You are on page 1of 1

Nhật ký trong tù 

(nguyên văn chữ Hán: 獄中日記; Hán-Việt: Ngục trung nhật ký) là tập thơ chữ


Hán gồm 134 bài[1] theo thể Đường luật do Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến
ngày 10 tháng 9 năm 1943.[2] Ngoài ra, phần cuối văn bản là bút ký đọc sách và bút ký đọc báo ghi
chép tóm tắt những thông tin quan trọng về chính trị, quân sự, văn hóa quốc tế và Việt Nam đương
thời.
Nhật ký trong tù không chỉ ghi những cảnh sinh hoạt trong tù, mà còn có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà
tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Để tránh rắc rối với chính quyền Tưởng Giới
Thạch, ở bìa đầu cuốn sổ, Hồ Chí Minh đã cẩn thận viết chệch thời gian sáng tác đi 10 năm:
"29/8/1932 – 10/9/1933"; nhưng đến cuối tập thơ, trang 53, trên chữ "hoàn" (hết), Hồ Chí Minh đã
dùng cùng một thứ chữ để ghi lại thời gian sáng tác chính xác: "29/8/1942 – 10/9/1943".[3]
Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện
khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều
lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần
được thể hiện bằng thư pháp chữ Việt, Hán, Triều Tiên, Nhật Bản... Ngày 1 tháng
10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định
công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký".[4]

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]


Giữa tháng 8 năm 1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội và Quốc
tế phản xâm lược Việt Nam phân hội, Nguyễn Ái Quốc từ Pác Bó sang Trùng Khánh, Trung Quốc
để kêu gọi sự ủng hộ của các nước Khối Đồng Minh đối với Mặt trận Việt Minh trong công cuộc
đánh đuổi Pháp và Nhật. Khi đi, Nguyễn Ái Quốc mang theo tấm danh thiếp, ở giữa in tên Hồ Chí
Minh, một bên in "Tân Văn ký giả", một bên in "Việt Nam – Hoa kiều". Tên gọi Hồ Chí Minh chính
thức được sử dụng từ đây.
Ngày 27 tháng 8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã (nay là Điền Đông)
để bắt xe đi Trùng Khánh, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương bắt ở thị trấn Túc Vinh, huyện
Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình
gian nan "Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/Mười tám nhà lao đã ở qua". Chính trong bối cảnh
này, tập thơ Nhật ký trong tù đã ra đời.
Người dẫn đường cho Hồ Chí Minh trong chuyến đi này là Dương Đào, nhân vật trong bài thơ số
116 "Dương Đào ốm nặng", một thanh niên người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, Quảng Tây cũng bị
bắt và giải đi nhiều nơi. Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do ít lâu, Dương Đào cũng được ra tù
nhưng chưa kịp về quê nhà thì chết tại Liễu Châu do bị lao lực vì tù đày. Dịp Quốc khánh Việt Nam
năm 1963, Hồ Chí Minh đã mời những người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam ở hai huyện
Tĩnh Tây và Nà Phạ sang thăm Việt Nam, trong đó có em ruột Dương Đào là Dương Thắng Cường.
Khi đoàn về nước, Hồ Chí Minh đã gửi lụa biếu bà Dương Đào.

You might also like