You are on page 1of 28

ĐƯỜNG ĐỐI TRUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Phần 1. Định nghĩa và tính chất.

I. Định nghĩa
1. Đường đẳng giác

Hai đường thẳng đi qua đỉnh của một góc và tạo với đường phân giác của góc đó những góc
bằng nhau được gọi là đường đẳng giác với hai cạnh tương ứng của tam giác đó.

2. Cặp điểm liên hợp đẳng giác

Cho tam giác ABC và một điểm M, các đường đẳng giác với AM, BM, CM sẽ đồng quy tại một
điểm N gọi là điểm liên hợp đẳng giác với M. Cặp điểm (M,N) gọi là cặp điểm liên hợp đẳng giác

3. Đường đối trung

Đường thẳng đối xứng với trung tuyến của tam giác qua phân giác kẻ từ đỉnh tương ứng được gọi là
đường đối trung của tam giác ứng với đỉnh đó

II. Tính chất.

Các tính chất này chính là các tình huống cơ bản xác định đường đối trung.

Tính chất 1. Trong tam giác vuông, đường đối trung ứng với đỉnh góc vuông chính là đường cao kẻ
từ đỉnh góc vuông

Chứng minh:

B C
H M

Ta có BAH  BCA  MAC . Điều phải chứng minh.

Tính chất 2. Cho tam giác ABC. Điểm D thuộc cạnh BC là chân đường đối trung khi và chỉ khi
DB c 2

DC b 2

Chứng minh:

1
A

B D C
M

Gọi M là trung điểm BC

S ABM AB. AM
Nếu M là chân đường đối trung thì BAM  CAD nên 
S ACD AC. AD

S ABM MB AB. AM MB
Mặt khác  nên có  (1)
S ACD DC AC. AD DC

Ta có BAM  CAD  BAD  CAM

AB. AD DB
Tương tự trên thì  (2)
AC. AM MC

AB 2 DB DB c 2
Từ (1) và (2) có  hay 
AC 2 DC DC b 2

DB c 2
Ngược lại, nếu D trên đoạn BC mà  thì kẻ đường đối trung cắt BC tại E, ta được điểm E
DC b 2
EB c 2
thỏa mãn  nên D trùng với E.
EC b 2

Ta có điều phải chứng minh.

Áp dụng định lý Ceva cùng với kết quả trên, ta có hệ quả và định nghĩa sau:

Hệ quả: Ba đường đối trung trong tam giác đồng quy tại một điểm, điểm này gọi là điểm Lemoine
của tam giác.

Tính chất 3. Cho tam giác ABC, đường đối trung kẻ từ A là tập hợp các điểm có tỉ số khoảng cách
đến hai cạnh bằng tỉ số hai cạnh tương ứng đó

Chứng minh:

2
A

Q
H
P M

N
B E C
D

MH AB c
Gọi AM cắt BC tại E. Kẻ MH vuông góc với AB, MK vuông góc với AC thì  
MK AC b

Gọi N là một điểm trên trung tuyến AD của tam giác ABC. Kẻ NP vuông góc với AB, NQ vuông
NP NQ
góc với AC. Ta có S ABD  S ACD nên 
AB AC

MH NP
Vậy  . Từ đây dễ dàng suy ra AE là đường đối trung
MK NQ

Ngược lại, lấy 1 điểm thuộc đường đối trung thì cũng dễ có tỉ lệ khoảng cách cần tìm.

Ta có điều phải chứng minh.

Tính chất 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tiếp tuyến tại B và C với (O) cắt nhau tại
D. Khi đó AD là đường đối trung của tam giác ABC.

Lời giải:

B C
M
Q

3
Dựng đường tròn tâm D bán kính DB cắt đường thẳng AC, AB tại P, Q. Khi đó tứ giác BCQP là tứ
giác nội tiếp nên PBC  PQC  1800

Mà PDB  BDC  CDQ  1800  2PBD  1800  2DBC  1800  2DQC  1800 nên P,D,Q thẳng
hàng và tam giác ABC đồng dạng tam giác AQP. Suy ra CAM  PAD vì D là trung điểm PQ.

Ta có điều phải chứng minh

Hệ quả: Nếu điểm I thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC mà tứ giác ABIC điều hòa thì AI là
đường đối trung của tam giác ABC.

Phần 2. Các bài toán về đường đối trung

Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tiếp tuyến tại A với (O) cắt BC tại E và đường
tròn (AEO) cắt (O) tại điểm D khác A. Khi đó AD là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

E B C

Đây đơn giản là hệ quả của tính chất 4 vì ED là tiếp tuyến của (O) nên ABDC là tứ giác điều hòa.
Ta có điều phải chứng minh

Bài 2. Cho tam giác ABC, E,F trên AC, AB sao cho đường EF đối song với BC ứng với AB,AC,
tức là AEF  ABC . Gọi M là trung điểm EF. Khi đó AM là đường đối trung tam giác ABC.

Lời giải:

4
A

F M

C
B N

Tương tự tính chất 4 có hai tam giác AEM và ABN đồng dạng với N là trung điểm BC nên có
EAM  BAN . Điều phải chứng minh

Bài 3. Cho tam giác ABC và điểm P trên mặt phẳng , đường thẳng qua P và song song với AC cắt
BC và AB tại D,E và đường thẳng qua P song song với AB cắt BC, AC tại F,G. Nếu D,E,F,G thuộc
một đường tròn thì AP là đường đối trung của tam giác ABC.

Lời giải:

G
E
P

B F C
D

Ta có AEG  EGF  EDF  ACB nên EG đối song BC. Mà AP qua trung điểm của EG nên
theo tính chất trên, AP là đường đối trung của tam giác ABC

Một kết quả tương tự: Cho tam giác ABC và điểm P trên mặt phẳng , đường thẳng qua P và đối
song với AC cắt BC và AB tại D,E và đường thẳng qua P đối song với AB cắt BC, AC tại F,G. Nếu
D,E,F,G thuộc một đường tròn thì AP là đường đối trung của tam giác ABC.

Bài 4. Cho tam giác ABC, AU và AV là phân giác trong, ngoài tương ứng từ A. S là giao điểm của
đường tròn đường kính UV và đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Khi đó AS là đường đối trung
của tam giác ABC.

Lời giải:

5
A

V
B U M C

Do đường tròn đường kính UV chính là đường tròn Apolonius của tam giác ABC ứng với đỉnh A và
SB AB
S thuộc đường tròn đó nên  . Vậy tứ giác ABSC điều hòa nên các tiếp tuyến tại B và C với
SC AC
(O) cắt nhau tại K thì A,S,K thẳng hàng.

Vậy AS là đường đối trung của tam giác ABC

Bài 5. Cho tam giác ABC và E,F là hình chiếu của B trên AC, của C trên AB tương ứng. Gọi M là
trung điểm BC, nếu AM cắt EF tại N và X là hình chiếu của N trên BC thì AX là đường đối trung
của tam giác ABC

Lời giải:

E
P N
K
F
O

B C
X M

Không mất tổng quát, giả sử AB > AC. Gọi (O), ( P) là đường tròn ngoại tiếp các tam giác
ABC, AEF , tương ứng. Do AEF ~ ABC nên, AEP  EBM  MEB . Từ BE  AE 
6
ME  PE. Tương tự, MF  PF , tức là M là giao các tiếp tuyến của ( P) tại E, F. Suy ra hình chiếu
K của M trên EF là trung điểm của EF. Do AM, AK là trung tuyến của các tam giác ABC, AEF

nên là đường đối trung của các tam giác AEF , ABC, tương ứng. Do MXN 
 MKN nên
2
MNKX là tứ giác nội tiếp suy ra AKX  AKN  NKX  AKN  (  XMN )   nên X  AK .
Ta có AX là đường đối trung của tam giác ABC

Bài 6. Cho tam giác ABC, trung trực AB, AC cắt đường cao kẻ từ A lần lượt tại P và Q. Gọi O là
tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và S là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OPQ. Khi đó
AS là đường đối trung của tam giác ABC.

Lời giải:

Cách 1.

Bổ đề: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), hình chiếu của B,C trên AO là B',C'. Kẻ đường
cao AD và gọi M là trung điểm BC thì khi đó M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DBC .
Chứng minh:

B'
K
O

B C
D M
C'

Tứ giác BAB'D nội tiếp đường tròn tâm K , với K là trung điểm AB . Vậy trung trực DB' qua K
và vuông góc với B'D . Ta cũng có CAD  OAB (do AO,AD liên hợp đẳng giác) và
ABB  ADB suy ra BD  AC  trung trực của B'D song song AC và qua K nên cũng đi
qua M . Tương tự, trung trực C'D cũng đi qua M .

Quay lại bài toán chính:

7
A

K P LT

D S
B
R M C
Q

Gọi K,L là trung điểm AB,AC . Rõ ràng P,Q PQO  Cˆ , OPQ  Bˆ nên AOP  Cˆ , suy ra
SO  OA , tức là SO đối song với BC . Gọi SO cắt AB,AC tại R,T. Thế thì ART  Cˆ nên
AK . AR  AO2  AP. AQ  RQ  AD . Tương tự, TP  AD . Theo bổ đề, S là trung điểm RT và do
đó AS là đường đối trung .

Cách 2.

E D S
B
M C
Q

POQ  BAC, OQP  ACB  AOP suy ra OPQ ~ ABC và AO là tiếp tuyến của đường tròn
(OPQ). Vậy nếu tiếp tuyến với (O) tại A cắt BC tại E, thì do sự đồng dạng của hai tam giác OPQ
và ABC, ta có DAS  MEO. Nhưng do tứ giác AEMO nội tiếp có MEO  MAO nên
DAS  MAO suy ra AS,AM liên hợp đẳng giác với nhau xét theo DAO nên AS,AM liên hợp
đẳng giác với nhau xét theo BAC.

8
Bài 7. Cho tam giác ABC, đường thẳng song song BC cắt AB, AC tại Y và Z, BZ cắt CY tại P.
đường tròn ngoại tiếp các tam giác PBY và PCZ cắt nhau tại điểm thứ 2 khác P là Q. Khi đó AQ là
đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

Y Z

P
B C

Dễ chứng minh AP là trung tuyến của tam giác ABC.

Có CZQ  CPQ  ABQ nên tứ giác ABPQ nội tiếp.

Tương tự có tứ giác AYQC nội tiếp nên QYC  QAC (1).

Mà YPQ  QPC  1800 ; AZQ  QZC  1800 nên YPQ  AZQ (2).

Từ (1) và (2) suy ra tam giác YPQ đồng dạng với tam giác AZQ. Ta được

YP
YQP  AQZ nên YQA  PZQ  PCA và  YQAQ (3)
AZ

AZ YZ YP
Lại có YZ song song BC nên  
AC BC PC

YP PC YQ PC
Suy ra  nên  (4)
AZ AC AQ AC

Từ (3) và (4) có hai tam giác YQA và PCA đồng dạng, nên YAQ  PAC .

9
Vậy AQ là đường đối trung của tam giác ABC.

Bài 8. Cho tam giác ABC, hai đường tròn qua A, lần lượt tiếp xúc với BC tại B và C cắt nhau tại P
khác A. Nếu Q là điểm đối xứng với P qua BC thì AQ là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

B M C

Gọi AP cắt BC tại M. Ta có MB2  MA.MP  MC 2 nên MB  MC .

Xét (APB) có PBC  PAB

Xét (APC) có PCB  PAC

Suy ra PCB  PBC  BAC hay BPC  BAC  1800

Vậy BQC  BAC  1800 nên tứ giác ABQC nội tiếp

Suy ra BAQ  BCQ . Mà BCQ  BCP  PAC  MAC nên BAQ  MAC , ta được AQ là
đường đối trung của tam giác ABC.

Điều phải chứng minh.

Bài 9. Tam giác ABC, các đường tròn qua A,B và tiếp xúc AC, qua AC và tiếp xúc AB cắt nhau tại
P. Khi đó AP là đường đối trung của tam giác ABC và hơn nữa nếu AP cắt đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC tại Q thì P là trung điểm của AQ

Lời giải:

10
A

K
N
H
P

B M C

Từ P kẻ PH vuông góc với AB tại H, PK vuông góc với AC tại K.

PH AB
Ta có tam giác PAB và PCA đồng dạng nên  nên P thuộc đường đối trung của tam giác
PK AC
ABC.

Gọi N là trung điểm AC thì MN song song AB nên AMN  BAM  PAC  ABP . Suy ra tam
giác ABP và AMN đồng dạng.

AP AB AQ 1
Ta được   nên AP  AQ .
AN AM AC 2

Điều phải chứng minh.

Bài 10. Tam giác nhọn ABC, D là chân đường cao kẻ từ A, một đường tròn có tâm trên AD và đi
qua A, đồng thời tiếp xúc ngoài với đường tròn ngoại tiếp tam giác OBC tại X. Khi đó AX là đường
đối trung của tam giác ABC.

Lời giải:

11
A

I
Q

P X O

B
D R C

BP AQ
Ta phát biểu lại bài toán theo cách sau: Gọi P và Q là các điểm trên cạnh AB, AC sao cho 
PA QC
và xét đường tròn (I) qua A, P, Q. Khi đó đường tròn (I) tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác
BOC tại một điểm X. Khi đó điểm X chính là điểm được nói đến trong bài.

( Đây chính là cách dựng rõ ràng hơn cho đường tròn được mô tả trong giả thiết. Cụ thể hơn nữa,
gọi R là chân đường đường đối trung kẻ từ A của tam giác ABC thì RP song song AC và RQ song
song với AB là cách dựng ra các điểm P, Q)

BP AQ
Xét điểm X là tâm phép vị tự quay biến BA thành AC. Ta có:  , nên phép vị tự quay này
PA QC
biến P thành Q. Mà X thuộc đường tròn tiếp xúc AB tại A qua C và đường tròn tiếp xúc với AC
tại A qua B . Bằng cộng góc suy ra X thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác BOC. Do I thuộc
đường cao nên BPQC là tứ giác nội tiếp.

Ta đi chứng minh X là tiếp điểm hai đường tròn. Điều này đúng khi và BXP  PQX  BCX .
Do AXB  AXC , AX là phân giác góc BXC . Vậy nó đi qua điểm T, điểm chính giữa cung BC
của đường tròn BXOC. Ta có BXP  AXQ  APQ  C . Nhưng
PQX  BCX  PAX  BYX  180  ABY  C , nên ta có X là tiếp điểm hai đường tròn.

Có T là giao hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) và A,X,T thẳng hàng.

12
Vậy AX là đường đối trung của tam giác ABC.

Bài 11. Tam giác ABC, E và F là hình chiếu của B và C trên AC và AB tương ứng. M là trung điểm
BC, AM cắt CF tại X và đường qua X song song AC cắt BE tại Y. Khi đó AY là đường đối trung
của tam giác ABC

Lời giải:

E
J

F Y
H G
X
B M C

Gọi BX cắt AC tại G.

GA MC FB
Định lý Ceva cho tam giác ABC với 3 đường BG, AM, CF đồng quy, ta được . .  1.
GC MB FA

Định lý Menelaus cho tam giác BGC với A,X,M thẳng hàng, ta được

BX AG MC BX AC AB BY AB
. .  1 . Suy ra   . Vậy  .
GX AC MB BG AG FA YE FA

Gọi AY cắt EF tại J thì áp dụng định lý Menelaus cho tam giác BEF với A,J,Y thẳng hàng, ta được

JF YE BA JF
. .  1 nên  1 hay J là trung điểm EF nên AJ là đường đối trung của tam giác ABC.
JE YB AF JE

Điều phải chứng minh.

Bài 12. Tam giác ABC, N và L là trung điểm AC, BC và D là hình chiếu của A trên BC. Hai đường
tròn ngoại tiếp các tam giác (BLD) và (CND) cắt nhau tại P khác D. Khi đó AP là đường đối trung
của tam giác ABC

Lời giải:

13
A

L N

P
J
B I C

Tam giác ADC vuông tại C có N là trung điểm AC nên DN  NC  AN , tam giác DNC cân tại N.

Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DNC thì IN vuông góc với DC.

Tam giác ABC có NL là đường trung bình nên NL vuông góc với IN, suy ra NL là tiếp tuyến của
(I), ta được PCN  PNL

Mà LPN  3600  LPD  DPN  LBD  NCD  1800  LAN nên tứ giác ALPN nội tiếp, vậy
PNL  PAL .Suy ra PCA  PAB .

d( P , AB ) AB
Tương tự PBA  PAC nên hai tam giác PAB và PCA đồng dạng. Ta được 
d( P , AC ) AC

Nên AP là đường đối trung của tam giác ABC. Điều phải chứng minh

Bài 13. Tam giác ABC, AD phân giác trong góc A, M là điểm chính giữa cung BAC của đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC. MD cắt lại đường tròn (O) tại X. Khi đó AX là đường đối trung của
tam giác ABC.

Lời giải:

14
M
A

D
B C

AB BD
Vì AD là phân giác góc BAC nên  . Vì M là điểm chính giữa cung BC nên XD là phân
AC CD
XB BD
giác góc BXC , ta có  .
XC CD

XB AB d AB d XB
Vậy  , tức là ( X , AB )  vì ( X , AB ) 
XC AC d( X , AC ) AC d( X , AC ) XC

Vậy AX là đường đối trung của tam giác ABC

Bài 14. Cho tam giác ABC, M trung điểm BC, trung trực AC và AB cắt AM tại B’ và C’. Nếu A’ là
giao của CB’ và BC’thì AA’ là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

C' Q
P X
O
A' B'

B S M C

15
Gọi X là giao điểm khác A của hai đường tròn: đường tròn qua A,B tiếp xúc với AC và đường tròn
qua A,C, tiếp xúc AB. Gọi P, Q là trung điểm AB,AC.

Giả sử AX cắt BC tại S. Ta có tam giác AXB và tam giác CXA đồng dạng

XB XA AB XB AB 2
Từ đó có    
XA XC AC XC AC 2

Suy ra AS là đường đối trung của tam giác ABC.

Nên XAB  MAC  B ' CA

Mà XAB  XCA  XCA  B ' CA , tức là X,B’,C thẳng hàng. Tương tự thì B,C’,X thẳng hàng
nên X trùng A’.

Vậy AA’ là đường đối trung của tam giác ABC.

Bài 15. Cho tam giác ABC, D,E,F là chân các đường cao từ A,B,C tương ứng. M và L là trung
điểm BC và AB, X là giao của DE và ML. Khi đó AX là đường đối trung và BX song song EF

Lời giải:

E
L
F X

B D C
M

Ta có ADB  AEB  900 nên tứ giác AEDB nội tiếp

Suy ra CED  ABC; DEB  DAB  900  ABC

Có LEX  LEB  BED  ABE  900  ABC

 1800  ABC  CAB  ACB

16
Và XLE  MLE  AEL  BAC

d( X , AB ) sin BLX .LX sin BAC sin ACB AB


Suy ra   . 
d( X , AC ) sin CEX .EX sin ABC sin ABC AC

Ta được AX là đường đối trung của tam giác ABC.

LE AC LB AC
Mặt khác, tam giác LEX và ACB đồng dạng nên  nên  , mà BLX  BAC nên
LX AB LX AB
tam giác BLX và tam giác ACB đồng dạng. Suy ra ABX  ACB  AFE

Thu được BY song song EF. Điều phải chứng minh.

Bài 16. Tam giác ABC nhọn trực tâm H nội tiếp (O), M trung điểm BC và AM cắt đường tròn
ngoại tiếp tam giác HBC tại P ( P nằm giữa A và M), CP cắt AB tại F, BP cắt AC tại E, gọi N là
trung điểm của EF và D là hình chiếu của N trên BC. Khi đó AD là đường đối trung của tam giác
ABC. Hơn nữa O,P và trực tâm tam giác EDF thẳng hàng.

Lời giải:

U
F E
N
T O
P

B C
D

Gọi AM cắt (O) tai điểm Q khác P, thì tam giác PCQB là hình bình hành nên AEPF và ACQB là
ảnh của nhau qua phép vị tự tâm A. Suy ra AEPF nội tiếp 1 đường tròn (U ) tiếp xúc với (O) at A.
17
BC là đường đối cực của N  EF  AP với đường tròn (U ) . Vậy EF là đường đối cực của D với
(U ) . Ta được DE,DF là tiếp tuyến của (U ) nên AD là đường đối trung của tam giác AEF, nên cũng
là đường đối trung của tam giác ABC.

Tứ giác UEDF là tứ giác nội tiếp và có UD là trung trực của EF. Trực tâm T của tam giác DEF đối
xứng với U qua EF. Do O( A, P, N , M )  1, O(U , T , N , M )  1 và A,U,O thẳng hàng nên O,P,T
thẳng hàng. Điều phải chứng minh

Bài 17. Tam giác ABC. Gọi M là trung điểm BC và D là chân đường cao kẻ từ A, gọi A’ đối xứng
với A qua M và P là hình chiếu của A trên A’B, Q đối xứng với P qua B và CQ cắt DA’ tại T. Khi
đó AT là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

B'

N
C'
P

B D T' M C
O
E FQ T G H

A'

Qua T kẻ đường song song với BC cắt AB, BP, NC, AC lần lượt tại E, F, G, H. Kẻ AN vuông góc
với CA’ và gọi I đối xứng với N qua C. Kẻ TT’ vuông góc với BC và AO vuông góc với BC thì
AO=AD. Kẻ CC’ vuông góc với AB và BB’ vuông góc với AC.

Ta có MA  MA ', MB  MC nên ABA’C là hình bình hành. Suy ra BA’ song song với AC và CA’
song song với AB.

Suy ra ABP  BAC  CAN


18
BP AB AP
Nên tam giác ABP đồng dạng với tam giác ACN.Ta được  
CN AC AN

Bây giờ ta đi chứng minh BI, CQ và A’P đồng quy tại T.

Do AB’BP là hình chữ nhật, ta có AB '  BP  B ' C  QA '

Do AC’CN là hình chữ nhật, ta có AC '  CN  C ' B  IA '

Từ đó BB’, CC’, AD đồng quy.

AC ' DB B ' C CI DB QA '


Áp dụng định lý Ceva cho tam giác ABC ta được . . 1  . . 1
CB ' DC B ' A IA ' DC QB

DB QA ' QB BP AB
Nên A’D, BI, CQ đồng quy. Từ đó    
DC QI CI CN AC

EF TT ' TT ' DI
Ta có tam giác BEF đồng dạng với tam giác ABC nên   
BC AD A ' O DA '

BC.DT
Nên EF  (1)
DA '

TF A 'T A ' T .BD


Lại có   TF  (2)
BD A ' D A' D

BC.DT  A ' T .BD


Từ (1) và (2) suy ra TE 
A' D

BC.DT  A ' T .CD TE BC.DT  A ' T .BD


Tương tự ta có TH  nên  (*)
A' D TH BC.DT  A ' T .CD

QA ' CB TD TD QB CD QB CD
Menelaus cho tam giác BDA’, ta có . . 1   . nên TD  TA '. . (3)
QB CD TA ' TA ' QA ' CB QA ' CB

IC BD
Menelaus cho tam giác DA’C, ta được TD  TA '. . (4)
IA ' BC

IC  IA '
TE BD IA ' BD A ' C QA ' BD AB QA ' AB AB AB 2
Thay (3) và (4) vào (*) được  .  .  .  .  .
TH CD QB  QA ' CD IA ' A ' B CD AC IA ' AC AC AC 2
QA '

Vậy AT là đường đối trung của tam giác ABC

19
Bài 18. Tam giác ABC, K là điểm trong tam giác sao cho KCB  KAC  KBA ( điểm Brocard
thứ 2), L là trung điểm AB. Gọi P là giao của BK và CL. Khi đó AP là đường đối trung của tam
giác ABC.

Lời giải:

L P K

B C

Áp dụng định lý Ceva dạng sin cho tam giác ABC với 3 đường AP, BP, CP đồng quy tại P.

sin BAP sin ACP sin CBP


Ta được . . 1
sin CAP sin BCP sin ABP

sin BAP sin BCL sin ABK


Suy ra  .
sin CAP sin ACL sin CBK

sin BCL AC b sin BAP c


Mà   nên ta cần chứng minh  ,
sin ACL BC a sin CAP b

sin ABK ca
Tức là cần chứng minh 
sin CBK b2

Bổ đề: K là điểm Brocard thứ 2 thì cot   cot A  cot B  cot C

(   KCB  KBA  KAC)

sin ABK sin  sin 


Áp dụng vào bài toán, ta có  
sin CBK sin( B   ) sin B cos   sin  cos B

1 1
 
sin B cot   cos B sin B(cot A  cot B  cot C )  cos B

1 1 ac ac
    2.
sin B cot A  sin B cot C b cos A  b cos C bc cos A  ab cos C b
a c

Vậy ta có điều phải chứng minh.


20
Bài 19. Hai đường tròn (I) và (J) mixtilinear incircle ứng với B, C tiếp xúc đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABC tại B’, C’. Gọi BB’ cắt (I) tại B’’ khác B, CC’ cắt (J) tại C’’ khác C. Tiếp tuyến với
(I) và (J) tại B’’, C’’ tương ứng cắt nhau tại P. Khi đó AP là đường đối trung của tam giác ABC.

Ghi chú: đường tròn mixtilinear incircle ứng với A là đường tròn tiếp xúc trong với đường tròn
ngoại tiếp tam giác ABC và tiếp xúc với 2 cạnh AB, AC

Lời giải:

Bổ đề: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ( wa ) là đường tròn mixtilinear incircle ứng với
A tiếp xúc với (O), AB, AC lần lượt tại A’, G, T. Gọi AA’ cắt đường tròn ( wa ) tại A’’. Tiếp tuyến
tại A’’ của đường tròn ( wa ) cắt AB, AC tại U và V thì UV và BC đối song xét với AB, AC và
2r
AG  AT   PA/( wa )
sin A

Ghi chú: Hai đường thẳng gọi là đối song xét với AB, AC nếu đường đối xứng với một đường qua
phân giác góc BAC song song với đường kia

A''
U T
I
G

O'
B
C

A'

Chứng minh bổ đề: Ta Ta có OA’’ song song với OA nên UV và BC là đối song xét với AB, AC.
Gọi I là trung điểm GT. Theo định lý Lyness thì I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

r A r
Ta có  sin nên AI 
AI 2 A
sin
2

AI A 2r
Mà  cos nên GA 
GA 2 sin A

Trở lại bài toán chính

21
B P

E
B'' N
C'
M I O
J
O' C''
A C
F

B'

Tiếp tuyến tại B’’ của (I) cắt BC, BA tại E, M

Tiếp tuyến tại C’’ của (J) cắt BC, CA tại F và N

BM sin C AB
Theo bổ đề, ta có   nên MN song song BC.
CN sin B AC

Mà BEM  BAC  NFC nên MNFE là hình thang cân.

Ta được MNFE là tứ giác nội tiếp. Mà ME cắt NF tại P nên AP là đường đối trung ( theo tính chất
6)

Bài 20. Cho tam giác ABC, điểm D di chuyển trên cạnh BC và E, F trên AC, AB sao cho DE song
song AB và DF song song AC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF luôn đi qua 2 điểm cố định A
và P khi D thay đổi. Khi đó AP là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

Gọi M,N là trung điểm AC, AB và L  AD  EF  MN là tâm của hình bình hành DEAF. Áp dụng
Menelaus cho tam giác AMN cát tuyến ELF , ta được

FN FA LN DE DB AB DC DB AB
 ·  ·  · · 
EM AE ML DF DC AC DB DC AC

22
A

N M
L
F
P

B C
D

Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác ( AEF ) and ( AMN ) cắt nhau tại A và điểm P là tâm phép
PN FN AB AN
vị tự quay biến ME thành NF . Vậy    nên tứ giác ANPM điều hòa, do đó AP
PM EM AC AM
là đường đối trung của tam giác AMN. Suy ra P là trung điểm đoạn AQ nếu AP cắt ( ABC ) tại Q.
Vậy AP là đường đối trung của tam giác ABC.

Bài 21. Điểm E tùy ý trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, tiếp tuyến tại B và C cắt AE tại M
và N, F là giao của CM và BN, EF cắt BC tại X. Khi đó AX là đường đối trung của tam giác ABC.

Có thể phát biểu khó hơn: Chứng minh EF đi qua điểm cố định khi P thay đổi.

Lời giải:

Gọi P là giao các tiếp tuyến tại B và C của (O) và Q là giáo các tiếp tuyến tại A và E của đường tròn
(O). Các điểm B,C,Q là cực của các đường thẳng MP, NP, MN nên các đường thẳng NB, MC, PQ
đồng quy. Nghĩa là PQ đi qua F. Hơn nữa, nếu PQ cắt AE, BC tại K và L thì ( P, F , L, K )  1

Gọi X' là giao của BC và AP thì AX' là đường đối trung của tam giác ABC, U là giao của BC và
AE, V là giao của EP và BC và H là giao của AP và (O).

Ta có ( X , P, H , A)  1 và ( A, E, K ,U )  1

Suy ra P( A, E, K ,U )  1 nên ( X ,V , L,U )  1

suy ra E( X ,V , L,U )  1 hay E( X , P, L, A)  1

Mà E( X , P, H , A)  1 nên E,H, L thẳng hàng.

23
N

A
Q
E K

M
F O C

LX X'
V
B

U H

Lại có E( P, F , L, K )  1, E( P, X , L, K )  1 nên E,F,X' thẳng hàng. Vậy X' trùng X hay AX là đường
đối trung.

Bài 22. Tam giác ABC, E , F là hình chiếu của B, C trên AC, AB. Gọi Y, Z là trung điểm CE và
BF, P là điểm tùy ý trên trung trực BC, đường qua B, vuông góc với PZ và đường qua C vuông góc
với PY cắt nhau tại Q. Khi đó AQ là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

Ta có AQ,BQ, CQ đồng quy nên áp dụng định lý Ceva dạng sin, ta được

sin QAB sin ACQ sin CBQ sin QAB sin BCQ sin ABQ sin MPY sin MZP
. . 1   .  .
sin QAC sin QCB sin ABQ sin QAC sin QCA sin CBQ sin MYP sin MPZ

MY MP MY BE AB
 .   
MP MZ MZ CF AC

24
A

E
Q
L
F Y

B D C
M
P

Vậy AQ là đường đối trung của tam giác ABC

Bài 23. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), U và V là 2 điểm trên BC sao cho AU và AV
liên hợp đẳng giác. Một đường tròn qua U và V tiếp xúc với đường tròn (O) tại S. Chứng minh rằng
AS là đường đối trung của tam giác ABC

Lời giải:

Bổ đề: đường tròn ngoại tiếp tam giác AUV tiếp xúc với (O) tại A.

I
O

B C
U V

Trở lại bài toán:

Gọi (w) là đường tròn qua U, V và tiếp xúc với (O) tại S. Xét trục đẳng phương ba đường tròn (O);
(w); (AUV), ta được tiếp tuyến tại S, A và BC đồng quy nên ABSC là tứ giác điều hòa, nên AS là
đường đối trung của tam giác ABC.
25
Điều phải chứng minh

Bài 24. Cho tam giác ABC, U và V là các điểm trên BC sao cho UV và BC có chung trung điểm (
ta nói U và V là isotomic). Đường đẳng giác với AU, AV cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
tại X, Y và tiếp tuyến với đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại X, Y cắt nhau tại S. Khi đó AS là
đường đối trung.

Lời giải:

Ta sẽ chứng minh XY, BC và tiếp tuyến tại A đồng quy. Điều này sẽ suy ra AS là đường đối trung
của tam giác ABC.

Gọi AU cắt (O) tại U’. Kẻ AX’ song song với BC thì U’X song song với AX’. Mà M là trung điểm
của UV nên X’,V,X thẳng hàng. Tương tự Y, U, X’ thẳng hàng.

A X'

U V
B C

Y U'
X

Mặt khác: YAU  XAV nên tam giác AUY và tam giác AVX đồng dạng.

1 1
Có AUB  ACX ; BYX  (sd XC  sd BX )  sd AX  ACX
2 2

Suy ra BUY  AYB  YAC  ACB  YAB  ACB  LXY

Từ đó ULXY là tứ giác nội tiếp.

Xét các trục đẳng phương của các đường tròn (ULXY); (O) và (AUL), ta được điều phải chứng
minh.

26
Hệ quả: đường tròn A- mixtilinear incircle và đường tròn A-mixtilinear excircle tiếp xúc với (O)
tại X, Y, tiếp tuyến tại X và Y với đường tròn (O) cắt nhau tại S. Khi đó AS là đường đối trung

Bài 25. Cho tam giác ABC và DEF là tam giác pedal của trực tâm H. Chứng minh rằng điểm
Lemoine của tam giác ABC là trọng tâm của tam giác tạo bởi các điểm Lemoine của các tam giác
AEF, BFD, CDE

Lời giải:

V
E
U
T N
F H
G O

B C
D M

Gọi X,Y,Z là các điểm Lemoine của các tam giác AEF,BDF,CDE và H,O,G là trực tâm, tâm đường
tròn ngoại tiếp, trọng tâm tam giác ABC. Gọi M, N là trung điểm BC, EF, T là trung điểm
AD, AU  EF ,V trung điểm AU, L là điểm Lemoine của tam giác ABC.

XA XV LT
Ta đã biết MT đi qua L . Do AU MN , nên   , suy ra. Do DYZ ~ HBC , nên dễ có
XM XN LM
AM  YZ  GX  YZ . Gọi l là đường thẳng qua X và song song YZ và t là đường thẳng qua G
và  AD , ta có X ( L, l , Y , Z )  G(M , t , BC)  1 , nên XL chia đôi YZ. Tương tự, ta được L là trọng
tâm tam giác XYZ .

Bài 26. Cho tam giác ABC có góc A nhọn. Gọi l là đường đối trung tại A của tam giác. Điểm D
trên đường thẳng l, bên trong tam giác ABC sao cho BDC  2BAC . Gọi E là điểm tùy ý trên BC,
không thuộc l. Đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD và đường tròn qua A, E, có tâm thuộc đường
thẳng qua D, vuông góc l cắt nhau tại F nằm khác phía với E bờ l. Chứng minh rằng l cũng là đường
đối trung của tam giác AEF

27
Lời giải:

Gọi (O), (O) là các đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC, AEF . Các tiếp tuyến tại B và C của
đường tròn (O) cắt nhau tại T.

Ta có  AT và BDC  2BAC  BOC  D  ( BOCT )  ODT  OBT  90  O  OD


 AT  OO  AT là trục đẳng phương của (O) và (O) . Gọi S  (O)  (O), S  A  S  AT . Gọi
TF  BC  G, OT  BC  M .

Ta có OMG  OFG  90  OMFG là tứ giác nội tiếp  TF.TG  TM .TO  TB2  TS.TA  AEFG
lag tứ giác nội tiếp  EAF  EGF  MGF  MOF  TOF  TDF  SDF  SDF ~ EAF
 DFS  AFE  EF là đường đối trung kẻ từ F của tam giác AFS ( D là trung điểm AS )  AS
là đường đối trung kẻ từ A của tam giác AEF .

Điều phải chứng minh.

28

You might also like