You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 8

Câu 1: Có những dạng cơ năng nào? Cho ví dụ và giải thích?


- Có 2 dạng cơ năng: + Thế năng: thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn
+ Động năng
 Ô tô đang chuyển động trên mặt đường, ô tô có động năng
 Vật đặt trên kệ sách, vật có thế năng trọng trường
 Một lò xo bị kéo dãn ra thì nó có thế năng đàn hồi
 Ví dụ về vật vừa có động năng vừa có thế năng hấp dẫn
- Máy bay đang bay Vừa có động năng vừa có thế năng hấp dẫn
- Quả bưởi đang rơi từ trên cây xuống đất: Vừa có động năng vừa có thế năng
hấp dẫn
 Ví dụ về vật vừa có động năng vừa có thế năng đàn hồi:
- Mặt trống đang dao động: Vừa có động năng vừa có thế năng đàn hồi

Câu 2: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu đặc điểm của nguyên tử,
phân tử cấu tạo nên các chất?
 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
 Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là 1 nhóm các nguyên tử kết
hợp lại. Vì nguyên tử và phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ
như liền 1 khối
 Giữa các nguyên tử ( phân tử) có khoảng cách,
 Các nguyên tử ( phân tử) không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không
ngừng về mọi phía
 Nhiệt độ của vật càng cao các nguyên tử ( phân tử) cấu tạo nên vật chuyển
động càng nhanh và ngược lại

Câu 3: Nhiệt năng của một vật là gì? Có thể thay đổi nhiệt năng bằng những
cách nào? Cho ví dụ?
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử( nguyên tử ) cấu
tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử( nguyên tử ) cấu tạo nên vật chuyển
động càng nhanh .
- Có thể thay đổi nhiệt năng bằng 2 cách:
+ Thực hiện công: Dùng búa đập mạnh vào thanh sắt
+ Truyền nhiệt: Bỏ miếng nhôm vào lò lửa
Câu 4: Các hình thức truyền nhiệt: Định nghĩa, ví dụ, truyền được trong môi
trường nào, không truyền được trong môi trường nào?
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này
sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
+ Ví dụ: Đốt nóng một đầu thanh kim loại có gắn các đinh nhỏ bằng sáp, các
đinh lần lượt rơi xuống do sáp bị nóng chảy ra. Thí nghiệm chứng tỏ nhiệt
truyền từ đầu này đến đầu kia của thanh kim loại, đó là sự dẫn nhiệt.
+ Truyền được trong môi trường: chất rắn dẫn nhiệt tốt trong chất rắn kim loại
dẫn nhiệt tốt nhất
+ Không truyền được trong môi trường: chân không
+ Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém
- Đối lưu: là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí
+ Ví dụ: Đun một ấm nước, lớp nước bên dưới đáy ấm nóng lên dịch chuyển
lên trên , lớp nước bên trên lạnh hơn sẽ đi xuống , sau đó nó lại được làm
nóng đi lên trên -> đối lưu
+ Truyền nhiệt chủ yếu trong chất lỏng và chất khí
+ Không có hiện tượng đối lưu trong chất rắn hoặc chân không
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt của các tia nhiệt đi thẳng
+ Ví dụ: Ngồi cạnh bếp lửa ta thấy ấm, do sự bức xạ nhiệt từ bếp lửa tới ta
+ Truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không
xảy ra tốt nhất.
Câu 5: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?
- Khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì:
+ Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ 2 vật bằng nhau thì ngừng lại
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào
Câu 6: Viết và giải thích các đại lượng trong công thức tính: Công cơ học;
Công suất; Nhiệt lượng.
- Công cơ học: A = F.s
Trong đó: A là công của lực F (J)
F là lực sinh công (N)
s là quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực (m)
A
- Công suất: P ( hoa )=
t
Trong đó: A là công sinh ra (J)
t là thời gian thực hiện công A (s)
p(hoa) là công suất (W)
- Nhiệt lượng: Q=m. c . ∆t
Trong đó: Q là nhiệt lượng (J)
m là khối lượng (m)
∆ t là độ chênh lệch nhiệt độ ( ℃ ) {∆ t=∆ t cao−∆ t thấp
c là dung lượng riêng của chất làm vật (J/kg.k)

You might also like