You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Lâm Anh – 9A

Đề bài: Cảm nhận về đoạn thơ sau:


“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng


Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.”
(trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
-Phạm Tiến Duật- )

Bài làm
Hình ảnh của người lính trong kháng chiến luôn là chủ đề của rất nhiều
nhà văn, nhà thơ. Và trong tác phẩm “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” của tác
giả Phạm Tiến Duật, ta thấy rõ về hình ảnh của những người lính lái xe ở
Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy
hiểm và ý chí chiến đấu thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.

Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đề tài ông
hướng đến là người lính và các cô thanh niên xung phong trong thời kì kháng chiến.
Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi
nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch” nhưng cũng rất sâu sắc. Thơ ông thời chống Mỹ
từng được đánh giá là “có sức mạnh của cả một sư đoàn”. Bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” ra đời năm 1969 trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể
hiện rất thành công về hình ảnh người lính lái xe. Vì tác giả là người am hiểu đời
sống chiến tranh và có lối viết văn tả thực nên trong bài thơ tác giả đã tạo nên
hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính - hình ảnh độc đáo đó đã để lại
trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc.
Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp méo, không kính, không
đèn mà vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến, chở quân, chở súng đạn, lương
thực hướng về miền Nam là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm
tháng chống Mĩ gian lao và hào hùng. Hình ảnh những chiếc xe không kính
được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính
mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì
xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là một thực tế,
những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra
tiền tuyến. Hình ảnh ấy, lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi dậy
cảm hứng thơ của Phạm Tiến Duật.
“Không có kính không phải vì xe không có kính”
Câu thơ đầu như một câu văn xuôi thông báo về hình tượng những chiếc xe
không kính: Khi xuất xưởng, những chiếc xe cũng đầy đủ phụ tùng như những
chiếc xe bình thường khác. Nhưng giờ đây thì chúng bị thiếu hụt, không còn
nguyên vẹn. chính từ hình ảnh của những chiếc xe không kính mà ta thấy được
đây là một sự phát hiện mới mẻ và đầy sáng tạo của Phạm Tiến Duật: những chiếc
xe không hề được tô vẽ mà lại trần trụi đúng như hiện thực của cuộc chiến. Từ
trước đến nay, những phương tiện giao thông đã được đưa vào trong thơ ca
nhưng chúng đều được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa; thường mang ý nghĩa tượng
trưng hơn là tả thực như đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy
Cận, hay hình ảnh con tàu trong “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên,….. Nhưng
đến Phạm Tiến Duật thì lại khác hẳn, hình ảnh những chiếc xe không kính chân
thực đến trần trụi như chính cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt của dân tộc.
Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng
phải có một hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàn, tinh nghịch, thích cái lạ như
Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo
thời kháng chiến chống Mĩ.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có 1 lời lí giải cho những chiếc xe đã bị thiếu
hụt, không còn nguyên vẹn:
“Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Những động từ mạnh “giật”, “rung” đã cho người đọc thấy được hình ảnh chiến
trường đầy khốc liệt. Tuyến đường Trường Sơn lúc bấy giờ là con đường duy nhất
chạy dọc từ Bắc vào Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ
và quân đội Sài Gòn đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng một loạt các chiến
dịch bộ binh và không quân. Hàng triệu tấn bom đã được Mỹ ném xuống. Ngoài
ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống
nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các
chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường. Những chiếc xa
không kính đều phải vược qua làn mưa bom bão đạn đó. Bởi vậy, những chiếc xe
đã không còn nguyên vẹn. Đó là những chiến xe đặc biệt, những chiếc xe trong
chiến tranh và đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng: vận tải và chi viện cho miền
Nam tuyến lửa. Như vậy, ta thấy 2 câu thơ đầu đã phản ánh hiện thực của cuộc
kháng chiến chống Mĩ. Qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe – chủ
nhân của những chiếc xe không kính.
Cụm từ “bom giật bom rung” phản ánh một cuộc chiến ác liệt, con đường
Trường Sơn đầy nguy hiểm, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc; lại thêm cả
thời tiết khắc nghiệt. Ta thấy, những người lính phải đối mặt biết bao khó khăn,
gian khổ, thời tiết khắc nghiệt của Trường Sơn. Nhưng cũng chính trong những cái
gian khổ mà ta thấy nổi bật lên vẻ đẹp của những người lính:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng


Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.”
“Ung dung” là một từ láy, được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vào tư thế
bình thản, đĩnh đạc, đường hoàng khi đối diện với hiểm nguy, với khó khăn, tự
tin, hiên ngang. Điều đó đã thể hiện bản lĩnh, tinh thần vững vàng của những
người lính chiến trường đã dạn dày qua trăm ngàn thử thách. Hay nói cách khác,
là chính nơi chiến trường, sự hiểm nguy đã tôi luyện cho họ 1 tinh thần thép.
Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo
hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm:
nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao
trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đập, quăng
ném.... vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng
đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu
chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế.
Điệp từ “nhìn” được lặp đi lặp lại như một niềm sảng khoái bất tận đã nhấn mạnh
sự tập trung cao độ của người lính: họ “nhìn đất” là để quan sát đường đi, để
tránh những quả bom nổ chậm; họ “nhìn trời” để tránh bom của máy bay địch và
‘nhìn thẳng” chính là để hướng về miền Nam với 1 sự quyết tâm, nhìn thẳng vào
gian khổ, đối diện với hiểm nguy, không né tránh, không run sợ, nhìn thẳng
hướng quân thù để đi tới. Cách ngắt nhịp 2-2-2 cùng giọng thơ trôi chảy tựa như
những chiếc xe đang lao vun vút trên con đường gập ghềnh ấy. Với tư thế ấy họ
đã biến những nguy hiểm, trở ngại trên đường thành niềm vui thích, một sự
hưởng thụ và qua đó cho thấy kinh nghiệm nghề nghiệp của các anh rất vững
vàng, chuyên nghiệp.

Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe
không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở
Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc,
giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện
tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

You might also like