
C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
D. Có nguồn trữ năng thuỷ điện lớn.
10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần phía Đông của nước Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
C. Có nguồn trữ năng thuỷ điện lớn.
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
11. Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của nước Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.
B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
C. Có nguồn trữ năng thuỷ điện lớn.
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
12. Đặc điểm tự nhiên của phần phía Đông nước Nga là
A. phần lớn núi và cao nguyên. C. có dãy U-ran giàu khoáng sản.
B. có đồng bằng và vùng trũng. D. có nhiều đồi thấp và đầm lầy.
13. Nơi có nhiều thuận lợi cho trồng cây lương thực của Nga là
A. đồng bằng Đông Âu. C. đông Xi-bia.
B. đồng bằng Tây Xi-bia. D. phần phía Đông.
14. Dầu mỏ của Nga tập trung nhiều ở
A. đồng bằng Đông Âu. C. cao nguyên Trung Xi-bia.
B. đồng bằng Tây Xi-bia. D. ven Bắc Băng Dương.
15. Dãy núi U-ran là nơi tập trung nhiều
A. dầu mỏ. C. than đá.
B. khí tự nhiên. D. kim cương.
16. Dãy U-ran được xem là ranh giới tự nhiên của
A. đồng bằng Đông Âu và cao nguyên Trung Xi-bia.
B. phần lãnh thổ phía Đông và phần lãnh thổ phía Tây.
C. hai châu lục Á - Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga.
D. hai bán cầu Đông - Tây trên lãnh thổ Liên bang Nga.
17. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên nước Nga?
A. Địa hình cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.
B. Phần phía Tây chủ yếu là đồng bằng và vùng trũng.
C. Phần phía Đông phần lớn là núi và cao nguyên.
D. Dãy U-ran là ranh giới của phần phía Đông và Tây.
18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng Đông Âu của nước Nga?
A. Địa hình tương đối cao, xen lẫn đồi thấp.
B. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.
C. Phần phía bắc đồng bằng chủ yếu là đầm lầy.
D. Là nơi tập trung dân cư và các thành phố.
19. Đồng bằng Tây Xi-bia là nơi
A. chủ yếu là đầm lầy. C. trồng nhiều cây lương thực.
B. có nhiều than, quặng sắt. D. là nơi chăn nuôi chính.
20. Điểm khác của đồng bằng Đông Âu với đồng bằng Tây Xi-bia là
A. phần lớn diện tích chủ yếu là đầm lầy.
B. tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp.
C. nông nghiệp chỉ tiến hành được ở phía Nam.
D. tập trung nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.
21. Biểu hiện nào sau đây là khó khăn của tự nhiên Nga đối với phát triển kinh tế?
A. Tài nguyên tập trung chủ yếu ở vùng núi.
B. Nhiều sông ngòi có trữ năng thuỷ điện lớn.
C. Phần lớn lãnh thổ nằm ở khí hậu ôn đới.
D. Diện tích rừng lớn, chủ yếu rừng khái thác.
22. Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga thuộc vành đai khí hậu
A. cận cực. C. cận nhiệt.
B. ôn đới. D. nhiệt đới.
23. Dân tộc nào sau đây chiếm đến 80% dân số LB Nga?
A. Tác-ta. B. Chu-vát. C. Nga. D. Bát-xkia.
24. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội Nga?
A. Người Nga là dân tộc chủ yếu. C. Tỉ lệ dân sống ở thành thị lớn.
B. Mật độ dân số trung bình cao. D. Nhiều người di cư ra nước ngoài.
25. Dân thành thị của Nga chủ yếu sống ở các đô thị
A. nhỏ và trung bình. C. rất lớn và lớn.
B. trung bình và rất lớn. D. lớn và trung bình.
26. Dân cư Nga tập trung đông đúc ở
A. đồng bằng Đông Âu. C. cao nguyên Trung Xi-bia.
B. đồng bằng Tây Xi-bia. D. vùng Đông Xi-bia.
27. Nơi nào sau đây ở Nga không phải có mật độ dân cư thấp nhất?
A. Khu vực có băng tuyết ở phía Bắc.
B. Vùng có khí hậu cận cực ở Đông Bắc.
C. Khu vực đầm lầy ở bắc Tây Xi-bia.
D. Các nơi thấp ở đồng bằng Đông Âu.
28. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nga là một cường quốc văn hoá?
A. Có nhiều công trình kiến trúc, văn học, nghệ thuật giá trị .
B. Có nhiều nhà bác học thiên tài, nổi tiếng khắp thế giới.
C. Nghiên cứu khoa học cơ bản rất mạnh, tỉ lệ người biết chữ cao.
D. Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ.

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN

1. Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây?


A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á.
2. Quần đảo Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài (km)
A. 3600. B. 3700. C. 3800. D. 3900.
3. Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
4. Nhật Bản không phải là một đất nước
A. quần đảo, trải ra hình vòng cung. C. có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ.
B. có 4 đảo lớn từ bắc xuống nam. D. giàu có tài nguyên khoáng sản.
5. Nhật Bản không phải là nước có
A. địa hình chủ yếu là đồi núi. C. nhiều sông ngòi ngắn, dốc.
B. nhiều quặng đồng, than đá. D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
6. Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên
A. ngư trường nhiều cá. C. động đất thường xuyên.
B. sóng thần dữ dội. D. bão lớn hàng năm.
7. Khó khăn chủ yếu nhất về thiên nhiên của Nhật Bản là
A. có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
B. có nhiều núi lửa, động đất ở khắp nơi.
C. trữ lượng khoáng sản không đáng kể.
D. nhiều đảo lớn, đảo nhỏ cách xa nhau.
8. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao. C. Có sự khác nhau theo mùa.
B. Thay đổi từ bắc xuống nam. D. Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới.
9. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phía bắc Nhật Bản?
A. Khí hậu có tính chất ôn đới. C. Mùa hạ nóng, mưa to và bão.
B. Mùa đông kéo dài và lạnh. D. Có nhiều tuyết về mùa đông.
10. Đặc điểm khí hậu phía nam của Nhật Bản là
A. mùa đông kéo dài, lạnh. C. có nhiều tuyết về mùa đông.
B. mùa hạ nóng, mưa to và bão. D. nhiệt độ thấp và ít mưa.
11. Khoáng sản nào sau đây được xem là đáng kể ở Nhật Bản?
A. Đồng. B. Chì. C. Than. D. Sắt.
12. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là
A. dân số không đông. C. tốc độ gia tăng dân số cao.
B. tập trung nhiều ở miền núi. D. cơ cấu dân số già.
13. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?
A. Nhật Bản là một nước đông dân.
B. Phần lớn dân ở các đô thị ven biển.
C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao.
D. Tỉ lệ người già ngày càng lớn.
14. Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản?
A. Tập trung nhiều vào các đô thị.
B. Tinh thần trách nhiệm tập thể cao.
C. Người già ngày càng nhiều.
D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao.
15. Biểu hiện nào sau đây nói lên người Nhật ham học?
A. Tận dụng thời gian cho công việc.
B. Làm việc cần cù, tích cực.
C. Có tinh thần trách nhiệm cao.
D. Chú trọng đầu tư cho giáo dục.
16. Khó khăn chủ yếu nhất của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế không phải là
A. tốc độ tăng dân số thấp và giảm dần.
B. phần lớn dân cư phân bố ven biển.
C. cơ cấu dân số già, trên 65 tuổi nhiều.
D. tỉ suất tăng dân số tự nhiên rất nhỏ.
17. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
không phải nhờ vào việc
A. hiện đại hoá công nghiệp. C. áp dụng các kĩ thuật mới.
B. tăng các nguồn vốn đầu tư. D. nhập nhiều nhiên liệu.
17. Ích lợi chủ yếu của việc duy trì các cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công ở Nhật Bản không phải là
A. tận dụng được sức lao động của người dân.
B. hàng hoá chiếm lĩnh được thị trường "ngách".
C. hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu.
D. sử dụng được các nguồn vốn của người dân.
18. Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế Nhật Bản hiện nay?
A. Đứng vào tốp đầu thế giới về kinh tế, tài chính.
B. GDP bình quân đầu người cao nhất trong G7.
C. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu châu Á.
D. Phát triển mạnh các ngành kĩ thuật, công nghệ cao.

You might also like