You are on page 1of 2

III. Các biện pháp phát triển tư duy của học sinh.

3. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy những hành động phổ biến
trong học tập vật lý.
- Giáo viên xây dựng các tình huống buộc HS phải thực hiện các thao tác tư duy và
hành động nhận thức để giải quyết các vấn đề.
- Đưa ra những câu hỏi để định hướng cho học sinh tìm những thao tác tư duy hay
phương pháp suy luận thích hợp
- Phân tích câu trả lời của học sinh chỉ ra những lỗi sai trong thao tác tư duy và hướng
dẫn sửa chữa
- Giúp HS khái quát hóa kinh nghiệm thực hiện các suy luận logic dướng dạng những
quy tắc cơ bản
( Bài toán: một ô tô chuyển động đều vơi vận tốc 36km/h trong 15 phút, với lực kéo của động
cơ là 100N. Tính công suất của ô tô ?
Câu hỏi định hướng:
Đề cho biết những đại lượng nào?
Có cần đổi đơn vị vận tóc và thời gian không?
Muốn tính công suất phải dùng công thức nào?
Theo đề thì ta cầ phải tìm đại lượng nào ?
Đề tìm công của động cơ thì phải dùng công thức nào?
Đề tính quãng đường s phải dùng công thức nào?)

4. Tập dượt để HS giải quyết các vấn đề về nhận thức theo phương pháp nhận thức của vật
lý.
- Các phương pháp nhận thức chủ yếu hay dùng trong hoạt động nhận thức vật lý ở
trường phổ thông là: phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
+ phương pháp thực nghiệm:
- Galile được coi là ông tổ của vật lý thực nghiệm, ông đã đặt nền móng cho
pp thực nghiệm, ông cho rằng muốn hiểu thiên nhiên thì phải quan sát
thiên nhiên, phải làm thí nghiểm và phải hỏi thiên nhiên.
- Có thể hiểu 1 cách đơn giản phương pháp thực nghiệm là dùng thí nghiệm
để phát hiện kết quả mới, giúp hoàn hiện bổ sung hay bác bỏ giả thuyết
nào đó, kết quả mới này cần được giải thích bằng lý thuyết đã biết hoặc lý
thuyết mới.
- Ví dụ: như ta đã biết kính lúp là TKHT khi để dưới ánh sáng MT có thể
làm cháy các vật bằng gỗ, giấy … điều này chứng tỏ ánh sáng MT mang
năng lượng

+ pp mô hình:
- Stôphơ đã định nghĩa: mô hình là 1 hệ thống được hình dung trong óc hay
được thực hiện 1 cách vật chất, hệ thống đó phản ánh những thuộc tính bản
chất của đối tượng nghiên cứu or tái tạo nó. Mô hình không chỉ dùng để
mô tả hay giải thích các hiện tượng VL mà nó còn tiên đoán những hiện
tượng mới.
- Có thể hiểu nôm na thì đây là pp dùng các mô hình để nghiêm cứu, giải
thích các tính chất của vật thật, tìm ra cơ chế hoạt động của nó.
- Ví dụ: khí nghiên cứu chuyển động của một ô tô đang chạy trên đường dài,
người ta coi ô tô là chất điểm. hoặc là trong một số bài tập ngta sử dụng đồ
thì để mô tả các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
5. Rèn luyện ngôn ngữ vật lý cho HS
( Như ta đã biết, ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy. Mỗi khái niệm vật lý được biểu
đạt bằng một từ, mỗi định nghĩa, định luật vật lý được phát biểu bằng một mệnh đề, mỗi suy
luận bao gồm nhiều phán đoán liên tiếp, vì vậy…)
- Để mô tả một loại hiện tượng, cần những thuật ngữ diễn tả những dấu hiệu đặc
trưng cho loại hiện tượng đó.( VD để mô tả chuyển động cơ học, cần những thuật ngữ để chỉ
quỹ đạo: thẳng, cong, tròn…, chỉ sự nhanh chậm của chuyển động: vận tốc, sự thay đổi vận
tốc: gia tốc…; để mô tả tương tác cơ học giữa các vật cần thuật ngữ lực)
- Định nghĩa của một đại lượng vật lý thường có 2 phần: một phần nêu lên đặc điểm
định tính và một phần nêu lên đặc điểm định lượng. (VD áp suất là độ lớn của áp lực trên 1
đơn vị diện tích được tính bằng công thức P=F/s)
- Một định luật vật lý thường nêu lên mối quan hệ hàm số giữa hai đại lượng hoặc nêu
lên những điều kiện để cho hiện tượng đó xảy ra.( VD định luật khúc xạ ánh sáng nêu lên
mối quan hệ giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ)

You might also like