You are on page 1of 54

40 Nguyên tắc sáng tạo TRIZ

Áp dụng trong giáo dục

http://nhansublog.blogspot.com/2014/03/40-nguyen-tac-sang-tao-co-ban.html
Phân công

Nhóm Nguyên tắc Mỗi nhóm tìm hiểu và trình


1 1-6 bày, cho ví dụ áp dụng
2 7-12 nguyên tắc đó trong dạy
3 13-18 học như thế nào?
4 19-24
Mỗi nhóm làm trên các
5 25-30 Slide được phân công theo
6 31-36 thứ tự nhóm mình, Mỗi
7 37-40 nguyên tắc trên 1 slide
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phân nhỏ
- Nội dung: Chia đối tượng thành các phần độc lập, làm đối tượng trở nên tháo lắp được, tăng mức độ phân nhỏ của
đối tượng.
- Ví dụ:

1- Khi hoạt động nhóm, học sinh tự phân công chia nhỏ các nhiệm vụ trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung.

2- Dây kim loại 1 sợi to, cứng, khó cuộn tròn... nếu phân nhỏ thành dây kim loại nhiều sợi thì khắc phục được nhược điểm
của dây một sợi to cứng.

3- Thước mét phân nhỏ thành thước gập, phân nhỏ nữa thành thước dây mềm, gọn.

4- Báo khổ rộng in thành những cột nhỏ cho dễ đọc.

5- Xe chở vật siêu trường siêu trọng, thay vì làm bánh xe ô tô cho thật lớn, người ta làm xe có rất nhiều dãy bánh kích
thước bình thường….
Nguyên tắc 2:
Nguyên tắc tách khỏi đối tượng:

- Đối tượng là gì?


- Khái niệm nguyên tắc: tách phần gây phiền phức hoặc phần
cần thiết ra khỏi đối tượng.
- Làm thế nào để tách khỏi đối tượng?
- Có thể phối hợp với nguyên tắc nào?
- Ví dụ: Địa lý lớp 4, chuỗi bài các thành phố của Việt
Nam, phối hợp nguyên tắc phân nhỏ và tách khỏi đối tượng.
- Ví dụ: chắt lọc nội dung trình bày trong một mảng kiến
thức lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của bài học hoặc yêu cầu
thời gian, không gian.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc cục bộ

- Chuyển đổi đối tượng có cấu trúc đồng nhất thành không
đồng nhất.
- Các thành phần khác nhau của đối tượng phải có các chức
năng khác nhau.
- Mỗi phần của đối tượng phải có trong những điều kiện
thích hợp nhất của công việc.

Ví dụ: Chương trình giảng dạy theo phân phối của bộ, sở,
phòng, trường, tổ bộ môn; tùy theo khối lớp mà áp dụng cho
phù hợp; tùy theo HS mà có bài tập rèn luyện phù hợp.
Nguyên tắc 4: PHẢN ĐỐI XỨNG

1/ đối xứng --> bất đối xứng (tay cầm kéo, cửa xe ôtô, chân
chống xe, áo lệch vai,...)

2/ đối xứng --> giảm đối xứng (dưa hấu vuông của Nhật Bản,
thiết kế nội thất, “nói ít, nghĩ nhiều”,...)

● Trong dạy học:


- Môn chính và môn phụ
- Tâm lý học sinh
- Các khóa học trải nghiệm
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc kết hợp

Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.

- Loại búa có một đầu để đóng đinh, đầu kia dùng để nhổ đinh. (đóng đinh và nhổ đinh là 2 hoạt động kế
cận)
- Nhiều chìa khóa kết hợp lại thành chùm chìa khóa tránh thất lạc. (các đối tượng đồng nhất)
- Trong thư viện những quyển sách cùng loại (đối tượng đồng nhất) được xếp cùng với nhau để người
đọc dễ tìm kiếm, tra cứu.
- Để học từ vựng hiệu quả, khi học một từ nào đó, người học cần học thêm các từ đồng nghĩa.
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc vạn năng

Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối

tượng khác. Nguyên tắc vạn năng là trường hợp riêng của nguyên tắc kết hợp: kết hợp về mặt

chức năng trên cùng một đối tượng.

Đào tạo người học theo hướng phát triển toàn diện, vừa giỏi

về kiến thức lẫn kĩ năng, phương pháp, có sức khỏe tốt,

thông thạo nhiều ngoại ngữ, biết cách tự học...


Nguyên tắc 7: Nguyên tắc “chứa trong”
Nội dung
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba ...
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
Nhận xét
1- "Chứa trong" cần hiểu theo nghiã rộng, không chỉ đơn thuần theo nghiã không gian. Ví dụ, khái niệm này nằm trong khái niệm khác,
lý thuyết này nằm trong lý thuyết khác, chung hơn...
2- "Chứa trong" chỉ ra hướng tận dụng những nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng, cụ thể là phần thể tích bên trong đối tượng. Nếu
để ý quan sát ta sẽ thấy rất nhiều đối tượng vẫn còn chưa được khia thác "tiềm năng" này.
3- "Chứa trong" làm cho đối tượng có thêm những tính chất mới mà trước đây chưa có như : gọn hơn, tăng độ an toàn, bền vững, tiết
kiệm năng lượng, linh động hơn.....
Các ví dụ:
1-Loại ăngten dùng cho máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại nhờ những ống kim loại đặt bên trong nhau.
2-Loại tay cầm dùng cho tuốc-nơ-vít, khoan tay...bên trong rỗng, có nắp vặn, đóng vai trò cái hộp đựng đầu tuốc-nơ-vít, mũi khoan.
3-Tủ đặt trong tường nhà.
Ví dụ: Dạy học tích hợp
Nguyên tắc 8: Nguyên tắc phản trọng lượng

● Kết hợp đối tượng cho trước với đối tượng khác hoặc với
môi trường bên ngoài, có lực nâng, để bù trừ với cái "có
hại" là trọng lượng của đối tượng cho trước.
● Ưu điểm bù trừ nhược điểm

Vd: Ứng dụng vào việc hướng dẫn học sinh tìm ra những
cách tính nhanh, thuận tiện trong dạy học Toán

15 x 2 + 15 x 8
Nguyên tắc 9: Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
NT
Gây ứng suất sơ bộ

Khái niệm Ví dụ minh họa

Dự đoán trước -> chuẩn bị, Từ đó tạo ra những Ví dụ trong dạy Ví dụ cụ thể trong
đưa ra giải pháp trước tác động -> Nhằm học (3 VD) bài dạy (4 VD)
mang lại những kết
quả tốt nhất, ích lợi
nhất.
Nguyên tắc 9: Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ

Muốn gặt thì phải gieo


Nguyên tắc 10: thực hiện sơ bộ

Thực hiện trước sự


thay đổi cần có (hoàn
toàn/ một phần)

Sắp xếp ở vị trí thuận


lợi di chuyển
Nguyên tắc 11: dự phòng

Bù đắp độ tin cậy không lớn cả đối tượng

Cách chuẩn bị các phương tiện báo động, ứng cứu,an toàn
Nguyên tắc 12: Nguyên tắc đẳng thế

Nội dung: Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng

Ví dụ:

- Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ,….

- Dùng băng tải thay cho cần cẩu và ôtô.

Ứng dụng trong dạy học: Thay đổi phương pháp của cùng 1 nội dung bài học để thu hút học sinh, giúp
đạt hiệu quả hơn
Nguyên tắc 13: Nguyên tắc đảo ngược

- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh
đối tượng).

- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần
đứng yên thành chuyển động.

- Lật ngược đối tượng.

Ví dụ 1: Tìm một số, biết rắng số đó trừ đi 5 rồi chia cho 3 thì bằng 7

Số cần tìm là: 26.

Ví dụ 2: Một người đem cam đi bán, lần đầu bán ½ số cam và 1 quả, lần 2 bán ½ số cam còn lại và 1 quả
thì còn lại 5 quả cam. Hỏi lúc đầu người đó đem bao nhiêu quả cam đem bán?

KQ: 26 quả cam


Nguyên tắc 14: Nguyên tắc cầu (tròn) hoá

- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt
phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình
cầu.
- Chuyển từ cách tiếp cận thông thường (thẳng)sang cách
tiếp cận khác(vòng).

VD: - Thước dây chuyển thành thước cuộn.

- Sân khấu cong thành sân khấu quay.


Nguyên tắc 15: Nguyên tắc linh động

- Chuyển đối tượng từ trạng thái không thay đổi trong suốt
quá trình hoạt động sang thay đổi để phù hợp tốt nhất với
từng giai đoạn khác nhau của quá trình đó.

VD: - Ô, dù có thể bung ra khi trời mưa và xếp gọn gàng


khi trời không mưa.

- Tạo ra giấy gói kẹo ăn được để bảo vệ môi trường.


Nguyên tắc 16: NGUYÊN TẮC GIẢI THIẾU HOẶC THỪA
Nội dung: Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc
nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn

1/3 1/2 1/9

1/3 1/2 1/9


Nguyên tắc 17: nguyên tắc chuyển sang chiều khác
Nội dung
a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ
được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương
tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt
phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho
trước.
Ứng dụng trong các bài như: hình hộp chữ nhật, ba thể của nước,âm thanh...
Nguyên tắc 18: Nguyên tắc dao động cơ học
Ứng dụng môn khoa học 4 BÀI TẠI SAO CÓ GIÓ?

Dao động là sự lặp đi lại nhiều lần một trạng thái nào đó.

Ví dụ: Quả chuông, xích đu, bập bênh, võng,...

Cho HS tìm hiểu những cách tạo ra gió.

Ví dụ: HS có thể sử dụng sự dao động gió để làm quay chong


chóng

Mở rộng thêm: Khi làm chong chóng quay thì chong chóng cũng
sẽ tạo ra gió => yêu cầu học sinh sáng tạo thêm các sản phẩm
từ chong chóng (ví dụ làm cối xây gió, dùng năng lượng của
gió để tạo ra điện ứng dụng vào thực tế)
Nguyên tắc 19: Tác động theo chu kỳ
NỘI DUNG:
a. Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)
b. Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
c. Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác

1- Từ "tác động" cần hiểu rộng, không nhất thiết phải là lực mà có thể là bất kỳ ảnh hưởng nào.

2- Trong hiện thực khách quan có hai mặt đối lập: "liên tục" và "rời rạc" (ngắt quãng). Từ "xung" ở đây có thể hiểu là "rời rạc", "ngắt quãng".

3- Việc chuyển sang "chế độ xung" đem lại những tính chất mới mà "chế độ liên tục" không có, ví dụ, tạo sự thống nhất giữa có tác động và
không có tác động, tăng tính tương hợp của hệ thống, tiết kiệm năng lượng, tăng độ tin cậy, tăng sự đa dạng.....

Ví dụ trong cuộc sống:

1- Các loại đèn chớp nháy dùng cho quảng cáo, khiêu vũ, tín hiệu báo động, giao thông......

2- Các loại âm thanh báo hiệu như còi xe cấp cứu, cứu hoả, báo hiệu xe lùi, báo đổ chuông, máy bận của điện thoại.......

3- Các công việc, yêu cầu có tính định kỳ như quảng cáo, lên lịch thực hiện định kỳ, ôn tập định kỳ trong học tập, giữ mối liên lạc với mọi người bằng
email, điện thoại.....theo định kỳ.
Nguyên tắc 20: NGUYÊN TẮC
LIÊN TỤC TÁC ĐỘNG CÓ ÍCH

1. Thực hiện công việc một cách liên tục


2. Khắc phục vận hành không tải và trung gian

Ứng dụng:
❖ Xe chạy đi chở hàng thì về cũng phải kiếm mối để chở đỡ
tránh lãng phí
❖ Trong lớp, gv nên rèn nề nếp lớp học từ đầu
❖ Nên tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng đó và giao
những bạn có sn nhóm sau thực hiện để làm quen với phong
cách làm nhóm.
Nguyên tắc 21: NGUYÊN TẮC VƯỢT NHANH
1. Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc
lớn
2. Vượt nhanh để có hiệu ứng cần thiết

Ứng dụng:
❖ Tránh đau đớn cho bệnh nhân : tiêm chủng, nhổ răng, nấn
khớp xương… nên cần làm nhanh
❖ Máy khoan răng có tần số vòng quay lớn
❖ Chế tạo: xi măng mau khô,...
❖ Bẫy chuột, cứu hỏa, cấp cứu, Xe bay...cần làm nhanh
❖ Dạy các thao tác để làm việc nhanh trên máy tính
❖ Gv làm bài kiểm tra nhanh để kt năng lực
❖ Xem 1 đoạn video để làm nhanh phần phiếu thông tin đã
nghe được
Nguyên tắc 22: Nguyên tắc biến hại thành lợi

Nội dung:

-sử dụng những tác nhân có hại để thu được hiệu ứng có lợi.

-khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.

-tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn hại nữa.

Ứng dụng:

- Người ta biến sức tàn phá của của lũ lụt thành điện năng như xây hồ chứa nước, nhà máy thủy điện.
- Biến giấy vụn thành thiệp ươm mầm.
- Dùng con đĩa đề hút máu độc.
- Giao cho học sinh chưa tập trung hoặc hay nói chuyện trong lớp việc quản nhóm, nhóm trưởng.
- Những học sinh không thích học chỉ thích vẽ thì sẽ yêu cầu em ấy vẽ lại những từ đã học.
-
Nguyên tắc 23: Quan hệ phản hồi
Nội dung :

- Phản hồi là đưa ra thông tin xác nhận lại hay đóng góp ý kiến, đưa ra đánh giá,
bình luận những thông tin có được.
- Nếu kết quả không ảnh hưởng đặc tính công việc thì đó chỉ là QH thuận.
- Nếu kết quả tác động ngược đặc tính công việc thì đó là quan hệ ngược hay còn
gọi là quan hệ phản hồi.
- Quan hệ phản hồi: Nếu kết quả đạt được tăng => QHPH dương.
- Quan hệ phản hồi: Nếu kết quả đạt được giảm => QHPH âm.
Nguyên tắc 24: NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TRUNG GIAN.
Nội dung:

● Sử dụng đối tượng trung gian/ chuyển tiếp.

Ứng dụng:

● Tìm diệt những con vật trung gian truyền bệnh như chuột,
muỗi,...
● Khi trình bày một vấn đề chuyên môn phức tạp, dùng những
kiến thức hàng ngày gần gũi để minh họa…
● Trong tính toán toán học, có khi cần dùng số phức, hệ số
thập phân, hệ số nhị phân, …
● Các chất xúc tác hóa học
Nguyên tắc 24: NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TRUNG GIAN.
Nguyên tắc 25: Nguyên tắc tự phục vụ
Nội dung:

a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.

Ví dụ:

- Loại vòi tưới rau hoặc tưới hoa, vừa phun nước vừa tự quay vòng tròn nên diện
tích được tưới rất rộng và không cần có người.

- Sử dụng phân, rác làm khí đốt.

Vận dụng:

Xây dựng nội quy, quy trình hoạt động trong lớp
Nguyên tắc 26: Nguyên tắc sao chép (copy)
Nội dung:

a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng
bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần
thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt
thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.

Ví dụ:

Đóng kịch, đóng phim; Mô hình hóa

Vận dụng:

Hướng dẫn HS làm mô hình lọc nước (Khoa học lớp 4, 5)

Chuyển thể bài Tập đọc, câu chuyện thành vở kịch,

Hướng dẫn HS làm phóng viên phỏng vấn hiện trường


Nguyên tắc 27: Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Nội dung:

Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ).

Ví dụ:

Khăn lau tay, lau mặt dùng một lần rồi bỏ.
Ly chén diã...bằng giấy hoặc nhựa rẻ tiền, dùng một lần, đảm bảo vệ sinh, dùng tại những nơi không có
điều kiện rửa hoặc cần phải tiết kiệm thời gian.
Vận dụng:

Hướng dẫn HS làm sản phẩm từ vật liệu phế thải

Sử dụng giấy báo, tạp chí thay cho giấy thủ công.
Nguyên tắc 28: Thay thế sơ đồ cơ học
Nội dung:

a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng .
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các
trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.

Ví dụ:

Đồng hồ lên giây cót cơ học chuyển sang đồng hồ điện tử.

Nút bấm điện thoại di động dùng phím được thay bằng cảm ứng - chạm tay lên màn hình.
Vận dụng:

Giới thiệu cho HS các ứng dụng KHKT hiện đại đã và đang dần thay thế cho các dụng cụ thô sơ, lạc hậu.
Nguyên tắc 29: Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Nội dung:

Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm
không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.

Ví dụ:

Các con thú đồ chơi, thay vì nhồi bông, rơm....người ta làm loại thú đồ chơi chỉ cần thổi lên.

Các loại ghế hơi, giường hơi, nệm hơi.....

Vận dụng:

Hướng dẫn HS sử dụng khí để dập lửa thay cho nước.

Nệm cao su -> Nệm hơi, nệm nước


Nguyên tắc 30: Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
Nội dung:

a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.

Ví dụ:

Các loại bao bì, túi nylong, áo đi mưa, khăn trải bàn nilong......
Bià sách, lịch treo tường có phủ lớp nhựa mỏng bảo vệ tăng độ bền, ép
plastic......

Vận dụng:

Làm đồ dùng dạy học

Hướng dẫn HS vận dụng vào thực tế cuộc sống


Nguyên tắc 31: Sử dụng vật dụng nhiều lỗ

* Nội dung
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm
những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ..)
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng
chất nào đó.
Nguyên tắc 31: Sử dụng vật dụng nhiều lỗ

* Ví dụ
Nguyên tắc 32: Sử dụng màu sắc

● Nội dung:
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường
bên ngoài
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay
môi trường bên ngoài.
Nguyên tắc 32: Sử dụng màu sắc

c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc


những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu,
hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng
các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
Nguyên tắc 32: Sử dụng màu sắc

Ví dụ: Màu sắc ảnh hưởng đến quá trình học tập
của học sinh, giúp học sinh hứng thú hơn với bài
giảng
Các nhân viên phải mặc các loại áo dạ quang để an
toàn trong lao động
Nguyên tắc 33: ĐỒNG NHẤT
Nguyên tắc 34: phân hủy hoặc tái sinh các phần
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải
tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá
trình làm việc.
Nguyên tắc 35: thay đổi thông số hóa lý

Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng

Thay đổi nồng độ, nhiệt độ, thể tích..vv chủ động thay đổi
các trạng thái để thích hợp các tình huống, công việc
Nguyên tắc 36: Sử dụng chuyển pha

Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha

1- Từ "pha" cần hiểu nghiã rộng như "trạng thái" trong thủ thuật 35. Thay đổi các
thông số hoá lý của đối tượng.

2- Ở đây, người giải cần có những kiến thức về quá trình chuyển pha cùng các
hiệu ứng để có thể dùng chúng trong lời giải bài toán của mình một cách có ích
lợi nhất

3- "Sử dụng chuyển pha" cũng là một cách cụ thể hoá việc " sử dụng những
nguồn dự trữ có sẵn trong đối tượng".
Nguyên tắc 37: Sử dụng sự nở nhiệt

Nội dung

a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.

b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ


số nở nhiệt khác nhau.
Nguyên tắc 37: Sử dụng sự nở nhiệt

Được áp dụng trong bài


- Nóng, lạnh và nhiệt độ:
- Chất dẻo
- Cao su
- Thuỷ tinh
Nguyên tắc 37: Sử dụng sự nở nhiệt

Khoa học lớp 4


Nguyên tắc 37: Sử dụng sự nở nhiệt
Khoa học lớp 5
Nguyên tắc 38: Sử dụng các chất oxi hóa mạnh

Nội dung

a) Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.


b) Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
d) Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
Nguyên tắc 38: Sử dụng các chất oxi hóa mạnh
khoa học lớp 5:
Nguyên tắc 39: thay đổi độ trơ

Nội dung

a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung
hoà.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
Nguyên tắc 39: thay đổi độ trơ
khoa học lớp 4:
Nguyên tắc 40: Sử dụng vật liệu hợp thành composit
Nội dung

Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite) hay
sử dụng các vật liệu mới.

Giải thích

Vật liệu hợp thành (composite), là loại vật liệu gồm nhiều thành phần cấu tạo nên, có những
tính chất mới mà không thể qui những tính chất đó thành những tính chất của từng thành
phần riêng rẽ.

You might also like