You are on page 1of 12

Dạng 1: Tính một lũy thừa

✨ Nhân nhiều số giống nhau lại ta được một lũy thừa:

✨ Quy ước: a0 = 1.
Bài tập 1.1: Tính giá trị các lũy thừa sau: 24, 32, 42, 53, 72.
Bài tập 1.2: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng một lũy thừa:
a) 5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5;
b) 13 . 13 . 13 . 13;
c) 2 . 3 . 6 . 6 . 6.
Bài tập 1.2: Viết gọn các tích sau bằng cách dùng một lũy thừa:
a) 5 . 5 . 5 . 5 . 5 . 5;
b) 13 . 13 . 13 . 13;
c) 2 . 3 . 6 . 6 . 6.
✨ Nên xem: Trắc nghiệm Toán 6 – chủ đề CÁC PHÉP TÍNH trong tập hợp số tự nhiên.
Dạng 2: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
✨ Công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số:
am . an = am+n
Bài tập 2.1: Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) 35 . 39
b) 132 . 133 . 134
c) 73 . 49
d) 42 . 24
Dạng 3: Chia hai lũy thừa cùng cơ số
✨ Công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số:
am : an = am – n
Bài tập 3.1: Viết kết quả các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) 78 : 75;
b) 2 0219 : 2 0212
c) 54 : 5
Bài tập 3.2: Viết kết quả các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) a6 : a (với a≠0)
b) 27 : 8
Bài tập 3.3: Cho a, b ∈ ℕ*. Hãy chứng minh rằng: (a . b)3 = a3 . b3
Áp dụng điều đó, hãy viết kết quả các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:
a) 73 . 43;
b) 53 . 23;
c) 353 : 73
✨ Nên xem: Cách tìm chữ số tận cùng của một lũy thừa.
Dạng 4: Tìm số mũ
Bài tập 4.1: Tìm số tự nhiên n biết rằng 2n = 8.
Bài tập 4.2: Tìm số tự nhiên n biết rằng:
a) 2n . 4 = 16
b) 2n : 2 = 8
c) 3n . 23 = 63
Dạng 5: Tìm cơ số
Bài tập 5.1: Tìm số tự nhiên x, biết rằng:
a) (x – 1)3 = 27
b) (2x + 1)3 = 125
Bài tập 5.2: Tìm số tự nhiên c, biết rằng:
a) c27 = 1
b) c27 = 0
Bài tập 5.3: Tìm số tự nhiên n, biết rằng: n15 = n.
Dạng 6: Viết một số tự nhiên dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
Bài tập 6.1: Viết các số: 1 000; 100 000, 1 000 000 dưới dạng lũy thừa của 10.
Bài tập 6.2: Viết các số: 152; 72 196 dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.
Dạng 1: Không có dấu ngoặc
✨ Nếu biểu thức chỉ có cộng và trừ thì ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
✨ Nếu biểu thức chỉ có nhân và chia thì ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
✨ Thứ tự ưu tiên của các phép tính: Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ.
Bài tập 1.1: Thực hiện các phép tính sau:
a) 100 – 20 + 15 – 55;
b) 72 + 28 – 45 – 55.
Bài tập 1.2: Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 5 . 4 : 2 . 7;
b) 165 : 15 . 23.
Bài tập 1.3: Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 15 . 3 – 10 + 1;
b) 7 . 3 + 5 . 4 – 1;
c) 115 – 3 . 5 + 24 : 2.
d) 72 : 9 + 2 – 365 : 73.
Bài tập 1.4: Thực hiện phép tính:
a) 109 – 72 + 40;
b) 25 . 23 + 12 – 22 . 52 . 2;
c) 5 . 42 – 18 : 32;
d) 22 . 45 : 32 + 32 . 23 – 20.
Nên xem:
🤔 Dạng bài tập Lũy thừa với số mũ tự nhiên.
🤔 Dạng bài tập TÍNH NHANH.
🤔 Dạng bài tập Tìm x.
Dạng 2: Có dấu ngoặc
✨ Tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc tính sau.
✨ Thứ tự ưu tiên của các dấu ngoặc: ( ) → [ ] → { }.
Bài tập 2.1: Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 100 – (20 + 15) – 55;
b) 72 + 28 – (55 – 45).
Bài tập 2.2: Tính:
a) 5 . 4 : (2 . 5);
b) 15 . 3 – (10 + 1);
c) (7 . 3 + 5) . (4 – 1);
d) 78 + 3 . (2 . 31 – 2) : 6
Bài tập 2.3: Tính:
a) 109 – (72 + 40);
b) 25 . 23 + (12 – 22) . 52 . 2;
Bài tập 2.4: Tính:
a) 80 – [130 – (12 – 4)2]
b) 12 : {400 : [500 – (125 + 25 . 7)]}
c) 5 . [(85 – 35 : 7) : 8 + 90] – 50
d) 32 . [(52 – 3) : 11] – 24 + 2 . 103
Dạng 1: Tìm x là thành phần của các phép toán cộng, trừ, nhân, chia
✨ Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:
 [Số hạng] = [Tổng] – [Số hạng kia];
 [Số bị trừ] = [Hiệu] + [Số trừ];
 [Số trừ] = [Số bị trừ] – [Hiệu].
✨ Quan hệ giữa phép nhân và phép chia hết:
 [Thừa số] = [Tích] : [Thừa số kia];
 [Số chia] = [Số bị chia] : [Thương];
 [Số bị chia] = [Thương] × [Số chia] (=[Thương] . [Số chia])
Bài tập 1.1: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x + 2 021 = 2 022;
b) 3 000 – x = 1 726;
c) 198 + x = 203;
d) x – 452 = 713.
Bài tập 1.2: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 315 : x = 21;
b) x : 16 = 31;
c) x . 115 = 690;
d) 27x = 1 161.
Dạng 2: Chuyển dạng phức tạp thành dạng đơn giản
✨ Khi gặp các bài toán tìm x phức tạp, ta tìm cách đưa nó về Dạng 1 như ở trên.
✨ Trong rất nhiều trường hợp, cần áp dụng các quy tắc về THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH.
Ví dụ: Tìm x, biết:
a) 2x + 5 = 35;
b) 108 – (22 . 5 + 5) . x = 58;
c) 16x + 40 = 10 . 32 + 5 . (1 + 2 + 3)
Hướng dẫn
a) 2x + 5 = 35
Xem 2x như là số cần tìm thì 2x chính là một số hạng của tổng.
Vậy: 2x = 35 – 5
Suy ra: 2x = 30.
b) 108 – (22 . 5 + 5) . x = 58
Tính giá trị biểu thức trong ngoặc trước:
22 . 5 + 5 = 4 . 5 + 5 = 20 + 5 = 25
Vậy: 108 – 25 . x = 58
Xem 25 . x là số trừ thì 25 . x = 108 – 58 = 50
c) 16x + 40 = 10 . 32 + 5 . (1 + 2 + 3)
Tính giá trị biểu thức bên phải dấu ” = “:
10 . 32 + 5 . (1 + 2 + 3)
= 10 . 9 + 5 . (3 + 3)
= 90 + 5 . 6
= 90 + 30
= 120
Vậy 16x + 40 = 120
Xem 16x là số hạng thì 16x = 120 – 40 = 80
Giải
a) Vì 2x + 5 = 35 nên 2x = 35 – 5 = 30.
Vì 2x = 30 nên x = 30 : 2 = 15.
Vậy x = 15.
b) 108 – (22 . 5 + 5) . x = 58
Ta có: 22 . 5 + 5 = 4 . 5 + 5 = 20 + 5 = 25.
Vậy 108 – 25 . x = 58
Do đó: 25 . x = 108 – 58 = 50.
Vì 25 . x = 50 nên x = 50 : 25 = 2.
Vậy x = 2.
c) 16x + 40 = 10 . 32 + 5 . (1 + 2 + 3)
Ta có: 10 . 32 + 5 . (1 + 2 + 3) = 10 . 9 + 5 . (3 + 3) = 90 + 5 . 6 = 90 + 30 = 120.
Vậy 16x + 40 = 120
Do đó: 16x = 120 – 40 = 80
Vì 16x = 80 nên x = 80 : 16 = 5
Vậy x = 5.
Bài tập 2.1: Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:
a) 541 + (218 – x) = 735;
b) 5 . (x + 35) = 515;
c) 96 – 3(x + 1) = 42;
d) 12x – 33 = 32 . 33.
Bài tập 2.2: Tìm x:
a) 48 – 3(x + 5) = 24;
b) 4x + 18 : 2 = 13;
c) 2x – 20 = 35 : 33;
d) (15 + x) : 3 = 315 : 312;
e) 250 – 10(24 – 3x) : 15 = 244.
Bài tập 2.3: Tìm x:
a) [(8x – 12) : 4] . 33 = 36;
b) 30 – [4(x – 2) + 15] = 3
c) 740 : (x + 10) = 102 – 2 . 13;
d) 20 + 2 . (3x – 17) = 214.
e) 102021 . (x + 5) = 102022
Dạng 3: Số cần tìm (x) nằm trên mũ
Bài tập 3.1: Tìm x:
a) 41 – 2x+1 = 9;
b) 52021 . 5x-3 = 52022
Bài tập 3.2: Tìm x:
a) 52x-3 – 2 . 52 = 52 . 3;
b) 2x+1 – 2x = 32;
c) 32x-4 – x0 = 8;
d) 65 – 4x+2 = 20210
Dạng 1: Đổi chỗ và nhóm các số để khi cộng (hoặc nhân) thì được số tròn chục, tròn trăm, …
✨ Nhờ tính chất giao hoán và kết hợp, nên trong một tổng (hoặc một tích), ta được quyền đổi chỗ các số hạng (hoặc thừa số) và tính
riêng từng nhóm để được các giá trị tròn chục, tròn trăm, …
Bài tập 1.1: Tính một cách hợp lý:
a) 4 + 2 021 + 6;
b) 86 + 8 + 14 + 12 + 1 880;
c) 25 . 2 022 . 4;
d) 5 . 4 . 27 . 25 . 2.
Bài tập 1.2: Tính nhanh tổng sau:
a) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9;
b) 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19.
Bài tập 1.3: Tính một cách hợp lý:
a) 42 + 44 + 46 + 48 + 50;
b) 2 . 3 . 5 + 25 . 8 . 4 + 70 + 4 . 2 . 25.
Dạng 2: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (hoặc phép trừ)
✨ Tính chất PHÂN PHỐI của phép nhân đối với phép cộng (hoặc phép trừ):
a(b + c) = ab + ac;
a(b – c) = ab – ac.
Bài tập 2.1: Tính nhanh:
a) 8 . 111 + 8 . 14;
b) 28 . 64 + 28 . 36;
c) 2 021 . 194 – 2 021 . 94;
d) 25 . 36 – 25 . 32.
Bài tập 2.2: Tính một cách hợp lý:
a) 58 . 75 + 58 . 50 – 58 . 25;
b) 57 . 64 – 57 . 3 + 39 . 57;
c) 136 . 23 + 17 . 136 – 136 . 40;
d) 66 . 25 + 15 . 66 + 66 . 14 + 46 . 66;
Bài tập 2.3: Tính nhanh:
a) 37 . 30 + 8 . 60 + 37 . 70 + 8 . 40;
b) 5 . 205 + 3 . 105 – 80 . 5 + 20 . 3.
c) 3 . (5 + 6) + 5 . 7 – 6 . 3;
Dạng 3: Thêm hoặc bớt
✨ Trong một tổng: Nếu thêm ở số hạng này và bớt ở số hạng kia với cùng số thì tổng không đổi:
a + b = (a + c) + (b – c).
Bài tập 3.1: Tính nhẩm:
a) 99 + 48;
b) 999 + 123;
c) 35 + 98;
d) 46 + 29.
Bài tập 3.2: Tính nhẩm:
a) 1 998 + 23;
b) 197 + 2 135.
✨ Trong một hiệu: Nếu thêm (hoặc bớt) cùng một số vào số bị trừ và số trừ thì hiệu không đổi:
a – b = (a + c) – (b + c);
a – b = (a – c) – (b – c).
Bài tập 3.3: Tính nhẩm:
a) 316 – 97;
b) 321 – 96;
c) 2 021 – 721.
✨ Trong một tích: Nếu nhân thừa số này và chia thừa số kia với cùng một số thì tích không đổi:
ab = (a . c) . (b : c).
Bài tập 3.4: Tính nhẩm:
a) 25 . 12;
b) 5 . 2 022;
c) 125 . 24;
d) 3 . 16 . 125.
✨ Trong một thương: Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia cho cùng một số thì thương không đổi:
a : b = (a . c) : (b . c);
a : b = (a : c) : (b : c).
Bài tập 3.5: Tính nhẩm:
a) 1 200 : 50;
b) 1 400 : 25;
c) 9 000 : 60;
d) 7 200 : 45.
Dạng 4: Nâng cao – Phối hợp các dạng trên
Bài tập 4.1: Tính nhanh:
a) 1 998 + 1 004 + 98 + 10;
b) 7 . 12 . 25 + 3 . 16 . 125 + 8 . 25.
Bài tập 4.2: Tính nhanh:
a) 4 . 22 . 87 + 11 . 8 . 36 – 2 . 44 . 23;
b) 35 . 12 + 65 . 13;
Bài tập 4.3: Tính nhanh:
a) 19 . 64 + 76 . 34;
b) 136 . 68 + 16 . 272.
Dạng 1: Tính tiền
Bài tập 1.1: Sau khi đập heo đất, Lan kiểm đếm số tiền mà mình tiết kiệm được. Kết quả thấy có:
 17 tờ 2 nghìn đồng
 23 tờ 5 nghìn đồng;
 7 tờ 10 nghìn đồng;
 2 tờ 20 nghìn đồng
 1 tờ 50 nghìn đồng
a) Hỏi Lan đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
b) Đến năm học mới, Lan dùng tiền tiết kiệm của mình để mua dụng cụ học tập gồm: 1 bộ thước, 1 hộp bút chì màu, 3 cây bút bi và 12
quyển vở. Giá mỗi bộ thước là 45 nghìn đồng, mỗi hộp bút chì màu là 42 nghìn đồng, mỗi cây bút bi là 8 nghìn đồng và mỗi quyển vở là
14 nghìn đồng. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu tiền tiết kiệm.
Bài tập 1.2: Mỗi ngày, gia đình của Nga dùng hết khoảng 6 chén (bát) gạo.
a) Hỏi sau 30 ngày thì gia đình cua Nga đã dùng hết bao nhiêu chén gạo?
b) Biết rằng cứ 4 chén gạo thì có khối lượng là 1 kg. Hỏi sau 12 ngày thì gia đình của Nga đã dùng hết bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
c) Giá mỗi ki-lô-gam gạo là 14 000 đồng. Hỏi cần bao nhiêu tiền để gia đình của Nga mua đủ số gạo dùng trong 16 ngày?
Bài tập 1.3: Một cửa hàng mua một xe ô tô giá 1 500 triệu đồng, đem cho thuê 20 tuần với giá cho thuê 20 triệu đồng một tuần. Phí bảo
hiểm cửa hàng phải nộp là 80 triệu đồng, chi phí sửa chữa hết 120 triệu đồng. Sau đó cửa hàng bán chiếc xe với giá 1 300 triệu đồng. Tính
lợi nhuận của thương vụ này.
Dạng 2: Thời gian
Bài tập 2.1: Biết rằng mỗi giờ gồm có 60 phút. Mỗi phút là 60 giây. Hỏi:
a) 7 giờ gồm bao nhiêu phút?
b) 8 phút là bao nhiêu giây?
c) mỗi giờ gồm bao nhiêu giây?
d) mỗi ngày (24 giờ) gồm bao nhiêu giây?
Bài tập 2.2: Mỗi ngày, cô Trang phải đón hai chuyến xe buýt để đi từ nhà đến nơi làm việc. Chuyến xe buýt thứ nhất mất khoảng 25 phút,
chuyến xe buýt thứ hai mất khoảng 50 phút thì đến nơi làm việc của cô.
a) Trong trường hợp thuận lợi nhất (không phải chờ chuyến xe buýt nào) thì thời gian đi từ nhà đến nơi làm việc của cô Trang là bao
nhiêu phút?
b) Nếu khởi hành lúc 6h15 thì khi nào cô Trang sẽ đến nơi làm việc?
c) Để có mặt ở nơi làm việc trước 8h thì cô Trang phải khởi hành muộn nhất là lúc nào?
Bài tập 2.3: Ông Toàn đi công tác trở về nhà thì chiếc đồng hồ lên dây cót của ông đã đứng. Ông lên dây cót, vặn kim đồng hồ chỉ 8 giờ
rồi sang ngay nhà bạn gần đó để chơi và hỏi giờ. Trên đường đi, ông phát hiện mình không mang theo đồng hồ. Do đó, ông đã ghi lại lúc
vừa đến nhà bạn là 8 giờ 20 phút và lúc bắt đầu rời nhà bạn để về nhà mình là 8 giờ 50 phút. Khi về đến nhà, ông thấy đồng hồ của mình
chỉ 8 giờ 50 phút. Hỏi ông phải chỉnh đồng hồ của mình để kim đồng hồ chỉ mấy giờ? (Lưu ý là thời gian đi và thời gian về bằng nhau.)
Dạng 1: Xét tính chia hết của tổng hoặc hiệu
✨ Trường hợp CHIA HẾT: Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó:
Nếu a ⋮ m và b ⋮ m thì (a + b) ⋮ m.
✨ Trường hợp KHÔNG CHIA HẾT: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số đã cho, và tất cả các số còn lại đều
chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đã cho.
Nếu a ⋮ m và b ⋮̸ m thì (a + b) ⋮̸ m.
✨ Các điều vừa nói trên đây cũng được áp dụng tương tự đối với một hiệu:
Nếu a ⋮ m và b ⋮ m thì (a – b) ⋮ m.
Nếu a ⋮ m và b ⋮̸  m thì (a – b) ⋮̸ m.
Bài tập 1.1: Không tính tổng, hãy xét xem mỗi tổng (hoặc hiệu) sau có chia hết cho 4 không?
a) 32 + 16;
b) 44 + 14;
c) 25 – 8;
d) 48 – 20.
Bài tập 1.2: Không tính tổng, xét xem tổng (hoặc hiệu) nào sau đây chia hết cho 6?
a) 9 + 12 + 48;
b) 24 + 54 – 18;
Bài tập 1.3: Xét xem tổng hoặc hiệu nào sau đây chia hết cho 7?
a) 21 – 14 + 70;
b) 25 + 38;
c) 20 – 12 + 41.
Dạng 2: Xét tính chia hết của tích
✨ Nếu có ít nhất một thừa số chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó.
Nếu a ⋮ m thì (a . b) ⋮ m.
Bài tập 2.1: Trong các tích sau, tích nào chia hết cho 3?
a) 25 . 6;
b) 5 . 7 . 15.
Bài tập 2.2: Hãy giải thích vì sao tích 1 . 2 . 3 . 4 . 5 chia hết cho 10?
Bài tập 2.3: Hãy xét xem giá trị của các biểu thức sau có chia hết cho 7 không?
a) 7 . 218 + 49;
b) 28 . 12 + 75;
c) 105 . 7 + 13;
d) 74 + 2 021.
Dạng 3: Tìm x để biểu thức chứa x chia hết cho một số nào đó.
Bài tập 3.1: Cho tổng A = 12 + x, với x ∈ ℕ. Tìm x để:
a) A chia hết cho 2;
b) A không chia hết cho 2.
Bài tập 3.2: Cho tổng B = 15 + x + 3, với x ∈ ℕ. Tìm x để:
a) B chia hết cho 3;
b) B không chia hết cho 3.
Bài tập 3.3: Tìm x để giá trị của biểu thức 25 . 29 + x chia hết cho 5.
Dạng 4: Nâng cao – Chứng minh một tính chất nào đó
Bài tập 4.1:
a) Chứng minh rằng tổng của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
b) Theo em, tổng của bốn số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 4 không?
Bài tập 4.2:
a) Chứng minh rằng tích của hai số tự nhiên liên tiếp là một số chẵn.
b) Theo em, tích của ba số tự nhiên liên tiếp là số chẵn hay số lẻ?
Bài tập 4.3:
a) Chứng minh rằng số có dạng thì chia hết cho 7.
b) Số có dạng có chia hết cho 11 hay không? Vì sao?
Bài tập 4.1:
a) Chứng minh rằng tổng của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.
b) Theo em, tổng của bốn số tự nhiên liên tiếp có chia hết cho 4 không?
Bài tập 4.2:
a) Chứng minh rằng tích của hai số tự nhiên liên tiếp là một số chẵn.
b) Theo em, tích của ba số tự nhiên liên tiếp là số chẵn hay số lẻ?
Bài tập 4.3:
a) Chứng minh rằng số có dạng thì chia hết cho 7.
b) Số có dạng có chia hết cho 11 hay không? Vì sao?
Các dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: Nhận biết các số chia hết cho 2, cho 5, cho 3 và cho 9
✨ Dựa vào chữ số tận cùng, ta biết được một số có chia hết cho 2 hoặc cho 5 hay không:
 Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
 Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
✨ Dựa vào tổng các chữ số, ta biết được một số có chia hết cho 3 hoặc cho 9 hay không:
 Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.
 Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.
Bài tập 1.1: Cho các số: 15; 22; 23; 27; 18; 2 021; 2 022; 7 980. Trong các số đó:
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
d) Số nào chia hết cho 3?
e) Số nào chia hết cho 9?
Bài tập 1.2:
a) Một số chia hết cho cả 2 và 5 thì có chữ số tận cùng là bao nhiêu? Vì sao?
b) Một số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là bao nhiêu? Vì sao?
c) Một số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là bao nhiêu? Vì sao?
Bài tập 1.3: Trong các số sau: 123; 104; 500; 345; 1 345; 516; 214; 410; 121
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 5?
c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2?
d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
Bài tập 1.4:
a) Một số chia hết cho 9 thì có chia hết cho 3 không? Vì sao?
b) Một số chia hết cho 3 thì có chia hết cho 9 không? Vì sao?
Bài tập 1.5: Trong các số sau: 372; 261; 4 262; 3 772; 5 426; 65 426; 7 371
a) Số nào chia hết cho 3?
b) Số nào chia hết cho 9?
c) Số nào chia hết cho cả 3 và 9?
d) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?
Bài tập 1.6: Biểu thức nào sau đây có giá trị chia hết cho 3?
a) 120 + 75;
b) 45 . 2 021 – 2 022;
c) 702 – 504 + 2 023 . 15;
d) 64 – 52
Nên xem:
✨ Trắc nghiệm Toán 6 về DẤU HIỆU CHIA HẾT.
Dạng 2: Tìm số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước
Bài tập 2.1: Từ các chữ số 0; 2; 5; 7, hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 2.
Bài tập 2.2: Từ các chữ số 0; 2; 4; 5; 9, hãy viết tất cả các số có hai chữ số khác nhau và chia hết cho 5.
Bài tập 2.3: Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và chia hết cho 5 là số nào?
Bài tập 2.4: Từ các chữ số 0; 2; 4; 5; 7; 9, hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau sao cho các số đó:
a) Chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
b) Chia hết cho cả 2 và 5.
Bài tập 2.5: Tìm tập hợp các số x thỏa mãn:
a) x chia hết cho 2 và 467 < x ≤ 480.
b) x chia hết cho 5 và 467 < x ≤ 480.
c) x vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và 467 < x ≤ 480.
Bài tập 2.6: Tìm tập hợp các số m thỏa mãn:
a) m chia hết cho 9 và 58 < m < 82.
b) m chia hết cho 3 và 15 ≤ m < 33.
Bài tập 2.7: Điền chữ số vào dấu để:
a) chia hết cho 3;
b) chia hết cho 9;
c) chia hết cho cả 3 và 5;
Dạng 3: Toán có lời văn
Bài tập 3.1: Một công ty có một số công nhân hưởng mức lương 360 nghìn đồng / tháng; số khác hưởng mức 495 nghìn đồng / tháng; số
còn lại hưởng mức 672 nghìn đồng / tháng. Sau khi phát lương tháng 7 cho công nhân, cô kế toán tính tổng số tiền đã phát thì được kết
quả là 273 815 nghìn đồng. Hỏi cô kế toán tính đúng hay sai? Tại sao?
Bài tập 3.2: Hai bạn An và Khang đi mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để đến lớp liên hoan. An đưa cho cô bán hàng 4 tờ tiền loại 50 000
đồng và được trả lại 72 000 đồng. Khang nói: “Thưa cô, cô tính nhầm rồi!” Em hãy cho biết Khang nói đúng hay sai? Vì sao?
Các dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: Thực hiện phép chia có dư
Bài tập 1.1: May mỗi bộ quần áo hết 3 m vải. Hỏi có 85 m vải thì may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải?
Bài tập 1.2: Một đoàn khách gồm 55 người muốn qua sông, nhưng mỗi thuyền chỉ chở được 5 người kể cả người lái thuyền. Hỏi cần ít
nhất bao nhiêu thuyền để chở hết số khách đó?
Bài tập 1.3: Một cửa hàng có 465 kg gạo cần đóng vào các bao nhỏ, mỗi bao có thể chứa được nhiều nhất là 8 kg. Hỏi cần ít nhất bao
nhiêu cái bao để chứa hết số gạo đó?
Bài tập 1.4: Ngày 24/8/2021 là thứ Ba. Hỏi Ngày 24/8/2022 là thứ mấy?
Bài tập 1.5: Ngày 22-12-2002 (kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), rơi vào chủ nhật. Hỏi ngày 22-12-2012 rơi vào thứ
mấy?
Bài tập 1.6:
a) Khẩu phần ăn nhẹ bữa chiều của các bé mẫu giáo là một cái bánh. Nếu trường có 537 cháu thì phải mở bao nhiêu hộp bánh, biết rằng
mỗi hộp có 16 chiếc bánh?
b) Một quyển vở ô ly 200 trang có giá 17 nghìn đồng. Với 300 nghìn đồng, bạn có thể mua được nhiều nhất là bao nhiêu quyển vở loại
này?
Dạng 2: Tìm số tự nhiên từ các dữ kiện chia dư
Bài tập 2.1:
a) Một số tự nhiên không chia hết cho 2 thì có số dư là bao nhiêu?
b) Ta đã biết, một số tự nhiên chia hết cho 2 thì tận cùng của nó phải là một trong các chữ số 0; 2; 4; 6; 8. Vậy một số tự nhiên không chia
hết cho 2 thì tận cùng của nó là chữ số nào?
Bài tập 2.2: Khi chia số tự nhiên a cho 18 thì được số dư là 12. Hỏi số a có chia hết cho 3 không? Có chia hết cho 9 không?
Bài tập 2.3: Có số tự nhiên nào mà chia 21 thì dư 14 và chia 7 thì dư 2 không?
Bài tập 2.4: Tìm các số tự nhiên có hai chữ số mà khi chia nó cho 2 thì dư 1, chia nó cho 3 thì dư 2, chia nó cho 5 thì dư 3.
Dạng 1: Bài tập cơ bản
✨ Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
✨ Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
Bài tập 1.1: Số 0 là số nguyên tố hay hợp số? Số 1 là số nguyên tố hay hợp số?
Bài tập 1.2: Phát biểu sau đây đúng hay sai: ” Mọi số nguyên tố đều là số lẻ”?
Bài tập 1.3: Cho các số: 312; 213; 435; 417; 3 311; 67.
a) Số nào là số nguyên tố? Vì sao?
b) Số nào là hợp số? Vì sao?
Bài tập 1.4: Tìm số , biết: là số tự nhiên nhỏ nhất khác 0, là số nguyên tố nhỏ nhất, là hợp số chẵn lớn nhất có một chữ số,
là số tự nhiên liền sau số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.
Bài tập 1.5: Tìm số , trong đó:
là số có đúng một ước;
là hợp số lẻ nhỏ nhất;
không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số và c ≠ 1;
là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất.
Bài tập 1.6: Số 2 022 là số nguyên tố hay hợp số? Vì sao?
Bài tập 1.7: Chứng minh rằng giá trị của biểu thức 25 . 2 021 + 52 021 là một hợp số?
Dạng 2: Bài tập nâng cao
Bài tập 2.1:
a) Có hai số nguyên tố nào có tổng là 999 không?
b) Có hai số nguyên tố nào có tổng là 2 021 không?
Dạng 1: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài tập 1.1: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: 90; 84; 400; 1 035.
Bài tập 1.2: Cho số c = 13 . 27. Hãy phân tích số c ra thừa số nguyên tố.
Bài tập 1.3: Biết rằng 25 . c = 24 . 24. Em hãy phân tích số c ra thừa số nguyên tố.
Dạng 2: Tìm các ước của một số dựa vào dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của nó.
Bài tập 2.1: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số đó chia hết cho các số nguyên tố nào:
a) 225;
b) 1 050.
Bài tập 2.2: Cho số a = 23 . 52 . 11. Mỗi số 4; 8; 16; 11; 20 có là ước của a hay không?
Bài tập 2.3:
a) Cho số a = 34. Hãy viết tất cả các ước của a.
b) Cho số b = 32 . 7. Hãy viết tất cả các ước của b.
Bài tập 2.4: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số:
a) 75;
b) 60.
Dạng 3: Một số bài tập nâng cao
Bài tập 3.1: Tìm ước của 161 trong khoảng từ 10 đến 150.
Bài tập 3.2: Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 600.
Bài tập 3.3: Có hơn 20 học sinh xếp thành một vòng tròn. Khi đếm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ số 1, thì các số 24 và 900 rơi vào
cùng một học sinh. Hỏi có ít nhất bao nhiêu học sinh?
Hướng dẫn: Gọi số học sinh là a (a > 20). Các số 24 và 900 rơi vào cùng một học sinh nên khi chia 24 và 900 cho a thì có cùng số dư. Do
đó 900 – 24 chia hết cho a. Vậy a là ước của 900 – 24 = 876.
Dạng 1: Tìm ước (hoặc bội) của một số cho trước
✨ Để tìm ước của một số a, ta chia a cho các số từ 1 đến a.
✨ Để tìm bội của một số a, ta nhân a với các số 0; 1; 2; 3; 4; …
Chú ý:
 Tập hợp B(a) có vô số phần tử, nên khi viết B(a), luôn luôn có dấu ba chấm “…” trong đó.
 Tập hợp Ư(a) luôn bắt đầu bởi số 1. Còn tập hợp B(a) luôn bắt đầu bởi số 0.
Bài tập 1.1: Cho các số: 3; 5; 7; 9; 20; 25. Trong các số đó:
a) Số nào là ước của 18? Vì sao?
b) Số nào là bội của 5? Vì sao?
c) Số nào chỉ có hai ước là 1 và chính nó?
Bài tập 1.2: Tìm tập hợp Ư(12).
Bài tập 1.3: Tìm tập hợp B(9)
✨ Để tìm nhanh tập hợp các ước của a, ta dựa vào nhận xét sau đây:
“Nếu x là ước của a thì (a : x) cũng là ước của a.”
Ví dụ:
a) Cho số tự nhiên a. Chứng minh rằng: “Nếu x là ước của a thì (a : x) cũng là ước của a.”
b) Tìm tập hợp Ư(150)
Giải
a) Vì x là ước của a nên a chia hết cho x. Ta gọi b là thương của phép chia a cho x thì a : x = b.
Khi đó, a = b . x.
Do đó, theo định nghĩa về phép chia hết thì a chia hết cho b. Vậy b là ước của a. Tức là (a : x) cũng là ước của a.
b) Dựa vào câu a), ta không cần chia a cho các số từ 1 đến 150 (làm vậy rất mất thời gian), ta sẽ tìm từng cặp các ước như sau:
 1 và 150 là ước của 150;
 2 là ước của 150 nên 150 : 2 = 75 cũng là ước của nó. Ta được cặp 2; 75.
 3 là ước của 150 nên 150 : 3 = 50 cũng là ước của nó. Ta được cặp: 3; 50.
 4 không phải là ước của 150 vì 150 không chia hết cho 4. Bỏ qua số 4.
 5 là ước của 150 nên 150 : 5 = 30 cũng là ước của nó. Ta được cặp: 5; 30.
 6 là ước của 150 nên 150 : 6 = 25 cũng là ước của nó. Ta được cặp: 6; 25.
 Bỏ qua 7; 8; 9 vì 150 không chia hết cho các số này.
 10 là ước của 150 nên 150 : 10 = 15 cũng là ước của nó. Ta được cặp 10; 15.
 Trong khoảng từ 10 đến 15 chỉ còn các số 11; 12; 13; 14. Các số này đều không phải là ước của 150 nên ta dừng lại.
Vậy tất cả các ước của 150 là: 1; 150; 2; 75; 3; 50; 5; 30; 6; 25; 10; 15.
Để yên như vậy cũng được, hoặc có thể sắp xếp chúng lại theo thứ tự từ bé đến lớn khi viết tập hợp:
Ư(150) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 25; 30; 50; 75; 150}
Bài tập 1.4: Tìm tập hợp Ư(60) và Ư(120).
Dạng 2: Tìm ước (hoặc bội) của một số và thỏa mãn điều kiện nào đó
Bài tập 2.1: Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a) x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50;
b) x chia hết cho 15 và 0 < x ≤ 40;
c) x ∈ Ư(20) và x > 8;
d) 16 chia hết cho x và x < 4.
Bài tập 2.2: Viết tập hợp các bội của 7 nhỏ hơn 50.
Bài tập 2.3: Tìm các bội của 25 đồng thời là ước của 300.
Bài tập 2.4: Tìm số tự nhiên n sao cho:
a) 10 chia hết cho n;
b) 12 chia hết cho n – 1.
Bài tập 2.5:
a) Tìm các số có hai chữ số là ước của 250;
b) Tìm các số có hai chữ số là bội của 11.
Bài tập 2.6: Các số 30 và 17 chia cho số tự nhiên a khác 1 đều dư r. Tìm a và r.
ài tập 1: Số học sinh khối 6 của một trường học là một số có ba chữ số và khi các học sinh này xếp thành 18 hàng, 21 hàng hoặc 24 hàng
thì đều vừa hết. Tìm số học sinh khối 6 của trường đó?
Bài tập 2: Các học sinh của một trường học khi xếp thành hàng 3, hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ hàng. Tìm số học sinh của trường
đó, biết rằng số học sinh này trong khoảng từ 1 600 đến 2 000.
Bài tập 3: Có một số cuốn sách khi xếp thành từng bó 8 cuốn, 12 cuốn hoặc 15 cuốn thì đều vừa đủ bó. Cho biết số sách trong khoảng từ
400 đến 500 cuốn. Tìm số cuốn sách đó?
Bài tập 4: Một lớp học có 45 học sinh. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất là bao nhiêu hàng sao cho các hàng có số học sinh như nhau?
Bài tập 5: Một đội y tế có 24 bác sĩ và 108 y tá. Có thể chia đội y tế đó thành nhiều nhất là bao nhiêu tổ sao cho số bác sĩ và số y tá được
chia đều vào các tổ?
Bài tập 6: Bạn Lan và Minh thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện một lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một
lần. Vào một ngày nọ, hai bạn gặp nhau tại thư viện. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày nữa thì hai bạn ấy lại gặp nhau tại thư viện?
Bài tập 7: Một đám đất hình chữ nhật dài 52 m, rộng 36 m. Người ta muốn chia đám đất thành những khoảnh đất hình vuông bằng nhau
để trồng các loại rau. Hỏi với cách chia nào thì cạnh hình vuông là lớn nhất và bằng bao nhiêu? (Biết rằng cạnh hình vuông là một số tự
nhiên có đơn vị là mét)
Bài tập 8: Cô Lan phụ trách đội cần chia số trái cây gồm 80 quả cam, 48 quả quýt và 64 quả mận vào các đĩa sao số quả mỗi loại trong
các đĩa đều bằng nhau. Hỏi có thể chia thành nhiều nhất bao nhiêu đĩa? Khi đó, mỗi đĩa có bao nhiêu trái mỗi loại?
Bài tập 9: Có ba chồng sách: Toán, Âm nhạc, Văn. Mỗi chồng chỉ có một loại sách. Mỗi cuốn Toán dày 15 mm, mỗi cuốn Âm nhạc dày 6
mm, mỗi cuốn Văn dày 8 mm. Người ta xếp sao cho ba chồng sách bằng nhau. Tính chiều cao nhỏ nhất của ba chồng sách đó.
Bài tập 10: Một lớp học có 28 nam và 24 nữ. Có bao nhiêu cách chia đều học sinh thành các tổ với số tổ nhiều hơn 1 sao cho số nam
trong các tổ bằng nhau và số nữ trong các tổ bằng nhau? Cách chia nào để mỗi tổ có số học sinh ít nhất.
Bài tập 11: Một trường tổ chức cho khoảng từ 600 đến 800 học sinh đi tham quan bằng ô tô. Tính số học sinh đi tham quan, biết rằng nếu
xếp 40 người hay 45 người vào một xe thì đều không dư.
Bài tập 12: Một đội văn nghệ có 102 thành viên được chia thành các tổ đều nhau, sao cho trong mỗi tổ, khi chia nhóm để biểu diễn các
tiết mục song ca hoặc tam ca thì đều không dư người nào. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu người, biết rằng có ít nhất 2 tổ?
Bài tập 13: Số học sinh khối 6 của trường khi xếp thành 12 hàng, 15 hàng hay 18 hàng đều dư ra 9 học sinh. Hỏi số học sinh khối 6 của
trường đó là bao nhiêu? Biết rằng số học sinh đó lớn hơn 300 và nhỏ hơn 400.
Bài tập 14: Một khối học sinh khi xếp thành hàng 4, hàng 5, hàng 6 đều thừa 1 người, nhưng xếp thành hàng 7 thì vừa đủ. Biết số học
sinh chưa đến 400 người. Tính số học sinh.
Bài tập 15: Có 100 quyển vở và 90 bút chì được thưởng đều cho một số học sinh, còn lại 4 quyển vở và 18 bút chì không đủ chia đều.
Tính số học sinh được thưởng.
Bài tập 16: Nếu xếp một số sách vào từng túi 10 cuốn thì vừa hết, vào từng túi 12 cuốn thì thừa 2 cuốn, vào từng túi 18 cuốn thì thừa 8
cuốn. Biết rằng số sách trong khoảng từ 715 đến 1000, tính số sách đó.
Bài tập 17: Hai lớp 6A, 6B cùng thu nhặt một số giấy vụn bằng nhau. Trong lớp 6A, một bạn thu được 26 kg, còn lại mỗi bạn thu 11 kg.
Trong lớp 6B, một bạn thu được 25 kg, còn lại mỗi bạn thu 10 kg. Tính số học sinh mỗi lớp, biết rằng số giấy mỗi lớp thu được trong
khoảng từ 200 kg đến 300 kg.
Đáp án các bài tập:
Bài tập 1: Gọi số học sinh khối 6 của trường đó là x.
Vì các học sinh khi xếp thành 18 hàng, 21 hàng hoặc 24 hàng thì đều vừa hết nên số học sinh chia hết cho 18; 21 và 24. Tức là: x ⋮ 18;
x ⋮ 21 và x ⋮ 24.
Do đó x là BỘI CHUNG của 18; 21 và 24.
Ta có: 18 = 32 . 2; 21 = 3 . 7 và 24 = 23 . 3.
Do đó: BCNN(18, 21, 24) = 23 . 32 . 7 = 504.
Suy ra: BC(18, 21, 24) = B(504) = {0; 504; 1 008; …}.
Nhưng theo đề bài thì số học sinh là số có 3 chữ số nên ta chỉ chọn x = 504.
Vậy số học sinh khối 6 của trường đó là 504.
Bài tập 2: Các học sinh khi xếp thành hàng 3, hàng 4, hàng 7, hàng 9 đều vừa đủ hàng nên số học sinh này chia hết cho 3, cho 4, cho 7 và
cho 9.
Do đó, số học sinh đó là BỘI CHUNG của 3; 4; 7 và 9.
Ta có: 3 và 7 là số nguyên tố, 4 = 22 và 9 = 32.
Do đó: BCNN(3, 4, 7, 9) = 22 . 32 . 7 = 252.
Suy ra: BC(3, 4, 7, 9) = B(252) = {0; 252; 504; 756; 1 008; 1 260; 1 512; 1 764; 2 016; …}
Vì số học sinh từ 1 600 đến 2 000 nên ta chọn số 1 764.
Vậy trường đó có 1 764 học sinh.
Bài tập 3: Số cuốn sách khi xếp thành từng bó 8 cuốn, 12 cuốn hoặc 15 cuốn thì đều vừa đủ bó nên số cuốn sách này chia hết cho 8; 12 và
15.
Do đó, số cuốn sách này là BỘI CHUNG của 8; 12 và 15.
Ta có: 8 = 23; 12 = 22 . 3 và 15 = 3 . 5.
Do đó: BCNN(8, 12, 15) = 23 . 3 . 5 = 120.
Suy ra: BC(8, 12, 15) = B(120) = {0; 120; 240; 360; 480; 600; …}
Vì số cuốn sách trong khoảng từ 400 đến 500 nên ta chọn số 480.
Vậy có 480 cuốn sách.
Bài tập 4: Vì các hàng có số học sinh như nhau nên số hàng xếp được là ƯỚC của 45.
Ta có: Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}
Trong các ƯỚC của 45 thì 45 là số lớn nhất. Vậy có thể xếp được nhiều nhất là 45 hàng.
Bài tập 5: Số tổ nhiều nhất chia được là ước chung lớn nhất của 24 và 108.
Ta có: 24 = 23 . 3 và 108 = 22 . 33.
Do đó: ƯCLN(24, 108) = 22 . 3 = 12.
Vậy có thể chia được nhiều nhất là 12 tổ.
Bài tập 6: Số ngày ít nhất để Lan và Minh gặp nhau tại thư viện lần nữa chính là bội chung nhỏ nhất của 8 và 10.
Ta có: 8 = 23 và 10 = 2 . 5.
Do đó: BCNN(8, 10) = 23 . 5 = 40.
Vậy sau ít nhất 40 ngày nữa thì hai bạn ấy lại gặp nhau tại thư viện.
Bài tập 7: Độ dài cạnh hình vuông là ước chung của 52 và 36.
Do đó, cạnh hình vuông là lớn nhất khi nó bằng ước chung lớn nhất của 52 và 36.
Ta có: 52 = 22 . 13 và 36 = 22 . 33.
Do đó: ƯCLN(52, 36) = 22 = 4.
Vậy độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông là 4 m.
Bài tập 8: Số đĩa nhiều nhất chia được chính là ước chung lớn nhất của 80, 48 và 64.
Ta có: 80 = 24 . 5; 48 = 24 . 3 và 64 = 26.
Do đó: ƯCLN(80, 48, 64) = 24 = 16.
Vậy có thể chia thành nhiều nhất là 16 đĩa.
Khi đó, trong mỗi đĩa có:
 số quả cam là: 80 : 16 = 5 (quả);
 số quả quýt là: 48 : 16 = 3 (quả);
 số quả mận là: 64 : 16 = 4 (quả).
Bài tập 9: Chiều cao nhỏ nhất của ba chồng sách đó là BCNN(15, 6, 8).
Ta có: 15 = 3 . 5; 6 = 2 . 3 và 8 = 23.
Do đó: BCNN(15, 6, 8) = 23 . 3 . 5 = 120.
Vậy chiều cao nhỏ nhất của ba chồng sách đó là 120 mm.
Bài tập 10: Số tổ chia được là ước chung của 28 và 24.
Ta có: 28 = 22 . 7 và 24 = 23 . 3.
Do đó: ƯCLN(28, 24) = 22 = 4.
Suy ra: ƯC(28, 24) = Ư(4) = {1; 2; 4}.
Vì số tổ nhiều hơn 1 nên ta có hai cách chia tổ: chia thành 2 tổ hoặc chia thành 4 tổ.
Khi chia thành càng nhiều tổ thì số học sinh trong mỗi tổ sẽ càng ít. Vậy để mỗi tổ có số học sinh ít nhất thì số tổ phải nhiều nhất, tức là 4
tổ.
Bài tập 11: Số học sinh là bội chung của 40 và 45.
Ta có: 40 = 23 . 5 và 45 = 32 . 5.
Do đó: BCNN(40, 45) = 23 . 32 . 5 = 360.
Suy ra: BC(40, 45) = B(360) = {0; 360; 720; 1 080; …}
Vì số học sinh trong khoảng từ 600 đến 800 nên ta chọn số 720.
Vậy có 720 học sinh đi tham quan.
Bài tập 12: Gọi x là số tổ và y là số người trong mỗi tổ.
Vì có ít nhất 2 tổ nên x ≥ 2.
Đội văn nghệ có 102 thành viên nên x . y = 102. Do đó, y là ước của 102.
Trong mỗi tổ, khi chia nhóm để biểu diễn song ca hoặc tam ca thì đều không dư nên số người trong mỗi tổ chia hết cho cả 2 và 3. Do đó, y
là bội chung của 2 và 3.
Vậy y vừa là ước của 102, vừa là bội chung của 2 và 3.
Ta có: Ư(102) = {1; 2; 3; 6; 17; 34; 51; 102}
Trong các ước trên, các số là bội chung của 2 và 3 là: 6 và 102.
Vậy y ∈ {6; 102}.
Nếu y = 6 thì x = 102 : y = 102 : 6 = 17 thỏa mãn điều kiện x ≥ 2.
Nếu y = 102 thì x = 102 : y = 102 : 102 = 1 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 2. → Ta loại bỏ trường hợp này.
Tóm lại, y = 6.
Vậy mỗi tổ có 6 người.
Bài tập 13: Gọi x là số học sinh khối 6 của trường đó.
Vì số học sinh lớn hơn 300 và nhỏ hơn 400 nên 300 < x < 400.
Khi xếp thành 12 hàng thì dư ra 9 học sinh, vậy x chia cho 12 thì dư 9. Suy ra x – 9 chia hết cho 12. Do đó, x – 9 là bội của 12.
Tương tự, vì khi xếp thành 15 hàng hay 18 hàng đều dư ra 9 học sinh nên x – 9 chia hết cho 15 và 18. Do đó, x – 9 là bội của 15 và là bội
của 18.
Vậy x – 9 là bội chung của 12, 15 và 18.
Ta có: 12 = 22 . 3; 15 = 3 . 5 và 18 = 2 . 32.
Do đó: BCNN(12, 15, 18) = 22 . 32 . 5 = 180.
Suy ra: (x – 9) ∈ BC(12, 15, 18) = B(180) = {0; 180; 360; 540; …}
Vì 300 < x < 400 nên 291 < x – 9 < 391. Vậy ta chọn x – 9 = 360. Suy ra x = 360 + 9 = 369.
Vậy khối 6 của trường đó có 369 học sinh.
Bài tập 14: Gọi x là số học sinh.
Vì số học sinh chưa đến 400 nên x < 400.
Khi xếp thành hàng 4, hàng 5, hàng 6 đều thừa 1 người nên x – 1 chia hết cho 4; 5 và 6. Do đó, x – 1 là bội chung của 4; 5 và 6.
Ta có: 4 = 22; 5 là số nguyên tố và 6 = 2 . 3.
Do đó: BCNN(4, 5, 6) = 22 . 3 . 5 = 60.
Suy ra: x – 1 ∈ BC(4, 5, 6) = B(60) = {0; 60; 120; 180; 240; 300; 360; 420; …}
Vì x < 400 nên x – 1 < 400 – 1 = 399. Vậy x – 1 ∈ {0; 60; 120; 180; 240; 300; 360}
Ta còn một điều kiện chưa xét đến: “xếp thành hàng 7 thì vừa đủ”. Điều này có nghĩa là x chia hết cho 7. Dựa vào điều này ta sẽ chọn
được giá trị x phù hợp.
Nếu x – 1 = 0 thì x = 0 + 1 = 1 không chia hết cho 7. → LOẠI.
Nếu x – 1 = 60 thì x = 60 + 1 = 61 không chia hết cho 7. → LOẠI.
Nếu x – 1 = 120 thì x = 120 + 1 = 121 không chia hết cho 7. → LOẠI.
Nếu x – 1 = 180 thì x = 180 + 1 = 181 không chia hết cho 7. → LOẠI.
Nếu x – 1 = 240 thì x = 240 + 1 = 241 không chia hết cho 7. → LOẠI.
Nếu x – 1 = 300 thì x = 300 + 1 = 301 chia hết cho 7. → NHẬN.
Nếu x – 1 = 360 thì x = 360 + 1 = 361 không chia hết cho 7. → LOẠI.
Do đó: x = 301 thỏa mãn tất cả các yêu cầu của đề bài.
Vậy số học sinh là 301.
Bài tập 15: Gọi x là số học sinh.
Theo đề bài thì khi chia 100 quyển vở cho x học sinh này thì dư 4 quyển vở. Vậy 100 chia cho x thì dư 4. Suy ra 100 – 4 chia hết cho x.
Tức là 96 chia hết cho x. Vậy x là ước của 96.
Tương tự, 90 bút chì chia cho x học sinh thì dư 18 bút chì. Do đó, 90 – 18 chia hết cho x. Tức là 72 chia hết cho x. Vậy x là ước của 72.
Từ hai điều trên, ta suy ra x là ước chung của 96 và 72.
Ta có: 96 = 25 . 3 và 72 = 23 . 32.
Do đó: ƯCLN(96, 72) = 23 . 3 = 24.
Suy ra: x ∈ ƯC(96, 72) = Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.
Tuy nhiên, để ý rằng 4 là số dư của phép chia 100 cho x và 18 là số dư của phép chia 90 cho x, mà số số dư thì không được lớn hơn
thương, nên x > 4 và x > 18. Do đó, x > 18.
Vậy x = 24.
Tức là có 24 học sinh được thưởng.
Bài tập 16: Gọi x là số sách đó.
Xếp x cuốn sách vào túi 10 cuốn thì vừa hết, vào túi 12 cuốn thì thừa 2 cuốn, vào túi 18 cuốn thì thừa 8 cuốn nên x chia hết cho 10, chia
12 dư 2 và chia 18 dư 8.
Vì x ⋮ 10 nên (x + 10) ⋮ 10.
Vì x chia 12 dư 2 nên (x + 10) ⋮ 12.
Vì x chia 18 dư 8 nên (x + 10) ⋮ 18.
Từ ba điều trên ta suy ra (x + 10) là bội chung của 10; 12 và 18.
Ta có: 10 = 2 . 5; 12 = 22 . 3 và 18 = 2 . 32.
Do đó: BCNN(10, 12, 18) = 22 . 32 . 5 = 180.
Suy ra: (x + 10) ∈ BC(10, 12, 18) = B(180) = {0; 180; 360; 540; 720; 900; 1 080; …}
Vì số sách trong khoảng từ 715 đến 1000 nên 715 ≤ x ≤ 1 000. Suy ra: 725 ≤ x + 10 ≤ 1 010.
Vậy ta chọn x + 10 = 900. Suy ra: x = 900 – 10 = 890.
Vậy có 890 cuốn sách.
Bài tập 17:
Gọi x là số kg giấy vụn mà mỗi lớp 6A, 6B thu được.
Trong lớp 6A, một bạn thu được 26 kg, còn lại mỗi bạn thu 11 kg, nên (x – 26) ⋮ 11. Do đó (x – 15) ⋮ 11.
Trong lớp 6B, một bạn thu được 25 kg, còn lại mỗi bạn thu 10 kg nên (x – 25) ⋮ 10. Do đó (x – 15) ⋮ 10.
Vậy x – 15 là bội chung của 11 và 10.
Vì 11 và 10 là hai số nguyên tố cùng nhau nên BCNN(11, 10) = 11 . 10 = 110.
Suy ra: (x – 15) ∈ BC(11, 10) = B(110) = {0; 110; 220; 330; 440; …}
Ngoài ra, số giấy mỗi lớp thu được từ 200 đến 300 kg nên 200 ≤ x ≤ 300. Suy ra: 185 ≤ x – 15 ≤ 285.
Do đó ta chọn x – 15 = 220.
Suy ra: x = 220 + 15 = 235.
Vậy số giấy vụn mỗi lớp thu được là 235 kg.
Số học sinh lớp 6A là: 1 + (235 – 26) : 11 = 20 (học sinh).
Số học sinh lớp 6B là: 1 + (235 – 25) : 10 = 22 (học sinh).

You might also like