You are on page 1of 10

Thiếu Lâm thất thập nhị

huyền công
Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công, Thất thập nhị huyền công niên tuyệt kĩ, hay 72
tuyệt kĩ Thiếu Lâm, 72 công phu Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm Thất Thập Nhị Nghệ là
số lượng các tuyệt kĩ được các võ sư nhiều đời của Thiếu Lâm tự đúc kết, tinh lọc, tổng
hợp và phân loại, theo đó hệ thống võ học Thiếu Lâm phái hay Thiếu Lâm danh gia dù có
phương pháp luyện tập đặc biệt nào cũng không ra ngoài 72 tuyệt kĩ này.

Con số 72 (Địa sát) trong lí luận Triết học Trung Hoa là bội số của số 9, cũng như con số
36 (Thiên cương) hay 108 là tổng hợp của cả 72 và 36, được sử dụng trong nhiều hệ
thống võ học khác nhau nhằm xác định số lượng đòn thế, chiêu thức trong một bài sáo lộ
(quyền thảo, binh khí) hay các đòn thế tuyệt kĩ. Bởi vậy, trong thực tế thất thập nhị huyền
công cũng có thể được chỉ một hệ thống khác hẳn, như hệ thống các phép biến hóa của
nhân vật huyền thoại Tôn Ngộ Không trong Tây du kí, hay sử dụng để chỉ 72 thế công
thủ phản biến trong Thập bát La Hán quyền của môn phái do võ sư Đoàn Tâm Ảnh Việt
Nam giảng dạy, là các chiêu thức giúp các võ sinh tự vệ một cách hữu hiệu. Chính vì sự
đa dạng của thuật ngữ như vậy, khi bàn về hệ thống thất nhập nhị huyền công với tư cách
là những công phu của Thiếu Lâm tự, người ta thường gọi cụ thể bằng chữ "Thiếu Lâm
thất thập nhị huyền công", hay "72 tuyệt kĩ Thiếu Lâm tự".

Trong lịch sử võ thuật Thiếu Lâm (Tung Sơn, Hà Nam) tương truyền rằng vào thời Tống
Mạt Nguyên Sơ có nhà sư Giác Viễn Thượng Nhân (觉远上人) đã từ bài quyền La Hán
Thập Bát Thủ (羅漢十八 手) nghĩa là 18 thế tay của phật A-la hán chế tác ra Thiếu Lâm
thất thập nhị quyền pháp (người Trung Hoa dịch sang tiếng Anh là 72 Types of Shaolin)
là 72 thế quyền căn bản của Thiếu Lâm.
Không nên lầm lẫn Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công (người Trung Hoa dịch sang
tiếng Anh là 72 Arst of Shaolin) với Thiếu Lâm thất thập nhị quyền pháp do Giác Viễn
sáng tác.

Cũng nên lưu ý rằng trong võ Thiếu Lâm không hề có thập bát La Hán quyền (18 đường
La Hán quyền) như đã được truyền tụng lâu nay trong giới võ thuật tại Trung Hoa và các
nước Đông Á mà chỉ có bài quyền La Hán Thập Bát Thủ (羅漢十八 手) tương truyền
từ Đạt Ma và La Hán quyền (羅漢拳) mà thôi.

Bài thập bát La Hán quyền chỉ có ở Việt Nam do võ sư Đoàn Tâm Ảnh (tức bác Sáu)
sáng tác vào những năm thập kỉ 1960 và đây không phải là bài quyền chính thống trong
môn võ Thiếu Lâm xưa nay.

[sửa] Lịch sử hình thành

Cổng chính của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc).
Võ phái Thiếu Lâm xuất phát từ Bồ Đề Đạt Ma, người đã truyền lại cho đời sau những
trước tác như Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh và tương truyền là cả Cửu dương chân kinh và
Cửu âm chân kinh cùng lời di huấn khích lệ môn đồ luyện tập trong sự sáng tạo không
ngừng. Thiếu Lâm phái sau khi tổ sư viên tịch, qua nhiều đời đã được các sư tăng xiển
dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ với những nguyên lí như "quyền thiền nhất thể",
"từ bi bác ái", "dụng côn bất dụng thương" v.v. và dần trở thành sao bắc đẩu của các võ
phái Trung Hoa. Tuy nhiên, sự xúc tích, hàm dưỡng của các pho sách do tổ sư để lại đã
khiến mỗi người một cách khai thác mãi không bao giờ hết, thậm chí nhiều người đã quá
chú trọng luyện tập và giảng dạy thiên về những sở trường của bản thân. Từ đó đã nảy
sinh nhiều võ công mới lạ không tránh khỏi có lúc rời xa những nguyên lí căn bản. Mạt kì
đời Tống, Thiếu Lâm phái nổi lên phong trào sáng tạo mạnh mẽ chưa từng thấy, người
người, nhà nhà đều tự nhận mình là môn đồ Thiếu Lâm và hệ thống mình luyện tập là của
Thiếu Lâm. Các trưởng tràng Thiếu Lâm Tự lo buồn về sự "vật cùng tắc biến, tột đỉnh
của hưng thịnh là báo hiệu của suy tàn" và bắt buộc phải ra tay cứu vãn tình thế.

Mùa thu năm 1333, vào đời vua Huệ Tông (Thuận Đế) nhà Nguyên, để chỉnh lí nội bộ
Thiếu lâm phái đã phát triển vượt thoát ra ngoài tầm kiểm soát, Đại hội võ thuật Thiếu
Lâm khai mở tại Tàng kinh các của Thiếu Lâm Tự. Chủ trì Đại hội là thiền sư phương
trượng đời thứ 12 Nguyên Hạnh và 4 vị trưởng lão tiền bối trước đó đã ẩn cư trên 20 năm
trong núi sâu. Đại hội cũng triệu tập được 700 trưởng tràng các chi nhánh, các tân môn,
cựu môn, các quan nhân nguyên là môn đồ Thiếu Lâm ra xuất chánh. Mục đích của Đại
hội là cảnh cáo các võ sư tự ý mở dạy bừa bãi công phu sở trường của mình, không sát
với chương trình đã ấn định và tiêu chuẩn của Thiếu Lâm phái, đồng thời kì Đại hội cũng
sửa lại một vài quy định đã lỗi thời.
Dãy núi Tung Sơn tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), người Hoa tại Việt Nam thường phiên âm
là Sùng Sơn.

Suốt hai tháng bàn cãi sôi nổi với nhiều ý kiến khác nhau, vào những ngày cuối của Đại
hội các võ sư địa phương, các cao thủ đưa ra những môn tu luyện mới lạ từ sau ngày tổ
sư viên tịch mà các môn này đã được các sư trưởng tiền nhân cứu xét và chấp nhận đặc
cách vào danh sách võ công hậu bộ của Thiếu Lâm, không một lí do nào lại không được
tu luyện nếu mình cảm thấy có sở trường ăn khớp với môn đó. Sau nửa tháng bế tắc
không tìm được tiếng nói chung về hệ thống bài tập và những quy phạm mới nhằm điều
chỉnh, thống nhất chương trình võ công Thiếu Lâm phái, thì Nguyên Nhiên tăng, bấy giờ
là một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm phái, đưa ra ý kiến khởi đầu các môn đồ phải tập
những võ công căn bản, sau đó tùy sở trường của từng người thì luyện tập các môn mình
thấy phù hợp. Ý kiến được các sư trưởng và toàn thể Đại hội nhất trí thông qua.
Phía sau chùa Thiếu LâmTung Sơn tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).

Sau khi tổng kết, xem xét hàng ngàn phương pháp, cách thức, bí quyết tu luyện võ công
(với khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công v.v.) đã
được các trường tràng, các chi nhánh và các cao thủ phát triển trên nền tảng võ học Thiếu
Lâm phái, Đại hội đã tiến hành xắp sếp, phân loại, và tổng hợp thành 72 pho tuyệt kĩ với
tên gọi Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công niên tuyệt kĩ.

72 tuyệt kĩ võ học Thiếu Lâm Tự đã bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ
nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái, và dù sau này có một
thiên tài võ học tìm thêm được các công phu nào đó và tuyên bố rằng đó là một hệ thống
chưa từng có, thì cũng vẫn có thể xếp vào một trong 72 môn loại đã được Đại hội ấn định
vì chúng không thể ra ngoài hệ thống này. Tuy nhiên sau 1 thời gian nghiên cứu, 72 tuyệt
chiêu đã được liệt vào nhóm "huyền thoại" huyễn hoặc, bị thổi phồng lên quá mức bình
thường và nay trở thành 1 món chơi kém giá trị.
[sửa] Đặc điểm

Thiếu lâm thất thập nhị huyền công là những kĩ pháp đặc biệt khó luyện, đòi hỏi hàng
chục năm mới đạt mức thành tựu trung bình. Võ sư chỉ am hiểu được 1, 2 tuyệt kĩ đã có
thể sáng lập một môn phái. Trong lịch sử chùa Thiếu Lâm, chỉ có một người đạt được 7
tuyệt kĩ đã vang danh là kì nhân thiên hạ. Thất thập nhị huyền công Thiếu Lâm được
phân chia thành nhiều dạng: nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công và tập hợp
thành các nhóm khác nhau gồm:

 Các bí quyết luyện chỉ lực (luyện ngón tay)

 Các bí quyết luyện chưởng (luyện lòng bàn tay hay cạnh tay)

 Các bí quyết luyện khinh công và phi hành (luyện chạy nhanh, nhảy cao, lướt trên
mặt nước)

 Các bí quyết luyện thiết quyền và thiết tí (luyện nắm đấm, sức mạnh của cánh tay
v.v.)

 Các bí quyết luyện thiết cước và thiên cân trụy (luyện đòn chân)

 Các bí quyết luyện những công phu đặc dị (như đầu cứng như sắt, cơ thể nhu
nhuyễn, thu hạ bộ vào khoang bụng v.v.)

[sửa] Danh sách

Trong danh sách dưới đây những tên in đậm và có đánh số trong ngoặc là theo thứ tự và
kèm theo tên bính âm của môn đó từ tài liệu khác bằng tiếng Anh tựa là 72 Arts of
Shaolin của Kim Cảnh Chung đã đến chùa Thiếu Lâm (Tung Sơn) diện kiến phỏng vấn
phương trượng Diệu Hưng vào năm 1920, Diệu Hưng vốn là đệ tử của Nam viện cho nên
các tài liệu từ Tây viện và Đông viện sau này xuất bản tại Trung Quốc có khác một chút
nhưng cũng đều là công phu chân truyền chính tông từ Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, do vậy
còn có kèm theo những tên gọi khác trong danh sách dưới đây.
1. Thiết tí công (cánh tay sắt) (30) 鐵臂功 (cánh tay sắt): Khởi đầu dùng cánh tay
đập vào các gốc cây, sau tăng lên đập vào đá. Phải có thuốc ngâm tẩm đặc biệt để
tập.

2. Bài đả công (10) 牌打功: Cầm miếng gỗ tự đánh vào thân mình.

3. Thiết tảo công hay Thiết tảo trửu – Tie Sao Zhou Gong (11) 鐵掃帚功 (chổi sắt
quét): Luyện chân với các đòn cước quét (tảo địa). Khởi đầu bằng đứng Trung
bình tấn, sau luyện chân (tảo địa cước) quét vào các gốc cây.

4. Túc xạ công (3) 足射功 (bắn bằng chân) : dùng ngón chân và ức bàn chân đá vào
những viên đá mỗi ngày từ viên nhỏ cho đến tảng đá to bắn tung lên về phía
trước.

5. Cước thích công 腳刺功 / 脚刺功 còn có tên gọi khác là Thoái thích công
腿刺功 : môn này thật ra là một phần trong môn Túc xạ công, thay vì đá vào
những viên đá thì thay bằng túi cát từ nhẹ đến nặng và từ nhỏ đến lớn cho đến khi
có thể đá tung bao cát nặng từ 100 kg trở lên. Môn này luyện phải mất đến 10-15
năm thì công phu cáo thành.

6. Đồng sa chưởng 铜沙掌, tên phổ biến hơn gọi là Trúc Diệp Thủ Công (12)
竹葉手功 (tay lá trúc) hay Trúc diệp chưởng, gần giống Thiết sa chưởng. Dùng
túi vải cho cát sắt vào rồi treo lên đánh bàn tay vào mỗi ngày từ nhẹ đến nặng
(tăng trọng lượng bao cát lên.

7. Xà hành thuật (13) 蛇行術 còn gọi là Ngô Công Khiêu – Wu Gong Tiao 蜈蚣跳
(Ngô Công: con rết, Khiêu: nhảy) : cách tập là hít đất bằng tay và chân rồi nhảy
lên bằng cả 2 tay và 2 chân rồi đáp xuống đất, luyện lâu ngày có thể luyện các
ngón tay và ngón chân cho cứng.

8. Đề thiên cân (14) 提千斤 (nhấc ngàn cân), hay Thiên cân trụy: Trụ tấn nâng vật
nặng. Luyện từ thế Trung bình tấn, hai tay nâng vật nặng lên trời giống như nâng
tạ bằng các ngón tay. Môn này luyện thủ trảo (ngón tay) là chính gồm 3 ngón tay:
ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

9. La hán công (23) 羅漢功 (công phu La Hán) : là cách tập nhãn lực nhìn ban đêm
bằng cách thiền và tập trung nhìn vào ánh trăng, đèn lồng lâu ngày và massage
vùng mắt.

10. Thiết đầu công (8) 鐵頭功 (đầu sắt), còn gọi là Thạch đầu công (đầu đá): Luyện
húc đầu vào vật cứng. Lúc mới luyện phải quấn vải quanh đầu rồi húc vào tường
với lực nhẹ, từ từ tăng dần lực và sau nhiều ngày thì tháo mảnh vải ra. Món này
phải có thuốc không thì nguy hiểm tính mạng.

11. Tứ đoạn công – Si Duan Gong (6) 四段功 (bốn đoạn) là công phu nội ngoại
(luyện thở và gân cốt) như Bát Đoạn Cẩm và Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm giúp tăng
cường thể chất, cường kiện thân thể, tăng tuổi thọ và tránh bệnh tật.

Đoạn 1: Thác Thiên Đề Địa Lí Tam Tiêu 托天提地理三焦经 (đỡ Trời nâng
Đất điều chỉnh Tam Tiêu). Theo Đông Y học Cổ truyền Trung hoa, Tam Tiêu bao
gồm: Thượng Tiêu là khu vực phía trên hoành cách mô gồm Tâm (tim) và Phế
(Phổi), Trung Tiêu là khu vực nằm dưới hoành cách mô gồm Tì và Vị (khu vực dạ
dày, lá lách), Hạ Tiêu là khu vực gồm Tiểu Trường (ruột non), Thận, Bàng Quang
(bọng đái).

Theo quan niệm y học cổ truyền Trung hoa, kinh Tam Tiêu là khu vực sản sinh
năng lực sống cho cơ thể cho nên điều trị bệnh hay làm cường thân kiện thể trước
nhất cần đả thông kinh Tam Tiêu nghĩa là tiêu trừ bệnh tật tại tạng phủ trước.
Trong võ thuật Thiếu Lâm, muốn luyện bất cứ môn công phu nào trước tiên phải
luyện công đả thông khí huyết cho kinh Tam Tiêu trước thì khi luyện các môn
công phu mới mang lại hiệu quả lâu dài. Vì dụ như một người luyện công phu
quyền cước giỏi các môn nội ngoại công, ngạnh công nhưng chỉ một cơn bệnh
tiêu chảy có thể làm tiêu tan khí lực và khí huyết trong cơ thể thì bao nhiêu công
phu cũng không thể phát huy tác dụng.
Đoạn 2: Ngũ Lao Thất Thương Vãng Hậu Tiều 五劳七伤往后憔 (quay ra sau
nhìn để trừ năm điều mệt nhọc, bảy điều thương tổn). Theo y học cổ truyền Trung
Hoa, trong tác phẩm Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn có trình bày về phương pháp
trường sinh bất lão qua cuộc trò chuyện giữa vị Hoàng Đế đầu tiên trong lịch sử
Trung hoa và Kì Bá như sau:

“ Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói,
còn bé đã xử lí mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo. Khi lớn lên, tính tình ông đôn
hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua.

Có lần Hoàng Đế hỏi Thiên Sư (Kì Bá) rằng : “Ta nghe rằng người thì thượng cổ
tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thì nay tuổi mới
nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thì thế khác nhau ư ? Hay là con
người sắp mất đi (sự hòa điệu Âm Dương)?

Kì Bá đáp : “ Người thì thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến
hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ,
thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc một cách cẩu thả, do đó hình
thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết.

Người thì nay thì không thế, họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ
thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn
đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi
khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm
nghịch lại cái vui chân thực, họ thức ngủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa
trăm thì đã suy yếu vậy.

Ôi ! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều
phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà
khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình. Tinh thần
có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được?
Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể
nhọc nhằn mà không mệt mỏi. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý
muốn của mình và đều được toại nguyện.

Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình
sống.

Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở.

Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc”.

Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dâm tà không làm Tâm bị mê
hoặc.

Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh
sợ.

Cho nên, ta gọi đó là hợp với Đạo….”

Cho nên người luyện công mà tinh thần luôn trong trạng thái mệt mỏi lo âu, lao
tâm khổ tứ do làm việc quá mức mà không biết điều hòa sinh hoạt thì hao tổn
chân khí thì khi luyện công cũng khó mà luyện được. Trước khi luyện công cần
phải để tinh thần sung túc không được hao tổn tinh thần do làm việc nhiều quá.

Đoạn 3: Thôi Song Vọng Nguyệt Khử Tâm Hỏa 推窗望月去心火 (hai tay đẩy
cửa sổ nhìn Trăng để khử Tâm Hỏa)

Đoạn 4: Chiêu Không Đả Không Lực Bất Lao 釗空打空力不勞 (chộp khoảng
không đánh khoảng không để luyện sức không mệt nhọc)

1. Thiết bố sam công (9) 鐵布衫功 (áo giáp sắt): Luyện vai, ngực, lưng cho thành
cứng như sắt, không luyện bụng. Khởi luyện bằng cách xoa toàn thân, nằm trên
vật cứng. Sau tăng lên bằng các bài tập phi lưng, ngực, vai v.v. lên cát. Tương
truyền công phu này do một thiền sư Tây Tạng truyền cho Thiếu Lâm tự và rất

You might also like