You are on page 1of 44

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến:


GIẢI BÀI TOÁN NHỜ BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHỎ
2. Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp giảng dạy môn Toán.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thế Sinh Giới tính: Nam
Sinh ngày 20/04/1983
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ.
Giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương.
Số điện thoại: 0917 682 999
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải
Dương.
5. Điều kiện áp dụng: Điều kiện học tập thông thường.
6. Thời gian áp dụng lần đầu: năm học 2013-2014.

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ


ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thế Sinh

1
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Sáng kiến gồm các phần chính như sau:


Phần I. Lý do chọn đề tài
Phần II. Nội dung sáng kiến
Sáng kiến thuộc lĩnh vực Phương pháp giảng dạy môn Toán, hướng tới
mục tiêu của đề án đổi mới giáo dục, dạy cho học sinh cách suy nghĩ và làm chủ
tư duy bản thân, tạo niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh.
Với sáng kiến này, tác giả đề cập đến việc hướng dẫn học sinh cách suy
nghĩ để xử lý những bài toán khó nhờ vào việc bắt đầu từ những trường hợp đơn
giản, phân tích các trường hợp đơn giản đó để tìm ra quy luật chung, từ đó tìm ra
định hướng giải và trình bày lời giải gọn gàng,chính xác.
Nửa đầu sáng kiến (cũng là phần trọng tâm của sáng kiến) sử dụng các bài
toán rời rạc, mảng kiến thức khó nhất đối với học sinh để minh họa ý tưởng trên,
đồng thời chỉ cho học sinh thấy: không có gì là khó khi biết cách khởi đầu một
vấn đề nhờ những trường hợp đơn giản. Nhờ đó học sinh có niềm tin và hứng thú
với những bài toán tưởng chừng như không có hướng giải này.
Phần tiếp theo của sáng kiến sử dụng các bài toán thuộc nhiều phân môn
khác nhau của môn Toán: hình học, đại số, số học, giải tích. Mỗi phân môn có
một bài toán đại diện để minh họa cho ý tưởng chủ đề, nhằm chỉ ra sự phổ dụng
của sáng kiến này trong toàn bộ môn Toán. Đồng thời chỉ ra hướng phát triển và
hoàn thiện cho sáng kiến mà trong một thời gian ngắn tác giả chỉ thực hiện được
một phần nhỏ ý tưởng.
Cuối cùng là những hiệu quả thiết thực đã đạt được trong và sau quá trình
áp dụng giảng dạy theo phương pháp đề xuất.
Phần III. Kết luận

2
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục hết sức
quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đề án đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục đang được nghiên cứu và chuẩn bị triển khai với các mục tiêu mới
được đặt ra: nền giáo dục sẽ chuyển từ cách dạy, cách học hiện “nặng” về truyền
thụ kiến thức của thầy cho học trò, sang phương pháp chú trọng hình thành phẩm
chất và năng lực cho học sinh; chuyển từ việc đánh giá “học sinh tính toán nhanh,
tính toán đúng, tính toán nhiều là giỏi” sang phương thức đánh giá học sinh sáng
tạo, chuyển từ phương pháp dạy các kiến thức khoa học sang phương thức dạy
cho học sinh tự học và từng bước tập dượt nghiên cứu… Vì thế, các ý tưởng dần
tiếp cận với mục tiêu giáo dục theo xu hướng đổi mới cần được đề cập đến càng
sớm càng tốt, để có những sự chuẩn bị tốt và cần thiết cho quá trình đổi mới. Hơn
nữa, đa phần học sinh hiện nay chưa thực sự chủ động trong việc tìm tòi tự học
và hầu hết chưa có phương pháp tư duy khoa học, đúng đắn nên hiệu quả học tập
chưa cao, chưa phát huy được hết năng lực tiềm tàng của bản thân.
Chính vì thế, tôi chọn đề tài sáng kiến có tên “ Giải bài toán nhờ bắt đầu từ
những trường hợp nhỏ”, bàn về ý tưởng dạy cho học sinh cách suy nghĩ khi đứng
trước những tình huống rất khó khăn bằng cách khởi đầu với những trường hợp
đơn giản. Qua đó cung cấp cho học sinh một phương pháp giải quyết vấn đề hữu
dụng, đồng thời, tạo cho học sinh niềm tin, hứng thú và sự say mê. Sáng kiến này
chủ yếu được sử dụng cho lớp đối tượng học sinh khá giỏi, tham gia các kỳ thi
học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, Olympic quốc tế.

3
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
GIẢI BÀI TOÁN NHỜ BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHỎ

“Mỗi chuyến đi hàng ngàn dặm đều bắt đầu từ một bước chân”
------- Lão Tử --------
Cho dù bạn có thích hay không thích câu nói trên, thì lời giải một bài toán
luôn bắt đầu ( tiếp tục và kết thúc) bằng những bước đơn giản và logic. Vì thế,
một bài toán dù khó đến đâu, vẫn luôn có những lời giải được bắt đầu bằng
những vấn đề đơn giản nhất. Khi đứng trước một bài toán khó, ta không thể cứ
mãi nhìn vào đề bài và mong chờ một ý tưởng nào đó bỗng dưng lóe lên trong
đầu và giúp ta giải được nó, vì chẳng có ý tưởng nào sinh ra nếu ta không làm gì
cả. Thế nên, điều cần làm là hãy cố tìm ra những vấn đề đơn giản nhất có liên
quan để bắt đầu với nó, khi giải quyết những vấn đề ấy, ta sẽ dần phát hiện ra
nhiều ý tưởng ẩn chứa trong bài toán lớn kia. Các vấn đề đơn giản ấy thường là
một vài trường hợp rất nhỏ của bài toán mà ta đang tìm lời giải. Điều tôi muốn
nói đến ở đây là: Hãy bước đi, rồi bạn sẽ có thể đi xa ngàn dặm, hãy bắt đầu bài
toán với những trường hợp nhỏ, bạn sẽ tìm thấy lời giải trong khi giải quyết
những trường hợp ấy. Khi đã quen, bạn sẽ biết cách bước đi những bước vững
chắc, với định hướng rõ ràng, cùng sải chân dài và cái nhìn sắc bén, và bạn sẽ cần
đến ít hơn rất nhiều so với hàng ngàn bước vốn dĩ vẫn cần cho một chuyến đi
hàng ngàn dặm. Nhưng phải rèn luyện để có được những bước đi như vậy.
I. Các bài toán rời rạc
Ta hãy bắt đầu với các bài Toán rời rạc vì chúng luôn là các bài toán rất
khó trong bất kỳ đề thi nào, đặc biệt với học sinh Việt Nam - những người ít
được học một cách bài bản về mảng này của môn Toán. Cho dù có một số lượng
khá lớn các bài toán không cần nhiều kiến thức đồ sộ mà chỉ cần những kiến thức
rất tầm thường, đơn giản như nguyên lý quy nạp, như các quy tắc đếm cơ bản, …
nhưng vẫn khiến học sinh phải cảm thấy ái ngại khi đứng trước nó. Tuy nhiên,
khi tiếp cận các bài toán này từ những trường hợp nhỏ, ta thấy mọi chuyện sẽ nhẹ
nhàng hơn, ta có thể nhờ những trường hợp này để tìm ra hướng giải hoặc chí ít
ta cũng sẽ hiểu được đề bài.
Tuy vậy, cách làm này phải đòi hỏi sự kiên nhẫn và tất nhiên cũng đòi hỏi
một chút sự nhạy cảm Toán học, để phát hiện ra quy luật cũng như những ý
tưởng lóe lên trong các trường hợp ấy. Các bài toán mà tôi đưa ra sau đây là các
ví dụ minh họa cho điều này, các trường hợp nhỏ lẻ nhiều khi chứa đựng luôn
phương pháp giải, nhưng cũng có khi chỉ chứa đựng một ý tưởng làm tiền đề cho
4
lời giải, hoặc có khi chỉ giúp tháo gỡ một vài điểm nút trong một lời giải được
xem từ phương diện tổng quát. Nhưng chắc chắn một điều, các ví dụ này đều
giúp ta hiểu rõ đề bài hơn, qua đó giúp ta có dũng khí đương đầu với nó.
Ngoài ra, trong bài viết này, khi làm việc với các trường hợp nhỏ và lời
giải, tôi sẽ ghi rõ bước phân tích là bước 1, viết tắt là B1 và lời giải là bước 2,
viết tắt là B2 để các bạn tiện theo dõi, thấy được sự liên quan và sự khác biệt của
lời giải cuối cùng và những dẫn dắt dẫn đến lời giải đó.
Bài 1. Với mỗi n, xét tập hợp S n = {1,2,…, n} .Tìm số tập hợp con khác rỗng của
S n không chứa 2 số nguyên liên tiếp tùy theo n.

B1. Phân tích


Trước hết, ta bắt đầu với những trường hợp nhỏ
+) Với n=1, ta được 1 tập hợp thỏa mãn: {1}
+) Với n=2, ta được 2 tập thỏa mãn: {1}; {2}
+) Với n=3, ta được 4 tập thỏa mãn: {1}; {2}; {3}; {1,3}
+) Với n=4, ta được 7 tập thỏa mãn: {1}; {2}; {3}; {4};{1,3};{1,4};{2,4}
+) Với n=5, ta được 12 tập thỏa mãn:
{1}; {2}; {3};{4};{5};{1,3};{1,4};{1,5};{2,4};{2,5};{3,5};{1,3,5}
Bây giờ, quan sát sự thay đổi các tập thu được khi n tăng dần, ta có thể thấy khi n
tăng lên 1 đơn vị, ngoài các tập thu được ứng với giá trị n trước đó, thì còn các
tập mới được tạo ra bằng cách thêm chính số n vào, tuy nhiên chỉ được phép
thêm vào những tập không chứa số n-1. Chẳng hạn:
Với n=4, các tập là: {1}; {2}; {3}; {4};{1,3};{1,4};{2,4}
Thì với n=5, vẫn có các tập đó, nhưng thêm vào các tập
{5}, tạo từ tập ∅ bằng cách thêm số 5
{1,5};{2,5};{3,5}, tạo từ các tập {1};{2};{3} bằng cách thêm vào số 5
{1,3,5}, tạo từ tập {1,3} bằng cách thêm vào số 5
Những tập chứa số 4 không tạo được tập nào thỏa mãn. Như vậy, tổng quát hóa
suy nghĩ này, ta thu được lời giải nhờ truy hồi ( từ trường hợp trước tạo ra trường
hợp sau) như sau:
B2. Lời giải:
5
Gọi an là số tập con tập S n thỏa mãn đề bài, ta có
a1 = 1, a2 = 2, a3 = 4, a4 = 7, a5 = 12

Xét với tập S n+1 , một tập con thỏa mãn thuộc 1 trong 2 loại

Loại 1: Không chứa n+1, có an tập loại này

Loại 2: Chứa n+1, các tập loại này được tạo ra nhờ thêm vào n+1 từ các tập con
của S n , thỏa mãn đề bài, nhưng các tập con này không chứa n, đó chính là các tập
con của S n−1 thỏa mãn đề bài. Ngoài ra có thêm tập {n+1}. Vậy có an −1 + 1 tập
loại này
Từ đó ta được: an +1 = an + an −1 + 1, n ≥ 2 , a1 = 1, a2 = 2

Giải phương trình sai phân thu được ở trên, ta được:

5 − 3 1− 5 n 5 + 3 1+ 5 n
an = ( ) + ( ) −1
2 5 2 2 5 2
Với kiểu lập luận và phân tích tương tự trên, ta có lời giải cho bài toán sau:
Bài 2. Xét 1 hoán vị ( x1 , x2 ,…, xn ) của tập S n = {1,2,…, n} . Vị trí i,1 ≤ i ≤ n được
gọi là vị trí cực đại nếu xi > xi −1 , xi > xi +1 ( vị trí 1 và n không phải là vị trí cực
đại). Gọi p(n,k) là số hoán vị của S n có đúng k vị trí cực đại. Chứng minh rằng:

p (n + 1, k + 1) = (2k + 4) p (n, k + 1) + (n − 2k + 1) p (n, k )

Lời giải:
Nhận xét: Nếu i là vị trí cực đại của ( x1 , x2 ,…, xn ) thì i − 1, i + 1 không phải là vị
trí cực đại.
Gọi p(n, k ) là số hoán vị của Sn có đúng k vị trí cực đại.

Xét ( x1 , x2 ,…, xn ) là 1 hoán vị của Sn , có k vị trí cực đại i1 < i2 < … < ik .

Đưa x1 , x2 ,…, xn vào các ô như sau: ( xi luôn được đứng giữa 2 ô trống, có n + 1
ô trống)
x1 x2 … xi −11
xi1 xi +1
1
…. xn −1 xn

6
Khi đưa n + 1 vào hoán vị ( x1 , x2 ,…, xn ) để thành một hoán vị của Sn+1 , ta đặt
n + 1 vào 1 trong n + 1 ô trống.
Có các trường hợp:
Th1: Nếu n + 1 được đặt vào ô trống đầu tiên hoặc cuối cùng thì số vị trí cực đại
của hoán vị mới không đổi ( không ảnh hưởng đến vị trí cực đại)
Th2: Nếu n + 1 được đặt vào 1 trong 2k ô trống cạnh i1 , i2 , … , ik thì tạo ra một
hoán vị có đúng k vị trí cực đại ( thêm một vị trí cực đại là vị trí của n + 1
nhưng bớt đi 1 vị trí cực đại ik nếu n + 1 đứng cạnh ik , nghĩa là số vị trí cực đại
không đổi)
Th3: Nếu n + 1 được đặt tại các ô trống còn lại ( có n − 2k − 1 ô) thì đều làm tăng
thêm 1 vị trí cực đại, là vị trí của n + 1 .
Vậy, mỗi hoán vị của Sn có k vị trí cực đại sẽ tạo ra 2k + 2 hoán vị của Sn+1 có k
vị trí cực đại và n − 2k − 1 hoán vị của Sn+1 có k + 1 vị trí cực đại bằng cách thêm
n + 1 vào giữa.
n! hoán vị của Sn , mỗi hoán vị tạo ra n + 1 hoán vị của Sn+1 bằng cách thêm n + 1
vào giữa, 2 hoán vị của Sn không tạo ra cùng một hoán vị của Sn+1 , n! hoán vị
này được chia làm 3 loại:
Loại 1: Có k vị trí cực đại: p(n, k ) hoán vị

Loại 2: Có k + 1 vị trí cực đại: p(n, k + 1) hoán vị

Loại 3: Có không quá k − 1 vị trí cực đại


Mỗi hoán vị loại 1 cho n − 2k − 1 hoán vị của Sn+1 có k + 1 vị trí cực đại

Mỗi hoán vị loại 2 cho 2(k + 1) + 2 = 2k + 4 hoán vị của Sn+1 có k + 1 vị trí cực
đại
Mỗi hoán vị loại 3 không cho hoán vị nào của Sn+1 có k + 1 vị trí cực đại

Vậy p(n + 1, k + 1) = (2k + 4) p(n, k + 1) + (n − 2k + 1) p(n, k )

Với k = 0 thì p(n + 1,1) = 4 p(n,1) + (n + 1) p(n,0) .

Tiếp theo là một vài bài tập tương tự

7
Bài 1.1. Có bao nhiêu tập con của tập Sn = {1,2⋯, n} , chứa đúng 2 số nguyên
liên tiếp
Bài 1.2. Có bao nhiêu xâu nhị phân độ dài n, trong đó không có 2 bit 1 nào đứng
cạnh nhau
Bài 3. Cho n nguyên dương, gọi S là tập gồm 2n + 1 phần tử, X là tập tất cả các
tập con của S, Y = {0,1,…, 2n −1 − 1} . Xét ánh xạ f : X → Y thỏa mãn:

Với mọi x, y, z ∈ S , trong 3 số f ({x, y}), f ({ y, z}), f ({z , x}) , có một số bằng
tổng hai số còn lại. Chứng minh rằng tồn tại a, b, c ∈ S sao cho
f ({a, b}) = f ({b, c}) = f ({c, a}) = 0

B1. Phân tích


+) Với n=1, S có 3 phần tử S = {a, b, c} và Y = {0} nên đương nhiên
f ({a, b}) = f ({b, c}) = f ({c, a}) = 0

+) Với n=2, S = {a, b, c, d , e} và Y = {0,1} , tập X có 10 phần tử, cố định a ∈ S ,


quy ước f ({a, a}) = 0 , xét 2 tập
U = {x ∈ S , f ({x, a}) = 0};V = { y ∈ S , f ({ y, a}) = 1}

Khi đó, tồn tại ít nhất 1 trong 2 tập U hoặc V có số phần tử lớn hơn hoặc bằng 3
- Nếu tập đó là U, thì tồn tại 3 phần tử a,x,y thuộc U, rõ rang
f ({x, a}) = f ({ y, a}) = f ({x, y}) = 0

- Nếu tập đó là V, thì tồn tại x, y, z ∈V , khi đó:


f ({x, y}) = f ({ y, z}) = f ({z , x}) = 0

+) Với n=3, ta có S gồm 9 phần tử, Y = {0,1, 2,3} . Cố định a ∈ S

Chia tập S thành 2 tập U = {x ∈ S , f ({x, a}) chẵn}; V = { y ∈ S , f ({ y, a}) lẻ }

thì tồn tại một tập có 5 phần tử,


- Nếu đó là U, khi đó U đóng vai trò như S trong trường hợp trên, f ({x, y})
chẵn nếu x, y ∈U , bài toán được giải quyết với Y ' = {0,2} đóng vai trò của
Y
- Nếu đó là V, khi đó V đóng vai trò như S trong trường hợp trên, f ({x, y})
chẵn nếu x, y ∈U , Y ' = 0,2 đóng vai trò như Y ở trên, bài toán được giải
quyết
8
Từ các trường hợp trên, ta có ý tưởng quy nạp như sau:
B2. Lời giải:
Giả sử bài toán đúng cho trường hợp n=k, xét tập S gồm 2k +1 phần tử, cố định
a∈S
Chia tập S thành 2 tập U = {x ∈ S , f ({x, a}) chẵn}; V = { y ∈ S , f ({ y, a}) lẻ }

2k +1 + 1
thì tồn tại một tập có [ ] = 2 k + 1 phần tử, giả sử đó là U
2
Khi đó với mọi x, y ∈U thì f {x, y} chẵn vì f {x, y} + f ({x, a}) + f ({ y, a}) và
f ({x, a}) + f ({ y, a}) chẵn, từ đó f {x, y} ∈{0, 2,…, 2k − 2}

1
Xét g ({x, y}) = f ({x, y}) , ta chuyển bài toán về trường hợp trước. Từ đó có
2
điều phải chứng minh
Bài 4. [IMO shortlisted 2005]
Cho số n tự nhiên, n ≥ 3 . Ta đánh số mỗi cạnh và mỗi đường chéo của n- giác
PP
1 2
… Pn bởi một số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng r thỏa mãn:

i) Mọi số nguyên dương từ 1 đến r đều được đánh số


ii) Với mỗi tam giác PP P , 2 cạnh được đánh số bởi cùng 1 số và cạnh
i j k

còn lại đánh bởi số nhỏ hơn


a) Xác định số nguyên dương r lớn nhất mà điều đó có thể thực hiện được
b) Với r thu được ở trên, có bao nhiêu cách đánh số thỏa mãn
B1. Phân tích:
+) Trước hết, để cho tiện, ta ký hiệu | XY |= k nếu đoạn XY được đánh số bởi k
+) Xét n=3, ta có 1 tam giác duy nhất, khi đó, ta có đúng 2 số nguyên dương phải
dùng là 1 và 2, trong đó, số 2 được dùng cho 2 cạnh, số 1 được dùng cho cạnh
còn lại nên có 3 cách đánh số
+) Xét n=4, ta có 1 tứ giác, cho tất cả 6 cạnh và đường chéo, nên các số nguyên
được dùng không thể vượt quá 6, nếu số 6 được đánh 1 đoạn nào đó, do đoạn này
là cạnh của 2 tam giác khác nhau, nên tồn tại thêm 2 đoạn khác được đánh số 6,
như vậy, chỉ còn 3 đoạn, nhưng buộc phải đánh số từ 1 đến 5, mâu thuẫn. Vậy,
r<6.
- Nếu r=5, tương tự, còn phải đánh số 1,2,3,4 cho 3 cạnh, cũng mâu thuẫn.
9
- Nếu r=4, giả sử | PP 1 2
|= 4 , thì hai tam giác PP P và PP
1 2 3
P còn có thêm 1
1 2 4

cạnh đánh số 4 nữa.


• Nếu | PP1 3
|=| PP
1 4
|= 4 thì 3 cạnh P2 P3 , P2 P4 , P3 P4 được đánh bởi 3 số 1,2,3,
trái điều kiện 2
• Nếu | PP1 3
|= 4 =| P2 P4 |= 4 thì tam giác PP P , P − 2 P3 P4 còn một cạnh nữa
1 3 4

được đánh số 4, nên còn 2 cạnh phải đánh bởi 3 số. Mâu thuẫn
- Nếu r=3, dễ dàng có thể đánh số được. Giả sử P1 là đỉnh mà từ đó có ít
nhất 2 cạnh đánh số bởi 3, có 2 trường hợp sau:
Th1. Có 3 đoạn từ P1 đánh số bởi 3 thì | PP 1 2
|=| PP
1 3
|=| PP
1 4
|= 3 . Khi đó:
| P2 P3 |,| P2 P4 |,| P3 P4 | ∈{1, 2} , có 3 cách đánh số ( xem trường hợp n=3)

Th2. Có đúng 2 đoạn từ P1 được đánh số bởi 3, có 3 cách chọn 2 đỉnh tạo ra 2
đoạn đó, xét 1 cách chọn: giả sử | PP 1 2
|=| PP
1 3
|= 3,| PP
1 4
|< 3 . Khi đó, chia tập
{P1 , P2 , P3 , P4 } thành 2 tập: A = {P2 , P3}, B = {P1 , P4 } thì đoạn nối một điểm thuôc
A với 1 điểm thuộc B phải đánh số bởi 3, {| P2 P3 |,| PP 1 4
|} = {1,2} nên có 2 cách
chọn | P2 P3 | và | PP 1 4
| . Vậy có 6 cách đánh số thỏa mãn.

Tổng cộng có 9 cách đánh số thỏa mãn với P1 làm đỉnh trung tâm, như vậy có
36 cách đánh số, mỗi cách lặp lại 2 lần nên cuối cùng có 18 cách đánh số thỏa
mãn
Dựa vào lời giải trong trường hợp trên, ta có thể dự đoán r lớn nhất bằng n-1 và
đồng thời đưa ra được cách đếm trong trường hợp r=n-1. Từ đó, có lời giải tổng
quát sau:
B2. Lời giải:
Xét một đỉnh V mà từ đó có k ≥ 2 cạnh đánh số bởi r, đỉnh như thế phải tồn tại
vì tồn tại một tam giác có 2 cạnh đánh số r.
Gọi A là tập các đỉnh từ V được đánh số r thì | A |= k và B là tập các đỉnh còn lại
( gồm cả V) thì | B |= n − k . Khi đó
i) Mọi cạnh nối từ một điểm thuộc A đến một điểm thuộc B đều được
đánh số bởi r, vì nếu giả sử có X thuộc A, Y thuôc B mà |XY| < r thì
Y =/ V và do đó | XV |= r ,| YV |< r , do điều kiện ii) nên | XY |= r . Mâu
thuẫn
ii) Mọi cạnh nối 2 điểm trong A đều đánh số nhỏ hơn r, vì nếu X , Y ∈ A
thì | XV |=| YV |= r nên |XY| < r

10
iii) Mọi cạnh nối 2 điểm trong B đều đánh số nhỏ hơn r, vì nếu X , Y ∈ B
mà | XY |= r thì hoặc | XV |= r hoặc | YV |= r . Mâu thuẫn.
a) Ta chứng minh bằng quy nạp rằng giá trị lớn nhất của r là n-1
Giả sử với mọi đa giác i ≤ n cạnh, số số được dung nhiều nhất là k-1
Xét đa giác n+1 đỉnh, giả sử V,A,B là đỉnh và các tập được nói đến ở trên,
Ta có r ≤| A | −1+ | B | −1 + 1 = k − 1 + (n + 1 − k − 1) + 1 = n . Điều phải chứng minh.

b) Như trên, nếu đa giác có n cạnh và tập A có k phần tử thì tập A có nhiều
nhất k-1 số được dung và tập B có nhiều nhất n-k-1 số được dung.
Vậy để đánh số từ 1 đến n-1 cho các đoạn tạo được từ đa giác, ta phải chọn
k-1 số trong các số {1,2,…, n − 2} để đánh số cho các đoạn tạo được từ các
điểm trong tập A và n − k − 1 số còn lại trong tập đó để đánh số cho các
đoạn tạo được từ các điểm thuộc tập B
Mặt khác, số cách chọn 2 tập A,B sao cho | A |= k ,| B |= n − k là Cnk

Từ đó ta có hệ thức truy hồi sau ( với f(n) là số cách đánh số trong trường hợp đa
n −1 k

giác có n cạnh): 2 f (n) = ∑ C Cnk−−21 f (k ) f (n − k )


k =1 n

n −1
 f (k )  f (n − k ) 
= n!(n − 2)!∑   .
k =1  k !( k − 1)!  ( n − k )!( n − k − 1)! 

( Có 2f(n) là vì theo cách đếm như vậy, mỗi số Cnk .Cnk−−21 f (k ) f (n − k ) được tính hai
lần)
n −1
Đặt f ( x) = x!( x − 1)! g ( x) ta có: 2(n − 1) g (n) = ∑ g (k ) g (n − k ).
k =1

Đến đây, bằng một số trường hợp nhỏ lẻ, ta có thể đoán được đáp số
n!(n − 1)!
f ( n) = và chứng minh kết quả đó bằng quy nạp
2n −1
Lời giải thứ 2( ý b))
B1. Phân tích:
Bây giờ, với ý b), ta xem xét theo một khía cạnh khác, vẫn bắt đầu từ trường hợp
n=4, vẫn đánh số bởi 3 số 1,2,3, nhưng ta thử bắt đầu đánh số từ 1.

11
Nhận thấy nếu | PP 1 2
|= 1 thì | PP
1 3
|,| P2 P3 |,| P2 P4 |,| PP
1 4
| đều khác 1, giả sử | P3 P4 |= 1
thì xét tam giác PP P , ta thấy chỉ dung tối đa 2 số, chẳng hạn là 1 và 2, tam giác
1 3 4

P2 P3 P4 cũng dung tối đa 2 số, suy ra phải dung 1 và 3, ta có

| PP
1 3
|= 2,| PP
1 2
|= 1,| P2 P3 |= 3 . Mâu thuẫn điều kiện ii)

Vậy không còn cạnh nào được phép đánh số 1. Từ đây, ta không quan tâm đến
việc đánh số 1 nữa mà chỉ còn đánh số 2 và 3 cho các đoạn. Nhận xét | PP 1 2
|= 1
nên | PP
1 3
|=| P2 P3 |,| PP
1 4
|=| P2 P4 | , như vậy mỗi cách đánh số cho tam giác PP P
1 3 4

cho tương ứng đúng một cách đánh số cả tứ giác. Vậy có thể coi P1 và P2 là 1
điểm. Bài toán được kéo về trường hợp n=3.
Công việc rốt cuộc được chia làm 2 công đoạn
Công đoạn 1: Chọn 1 đoạn để đánh số 1: Có 6 cách ( C42 = 6 )

Công đoạn 2: Đánh số 1 tam giác sau khi coi 2 điểm đầu mút của đoạn vừa chọn
trùng nhau, có 3 cách
Kết quả: có 18 cách
Với cách suy luận ở trên, ta có lời giải thứ 2
B2. Lời giải:
Gọi an là số cách đánh số khi dung đến n-1 số cho các đoạn tạo được từ n điểm

Ta chứng minh chỉ tồn tại duy nhất 1 cạnh được đánh số 1. Thật vậy, giả sử
| PP
1 2
|= 1 , khi đó | PP
1 i
|=| P2 Pi | ∀i =/ 1, 2 . Vậy một cách đánh số thỏa mãn | PP
1 2
|= 1
tương ứng với 1 cách đánh số cho n-1 điểm P1 , P3 , P4 ,…, Pn . Nếu số 1 được dùng
một lần nữa, thì n-1 điểm trên vẫn được đánh số bởi n-1 số, trong khi theo câu a),
chỉ đánh số được bởi tối đa n-2 điểm. Mâu thuẫn.
Vậy, chỉ có duy nhất 1 cạnh được đánh số 1.
Chọn cạnh này, có Cn2 cách

Với mỗi cạnh được chọn, có thể coi 2 đỉnh của cạnh đó là 1 đỉnh ( lập luận như
trên), ta còn an −1 cách đánh số với n-1 đỉnh bằng n-2 số.

Vậy có an = Cn2 an −1 , a3 = 3, a4 = 18

n!(n − 1)!
Dễ dàng có được an =
2n −1
12
Bài 5. [IMO Shortlisted 2001, problem 12]
Với mỗi số nguyên dương n, gọi một dãy gồm toàn số 0 và 1 là cân bằng nếu nó
chứa n số 0 và n số 1. Hai dãy cân bằng a và b được gọi là hàng xóm nếu có thể
chuyển vị trí 1 trong 2n ký tự của a để a chuyển thành b ( VD: 01101001 chuyển
được thành 00110101 bằng cách chuyển số 0 thứ 4 ( hoặc thứ 3) sang vị trí đầu
1
tiên hoặc thứ 2). Chứng minh rằng có tập S chứa cùng lắm C2nn dãy cân
n +1
bằng sao cho mọi dãy cân bằng đều bằng với hoặc là hàng xóm với ít nhất một
dãy trong S
B1. Phân tích:
1
Vì trong đề bài có đề cập đến số C 2 n nên ta có ý tưởng là phân chia C2nn dãy
n +1
cân bằng thành n+1 lớp, chọn lớp có số phần tử nhỏ nhất ( sẽ nhỏ hơn hoặc bằng
1
C2nn ) và chứng minh mọi dãy cân bằng đều thuộc lớp đó hoặc là hàng xóm
n +1
với 1 phần tử của lớp đó. Quan trọng nhất ở đây là cách phân lớp sao cho phù
hợp. Do có nhận xét là C2nn chia hết cho n + 1 nên có thể nghĩ đến cách chia lớp
1
theo kiểu đồng dư modulo n + 1 thì mỗi lớp có đúng C2nn phần tử
n +1
Quan trọng là xem xét cái gì thay đổi khi chuyển vị trí để dựa vào đó làm căn cứ
chia lớp theo modulo n + 1
Ta hãy bắt đầu với các trường hợp nhỏ lẻ.
Trước hết, nghiên cứu sự thay đổi khi di chuyển một kí tự trong một dãy cân
bằng nào đó
+) Xét n=3, ví dụ với dãy ban đầu là 000111
Số 0 từ vị trí thứ 1 sang vị trí thứ k thì dãy 000111 sẽ không đổi nếu k=2,3,
thành 001011 nếu sang vị trí thứ 4, 001101 nếu sang vị trí thứ 5, sang 001110
nếu sang vị trí số 6. Vị trí số 1 có thể được mô tả lại như sau:
(4,5,6) → (3,5,6) → (3,4,6) → (3, 4,5)

Nếu dãy ban đầu là 000111 và di chuyển số 1.


Di chuyển số 1 từ vị trí cuối cùng sang vị trí thứ k, thì với k=5,4 vẫn không có gì
thay đổi
k=3 thì được dãy 001011; k=2 được 010011; k=1 được 100011
13
Vị trí số 1 như sau: (4,5,6) → (3,5,6) → (2,5,6) → (1,5,6)

Di chuyển số 1 từ vị trí thứ 5 sang vị trí thứ 4 hoặc 6, không có gì thay đổi, sang
vị trí thứ 3, ta được 001011, thứ 2 được 010011, sang vị trí thứ 1 được 100011,
các vị trí thay đổi như sau (4,5,6) → (3,5,6) → (2,5,6) → (1,5,6)

Khi đó thì có cái gì thay đổi? Chỉ có vị trí số 1 trong dãy thay đổi. Xét theo
modun 4 thì có gì thay đổi theo quy luật? Chỉ có tổng vị trí của số 1 thay đổi, còn
bản thân các số xét theo modun 3 thì lại thay đổi không theo quy luật nào cả.
Xét về tổng vị trí của số 1 thì với việc di chuyển số 0 với dãy ban đầu, ta thu
được các số
15,14,13,12 là 1 hệ thặng dư đầy đủ modulo 4
Với việc di chuyển số 1, ta thu được các số: 15, 14,13,12 cũng là hệ thặng dư đầy
đủ modulo 4
Với việc di chuyển số 1 theo cách 2, ta thu được các số tương tự
Tiếp theo, xem xét kết quả khi n=2, ta có C42 = 6 dãy sau:1100; 1010; 1001;
0011; 0101; 0110, ta thấy
1100 nhận 1010; 1001 làm hàng xóm, tổng vị trí của số 1 trong 3 dãy này là:
3,4,5
0011 nhận 0101; 0110 làm hàng xóm , tổng vị trí của số 1 trong 3 dãy là: 7,6,5
Xét theo modulo 3 thì các số trên lập thành hệ thặng dư đầy đủ modulo 3, nếu
chọn tập S={1100; 0011} thì S là tập thỏa mãn
Như vậy, có khả năng ta sẽ chia lớp theo tổng các vị trí của số 1 trong dãy với
modulo n+1, tổng quát từ trường hợp n=2, ta sẽ chia thành nhiều hệ thặng dư đầy
đủ modulo n+1, mỗi hệ đó chọn 1 dãy cân bằng đại diện, và với dãy cân bằng đó,
hàng xóm của nó có vẻ như quét thành hệ thặng dư đầy đủ. Như thế, ta chọn mỗi
hệ một phần tử theo lớp thặng dư để chia thành n+1 lớp, thì nhiều khả năng đó là
cách phân lớp thỏa mãn.
Suy nghĩ theo hướng như vậy, cuối cùng, ta có lời giải như sau:
B2. Lời giải:
Với mỗi dãy cân bằng a = (a1 , a2 ,…, a2 n ) , xét f(a) là tổng các số j sao cho a j = 1 .
Ví dụ f (10010011) = 1 + 4 + 7 + 8 = 20 . Phân chia C2nn dãy cân bằng thành n+1
lớp Ai = {a / f (a ) ≡ i (modn + 1)}, i = 1,2…, n + 1
14
1
Gọi S là lớp có số phần tử ít nhất thì | S |≤ C2nn .
n +1
Ta sẽ chứng minh mọi dãy cân bằng a đều thuộc S hoặc là hàng xóm với một
phần tử của S. Xét 2 trường hợp
i) Nếu a1 = 1 . Di chuyển số 1 về phía bên phải của số 0 thứ k, ta thu được
dãy cân bằng b là hàng xóm của a với f (b) = f (a ) + k . Vậy nếu a ∉ S
thì tồn tại số k ∈{1,2,…, n} mà b ∈ S
ii) Nếu a1 = 0 . Di chuyển số 0 về phía bên phải số 1 thứ k thì ta được hàng
xóm b của a mà f (b) = f (a ) − k . Vậy tồn tại k ∈{1,2,…, n} mà b ∈ S

Ta có điều phải chứng minh


Bài 6. [IMO shortlisted 1987]
Với mọi số nguyên r ≥ 1 , gọi h(r ) là số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn: h(r ) ≥ 1 và
mọi phân hoạch của tập {1, 2,…, h(r )} thành r lớp, đều tồn tại số nguyên a ≥ 0
và các số nguyên x, y :1 ≤ x ≤ y sao cho: a + x, a + y, a + x + y thuộc cùng một
lớp. Chứng minh h(r ) = 2r

B1. Phân tích:


Xét trường hợp đặc biệt nhất, khi h(r ) = 2r , phân tập {1,2,…, 2r} thành r lớp,
mỗi lớp có 2 phần tử thì làm sao có chuyện: a + x, a + y, a + x + y ( 3 phần tử)
cùng thuộc 1 lớp được. Phải chăng đề sai?. Không! Vấn đề là x và y có thể bằng
nhau, khi đó: a + x, a + y, a + x + y chỉ nhận 2 giá trị nên không có gì vô lý. Tuy
nhiên, điều hay là câu hỏi đó lại là cơ sở giúp ta giải quyết bài toán nhờ phát hiện
bản chất của nó.
B2. Lời giải:
Trước hết, ta chứng minh khi h(r ) = 2r thì mọi phân hoạch tập {1,2,…, 2r} thành
r lớp đều có 1 lớp chứa các số a + x, a + y, a + x + y nào đó.

Thật vậy, xét r + 1 số r , r + 1, r + 2,…, 2r . Vì có r lớp nên tồn tại ít nhất 1 lớp
chứa 2 phần tử. Giả sử: r + i, r + j thuộc cùng 1 lớp với i < j . Khi đó, chọn
x = y = j − i, a = r + 2i − j thì a + x = r + i, a + y = r + i, a + x + y = r + j thuộc
cùng 1 lớp.
Rõ ràng 1 ≤ x ≤ y và a ≥ 0 .

15
Vậy h(r ) = 2r thỏa mãn.

Nếu h(r ) < 2r thì xét tập {1,2,…,2r − t} . Phân hoạch tập này thành r tập

{1, r + 1};{2, r + 2};…;{r − t , 2r − t};{r − t + 1};{r − t + 2};…,{r} . Khi đó, giả sử


a + x, a + y, a + x + y thuộc cùng 1 tập. Do a+x,a+y,a+x+y không cùng bằng nhau
nên chúng phải thuộc một trong r − t tập đầu tiên. Như vậy x = y và
a + x, a + 2 x thuộc cùng một tập, giả sử a + x = k , a + 2 x = r + k ( k ≤ r − t ) thì
x = r , a = k − r < 0 . Mâu thuẫn.

Vậy h(r ) ≥ 2r nên min h(r ) = 2r .

Bình luận:
Điểm mấu chốt của bài toán nảy sinh từ việc: khi x = y, a + x, a + x + y = a + 2 x
thuộc cùng 1 lớp. Mà a + x < a + 2 x < 2a + 2 x nên có những cách phân hoạch
như trong lời giải trên.
Bài 7. Cho các số nguyên dương n1 , n2 ,…, n6 và
n( f ) = n1n f (1) + n2 n f ( 2) + ⋯ + n6 n f (6) , trong đó f là hoán vị của {1,2,…,6} . Đặt
Ω = {n( f ), f là hoán vị của {1,2,…,6}} . Tìm giá trị lớn nhất số phần tử của Ω

Lời giải:
Bổ đề: Nếu 2 x + 2 x + ⋯ + 2 x = 2 y + 2 y + ⋯ + 2 y với x1 , x2 ,…, xn là các số
1 2 n 1 2 n

nguyên dương phân biệt và y1 , y2 ,…, yn là các số nguyên dương phân biệt thì
{x1 , x2 ,…, xn } = { y1 , y2 ,…, yn }

( Một số nguyên dương có biểu diễn duy nhất trong hệ cơ số 2)


6 6
Ta xét ni = 22 . Khi đó n( f ) = n( g ) ↔ ∑ ni .n f ( i ) = ∑ ni .ng ( i )
i

i =1 i =1
6 6
↔ ∑ 22 + 2 = ∑ 22 + 2
i f (i ) i g (i )

i =1 i =1

↔ {2i + 2 f ( i ) , i = 1, 2…,6} = {2i + 2 g ( i ) , i = 1, 2…,6}

Khi đó: 21 + 2 f (1) = 2i + 2 g ( i ) với i nào đó trong {1, 2,3, 4,5,6}

Tức là: {1, f (1)} = {i, g (i )} .

Có 2 trường hợp:

16
i) g (i ) = 1, f (1) = i suy ra f (1) = g −1 (1)
ii) g (i ) = f (1), i = 1 suy ra: f (1) = g (1)

Vậy { f (1), f −1 (1)} = {g (1), g −1 (1)} . Tương tự: { f (i ), f −1 (i )} = {g (i ), g −1 (i )} với


i = 1,2,…,6
Bây giờ, xét 1 hoán vị f bất kỳ, ta sẽ xem xét số các hoán vị g sao cho
n( f ) = n( g ) , từ đó đếm số giá trị mà n( f ) có thể nhận được

Ví dụ: f = (3, 4,1,6,5, 2) thì f (1) = 3, f (3) = 1 nên nếu n( f ) = n( g ) thì


g (1) ∈{ f (1), f −1 (1)} = {3} nên g (1) = 3 , tương tự g −1 (1) = 3 nên g (3) = 1 , g (5) = 5
.
Còn lại: g −1 (2), g (2) ∈{ f (2) = 4, f −1 (2) = 6} , tức là g (2) và g −1 (2) =/ 2 , nên
{g (2), g (4), g (6)} = {2,4,6} . Từ đó: g (2) = 4, g (4) = 2, g (6) = 6 hoặc
g (2) = 4, g (6) = 2, g (4) = 6 hoặc g (2) = 6, g (4) = 2, g (6) = 4 hoặc
g (2) = 6, g (6) = 2, g (4) = 4 . Nhưng nếu g (6) = 6 thì f (6) = 6 ( mâu thuẫn) hoặc
g (4) = 4 thì f (4) = 4 ( mâu thuẫn).

Vậy g (2) = 4, g (4) = 6, g (6) = 4 ( g trùng f) hoặc g (2) = 6, g (6) = 4, g (4) = 2

Như vậy, có thêm 1 hoán vị g mà n( g ) = n( f ) nên 2 hoán vị này, kể cả f chỉ cho


1 giá trị n( f )

Ta sẽ tổng quát hóa bài toán từ ví dụ trên.


Ta gọi C là 1 xích của f có độ dài k nếu tồn tại a ∈{1,2,…,6} sao cho
C = { f (a ), f 2 (a ), f 3 (a ),…, f k (a ) = a} và f i (a ) =/ f j (a ) ∀i =/ j ,1 ≤ i, j ≤ k

Khi đó, một hoán vị f bất kỳ luôn phân tích được thành các xích.
Khi f có các xích độ dài x1 , x2 ,…, xm , ta nói f là hoán vị loại x1 + x2 + ⋯ + xm

Chẳng hạn: f = (3, 4,1,6,5, 2) thì f có các xích là { f (1) = 3, f (3) = f 2 (1) = 1} có độ
dài 2 và f (2) = 4, f 2 (2) = f (4) = 6, f 3 (2) = f (6) = 2} có độ dài 3, { f (5) = 5} có độ
dài 1.
Khi đó, ta viết: f = (2, 4,6)(1,3)(5) , rõ ràng cách viết này hoàn toàn xác định
hoán vị f như trên
Ví dụ: f = (3, 4,1,6,5, 2) là hoán vị loại 3 + 2 + 1 .

17
Bằng cách tường minh như trong ví dụ về hoán vị loại 3+2+1 ở trên với các loại
hoán vị khác, ta có kết quả được thể hiện trên bảng sau. ( chú ý rằng 1 hoán vị
của tập {1,2,…,6} chỉ có thể thuộc một trong các loại sau: 3+1+1+1; 3+2+1,3+3;
4+1+1; 4+2; 5+1; 6 các hoán vị không có xích nào có độ dài lớn hơn 2 )
Loại hoán vị Số hoán vị f Số lần lặp giá trị Số giá trị n(f)
n(f)
3+1+1+1 C63 .2! = 40 2 20
3+2+1 C63 .2!.C32 = 120 2 60
3+3 C63 .2!.2!+ 2 = 40 4 10
4+1+1 c64 .3! = 90 2 45
4+2 C64 .3! = 90 2 45
5+1 C65 .4! = 144 2 72
6 5! = 120 2 60
Còn lại 76 76 76

i
Vậy nhiều nhất có 388 giá trị có thể có của tập Ω khi n = 22 .
i
Còn lại là chỉ ra khi n = 22 thì số lần lặp là ít nhất. Điều này dễ dàng vì với các
giá trị ni khác, ngoài việc lặp như trên, còn có thêm khả năng bị lặp do các yếu tố
khác nữa. Vậy max | Ω |= 388
Bình luận: Trong bài toán trên, ngay từ đầu ta cần nhìn một cách khái quát,
nhưng đến nửa chừng, cần phải dừng lại làm việc với các trường hợp nhỏ để đưa
ra được ý tưởng trình bày rõ rang.
1
Bài 8. Với n nguyên dương tùy ý, n>3, xét k = [ n(n + 1)] và tập X n gồm
6
n(n + 1)
phần tử, trong đó k phần tử màu đỏ, k phần tử màu xanh và còn lại màu
2
trắng. Chứng minh rằng có thể chia tập X n thành n tập con rời nhau
A1 , A2 ,…, An sao cho với số m tùy ý 1 ≤ m ≤ n thì tập Am chứa đúng m phần tử và
các phần tử đó cùng màu.
B1. Phân tích:
Kiểm tra với n=4,5,6,7,8,9, ta có bảng sau:

18
Phân
n(n + 1) Các phần tử
Các phần tử Các phần tử bố màu
n 2 k màu
màu xanh màu đỏ ( X-Đ-
trắng
T)
4 10 3 | A1 |= 1 , | A2 |= 2 | A3 |= 3 | A4 |= 4 3-3-4
| A2 |= 2 ,
5 15 5 | A1 |= 1 , | A4 |= 4 | A5 |= 5 5-5-5
| A3 |= 3
| A3 |= 3 , | A2 |= 2 ,
6 21 7 | A1 |= 1 , | A6 |= 6 7-7-7
| A4 |= 4 | A5 |= 5
| A3 |= 3 , | A1 |= 1,| A2 |= 2
7 28 9 | A4 |= 4 , | A5 |= 5 9-9-10
A6 |= 6 , | A7 |= 7
| A1 |= 1 ,
| A4 |= 4 , | A2 |= 2 12-12-
8 36 12 | A5 |= 5 , | A7 |= 7
| A8 |= 8 | A3 |= 3 , 12
| A6 |= 6
| A1 |= 1,| A2 |= 2
| A7 |= 7 , , | A3 |= 3, 15-15-
9 45 15 | A6 |= 6,| A9 |= 9
| A8 |= 8 | A4 |= 4 , | 15
A5 |= 5
| A1 |= 1 , | A2 |= 2 | A3 |= 3 , | A4 |= 4 ,
| A5 |= 5 , | A6 |= 6 | A7 |= 7 18-18-
10 55 18
19
| A10 |= 10 | A9 |= 9 | A8 |= 8
| A1 |= 1 , | A4 |= 4 | A2 |= 2 ,
| A5 |= 5
| A6 |= 6 , | A3 |= 3 22-22-
11 66 22 | A8 |= 8,| A9 |= 9
| A11 |= 11 | A7 |= 7,| A10 |= 10 22

Để giải bài toán trong trường hợp tổng quát, ta cần chỉ ra một cách chia tổng quát
hoặc quy được trường hợp n lớn về với các trường hợp n nhỏ hơn
Qua việc nghiên cứu các trường hợp nhỏ lẻ, thấy khá khó có thể tìm quy luật tổng
quát cho việc phân chia, bởi vậy, ta thử tìm cách đưa các trường hợp sau về
trường hợp trước đó, các trường hợp n=5,6,7,8,9 cũng gần như rất khó đưa được
về trường hợp trước, nhưng với n=10, ta có thể đưa được về n=4, vì số lượng
chênh mỗi màu là như nhau, từ

19
3-3-4 lên 18-18-19, tức là chênh đều lên 15, và ta cần có 3 phần, mỗi phần 15
phần tử cùng màu, được chia thành các tập có nhiều hơn hoặc bằng 5 phần tử
( 3-3-4 lên 9-9-10 chênh mỗi tập lên 6 phần tử, nhưng mỗi tập đều nhiều hơn 5
phần tử thì không thể làm vậy)
Vậy, nguyên nhân có thể đưa được từ trường hợp n=10 về trường hợp n=4 là vì:
Mỗi tập chênh 15 phần tử, mỗi tập mới có số phần tử 5 ≤ x ≤ 10 , nên có thể chi
15 = 5 + 10 = 6 + 9 = 7 + 8
Trường hợp n = 5 (5-5-5) sang trường hợp ( 22-22-22), chênh lên 17 phần tử mỗi
tập, số phần tử mỗi tập thuộc {6,7,8,9,10,11} mà 17=6+11=7+10=8+9
B2. Lời giải:
Từ đây, ta có lời giải tổng quát bằng quy nạp với việc xây dựng một cách chia tập
X n dựa vào cách chia tập X n −6 như sau

n(n + 1) (n − 6)(n − 5)
Xét tập X n gồm phần tử. Ta xét tập X n −6 gồm phần tử,
2 2
1
gồm k1 = [ (n − 6)(n − 5)] phần tử màu xanh, k1 phần tử màu đỏ và còn lại là
6
màu trắng. Theo giả thiết quy nạp, tập X n −6 luôn có thể chia được thành n − 6 tập
rời nhau A1 , A2 ,…, An −6 thỏa mãn bài toán

n(n + 1) (n − 6)(n − 5)
Ta có k − k1 = [ ]−[ ]
6 6
Mặt khác [a ] − [b] > a − 1 − [b] ≥ a − 1 − b và
[a ] − [b] ≤ a − [b] < a − (b − 1) = a − b + 1

Nếu a − b là số nguyên thì [a ] − [b] = a − b

1 1
Mà n(n + 1) − (n − 5)(n − 6) = 2n − 5 là số nguyên nên k − k1 = 2n − 5
6 6
Vậy số phần tử màu xanh ( đỏ) ngoài X n −6 đều bằng 2n-5.

Có | X n | − | X n −6 |= 6n − 15 nên số phần tử màu trắng ngoài X n −6 là 6n-15-2(2n-


5)=2n-5
Khi đó, ta xây dựng các tập An −5 , An −4 , An −3 , An −2 , An −1 , An như sau:

20
Tập An −5 , An chứa toàn phần tử màu xanh

Tập An −4 , An −1 chứa toàn phần tử màu đỏ

Tập An −2 , An −3 chứa toàn phần tử màu trắng

Bài 9. [IMO shortlisted 2012]


Cho n ≥ 1 là số nguyên. Tìm số lớn nhất các tập con rời nhau, có 2 phần tử của
tập {1,2,…, n} sao cho

i) Tổng các phần tử của 1 tập không vượt quá n


ii) Tổng các phần tử của các tập khác nhau là các số nguyên dương khác
nhau
B1. Phân tích:
Giả sử k là số lớn nhất các cặp tập rời nhau thỏa mãn đề bài
Ví dụ:
+) Với n=3, chỉ có thể có 1 tập con duy nhất có 2 phần tử mà tổng các phần tử
không quá 3 là tập {1,2} nên k=1 với tập {1,2}
+) Với n=4, có 2 tập {1,2}, {1,3} thỏa mãn tổng các phần tử không quá 4, nhưng
2 tập này không rời nhau nên k=1, với tập {1,2}
+) Với n=5, có các tập {1,2}; {1,3}; {1,4}; {2,3} thỏa mãn, nhưng 3 tập đầu có
chung phần tử nên chỉ chọn được 1 tập, nên k ≤ 2 , nhưng với k=2 chỉ có thể chọn
2 tập {2,3}; {1,4}, 2 tập này có cùng tổng nên cuối cùng k=1, với tập {1,2}
+) Với n=6, có các tập {1,2},{1,3},{1,4},{1,5}- chọn được 1 trong 4 tập
Và các tập {2,3},{2,4}- chọn được 1 trong 2 tập
Nên k=2 với các tập {2,4}; {1,3} hoặc {2,3}; {1,4}, nhưng chỉ cặp {2,4},{1,3}
cho tổng khác nhau. Vậy k=2, với các tập {2,4},{1,3}
+) Với n=7, có các tập {1,2},{1,3},{1,4}, {1,5}, {1,6}- chọn được 1 tập
Các tập {2,3},{2,4},{2,5}- chọn được 1 tập
Tập {3,4} nên k ≤ 3 , với các tập {3,4}; {2,5}; {1,6}, tuy nhiên, chỉ chọn được 2
trong 3 tập này vì yêu cầu về tổng nên k ≤ 2 , với k=2, có thể chọn 2 tập {2,4} và
{1,3}.
Vậy k=2, chọn 2 tập {2,4} và {1,3}
21
+) Với n=8, có các tập {1,2},{1,3}, … , {1,7}- chọn được 1 tập
{2,3}, {2,4},{2,5},{2,6} chọn được 1 tập
{3,4}, {3,5} chọn được 1 tập
Với k=3 với các tập là {3,4}, {2,6},{1,2} chẳng hạn
Tiếp tục như vậy, ta có bảng sau
N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
k 0 0 1 1 1 2 2 3 3 3 4 4 5 5 5 6 6 7 7 7

Theo bảng, có thể dự đoán quy luật lặp lại theo chu kì 5 và với n=5m+1, n=5m+2
cho đáp số k=2m, n=5m+3, 5m+4, 5m+5 cho đáp số 2m+1. Từ đó, ta sẽ nghĩ
cách tổng quát để phân hoạch tập {1,2,…, n} thành các tập 2 phần tử thỏa mãn đề
bài trong từng trường hợp và chỉ ra với số k lớn hơn các số đã định thì không thể
phân chia được. Ngoài ra, với 2 trường hợp n=5m+1, n=5m+2 có thể chọn chung
các tập, 3 trường hợp n=5m+3, 5m+4, 5m+5 cũng có thể chọn chung các tập.
Vậy chủ yếu làm việc với 2 trường hợp n=5m+1 và n=5m+3
Ta có lời giải sau:
B2. Lời giải:
Với n=5m+1,5m+2 ta có thể chọn 2m tập gồm
{1,4m}, {3,4m-1}, {5, 4m-2},…, {2m+1,3m}- m tập
{2,2m}- 1 tập
{4,3m-1}, {6,3m-3},…, {2m-2,2m+2} – m-1 tập
Ngoài ra nếu k ≥ 2m + 1 thì tổng S của k cặp đó thỏa mãn:
S ≥ (1 + 2) + (3 + 4) + ⋯ + (4m + 1 + 4m + 2) = (2m + 1)(4m + 3)

Và S ≤ (5m + 2 + 5m + 1) + ⋯ + (3m + 3 + 3m + 2) = (2m + 1)(4m + 2)

Mâu thuẫn.
Với n=5m+3,5m+3,5m+5, ta có thể chọn 2m+1 tập gồm
{1,4m+2},{3,4m+3}, …, {2m+1, 3m+2}- m+1 tập
{2, 3m+1}, {4, 3m}, …,{2m,2m+2}- m tập

22
Ngoài ra nếu k ≥ 2m + 2 thì tổng S của k cặp đó thỏa mãn:
S ≥ (1 + 2) + (3 + 4) + ⋯ + (4m + 3 + 4m + 4) = (2m + 2)(4m + 5)

Và S ≤ (5m + 5 + 5m + 4) + ⋯ + (3m + 5 + 3m + 4) = (2m + 2)(4m + 4)

Mâu thuẫn.
2n − 1
Vậy đáp số cuối cùng là [ ]
5
Bài 10. Tại các đỉnh của một lục giác đều viết 6 số nguyên không âm có tổng
bằng 2013. Một người thực hiện thay đổi như sau: Chọn 1 đỉnh, thay số ở đỉnh
đó bởi giá trị tuyệt đối của hiệu 2 số viết ở 2 đỉnh kề với đỉnh được chọn. Chứng
minh rằng, có thể thực hiện như vậy một số lần sao cho các số thu được ở 6 đỉnh
đều bằng 0
B1. Phân tích:
Đương nhiên muốn giảm các số về 0 thì tổng các số phải giảm dần
Xét vài trường hợp cụ thể. Dễ nhất là trường hợp có 3 số tại 3 đỉnh xen kẽ bằng
0, còn lại có tổng bằng 2013. Khi đó chỉ cần tác động 3 lần thao tác đã cho tại 3
đỉnh khác 0, ta thu được trạng thái 0
Nếu có 2 trong 3 số tại các đỉnh xen kẽ bằng 0, ta cũng dễ dàng thu được đáp số,
cụ thể
A B A A 0 A 0 0
F 0 A 0 A 0 0 0
0 D 0 0 0 0 0 0

Ngoài ra, các số tại các đỉnh chỉ phụ thuộc vào các số tại 3 đỉnh chỉ sau 1 phép
biến đổi, nên ta sẽ chỉ xem xét chủ yếu sự biến đổi dựa trên 3 số tại 3 đỉnh,chẳng
hạn theo dõi sự biến đổi khi A ≥ C ≥ E như sau

C-E A-C

A-E C

E C-E

C-E
A-C
A A-C A A-C
A-E C
A-E C |A+E-2C|
A-E
A-C C-E E E
C-E C-E

A A-C
A-E C

A-C C-E

23
Ta thấy có phép biến đổi

A B A A-C C-E A-C


F C A-E C A-E C
E D E C-E A-C C-E

làm giảm tính lẻ của tổng A+C+E nếu không có số nào bằng 0, là một phép biến
đổi đáng lưu ý.
Từ đây đặt ra câu hỏi: Khi có 1 số bằng 0 thì có đưa về trường hợp 2 số bằng 0
được 0, không có số nào bằng 0 thì thế nào? Trả lời các câu hỏi đó và xem xét
biến đổi cụ thể trên, ta có lời giải sau:
B2. Lời giải:
Trước hết, tồn tại 3 đỉnh xen kẽ sao cho tổng là số lẻ ( bài toán chỉ sử dụng tính lẻ
của số 2013 nên có thể tổng quát 2013 thành số n lẻ bất kỳ), giả sử 3 đỉnh đó là
A, C, E ( được điền các số A,C,E luôn)
+) Nếu A ≥ C ≥ E >0
Xét biến đổi sau
A B A A-C C-E A-C
F C A-E C A-E C
E D E C-E A-C C-E

Ta thấy phép biến đổi này làm giảm tổng A+C+E thành (C-E)+C+(A-C)=A+C-E
và vẫn giữ nguyên tính lẻ của tổng nếu E khác 0, vậy nếu áp dụng liên tiếp thao
tác này, sẽ đi đến trạng thái mà 1 trong 3 số A,C,E bằng 0 hoặc 2 trong 3 số bằng
0
+) Nếu có 2 trong 3 số A,C,E bằng 0. Giả sử A>C=E=0, xét phép biến đổi

A B A A 0 A 0 0
F 0 A 0 A 0 0 0
0 D 0 0 0 0 0 0

Ta thu được trạng thái toàn số 0


+) Nếu A ≥ C > E = 0 , thì do A lẻ nên A>C, xét phép biến đổi
24
A B A A-C C A-C
F C A C A |A-2C|
0 D 0 C 0 C

Ta thấy phép biến đổi này làm giảm thực sự tổng A+C+0 thành C+|A-2C|< A+C
( do C >0 và C < A), trong khi vẫn giữ cho tổng lẻ, tức là nếu tiếp tục áp dụng
biến đổi này, ta sẽ đến được trạng thái mà có 2 số bằng 0, lúc đó áp dụng phép
biến đổi cho trường hợp trên, ta thu được kết quả. Vậy ta có điều phải chứng
minh.
Bài 11. [IMO shortlisted 2002]
Cho số nguyên dương n, một dãy n phần tử ( không nhất thiết phân biệt) các số
nguyên dương được gọi là “ đầy” nếu thỏa mãn điều kiện: “Với mỗi số nguyên
dương k ≥ 2 , nếu k xuất hiện trong dãy thì k-1 cũng vậy; hơn nữa lần xuất hiện
đầu tiên của k-1 đến trước lần xuất hiện cuối cùng của k”. Với mỗi n, tính số dãy
đầy có thể có.

B1. Phân tích:

Trong ví dụ này, các trường hợp nhỏ giúp dự đoán đáp số


Khi n=1, đáp số bằng 1
Khi n=2, ta được 2 dãy đầy: 12; 11
Khi n=3, ta được 6 dãy đầy: 123/122; 212;112,121/ 111
Khi n=4, ta được 24 dãy đầy:
1234/
1233;1323;3123/1223,2123,1232;2132/1123,1213,1231,/
1222,2122,2212/1122,1212,1221,2112,2121/1112,1121,1211/
1111
Dự đoán có n! dãy đầy nên 1 ý tưởng là tạo ra song ánh từ tập dãy đầy độ dài n
sang tập các hoán vị của n phần tử
Nhận thấy bài toán lien quan đến vị trí đặt các số 1,2,….,k xuất hiện trong dãy
đầy độ dài n, mỗi vị trí là 1 số duy nhất trong tập {1,2,…,n} nên ta nghĩ đến song
ánh kiểu này.
Chẳng hạn khi n=9, xét 1 dãy đầy: 143432344 thì số 4 có 4 vị trí: 2,4,8,9; số 3 có
3 vị trí: 3,5,7, số 2 có 1 vị trí: 6, số 1 có 1 vị trí: 1
Như vậy, ta cần 1 tương ứng sao cho 143432344 tương ứng với 2489/357/6/1,
sắp theo thứ tự nào đó phù hợp.
Nhìn lại hoán vị 248935761, ta tìm cách ngắt phù hợp để cho lại dãy đầy trên

25
Các số 2,4,8,9 đang tăng, lại giảm xuống 3, các số 3,5,7 đang tăng lại giảm xuống
6, từ 6 giảm xuống 1, nên ta thu được quy luật ngắt hoán vị.
Chẳng hạn, với hoán vị 154326987, ta ngắt thành: 15/4/3/269/8/7 và thu được
dãy đầy
634563123
Từ đó ta có cách giải cho bài toán

B2. Lời giải:


Ta chứng minh bằng cách xây dựng song ánh với tập các hoán vị của {1,2,…,n}
Xét dãy đầy a1 , a2 ,…an và m = max{a1 , a2 ,…an }
Đặt S k ,1 ≤ k ≤ m là tập các chỉ số i sao cho ai = k . Khi đó S1 , S − 2,…, S m khác
rỗng và tạo thành một phân hoạch của {1,2,…, n} . Ta viết các phần tử của S1 theo
tứ tự giảm dần, các phần tử của S 2 theo thứ tự giảm dần và cứ thế.
Như vậy, mỗi dãy đầy sẽ tương ứng với một hoán vị của {1,2,…, n}
Ngược lại, mỗi hoán vị có một cách chặt duy nhất thành các đoạn giảm dần
S1′ , S 2′ ,⋯, S m′ sao cho max Si ′ > min Si −1′ .
Vậy tương ứng thiết lập được là một song ánh nên số dãy đầy cần tìm là n!
Bài 12. Cho p là số nguyên tố sao cho p-1 chia hết cho 3. Giả sử a1 , a2 ,…, ak là
các số nguyên lớn hơn 1 sao cho a1 + a2 + ⋯ + ak = p − 1. Biết rằng tồn tại số a
nguyên dương sao cho a s không đồng dư với 1 ( mod p) với mọi s=1,2,…, p-2 và
a p −1 ≡ 1 ( mod p). Chứng minh rằng có thể chia tập {1,2,…,p-1} thành các tập rời
nhau A1 , A2 ,..., Ak sao cho | Ai |= ai và tổng các phần tử của Ai chia hết cho p với
mọi i=1,2,…,k
B1. Phân tích
Ta bắt đầu thử nghiệm với trường hợp p=7.
Khi đó theo modun 7 thì 21 = 2, 22 = 4, 23 = 1;24 = 2 nên số 2 không phải số a
trong đề bài. Tuy nhiên theo modun 7 thì 31 = 3,32 = 2,33 = 6,34 = 4,35 = 5,36 = 1 ,
tức là số 3 thỏa mãn tính chất 3s không đồng dư với 1 modun 7 với mọi
s = 1, 2,3,4,5 , chỉ có 36 ≡ 1(mod 7) . Như vậy p=7 là số nguyên tố thỏa mãn điều
kiện đề bài.
( Thật ra số nguyên tố nào cũng thỏa mãn điều kiện này, vì mọi số nguyên tố đều
có căn nguyên thủy a, vấn đề trong việc thử nghiệm ở trên chỉ là tìm ra căn
nguyên thủy đó mà thôi, ở đây số p=7 có căn nguyên thủy là 3)
Bây giờ, ta xét các số nguyên a1 , a2 ,…, ak > 1 có tổng bằng 6.

26
Có các trường hợp
6 = 2+ 2+ 2 = 2+ 4 =3+3
Khi a1 = a2 = a3 = 2 , nghĩa là ta phải chia tập {1, 2,3, 4,5,6} thành 3 tập, mỗi tập
có 2 phần tử, tổng các phần tử chia hết cho 7. Ta chia được như sau:
{1,6};{2,5};{3,4}

Khi a1 = 2, a2 = 4 , nghĩa là ta phải chia tập {1, 2,3, 4,5,6} thành 2 tập, một tập 2
phần tử, một tập 4 phần tử có tổng chia hết cho 7, chẳng hạn {1,6},{2,3, 4,5}

Khi a1 = a2 = 3 , ta phải chia tập {1, 2,3, 4,5,6} thành 2 tập có 3 phần tử, tổng các
phần tử chia hết cho 7, chẳng hạn {1,2,4};{3,5,6}

Câu hỏi đặt ra là: Sự tồn tại của số a ở đây có tác dụng gì?
Ta cố gắng kết nối với điều này, có thể thấy
Theo modun 7 thì A = {1, 2,3, 4,5,6} = B = {31 ,32 ,33 ,34 ,35 ,36 }

Các tổng 2 số chia hết cho 7 trong tập B là


31 + 34 = 3(1 + 33 );32 + 35 = 32 (1 + 33 ),33 + 36 = 33 (1 + 33 )

Các tổng 3 số chia hết cho 7 trong tập B là


31 + 33 + 35 = 3(1 + 32 + 34 );31 ;32 + 34 + 34 = 32 (1 + 32 + 34 )

Ngoài ra tập 4 phần tử có tổng chia hết cho 7 thu được nhờ cách ghép các tập có
2 phần tử là được
Nhận thấy 1 + 33 ;1 + 32 + 34 chia hết cho 7 là những điều quan trọng
Ta thử nghiệm với số nguyên tố p bất kỳ mà p-1 chia hết cho 3, p-1=3m và a là
căn nguyên thủy của p thì a p −1 − 1 = a 3 m − 1 = (a m − 1)(1 + a m + a 2 m ) nên
1 + a m + a 2 m nên rất dễ để chia thành m tập 3 phần tử, tổng các phân tử chia hết
cho p, hoặc chia thành 3 tập, mỗi tập m phần tử, tổng các phần tử chia hết cho p.
Ngoài ra m chẵn, nên cũng dễ dàng chia thành các tập 2 phần tử, tổng các phần tử
chia hết cho p
Tiếp tục thử nghiệm với p=13 và các trường hợp khó chịu hơn của tập
{a1 , a2 ,…, ak }

Chẳng hạn a1 = 2, a2 = 3, a3 = 3, a4 = 4

27
Một căn nguyên thủy của 13 là 2
Chia thành 4 tập với số phần tử là 2,3,3,4.
Đầu tiên, ta cứ chia thành các tập 3 phần tử
{21 , 25 , 29 };{22 , 26 , 210 };{23 ;27 ;211};{24 , 28 ,212 }

Từ đây lọc 2 tập 3 phần tử bất kỳ, chẳng hạn {21 , 25 ,29 } và {23 ;27 ;211} , phần còn
lại chia thành các tập gồm 2,4,4 phần tử, ta chọn các cặp 2 phần tử một là được
{22 , 28 };{26 ,212 ;{210 , 24 }

Từ các phân tích trên, ta có lời giải


B2. Lời giải
Đặt p-1=3n=6m, với n,m nguyên dương.
+) Trước hết, ta sẽ tìm cách phân hoạch {1, 2,…, p − 1 = 3n} thành n tập con có 3
phần tử sao cho tổng các phần tử mỗi tập chia hết cho p và nếu một tập là
B = {x, y, z} thì có một tập khác là B* = { p − x, p − y, p − z}

Khi đó, gọi a là số nguyên dương thỏa mãn điều kiện được nêu trong đề bài, ta có
a p −1 ≡ 1 ( mod p) và do đó {1, a, a 2 , a 3 ,…, a p − 2 } là hệ thặng dư thu gọn modulo p

Do {1, 2,…, p − 1} cũng là một hệ thặng dư thu gọn modulo p nên tồn tại tập
Bi = {xi , yi , zi } ⊂ {1, 2,…, p − 1} ( i=1,2,…,n) sao cho xi ≡ a i , yi ≡ a i + n , zi ≡ a i + 2 n
(mod p)
a3n − 1
Khi đó xi + yi + zi ≡ a i + a i + n + a i + 2 n = a i (1 + a n + a 2 n ) = a i .
an − 1
Do a 3 n = a p −1 ≡ 1 ( mod p) và a n − 1 không chia hết cho p nên ta được xi + yi + zi
chia hết cho p.
Đặt Bi* = { p − xi , p − yi , p − zi } thì hai tập Bi và Bi* là hai tập rời nhau.

Thật vậy:
+) p chẵn nên p − xi =/ xi

+) Nếu p − xi = yi thì p ≡ a i (1 + a n ) ( mod p). Suy ra a n ≡ −1 ( mod p). Khi đó


a p −1 = a 3 n ≡ −1 ( mod p). Mâu thuẫn

28
+) Nếu p − xi = zi , tương tự a 2( p −1) ≡ −1 ( mod p). Mâu thuẫn.

Do đó p − xi ∉ Bi .

Tương tự p − yi , p − zi ∉ Bi

Vậy Bi và Bi* rời nhau.

+) Bây giờ, ta tìm một cách phân hoạch thỏa mãn đề bài
Với n=2m ta đã có {1, 2,…, p − 1} = ( B1 ∪ B2 ∪ Bm ) ∪ ( B1* ∪ B2* ∪ Bm* )

Giả sử a1 , a2 ,…, as là các số lẻ trong tập {a1 , a2 ,…, ar } . Khi đó, do


a1 + a2 + ⋯ + ak = p − 1 là số chẵn nên s chẵn, s=2h. Chú ý rằng a1 , a2 ,…, as ≥ 3
nên 3s ≤ a1 + a2 + ⋯ + as ≤ p − 1 = 6m → s ≤ 2m → h ≤ m

Chọn tập A1 chứa B1 và A2 chứa B1* ; A3 chứa B2 và A4 chứa B2* ,…, A2 h−1 chứa
Bh và A2h chứa Bh* . Lúc này, mỗi tập A1 , A2 ,…, As đều đang chứa 3 phần tử và
các tập As +1 ,…, Ak đều chứa 0 phần tử. Tất cả đều thiếu một số chẵn phần tử. Ta
làm đầy các tập Ai bằng cách: mỗi lần ta thêm một cặp dạng (a, p − a ) vào Ai
nếu Ai còn thiếu phần tử, trong đó a ∈ B j và p − a ∈ B*j với j>h.

Ta được một cách chia thỏa mãn đề bài.


Bài 13. [Bulgaria TST 2013]
Cho các số nguyên dương m, n, r thỏa mãn n ≥ 2,1 ≤ r ≤ n − 1 . Xét bảng vuông
(mn + r ) × (mn + r ) các hình vuông đơn vị. Phủ bảng bởi những hình vuông n × n
có cạnh song song với cạnh của bảng vuông ban đầu, sao cho mỗi hình vuông
đơn vị đều được phủ ít nhất 1 lần và có những hình vuông đơn vị được phủ nhiều
lần. Tìm số nhỏ nhất các hình vuông đơn vị bị phủ ít nhất 2 lần
B1. Phân tích
Hãy bắt đầu với một số trường hợp đơn giản
+) Với n = 2, m = 1, r = 1, ta được một bảng vuông 3 × 3 và phủ bởi các hình
vuông 2 × 2 , khi đó chỉ có duy nhất một cách phủ như hình vẽ, ta được 5 ô bị phủ
nhiều hơn 1 lần ( gọi là các ô xấu). Trường hợp này chỉ có 1 cách phủ nên không
dễ đưa ra nhận xét về sự nhỏ nhất

29
+) Với n = 3, m = 1, r = 1 , ta được bảng vuông 4 × 4 và phủ bởi các hình vuông
3 × 3 , cũng chỉ có 1 cách phủ, cho 12 ô xấu như hình vẽ

+) Với n = 3, m = 2, r = 1 , ta được bảng vuông 7 × 7 , được phủ bởi các hình vuông
3 × 3 , lần này có vẻ có nhiều cách phủ hơn, chẳng hạn 3 cách phủ như sau ( trong
hình vẽ chỉ xét 3 hàng trên cùng)

2 3 5 6

( các ô 3 × 3 chỉ dịch chuyển đi một bước từ trái sang phải, số ô xấu rất nhiều)

2 3 5 6

( các ô 3 × 3 dịch chuyển một khoảng dài hơn, giảm số ô xấu)

30
2 3 5 6

( số ô xấu ít hơn trường hợp 1)


Nhận thấy trong cả 3 cách phủ, nếu chỉ xét trên hàng thứ nhất, ta thấy một trong 2
ô số 2 hoặc số 5 sẽ bị phủ, một trong 2 ô số 3 hoặc số 6 bị phủ. Như vậy, có ít
nhất 2 ô bị phủ trong số các ô số 2,3,5,6
Xét trên 7 hàng, sẽ có ít nhất 14 ô xấu, ngoài ra ta mới xét các cột số 2,3,5,6 nên
còn thừa các cột 1,4,7. Với các cột này, xem xét như các hang ở trên, ta có ít nhất
6 ô xấu nữa, tổng cộng là 20 ô xấu. Tuy nhiên, phải xem là có cách nào cho đúng
20 ô xấu hoặc ít hơn hay không? Tức là ta phải tìm cách phủ mà các ô không bị
chồng càng nhiều càng tốt.
Chú ý trong ô 7 × 7 có 1 ô 4 × 4 ở góc dưới bên trái, nếu phủ ô này thì có 12 ô
xấu, phần còn lại là một bảng hình chữ L có độ rộng 3 ô, nếu phủ bằng các ô
3 × 3 thì sẽ không bị chồng lên phần đã phủ trước đó, Khi đó sẽ tạo ra ít ô xấu
nhất. Ta có thể chồng như hình sau để tạo ra đúng 8 ô xấu còn lại, tức là tổng
cộng có 20 ô xấu

0 0

0 0 0

0 0 0

0 0

0 0 0 0

0 0 0 0

0 0

Từ đó có lời giải sau


B2. Lời giải
Ta gọi một hình vuông đơn vị là “xấu” nếu nó bị phủ ≥ 2 lần
31
Trước hết, ta tìm cách chặn số hình vuông xấu.
Chọn một hàng bất kỳ và đánh dấu các cột
r + 1, r + n + 1, r + 2n + 1,…, r + (m − 1)n + 1 . Xét tất cả các hình vuông n × n có
giao khác rỗng với hàng đang xét. Do mn < mn + r < (m + 1)n nên có ít nhất m+1
hình vuông như thế. Hơn nữa, mỗi hình vuông phủ ít nhất một cột đã được đánh
dấu. Do có m cột được đánh dấu, nên có ít nhất một cột “ xấu”
Tương tự, có ít nhất 1 ô “xấu” trong số các ô vuông có giao với hàng đang xét,
nhưng thuộc một trong các cột r + 2, r + n + 2,…, r + (m − 1)n + 2 và cứ thế.

Nghĩa là trên hàng đang xét có ít nhất n − r ô “xấu”. Tương tự với mọi hàng
Ta cũng làm như vậy với các cột còn lại ((m+1)r cột)thì cũng có ít nhất n − r ô “
xấu” trên mỗi cột
Vậy, toàn bảng có ít nhất
(mn + r )(n − r ) + (m + 1)r (n − r ) = (mn + mr + 2r )(n − r ) ô “xấu”

Bây giờ, ta xây dựng các hình vuông n × n để thu được đúng
(mn + mr + 2r )(n − r ) ô “xấu”

Xét n + r hàng đầu tiên từ dưới lên và n + r cột đầu tiên từ trái sang. Chúng tạo
thành một hình vuông A là (n + r ) × (n + r ) . Phủ hình vuông này bởi 4 hình
vuông n × n ở 4 góc. Số ô “xấu” khi đó là (n + r ) 2 − 4r 2 . Xét miếng hình chữ L
do hình vuông (2n + r ) × (2n + r ) bỏ đi hình vuông A. Ta phủ hình chữ L này bởi
5 hình vuông n × n ( 2 hình vuông phủ mỗi hình chữ nhật và một hình vuông phủ
góc trên bên phải), ta có n 2 − r 2 ô “xấu”. Cứ làm như thế với các hình chữ L tiếp
theo.Sốô “xấu” thu được là
(n + r ) 2 − 4r 2 + (m − 1)(n 2 − r 2 ) = (mn + mr + 2r )(n − r )

Vậy đáp số của bài toán là (mn + mr + 2r )(n − r )

Bài 14. [Argentina 2009]


Xét một bảng a × b , với a,b nguyên dương và a, b ≥ 2 . Các hình vuông bên trong
được tô màu đen trắng như bàn cờ. Thực hiện phép biến đổi sau: mỗi lần, chọn 2
ô vuông chung cạnh và tô màu lại chúng: mọi ô vuông trắng được tô lại thành
đen, ô vuông đen được tô lại thành xanh, ô vuông xanh tô lại thành trắng. Tìm a
và b sao cho sau khi thực hiện liên tiếp các phép biến đổi, tất cả các ô đen ban
đầu được tô trắng và tất cả các ô trắng ban đầu lại được tô đen.

32
B1. Phân tích:
+) Trước hết, làm việc với trường hợp nhỏ nhất có thể:
Nếu chỉ có ô chữ nhật 1 × 2 thì không thể chuyển được
Nếu chỉ có ô chữ nhật 1 × 3 thì chỉ cần chuyển đổi trong 3 ô đó sẽ đưa được về
trạng thái mong muốn. Cụ thể, quy ước ô trắng =0, ô đen =1, ô xanh =2.
Khi đó, một bước biến đổi, các ô thay đổi như sau: 0 → 1; 1 → 2; 2 → 0;
Có 2 trường hợp
1) (0,1,0) → (1,2,0) → (1,0,1)
2) (1,0,1) → (2,1,1) → (2,2,2) → (0,0,2) → (0,1,0)
Như thế, nếu a hoặc b chia hết cho 3 thì ta có thể biến đổi theo yêu cầu đề bài.
Ta thấy trường hợp nhỏ trên đây đem lại một nửa lời giải cho bài toán.
B2. Lời giải:
+) Đoạn đầu lời giải chính là đoạn phân tích bên trên
+) Bây giờ, ta sẽ chứng minh nếu biến đổi được theo yêu cầu đề bài thì ab chia
hết cho 3.
Thật vậy, vẫn quy ước ô trắng =0, ô đen =1, ô xanh =2.
Gọi X là tập các ô ban đầu màu đen và Y là tập các ô ban đầu màu trắng
Gọi k là tổng số lần tác động vào tất cả các ô trong tập X, do mỗi lần tác động
đều tác động vào một ô của tập X và một ô của tập Y nên cũng có k lần tác động
vào các ô tập Y.
Mặt khác, do mỗi lần tác động vào 1 ô của X, số trong ô đó tăng lên 1 theo
modulo 3, nên sau k lần tác động vào tất cả các ô của X thì tổng các số trong ô đó
tăng lên k theo modulo 3.
Tuy nhiên nếu gọi m là số ô của tập X thì tổng các số trong các ô của X thay đổi
là (–m) theo modulo 3 ( mỗi ô đều thay đổi từ 1 thành 0)
Từ đó, ta được: k ≡ − m(mod 3)

Tương tự , do mỗi lần tác động vào 1 ô của Y, số trong ô đó cũng tăng lên 1 theo
modulo 3, nên sau k lần tác động vào tất cả các ô của Y thì tổng các số trong ô đó
cũng tăng lên k theo modulo 3

33
Gọi n là số ô của tập Y thì tổng các số trong các ô của Y thay đổi là n theo
modulo 3 ( mỗi ô đều thay đổi từ 0 thành 1). Vậy k ≡ n(mod 3)

Từ đó ta được m + n ≡ 0(mod 3) nên ab chia hết cho 3. Điều phải chứng minh

II. Các bài toán Hình học, Đại số, Giải tích và Số học
Tạm biệt các bài toán rời rạc, tôi sẽ tiếp tục đến với các mảnh đất khác của
môn Toán, để chứng minh một điều rằng: Trong phần nào của môn Toán, việc áp
dụng tư tưởng này để giải quyết các bài toán khó vẫn luôn hiệu quả. Hãy bắt đầu
với hai bài toán thuộc phân môn Đại số và Giải tích
Bài 15. [ VN TST 2011]

 x1 ≥ x2 ≥ x3 ≥ ⋯ ≥ xn

Cho n ≥ 3 và n số thực x1 , x2 ,…, xn thỏa mãn  x1 + x2 + ⋯ + xn = 0
 x12 + x22 + ⋯ + xn2 = n(n − 1)

Tìm giá trị nhỏ nhất của S = x1 + x2

B1. Phân tích


Ta bắt đầu với trường hợp nhỏ nhất n=3. Khi đó ta có 3 biến x1 ≥ x2 ≥ x3 mà
x1 + x2 + x3 = 0 và x12 + x22 + x32 = 6 .

Trước hết làm giảm số biến bằng cách thế x3 = − x1 − x2

Khi đó x12 + x22 + (6 − x1 − x2 ) 2 = 6 và x1 ≥ x2 ≥ −( x1 + x2 )

Ta có 6 = x12 + ( S − x1 ) 2 + (6 − S ) 2 là tam thức bậc hai theo x1 , ta tìm cách chặn


biến x1 theo S, khi đó ta có đánh giá cho 1 biến S, chính là điều ta cần

S
Muốn vậy, ta quan sát các điều kiện cho biến x1 ≥ x2 = S − x1 nên x1 ≥ và
2
x1 ≥ − ( x1 + x2 ) = − S . Tuy nhiên điều kiện thứ 2 không tác dụng vì có điều kiện
đầu (mạnh hơn rồi). Ta tìm cách biến đổi điều kiện thứ 2 để được đánh giá tốt
hơn cho x1 , cố gắng thu được x1 ≤ cái gì đó.

Ta sử dụng điều kiện


x2 ≥ −( x1 + x2 ) ↔ 2 x2 + x1 ≥ 0 ↔ 2( S − x1 ) + x1 ≥ 0 ↔ x1 ≤ 2 S

S
Vậy ta có được ≤ x1 ≤ 2 S
2
34
S
Như vậy P( x1 ) = x12 + ( S − x1 ) 2 + (6 − S ) 2 ≤ max P ( ), P (2 S )) = P(2 S ) = 6S 2
2
nên 6 ≤ 6S 2 suy ra S ≥ 1 ( chú ý S ≥ 0 do là tổng 2 số lớn nhất trong số các số
có tổng bằng 0). Vậy min S = 1 khi x1 = 2, x2 = x3 = −1 chẳng hạn

Với cách suy nghĩ như thế, ta có lời giải cho trường hợp tổng quát
B2. Lời giải:
Áp dụng bất đẳng thức Karamatta cho 2 bộ ( x1 , x2 ,…, xn ) và
x1 , x2 , x2 ,…, x2 , − x1 − (n − 2) x2 ) và hàm f ( x) = x 2 có f ''( x) = 2 > 0 ∀x , với điều
kiện phù hợp

 x1 = x1
 x1 + x2 = x1 + x2

 x1 + x2 + x3 ≤ x1 + 2 x2

 x1 + x2 + x3 + x4 ≤ x1 + 2 x2
 ⋯

 x1 + x2 + ⋯ + xn −1 ≤ x1 + (n − 2) x2
 x1 + x2 + ⋯ + xn = 0 = x1 + (n − 2) x2 + (− x1 − (n − 2) x2 )

và x1 ≥ x2 ≥ − x1 − (n − 2) x2

( bất đẳng thức này cho phép chuyển toàn bộ n biến sang còn 2 biến x1 , x2 )
n 2

ta có n(n − 1) = ∑ x ≤ x12 + (n − 2) x22 + [ x1 + (n − 2) x2 ]2


i =1 i

= x12 + (n − 2)( S − x1 ) 2 + [(n − 2) S − (n − 3) x1 ]2 = P ( x1 )

S
Lại có ( tương tự phân tích ở trên) x1 ≥ và
2
S = x1 + x2 = − x3 − x4 − ⋯ − xn ≥ −(n − 2) x2

n −1
nên x1 + (n − 1) x2 ≥ 0 ↔ x1 + (n − 1)( S − x1 ) ≥ 0 nên x1 ≤ S
n−2
S n −1
Vậy n(n − 1) = P ( x1 ) ≤ max( P( ), P( S ))
2 n−2

35
+) Với n = 3 , đã làm trên bước phân tích
S n −1
+) Với n ≥ 4 , P( ) ≥ P( S )) nên
2 n−2
S n −1 S n(n − 1) 2
max( P ( ), P ( S )) = P ( ) = S
2 n−2 2 4
n(n − 1) 2
Từ đó n(n − 1) ≥ S , ta được S 2 ≥ 4 nên S ≥ 2
4
Dấu bằng xảy ra chẳng hạn khi x1 = x2 = ⋯ = xn −1 = 1, xn = 1 − n

Vậy với n=3 thì min S = 1 , n ≥ 4 thì min S = 2


1
Bài 16. Cho dãy số ( xn ) thỏa mãn xn + 2 = ( xn+1 + xn ), n ≥ 1 và x1 ≤ x2 . Tìm lim xn
2
B1. Phân tích
Xét các trường hợp nhỏ lẻ, ta có
1 1
x1 ≤ x2 , x3 = ( x1 + x2 ) ≥ x1 , x3 ≤ x2 , x4 = ( x3 + x2 ) ≤ x2 , x4 > x3
2 2
cứ thế ta thu được các đánh giá rất có lợi cho sự tồn tại giới hạn, đó là
x1 ≤ x3 ≤ x5 ⋯ ≤ x2 n +1 ≤ ⋯

x2 ≥ x4 ≥ ⋯ ≥ x2n ≥ ⋯

Từ đó, ta chỉ cần chỉ ra sự bị chặn, điều này cũng suy được nhờ mấy trường hợp
nhỏ, rằng x1 ≤ xn ≤ x2 ∀n

Từ đó có lời giải
B2. Lời giải
Ta chứng minh được bằng quy nạp x2 n ≥ x2 n + 2 ∀n ≥ 1 ; x2 n +1 ≤ x2 n +3 ∀n ≥ 0 và
x1 ≤ xn ≤ x2 ∀n

Vậy các dãy x2n và x2 n +1 đều là các dãy đơn điệu, bị chặn nên có giới hạn lần lượt
là a và b

36
1 1
Trong công thức x2 n + 2 = ( x2 n +1 + x2 n ) , cho qua giới hạn, ta được a = (a + b) nên
2 2
a =b
Mặt khác 2 xn+ 2 + xn+1 = 2 xn +1 + xn nên dãy vn = 2 xn +1 + xn là dãy hằng, tức là
2 xn+1 + xn = 2 x2 + x1 ∀n

2 x2 + x1
Cho qua giới hạn, ta được 3a = 2 x2 + x1 nên a =
3
Sau đây là bài toán đại diện cho phần hình học
Bài 17. Cho tứ giác lồi ABCD. Dựng ra ngoài tứ giác các hình vuông lần lượt có
các cạnh là cạnh của tứ giác. Chứng minh rằng tứ giác có 4 đỉnh là tâm các hình
vuông này có 2 đường chéo bằng nhau và vuông góc nhau
B1. Phân tích
Trước hêt, ta xem xét bài toán trong trường hợp đặc biệt: Khi ABCD là hình bình
hành.

A B
E
Q F
O
N
C
D

Gọi M,N,P,Q là tâm các hình vuông đã cho trên các cạnh AB,BC,CD,DA tương
ứng. Gọi O là giao điểm của AC và BD thì M và P đối xứng qua O, N và Q đối
xứng qua O. Gọi E và F là trung điểm của AB,BC, ta có OE=BF=FN,
OF=EB=EM, ∠OEM = ∠OFN nên ∆OEM = ∆NFO , suy ra OM=ON và do
∠MOE + ∠NOF + ∠OEB = 1800 nên ∠MON = 900

37
Bây giờ nếu chỉ xét một nửa hình bình hành là tam giác ABC, với 2 hình vuông
trên 2 cạnh AB và BC, M, N là tâm các hình vuông và O là trung điểm AC thì ta
vẫn có tam giác MON vuông cân tại O.

A B
E
F
O
N
C

Từ đó, ta có cách chứng minh cho bài toán như sau


B2. Lời giải:

M
B

N
A
Q O

D C

+) Chứng minh tam giác MON vuông cân tại O và tương tự cho tam giác POQ

38
+) Ta có, tam giác OMN và OPQ vuông cân tại O, do đó ∆OMP = ∆ONQ , suy ra
MP=NQ. Mà tổng hai góc ∠QMP + ∠MQN = 900 nên MP ⊥ NQ . Ta có điều
phải chứng minh
Cuối cùng là một bài toán toán số học
Bài 18. Tìm số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho tồn tại hàm khác hằng
f : ℤ → (0, +∞) thỏa mãn:

i) f ( xy ) = f ( x) f ( y )
ii) 2 f ( x 2 + y 2 ) − f ( x) − f ( y ) ∈{0,1,…, n} ∀x, y ∈ ℤ

Với n tìm được, tìm tất cả các hàm thỏa mãn


B1. Phân tích
Để tìm n nhỏ nhất, đương nhiên việc tự nhiên nhất là xét các giá trị n từ nhỏ đến
lớn, ban đầu ta sẽ xét với n=0, thấy không thỏa mãn. Với n=1, ta thấy có một số
hàm thỏa mãn đề bài, các hàm trong trường hợp nhỏ này khiến cho ta nghĩ đến
hướng giải cho bài toán, đặc biệt là giả thiết f ( x) f ( y ) = f ( xy ) khiến ta nghĩ đến
việc chỉ cần làm việc với trường hợp nhỏ hơn: trường hợp tập nguồn là tập các số
nguyên tố, từ đó dẫn đến lời giải
B2. Lời giải:
+) Trước hết ta chứng minh nếu tồn tại hàm f thỏa mãn thì f (0) = 0 và n>0.

Có f 2 (0) = f (0) nên f (0) = 0 hoặc f (0) = 1 . Nếu f (0) = 1 thì


f (0) = f ( x.0) = f ( x). f (0) ∀x ∈ ℤ → f ( x) = 1 ∀x ∈ ℤ .

Mâu thuẫn với việc f khác hằng. Vậy f (0) = 0 .

Giả sử n = 0 thỏa mãn. Ta có 2 f ( x 2 + y 2 ) − f ( x) − f ( y ) = 0 ∀x, y ∈ ℤ

Suy ra 2 f 2 ( x) = 2 f ( x 2 ) = f ( x) + f (0) ∀x ∈ ℤ

1
Ta được: 2 f 2 ( x) = f ( x) hay f ( x) ∈{0, } ∀x ∈ ℤ (1)
2
1 1
Nếu f ( x0 ) = thì f ( x02 ) = f 2 ( x0 ) = . Mâu thuẫn (1).
2 4
Vậy f ( x) = 0 ∀x ∈ ℤ , lại mâu thuẫn với f khác hằng.

39
Tóm lại, điều giả sử là sai nên n > 0
+) Tiếp theo, ta chỉ ra sự tồn tại hàm f khi n=1
Đặt A là tập các số nguyên tố dạng 4k + 1 và B là tập các số nguyên tố dạng
4k + 3

 0( x ∉ B)
Với p ∈ B , xét f p : ℤ → ℤ , f p ( x) = 
 1( x ∈ B)

Dễ dàng chứng minh được f p thỏa mãn đề bài

Vậy n = 1 là giá trị nhỏ nhất cần tìm


+) Với n=1, ta sẽ tìm tất cả các hàm f thỏa mãn đề bài.
- Ta có f (0) = 0 Có: f 2 (1) = f (1) và f khác hằng nên f(1)=1 ( nếu f (1) = 0
thì f ( x) = 0 ∀x ∈ Z )
- Do 2 f 2 ( x) − f ( x) = 2 f ( x 2 + 02 ) − f ( x) − f (0) ∈{0,1} ∀x ∈ ℤ nên
f ( x) ∈{0,1} ∀x ∈ ℤ (*)
- Do f (−1) = f (1) = 1 và f (−1) > 0 nên f (−1) = 1 . Vậy
f (− x) = f ( x) ∀x ∈ ℤ
- Vì tính chất i) nên chỉ cần xét hàm f trên tập các số nguyên tố p .

Ta chứng minh tồn tại duy nhất 1 số nguyên tố p sao cho f ( p ) = 0

Rõ ràng f khác hằng nên luôn tồn tại số nguyên tố p sao cho f(p)=0 ( nếu
không f ( p ) = 1 ∀p nguyên tố, suy ra f ( x) = 1 ∀x ∈ ℤ ).

Giả sử có số nguyên tố q khác p mà f (q ) = 0 . Ta có 2 f ( p 2 + q 2 ) ∈{0,1} mà


do (*), f ( p 2 + q 2 ) ∈{0,1} nên f ( p 2 + q 2 ) = 0

Với mọi a, b ∈ ℤ , ta có (a 2 + b 2 )( p 2 + q 2 ) = (ap + bq ) 2 + (aq − bp ) 2 nên

f ((ap + bq ) 2 + (aq − bp ) 2 ) = f ((a 2 + b 2 )( p 2 + q 2 )) = f (a 2 + b 2 ) f ( p 2 + q 2 ) = 0

Mà 2 f ( x 2 + y 2 ) − f ( x) − f ( y ) ≥ 0 nên
0 = 2 f ((ap + bq ) 2 + (aq − bp ) 2 ) ≥ f (ap + bq ) + f (aq − bp ) . Do
f (ap + bq ), f (aq − bp ) ≥ 0 nên ta được f (aq − bp ) = 0

Lại có, ( p, q ) = 1 nên tồn tại a, b ∈ ℤ sao cho aq − bp = 1 , ta được f (1) = 0 .


Mâu thuẫn.
40
Vậy có duy nhất số nguyên tố p mà f ( p ) = 0

Cuối cùng, ta chứng minh p phải là số nguyên tố dạng 4k+3.


Thật vậy.
- Nếu p = 4k + 1 thì tồn tại y ∈ ℕ sao cho p \ y 2 + 1. Do f ( p ) = 0 nên
f ( y 2 + 1) = 0 , suy ra 2 f ( y 2 + 1) − f ( y ) − f (1) ∉{0,1} . Mâu thuấn
- Nếu p = 2 thì −2 = 2 f (2) − 2 f (1) = 2 f (12 + 12 ) − f (1) − f (1) ∈{0,1} . Mâu
thuẫn
Vậy p = 4k + 3 . Khi đó, hàm f được cho như phần đầu của bài toán.

Các bài toán minh họa xin được tam dừng ở đây. Đương nhiên, chủ đề này có
thể tiếp tục mở rộng, các ví dụ minh họa có thể sẽ mỗi ngày một nhiều lên và phủ
hầu hết các mảng của môn Toán, nhưng trong một khoảng thời gian có hạn, tôi
chỉ tạm đưa ra các ví dụ vừa đủ để minh họa cho ý tưởng mà thôi. Trong thời
gian tới, tôi sẽ tiếp tục bổ sung hoàn thiện cho bài viết của mình.
III. Thực nghiệm sư phạm
Trước khi viết chuyên đề này, tác giả đã tiến hành dạy thực nghiệm nhằm
mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp đã được đề
xuất nhằm giúp học sinh tăng cường sự linh hoạt trong việc giải quyết các bài
toán đặt ra.
Tác giả đã soạn giảng theo cả phương pháp đề xuất trong phần trước và giáo
án theo phương pháp cũ để đối chứng. Sử dụng các giáo án đó để tiến hành thực
nghiệm trong khoảng thời gian hơn 4 tháng ( một tuần học 2 buổi). Trong đó, 2
tháng đầu sử dụng phương pháp thông thường, chỉ đưa lời giải lớn và dạy kiến
thức liên quan đến nó, các bài được chọn ra để dạy đều là các bài toán không
chứa nhiều kiến thức, chỉ cần có phương pháp suy nghĩ phù hợp. Hai tháng còn
lại sử dụng phương pháp như đã đề cập
Thời gian thực nghiệm được tiến hành từ đầu tháng 11 năm 2013 đến giữa
tháng 02 năm 2014. Tác giả trực tiếp giảng dạy các giờ học thực nghiệm. Kết
luận thu được được ghi nhận thông qua quá trình giảng dạy trực tiếp và 2 bài
kiểm tra cụ thể.
Kết quả thu được như sau:
1) Qua quan sát hoạt động dạy, học:
Qua quan sát hoạt động dạy, học cho thấy:
- Trong 2 tháng đầu tiên, học sinh thường thấy rất khó khăn trong việc hiểu
được đề bài, theo dõi lời giải thầy giải cũng mất nhiều thời gian để hiểu và khi
hỏi lại chính bài tập ấy, học sinh cũng mất rất nhiều thời gian để trình bày ý

41
tưởng. Giai đoạn cuối tháng thứ 2, một số học sinh phát hiện ra phương pháp
bắt đầu từ ý tưởng đơn giản nên có phát hiện nhanh hơn.
- Giai đoạn cuối của tháng thứ 4, nhiều học sinh nắm bắt được phương pháp khá
tốt, hiểu được lời giải một cách bản chất ( vì hình dung chúng trên các trường
hợp nhỏ), trình bày được lời giải một cách khá rõ ràng. Quan trọng hơn, số
lượng bài tập học sinh tự làm được tăng lên đáng kể.
2) Kết quả thu được thông qua bài kiểm tra
Bài kiểm tra số 1 ( cuối tháng thứ 2)
Xét một bảng a × b , với a,b nguyên dương và a, b ≥ 2 . Các hình vuông bên trong
được tô màu đen trắng như bàn cờ. Thực hiện phép biến đổi sau: mỗi lần, chọn 2
ô vuông chung cạnh và tô màu lại chúng: mọi ô vuông trắng được tô lại thành
đen, ô vuông đen được tô lại thành xanh, ô vuông xanh tô lại thành trắng. Tìm a
và b sao cho sau khi thực hiện liên tiếp các phép biến đổi, tất cả các ô đen ban
đầu được tô trắng và tất cả các ô trắng ban đầu lại được tô đen.
Bài kiểm tra số 2 ( cuối tháng thứ 4)
Cho các số nguyên dương m, n, r thỏa mãn n ≥ 2,1 ≤ r ≤ n − 1 . Xét bảng vuông
(mn + r ) × (mn + r ) các hình vuông đơn vị. Phủ bảng bởi những hình vuông n × n
có cạnh song song với cạnh của bảng vuông ban đầu, sao cho mỗi hình vuông
đơn vị đều được phủ ít nhất 1 lần và có những hình vuông đơn vị được phủ nhiều
lần. Tìm số nhỏ nhất các hình vuông đơn vị bị phủ ít nhất 2 lần
Kết quả với bài kiểm tra số 1, chỉ có 3 học sinh giỏi nhất trong tổng số 20 học
sinh được kiểm tra ( chọn 20 học sinh giỏi nhất lớp để kiểm tra) làm được bài,
các học sinh còn lại không có bất kỳ ý tưởng gì. Hiệu quả rất thấp ( đương nhiên
cũng là vì bài toán kiểm tra rất khó)
Với bài kiểm tra số 2, trong số 20 học sinh có 7 học sinh làm được trọn vẹn
bài toán, 5 học sinh giải được bài toán cho đến trường hợp bảng vuông 7 × 7, 4
học sinh làm được đến trường hợp 4 × 4 và 4 học sinh không làm được bài. Tuy
đây là bài toán khó ngang với bài kiểm tra số 1, nhưng rõ ràng học sinh đã biết
cách khởi đầu và cho dù không giải được bài toán, cũng đã biết công việc cần
phải làm và giải được một phần của nó.
Ngoài ra, một điều quan trọng nữa để chứng minh hiệu quả của sáng kiến là :
trong số các bài toán được viết ra ở đây, rất nhiều bài toán được chính học sinh
đưa lời giải, với suy nghĩ theo đúng cách mà tôi đã phân tích, chỉ có các bài toán
từ 1 đến 8 và các bài toán 15, 16, 17 được tôi sử dụng để hướng dẫn học sinh suy
nghĩ theo phương pháp mình đã đề cập. Hiện nay, tôi vẫn đang áp dụng phương
pháp này cho học sinh mình đang giảng dạy và ghi chép lại những ý tưởng chính
học sinh suy luận được, với mong muốn làm dày thêm bài viết này.
42
PHẦN III. KẾT LUẬN

Sáng kiến đã nêu ra được một phương pháp dạy học phù hợp với xu thế đổi
mới giáo dục đang được quan tâm rất lớn trong giai đoạn hiện nay: hình thành
năng lực cho người học, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. Phương
pháp này giúp cho học sinh biết cách khởi đầu khi đứng trước một bài toán lớn,
từ đó rèn luyện tư duy, khả năng chấp nhận thử thách, tinh thần sẵn sàng làm việc
và đương đầu với khó khăn. Đồng thời rèn luyện sự nhạy bén, cảm giác toán học,
khả năng phân tích phát hiện quy luật dựa trên các trường hợp nhỏ lẻ. Hơn nữa,
sáng kiến cũng đã chỉ ra một hướng mở để có thể tiếp tục hoàn thiện và phát
triển, không chỉ với các phân môn khác trong môn Toán ngoài Toán rời rạc, mà
còn có thể áp dụng cho nhiều môn học khác nữa.
Trong thời gian ngắn, không thể tránh khỏi các sai sót khi thực hiện sáng kiến.
Rất mong được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các bạn đồng nghiệp.

43
Tài liệu tham khảo
[1] Mathematics Olympiad Coach Seminar, China
[2] The IMO Compendium –Springer
[3] Web: Mathlinks.ro
[4] Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Bùi
Văn Nghị, NXB Đại học Sư phạm, 2009

44

You might also like