You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

HỘI ĐỒNG BỘ MÔN NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN


(Đề thi có 02 trang) Ngày thi: 20/6/2022
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vùng an toàn của bạn gồm những điều quen thuộc, những đứa bạn thân, những việc
bạn thích làm. Trong phạm vi này, bạn không phải mạo hiểm gì cả. Ngược lại, bạn sẽ phải
sốt vó một phen khi cần kết bạn mới, thuyết trình trước lớp hay lên tiếng bảo vệ lẽ phải, và
những điều này thuộc vùng can đảm. Ở đây, bạn sẽ được trải nghiệm những cuộc phiêu lưu
mạo hiểm và những thử thách đám gờm (hay nói cách khác là những việc làm bạn không
thoải mái). Bạn sẽ phải đối mặt với sự hoang mang không chắc chắn, áp lực, những thay
đổi và khả năng thất bại, nhưng ở vùng can đảm, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn, và chỉ ở
đây bạn mới có thể vươn mình hết khả năng. Nếu chỉ chơi loanh quanh trong vùng an toàn,
bạn sẽ không thể trưởng thành.
“Nhưng thư giãn ở vùng an toàn thì có gì sai?”
Không có gì sai hết. Thực tế, bạn nên dành phần lớn thời gian ở đó. Nhưng nếu bạn
không bao giờ mạo hiểm khám phá những vùng xa lạ, cuộc sống của bạn sẽ rất nhàm chán.
Tuyển thủ khúc côn cầu Wayne Gretky từng nói: “Mỗi lượt đánh bóng mà bạn không dám
thực hiện sẽ trượt trăm phần trăm”. Sao bạn không thử tin vào bản thân và mạo hiểm nhảy
dù xuống vùng cam đảm?
(Trích 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, Sean Covey, Vũ Thị Thu Nhi – Nguyễn
Thành Nhân dịch, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019, tr.150)
Câu 1. (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm)
Qua đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào là vùng can đảm?
Câu 3. (1,0 điểm)
Việc tác giả trích dẫn câu nói của Wayne Gretky có tác dụng gì?
Câu 4. (1,0 điểm)
Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Nếu chỉ chơi loanh quanh trong vùng an toàn, bạn sẽ
không thể trưởng thành? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải rèn luyện tinh thần dám mạo hiểm.
Câu 2. (5,0 điểm)
“…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to
mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là
khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng
gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…”

1
Và:
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện
trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo
đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua
đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ
nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông
Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một
người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…”
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187 và 191)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong hai đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Nguyễn Tuân.

-----HẾT-----

Họ và tên thí sinh: ________________________ Số báo danh: ___________________________


Chữ ký giám thị:__________________________
2

You might also like