You are on page 1of 4

Họ và tên: Trần Thị Thu Giang

MSSV: 20190442
Lớp: 716637

BÁO CÁO
THÍ NGHIỆM HÓA
SINH
BÀI 4:
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SACCAROSE
(THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN, XÁC ĐỊNH
ĐƯỜNG KHỬ THEO DNS)

I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM:


Trong nhiều loại rau, củ, quả, các vật phẩm có chứa một lượng khá lớn
saccarose cùng với đường khử. Saccarose không có tính khử nên không
thể trực tiếp xác định bằng các phương pháp xác định đường khử được.
Để xác định được lượng đường saccarose bằng phương pháp này cần
phải thủy phân saccarose thành các đường khử, sau đó xác định lượng
đường khử bằng phương pháp DNS.
II. NGUYÊN TẮC:
Khi thủy phân dung dịch saccarose bằng axit ta được hỗn hợp của hai
đường khử là glucose và fructose. Định lượng đường khử tạo thành cho
phép tính được lượng saccarose có trong mẫu thí nghiệm.
C12H12O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Định phân đường khử bằng phương pháp DNS dựa trên cơ sở phản ứng
tạo màu giữa đường khử với thuốc thử axit dinitro salicylic (DNS).
Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ đường khử
trong một phạm vi nhất định. Biết được mật độ quang của dung dịch
đường khử nghiên cứu với thuốc thử DNS, dựa theo đồ thị đường chuẩn
của glucose tinh khiết với thuốc thử này ta sẽ tính được hàm lượng
đường khử cũng như hàm lượng saccarose trong mẫu.
C=O + DNSOXH → -COOH + DNSkhử (OD540mm )
III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
III.1.Xây dựng đường chuẩn glucose:

III.2.Phân tích mẫu


Mẫu thí nghiệm: Nước ngọt chứa saccarose
III.2.1. Thủy phân saccarose:
Cho vào bình cầu 0,4ml mẫu (dung pipet), them 19ml nước cất
(dung ống đong/micropipet) và 10ml HCl 0,5% (dung ống
đong/micropipet). Lắp sinh hàn khí và đun sôi cách thủy 30
phút để thủy phân saccarose. Làm nguội và trung hòa mẫu bằng
NaOH 5% với giấy chỉ thị pH. Chuyển toàn bộ hỗn hợp vào
bình định mức cỡ 100ml, định mức bằng nước cất đến vạch
mức. Lắc đều, được dung dịch đường khử sau thủy phân.
III.2.2. Dịch đường trước thủy phân:
Dùng pipet cho 0,4ml dịch mẫu nước ngọt vào bình định mức
cỡ 100ml. Định mức bằng nước cất đến vạch mức. Lắc đều, thu
được dung dịch đường khử trước thủy phân.
III.2.3. Xác định đường khử theo phương pháp DNS:
Mẫu trước thủy phân: ống 1
0,5ml dịch đường khử trước thủy phân
1,5ml DNS
Trộn đều/votex
Đun sôi cách thủy 5 phút
Làm nguội nhanh
Đo độ hấp thụ với bước sóng 540mm để đưa độ hấp thụ
của máy về 0.
Mẫu sau thủy phân: ống 2
0,5ml dung dịch đường khử sau thủy phân
1,5ml DNS
Trộn đều/votex
Đun sôi cách thủy 5 phút
Làm nguội nhanh
Đo độ hấp thụ của dung dịch màu ở bước song 540mm
với dung dịch đối sánh là mẫu trước khi thủy phân.

IV. XỬ LÍ SỐ LIỆU:

- Lượng mẫu đã dùng: 0,4ml


- Phương trình đường chuẩn: y= 2,3235x – 0,1363
- OD đo được : 0,415
→ Nồng độ đường gulose = 0,2373mg/ml
→ Số mg đường glucose có trong 100ml dịch mẫu là: 23,73mg
→ Số gam saccarose có trong 0,4ml mẫu= 23,73.0,95= 22,5435mg
= 0,0225435g
0,0225435 g
→ Hàm lượng saccarose có trong mẫu là: 0,4
×100=5,64( )
ml

V. CHÚ Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM:


- Phải dung ống sinh hàn có nút vừa với bình tam giác trong quá
trình đun cách thủy dịch mẫu vì HCl có thể bay ra ngoài môi
trường làm giảm quá trình thủy phân đường saccarose.
- Trung hòa mẫu vì phản ứng DNS – đường khử diễn ra trong môi
trường kiềm mới tạo ra phản ứng màu nên mẫu có axit cần phải
được trung hòa.
- Không dung phenolphthalein vì ảnh hưởng đến màu của phản ứng
dẫn đến sai số.
- Thủy phân bằng HCl chứ không dung H2SO 4 vì sẽ xảy ra phản ứng
OXH.
- Nên pha đồng thời mẫu trước phản ứng và sau phản ứng để tránh
sai số.
- Nếu dung nước ngọt có ga cần phải bài khí, không được đun nóng
để đuổi CO2

You might also like