You are on page 1of 5

Phần I.

TRẮC NGHIỆM (7đ)


LIÊN BANG NGA
Câu 1. Là quốc gia rộng lớn nhất thế giới, lãnh thổ nước Nga bao gồm
Toàn bộ Đồng bằng Đông Âu.
Toàn bộ phần Bắc Á.
Phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
Toàn bộ phần Bắc Á và một phần Trung Á.
Câu 2. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 3. Về mặt tự nhiên, gianh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là
A. Dãy núi Uran. B. Sông Ê – nít - xây.
C. Sông Ô bi. D. Sông Lê na.
Câu 4. Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây sông Ê – nít - xây là
A. Đồng bằng và vùng trũng. B. Núi và cao nguyên.
C. Đồi núi thấp và vùng trũng. D. Đồng bằng và đồi núi thấp.
Câu 5. Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là
A. Cao ở phía bắc, thấp về phía nam. B. Cao ở phía nam, thấp về phía bắc.
C. Cao ở phía đông, thấp về phía tây. D. Cao ở phía tây, thấp về phía đông.
Câu 6. Nơi tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên của nước Nga là
A. Đồng bằng Đông Âu. B. Đồng bằng Tây Xi - bia.
C. Cao nguyên Trung Xi – bia. D. Dãy núi U ran.
Câu 7. Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là
A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. B. Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt.
C. Khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali. D. Than đá, quặng sắt, quặng kali.
Câu 8. Nhận xét đúng nhất về các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh
thổ phía Tây của nước Nga là
Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim, hóa chất.
Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.
Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.
Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.
Câu 9. Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu
A. Cận cực giá lạnh. B. Ôn đới.
C. Ôn đới hải dương. C. Cận nhiệt đới.
Câu 10. Nhận định đúng về tiềm năng thủy điện của Liên bang Nga
Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung ở phần phía Tây.
Tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, tập trung ở phần phía Đông.
Tổng trữ năng thủy điện là 320 triệu kW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi – bia.
Tổng trữ năng thủy điện là 230 triệu kW, phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số của Liên bang Nga giảm mạnh vào thập niên 90 của thế kỷ XX là
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên âm. B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử.
C. Người Nga di cư ra nước ngoài nhiều. D. Tỉ suất sinh giảm chậm.
Câu 12. Dân số thành thị của nước Nga sống chủ yếu ở các thành phố
A. Lớn và các thành phố vệ tinh. B. Trung bình và các thành phố vệ tinh.
C. Nhỏ và các thành phố vệ tinh. D. Nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh.
Câu 13. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là
Tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam.
Tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây.
Tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc.
Tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc.
Câu 14. Nhận định không đúng về thành tựu của nền kinh tế Nga sau năm 2000 là
A. sản lượng các ngành kinh tế tăng, tăng trưởng kinh tế cao.
B. dự trữ ngoại tệ đúng thứ ba thế giới (năm 2005).
C. đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô-Viết.
D. đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Câu 15. Nhận xét không chính xác về tình hình tăng trưởng GDP của Liên bang Nga thời kỳ 1990-2005 là
A. giai đoạn 1990-1998 liên tục tăng trưởng âm.
B. giai đoạn 1999-2005 liên tục tăng trưởng ở mức cao.
C. GDP tụt giảm mạnh nhất vào năm 1998.
D. GDP tăng trưởng cao nhất vào năm 2000.
Câu 16. Đây là một nội dung quan trọng của chiến lược kinh tế mới của Nga
Tăng cường quan hệ với các nước trong khối SNG.
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng
Ổn định giá của đồng rup
Phát triển kinh tế theo bề rộng
Câu 17. Ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho LB Nga hàng năm là:
Ngành công nghiệp khai thác vàng và kim cương
Ngành công nghiệp khai thác dầu khí
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ giấy
Ngành công nghiệp chế tạo máy bay và đóng tàu
Câu 18.Các ngành công nghiệp hiện đại của LB Nga là:
Hóa chất, điện tử- viễn thông, đóng tàu biển
Sản xuất thiết bị tàu biển, hàng không, điện tử-tin học, hóa chất
Điện tử- tin học, hàng không, vũ trụ, nguyên tử
D.Sản xuất ô tô, nguyên tử, hàng không
Câu 19. Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là
Năng lượng, luyện kim, khai thác vàng và kim cương, chế biến gỗ giấy, bột xenlulo
Luyện kim, cơ khí, điện tử-tin học, hóa chất
Sản xuất ô tô, hóa chất, điện nguyên tử, điện tử
D.Chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, chế biến thực phẩm
Câu 20.Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của LB Nga là
A. công nghiệp luyện kim B. công nghiệp chế tạo máy
C. công nghiệp quân sự D. công nghiệp chế biến thực phẩm
Câu 21.Khó khăn lớn nhất của nông nghiệp Nga là
phần lớn lãnh thổ là đầm lầy, băng giá nên thiếu đất canh tác
thời tiết, khí hậu quá sức khắc nghiệt
C.dân số già nên thiếu lực lượng lao động
D. sông ngòi đóng băng thường xuyên nên thiếu nước tưới
Câu 22. Nhận xét không chính xác về các ngành dịch vụ của LB Nga là:
A.Liên bang Nga có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tương đối phát triển ở các loại hình
B.Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga
C. Liên bang Nga có nhiều tiềm năng du lịch, nguồn thu từ ngành này đạt 15 tỉ USD vào năm 2005
D. Mat-x cơ-va và Xanh Pê-tec-bua là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của nước Nga
NHẬT BẢN
Câu 1. Nhật Bản là quốc gia quần đảo nằm ở
A. Đông Á. B. Bắc Á. C. Nam Á. D. Tây Á.
Câu 2. Chiếm 61% tổng diện tích nước Nhật Bản đó là diện tích của hai đảo nào?
A. Hô – cai – đô và Hôn – su. B. Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
C. Hô – cai – đô và Kiu - xiu. D. Hôn – su và Xi – cô – cư.
Câu 3. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ bắc xuống nam là
Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
Hô – cai – đô, Hôn – su, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.
Hôn – su, Hô – cai – đô, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
Hôn – su, Hô – cai – đô, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.
Câu 4. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ nam lên bắc là
Xi – cô – cư, Kiu – xiu, Hô – cai – đô, Hôn – su.
Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hô – cai – đô, Hôn – su.
Xi – cô – cư, Kiu – xiu, Hôn – su, Hô – cai – đô.
Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hôn – su, Hô – cai – đô.
Câu 5. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
A. gió mùa, mưa nhiều. B. gió mùa. ít mưa.
C. gió tây ôn đới, mưa nhiều. D. gió tây ôn đới, ít mưa.
Câu 6. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu
A. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và không có tuyết. B. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và có nhiều tuyết.
C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và không có tuyết. D. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
Câu 7. Phía nam Nhật Bản có khí hậu
ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
cận nhiệt đới, mùa đông rất lạnh, mùa hạ nóng.
ôn đới, mùa đông không lạnh lắm và không có tuyết.
cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng.
Câu 8. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do
A. là quốc gia bán đảo có đường bờ biển dài. B. vùng biển có nhiều dòng biển nóng.
C. nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. D. vùng biển có nhiều dòng biển lạnh.
Câu 9. Nhật Bản là quốc gia
A. giàu khoáng sản, nhiều núi lửa và động đất. B. giàu khoáng sản, ít núi lửa và động đất.
C. nghèo khoáng sản, nhiều núi lửa và động đất. D. nghèo khoáng sản, ít núi lửa và động đất.
Câu 10. Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm
A. thấp và đang tăng dần. B. thấp và đang giảm dần.
C. cao và đâng tăng dần. D. cao và đang giẩm dần.
Câu 11. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất vào giai đoạn
A. 1950-1954. B. 1955-1959. C. 1960-1964. D. 1965-1973.
Câu 12. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giảm xuống chủ yếu
là do nguyên nhân nào?
A. Do khủng hoảng than. B. Do khủng hoảng dầu mỏ.
C. Do khủng hoảng điện. D. Do khủng hoảng lương thực.
Câu 13. Thập niên 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành công nghiệp nào?
A. Luyện kim. B. Điện Lực. C. Giao thông vận tải. D. Tài chính – ngân hàng.
Câu 14. Thập niên 60 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành công nghiệp nào?
A. Luyện kim. B. Điện Lực. C. Giao thông vận tải. D. Tài chính – ngân hàng.
Câu 15. Thập niên 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành công nghiệp nào?
A. Luyện kim. B. Điện Lực. C. Giao thông vận tải. D. Tài chính – ngân hàng.
Câu 16. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A. hàn đới và ôn đới lục địa. B. hàn đới và ôn đới đại dương.
C. ôn đới và cận nhiệt đới. D. ôn đới đại dương và nhiệt đới.
Câu 17. Nhận xét không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản là
A. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
B. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
C. tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
D. đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
Câu 18. Hệ quả nào sau đây không đúng khi tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp và đang giảm
dần?
A. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm. B. Tỉ lệ người già ngày càng tăng.
C. Chi phí phúc lợi xã hội ngày càng lớn. D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 19. Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế thế giới vào khoảng thời gian nào của thế kỉ XX?
A. Giữa thập niên 50. B. Giữa thập niên 60.
C. Giữa thập niên 70. D. Giữa thập niên 80.
Câu 20. Những năm 1986 – 1990, tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản đạt 5,3 % là nhờ có
A. sự hỗ trợ vốn từ Hoa kì. B. cơ sở hạ tầng tốt bậc nhất thế giới.
C. chiến lược phát triển kinh tế hợp lí. D. người lao động có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 21.Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973.
A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp. B. Đẩy mạnh đầu tư cho ngành dịch vụ.
C. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành thên chốt. D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
Câu 22. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 23. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng của Nhật Bản là:
Vừa phát triển kinh tế nhà nước, vừa phát triển kinh tế tư nhân.
Vừa phát triển các ngành hiện đại, vừa phát triển các ngành truyền thống.
Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ thủ công.
Vừa phát triển các ngành kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Câu 24. Ngành nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản vì:
A. nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh. B. diện tích đất nông nghiệp ít.
C. tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp. D. năng suất trong ngành nông nghiệp không cao.
Câu 25. Động lực nào sau đây “là động lực quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.”
A. Người lao động có tính năng động rất đặc biệt B. Có vị trí địa lí thuận lợi
C. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên thế giới D. Ít phải chi phí cho quân sự
Câu 26. Các sản phẩm nổi bật về ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản là:
A. tàu biển, ô tô, xe gắn máy. B. tàu biển, ô tô, máy nông nghiệp.
C. ô tô, xe gắn máy, đàu máy xe lửa. D. xe gắn máy, đầu máy xe lửa, máy nông nghiệp.
Câu 27. Sản phẩm công nghiệp chiếm 60% sản lượng công nghiệp thế giới:
A. sản phẩm tin học B. vi mạch và chất bán dẫn.
C. vật liệu truyền thông. D. Rô bốt
Câu 20. Nhận xét không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản là:
A. Những năm gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.
B. Chè, thuốc lá, dầu tằm là những cây trồng phổ biến.
C. Chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.
D. Chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến bằng hình thức trang trại.
Câu 21. Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế của Nhật Bản đó là
vùng kinh tế/đảo:
A. Kiu-xiu. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô
Câu 22. Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép là đặc điểm nổi bật của vùng kinh
tế/đảo:
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu
Câu 23. Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo:
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu
Câu 24. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu
Câu 25. Ngành công nghiệp được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật bản là ngành:
A. công nghiệp chế tạo máy. B. công nghiệp sản xuất điện tử.
C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu 26. Các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là:
sản phẩm tin học, vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, rô bốt.
sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, vật liệu truyền thông, rô bốt.
sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, thiết bị điện tử.
sản phẩm tin học, vô tuyến truyền hình, rô bốt, điên tử dân dụng.
Câu 27. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền công nghiệp của Nhật Bản
A. Công nghiệp dệt. B. Công nghiệp chế tạo máy.
C. Công nghiệp sản xuất điện tử. C. Công nghiệp đóng tàu biển.
Câu 28. Nhận xét không đúng về nông nghiệp của Nhật Bản là:
Những năm gần đây một số diện tích trồng cây khác được chuyển sang trồng lúa.
Chè, thuốc lá, dâu tằm là những cây trồng phổ biến.
Chăn nuôi tương đối phát triển, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà.
Chăn nuôi theo phương pháp tiên tiến bằng hình thức trang trại.

You might also like