You are on page 1of 7

NGUYÊN LÝ BỐ CỤC

Đầu tiên chúng ta sẽ nói về các loại bố cục trước, có 3 loại bố cục phổ
biến thường được áp dụng trong thiết kế. Bao gồm bố cục hàng lối, đăng
đối và tự do.
-Bố cục hàng lối :
Là nguyên lý có kết cấu mở, áp dụng vào việc sắp xếp các
hình thể có dạng giống nhau đặt xen kẽ nhau với khoảng
cách bằng nhau và được phát triển theo trục dọc, ngang hoặc
chéo trên mặt phẳng.
Việc xác định tỉ lệ giữa hình với nền không gian - mối tương
quan giữa hướng và nhịp điệu, nhằm tạo nên sự hài hòa là
một yêu cầu tiên quyết.
*Ghi chú : Thông thường, khi sử dụng bố cục này thì mọi người sẽ dùng
giấy scan để sao chép chủ thể ban đầu nhiều lần. Mặc dù đây là một bố
cục ổn và an toàn nhưng mà quá trình thực hiện nó tương đối dễ mắc
lỗi và khi có lỗi thì cũng khó chủ động khắc phục. Vì tính chất đơn giản
lặp đi lặp lại của nó cho nên là cần phải có nhiều sự sáng tạo hơn trong
phần cách điệu để có được điểm cao. Nếu đề bài không bắt buộc dùng
bố cục này thì anh nghĩ rằng chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng nó.
Ví dụ :
-Bố cục đăng đối :
Nguyên lý cân đối khác với sự sắp xếp hàng lối. Nguyên lý
này lập lại đối xứng theo 1 hoặc nhiều trục đối xứng, hoặc
tâm đối xứng trong 1 không gian nhất định.
Các dạng đăng đối :
+ Đăng đối - đối xứng tuyệt đối (qua tâm và 2 trục)
+ Đối xứng đăng đối (qua trục)
+ Đối xứng lệch với nghịch đảo sắc độ
Cấu trúc hàng lối và cân đối thường được sử dụng theo các biện pháp:
+ Nhắc lại, xen kẽ, giao thoa, nghịch đảo.
Ghi chú : Đây cũng là một cách sắp xếp bố cục theo kiểu lặp lại, tuy
nhiên ở đăng đối thì vùng chủ thể được lặp sẽ lớn hơn bố cục hàng lối.
Tốt nhất là chia trục nhân chủ thể lên 2, 3 hoặc 4. Trong khi thực hành
bố cục, nguyên lý đăng đối là cơ sở đầu tiên trước khi thay đổi một số
chi tiết để làm cho tạo hình thêm linh hoạt trong bố cục, có thể phối
hợp cả ba nguyên lý một cách nhuần nhuyễn hoặc hoán chuyển các
nguyên lý trong cùng một mặt phẳng. Có thể nhấn mạnh cấu trúc này,
lược bỏ các chi tiết cấu trúc kia nhằm đạt đến một sự sắp đặt hài hòa
nhất.
Ví dụ:
-Bố cục tự do :
Là một nguyên lý đối lập so với hàng lối. Đây là dạng bố cục tổng
hợp các khả năng tạo hình, rất linh hoạt và chủ động.
Nguyên lý này gồm cả 3 yêu cầu:
+ Tương phản
+ Chính phụ
+ Cân bằng thị giác
Cùng với sự sắp xếp phức hợp các hình thể tự do.
Ghi chú: Nên nắm vững và luyện tập bố cục tự do nhiều, trong những
năm gần đây đa phần các trường đều ra đề tự do. Trừ Đại học Mỹ
Thuật TP.HCM vào năm 2020. Và nếu nắm vững bố cục tự do rồi thì
các bố cục khác rất dễ dàng để thực hiện.
Bài làm đề thi UAH năm 2021, 9đ. (Bố cục tự do)
Bài làm đề thi UAH năm 2021, 7đ.

Bài làm đề thi Văn Lang 2021, 7đ.

You might also like