You are on page 1of 2

Chức năng phương pháp luận.

A. Phương pháp (methos): Có các cách hiểu về phương pháp như sau:
- Phương pháp là những nguyên tắc, cách thức thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn nhằm đạt mục đích đã đặt ra.
+ Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã
hội, ví dụ: phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh thực nghiệm.
+ Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó, ví dụ: phương
pháp học tập, làm việc có phương pháp.
B. Phương pháp luận (Methodology):
Nếu xác định vị trí, thì phương pháp luận “là một bộ phận của logic học, nhằm nghiên cứu một
cách hậu nghiệm về các phương pháp”[1]. Phương pháp luận không đề xuất, tạo ra các phương
pháp, nó chỉ chọn lọc hoặc tổng hợp những phương pháp. “Đứng trước những con đường khác
nhau dẫn đến cùng một mục tiêu, phương pháp luận sẽ chỉ cho ta con đường nào là con đường
ngắn nhất, tốt nhất”[2].
Phương pháp luận được hiểu là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên
lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương
pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu
tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận
chính là lý luận về phương pháp, bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh
quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra có
hiệu quả cao nhất, dat dc muc dich
Trong triết học có hai phương pháp đối lập nhau là phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình. Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ,
vận động, biến đổi và phát triển. Phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng
thái cô lập, tĩnh tại, bất biến, đứng im
Phân loại phương pháp luận được chia làm 3 cấp độ chính:
– Phương pháp luận ngành: Là phương pháp luận cho các ngành khoa học cụ thể, Mỗi khoa học
đều có các phương pháp đặc thù, chỉ sử dụng riêng trong ngành mình, không thể sử dụng cho
ngành khác; ví dụ: ẩn dụ, thậm xưng, … trong văn học; log, tích phân, … trong toán học.
– Phương pháp luận chung: Khi đó các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để
xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung, là
các phương pháp có thể được áp dụng trong nhiều ngành khác nhau; ví dụ: quy nạp, diễn dịch,
phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, xác suất thống kê, …
– Phương pháp luận chung nhất: (phương pháp luận triết học) khái quát các quan điểm, nguyên
tắc chung nhất làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương
pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn. Vì phương pháp luận mang tính lý luận cao
nên nó có màu sắc triết học, tuy nhiên, không thể đồng nhất phương pháp luận và phương pháp
luận triết học. Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức
khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.
C. Vai trò của phương pháp luận trong triết học Mác – Lê nin
Đối với nhận thức và thực tiễn phương pháp luận có vai trò chỉ đạo sự tìm kiếm. Xây dựng, lựa
chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức, thực tiễn, đóng vai trò
định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận dụng phương pháp.
Triết học Mác – Lê nin là hạt nhân lý luận về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
Trong đó triết học giữ vai trò định hướng cho sự củng cố. Đồng thời phát triển thế giới quan của
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế giới quan chỉ là một khía cạnh nhỏ của
triết học Mác – Lê nin. Phương pháp luận của triết học Mác – Lênin đã góp phần quan trọng chỉ
đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

You might also like