You are on page 1of 3

Tâm lí học về sự hình thành khái niệm

Khái niệm về khái niệm:


- Khái niệm khoa học là những kiến thức về những dấu hiệu, những thuộc
tính bản chất của sự vật, về những mối liên hệ và quan hệ bản chất của sự
vật hiện tượng trong thực tế khách quan.
- Ví dụ các khái niệm về vecto trong toán học . Hoặc quan niệm về thực vật
là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có
cảm nhận.

- Có được khái niệm là nhờ khái quát rất nhiều hiện tượng riêng rẽ, bỏ qua
những yếu tố ngẫu nhiên, những đặc tính thứ yếu. Khái niệm chỉ phản ánh
những quan hệ, những đặc trưng chủ yếu, cơ bản quyết định.
- Do phân tích hiện thực khách quan bằng khái quát hóa, nên mỗi khái niệm
khoa học đều là mô hình của hiện thực. Khái niệm khoa học nếu đã được
thực tiễn kiểm nghiệm đều là chân lí khách quan và phản ánh sâu sắc hiện
thực.
- Khái niệm khoa học có sự phát triển biện chứng.
- Khái niệm khoa học có logic tồn tại của nó.
- Mỗi khái niệm đều có quá trình phát triển nhất định, tuân theo một logic
nhất định đi từ cái đơn giản lúc mới sinh thành đến những cái phức tạp
hơn và đa dạng hơn. Do đó muốn chiếm lĩnh được khái niệm phải chiếm
lĩnh được logic của khái niệm khoa học.

- Khái niệm có ba chức năng cơ bản: chức năng ơrixtic , chức năng phân
tích và chức năng tổng hợp.
- Chức năng orixtic của khái niệm khoa học thể hiện ở chỗ khái niệm khoa
học là công cụ tư duy, công cụ để cho con người tìm tòi phát triển chân lí
mới, tri thức mới.
- Chức năng phân tích được thể hiện: trên cơ sở những khái niệm đã biết,
người ta tìm ra cách thức xây dựng những khái niệm mới. Trong trường
hợp này, những khái niệm xuất phát được sử dụng như quy tắc vận động
của tư duy để đi tới một khái niệm mới.
- Chức năng tổng hợp của khái niệm khoa học được thể hiện ở chỗ, khái
niệm khoa học có khả năng cho phép tư duy đi từ những khái niệm, tri
thức hiện có, tổng hợp lại rút ra từ đó những tri thức mới, khái niệm mới.
- Tóm lại, khái niệm khoa học chứa đựng trong nó tri thức tích lũy được từ
hàng ngàn năm về một đối tượng mà nó phản ánh và khi người giáo viên
truyền đạt lại khái niệm đó cho học sinh, điều đó cũng có nghĩa là giáo
viên truyền cả lịch sử(logic) của khái niệm đó.
- Học sinh khi lĩnh hội một khoa học nào đó cũng có nghĩa là lĩnh hội luôn
cả cấu trúc logic của khoa học đó , phương pháp, ngôn ngữ, bộ máy khái
niệm cuarkhoa học đó…
- Vì thế, cùng với quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, khái niệm khoa học,
còn có quá trình kiến tạo kiến thức mới, quá trình này chưa tồn tại trong
kinh nghiệm của học sinh trước khi chúng thực hiện hoạt động nhận thức
này.
Bản chất tâm lí của quá trình hình thành khái niệm khoa học cho học cho
học sinh tiểu học.
- Nguồn gốc của khái niệm là ở sự vật, hiện tượng. Quá trình lĩnh hội khái
niệm là quá trình nắm vững, hiểu biết bản chất khái niệm và vận dụng
được khái niệm.
- Hiểu là phải nắm được bản chất của khái niệm về sự vật, hiện tượng nào
đó. Hiểu là một quá trình tư duy tích cực .

- Ví dụ học sinh nắm được, hiểu được công thức tính diện tích hình tam
giác là phải vận dụng được nó khi gặp bất cứ bài toán nào yêu cầu tính
diện tích hình tam giác.
- Hiểu là kết quả của một quá trình tư duy có khi diễn ra nhanh chóng, có
khi diễn ra lâu dài. Học sinh muốn hiểu cái gì đó thì phải có kinh nghiệm.
- Có nhiều mức độ hiểu khác nhau. Có khi học sinh chỉ nắm được những
thuộc tính bề ngoài ứng với một vài kinh nghiệm của bản thân
- Ví dụ: người ta hỏi “thế nào là lạnh?” , em trả lời “lạnh rất khó chịu”.
- Do đó, để xem học sinh có hiểu được vấn đề nào đó không thì ta yêu cầu
chúng nói lại, trình bày lại vấn đề đó bằng lời nói của mình.

- Tóm lại, trình độ lĩnh hội khái niệm có thể ở các mức:
- Mức độ mô tả- tái hiện (Hiểu dấu hiệu bên ngoài và chưa vận dụng được)
- Mức độ giải thích – vận dụng: Hiểu được dấu hiệu bản chất và vận dụng
vào tình huống quen thuộc. Học sinh nắm được khái niệm hình chữ nhật
thì có thể chỉ ra các hình chữ nhật có kích thước khác nhau…
- Mức độ chỉ dẫn biến hóa (hiểu dấu hiệu bản chất và vận dụng: sáng tạo
vào tình huống mới). Học sinh nắm vững khái niệm “chủ ngữ” thì có thể
vận dụng nó thực hiện yêu cầu gạch dưới chủ ngữ trong câu văn có sẵn,
điền thêm chủ ngữ vào câu thiếu chủ ngữ và lấy được ví dụ về loại câu có
chủ ngữ và thiếu chủ ngữ.
- Do đó, phải dạy cho học sinh không chỉ nội dung khái niệm mà cả logic
của khái niệm cũng như công cụ nhận thức và tổ hợp các thao tác logic
dùng để nhận thức, để giành lấy khái niệm một cách tự lực.

You might also like