You are on page 1of 161

Zzz REVIEW

Số 1&2, 18 tháng 7 năm 2018

Top 10 văn học dịch nửa đầu 2018

Đời nhẹ khôn kham: Lại chơi với kitsch


“Việc viết, bản thân nó đúng là một nghệ thuật”:
Phỏng vấn Nguyễn Hải Nhật Huy

Trích dịch Less (Pulitzer 2018)

Nhuận dịch ở Trung Quốc


Zzz REVIEW
Số 1&2, 18 tháng 7 năm 2018

Nhóm chủ trương: Zét Nguyễn, Y Lán


Phụ trách hình ảnh: Bơ Ơ Bơ
Thiết kế: Ụt Ịt
Biên tập: Liên Trịnh
Website: www.zzzreview.com
Liên hệ: zandzpublishing@gmail.com

NGƯỜI GÓP CHỮ


Đăng Thư là một bút danh dịch thuật của Trần Đức Tài, sống ở Đà Lạt, có dịch
phẩm đầu tay xuất bản từ 1988 và vẫn tiếp tục dịch lai rai.
Đặng Hương Giang: người rất yêu Calvino.
Hà Linh là một thành viên đời đầu của thế hệ được mệnh danh 9x, đến giờ vẫn
chưa biết đi xe máy. Cô nghĩ không có gì tự nhiên cho bằng sáng sáng, sau khi thả
năm tim cho các idol Hàn trên Facebook, đăng ảnh hai con mèo lên Instagram,
thì lên Goodreads kiếm một chục cuốn sách muốn đọc sắp tới. Đến giờ cô vẫn
chưa biết đi xe máy.
Ngọc Dao: Asa nisi masa.
Ngô Thanh Tuấn sưu tầm sách, đặc biệt quan tâm các tác giả đạt giải Nobel.
Hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng.
Phạm Thị Hoài
Phùng Hồng Minh tự mình cũng không biết rõ năm sinh, hiện đang sống và làm
việc khu vực quanh Hà Nội.
Trạch Nam: ăn bám bố mẹ.
TTNT sinh năm 1993. Hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Zét Nguyễn, rất thích được gọi là madame Z.

2 Z Z Z REVIEW
Số 1&2
LỜI NGỎ
ĐIỂM SÁCH
Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới: Nhảy, hay không nhảy, đó là vấn đề
Đời nhẹ khôn kham: Lại chơi với kitsch
Những vọng âm nằm ngủ: Cái gì còn tiếp?
Bẫy-22: “Sống đứng còn hơn chết quỳ”
Miền Non Cao Xứ Bồ Đào: Ngọt buồn man mác như con tê giác xưa
Mặc Đỗ & Huỳnh Phan Anh - Những tài năng đa dạng
Top 10 văn học dịch nửa đầu 2018
TIỂU LUẬN
Walter Benjamin: Tác phẩm nghệ thuật trong kỷ nguyên nhân bản kỹ thuật
Simenon, ba vợ trăm nhà nghìn cuốn sách
PHỎNG VẤN
Nguyễn Hải Nhật Huy, “Việc viết, bản thân nó đúng là một nghệ thuật”
Gunter Grass, Nghệ thuật tiểu thuyết số 124
FIC&POE
Andrew Sean Greer, Less (trích)
Ray Bradbury, “Rồi mưa lành sẽ tới”
Jeffrey Eugenides, Middlesex (trích)
Hwang Jungeun, “Khoảnh vườn của Đậu”
DỊCH&BÀN
Thiên Nga, “Người dịch nào cũng sống luôn trong cuốn sách mình đang dịch”
Nhuận dịch ảnh hưởng thế nào đến việc phổ biến sách kinh điển nước ngoài ở Trung Quốc

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 3


LỜI NGỎ

M
ột ngày đẹp trời nọ, chúng tôi ngẩng đầu lên nhìn trần nhà, rồi
bảo nhau: Bây giờ nhiều sách hay ra quá, đọc không khắp, giá
có tạp chí gì giới thiệu cho bà con sách đông tây nam bắc để
biết mà kiếm đọc, thì thích nhỉ.
Ờ, thì thích nhỉ.
Hay bọn mình làm một cái như thế đi.
Nói rồi, chúng tôi lại cúi xuống, tiếp tục chạy tiến độ.
Đến lúc lại ngẩng lên, thì ngót mười một năm đã qua. Bên mình
thế nào mà đã mọc ra rất nhiều hành lý, trên đời sách hay cũng đã mọc
thêm bằng mười bằng trăm lần năm xưa, không phải như lan như huệ
như đào, mà như nấm. Hoài Thanh thực ra khí bất công, nấm là thứ vừa
thơm, vừa ngọt, vừa giàu dinh dưỡng, vừa gần gũi với giới bình dân vừa
không thẹn khi lên mâm son quyền quý. Nấm có thể thoạt nhìn không
đẹp đủ lên ảnh tự sướng nhưng nhìn kỹ qua vẻ xù xì sẽ thấy hết độ tinh
vi. Sau thời gian đọc sách ít hoặc nhiều chuyên nghiệp, bộ lọc của chúng
tôi đã nhận ra những gì còn lại trên sàng chủ yếu là nấm. Thế nên đây
có thể coi như một thứ sổ tay ăn nấm, tạp chí này.
Còn việc ra đời của tạp chí này, nó ngẫu nhiên và trên trời rơi xuống
như hầu hết mọi thứ chúng tôi làm, chả liên quan gì đến câu nói vu vơ đã
được quên ngay vì tiến độ cả. Kể vậy cho có cái vào đề thôi.

Điều vui là sách hay mọc thêm và người đọc sách cũng nhiều thêm
và lớn thêm rất nhanh. Tuy rất nhiều tạp chí và nhóm văn chương từng
là ngôi sao dẫn đường của chúng tôi một thời đã tắt, nhưng lại vô số
nhóm hội mọc lên, càng lúc càng trẻ, càng lúc càng đa dạng, và một
phần lớn những người tạo hình cho dư luận bây giờ thuộc về số đông, về

4 Z Z Z REVIEW
những người đọc hằng ngày, một hiện tượng mà tạp chí Granta từng gọi
là sự dân chủ hóa về viết lách và phê bình trong văn học thế kỷ 21 (một
bước tiến lớn hơn so với, ví dụ, thế kỷ 20 mà Walter Benjamin đã trình
bày một cách trác tuyệt trong bài viết có thể đọc bài viết ở trang 90 số
này). Ai nói rằng văn hóa đọc ở Việt Nam đã chết, hãy đập cho nó một
cái vào mặt. Ai nói rằng văn hóa đọc ở Việt Nam đã chết, người ấy chẳng
qua chưa tìm được nhóm thích hợp với mình.
Zzz Review ra đời, vốn chỉ là một nắm bạn bè gọi nhau cho vui,
để nói chuyện về những cuốn sách mà chúng tôi rất yêu nhưng hình
như không ai thèm nói, và để Madame Z khỏi chết gục khi múa gậy một
mình. Nhưng trong gần một tháng trời sau khi công bố về công trình
nông nổi này trên trang Z, số bài và số trang đã phình lên gấp đôi, nhiều
người vì tìm đến hay vì nhì nhèo nhờ vả mà đã bỏ công giúp cho tạp chí
có một cái mặt xinh xắn sạch sẽ, và vẫn tiếp tục có những người liên
hệ đến muốn được góp bài, hoặc góp sức, cho những số sau nữa, khiến
chúng tôi rất vui và rất cảm ơn, tuy cũng có đôi chút ngại. Vì Zzz Review
cũng không có ý định làm ngôi sao dẫn đường hay dì dượng của ai, mà
chỉ giả định là của các bạn bè làm cho bè bạn đọc (mặc dù trong số
này có sự ủng hộ bài của những tiền bối mà chúng tôi hằng kính trọng
và/hoặc hâm mộ, như dịch giả Đăng Thư hay nhà văn Phạm Thị Hoài,
nhưng xin được phép ở đây coi họ cũng như những người bạn vong niên
(rất được kính trọng và hâm mộ) trong sự đọc). Nếu đồng ý như vậy,
thì hộp email của tạp chí luôn để ngỏ; Zzz Review không có tiêu chí gì
ngoài “lọt mắt xanh con mụ Z”.

Ai đến với tạp chí này qua ngả trang Bên phía nhà Z thì hẳn đã biết
chúng tôi không phải là một bầy nghiêm túc. Thỉnh thoảng cũng cố gắng
cosplay nghiêm túc đấy nhưng thường thì đã hết nhẵn sau khoảng một
hai dòng. Bản thân việc làm tạp chí là một trò chơi, giống như hầu hết
những thứ người ta tự nguyện làm khi có thể vét chút thời gian ngẩng
mặt lên khỏi một vạn loại tiến độ cả đời lẫn việc; bởi đối với chúng tôi
việc đọc sách là, và nên là, một trò chơi, một niềm vui, cho dù và ngay
cả khi đọc sách cũng là một (vài) trong cái vạn ấy. Đóng cửa sau lưng
khi bước vào trong một cuốn sách là một cảm giác tự do vô tận, và người
đọc đối diện với thế giới mỗi lần một mới mẻ trước mắt có cái độc lập
của một người chơi game nhập vai. Madame Z có nhiều điều hơn muốn
nói về ý này, nhưng bởi quota trang đã hết và trăm sáu trang khác đang
ùn ùn đòi đến lượt, nên xin mời cuộn trang để đến với Pulitzer năm nay.

Z&Z
7-2018

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 5


Less
Andrew Sean Greer
TTNT trích dịch và giới thiệu


cái tuổi mấp mé năm chục, Arthur Less thấy mình là một
thất bại toàn tập. Sự nghiệp văn chương khiêm tốn của gã
giậm chân tại chỗ khi cuốn sách mới nhất gã gửi cho nhà
xuất bản vẫn chưa thấy hồi âm. Đường tình duyên thì trắc trở chẳng
kém khi bạn trai cũ chín năm qua gửi thiệp mời đám cưới.
Trước cái thế lưỡng nan đó - từ chối thì hèn mà đồng ý thì kỳ -
Arthur Less vớ lấy cái phao cứu sinh duy nhất gã nhìn thấy trước mặt.
Một xấp thư mời dự các sự kiện văn chương nửa mùa trên khắp thế giới,
mà phần lớn các nhà văn có chút tự trọng sẽ từ chối, trước giờ bị gã thờ
ơ nhét vào hộc bàn. Gã nhận lời tất cả.
Và thế là Arthur Less bắt đầu chuyến hành trình của gã. Từ New
York, đến Mexico, rồi Turin, sang Berlin, sau đó là Morocco, sang
Ấn Độ, và cuối cùng là Nhật Bản. Gã sẽ đi qua các ngày lễ lớn như
Halloween, Giáng sinh, Năm mới, và đâu đó trên đường, gã cũng sẽ
bước qua tuổi năm mươi. Nhưng chủ yếu, gã đã có lý do để vắng mặt
trong cái đám cưới kia. Một kế hoạch hoàn hảo. Nhưng người ta có
thật sự chạy trốn được khỏi những rắc rối của mình không?

6 Z Z Z REVIEW
Less là một bức tranh tếu táo mà sinh động về cuộc sống bấp bênh
của những tác giả tự do. Là một câu chuyện về khủng hoảng tuổi trung
niên, của một con người nhận ra mình đã bước qua phía bên kia cầu.
Là một hành trình trốn chạy những rắc rối cuộc đời. Nhưng, trên mọi
nỗi đau khổ mà nó thể hiện, Less vẫn đầy ắp lạc quan và tình yêu. Như
những lời Andrew Sean Greer đã nói trên The Guardian: “Tủ sách của
tôi vẫn còn chưa có một chuyện tình giữa hai người đàn ông mà không
vật vã hay đau khổ, vậy là tôi muốn viết cuốn sách ấy.”
Với giọng văn tỉnh bơ, những miêu tả đầy màu sắc và câu văn giàu
tính nhạc, cuốn sách trào phúng về thế giới văn chương Mỹ này đã
thắng giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu xuất sắc nhất năm 2018, trở
thành một trong số ít những cuốn tiểu thuyết hài hước được trao một
giải thưởng văn học danh giá.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 7


8 Z Z Z REVIEW
LESS MỚI ĐẦU

Từ chỗ tôi thấy, chuyện của Arthur Less không đến nỗi nào.
Nhìn gã xem: ngồi nghiêm chỉnh trên cái sofa tròn ở sảnh khách sạn, mặc sơ mi trắng,
áo vét xanh, chân bắt tréo để gót chiếc giày lười sáng bóng tuột ra. Tướng ngồi của một
chàng thanh niên. Cái bóng gầy gò của gã, trên thực tế, vẫn mang dáng dấp thời trai trẻ,
nhưng ở cái tuổi kề cận năm mươi, gã chẳng khác gì mấy cái tượng đồng để trong công viên,
phai màu một cách đẹp đẽ cho đến khi hòa hợp với đám cây, không kể một bên gối may
mắn được đám học trò chà cho bệch ra. Arthur Less cũng vậy, một thời trẻ trung hồng hào
sáng chói, nay đã bạc màu như cái ghế gã đang ngồi, ngón tay gõ gõ trên gối trong lúc mắt
dán vào cái đồng hồ tủ. Cái mũi dài quý tộc rám nắng quanh năm (ngay cả trong tháng
Mười đầy mây của New York). Mái tóc vàng bợt trên thì dài hai bên thì ngắn cũn - hình
ảnh của chính ông gã. Cả đôi mắt xanh mướt long lanh ấy nữa. Nghe xem: anh có thể nghe
thấy tiếngtrống ngực đang đập, bình bịch, bình bịch, trong lúc gã dán mắt vào cái đồng
hồ mà, xui xẻo thay, không còn đập nữa. Nó chết từ mười lăm năm trước. Arthur Less lại
không biết điều đó: gã vẫn tin, ở cái tuổi đã chín nẫu này, là người hỗ trợ trong các sự kiện
văn chương luôn đến đúng hẹn và nhân viên trực tầng luôn lên dây cót đồng hồ đều đặn.
Gã không đeo đồng hồ; niềm tin của gã không thể lay chuyển. Việc cái đồng hồ chết đứng
ở sáu giờ ba mươi, gần như ngay cái giờ người ta hẹn đón gã đến chỗ sự kiện tối nay, hoàn
toàn là ngẫu nhiên. Con người tội nghiệp ấy không biết, nhưng lúc này đã là bảy giờ kém
mười lăm.
Trong khi gã chờ, một phụ nữ mặc váy len màu nâu chạy tới chạy lui khắp sảnh, một
loài chim ruồi lông màu vải tuýt, hết sà vào nhóm du khách này lại đến nhóm kia. Cô nhào
vào một đám người đang ngồi, hỏi câu hỏi của cô, rồi khi không có được câu trả lời mong
muốn, lại lao sang một đám khác. Less không nhận thấy cô trong lúc cô chạy vòng quanh.
Gã mải chăm chú vào cái đồng hồ chết. Cô gái tới chỗ lễ tân, rồi thang máy, làm giật mình
một nhóm các bà ăn mặc diêm dúa đi coi hát. Chiếc giày hờ hững của Less đung đưa. Nếu
để ý, hẳn gã đã nghe thấy câu hỏi rối rít của cô, lý do cho vì sao cô hỏi tất cả mọi người trong
sảnh, nhưng lại chừa gã ra:
“Cho tôi hỏi, phải bà Arthur đó không?”

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 9


Vấn đề ở đây - nhưng sẽ không được giải quyết trong sảnh này - là người hỗ trợ tưởng
Arthur Less là phụ nữ.
Công bằng mà nói, cô chỉ mới đọc có một cuốn sách của gã, dưới định dạng điện tử
thiếu mất ảnh tác giả, và thấy giọng kể của nữ nhân vật quá cuốn hút, quá thuyết phục,
đến độ cô tin chắc chỉ có phụ nữ mới viết được như vậy; cô cho rằng cái tên là một trong
những cái lạ đời của người Mỹ khi đụng đến giới tính (cô là người Nhật). Điều này, với
Arthur Less mà nói, là một lời khen ngợi hiếm hoi. Nhưng nó chẳng có ích lợi gì với gã
lúc này, khi gã đang ngồi trên cái sofa tròn với phần chóp giữa nhô lên một cây cọ. Vì giờ
đã là bảy giờ kém mười.
Arthur Less đã ở đây được ba ngày; gã ở New York để phỏng vấn tác giả sci-fi nổi tiếng
H. H. H. Mandern trên sân khấu nhân buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết mới của ông ta; trong
đó, ông ta cho hồi sinh con rô bốt nhại Sherlock Holmes lừng danh tên Peabody. Trong
giới sách vở, đây chính là tin trang nhất, và ở sau cánh gà là cả đống tiền xôn xao. Tiền ở
trong giọng nói bất thình lình gọi Less và hỏi gã có biết truyện của ông H. H. H. Mandern
này không, và liệu gã có làm một cuộc phỏng vấn được không. Tiền ở trong những tin nhắn
từ tay quản lý dặn Less về những câu hỏi nhất quyết không được hỏi H. H. H. Mandern
(vợ ổng, con gái ổng, tập thơ bị chê te tua của ổng). Tiền ở trong lựa chọn nơi tổ chức,
đống quảng cáo dán đầy khắp khu vực. Tiền ở trong con rối hơi hình Peabody dập tới dập
lui trước gió bên ngoài nhà hát. Tiền ở trong cả cái khách sạn người ta bố trí cho Less, nơi
Less được trình cho một rổ táo “quà tặng” mà gã có thể lấy bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm,
không có chi thưa ngài. Trong thế giới mà phần lớn mọi người mỗi năm đọc một cuốn
sách, có rất nhiều tiền hy vọng rằng đây sẽ là cuốn sách ấy, và đêm nay sẽ là một khởi đầu
rực rỡ. Và đống tiền ấy đang trông cậy vào Arthur Less.
Thế nhưng gã vẫn nghiêm túc quan sát cái đồng hồ chết kia. Gã không thấy người hỗ
trợ đang rầu rĩ đứng kế bên. Gã không thấy cô chỉnh lại khăn choàng, rồi bước ra khỏi sảnh
qua cánh cửa xoay mòng mòng như máy giặt. Nhìn xem: mái tóc ngày một mỏng đi trên
đỉnh đầu gã, đôi mắt chớp lia lịa của gã. Nhìn xem: niềm tin ngây thơ của gã.
Có lần, hồi còn hăm mấy, một nữ nhà thơ gã đang trò chuyện cùng bỗng dụi điếu
thuốc của mình vào chậu cây và nói, “Cậu như ruột để ngoài da ấy.” Một nhà thơ nói câu
đấy. Một người kiếm sống bằng cách phơi bộ đồ lòng của mình ra trước công chúng mà
lại đi nói gã, Arthur Less cao ráo, trẻ trung, đầy hứa hẹn này, là ruột để ngoài da. Nhưng
đúng thế thật. “Cậu phải cứng lên,” đối thủ một thời, Carlos, vẫn thường nói thế với gã
hồi trước, nhưng Less có biết thế nghĩa là gì đâu. Là dữ lên à? Không, là được bảo vệ,
được che chắn khỏi thế giới, nhưng người ta đâu thể cứ muốn là “cứng lên”, cũng như đâu
thể cứ muốn là trở nên hài hước? Hay cứ làm bộ, giống kiểu mấy ông thương gia vô duyên
học thuộc lòng mấy chiêu pha trò xong được tung hô là “cây hài”, rồi sau đó tranh thủ về
sớm trước khi hết trò để pha?

10 Z Z Z REVIEW
Dù đó là gì, Less cũng chưa bao giờ làm được. Đến tuổi bốn mươi, tất cả những gì gã
hình thành được là một thứ nhận thức mong manh về bản thân, tựa như cái vỏ trong suốt
của con cua bấy. Một bài điểm sách chê bai hay việc vô tình bị hắt hủi không còn khiến gã
tổn thương nữa, nhưng thất tình, thất tình thật sự, lại có thể chọc thủng cái vỏ mỏng manh
của gã và dòng máu túa ra vẫn không hề đổi sắc so với trước. Làm sao mà khi đến độ tuổi
trung niên bao nhiêu thứ đã trở nên nhàm chán - triết học, thuyết cấp tiến, và những thứ
mì ăn liền khác - nhưng thất tình vẫn giữ nguyên được độ đau đớn ấy? Có lẽ bởi gã luôn
tìm thấy những nguồn mới cho nó. Ngay cả những nỗi sợ ngớ ngẩn hồi trước cũng chưa
thật sự mất đi, chỉ là tránh được: gọi điện thoại (bấm số loạn xạ giống đang gỡ bom), đi tắc
xi (lúng túng gửi tiền và nhảy ra khỏi xe cứ như con tin mới được giải cứu), và trò chuyện
với trai đẹp hay người nổi tiếng ở các bữa tiệc (vẫn còn lẩm nhẩm dợt câu mở đầu trong khi
đối phương đã nói lời tạm biệt). Gã vẫn mang những nỗi sợ ấy, nhưng thời gian đã giúp gã
giải quyết chúng. Nhắn tin và email giải phóng gã khỏi gọi điện thoại mãi mãi. Tắc xi nhận
quẹt thẻ. Không làm quen ngoài đời được thì lên mạng. Nhưng thất tình - làm sao tránh
được thất tình trừ phi anh hoàn toàn từ bỏ tình yêu? Đến cuối cùng, đó là giải pháp duy
nhất Arthur Less tìm thấy.
Có lẽ đó là lý do vì sao gã đã dành chín năm với người thanh niên ấy.
Tôi cũng quên chưa nói, gã đang ôm một cái nón phi hành gia Nga trong lòng.
Nhưng giờ đến một chút may mắn: từ thế giới bên ngoài sảnh khách sạn, tiếng chuông
ngân lên một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, khiến Arthur Less bật phắt dậy. Nhìn gã xem:
trừng mắt với kẻ đã phản bội mình, cái đồng hồ, rồi lao tới quầy tiếp tân và - cuối cùng cũng
- hỏi cái câu hỏi thời gian hết sức quan trọng ấy.

“Tôi không hiểu làm sao cô lại tưởng tôi là phụ nữ được.”
“Ông Less, ông đúng là một tác giả đại tài. Ông đã lừa được tôi! Mà ông đang vác cái
gì thế kia?”
“Cái này hả? Bên nhà sách kêu tôi...”
“Tôi mê Vật chất Tối lắm. Có một phần gợi tôi nhớ đến Kawabata.”
“Tôi cũng thích ổng! Cuốn Cố đô. Kyoto.”
“Quê tôi ở Kyoto đó ông Less.”
“Thật á? Vài tháng nữa tôi tới đó...”
“Ông Less. Chúng ta đang có vấn đề thế này...”
Cuộc trò chuyện diễn ra trong lúc người phụ nữ mặc váy len nâu dẫn gã đi dọc hành
lang nhà hát. Cả hành lang chỉ có một cái cây giả làm đồ trang trí, kiểu cây mà nhân vật
chính hay núp phía sau trong mấy vở hài kịch; còn lại toàn gạch sơn màu đen bóng. Less
và người hỗ trợ đã chạy từ khách sạn đến nơi tổ chức, và gã bắt đầu cảm thấy mồ hôi đang
biến cái sơ mi trắng sạch sẽ của mình thành xuyên thấu.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 11


Sao lại là gã? Sao người ta lại mời Arthur Less? Một tác giả hạng hai được biết đến
nhiều nhất nhờ mối liên hệ thời trai trẻ với trường phái Russian River của giới văn nghệ
sĩ, một tác giả quá già để được coi là mới và quá trẻ để có thể được khai quật, một tác giả
chưa bao giờ ngồi kế ai từng nghe đến sách của mình trên máy bay. Nhưng, Less biết vì
sao. Chẳng phải bí ẩn gì. Có tính toán cả: nhà văn nào lại đồng ý thực hiện một cuộc
phỏng vấn không công? Phải là một kẻ hết sức tuyệt vọng. Bao nhiêu người quen của gã
đã trả lời “còn lâu” trước đó? Người ta đã gọi cho bao nhiêu người trước khi có kẻ buột
miệng: “Còn Arthur Less thì sao?”
Gã quả thật là một kẻ tuyệt vọng.
[...]
New York: chặng dừng chân đầu tiên của chuyến đi vòng quanh thế giới. Nói cho
đúng, thì là bất đắc dĩ, kết quả của nỗ lực tìm cách thoát khỏi một tình huống khó khăn của
Less. Gã khá tự hào vì mình đã tránh được. Một lời mời đám cưới.
[...]
New York là một thành phố tám triệu dân, trong đó gần bảy triệu sẽ cáu tiết nếu biết
anh đến thành phố mà không hẹn họ đi ăn một bữa sang chảnh, năm triệu sẽ nổi đóa nếu
anh không đi thăm em bé mới đẻ của họ, ba triệu sẽ phát rồ nếu anh không đi coi cái show
mới của họ, một triệu sẽ giận điên nếu anh không rủ họ nắc giao hữu, nhưng chỉ năm có thì
giờ gặp anh. Không gọi cho ai trong đó cũng là hợp lý. Thay vào đó, anh có thể lẻn đi xem
một vở Broadway sến ói,dở ẹt mà anh sẽ không bao giờ thừa nhận là mình đã bỏ ra hai trăm
đô mua vé. Less đã làm thế vào đêm đầu tiên ở đó, ăn một cái hot dog thay bữa tối để bù lại
cho màn vung tiền quá trớn kia. Anh không thể nói đó là một thú vui tội lỗi, khi đèn tắt và
màn sân khấu được kéo lên, khi trái tim tươi trẻ bắt đầu hòa chung nhịp đập với dàn nhạc,
làm sao nói thế được khi anh chẳng thấy tội lỗi gì. Và Less cũng vậy, gã chỉ thấy run lên vì
vui sướng khi xung quanh không có ai đánh giá mình. Vở nhạc kịch chán òm, nhưng, như
một trận nắc chán òm, một vở nhạc kịch chán òm vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó.
Đến cuối vở kịch, Arthur Less đã nước mắt ngắn dài, thút thít trên ghế, và gã những tưởng
mình đã thút thít trong lặng lẽ cho đến khi đèn bật sáng và bà già ngồi kế gã quay sang nói,
“Em trai, chị không biết em gặp chuyện gì, nhưng cho chị chia buồn với em,” rồi trao cho
gã mội cái ôm nồng nặc mùi tử đinh hương. Tôi có gặp chuyện gì đâu, gã muốn nói vậy. Tôi
không gặp chuyện gì hết. Tôi chỉ là một thằng gay đi coi kịch Broadway.
Sáng hôm sau: máy pha cà phê trong phòng khách sạn của gã hệt như một con nhuyễn
thể con háu đói, há mồm nuốt lấy viên nén cà phê và sau đó tiết thành phẩm xuống một
cái cốc. Hướng dẫn chăm nuôi viết rõ ràng cụ thể, vậy mà không hiểu sao Less vẫn làm ra,
mẻ đầu tiên, không gì ngoài một đống hơi nước, và, mẻ thứ hai, vẫn viên nén cà phê nhưng
chảy chèm nhẹp. Less thở dài.
Đó là một buổi sáng mùa thu New York, bởi vậy mà rực rỡ; ngày đầu tiên trong chuyến

12 Z Z Z REVIEW
hành trình dài của Less, ngày trước khi diễn ra buổi phỏng vấn, và quần áo gã vẫn sạch sẽ
tinh tươm, vớ vẫn có đôi, bộ vét xanh vẫn thẳng thớm, kem đánh răng vẫn là đồ Mỹ chứ
chưa phải một thứ vị ngoại quốc quái đản nào đó. Ánh mặt trời vàng chanh của New York
rọi vào những tòa nhà chọc trời và từ đó hắt xuống các mặt nhôm vân hình quả trám của
những quầy hàng rong rồi chiếu lên người Arthur Less. Bất chấp cái vẻ khoái trá ác ôn của
bà già không thèm giữ cửa thang máy, con nhỏ bán cà phê mặt lạnh như tiền, đám du khách
đứng sững giữa đại lộ Năm đông đúc, bọn phát tờ rơi quá khích cứ sấn sổ hét vô mặt người
ta (“Anh ơi, anh thích hài kịch không? Ai cũng thích hài kịch hết!”), tiếng búa khoan đục
xuống bê tông ong hết cả đầu - không gì có thể phá hỏng ngày hôm nay. Đây một cửa hàng
chỉ bán phéc-mơ-tuya. Kia hai mươi cửa hàng chỉ bán phéc-mơ-tuya. Nguyên con phố
phéc-mơ-tuya. Quả là một thành phố rực rỡ.
“Anh định mặc gì?” cô nhân viên nhà sách hỏi khi Less ghé qua chào. Gã đã cuốc bộ
hai mươi dãy nhà rực rỡ để đến đây.
“Tôi định mặc gì á? Ờ, thì bộ vét màu xanh thôi.”
Cô nhân viên (đeo kính, mặc áo len, váy bút chì: một thủ thư phiên bản trào phúng)
cười ngặt nghẽo. Rồi một nụ cười thế chỗ. “Thôi, không giỡn nữa,” cô nói, “anh định mặc
gì?”
“Bộ vét đẹp mà. Ý cô là sao?”
“Ơ, thì H. H. H. Mandern đó! Với lại sắp Halloween nữa! Tôi kiếm được một bộ phi
hành gia NASA. Janice thì định hóa trang thành Nữ hoàng Sao Hỏa.”
“Tôi tưởng ổng muốn mọi người coi ổng nghiêm túc...”
“Nhưng, H. H. H. Mandern đó! Halloween! Ta phải hóa trang chứ!”
Cô nào biết gã đã sắp xếp hành lý cẩn thận ra sao. Một nồi lẩu thập cẩm với đủ thứ đồ
đối lập: áo len cashmere với quần vải lanh mỏng, đồ lót giữ ấm với kem chống nắng, cà vạt
với quần bơi Speedo, bộ dây tập thể dục, vân vân và mây mây. Mang giày nào để lên giảng
đường và ra biển? Kính mát nào để đeo trong cái âm u của Bắc Âu và cái nắng vùng Nam
Á? Gã sẽ đi qua các dịp Halloween, Día de los Muertos, Festa di San Martino, Nikolaustag,
Giáng sinh, Năm mới, Eid al-Mawlid, Vasant Panchami, và Hina Matsuri. Riêng đống nón
thôi cũng đủ lấp đầy cả ô kính mặt tiền cửa hiệu. Rồi đến bộ vét.

Arthur Less không phải Arthur Less nếu thiếu bộ vét. Mua trong một lúc cao hứng
hồi ba năm trước, khi gã đang trải qua cái thời kỳ đồng bóng ngắn ngủi mà vứt hết mọi
thận trọng (cùng tiền) cho gió cuốn đi và bay sang Thành phố Hồ Chí Minh thăm một
người bạn đang công tác ở đó, khi gã đang đi tìm điều hòa trong cái thành phố ẩm ướt,
đầy ặc xe máy, rốt cuộc lại thấy mình đang đứng trong một hiệu may đo, đặt mua một bộ
vét. Ngây ngất vì khói xe và nước mía, gã đưa ra một loạt quyết định vội vàng, cho họ địa
chỉ nhà, để rồi ngay sáng hôm sau quên béng vụ đó. Hai tuần sau, một gói hàng được gửi

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 13


tới San Francisco. Bối rối, gã mở hộp và lôi ra một bộ vét xanh, lớp lót màu đỏ tím, và có
thêu tên viết tắt của gã: APL. Mùi nước hoa hồng xộc lên từ cái hộp ngay lập tức nhắc gã
về người phụ nữ độc đoán, tóc búi cao, hỏi gã tới tấp. Nào kiểu may, nào loại cúc, rồi túi,
rồi cổ. Nhưng trên hết: màu xanh. Chọn vội chọn vàng từ một bờ tường đầy vải: không
phải một màu xanh bình thường. Màu lông công? Màu ngọc lưu ly? Còn không cả giống.
Cái màu này thẫm mà rực rỡ, có độ láng tương đối,và táo tợn cực kỳ. Đâu đó giữa xanh
dương sẫm và xanh cyanide, giữa Vishnu và Amon, giữa Israel và Hy Lạp, giữa logo Pepsi
và Ford. Gói lại một từ: tươi. Gã cảm kích cái phần nhân cách nào đã chọn màu này và
từ đó về sau thường xuyên bận bộ vét. Ngay cả Freddy cũng tán đồng: “Trông anh giống
người nổi tiếng vậy!” Và đúng thế thật. Rốt cuộc, ở cái tuổi già khú này, gã cũng đã tìm
thấy được bản thân. Trông gã bảnh bao và là chính mình. Thiếu bộ vét, bằng cách nào đó
gã không còn giống gã. Thiếu bộ vét, Arthur Less không tồn tại./.

14 Z Z Z REVIEW
Tôi ngồi đây
chờ cơn bão tới
Nhảy, hay không nhảy,
đó là vấn đề
Zét Nguyễn

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 15


“K
hông có nơi nào tạo nhiều cảm hứng nhảy lầu hơn là cái ban công nhà tôi.”
Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, cuốn tiểu thuyết thứ hai của nhà văn trẻ Nguyễn
Hải Nhật Huy bắt đầu đầy ấn tượng như thế. Nó tạo ra cả một theme, để từ
đó nhân vật mải miết theo đuổi và ngẫm ngợi về nó: có nhảy xuống hay không? Sống hay
là chết, kết thúc tại chỗ hay kéo dài cuộc sống buồn chán tẻ nhạt? Tôi là ai, và thế thì bao
nhiêu, trong xã hội tiêu dùng dày đặc các sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.
Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới được kể đan xen giữa hai góc nhìn của hai nhân vật, một
nam, một nữ, nam là Thái Vũ, nhân viên công ty truyền thông, hay thường gọi là agency,
chương lẻ, nữ, Q, học sinh, chương chẵn. Câu chuyện của cả hai dường như hoàn toàn
không liên quan đến nhau: độc giả được kể về cuộc sống nhàm chán của Thái Vũ ở Sài Gòn,
nơi anh sống ở một căn hộ chung cư cao cấp với đầy đủ các đồ dùng hiện đại, mà đang phải
nai lưng cày cuốc để trả nợ, mà anh coi là sống trong tổ ong của hàng vạn căn chung cư
ken dày khắp thành phố, đi làm ở công ty quảng cáo, chán ngấy cuộc đời, công việc, suốt
ngày cãi nhau với người yêu, khát khao kết liễu cuộc đời mà không dám. Nếu câu chuyện
của Thái Vũ phần lớn là mô tả hiện thực, thì người đọc bước sang các chương chẵn với câu
chuyện của Q mà không khỏi choáng ngợp: như một tác phẩm sci-fi. Một cô bé ám ảnh
với đèn LED, tự định hình thành khố và không gian theo các thuật ngữ riêng của mình, và
đặc biệt, là giọng kể không lẫn vào đâu được, và bước đầu không thể phân biệt được, ai là
tôi và Q là ai:

Đèn LED bủa vây Q. Quanh tôi, bên trái Q và bên phải Q, và trước mắt Q là đen
LED... Tôi nhấc mông Q khỏi Chỗ Ngồi và bắt đầu đi ngược Đường Bước Dọc
Sông về phía Con Rồng Xấu Xí.... Tôi đang mặc bên ngoài một cái áo khoác đen
chống thấm nên không lo Q bị ướt...

Hai dòng tự sự này cứ thế phát triển theo hai ngả riêng rẽ, độc lập. Thái Vũ quằn quại
với đời sống thường nhật trong một đô thị ngột ngạt, nơi con người bị bủa vây bởi truyền
thông, nơi hàng ngàn thông điệp quảng cáo tung ra và tạo khuôn cho hành vi sống của con
người, những “Vitameen! Thơm lừng trái cây, năng động mỗi ngày!”, “Tận hưởng cuộc
sống thành công với thẻ tín dụng AWC”, “Sữa chua ăn Yukul! - bổ sung canxi, vui gym, đẹp
hơn mỗi ngày!” ... Độc giả dễ dàng tìm thấy chính mình trong xã hội của Thái Vũ, với các
vụ scandal truyền thông như con ruồi trong chai sữa chua, các cuộc thi đấu The Idolz, các
trung tâm thương mại và cửa hàng nhân bản giống hệt nhau và trở thành mê cung khó lòng
thoát khỏi. Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới chính là một bức tranh sắc nét làm bật lên đời sống
đô thị hiện đại với những trống rỗng vô hồn.

Tương phản với cái xã hội thực dụng tiêu dùng đó là một thế giới đầy màu sắc có hơi
hướm điên loạn của tôi và Q. Phải mất một thời gian để độc giả dần hiểu ra cơ chế vận hành

16 Z Z Z REVIEW
của cái thế giới đặc biệt ấy: tôi sống trong Q. Nhân vật xưng tôi là một Óng Ánh, là một loài
sinh vật vô cơ đến từ ngoài hành tinh, có thể chiếm lấy vật chủ, cụ thể là chiếm lấy Nhân
dạng là Q. Tôi với Q sống trong thế giới bị một ông trùm chi phối thôi miên bằng Tín hiệu
phát ra từ các bảng hiệu đèn LED. Cả một thế giới sống động như trong tiểu thuyết giả
tưởng nơi các Óng Ánh trường tồn, chiếm lốt và điều khiển quá trình tư duy của con người
(và vô số các loài vật khác) được dựng lên cực kỳ sống động. Trong thế giới đó, tôi và Q có
nhiều hơn một sứ mệnh lớn, đó là nhận diện các Phản Binh, những Óng Ánh biến chất,
những kẻ có chiếc lưỡi đỏ dài như rắn, đó là phải giải mã các tín hiệu, tìm được trại, tìm
cách liên hệ với các tổ chức Đầu Nguồn của con người...
Nguyễn Hải Nhật Huy khéo léo dàn xếp để hai câu chuyện chạy song song và tưởng
chừng trái ngược bắt đầu giao nhau không chỉ khi nhân vật Tôi-Q làm tiêu tan cuộc đời
của Thái Vũ bằng một cú hack máy tính đơn giản, và toàn bộ những vở kịch truyền thông
bị phơi bày ra cho cả nhân gian. Ruồi hay thạch tín, sữa chua hay nước mắm truyền thống,
những cảnh huống quen nhiều hơn lạ với con người hiện đại, nơi quá trình đánh tráo giữa
sự thật và cái phi sự thật diễn ra khôn lường. Nhưng không chỉ dừng ở đó, câu chuyện của
Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới liên tục mở ra những chiều nội dung mới mẻ, cực khó đoán
định, được bài binh bố trận khéo léo, bằng giọng văn đầy giễu nhại và phê phán của tác giả.
Như thể tất lẽ dĩ ngẫu trốn chạy khỏi đô thị ngột ngạt, Thái Vũ chạy về Đà Nẵng, và gặp
chính Tôi-Q.
Tác phẩm thứ 2 của Nguyễn Hải Nhật Huy cho thấy một sự lên tay rõ rệt trong kỹ
năng viết, độ sâu của tư tưởng, lẫn cách xây dựng nhân vật và phạm vi câu chuyện. Một
điểm mạnh ít nhà văn Việt Nam nào làm được mà tác giả rành rõi, chính là khả năng viết
đối thoại tự nhiên. Song, cuốn tiểu thuyết còn có nhiều điểm yếu, hai trong số đó là nhịp
văn ở phần chương Thái Vũ rất rề rà, bao gồm những chi tiết vụn vặt, tủn mủn, kém hẳn các
chương chẵn là phần viết về Tôi-Q. Điểm yếu thứ 2 là cái kết sến gọi bằng cụ, với một cơn
mưa thanh xuân ướt át cả linh hồn (đúng nghĩa đen). Dẫu vậy, trong một loạt tác phẩm èo
uột của văn học Việt nửa đầu 2018, nơi ta tưởng bước vào một chợ chiều, thì Tôi ngồi đây
chờ cơn bão tới đến như một vạt nắng quái, rực, và khiến ta ngạc nhiên.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 17


Ray Bradbury
- nhà thơ của văn xuôi
Đăng Thư

K
hi giới thiệu bộ hai tập hợp tuyển sự nghiệp truyện ngắn của
Ray Bradbury (một pho đồ sộ gần 2000 trang với 200 truyện
ngắn) xuất bản năm 2008, Keith Brooke viết trên tờ The
Guardian: “Đừng để sức quyến rũ bay bổng của ngôn từ Bradbury lừa
gạt: con người này quyết lòng quấy rối ta, phiền nhiễu ta, huỷ hoại ta.”
Ray Bradbury là một cây bút sung mãn. Các tác phẩm quan
trọng nhất của ông là các tập truyện ngắn: Dark Carnival (1947), The
Illustrated Man (1951), The Golden Apples of the Sun (1953), The October
Country (1955), A Medicine for Melancholy (1959), The Machineries
of Joy (1964), I Sing the Body Electric! (1969) và các tiểu thuyết: The
Martian Chronicles (1950), Fahrenheit 451 (1953), Dandelion Wine
(1957) và Something Wicked This Way Comes (1962). Vừa viết văn ông
vừa viết kịch cho sân khấu và kịch bản truyền hình lẫn điện ảnh. Trong
số kịch bản ông viết cho cho Hollywood nổi tiếng nhất phải kể đến
kịch bản phim Moby Dick (1956).
Chất hoài cổ bàng bạc tạo thành bầu không khí cảm xúc của mọi
tác phẩm của Ray, ngay cả trong những truyện được cho là “khoa học
viễn tưởng”. Các bối cảnh xa xôi như sao Hoả, các hành tinh, phi thuyền
không gian, vv... thực tế chỉ là cái cớ để ông đưa ra những phê phán xã hội
và lên tiếng cảnh báo về sự mai một tính người trong sự phát triển ào ạt
của các phương tiện kỹ thuật nhân danh “văn minh”. Bên cạnh những

18 Z Z Z REVIEW
bối cảnh “viễn tưởng” ấy, nhiều tác phẩm của Bradbury lại đặt nhân vật vào bối cảnh xã hội
hiện đại hay thậm chí của quá khứ từ thuở hồng hoang. Dù sử dụng bối cảnh nào thì truyện
của Bradbury nói chung đều phản ánh sự cô đơn của con người trong thời đại vật chất và
chủ nghĩa thực dụng. Nói về mình, Bradbury tự nhận ông là một nhà văn viết truyện huyền
ảo (fantasy) hơn là khoa học viễn tưởng (sci-fi). Ông nói: “Tác phẩm viễn tưởng duy nhất
của tôi là cuốn Fahrenheit 451.”
Sinh năm 1920, Ray Bradbury hoàn tất trung học năm 1938 và sống tự lập bằng nghề
bán báo. Truyện ngắn đầu tiên của ông được xuất bản vào năm 1940 và Bradbury được
văn đàn Mỹ đương thời đón nhận như một phát hiện sau khi ông đoạt giải truyện ngắn O.
Henry năm 1947. Sau đó truyện ngắn của Bradbury được đăng liên tục trên các tạp chí tên
tuổi khắp nước Mỹ và cho tới nay đã được chọn in trong hơn 700 tập văn tuyển. Bradbury
có một lợi điểm là không bao giờ theo học bậc đại học, chính điều ấy đã giúp ông tránh
khỏi làn gió của các chủ thuyết, không bị chi phối bởi các trường phái văn chương, và cho
ông có thời gian để đọc được nhiều. Văn xuôi của ông đầy nhạc tính và tiết tấu của thơ,
chính vì vậy mà khó chuyển ngữ. Chính cái văn phong mà giới phê bình văn chương Mỹ
thường gọi là “poetic stylist prose” đặc trưng của ông mới là yếu tố quan trọng khiến cho
truyện của Ray Bradbury thẩm thấu và đọng lại trong lòng người đọc. Đa số truyện của
Bradbury - đặc biệt là các truyện ngắn - không có cốt truyện mà chỉ có những ý tưởng lạ
lùng từ những sự việc bình thường được khuếch đại bằng ngôn từ bay bổng, hồi vọng qua
nhiều tầng lớp hình tượng. Ông thường chỉ thiết lập ra một bối cảnh cảm xúc và để cho bầu
cảm xúc ấy xâm chiếm người đọc, cuốn hút họ bằng dòng chảy văn chương có tiết tấu, nhạc
điệu đầy âm ba. Với ông, “cốt truyện chỉ là những dấu chân để lại trên tuyết sau khi nhân
vật của ta đã chạy qua trên đường tới những đích đến khôn lường”.
Ray Bradbury được công nhận là một tác giả lớn của văn học Mỹ đương đại với nhiều
giải thưởng văn chương, trải dài từ giải thưởng O. Henry dành cho truyện ngắn năm 1947
đến huy chương của Hội đồng giải National Book Awards năm 2000 vinh danh một đời
đóng góp cho văn học Mỹ của ông và giải Pulitzer dành cho sự nghiệp cống hiến văn học
và nghệ thuật năm 2007. Ray qua đời năm 2012, trên bia mộ chỉ ghi độc một hàng chữ:
“Tác giả của Fahrenheit 451”. Nhưng Ray không chỉ có mỗi Farenheit 451. Từ kết quả bình
chọn của 17.000 độc giả, nhật báo Le Monde của Pháp năm 1999 đã đưa ra danh sách 100
cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 (Les cent livres du siècle), trong đó có tác phẩm The Martial
Chronicles của Ray Bradbury. Năm 1971, phi thuyền Apollo 15 đã đặt tên một miệng núi
lửa trên mặt trăng là “Dandelion Crater” dựa theo tiểu thuyết Dandelion Wine của ông.
Một tiểu hành tinh phát hiện năm 1992 được đặt tên là “9766 Bradbury”. Năm 2012,
trạm tự hành Curiosity của NASA đáp xuống sao Hoả ở vị trí được đặt tên là “Bradbury
Landing”. Tên của Ray vĩnh viễn khắc lên vũ trụ.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 19


Nét độc đáo của Ray Bradbury và chính là điều giúp tác phẩm của ông vượt ra ngoài
ranh giới chật hẹp của những truyện viễn tưởng thông thường chính là khía cạnh thực tế
lồng trong bối cảnh hoang đường siêu thực: Những điều vĩnh cửu trong bản chất con người
được ông phơi bày dưới ánh sáng của một thế giới khác; những điều mà chính chúng ta
thường quên lãng trong cuộc sống thường nhật tầm thường và đơn điệu bỗng nhiên nổi bật
lên như một phát kiến mới mẻ: Tại sao ta sống? Sự sống chính nó đã là câu trả lời. Đối với
Ray, khoa học không gì khác hơn là một cuộc điều tra về một sự kỳ diệu mà chúng ta không
bao giờ giải thích được, và nghệ thuật chính là lời giải thích cho sự kỳ diệu đó.
Nếu gọi Ray Bradbury là nhà văn viễn tưởng hay kỳ ảo thì không đúng hoàn toàn.
Điều đó chỉ đúng với những sáng tác của Ray từ thập niên 1960 trở về trước. Hai thập niên
1970-1980 là giai đoạn Ray tập trung cho điện ảnh, truyền hình, sân khấu, thi ca và những
đề tài sáng tác mới, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết trinh thám có màu sắc “roman noir”
với Death Is a Lonely Business (1985), A Graveyard for Lunatics (1990) và Let’s All Kill
Constance (2002). Từ thập niên 1990 đến cuối đời, Ray lại sáng tác nghiêng dần về các đề
tài hiện thực. Các tập truyện Quicker than the Eye (1996), Driving Blind (1997), One More
for the Road (2003), The Cat’s Pajamas (2004) và We’ll Always Have Paris (2009) ngày càng
khiến người hâm mộ Ray Bradbury ngạc nhiên. Nếu ta chờ đợi những câu chuyện viễn
tưởng hay kỳ ảo trong năm tập truyện này thì ta sẽ thất vọng vì lạc lối. Thế giới của Ray rộng
lớn hơn ta tưởng. Truyện ngắn của ông vắng bóng dần và mất hẳn những bối cảnh hành
tinh lạ, người máy, phi thuyền... Bradbury không còn mượn hình thức viễn tưởng hay kỳ
ảo để viết những dụ ngôn về xã hội và con người, ông quay ngược về những bí ẩn tâm hồn
của từng cá nhân, cắt những lát sâu vào một phần đời đã qua đi không trở lại ở một ngóc
ngách hoài niệm của chúng ta.
Đề tài thay đổi nhưng lối viết của Ray Bradbury vẫn thế - một phong cách đã định
hình suốt 70 năm không ngừng viết. Những câu thoại vu vơ mà có sức nặng, những kết
thúc bất ngờ, những câu văn đầy hình tượng ẩn dụ, truyện không có cốt truyện, cái chất
nhạc bay bổng trong những câu văn lắm khi dài ngút ngàn hơi thở. Càng cao tuổi càng
thấu hiểu con người, sáng tác trong giai đoạn này của Ray càng tinh vi mặc dù ông viết rất
nhanh. Khi không còn sức khỏe để đánh máy, ông đọc ra cho con gái tốc ký trên máy tính
và in ra cho ông đọc biên tập lại.
Trong 70 năm văn nghiệp của mình, Ray Bradbury đã viết khoảng 600 truyện ngắn.
Tất cả những tiểu thuyết của ông đều phát triển từ những truyện ngắn viết từ trước. Chính
truyện ngắn mới là tinh hoa của Bradbury. Người ta thường ca ngợi Bradbury một cách sai
lạc như là một văn sĩ viết truyện khoa học viễn tưởng tài ba nhất nhưng thật ra, Bradbury
thách thức mọi sự dán nhãn, đặt tên. Ông viết văn trước tiên và trên hết là cho chính mình
chứ không chạy theo thị hiếu hay thị trường. Ông không phải là người ham chuộng và tôn

20 Z Z Z REVIEW
thờ khoa học kỹ thuật. Bradbury là một người không biết lái xe hơi, không bao giờ đi máy
bay trừ phi bất khả kháng, và ghét tất cả máy móc. Ông cực kỳ dị ứng với Internet và lúc
sinh thời không đồng ý xuất bản tác phẩm của mình dưới dạng ebook. Ông cho rằng con
người có thể làm hỏng hết mọi sự trên trái đất này và các hành tinh khác bằng cách áp dụng
khoa học bừa bãi nhằm những mục tiêu tham lam. Thế giới nội tâm của Ray Bradbury là
một thế giới phong phú, tràn ngập tình yêu đối với những sự vật vĩnh cửu và đầy những
xúc cảm khoáng đạt.
Tình yêu cuộc đời tràn ngập trong văn chương của Ray Bradbury. Ông viết trong một
lá thư gửi bạn là Tiến sĩ Russel Kirk, nhà văn kiêm sử gia: “Điều thúc đẩy tôi nhiều nhất
chính là lòng biết ơn bao la của tôi đối với dịp may duy nhất được sống trên đời này, một
kinh nghiệm tuyệt vời không ngớt chứa chan oanh liệt lẫn kinh hoàng. Tôi chấp nhận sự
thực bi đát này: “Cuộc sống không phải hoàn toàn đẹp, mà cũng không phải hoàn toàn
khiếp đảm, đó là một chuỗi liên tiếp những thất vọng chán chường xen lẫn với những phút
sung sướng mà ta không lường trước được. Lịch sử của chúng ta thì quá ngắn ngủi, kinh
nghiệm thì quá giới hạn, khoa học lại quá thiếu thốn, các triết thuyết của chúng ta lại bị gò
bó dồn ép trong những khuôn khổ chật hẹp như hộp quẹt, đến nỗi chúng ta biết rằng mình
đang đứng trên rìa của một sự khởi đầu và lịch sử vĩ đại của chúng ta đang trải dài trước mặt,
vừa đáng sợ mà lại vừa đáng yêu, chứa chan bóng tối mà cũng tràn ngập ánh sáng.”

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 21


RỒI MƯA LÀNH SẼ TỚI
Ray Bradbury / Đăng Thư dịch
Nguyên tác: There Will Come Soft Rains (1950)

Trong phòng khách, chiếc đồng hồ biết nói ngân nga Tích-tắc, bảy giờ rồi, dậy đi thôi,
dậy đi thôi, bảy giờ rồi! cứ như nó sợ là chẳng ai thức. Ngôi nhà buổi sáng nằm trống rỗng.
Đồng hồ cứ tích tắc, lặp đi lặp lại những âm thanh máy móc trong vắng lặng. Bảy giờ chín
phút, điểm tâm một chút, bảy giờ chín phút!
Trong nhà bếp, chiếc lò điểm tâm thở hắt lên một tiếng và từ cõi lòng ấm áp của nó
tống ra tám lát bánh mì nướng nâu giòn hoàn hảo, tám đĩa trứng chiên, mười sáu lát thịt
xông khói, hai tách cà phê và hai cốc sữa mát lạnh.
- Hôm nay là ngày 4 tháng Tám năm 2026 - một giọng nói thứ hai vẳng ra từ trần nhà
bếp - ở Allendale, bang California. - Giọng nói lặp lại ngày tháng đó ba lần cho nhớ. - Hôm
nay là sinh nhật ông Featherstone. Hôm nay kỷ niệm ngày cưới của Tilita. Có thể đóng bảo
hiểm, cũng như đóng tiền nước, tiền ga, tiền điện.
Đâu đó trong những bức tường, rờ-le kêu lách tách, băng từ bộ nhớ trượt qua dưới
những con mắt điện tử. Tám giờ một phút, tích-tắc, tám giờ một phút, đi học, đi làm, gấp,
gấp, tám giờ một phút! Nhưng không hề có tiếng cửa nào đóng sầm, không tấm thảm nào
nghe tiếng gót cao su giẫm đạp lên êm ái. Bên ngoài trời đang mưa. Hộp phong vũ biểu ở
cửa chính ngâm nga khe khẽ:
- Mưa, mưa, đi ngay, đi ngay; đừng quên áo mưa giày ủng hôm nay... - Và mưa vỗ về
ngôi nhà trống rỗng, vọng vang. Bên ngoài, nhà xe rung chuông và nâng cửa lên phô ra
chiếc ô-tô đã sẵn sàng. Sau một hồi dài chờ đợi, cánh cửa lại lúc lắc hạ xuống như cũ.
Lúc tám giờ rưỡi thì các đĩa trứng đã teo tóp và bánh mì đã cứng như đá. Một cái nêm
bằng nhôm gạt hết số thức ăn này vào bồn rửa, nơi luồng nước nóng sẽ cuốn sạch chúng
xuống một cuống họng kim loại để tiêu hoá và tống khứ hết ra tận biển xa. Những chiếc đĩa
bẩn được thả vào máy rửa nước nóng rồi lại hiện ra khô ráo lấp lánh.
Chín giờ mười lăm, đồng hồ ngâm nga, tới lúc vệ sinh.
Từ trong những hang hốc chằng chịt trong bức tường, đàn chuột máy tí hon phóng ra.

22 Z Z Z REVIEW
Các gian phòng lúc nhúc những con thú nhỏ, toàn là cao su và kim khí, làm công việc dọn
dẹp. Chúng va uỳnh uỵch vào các chiếc ghế, xoay tít những dây cáp giống như bộ ria, nhồi
nặn lớp tơ trên thảm, nhẹ nhàng hút sạch mọi bụi bặm ẩn náu. Rồi như những tên xâm
lược bí ẩn, chúng lại chạy tuột vào hang hốc của mình. Những đốm mắt điện tử màu hồng
của chúng mờ dần. Ngôi nhà đã sạch sẽ.
Mười giờ. Mặt trời ló dạng sau cơn mưa. Ngôi nhà đứng lẻ loi trong thành phố đầy
gạch vụn và tro bụi. Đây là ngôi nhà độc nhất còn nguyên. Ban đêm thành phố đổ nát này
toả ra một hào quang phóng xạ cách xa hàng dặm còn thấy rõ.
Mười giờ mười lăm. Các máy tưới trong vườn quay mòng trong những vòi nước phun
vàng rực, rải ánh sáng lấp đầy không gian êm đềm ban mai. Nước bắn rào rào vào các ô
kính cửa sổ, chảy tràn xuống mặt phía tây cháy đen nơi ngôi nhà đã bị thiêu sạch hết lớp
sơn trắng. Toàn bộ mặt nhà phía tây đen ngòm chỉ trừ năm chỗ. Ở đây là chiếc bóng trông
nghiêng sơn trắng hình một người đàn ông đang cắt cỏ. Ở đây, như trong một bức ảnh, một
người đàn bà đang cúi xuống hái hoa. Xa hơn một chút đằng kia, in hằn trong gỗ trong một
chớp nhoáng nóng bỏng cực độ là hình ảnh của một cậu bé, hai tay vung lên trời; trên cao
là hình ảnh của một quả bóng bị tung lên; và đối diện cậu bé là hình ảnh một bé gái, hai tay
đưa cao đón một quả bóng không bao giờ rơi xuống.
Năm chỗ sơn trắng ấy - người đàn ông, người đàn bà, hai đứa trẻ, quả bóng - còn
nguyên đó. Phần còn lại là một lớp than mỏng.
Cơn mưa dịu dàng của máy tưới cây phủ kín khu vườn bằng những giọt sáng rụng rơi.
Cho tới hôm ấy, ngôi nhà này vẫn giữ được bình an cho nó quả thật là hay.
- Ai đi đó? Mật mã là gì? - Nó luôn cẩn thận dò hỏi thật kỹ và khi không nhận được
lời đáp nào từ lũ cáo cô đơn hay lũ mèo rên rỉ thì nó tự đóng sập hết các cửa sổ và buông
mành như một bà già giúp việc bận tâm tới chuyện tự bảo vệ, mối bận tâm tới mức hoang
tưởng máy móc.
Nó rùng mình trước mọi tiếng động, ngôi nhà ấy đúng là vậy. Nếu có một con chim
sẻ quẹt cánh vào cửa sổ, mành cửa sẽ cuốn bật lên. Con chim giật mình bay vèo! Không,
ngay cả một con chim cũng không được động tới ngôi nhà này! Ngôi nhà là một điện thờ
với chục ngàn kẻ góp mặt, lớn, nhỏ, phụng sự, tham dự, đồng ca. Nhưng các thần thánh đã
bỏ đi, còn nghi lễ tôn giáo vẫn cứ tiếp diễn vô nghĩa như rồ dại.
Mười hai giờ, đúng ngọ.
Một con chó rên rỉ, run rẩy, trước hiên nhà.
Cửa chính nhận biết tiếng con chó và mở ra. Từng mập béo, to lớn nhưng giờ chỉ còn
da bọc xương, mình đầy lở loét, con chó ấy vào trong và đi khắp nhà, dấu chân đầy bùn sình.
Rù rì theo sau là một con chuột tức giận kêu vù vù, tức giận vì phải dọn sạch bùn, tức giận
vì sự phiền toái.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 23


Bởi vì không có một mảnh lá nào bay qua khe cửa mà những vách ngăn trong tường
lại không bật mở và lũ chuột vệ sinh bằng đồng lại không phóng vọt ra. Mọi thứ bụi đất,
lông tóc, hay giấy vụn xúc phạm sẽ bị tóm chặt trong những chiếc hàm thép tí hon và lôi
ngược thật nhanh về các hang hốc. Ở đó, theo những ống máng đổ xuống tầng hầm, rác bẩn
sẽ được thả hết vào chiếc miệng phì phò của lò đốt nằm trong góc tối như một hung thần.
Con chó chạy lên lầu, sủa ăng ẳng điên loạn trước từng cửa phòng, rồi cuối cùng nó
biết, như ngôi nhà này đã biết, ở đây chỉ có sự im lặng.
Con chó đánh hơi và cào vào cửa bếp. Sau cánh cửa, chiếc lò đang làm bánh kẹp và phả
đầy ngôi nhà mùi bột nướng chín ngậy và hương mật ngọt.
Con chó miệng sùi bọt mép, nằm ngay cửa, hít khụt khịt, mắt đỏ bừng bừng. Rồi nó
chạy loạn xạ theo vòng tròn, vồ cắn cái đuôi của mình, quay cuồng điên dại, và chết. Nó
nằm trong phòng khách chừng một giờ.
Hai giờ, một tiếng nói ngân nga.
Cảm nhận rất nhạy sự phân huỷ, đạo quân chuột cuối cùng lại ào ra, rù rì khe khẽ như
tiếng lá úa tung bay trong làn gió điện.
Hai giờ mười lăm.
Con chó đã biến mất.
Trong tầng hầm, lò đốt chợt bừng sáng và một cuộn lốc tàn lửa vọt ra khỏi ống khói.
Hai giờ hai lăm.
Chiếc bàn chơi bài mọc ra từ các bức tường sân trong. Những lá bài rập rờn bay thành
các tụ chơi trong một trận mưa rào cơ rô chuồn bích. Rượu cốc-tai hiện ra trên chiếc băng
ghế gỗ sồi cùng với xăng-uýt trứng. Nhạc bật lên.
Nhưng bàn chơi bài lặng thinh, những quân bài không ai chạm.
Đến bốn giờ thì bàn ghế xếp gập lại như những cánh bướm quay về trong lòng các bức
tường có chia ngăn.

o0o

Bốn giờ ba mươi.


Phòng chơi trẻ con bừng sáng.
Những con thú hiện hình: hươu cao cổ vàng, sư tử xanh, sơn dương hồng, báo hoa
cà nhảy cẫng lên trong một thực thể pha lê. Bốn bức tường toàn thuỷ tinh. Chúng nhìn ra
ngoài bằng sắc màu và ảo tượng. Những cuộn phim giấu kín được định giờ phát trên những
bánh răng trơn dầu, và các bức tường sống dậy. Sàn phòng chơi được đan kết thành một
đồng lúa khô ran. Trên cánh đồng, lũ gián nhôm cùng dế sắt chạy rông, và trong bầu khí
nóng yên ả lũ bướm bằng vải đỏ mong manh bay chập chờn giữa mùi nồng của các dấu chân

24 Z Z Z REVIEW
thú! Có tiếng động nghe như tiếng một tổ ong vàng dày đặc đồ sộ vang vọng trong những
ống thổi lò đen ngòm, tiếng ngập ngừng lười biếng của một con sư tử gầm gừ. Và tiếng lộp
cộp của những bước chân hươu và tiếng rì rào của một cơn mưa rừng mát rượi, giống như
tiếng móng guốc, trút xuống lớp cỏ cháy nắng hè. Bây giờ bốn bức tường tan biến thành
khung cảnh đồng cỏ khô, kéo dài hàng dặm, và bầu trời vô tận nóng hanh. Những con thú
thu mình vào trong những bụi cỏ gai và kéo tới những vũng nước.
Đó là thời gian của hai đứa trẻ.

o0o

Năm giờ. Bồn tắm đầy tràn nước ấm trong veo.


Sáu giờ, bảy giờ, tám giờ. Những chiếc đĩa ăn tối tự thao tác như trò ảo thuật rồi
trong thư phòng một tiếng tách vang lên. Đối diện lò sưởi đang bập bùng lửa ấm, một
điếu xì-gà bật ra từ trong chiếc giá kim loại, đã châm lửa sẵn, đã có chút tàn tro mềm, bốc
khói, đợi chờ.
Chín giờ. Những chiếc giường đã sưởi ấm các mạch điện giấu kín, vì ở đây trời lạnh
ban đêm.
Chín giờ năm phút. Một giọng nói phát ra trên trần thư phòng:
- Thưa bà McClellan, tối nay bà thích nghe bài thơ nào?
Ngôi nhà im lặng. Sau cùng giọng nói tiếp tục:
- Vì bà không có ý lựa chọn gì, tôi sẽ chọn một bài ngẫu nhiên. - Tiếng nhạc nhè nhẹ
trỗi lên làm nền cho giọng nói. - Bài của Sara Teasdale. Theo tôi nhớ, bài thơ yêu thích nhất
của bà...

Rồi mưa lành sẽ tới, đất dậy thơm hương


Đàn nhạn lượn vờn long lanh cánh vỗ,
Ếch nhái dưới hồ ngân nga đêm vỡ,
Mận dại trổ hoa run rẩy trắng rừng.

Rồi lũ chim oanh sẽ khoác màu áo lửa,


Trên hàng giậu thưa hứng tấu véo von,
Không một ai còn nhớ tới điêu linh,
Chẳng ai màng an bình bao giờ quay lại.

Cây lá chim muông chẳng buồn xem nhân loại


Có còn chăng hay tuyệt tận tiêu vong,

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 25


Ngay cả Nàng Xuân thức giấc bình minh
Chẳng hề biết chúng mình đã ra đi vĩnh viễn.(1)

Lửa cháy rực trong lòng đá của lò sưởi và điếu xì-gà rụng rơi thành một đống tro lặng
lẽ trên chiếc gạt tàn. Hai chiếc ghế trống trơ đối diện nhau giữa các bức tường im lìm, và
tiếng nhạc cứ phát.

o0o

Đến mười giờ, ngôi nhà bắt đầu chết.


Gió thổi. Một cành cây đổ đâm xuyên qua cửa sổ nhà bếp. Chất tẩy rửa trong chai vỡ
tràn ra trên chiếc lò tự động. Gian phòng bốc cháy ngay lập tức!
- Cháy! - Một giọng nói thét lên. Đèn trong nhà chớp nháy, máy bơm phun nước từ
các trần nhà xuống. Nhưng dung môi này đã tràn ra lớp vải sơn lót sàn, thè lưỡi lửa luồn
qua cửa bếp trong lúc nhiều giọng nói đồng thanh vang lên:
- Cháy, cháy, cháy!
Ngôi nhà cố tự cứu mình. Những cánh cửa đóng sập chặt, nhưng các cửa sổ đã vỡ nát
vì sức nóng và gió hà hơi thổi bừng đám lửa.
Ngôi nhà chịu thua khi cả chục tỉ tia lửa thịnh nộ di chuyển hừng hực dễ dàng từ
phòng này sang phòng khác rồi lên lầu. Trong lúc đó đàn chuột cứu hoả kêu rúc rích cuống
cuồng trong các bức vách, bắn nước ra, rồi chạy đi tiếp nước. Và những tia nước từ trong
tường phun ra những cơn mưa cơ khí.
Nhưng quá muộn. Đâu đó, tiếng máy bơm thở dài rùng mình ngừng bặt. Trận mưa
dập dồn ngừng lại. Nguồn nước dự trữ để tắm và rửa bát đĩa cho nhiều ngày bình lặng đã
cạn hết.
Lửa lách tách tràn lên các cầu thang. Ở phòng lớn trên lầu, lửa liếm sạch mấy bức
tranh Picasso và Matisse như ăn cao lương mỹ vị, nung tróc lớp thịt sơn dầu, nhẹ nhàng thui
cháy lớp vải bố thành những vụn tro đen vặn xoắn.

1. Nguyên tác: “There Will Come Soft Rains” (1920) của Sarah Teasdale (1884-1933). Ray Bradbury dùng bài thơ này
làm cốt lõi để xây dựng truyện ngắn của mình.
There will come soft rains and the smell of the ground, / And swallows circling with their shimmering sound; / And
frogs in the pools, singing at night, / And wild plum trees in tremulous white,
Robins will wear their feathery fire, / Whistling their whims on a low fence-wire; / And not one will know of the war,
not one / Will care at last when it is done.
Not one would mind, neither bird nor tree, / If mankind perished utterly; / And Spring herself, when she woke at
dawn, / Would scarcely know that we were gone.

26 Z Z Z REVIEW
Bây giờ lửa leo lên các chiếc giường, ùa ra các cửa sổ, đổi màu màn cửa thành đen!
Và kia, viện binh tới.
Từ các cửa trập trên gác xép, gương mặt của những con rô-bốt mù nhìn ngó xuống với
những cái miệng hình vòi đang phun ra một hoá chất xanh xanh.
Lửa thối lui, như con voi thậm chí cũng phải chùn bước khi gặp xác con rắn chết. Bây
giờ có hai mươi con rắn đang quăng quật khắp sàn nhà, tiêu diệt ngọn lửa bằng chất nọc
độc lạnh lùng trong vắt sủi bọt xanh.
Nhưng lửa tinh ranh. Nó thè mấy chiếc lưỡi ra phía ngoài ngôi nhà, với xuyên qua gác
xép lên tận mấy chiếc máy bơm ở đó. Một tiếng nổ! Bộ não gác xép điều khiển các máy bơm
tan tành thành những mảnh đồng cắm phập trên các xà nhà.
Lửa gấp rút quay lại tràn vào mọi ngăn tủ và ngửi ra quần áo mắc bên trong.
Ngôi nhà run rẩy từng chiếc xương cốt gỗ sồi, bộ xương bóc trần của nó co rúm trong
sức nóng. Rung bần bật trong bầu khí nóng bỏng là mớ dây điện, những dây thần kinh phô
bày như thể một nhà giải phẫu đã lột bộ da cho lòi các gân máu đỏ và mạch mao dẫn. Cứu,
cứu! Cháy! Chạy, chạy! Sức nóng bẻ gãy các tấm gương soi như bóp vụn lớp băng giòn mùa
đông. Và những giọng nói rền rĩ Cháy, cháy! Chạy, chạy! như một bài đồng dao bi thảm, cả
chục giọng, bổng, trầm, như đàn trẻ hấp hối trong rừng, cô độc, cô độc. Rồi những giọng
nói lịm dần khi các dây điện nổ toạc lớp vỏ bọc như những quả hạt dẻ nóng. Một, hai, ba,
bốn, năm giọng nói tắt ngóm.
Trong phòng chơi trẻ con, rừng già bốc cháy. Bầy sư tử xanh gầm rống, hươu cao cổ
tím lồng lên. Lũ báo chạy thành vòng tròn, đổi màu, và mười triệu con thú chạy trước ngọn
lửa đã khuất dạng về phía dòng sông mờ mịt xa xa...
Mười giọng nói nữa im bặt. Trong khoảnh khắc cuối cùng dưới dòng thác lửa, vang lên
rõ mồn một những giọng đồng ca khác đọc giờ, chơi nhạc, cắt cỏ bằng máy điều khiển từ
xa, hay điên cuồng bật xoè một chiếc dù. Và trong khung cửa chính đã bung mở toang, cả
ngàn chuyện đang xảy ra, giống như cửa hiệu đồng hồ khi mỗi chiếc đồng hồ điên rồ gióng
chuông trước và sau những chiếc khác, một cảnh tượng cuồng loạn nhưng đồng nhất, tiếng
ca hát, tiếng gào thét, mấy con chuột vệ sinh cuối cùng dũng cảm phóng ra dọn lớp tro tàn
kinh khủng! Và với vẻ uy nghi bất chấp tình thế, một giọng nói trong thư phòng rực lửa vẫn
đọc lớn những bài thơ, cho đến khi mọi lõi băng ghi âm cháy rụi, cho đến khi mọi dây cáp
tiêu tan và các mạch điện nổ tanh tách.
Đám cháy phá tung ngôi nhà và quật nó ngã bẹp xuống đất, phụt ra bốn phía một màn
khói lửa.
Ở nhà bếp, trong một thoáng chốc ngay trước cơn mưa của cột kèo và lửa đỏ, chiếc
lò tự động còn đang cố gắng làm bữa điểm tâm với một tốc độ của kẻ tâm thần, trăm quả
trứng chiên, sáu ổ bánh mì xắt lát nướng, hai trăm khoanh thịt xông khói, mời lửa ăn, rồi
lại dọn lò vừa làm bữa điểm tâm mới, vừa kêu xèo xèo điên loạn!

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 27


Tiếng đổ ầm. Gác xép rơi sầm xuống gian bếp và phòng khách. Phòng khách đổ sụp
xuống hầm, hầm đổ sụp xuống tầng thấp nữa. Tủ đông, ghế bành, băng phim, mạch điện,
giường tủ và mọi thứ như những bộ xương bị ném chung thành một đống hỗn độn dưới
sâu.
Khói và im lặng. Mịt mù khói.
Bình minh lờ mờ ló rạng đằng đông. Giữa đống hoang tàn, một bức tường vẫn đứng
lẻ loi. Bên trong bức tường, một giọng nói cuối cùng, lặp đi lặp lại, không ngừng, ngay cả
khi vầng dương đã lên cao rọi chiếu đống đổ nát chất chồng mù khói:
- Hôm nay là ngày 5 tháng Tám năm 2026, hôm nay là ngày 5 tháng Tám năm 2026,
hôm nay là...

28 Z Z Z REVIEW
“Việc viết,
bản thân nó
đúng là
một nghệ thuật”
Nguyễn Hải Nhật Huy sinh năm 1987, viết code dạo từ thuở 16, đến
tuổi 30 bèn sở hữu vốn lận lưng là hai cuốn tiểu thuyết Cô gái Hà Nội
mập mặc Burqa và Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới. Cuốn tiểu thuyết
thứ 2 xuất hiện như một tín hiệu đáng mừng cho văn học Việt nửa đầu
2018, nơi cứ tưởng đìu hiu, nhưng lại có vài bất ngờ, nho nhỏ.
Zét Nguyễn thực hiện

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 29


NGƯỜI PHỎNG VẤN
Xin được bắt đầu bằng câu hỏi nhàm chán nhất trần đời, sao tự dưng anh lại đi viết
văn?
HUY
Tôi kiếm sống bằng nghề kỹ sư phần mềm, đến năm 28 tuổi mới bắt đầu viết. Tôi không hề
nuôi ý định viết văn nghiêm túc từ trước, nhưng nếu nói là đột ngột hứng lên bắt đầu viết
thì cũng không đúng lắm. Ngày xưa gia đình tôi có một tiệm sách báo nhỏ, tôi hay trông
hàng giúp má vào các buổi chiều, thường tranh thủ thời gian đọc rất nhiều, từ báo chí cho
đến các thể loại khoa học thường thức, võ hiệp, truyện tranh. Nhìn chung có lẽ vì thế mà tôi
vốn thích những gì phiêu lưu, li kì. Mỗi khi nghe nhạc, trong đầu tôi thường tưởng tượng
ra các tình huống, các câu chuyện có yếu tố drama phù hợp với không khí của bài nhạc đang
nghe. Cho đến bây giờ, và có lẽ sẽ luôn luôn như thế, việc nghe nhạc đóng một vai trò quan
trọng, nhiều khi là chủ chốt trong quy trình viết của tôi. Nhìn chung hồi 2015, lúc bắt đầu,
đối với tôi nó như một sở thích mới, để biến những tưởng tượng của mình thành một cái
gì đó chia sẻ được với người khác. Nếu không viết ra thì mọi thứ vẫn cứ tự động nảy sinh
trong đầu tôi thế thôi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Độc giả có thể thấy âm nhạc, đặc biệt là nhạc rock, tràn ngập trong Tôi ngồi đây chờ
cơn bão tới, từ các bài hát mà các nhân vật nghe, tới việc nhân vật chính từng là thành
viên trong ban nhạc. Ngay cả cái cách hình thành và kết thúc mỗi chương của truyện
cũng tạo cho độc giả cảm giác nghe một đoạn nhạc. Anh có thể lý giải điều này không?
HUY
Như tôi đã nói, việc nghe nhạc giúp tôi chìm sâu vào trong cảm xúc tôi cần có để viết.
Không có gì chạm vào cảm xúc và tâm trạng của tôi nhanh và trực tiếp như âm nhạc. Ứng
với mỗi đoạn trong truyện, tôi có trong điện thoại của mình một hoặc vài bài nhạc tương
ứng, phần nào đã được liệt kê thẳng thừng trong văn bản truyện. Bản thân tôi cũng là một
người thích chơi nhạc, dù không giỏi.
Đã từng có một độc giả nhắn tin cho tôi nói rằng bạn ấy cảm thấy mỗi chương trong truyện
bắt đầu, diễn ra và kết thúc như thể một video clip ca nhạc. Tôi rất thích nhận định này, đây
là khía cạnh mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Các video clip ca nhạc, nhất là những clip được
làm khéo, diễn viên thể hiện biểu cảm tốt, thường sẽ nhân cái cảm xúc trong bài hát lên
rất nhiều, đến mức người xem sẽ dần dần đánh đồng chúng với những tình huống của bản
thân. Nguyên lý của việc này có lẽ giống như emoji ấy. Hồi còn bé, tôi rất thích xem danh
sách bài hát trong tuần của MTV trên VTV3. Tôi nghĩ có lẽ tôi đã vô thức tưởng tượng

30 Z Z Z REVIEW
các biểu cảm của các nhân vật trong truyện giống như các nhân vật trong các video clip ca
nhạc chăng?

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Nhân vật Thái Vũ trong Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới có nhiều yếu tố tương đồng với anh
không? Liệu có thể coi cuốn tiểu thuyết này là một tác phẩm có nhiều phần tự thuật?
HUY
Không hề! Nhiều người cũng nghĩ nhân vật Thái Vũ là chính tôi nhưng không phải vậy.
Chín trên mười thanh niên văn phòng ở Sài Gòn sẽ cảm thấy mình tương đồng về hoàn
cảnh sống với Thái Vũ, anh ta là điển hình của những con người đang sống trong cái môi
trường đó, ít ra là tôi nghĩ vậy. Còn về tâm tư, suy nghĩ, triết lý sống thì hẳn nhiên là luôn
phải có sự tương đồng nào đó giữa nhân vật và tác giả, vì đây là mối quan hệ của người sáng
tạo và sản phẩm mà. Việc dùng một số trải nghiệm thật vào truyện cũng giúp tôi viết dễ
dàng và nhiều cảm xúc hơn, nhưng tôi không đánh đồng bản thân mình với Thái Vũ. Nếu
nhìn vào hai nhân vật chính trong truyện, tôi nghĩ tính cách và phong cách của tôi giống
nhân vật Q hơn. Kể cả giọng tường thuật của Q, mặc dù ban đầu hơi vấp váp nhưng càng
lúc tôi càng cảm thấy gần gũi và dễ triển khai hơn.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Vậy liệu có thể nói cuốn tiểu thuyết là tuyên ngôn của anh? Về ý nghĩa cuộc đời, về chủ
nghĩa tư bản, về người trẻ và cách sống ở đời?
HUY
Gọi là tuyên ngôn thì hơi quá nhưng có lẽ đó đúng là quan điểm của tôi. Sẽ rất nhạy cảm với
tình hình Việt Nam hiện tại để viết hay nói lên một cái gì đó tạm gọi là “chống chủ nghĩa
tư bản”, bởi bạn sẽ dễ dàng bị phần lớn những người có đầu óc, tạm gọi là người trí thức dè
bỉu. Tôi nghĩ rằng chủ nghĩa tư bản là tất cả những gì thuộc về hiện thực của loài người ở
thời điểm hiện tại, bất chấp hệ thống chính trị mà họ đang sống, mức độ tự do chính trị mà
họ đang có. Càng ngày càng khó để phân biệt giữa tập đoàn và chính phủ. Tôi nghĩ màu sắc
của Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới không phải là màu sắc của nổi dậy và lật đổ, mà là chế giễu
và chán chường, mệt mỏi, bất lực.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Trong tiểu thuyết, cả xã hội nơi Thái Vũ sống, như bị bủa vây trong truyền thông và bị
truyền thông dắt mũi. Rất nhiều slogan quảng cáo ấy người đọc có thể thấy nhan nhản

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 31


trên tivi, những ám ảnh về thực phẩm bẩn, về sống cun ngầu của giới trẻ, và những phi
vụ truyền thông ấy rất nhiều quen thuộc, chẳng hạn như vụ con ruồi trong hộp sữa.
Rất dễ nhận thấy anh lấy những ý tưởng đó trực tiếp từ xã hội hiện đại của chúng ta
ngày nay. Song, đẩy vấn đề đi xa hơn như trong tiểu thuyết, anh có nghĩ đó là hiện thực
của chúng ta, bị truyền thông bịp bợm?
HUY
Tôi nghĩ và biết rằng thực tế của chúng ta còn phức tạp hơn cả những gì diễn ra trong
truyện. Ở mỗi thời đại, cả xã hội cần một cái theme để cảm thấy mình là một bầy chứ không
phải triệu người lẻ tẻ. Thời chiến tranh, cái theme đó có thể là tình yêu nước, con đường
giải phóng dân tộc. Ở thời đại này của chúng ta, hiện thực mang cái theme của tiêu thụ.
Tôi nghĩ truyền thông, giải trí, văn hóa đại chúng... là công cụ cai trị của các tập đoàn, cũng
giống như hệ thống tuyên truyền của các chính quyền. Khi mà đại đa số mọi người trong
xã hội có một cuộc sống dễ chịu, đầy đủ, nhiều drama, muốn mua cái gì cũng được, thì họ
thỏa mãn và ở yên chỗ của họ. Ở thời thực dân và thời chiến tranh, vì hoàn cảnh lịch sử
và vì vật chất không đầy đủ, nên người ta phải dùng thuốc phiện và con bài yêu nước, giải
phóng dân tộc. Bây giờ thì cần Trấn Thành và Trường Giang, đám cưới hoàng gia, thẻ tín
dụng đi kèm nữ quyền, đủ thứ chó mèo (những người bạn tuyệt vời của con người, không
bao giờ phản bội), giày thể thao, vòng eo thon gọn, cô ấy bỏ anh hay anh bỏ cô ấy để đi tu...
ví dụ thế. Bạn không thể bán nhiều sữa chua nếu không tài trợ cho chương trình thi nhảy
trên truyền hình, nơi mà các thí sinh phải vượt qua bao nhiêu là khó khăn của gia đình và
xã hội để theo đuổi đam mê.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Nhân vật nam chính bỏ Sài Gòn đô thị ngột ngạt đầy nhà cao tầng tổ ong để về Đà
Nẵng sống. Có một sự tương phản rất lớn giữa Đà Nẵng và Sài Gòn. Đà Nẵng trong
tiểu thuyết của anh như một nơi dễ thở hơn, tự do phóng khoáng hơn, mà cũng lại
nhiều yếu tố kỳ bí hơn. Hãy nói về Đà Nẵng, và vai trò của nó trong tác phẩm của anh,
nó là nguồn cảm hứng?
HUY
Tôi cố gắng phần nào miêu tả hai thành phố đúng như hiện thực của nó ở thời điểm tôi
viết. Đà Nẵng so với Sài Gòn hẳn nhiên là nhỏ hơn nhiều và thông thoáng hơn nhiều,
nhưng không phải là nó không có những vấn đề của riêng nó. Nó vốn là một thành phố
nhỏ ngái ngủ, bỗng một ngày được nạo ra rồi đắp lên đầy những thứ vốn không thuộc về
nó. Cũng giống như nhân vật Thái Vũ, tôi thấy buồn và hụt hẫng về điều này, nhiều lúc cứ
có cảm giác như nơi mình thuộc về không còn là nơi mình thuộc về nữa và bản thân mình

32 Z Z Z REVIEW
trở thành như một cái cây không có rễ. Còn về những yếu tố kỳ bí của vùng Đà Nẵng và
Quảng Nam, thật ra chúng thuộc về một dòng ý tưởng liên tục phát triển trong đầu tôi
trong khoảng vài năm trở lại đây. Có lẽ những yếu tố này sẽ đóng vai trò lớn hơn trong các
tiểu thuyết sau của tôi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Vì thế nên rất nhiều địa điểm nổi tiếng của Đà Nẵng được đưa vào truyện, từ con rồng
xấu xí, đến bán đảo Sơn Trà, đặc biệt là Cổ Viện Chàm, nơi liên tục được nhắc đến, và
cũng là nơi mà hai nhân vật chính hội ngộ. Anh gửi gắm những gì ở địa danh đặc biệt
này?
HUY
Tôi nghĩ sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam, với sự thiếu nhân văn trong công tác quy
hoạch, cộng với sự tham lam những thứ hời hợt trước mắt, đang dần dần xóa đi hết hoặc ít
ra là đe dọa các dấu vết của cái quá trình mà mỗi đô thị sinh ra và lớn lên. Bán đảo Sơn Trà
và Cổ Viện Chàm, một mẩu núi rừng đâm ra biển và một lô một lốc những hiện vật là di
sản của một nền văn minh cổ xưa đã mất, là những thứ gắn với lịch sử và sự hình thành của
Đà Nẵng. Cách đây mấy năm ở gần nhà tôi, có người đào đất xây toilet đã vô tình chạm vào
móng của một cái tháp Chàm rất lớn. Gia đình anh ta sống ngay phía trên đó từ lâu rồi mà

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 33


không hề biết gì. Đối với tôi, những thứ như thế là điểm nhấn quý báu nhất của mỗi vùng
đất. Tôi cho rằng mất đi những cái đấy thì chẳng khác gì Q chẳng còn nhớ gì về các “kiếp
trước” của mình cả, cứ cô đơn lạc loài, vật và vật vờ. Nhân vật Thái Vũ, tôi nghĩ, có lẽ cũng
nhờ những lúc nhớ ra mình đã vô tư và nghệ sĩ như thế nào thời niên thiếu mà anh ta vượt
qua những lúc buồn nản nhất.
Giữa một đô thị và một nền văn hóa sống bên trong nó có một mối liên quan qua lại. Nếu
ta cứ xóa hết đi mọi thứ từng có, xây đắp sao cho thật giống những gì ta thấy ở những nơi
xa lắc ta thấy ở đâu đó, thì văn hóa riêng của ta và của các thế hệ sinh sau sẽ chẳng còn nữa,
chẳng còn gì của riêng ta nữa. Mà có lẽ “không còn gì riêng” đang là xu hướng chung hay sao
đó, với sự linh động của kinh tế toàn cầu lúc này. Cách đây ít lâu có tập thơ của một bạn tên
Lu, trong đó có một bài mà tôi thấy rất hay. Đại ý là, anh ta là người Hà Nội, mỗi lần vào Sài
Gòn, bước vào Circle K là anh ta lại có cảm giác như đang ở Hà Nội. Hay không? Rất hay.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Tiểu thuyết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới của anh được kể từ góc nhìn của 2 nhân vật, 1
nam, 1 nữ, theo thứ tự lẻ nam, chẵn nữ. Độc giả đọc các chương chẵn ban đầu có cảm
giác như đọc tiểu thuyết sci-fi với đầy đủ các thuật ngữ đặc biệt của thể loại này: Óng
Ánh, người-thuần, phản binh, nhân dạng. Anh có bị ảnh hưởng bởi tác giả hay tác
phẩm nào khi nghĩ ra thế giới như vậy không? Chẳng hạn như Harry Potter, một tác
phẩm mà nhân vật của anh rất hay nhắc tới.
HUY
Hẳn nhiên rồi. Tôi vốn là fan bự của Harry Potter, Chúa Nhẫn, Star Wars, Ma Trận... Ban
đầu thì chỉ kể từ nhân vật nam, Thái Vũ, thôi, nhưng về sau thì tôi quyết định tách một số
tình huống ra, sau đó thêm vào nhánh của nhân vật Q để bộc lộ rõ hơn nhân vật này và
dùng nó như một cách để phản ánh quá trình thay đổi của nhân vật kia. Một phần cũng để
độc giả bớt chán, tôi quyết định viết nó sao cho mang tính hành động hơn, làm cho người
đọc thấy tò mò hơn.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Q có điên thật không? Tôi có cảm giác thế giới của Q quá thật để có thể coi là thế giới
ấy là nằm hoàn toàn trong tưởng tượng của một kẻ điên? Loài người có đang bị thu
thập dữ liệu từ các bảng điện tử LED?
HUY
Tôi tốn khá nhiều thời gian trên các forum và trên YouTube để tìm hiểu xem thế giới nhìn
từ góc nhìn của một người bị tâm thần phân liệt sẽ như thế nào. Trong suốt quá trình viết,

34 Z Z Z REVIEW
đúng là tôi có hơi lo vì thế giới của Q có hơi quá chi tiết và logic, nhưng mà suy cho cùng
thì chúng ta khó mà đưa ra được một tiêu chuẩn chung cho mức độ và motif của những ảo
giác (hallucination) mà một bệnh nhân tâm thần trải qua. Họ thường tin một cách chắc
chắn, không gì suy chuyển được, vào những quan điểm dựa trên ảo giác đó... mà thật ra thì
con người dù có bị tâm thần hay không cũng thường hay như thế. Quá trình mỗi người tự
vượt qua những “xác tín” mà xã hội gieo vào mình ngay từ nhỏ cũng chẳng khác gì một liệu
trình ở bệnh viện tâm thần. Bản thân tôi đôi khi cũng tự hỏi không rõ một số chuyện mình
từng gặp mà trải qua liệu có thật hay là hoàn toàn ở trong đầu mình. Tôi nghĩ tình trạng
tâm thần của một con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của họ lâu dài. Và
tôi cũng nghĩ chắc là không có một lằn ranh rõ ràng giữa điên và không điên, có lẽ nó như
một cái thước thì đúng hơn: bạn đứng đâu đó hoặc di chuyển dọc theo cái thước đó thay vì
đứng hẳn ở một trong hai đầu.
Có thể những bảng điện tử LED không thu thập gì, nhưng chắc chắn là loài người bị thu
thập dữ liệu rất nhiều. Hoàng Cột Điện đem so với các công ty công nghệ thì chỉ như một
con muỗi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Phải chăng đó chính là ảo giác của nhân vật Thái Vũ, khi nhân vật nam chính Thái Vũ
quan hệ với Anna, đồng nghiệp, nếu không phải là sci-fi, sao Thái Vũ lại thấy lưỡi Anna
như lưỡi rắn?
HUY
Tôi thật sự không rõ chuyện này, dù tôi viết ra hoàn toàn chủ ý. Bạn nghĩ vì sao?

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Được biết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới dù ra đời sau Cô gái Hà Nội mập mặc Burqa
nhưng lại là tiểu thuyết đầu tay, đang viết dở lại xoay sang viết cuốn này, tại sao lại thế?
HUY
Tôi bắt đầu viết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới vào tháng 5 năm 2015. Đến tháng 11 cùng năm
thì xoay sang viết Cô gái Hà Nội mập mặc Burqa, đến tháng 10 năm 2016 thì đem cuốn này
đi in. Xong xuôi mới xoay sang tiếp tục Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới, lúc đó vẫn đang mang
tên cũ là Những tấm thảm bay.
Lý do của sự đứt quãng này là ở thời điểm đó tôi vẫn chưa biết viết. Thật sự, từ biết cách
đặt câu cho đến biết cách đặt liên tục một loạt câu nối đuôi nhau thành một đoạn văn để
diễn đạt một ý là một quãng đường dài, đó là chưa kể đến việc phải duy trì một màu sắc,
một không khí nhất quán từ đầu đến cuối. Tôi viết Tôi ngồi đây chờ cơn bão tới hoài không

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 35


được nên quyết định viết một cái gì đó đơn giản hơn để tập. Thế là tôi lôi những chuyện
buồn cười tôi gặp trong các chuyến đi du lịch bụi của mình ra xâu chuỗi lại, lấy hình ảnh
và tính cách của một vài đứa bạn ra làm nhân vật rồi viết thành Cô gái Hà Nội mập mặc
Burqa. Mục tiêu duy nhất lúc đó là tập được cách diễn đạt. Yêu cầu đặt ra cho sản phẩm là
phải buồn cười. Ban đầu tôi cũng không định in cuốn Burqa, nhưng một số bạn bè của tôi
đọc được thì rất thích, thế là tôi bỏ ra năm mươi triệu đem in luôn. May mà không lỗ. Kể
ra thì, ngay cả khi quay lại viết Cơn bão, tôi cũng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn về cách
diễn đạt, phải đến những ngày cuối cùng trong quá trình sửa bản thảo tôi mới bắt đầu thấy
mình viết trơn tru.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Sau hai cuốn tiểu thuyết, anh học được thêm gì về nghệ thuật viết?
HUY
Quá trình viết ra hai cuốn này dạy cho tôi tiểu thuyết là gì. Trước đó tôi đọc nhiều, nhưng
thường là kiểu “genre fiction” như Harry Potter, Chúa Nhẫn, các series của Kim Dung vân
vân... Chính để đầu tư cho việc viết mà tôi phải mở rộng phạm vi đọc ra. Tôi bắt đầu đọc
Trần Dần, Salman Rushdie, Kafka, Haruki Murakami, Junot Díaz... Sau đó tôi cố gắng mô
phỏng cách những người này dẫn dắt câu chuyện. Việc này giống như đã mở ra cả một thế
giới cho tôi. Điều quan trọng nhất mà tôi nhận ra được là bạn không nhất thiết cứ phải kể
một lô một lốc theo dòng sự kiện, mà bạn thích thể hiện kiểu gì cũng được, thay đổi góc
nhìn, đổi ngôi, pha tạp ngôn ngữ, bỏ bớt chi tiết, lôi cả ghi chú vào quá trình kể chuyện...
Và vì xuất phát là một kỹ sư, tôi thường bị gò bó vào tính hợp lý và chặt chẽ. Giờ thì tôi hiểu
là bạn không nhất thiết phải rõ ràng và đầy đủ, nhiều khi cứ bừa phứa tí lại hay. Tức là, việc
viết, bản thân nó đúng là một nghệ thuật, chứ không chỉ đơn giản là kể chuyện, là viết sách.
Có lẽ tôi đã thể hiện được một tí xíu những điểm kể trên qua cách kể của cuốn Cơn bão,
nhưng tôi nghĩ nó vẫn còn vụng lắm.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Anh yêu thích tác giả, tác phẩm nào?
HUY
Tôi đọc cũng khá nhiều nhưng tản mát, không đọc một ai đủ nhiều để nói mình thích hẳn
một tác giả nào, nhưng tôi có thể kể tên ra những cuốn như Những ngã tư và những cột đèn,
Những đứa con của nửa đêm, Cuộc đời của Pi, Tạp âm trắng. Những cuốn này đem tới cho
tôi khoái cảm đọc đơn thuần, từng câu từng chữ, từng đoạn một. Cuốn The Brief Wondrous

36 Z Z Z REVIEW
Life of Oscar Wao của Junot Diaz cũng là một cuốn quan trọng với tôi, mặc dù tôi đọc nó
trong tâm thế để học hỏi hơn là chỉ để đọc vì đọc.
Tôi cũng thích Vụ án và Lâu đài, tôi đã đọc hết rồi, nhưng rất ngại phải đọc lại vì cứ mỗi lần
cầm lên đọc một đoạn là tôi cứ thấy đầu biêng biêng. Kafka đối với tôi, có cảm giác như thể
buổi trưa tôi ăn bốn năm bát cơm, một đống thịt, xong vào phòng đóng cửa bật máy lạnh
ngủ tới 6 giờ chiều, bước ra khỏi phòng thấy như tất cả nước trong người mình đều đã khô
sạch, đầu choáng váng, mắt mũi kèm nhem và tâm trạng thì vẫn còn bị dư âm của một giấc
mơ nào đó mà mình đã quên sạch lúc thức dậy. Thứ làm tôi nổ não nhất là trong Hóa thân,
khi Gregor vừa mới nghĩ tới chuyện bị cằn nhằn thì trưởng phòng đã đến gõ cửa rồi. Cái
này mới đúng là “dream-like”. Kafka chắc phải chơi nhiều chất kích thích lắm í.
Tất nhiên, khi buồn chán tôi lại lôi J. R. R. Tolkien ra đọc, tôi là fan của Trung Địa. Những
cuốn kể trên tôi đọc với vai trò là tôi-người lớn. Còn Chúa Nhẫn và những cuốn vệ tinh là
dành để đọc khi tôi muốn trở về với tôi y nguyên như lúc đầu. Dế mèn phiêu lưu ký cũng là
một cuốn có vai trò tương tự như vậy.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Cuốn sách anh đang viết?
HUY
Trong sổ tay của mình tôi đã ghi chép đủ chuyện lớn bé để viết ra vài ba cuốn nữa. Bây giờ
thì tôi đang viết một cuốn ngắn hơn nhiều so với Cơn bão, tôi hy vọng là sẽ đem in được vào
cuối năm nay. Với cuốn này, về không khí thì có lẽ sẽ nghiêm túc hơn một chút, bớt đi các
yếu tố hài hước; không phải vì đó là định hướng lâu dài của tôi, mà đơn giản chỉ vì ý tưởng
câu chuyện nó thế. Nó có bốn hoặc năm nhân vật kể, kéo dài trong suốt gần một trăm năm.
Mục tiêu của tôi ngay bây giờ là cụ thể hóa những gì mình đã rút ra được trong thời gian
qua, và tạo cho mình đủ độ trơn tru để mỗi lần ngồi xuống viết tôi thoải mái hơn, trôi chảy
hơn, bớt cảm thấy như một công nhân đang cầm gạch cầm vữa.

Xin cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 37


Đời nhẹ khôn kham:
Lại chơi với kitsch
Zét Nguyễn

C
ụm “Đời nhẹ khôn kham”, tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất
(1984) của Milan Kundera, đã trở thành cliché trên môi của
nhiều thế hệ, để hễ có vấn đề gì trong đời sống, khi cần một
câu đim đíp, ta có thể dễ dàng thốt ra, uầy, “nhẹ bồng cái kiếp nhân
sinh”, nhỉ. Kundera, một con người chống kitsch kịch liệt bằng cả sức
bình sinh, chính Kundera ấy, quá hiểu dù khinh miệt kitsch thế nào thì
nó vẫn luôn là yếu tố “bất khả phân ly của kiếp sống con người”. Đời
nhẹ khôn kham, với tôi, là một cuốn tiểu thuyết chơi với kitsch, một
cách khéo léo, lừa lọc, và đầy nguy hiểm.

38 Z Z Z REVIEW
Tóm tắt nội dung, nói một cách đơn giản, Đời nhẹ khôn kham tập trung vào số phận 5
cá thể, khai thác đời sống tình ái kiêm xã hội của trí thức Tiệp giai đoạn trước, trong, và sau
khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc: hai (hoặc hơn) cặp đôi Tomáš-Tereza (bác sĩ phẫu thuật
chuyên đi chơi gái ở thành Praha những năm 1960-70 + cô bồi bàn, sau trở thành vợ của
Tomáš, thích chụp ảnh) và Sabina-Franz (họa sĩ, bạn thân kiêm người tình của Tomáš +
giáo sư, người tình của Sabina) và 1 con chó Karenin. Tôi nói hai hoặc hơn vì rất có thể nói
về các cặp đôi riêng lẻ như Tereza-Karenin.
Cuộc tình của cặp đôi thứ 1 luôn được tác giả găm cho vài keyword: ngẫu nhiên,
nặng-nhẹ. Ngẫu nhiên Tomáš về một vùng quê chữa bệnh, ngẫu nhiên chàng xuất hiện ở
quán ăn khách sạn trước mặt Tereza, ngẫu nhiên chàng ở phòng số 6 còn nàng tan làm lúc
6h... một loạt ngẫu nhiên định mệnh khiến Tomáš và Tereza dính vào với nhau dù quan
niệm về đời sống của họ gần như hoàn toàn trái ngược. Tomáš, gần như không quá khứ,
luôn nghĩ rằng, “một lần không tính”, rằng mọi trải nghiệm trong cuộc đời này sẽ luôn là
lần đầu tiên, không bao giờ lặp lại lần thứ hai, mọi thứ xảy ra đều tươi mới và cách phản ứng
của ta luôn là duy nhất cho bất kỳ một chuyện gì, chính thế chàng gắn với cái nhẹ. Tomáš,
với tâm niệm, với một thôi thúc, “Es muss sein”, “Phải như thế”, dùng con dao mổ rạch
toang vũ trụ mà tìm hiểu, mà cụ thể nhất là khám phá càng nhiều càng tốt, 200+ phụ nữ,
để tìm ra những nét dị biệt của họ, trong lúc giao hợp. Trong khi, Tereza, với một quá khứ
được miêu tả kỹ càng, lại coi cuộc sống vô cùng nặng nề. Tình yêu của cô dành cho Tomáš
đòi hỏi sự cam kết: cô không chịu nổi việc Tomáš liên tục ngoại tình, dù đã cố tha thứ, và
luôn bị ám ảnh bởi các giấc mơ.
Tôi không quan tâm nhiều lắm đến những ý tưởng triết học nặng với nhẹ mà Kundera
phủ đầy cả cuốn tiểu thuyết có thể nói là tiểu thuyết tâm lý này. Với tôi, nó chỉ là một trong
những đặc điểm giúp xây dựng nhân vật. Nếu ở trên, tôi dùng vài từ về nghề nghiệp để định
dạng các nhân vật, thì Kundera, có một cách khác để làm như vậy, như chính ông chia sẻ trong
cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết. Ông dùng một vài cái mã, để dựng và hiểu nhân vật, để chiêm
nghiệm về cái tôi và sự sinh tồn hiện sinh của họ. Với nhân vật Tereza, mã của cô là: “thân thể,
tâm hồn, cơn chóng mặt, sự yếu đuối, thiên diễm tình, Thiên đường.”(1) Còn với chồng cô,
Tomas, không chỉ là nhẹ và nặng, mà còn cả “Phải như thế.” Với Sabina là kitsch, đám rước,
phản bội, tổ quốc, làm đàn bà. Với Franz là lý tưởng, đám rước, làm đàn ông của Sabina.
Với tôi, Đời nhẹ khôn kham thể hiện một Kundera tiểu thuyết gia đích thực, như Italo
Calvino đã nhận xét rất tinh tế. Cuốn tiểu thuyết 7 phần này của ông là một minh chứng

1. Trích “Nghệ thuật tiểu thuyết”, bản dịch của Nguyên Ngọc, đăng ở: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.
php?res=2952&rb=0506

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 39


cho cái gọi là nghệ thuật tiểu thuyết: thật đáng ngạc nhiên, nó không phải chỉ là một câu
chuyện kể một lần duy nhất, một lần đâu có tính, mà được kể đi kể lại nhiều lần, được
chiêm nghiệm từ các góc độ khác nhau. Nó là nơi Kundera thể hiện rõ ông nghịch với
kitsch và sến: khi tạo ra toàn bộ các nhân vật và các chi tiết ngập ngụa trong sến. Toàn bộ
phần một của Đời nhẹ khôn kham, “Nặng và nhẹ”, đọc như một thiên tình ái đẫm nước mắt
và dằn vặt với một anh chàng Don Juan thứ thiệt và một em gái tỉnh lẻ hừng hực tình yêu
và lòng bao dung. Còn gì có thể sến rện hơn cái ý nghĩ của Tomáš rằng Tereza như một đứa
bé con nằm trong cái giỏ cói thả trôi sông đến chân giường của anh? Còn gì chảy cả nước
hơn một chàng trai chỉ chơi gái mà không bao giờ ngủ với gái, giờ đây lại bị dính vào một
em bé sốt bừng bừng, bụng kêu rộn rạo khi đi tàu từ tỉnh lên phố gặp chàng với cuốn Anna
Karenina trong tay rồi lả vào vòng tay chàng để rồi chàng buộc phải cho nàng qua đêm, và
cô nàng ấy cứ rú lên mỗi lúc lên đỉnh?
Những tưởng đã rơi vào một bể diễm lệ thì Đời nhẹ khôn kham ngoặt một bước bất
ngờ khi dồn toàn bộ nội dung và hành động hết vào phần đầu: gặp gỡ, yêu đương, biến cố
của đất nước và cá nhân, di cư, và quay về, để rồi sau đó tiếp bước chương sau và lại bắt đầu
bật ngược mà xoáy vào từng tâm lý cá nhân. Từng bước, từng bước một, các câu chuyện
được bồi đắp, nói như Calvino, là được “soi rọi”, bởi phong cách viết như những lớp sóng
dồn, để các nhân vật được tỏa rạng, được làm đầy. Tereza hóa ra không bao dung và yêu
Tomáš đến vậy, cô bỏ rơi anh ở Zurich mà chạy ngay về Tiệp khi thấy đời sống lưu vong
không chịu nổi. Cô gái ấy có cả một quá khứ, nơi cô cảm thấy mình là cánh tay nối dài của
mẹ. Tereza hóa ra lại thích diễn, đặc biệt là với cơn chóng mặt. Kundera, như một bậc thầy,
bồi dần tiến triển câu chuyện, và luôn đặt mình vào thế của người đi dây, cân bằng trên mấp
mé bờ vực của kitsch. Những bồi đắp của ông, xen lẫn với lời dẫn của người kể chuyện xưng
tôi, xen lẫn với các đoạn ngoại đề, về con trai Stalin, về cứt đái, và Bethoveen, về kitsch và
toàn trị, đặc biệt phần chương kể về Sabina lúc ở Mỹ và cái chết của Franz ở Thái Lan, đóng
vai trò như những lớp giễu nhại, như hủy đi những lớp diễm lệ trước đó, và đưa độc giả tới
một cách nhìn khác. Đặc biệt hơn, chưa đến giữa truyện, cái kết truyện đã được tuyên bố,
để rồi sau đó bị bỏ bẵng đi, và đến kết cùng, một cái kết, nhưng không phải là kết, được viết,
như thảnh thơi. Chính nhờ triển khai như vậy, mà câu chuyện ở trang cuối, tuy không phải
kết, mà lại đóng vai trò như một dấu chấm hết, cho đoạn đời của Tereza và Tomáš.
Kundera, nhà văn Tiệp Khắc bị tước mất quyền công dân, bị cấm xuất bản dưới thời
Liên Xô chiếm Tiệp, trong Đời nhẹ khôn kham, lồng chuyện với chuyện: những chi tiết
động chạm chính trị, đặc biệt là những khắc họa bộ mặt chính phủ toàn trị, chuyên nghe
lén, đàn áp người dân, bắt bác sĩ phẫu thuật đi làm thợ lau cửa kính, mà nhân đó chàng có
kỳ nghỉ phép dài hạn tha hồ mà tự do giao lưu thân thể. Ông đã chiêm nghiệm về đời sống
và tâm lý con người, qua cái lốt chiêm nghiệm nhân sinh rất sang trọng, bằng một loạt nhân
vật, chi tiết đầy cụ thể, nơi ông đứng từ xa, mà rọi vào nhìn tỉnh táo.

40 Z Z Z REVIEW
Middlesex
Jeffrey Eugenides
Zét Nguyễn trích dịch và giới thiệu

C
uộc đời một đứa bé sẽ thế nào, nếu khi sinh ra được xác định
là một bé gái, nhưng đến tuổi dậy thì, lại phát hiện ra mình là
con trai? Middlesex, cuốn tiểu thuyết xuất sắc đạt giải Pulitzer
danh giá của tác giả Jeffrey Eugenides, là một bildungsroman, lấy một
nhân vật như vậy, Callie Stephanides, làm tâm điểm. Eugenides mất 9
năm để viết về một cuộc phiêu lưu của một chiếc gene gây đột biến, nơi
ông kể nhiều câu chuyện của một gia đình nhiều thế hệ, trải từ Á sang
Mỹ, qua 3 thế hệ với giấc mơ Mỹ, qua một cuộc hỏa hoạn thiêu rụi một
thành phố, qua đại công xưởng lắp ghép và chế tạo xe ô tô của Ford, qua
cuộc bạo loạn ở Detroit... Không có gì phải bàn cãi, khi giới phê bình
coi Middlesex là một trong những tiểu thuyết vĩ đại của văn học Mỹ.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 41


42 Z Z Z REVIEW
CÁI THÌA BẠC

Tôi sinh ra hai lần: lần đầu, là bé gái, vào một ngày không sương khói khác thường
ở Detroit tháng Giêng năm 1960; rồi lần nữa, là thằng nhóc thiếu niên, ở phòng cấp cứu
gần thành phố Petoskey, tiểu bang Michigan, tháng Tám năm 1974. Độc giả chuyên ngành
có thể đã tình cờ bắt gặp tôi trong nghiên cứu của tiến sĩ Peter Luce, “Bản dạng giới trong
trường hợp lưỡng giới tính giả do thiếu enzyme 5-alpha-reductase,”(1) đăng trên Tạp chí nội
tiết nhi khoa năm 1975. Hoặc bạn thấy ảnh chụp tôi ở chương mười sáu cuốn Di truyền học
và di truyền mà giờ đây đáng tiếc đã lỗi thời. Tôi chính là đứa trần truồng đứng cạnh biểu
đồ tăng trưởng chiều cao với băng đen che hai mắt ở trang 578.
Tên tôi trên giấy khai sinh là Calliope Helen Stephanides. Bằng lái xe gần đây nhất
(do Cộng hòa liên bang Đức cấp) chỉ ghi đơn giản là Cal. Tôi từng là thủ môn khúc côn
cầu, thành viên lâu năm của hiệp hội Cứu Lấy Loài Lợn Biển, kẻ hiếm khi đi lễ của giáo
hội Chính thống Hy Lạp, và phần lớn thời gian khi trưởng thành, nhân viên Bộ ngoại giao
Hoa Kỳ. Cũng như Tiresias(2), ban đầu tôi là một thứ rồi sau biến thành thứ khác. Tôi bị
bạn bè cùng lớp chế giễu, bị bác sĩ biến thành chuột lang thí nghiệm, bị bác sĩ chuyên khoa
sờ nắn, và bị tổ chức March of Dimes(3) nghiên cứu. Một con bé tóc đỏ ở khu Grosse Pointe
phải lòng tôi mà không hề biết tôi bị làm sao. (Anh nó cũng mê tôi.) Một chiếc xe tăng có
lần đẩy tôi vào trận chiến trong thành phố; một cái bể bơi biến tôi thành huyền thoại; tôi
rời bỏ cơ thể mình đến cư ngụ những cơ thể khác - và tất cả những chuyện này đều xảy ra
trước khi tôi bước sang tuổi mười sáu.
Nhưng lúc này đây, ở tuổi bốn mươi mốt, tôi cảm thấy một lần chào đời nữa đang đến

1. Lưỡng giới tính giả là những người có tuyến sinh dục và nhiễm sắc thể là nữ tính, nhưng cơ quan sinh dục và các
đặc trưng giới tính lại là nam giới (lưỡng giới tính giả nam); hoặc tuyến sinh dục và nhiễm sắc thể là nam tính, nhưng
cơ quan sinh dục và các đặc trưng giới tính lại là nữ giới (lưỡng giới tính giả nữ). (Các chú thích trong bản dịch là của
dịch giả).
2. Nhà tiên tri mù của thành Thebes trong chuyện thần thoại Hy Lạp, vốn là đàn ông, sau bị biến thành phụ nữ trong
7 năm, rồi sau đó trở lại làm đàn ông.
3. Một tổ chức từ thiện của Mỹ với sứ mạng là cải thiện sức khỏe cho trẻ em bằng cách ngăn ngừa khuyết tật bẩm
sinh, sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 43


gần. Sau hàng bao thập kỷ quên lãng, tự nhiên tôi nghĩ đến những bà trẻ ông trẻ đã về nơi
chín suối, những người ông thất lạc từ lâu lắm, những đứa anh em họ năm đời bắn đại bác
không tới chả biết ai là ai, hay trong trường hợp gia đình lai cận huyết như nhà tôi, một
người mang tất cả các vai trò ấy. Vì thế trước khi quá muộn, tôi muốn viết về nó một lần và
mãi mãi: cuộc phiêu lưu xuyên thời gian đầy thăng trầm của chiếc gen duy nhất. Hỡi Thi
Thần, xin cất lời ca về đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thứ năm của tôi! Hãy hát về thời nó
đơm hoa trên sườn núi Olympus hai thế kỷ rưỡi trước, khi dê thì be be còn ô liu thì rụng
quả. Hãy hát về chuyện nó được truyền qua chín thế hệ, vô hình tập hợp lại trong cái vốn
gen ô uế của gia đình Stephanides. Và hát về Thượng đế, dưới lốt vỏ cuộc thảm sát, làm cho
cái gen đó lại bay đi rất xa; về chuyện nó bị thổi vù như hạt giống qua đại dương tới Hoa
Kỳ, được mưa ô nhiễm công nghiệp cuốn đi cho đến khi rơi xuống miếng đất màu mỡ là cái
tử cung vùng Trung Tây của bà bô tôi.
Xin lỗi nếu thỉnh thoảng tự dưng tôi có hơi hướm Homer quá. Cái đó cũng di truyền
đấy.

Ba tháng trước khi tôi chào đời, sau một bữa tối Chủ nhật linh đình, bà Desdemona
Stephanides sai anh tôi đi lấy hộ bà hộp tằm. Chương Mười Một đang vào bếp lấy suất
bánh pút đinh gạo thứ hai thì bị bà chặn lại. Năm mươi bảy tuổi, vừa lùn tè vừa to bè bè,
cùng bộ lưới bao tóc nom rất hãi, bà tôi phù hợp hoàn hảo với việc chặn đường người khác.
Trong bếp phía sau bà, cả đội quân đàn bà ngày hôm đó đang tụ tập cười đùa to nhỏ. Tò mò,
Chương Mười Một nghiêng người sang bên dòm xem đang có vụ gì, nhưng Desdemona giơ
tay véo thật lực vào má anh. Sau khi khiến anh tập trung trở lại, bà vẽ một hình chữ nhật
lên không trung rồi chỉ lên trần nhà. Đoạn, qua hàm răng giả lắp không khít, bà bảo, “Đi
lấy hộ yia yia(1) cái, cục cưng mou(2).”
Chương Mười Một biết phải làm gì. Anh phóng qua hành lang vào phòng khách. Anh
bò lên cầu thang tới tầng hai. Anh vọt qua các phòng ngủ nằm dọc hành lang tầng trên. Ở
góc cuối xa là cánh cửa cơ hồ tàng hình, bị giấy dán tường đè lên như thể dẫn vào lối đi bí
mật. Chương Mười Một định vị được nắm đấm cửa nhỏ xíu cao ngang đầu, đoạn vận hết
công lực mở ra. Sau cánh cửa là cầu thang nữa. Anh lưỡng lự ngó đăm đăm vào bóng tối
phía trên một lúc lâu rồi mới chầm chậm bò lên căn áp mái nơi ở của ông bà.
Đi giày thể thao anh băng qua dưới mười hai cái lồng chim quây báo ẩm ướt treo trên
rui nhà. Làm mặt can trường anh xông vào cái mùi chua lòm của bọn vẹt đuôi dài, và mùi

1. Tiếng Hy Lạp: bà.


2. Tiếng Hy Lạp: của tôi.

44 Z Z Z REVIEW
hương riêng của ông bà tôi, một hỗn hợp thuốc diệt mối với thuốc hasit(1). Anh khéo len
qua cái bàn chất đầy sách vở với bộ sưu tập đĩa nhạc dân gian Hy Lạp rebetiko của ông nội.
Cuối cùng, va vào ghế ottoman da và cái bàn cà phê mặt tròn bằng đồng, anh tìm thấy
giường ông bà, và dưới gậm giường, cái hộp tằm.
Được tạc từ gỗ ô liu, chỉ nhỉnh hơn hộp giày một chút, cái hộp có nắp bằng thiếc đục
những lỗ thông hơi nhỏ xíu và dát hình một vị thánh chả nhận ra được là ai. Mặt vị thánh
đã mòn, nhưng những ngón trên bàn tay phải thì giơ lên ban phước cho một cây dâu tằm
màu tím, thấp tè, vẻ siêu ngạo mạn. Sau khi đờ đẫn nhìn hình ảnh thực vật sinh động này
mất một lúc, Chương Mười Một bèn kéo cái hộp trong gầm giường rồi mở ra. Bên trong
là hai vương miện đám cưới được tết từ dây thừng và hai bím tóc dài cuộn lại như con rắn,
mỗi bím đều thắt ruy băng đen nhàu nhĩ. Anh chọc ngón trỏ vào bím tóc. Đúng lúc đó một
con vẹt quác mồm gào toáng làm ông anh giật nảy người, anh bèn đóng hộp lại, kẹp vào
nách, đoạn mang xuống lầu cho Desdemona.
Bà vẫn đợi ở bậu cửa. Cầm lấy hộp tằm từ tay anh, bà quay lại bếp. Đến lúc này Chương
Mười Một mới được thấy trọn căn phòng, nơi đồng loạt các mẹ các chị tự dưng im bặt. Họ
dịch sang bên để Desdemona đi qua và ngay giữa tấm lót sàn là bà bô tôi. Tessie Stephanides
ngồi ngả người ra ghế ăn, mình bẹp dí dưới cái bụng chửa to đùng căng như mặt trống. Khuôn
mặt bà, đỏ hồng và nóng bừng, lộ vẻ bơ phờ nhưng vui sướng. Desdemona đặt hộp tằm lên
bàn bếp rồi mở ra. Bà luồn tay xuống dưới vương miện với bím tóc lấy ra thứ mà Chương
Mười Một không nhìn thấy: cái thìa bằng bạc. Bà buộc mẩu dây vào cán thìa. Đoạn bà chúi
tới giơ cái thìa lên trên cái bụng căng phồng của bà bô tôi. Và, cũng chính là lên trên tôi.
Cho đến lúc này Desdemona vẫn giữ được kỷ lục hoàn hảo: hai mươi ba lần dự đoán
chính xác. Bà đã biết Tessie sẽ là Tessie. Bà đoán giới tính của anh tôi cùng tất thảy con cái
bạn bè ở nhà thờ. Đứa duy nhất bà không đoán giới tính là con bà, bởi người mẹ mà đi
thăm dò chính tử cung đầy bí ẩn của mình là chuyện xui xẻo. Tuy vậy, bà chẳng ngại thăm
dò tử cung bà bô tôi. Sau chút lưỡng lự ban đầu, cái thìa đánh mình từ Bắc sang Nam, thế
nghĩa là tôi sẽ là bé trai.
Chân dạng tè he trên ghế, bà bô tôi cố nặn ra một nụ cười. Bà không muốn có con
trai. Bà có một đứa rồi. Thực ra bà chắc mẩm tôi sẽ là con gái đến độ chỉ chọn cho tôi mỗi
một cái tên: Calliope. Nhưng khi bà tôi hét lên bằng tiếng Hy Lạp, “Con trai!” thì tiếng hét
lan khắp phòng, ra ngoài hành lang, xuyên qua hành lang vào phòng khách nơi cánh đàn
ông đang tranh cãi chuyện chính trị chính em. Thế là bà bô, nghe từ đó vang đi vang lại quá
nhiều lần, bắt đầu tin biết đâu là con trai thật.

1. Chế biến từ cây cần sa, thường hút bằng ống shisha, gây cảm giác phê thuốc và có thể gây nghiện.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 45


Tuy vậy, ngay sau khi tiếng hét lọt tới tai ông bô tôi, ông khệnh khạng vào phòng bảo
với bà nội rằng, ít nhất lần này cái thìa của bà sai rồi. “Mày dựa vào cái gì mà tinh tướng thế
hả?” Desdemona hỏi ông. Thế là ông đáp lại bằng cái câu nhiều người Mỹ thế hệ ông vận
tới:
“Dựa vào khoa học bu ạ.”

Kể từ lúc họ quyết định có thêm đứa nữa - nhà hàng làm ăn tốt với cả Chương Mười
Một đã thôi bỉm biếc từ lâu - Milton với Tessie nhất trí họ muốn có con gái. Chương Mười
Một vừa lên năm. Cách đó ít lâu anh vớ được con chim chết ngoài sân bèn mang luôn vào
nhà cho mẹ xem. Anh mê bắn biếc, dùng búa nện niếc, nghiền nghiếc, và vật lộn với bố.
Trong gia đình rặt đàn ông như thế, Tessie dần thấy lạc lõng vì mỗi mình là phụ nữ và hình
dung mười năm tới sẽ bị giam hãm trong cái thế giới của các kiểu ốp mâm xe với bệnh thoát
vị. Bà mơ có con gái để cân bằng quyền lực: cùng là đồng bọn yêu chó cảnh, cùng ủng hộ
đề nghị đi xem chương trình trượt băng nghệ thuật Ice Capades. Mùa xuân năm 1959, khi
chuyện bàn bạc thụ thai tôi diễn ra, bà bô tôi không tiên lượng được việc chẳng bao lâu
sau hàng nghìn phụ nữ rồi sẽ đốt sạch xu chiêng của họ. Xu chiêng của bà độn bông, cứng
ngắc, lại khó cháy. Dù rất yêu con trai, Tessie biết có những chuyện bà chỉ chia sẻ được với
con gái mà thôi.
Sáng sáng khi chạy xe đi làm, ông bô tôi thấy ảo ảnh một bé gái bé bỏng mắt đen láy
dễ thương vô bờ bến. Nó ngồi trên ghế cạnh ông - hiện lên hầu hết vào lúc chờ đèn đỏ - đặt
câu hỏi cho cái tai kiên nhẫn biết tuốt của ông. “Bố ơi cái đó gọi là gì ạ?” “Cái đó à? Đó là
huy hiệu hãng Cadillac con ạ.” “Huy hiệu Cadillac là gì ạ?” “Chà, hồi xưa, có một nhà thám
hiểm người Pháp tên là Cadillac, và ông chính là người phát hiện ra Detroit. Đó là huy hiệu
của gia tộc ông ấy, ở Pháp.” “Pháp là gì ạ?” “Pháp là một quốc gia ở châu Âu.” “Châu Âu là
gì ạ?” “Là một lục địa, giống một miếng đất bự, bự hơn một quốc gia rất rất nhiều. Nhưng
không phải chỉ châu Âu mới có xe Cadillac nữa đâu, kukla(1) ạ. Ngay trên nước Mỹ cổ xưa
tốt lành này đã sản xuất ra nó rồi con ạ.” Đèn xanh bật lên, ông lái xe đi. Nhưng cái vật mẫu
cho tôi ấy vẫn nấn ná lại. Nó hiện ra ở trạm đèn đỏ tiếp theo rồi tiếp theo nữa. Được đồng
hành với nó dễ chịu đến mức ông bô tôi, một anh đàn ông óc tuyền sáng kiến, quyết định
xem mình có thể biến ảo ảnh thành hiện thực không.
Vì thế thời gian gần đây, trong phòng khách nơi cánh đàn ông vốn hay bàn bạc chuyện
chính trị, họ cũng bắt đầu bàn về tốc độ tinh trùng. Peter Tatakis, “chú Pete,” bọn tôi vẫn
gọi vậy, là thành viên đứng đầu câu lạc bộ tranh biện thành lập hằng tuần trên ghế xô pha

1. Tiếng Hy Lạp: búp bê.

46 Z Z Z REVIEW
đôi màu đen nhà chúng tôi. Độc thân cả đời, chú chả có họ hàng thân thích gì ở Mỹ cả nên
đâm ra gắn bó với gia đình tôi. Chủ Nhật nào chú cũng lái con Buick màu đỏ thẫm đến
chơi, cao lớn, mặt quắt lại vẻ buồn bã, nhưng trên đầu tóc tai lại xoăn tít đầy sức sống. Chú
chả thiết gì chuyện con cái. Vốn ủng hộ xê ri Những Đại Danh Tác - đã nghiền những hai
lần - chú Pete chỉ quan tâm tới những tư tưởng nghiêm túc với cả opera Ý. Trong lĩnh vực
lịch sử, chú mê sử gia Edward Gibbon(1), còn trong lĩnh vực văn chương là những ghi chép
của Madame de Staël(2). Chú khoái trích dẫn ý kiến của quý bà dí dỏm đó về ngôn ngữ Đức,
rằng tiếng Đức dùng đối thoại không hợp vì ta phải chờ đến cuối câu mới nghe được động
từ, nên chả thể nào cắt ngang được. Chú Pete từng muốn trở thành bác sĩ, nhưng “tai ương”
đã bóp chết ước mơ đó. Ở Mỹ, chú mài đũng quần hai năm ở trường dạy nắn khớp xương,
và giờ đây quản lý phòng khám nhỏ ở thành phố Birmingham với bộ xương người vẫn chưa
trả góp xong. Hồi đó, thiên hạ không tin tưởng mấy một người nắn xương. Người ta chả
đến chỗ chú Pete để phóng xuất năng lượng hỏa xà kundalini. Chú bẻ cổ, nắn thẳng xương
sống, và làm đệm độn vòm bàn chân từ cao su xốp. Dẫu vậy, vào những buổi chiều Chủ
nhật thời kỳ đấy, trong số những vị khách đến nhà tôi, chú vẫn là người đạt gần đến tầm của
một bác sĩ nhất. Khi còn trẻ, chú phẫu thuật cắt bỏ nửa dạ dày, và giờ đây cứ sau bữa tối là
lại làm một lon Pepsi cho tiêu cơm. Cái thức uống nhẹ này được đặt tên từ enzyme pepsin
giúp tiêu hóa, chú bảo với chúng tôi vẻ thông thái, thành thử nó hợp với vai trò đó.
Chính cái kiểu kiến thức này khiến ông bô tôi tin sái cổ những gì chú Pete nói khi
bàn chuyện liên quan tới kế hoạch sinh sản. Đầu ngả vào gối dựa, chân không mang giày,
bản opera Madama Butterfly bật khe khẽ trên dàn, chú Pete giải thích rằng dưới kính hiển
vi tinh trùng mang nhiễm sắc thể giai bơi nhanh hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể gái.
Nhận định này ngay lập tức làm cho mấy ông chủ nhà hàng với thợ hoàn thiện đồ lông thú(3)
tụ tập ở phòng khách nhà tôi hồ hồ hởi hởi. Tuy nhiên, ông bô lại chơi một kiểu ngồi giống
bức tượng Người suy tư(4) mà ông rất yêu thích và có một bức mini đặt trên bàn điện thoại
phía bên kia phòng. Mặc dù chủ đề này được đưa ra trong không khí tự do cởi mở sau bữa
tối Chủ nhật, và cung cách thảo luận không có gì ám chỉ cá nhân, nhưng ai cũng biết tỏng,

1. Sử gia nổi tiếng người Anh (1737-1794), đồng thời là nghị sĩ của nghị viện Anh, với tác phẩm xuất sắc nhất là The
History of the Decline and Fall of the Roman Empire (tạm dịch: Lịch sử Suy tàn và Sụp đổ của đế quốc La Mã).
2. Nữ sĩ văn chương xuất sắc người Pháp (1766-1817), có ảnh hưởng lớn lên chủ nghĩa lãng mạn châu Âu, là người
chống lại Napoleon một cách gay gắt nên bị lưu đày không được phép sống ở Paris. Bà du hành Đức nhiều lần, và đất
nước này là nguồn tư liệu cho tác phẩm nổi tiếng của bà, Germany (Nước Đức), nơi bà bình luận các khía cạnh khác
nhau trong đời sống, con người, văn chương của nước Đức.
3. Những người chịu trách nhiệm sửa sang, khâu vá ở khâu cuối cùng trong việc may quần áo lông thú như sửa lớp
lông, chọn và khâu lớp lót, cúc, móc...
4. Tượng Le Penseur của nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp Auguste Rodin khắc họa một người đàn ông ngồi chống
cằm suy tư.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 47


con tinh trùng mọi người đang bàn tán chính là của ông bô tôi. Chú Pete nói rõ ràng: để có
con gái, vợ chồng nên “quan hệ tình dục hai mươi tư giờ trước khi trứng rụng.” Bằng cách
đó, tinh trùng trai nhanh nhạy hơn bươn bả đâm bổ tới mà chết sạch. Tinh trùng gái, chậm
chạp nhưng đáng tin hơn, sẽ đến đúng lúc trứng rụng.

Cụ giai nhà tôi khó lòng thuyết phục được cụ gái làm theo kế hoạch đó. Tessie Zizmo
là trinh nữ khi kết hôn với Milton Stephanides ở tuổi hai mươi hai. Giai đoạn đính hôn,
trùng với Đệ nhị Thế chiến, là thời kỳ mà cả hai vẫn còn trinh trắng. Bà tự hào vì đã thành
công khi cùng lúc vừa nhen nhóm vừa kìm giữ ngọn lửa của ông bô, khiến ông luôn ở trạng
thái ham muốn vừa phải trong suốt cơn biến động toàn cầu. Tuy vậy, chuyện này chả khó
khăn mấy bởi bà ở mãi Detroit còn Milton ở tận Annapolis trong Học viện Hải quân Hoa
Kỳ. Suốt hơn một năm, Tessie thắp nến thánh ở nhà thờ Hy Lạp cầu nguyện cho chồng
chưa cưới, còn Milton thì ngắm ảnh bà kẹp ở đầu giường. Ông ưa sắp đặt cho Tessie bắt
chước các tư thế trên tạp chí điện ảnh, nghiêng người, gót giày kiễng lên bậc, hở đoạn tất
đen. Bà bô tôi nom ngoan ngoãn kỳ lạ trong những bức ảnh cũ này, như thể không khoái
gì hơn khi được người đàn ông mặc quân phục của mình bố trí cho đứng dựa vào cổng nhà
và cột đèn đường ở khu phố nghèo họ sống.
Bà không chịu đầu hàng cho đến khi Nhật đầu hàng. Rồi, từ đêm tân hôn trở đi (theo
như những gì ông anh kể vào đôi tai bịt chặt của tôi), ông bà bô làm tình đều đặn và đê mê.
Tuy vậy, khi đụng đến chuyện sinh con đẻ cái thì bà lại có chủ kiến riêng. Bà tin rằng bào
thai cảm nhận được lượng tình yêu tạo ra lúc thụ thai. Thành thử, gợi ý của ông bô không
được bà đồng tình cho lắm.
“Anh nghĩ chuyện này là gì hả Milt, đi thi thế vận hội Olympic à?”
“Mình chỉ đang nói về mặt lý thuyết thôi mà em,” ông nói.
“Chú Pete thì biết quái gì chuyện đẻ đái chứ?”
“Chú ấy đọc bài báo đó trên tạp chí Khoa học thường thức Hoa Kỳ đấy,” Milton nói. Rồi
để cho lập luận vững chắc hơn: “Chú đặt báo này dài hạn đấy.”
“Nghe này, nhỡ lưng bị lệch, em sẽ đi khám chú Pete. Nếu chân bẹt như chân anh, em
cũng sẽ đi khám. Nhưng chỉ thế thôi.”
“Chuyện này đã được kiểm chứng. Dưới kính hiển vi. Tinh trùng giai bơi nhanh hơn.”
“Em cá bọn nó cũng ngu hơn đó.”
“Cứ nói tiếp đi. Nói xấu tinh trùng giai bao nhiêu tùy em. Thoải con gà mái đi. Mình
đâu có muốn tinh trùng trai. Thứ mình muốn là một tinh trùng gái già, chậm rãi, đáng tin.”
“Dẫu chuyện kia có thật thì vẫn rất lố bịch. Em đâu thể cứ thế mà làm như cái máy
được, Milt ạ.”
“Anh thì còn khó hơn em ấy chứ.”

48 Z Z Z REVIEW
“Em không muốn nghe nữa.”
“Anh cứ tưởng em muốn có con gái.”
“Em muốn có con gái chứ.”
“Chậc,” ông nói, “thế thì đây là cách để mình có con gái đấy.”
Tessie cười trừ, đoạn gạt phăng đề xuất này. Nhưng đằng sau lời chế nhạo của bà là
nỗi e dè rất nghiêm túc về mặt đạo lý. Can thiệp vào chuyện bí ẩn và kỳ diệu như sinh nở
là hành động xấc xược. Trước hết, Tessie không tin ta làm được chuyện đó. Mà dù có làm
được, bà cũng tin ta không nên thử.

Dĩ nhiên, một người kể chuyện ở vị thế của tôi (còn chưa hoài thai vào thời điểm đó)
làm sao mà biết chắc như đinh đóng cột những chuyện này. Tôi chỉ có thể giải thích cơn
cuồng khoa học ông bô bị nhiễm hồi mùa xuân năm 59 là triệu chứng của thứ niềm tin
đang sinh sôi rồi sẽ làm cả thiên hạ lây nhiễm hồi đó. Xin nhớ cho rằng, vệ tinh Sputnik
vừa mới được phóng chỉ hai năm trước đó. Bệnh bại liệt bắt ông bà bô ở rịt trong nhà suốt
bao tháng hè lúc còn nhỏ đã bị vắc xin Salk chế ngự. Thiên hạ đâu thể ngờ bọn virus thông
minh hơn con người, cứ tưởng rằng chẳng chóng thì chầy bọn nó sẽ thuộc về quá khứ
không bao giờ nảy nòi ra lần nữa. Ở cái nước Mỹ hậu chiến đầy lạc quan đó, mà tôi vớt vát
được giai đoạn cuối, ai cũng là ông chủ số phận của chính mình, vì thế dĩ nhiên ông bô tôi
sẽ cố trở thành ông chủ số phận mình.
Vài ngày sau khi đề cập kế hoạch với Tessie, một tối nọ Milton về nhà mang theo một
món quà. Một hộp trang sức có thắt nơ.
“Ý đồ gì đây?” Tessie nghi ngờ hỏi.
“Ý em là sao, sao lại ý đồ gì đây?”
“Hôm nay không phải sinh nhật em. Không phải kỷ niệm ngày cưới. Thế lý do gì anh
lại tặng quà cho em?”
“Chả nhẽ phải có lý do thì anh mới được tặng quà cho em à? Nào, em mở ra đi.”
Tessie bán tín bán nghi nhếch một khóe miệng. Nhưng thật khó lòng không mở hộp
trang sức khi nó nằm sờ sờ trên tay. Vì thế cuối cùng bà cũng tháo nơ rồi mở hộp ra.
Trong hộp, trên nền nhung đen, là cái cặp nhiệt độ.
“Cặp nhiệt độ à,” bà bô tôi nói.
“Không phải cặp nhiệt độ tầm thường đâu nhé,” Milton nói. “Phải đi đến ba tiệm
thuốc mới tìm được loại này đấy.”
“Loại đắt tiền hả?”
“Đúng thế,” Milton nói. “Loại này gọi là nhiệt kế đo nhiệt độ cơ bản. Nó đo nhiệt độ
nhạy tới từng một phần mười độ.” Ông nhướn mày lên. “Nhiệt kế bình thường chỉ đo được
hai phần mười thôi. Cái này là một phần mười đấy. Em thử xem. Ngậm vào mồm ấy.”

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 49


“Em đâu có bị sốt,” Tessie nói.
“Không phải để xem có bị sốt không. Em dùng để xem nhiệt độ cơ thể lúc nghỉ ngơi
thấp nhất là bao nhiêu. Loại này chính xác và chuẩn hơn nhiệt kế thông thường dùng
khi bị sốt.”
“Lần sau mua cho em sợi dây chuyền nhé.”
Nhưng Milton không từ bỏ: “Nhiệt độ cơ thể thay đổi thường xuyên, Tess ạ. Mình
không nhận thấy được, nhưng đúng là vậy. Nhiệt độ trong người lên xuống liên tục. Chẳng
hạn như” - ông ho khẽ - “tình cờ nếu em rụng trứng. Thì nhiệt độ của em tăng lên. Sáu phần
mười độ, hầu hết đều vậy. Bây giờ,” ông nói tiếp, hào hứng hơn, không nhận thấy vợ đang
cau mày, “nếu thực thi cái kế hoạch hôm nọ - chỉ là ví dụ thôi, việc mình làm trước tiên là
đo nhiệt độ cơ bản của em. Có thể không phải 37 độ C. Nhiệt độ mỗi người đều khác nhau
một chút. Cái này anh cũng học được từ chú Pete đấy. Một khi xác định nhiệt độ cơ bản rồi,
em tìm xem lúc nào nhiệt độ tăng lên sáu phần mười độ. Khi đó, nếu em chịu, thì khi đó là
lúc mình biết cần phải, em biết đấy, pha cốc tai.”
Bà chả ừ hữ gì. Bà chỉ đặt cái cặp nhiệt độ vào hộp, đóng nắp, đoạn đưa lại cho chồng.
“Được rồi,” ông nói. “Được thôi. Tùy em. Mình sẽ lại dính thêm thằng cu. Đứa thứ
hai. Nếu em muốn như vậy thì sẽ là như vậy.”
“Em chả dám chắc lúc này dính diếc được cái gì đâu anh ạ,” bà đáp.

Trong lúc đó, tại phòng nghỉ trước khi lên sân khấu cuộc đời, tôi đợi. Một tia hy vọng
lẻ loi trong mắt ông bô tôi còn chưa có (ông đang âu sầu nhìn xuống cái hộp đựng nhiệt kế
trên đùi). Lúc này bà bô đứng dậy từ cái gọi là xô pha đôi. Bà đi về phía cầu thang, tay sờ
lên trán, và khả năng tôi ra đời dường như càng lúc càng mờ mịt. Lúc này ông đứng dậy đi
quanh nhà kiểm tra, tắt đèn, khóa cửa. Khi ông lên lầu, hy vọng cho tôi lại bùng lên. Thời
điểm cho việc đó phải cực kỳ chuẩn xác để tôi trở thành con người tôi như bây giờ. Chỉ
cần trì hoãn hành động một tiếng đồng hồ thôi là sẽ thay đổi lựa chọn gen. Việc tôi được
thụ thai còn nhiều tuần nữa mới xảy ra, nhưng ông bà bô tôi đã bắt đầu quá trình va chạm
dần dần. Ngoài hành lang trên lầu, cái đèn ngủ Acropolis đang thắp sáng, đó vốn là quà
của Jackie Halas, chủ cửa hàng đồ lưu niệm. Bà bô đang ngồi ở bàn trang điểm lúc ông vào
phòng ngủ. Bà dùng hai ngón tay xoa kem rửa mặt Noxzema lên mặt, xong lấy khăn giấy
chùi đi. Ông chỉ cần thốt một lời âu yếm là bà tha thứ luôn. Không phải tôi mà có lẽ một
đứa giông giống tôi sẽ được tạo ra vào đêm hôm đó. Một số vô hạn những cá thể có khả
năng tồn tại tụ tập ở ngưỡng cửa, tôi đứng với bọn nó mà chả có tấm vé đảm bảo nào, thời
giờ chậm chạp trôi, những hành tinh trên trời quay với tốc độ như thường lệ, thời tiết cũng
góp phần mình, bởi vì bà bô sợ sấm và sẽ phải rúc vào ông bô nếu đêm đó trời mưa. Nhưng
không, trời quang mây đãng, như sự bướng bỉnh của hai cụ vậy. Đèn phòng ngủ tắt bụp.

50 Z Z Z REVIEW
Họ nằm yên ở phần giường mình. Cuối cùng bà nói, “Ngủ ngon.” Còn ông đáp, “Gặp em
sáng mai.” Những khoảnh khắc dẫn tới sự ra đời của tôi được sắp xếp đâu ra đấy như thể
được ra sắc lệnh. Ắt hẳn đó là lý do vì sao tôi lại ngẫm ngợi về thời khắc đó nhiều đến thế.

Chủ nhật tuần sau đó, bà bô đưa Desdemona với anh tôi đi nhà thờ. Ông bô tôi chưa
bao giờ đi cùng, lúc lên tám ông đã đứng vào hàng ngũ những kẻ vô thần vì nến thánh đắt
cắt cổ. Tương tự, sáng sáng ông nội tôi thích ở nhà dịch sang tiếng Hy Lạp hiện đại những
bài thơ đã được “phục hồi” của thi sĩ Sappho. Bảy năm sau đó, mặc dù liên tiếp bị đột quỵ,
ông nội vẫn làm việc ở cái bàn nhỏ, ghép từng mẩu huyền thoại thành bức tranh khảm lớn,
thêm đoạn giữa chỗ này, đoạn cuối chỗ kia, gắn vần chân hay nhịp iambus. Tối tối ông vừa
nghe loại nhạc hay được chơi trong nhà thổ vừa hút shisha.
Năm 1959, Nhà thờ Chính thống Hy Lạp Đức Mẹ Lên Trời nằm trên phố Charlevoix.
Chính tại nơi đó chưa đầy một năm sau tôi sẽ được rửa tội và nuôi nấng theo Chính thống
giáo(1). Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, với những linh mục đứng đầu lần lượt thay phiên do Tòa
Thượng phụ ở Constatinople cử tới, ai mới đầu đến cũng có bộ râu sum suê quyền lực, bộ
lễ phục thêu thiêng liêng, nhưng sau một thời gian đều kiệt quệ sạch - theo quy luật là sáu
tháng - bởi cộng đoàn cứ quàng quạc suốt ngày, lại còn chê bai đả kích linh mục hát thánh
ca không hay, rồi linh mục phải liên tục bắt một số phần tử giáo dân coi nhà thờ như chỗ
ngồi ở sân vận động Tiger im lặng, và cuối cùng, mỗi tuần phải gắng sức mà giảng một bài
kinh hai lần, ban đầu bằng tiếng Hy Lạp rồi cũng bài đó bằng tiếng Anh. Nhà thờ Đức Mẹ
Lên Trời, với những giờ uống cà phê rộn ràng, cơ sở tồi tàn với mái nhà dột nát, những lễ
hội văn hóa công phu vất vả, những lớp học giáo lý nơi di sản được gìn giữ chốc lát trong
chúng tôi trước khi được phép tiêu tán trong cuộc lưu vong vĩ đại. Tessie với hai bà cháu
tiến xuống lối đi giữa các dãy ghế ở giữa nhà thờ, đi qua những khay cát đựng nến thánh.
Phía trên cao, to đùng đoàng như bong bóng thú trong Lễ diễu hành Ngày lễ tạ ơn của tập
đoàn Macy(2), là Chúa Ban Phước Lành. Người ông cong cong uốn trên không gian mái
vòm. Không giống những vị chúa Jesus trần tục khổ sở được họa ngang tầm mắt người nhìn
trên các bức tường trong nhà thờ, vị Chúa Ban Phước Lành của chúng tôi rõ là siêu phàm,
đầy quyền năng, lừng lững trên thiên đường. Người đang nhoài xuống đưa bốn cuộn da cừu
có ghi Phúc âm cho các tông đồ phía trên bàn thờ. Còn bà bô tôi, suốt đời cố tin Chúa mà
chẳng mảy may thành công, ngước lên người tìm lời dìu dắt.

1. Chính thống giáo Hy Lạp là giáo hội thuộc Chính thống giáo Đông phương - nhánh Kitô giáo lớn thứ hai sau Giáo
hội Công giáo Rôma, với giám mục bậc cao nhất được gọi là Thượng phụ.
2. Lễ diễu hành hằng năm ở thành phố New York, được coi là lớn nhất thế giới, với những con thú bóng khổng lồ từ
các bộ phim hoạt hình.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 51


Cặp mắt Chúa Ban Phước Lành nhấp nháy trong ánh sáng mờ ảo. Chúng như hút
Tessie lên cao. Qua khói hương trầm đang cuộn lên, đôi mắt Đấng Cứu Thế sáng rực lên
như những cảnh chiếu chớp nhoáng các sự kiện vừa xảy ra trên tivi...
Đầu tiên là bà Desdemona tuần trước khuyên nhủ con dâu. “Đẻ thêm làm gì hả
Tessie?” bà hỏi với vẻ cố tình thản nhiên. Cúi xuống ngó vào cái lò nướng nhằm giấu đi vẻ
hoang mang trên mặt (cái vẻ hoang mang mãi đến mười sáu năm sau ta mới hiểu được),
Desdemona gạt ý tưởng đó đi. “Thêm con thêm rắc rối chứ được cái gì...”
Tiếp đó là bác sĩ Philobosian, vị bác sĩ già của gia đình. Với những tấm bằng cổ lỗ sĩ
sau lưng, vị đốc tờ già phán: “Vớ vẩn. Tinh trùng nam bơi nhanh hơn á? Nghe này. Người
đầu tiên nhìn thấy tinh trùng dưới kính hiển vi là nhà khoa học Leeuwenhoek. Cô có biết
với ông ta trông chúng giống cái gì không? Giống giun đấy...”
Rồi lại Desdemona, trình bày một góc nhìn khác: “Chúa quyết định trai hay gái.
Không phải con...”
Những cảnh này lướt qua đầu bà bô trong suốt buổi giảng kinh tràng giang đại hải
ngày Chúa nhật. Cộng đoàn nhấp nhổm đứng lên rồi ngồi xuống. Ngồi ở hàng ghế phía
trước, mấy đứa em họ tôi, Socrates, Plato, Aristotle, và Cleopatra, ngọ nguậy không yên.
Cha Mike xuất hiện từ phía sau bức tường có hình những vị thánh và vung bình hương. Bà
cố cầu nguyện nhưng chẳng ích gì. Bà thoi thóp tới giờ uống cà phê.
Từ cái tuổi mười hai thơ ngây, bà bô tôi đã chẳng tài nào khởi sự ngày mới mà không
có sự trợ giúp của ít nhất hai tách cà phê đen đặc không đường, cái sở thích bà học được từ
mấy tay thuyền trưởng tàu lai kéo và mấy thằng cha độc thân ăn mặc hoa hòe hoa sói đầy
rẫy ở nhà trọ nơi bà lớn lên. Khi còn học cấp ba, cao một mét năm lăm, bà ngồi cạnh đám
công nhân nhà máy ô tô ở quán ăn góc phố, uống cà phê trước tiết học đầu tiên. Trong khi
họ lướt xem tỉ số cá độ đua ngựa trên báo, Tessie làm xong bài tập về nhà môn giáo dục công
dân. Lúc này đây, dưới tầng hầm trong nhà thờ, bà bảo Chương Mười Một chạy ra ngoài
chơi với bọn trẻ con để bà uống tách cà phê cho tỉnh táo.
Bà đang uống tách thứ hai thì một giọng dịu dàng nữ tính thổi vào tai bà. “Chào buổi
sáng, Tessie.” Đó là em rể bà, Cha Michael Antoniou.
“Chào cha Mike. Buổi lễ hôm nay cảm động quá,” Tessie nói rồi ngay lập tức hối hận.
Cha Mike là phó tế ở nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời. Khi vị linh mục gần đây nhất ra đi, quay
về Athens chỉ sau vẻn vẹn có ba tháng, cả gia đình hy vọng cha Mike sẽ được thăng chức.
Nhưng cuối cùng, một linh mục mới người nước ngoài, Cha Gregorios lại được vị trí đó.
Cô Zo, chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào để than van về cuộc hôn nhân của mình, thốt lên tại
bữa tối bằng giọng nữ diễn viên hài kịch, “Chồng tôi. Lúc nào cũng làm phù dâu chớ chưa
bao giờ được làm cô dâu.”
Khi khen ngợi buổi lễ, Tessie không hề có ý khen ngợi Cha Greg. Tình huống còn
nhạy cảm hơn nữa bởi nhiều năm trước đây Tessie với Michael Antoniou đã đính hôn với

52 Z Z Z REVIEW
nhau. Giờ đây bà kết hôn với Milton còn cha Mike thì lại cưới em gái Milton. Tessie xuống
dưới này để đầu óc được thư thái uống cà phê vậy mà chưa gì ngày hôm đó đã trở nên tồi tệ
không kiểm soát nổi.
Dẫu vậy, cha Mike có vẻ không để tâm đến chuyện coi thường này. Ông đứng cười,
đôi mắt dịu dàng trên chòm râu xồm xoàm như thác nước đang gào thét. Vốn lành tính,
cha Mike rất được lòng đám bà góa đi lễ. Họ ưa túm tụm quanh ông, mời ông ăn bánh và
tắm mình trong bản chất phước lành của ông. Một phần của bản chất này sinh ra từ lòng
mãn nguyện tuyệt đối của cha Mike dù ông chỉ cao có một mét sáu ba. Vẻ ngoài thấp bé
có sự hào phóng riêng của nó, như thể ông san sẻ bớt chiều cao của mình cho người khác.
Dường như ông đã tha thứ cho Tessie cái tội hủy hôn với ông nhiều năm trước, nhưng
trong không khí giữa hai người vẫn luôn tồn tại cái gì đó, như cái thứ phấn rôm thỉnh
thoảng bay ra từ cổ áo linh mục.
Mỉm cười, cẩn thận cầm tách cà phê với đĩa, cha Mike hỏi, “Tessie, cả nhà khỏe không
em?”
Dĩ nhiên bà biết, vốn là vị khách tuần nào cũng đến nhà tôi vào Chủ nhật, cha Mike
đã được nghe trọn vẹn kế hoạch canh trứng nhờ đo nhiệt độ. Dòm vào mắt ông, bà nghĩ
mình dò ra vẻ khoái chí.
“Kiểu gì hôm nay anh lại chả ghé qua nhà em,” bà nói vẻ vô tư. “Được xem tận mắt
nhé.”
“Anh mong đến chơi lắm,” cha Mike nói. “Nhà em lúc nào cũng có chuyện xôm hết.”
Tessie lại nhìn vào mắt cha Mike nhưng nó dường như tràn ngập vẻ ấm áp chân thành.
Rồi có chuyện xảy ra khiến bà tuyệt nhiên không để tâm gì tới cha Mike nữa.
Phía bên kia phòng, Chương Mười Một trèo lên ghế để với lấy vòi bình cà phê. Anh
cố rót một tách, ngặt nỗi mở được vòi rồi mà không đóng lại được. Cà phê nóng bỏng tung
tóe khắp bàn. Cái thứ nước nóng rẫy ấy bắn lên người một con bé đứng ngay cạnh đấy. Con
bé nhảy bật ra sau. Mồm nó há hốc, nhưng không thốt ra tiếng nào cả. Bà bô tôi lao vụt qua
phòng lật đật đưa con bé vào phòng vệ sinh nữ.
Không ai nhớ tên con bé đó. Nó chả phải con cái nhà nào hay đi lễ thường xuyên. Nó
còn chả phải dân Hy Lạp. Nó xuất hiện ở nhà thờ đúng vào ngày hôm đó rồi không bao giờ
quay lại, và dường như chỉ tồn tại cho một mục đích duy nhất là làm bà bô tôi đổi ý. Trong
phòng vệ sinh, con bé cởi ngay cái áo đang bốc hơi ra còn Tessie thì mang khăn ướt tới.
“Con có sao không cưng? Có bị bỏng không?”
“Thằng đó vụng về thế không biết,” con bé nói.
“Ừ. Chuyện gì nó cũng dính vào.”
“Bọn con trai thật bất trị.”
Tessie mỉm cười. “Vốn liếng từ của con cũng ghê nhỉ.”
Nghe lời khen này con bé cười toét miệng. “ ‘Bất trị’ là từ yêu thích của con. Anh trai

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 53


con rất bất trị. Tháng trước con mê từ ‘lằng nhằng’. Nhưng ta không dùng được từ ‘lằng
nhằng’ trong nhiều trường hợp. Nghĩ cho kỹ thì nhiều thứ không thể nào dùng từ lằng
nhằng được.”
“Con nói đúng,” Tessie vừa cười vừa nói. “Nhưng bất trị thì dùng đâu cũng được cả.”
“Cô nói quá chuẩn luôn,” con bé nói.

Hai tuần sau. Chủ nhật lễ Phục sinh năm 1959. Việc trung thành bám trụ vào lịch
Julius(1) một lần nữa lại khiến nhà tôi lạc nhịp với toàn bộ khu dân cư chung quanh. Chủ
nhật hai tuần trước, anh tôi ngó bọn trẻ con hàng xóm đi săn trứng đủ màu trong bụi cây.
Anh nhìn bạn bè ăn đầu thỏ bằng sô cô la và nốc cả vốc kẹo dẻo vào cái mồm tuyền răng
sâu. (Đứng dòm từ cửa sổ, ông anh trai không muốn gì hơn là được tin một vị Chúa người
Mỹ sống lại đúng ngày.) Đến tận hôm qua Chương Mười Một mới được phép nhuộm
trứng, mà rồi chỉ được mỗi một màu đỏ(2). Khắp nhà trứng đỏ ánh lên dưới những tia nắng
dài ngày hạ chí. Trứng đỏ đầy ụp trong đống bát trên bàn ăn. Chúng treo trong túi nhỏ trên
những khung cửa. Chúng nằm khắp bệ lò sưởi và được nướng thành ổ bánh mì tsoureki
hình thánh giá.
Nhưng lúc này là chiều muộn; cả nhà đã ăn tối xong. Còn ông anh tôi thì đang cười
mỉm. Bởi vì bây giờ tới phần trong lễ Phục sinh của Hy Lạp mà anh mê hơn trò săn trứng
với kẹo dẻo: chơi chọi trứng. Cả nhà quây quần ở bàn ăn. Cắn môi, Chương Mười Một
chọn một quả trứng trong bát, săm soi rồi bỏ lại. Anh chọn quả khác. “Quả này trông được
đây,” Milton vừa nói vừa chọn trứng. “Cứng như đá nhé.” Milton giơ quả của mình lên.
Chương Mười Một lăm le tấn công. Đúng lúc đó bà bô bỗng vỗ lên lưng ông bô.
“Đợi tí nào Tessie. Bố con anh đang chọi trứng mà.”
Bà đập vào lưng ông mạnh hơn.
“Sao thế?”
“Nhiệt độ cơ thể em.” Bà ngập ngừng. “Tăng sáu phần mười rồi.”
Bà dùng cái cặp nhiệt độ đã được ít lâu. Đây là lần đầu tiên ông bô tôi nghe chuyện
này.
“Bây giờ á?” ông thì thầm. “Chúa ơi, Tessie, em chắc chứ?”

1. Tín đồ Chính thống giáo theo lịch Julius (do Julius Caesar đặt ra trước Công nguyên) nên ngày Phục sinh khác với
tín đồ Công giáo theo lịch Gregorius hay còn gọi là lịch Tây.
2. Có rất nhiều lý giải cho nguồn gốc tập tục này của Chính thống giáo: màu đỏ là màu máu trên thánh giá mà Chúa
Jesus bị đóng đinh để cứu chuộc loài người, hoặc trứng đỏ tượng trưng cho ngôi mộ đá trống rỗng mà Chúa phục
sinh, hoặc từ câu chuyện Mary Magdalene là người đầu tiên phát hiện ra chúa Jesus phục sinh trong mồ đã đi đến
báo cho hoàng đế La Mã, ông này không chịu tin và bảo chỉ tin nếu trứng trong rổ bên cạnh biến thành màu đỏ, và
ngay lập tức trứng chuyển sang màu đỏ.

54 Z Z Z REVIEW
“Em chả biết. Anh bảo em canh khi nào nhiệt độ tăng lên nên em đang bảo với anh là
tăng lên sáu phần mười độ rồi.” Đoạn hạ thấp giọng, “Với cả đã mười ba ngày kể từ lần cuối
cái mà anh biết là cái gì rồi đấy.”
“Nào bố,” Chương Mười Một nài nỉ.
“Tạm dừng,” Milton bảo. Ông bỏ trứng vào gạt tàn. “Trứng của tôi đấy nhé. Không ai
được đụng vào cho tới khi tôi quay lại đâu đấy.”
Trên lầu, tại phòng ngủ chính, ông bà bô hoàn thành nhiệm vụ.
Sự ngượng nghịu tự nhiên của một đứa trẻ ngăn tôi không tưởng tượng chi tiết cảnh
đó. Chỉ có thế này: sau khi xong xuôi, như thể chốt hạ, ông bô nói, “Thế chắc là ổn.” Hóa
ra ông đúng thật. Đến tháng Năm, Tessie phát hiện mình có thai, thế là quá trình chờ đợi
bắt đầu.

Sáu tuần tuổi tôi có mắt với tai. Được bảy tuần tuổi thì có mũi, cả môi nữa. Cơ quan
sinh dục ngoài bắt đầu hình thành. Hoóc môn bào thai, nhận tín hiệu từ nhiễm sắc thể, ức
chế các ống Müllerian, kích thích các ống Wolffian. Khi papou(1) đặt tay lên bụng bà bô bảo,
“Đứa thứ hai may mắn nhé!” thì hai mươi ba cặp nhiễm sắc thể tiếp hợp rồi trao đổi đoạn,
quay tít cái cò quay roulette. Sắp xếp theo đoàn, gen của tôi thực thi mệnh lệnh nhận được.
Tất cả trừ hai đứa - một cặp vô lại - hay là nhà cách mạng, tùy quan điểm của bạn - lỉnh đi
trên nhiễm sắc thể số 5. Cùng nhau, chúng rút mất một enzyme, tức là làm một loại hoóc
môn bị ngừng sản xuất, tức làm đời tôi trở nên rắc rối.
Trong phòng khách, cánh đàn ông đã thôi bàn chuyện chính trị mà chuyển sang cá độ
xem đứa con sắp ra đời của Milt là giai hay gái. Ông bô tôi rất tự tin. Hai mươi tư tiếng sau
hành động đó, nhiệt độ cơ thể bà bô tăng lên thêm hai phần mười nữa, chứng tỏ trứng sắp
rụng. Đến lúc đó tinh trùng trai đã mệt bở hơi tai phải bỏ cuộc. Tinh trùng gái, như bọn
rùa, thắng cuộc đua. (Tại thời điểm đó Tessie đưa cho Milton cái cặp nhiệt độ và bảo bà
không bao giờ muốn nhìn thấy nó nữa.)
Tất cả những chuyện này dẫn tới cái ngày Desdemona đung đưa cái thìa trên bụng bà
bô tôi. Hồi đó thì làm gì đã có siêu âm; bói thìa là ngon nhất rồi. Desdemona khom người.
Căn bếp im phăng phắc. Các chị em cắn môi dưới, nhìn, đợi. Phút đầu tiên, cái thìa không
hề nhúc nhích. Tay Desdemona run rẩy và sau vài giây dài dằng dặc, bà Lina giữ nó đứng
yên. Cái thìa xoay xoay; tôi đạp đánh phốc; bà bô rú lên. Rồi, đủng đỉnh, bị một cơn gió
không ai cảm thấy đẩy đi, theo cái kiểu Cầu cơ siêu nhiên bí hiểm, cái thìa bạc bắt đầu di
chuyển, đánh mình, thoạt tiên là một vòng tròn nhỏ nhưng quỹ đạo dần dần thành hình ê

1. Tiếng Hy Lạp: ông.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 55


líp cho đến khi đường đi ẹp lại thành một đường thẳng tắp từ cái lò đến ghế dài. Nói cách
khác là từ Bắc tới Nam. Desdemona kêu lên, “Koros(1)!” Thế là những tiếng hét “Koros,
koros” rộ lên khắp phòng.
Đêm hôm đó, ông bô bảo, “Hai mươi ba lần đúng liên tục rồi thì ắt hẳn lần tiếp theo
trật lất. Lần này mẹ sai đứt rồi. Tin anh đi.”
“Nhỡ là con trai em cũng chả buồn đâu,” bà bô đáp. “Thực lòng ấy. Miễn nó khỏe
mạnh, đầy đủ chân tay.”
“ ‘Nó’ nó cái gì. Em đang nói về con gái anh đấy.”

Một tuần sau Năm mới tôi ra đời, vào ngày 8 tháng Giêng, năm 1960. Trong phòng
đợi, chỉ có độc những điếu xì gà cột nơ hồng(2), ông bô tôi hét lên, “Quá chuẩn!” Tôi là con
gái. Dài nửa mét. Nặng ba cân ba.
Cũng đúng vào ngày 8 tháng Giêng năm đó, ông nội bị đột quỵ lần đầu tiên trong
chuỗi mười ba cú. Bố mẹ tôi khi hối hả lao vào viện đã làm ông tỉnh giấc, vì thế ông ra
khỏi giường xuống lầu pha cà phê. Một tiếng sau, Desdemona phát hiện ông nằm trên sàn
bếp. Mặc dù các chức năng thần kinh không hề bị ảnh hưởng, sáng hôm đó, khi tôi cất
tiếng khóc chào đời ở bệnh viện Phụ nữ, papou của tôi không còn nói được nữa. Theo như
Desdemona, ông nội ngất quỵ ngay sau khi lật úp tách cà phê để đọc vận may qua bã.

Khi biết tin tôi là trai hay gái, chú Pete không chịu nhận bất kỳ lời chúc mừng nào.
Không có phép lạ gì ở đây cả. “Với cả,” chú đùa, “Milt làm từ a tới z cơ mà.” Desdemona trở
nên nghiêm nghị. Đứa con trai sinh ra ở Mỹ của bà đã đúng, và với cú thất bại mới toanh
này, cố hương, mà bà vẫn nỗ lực sống ở đó mặc cho cách xa bốn ngàn dặm và ba mươi tám
năm trời, lùi thêm một nấc nữa. Tôi chào đời đánh dấu kết thúc màn đoán giới tính trẻ con
của bà và khởi đầu cho quá trình tụt dốc dài dặc của chồng bà. Mặc dầu thỉnh thoảng cái
hộp tằm có tái xuất, nhưng cái thìa bạc không còn là bảo vật được nằm trong hộp nữa.
Tôi được lôi ra, đét đít, và xịt nước tắm rửa, đúng theo trật tự đó. Họ bọc tôi trong
chăn rồi đặt nằm giữa sáu bé sơ sinh khác, bốn trai, hai gái, tất cả bọn nó, không giống tôi,
đều được đeo thẻ ghi chính xác. Chuyện này nghe thì phi thực nhưng tôi nhớ rất rõ: những
đốm sáng chầm chậm tràn vào làm bừng sáng màn tối.
Ai đó đã mở mắt tôi ra.

1. Tiếng Hy Lạp: con trai.


2. Xì gà cột nơ hồng, báo hiệu sinh con gái (theo phong tục một số nước phương Tây).

56 Z Z Z REVIEW
Những vọng âm nằm ngủ:
Cái gì còn tiếp?
Trạch Nam

T
hật khó có một định nghĩa để miêu tả chính xác về cuộc chiến
diễn ra trên lãnh thổ Đông Dương trong giai đoạn từ 1955
đến 1975. Tính chất phức tạp của những bên tham gia, vì
những mục đích và động cơ khác nhau trong từng thời kỳ đã khiến
các nhà quân sự cho ra đời biết bao cách gọi cho cuộc chiến tranh mà
truyền thông đại chúng của nước CHXHCN Việt Nam hiện nay chỉ
sử dụng duy nhất một cái tên “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Nhưng đâu chỉ có vậy, dường như với từng thân phận người lỡ bị cuốn
trôi trong vòng xoáy của cuộc chiến tranh ấy lại có những danh từ, câu
chuyện riêng về 20 năm không ngớt tiếng súng này. Điều đó lý giải vì

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 57


sao, cuộc chiến tranh chỉ dừng lại ở một bán đảo heo hút trong khu vực Đông Nam Á lại
có thể là nguồn cảm hứng, chủ đề cho nhiều tác phẩm văn chương tại nhiều quốc gia xa xôi
khác. Và nó tiếp tục là đề tài cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của nhà văn trẻ Trọng Khang có
nhan đề Những vọng âm nằm ngủ.

Cũng như Mộ phần tuổi trẻ - cuốn tiểu thuyết đầu tay của Trọng Khang, Những vọng
âm nằm ngủ tiếp tục lấy đề tài và bối cảnh Đông Dương, cụ thể là miền Nam Việt Nam
trong giai đoạn nảy lửa nhất của cuộc chiến tranh trên bán đảo này (1968-1975). Tuy
nhiên khác với đội ngũ nhà văn thế hệ trước ở cả hai bên chiến tuyến, những chủ đề lớn
trong Mộ phần tuổi trẻ và giờ đây là Những vọng âm nằm ngủ không xoay quanh thân phận
của những con người phải đối mặt với sự sống và cái chết trên các mặt trận nảy lửa. Tham
vọng thoát khỏi những tiểu thuyết về chiến tranh Đông Dương 1955-1975 xưa cũ của
Trọng Khang được thể hiện ngay từ cách đặt nhan đề cho hai cuốn tiểu thuyết của mình.
Thay vì gọi tên cuốn sách bằng những “keyword” như Nỗi buồn chiến tranh, Biên bản chiến
tranh 1-2-3-4.1975, Lính trận hoặc bằng những địa danh, thời gian ám ảnh như Quảng
Trị 1972, Bảy ngày ở Quảng Trị, Trọng Khang lại lựa chọn hai tên gọi Mộ phần tuổi trẻ và
Những vọng âm nằm ngủ, những nhan đề gợi tưởng đến những tiểu thuyết mang đề tài đô
thị của nhiều cây bút trẻ hiện nay. Mong muốn phá cách của Trọng Khang trong Những
vọng âm nằm ngủ còn thể hiện trong việc tác giả mô phỏng cuốn tiểu thuyết này như một
vở kịch do Thượng Đế làm đạo diễn với dàn diễn viên là toàn thể Nhân Loại. Chính vì
vậy, có thể nói Những vọng âm nằm ngủ là một tiểu thuyết xếp vào loại có ít “mùi máu” và
“khói súng” so với các tiểu thuyết chung đề tài. Thay vào đó, cuốn tiểu thuyết này tập trung
vào những “vi sử” vốn ít được các nhà văn có kinh nghiệm và trải nghiệm về chiến tranh
quan tâm hay nhắc tới: thân phận của những công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam, cuộc đời của
những tình báo nhị trùng dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, kết cục của tình yêu dị chủng
Hoa Kỳ-Việt Nam, cuộc sống của những nữ thuyền nhân và trẻ em trong thời kỳ hậu chiến
vv. Tất cả chúng được bao trùm trong một chủ đề lớn là Những nguyên nhân thất bại của
Việt Nam Cộng Hòa và số phận công dân trên lãnh thổ này. Các chủ đề trên, vốn lạ lẫm đối
với văn chương Việt Nam về đề tài chiến tranh hiện đại, đã được tác giả gửi gắm và truyền
tải qua 250 trang tiểu thuyết được tường thuật dưới nhiều góc nhìn cũng độc đáo không
kém: Sylvia Milosz - nữ phóng viên Hoa Kỳ từng được hai giải Pulitzer ngẫu nhiên, K -
nhà báo và điệp viên của Bắc Việt, Tuấn - cựu quân nhân và tình báo Bắc Việt, văn bản ghi
âm lời kể từ 8 người phụ nữ Mỹ, Việt Nam và người kể giấu mặt ở ngôi thứ ba.

Mang nhiều dự định, ý tưởng cách tân vào trong Những vọng âm nằm ngủ, nhưng
thực tế cuốn tiểu thuyết của Trọng Khang không phải là tác phẩm khó đọc và cảm nhận.

58 Z Z Z REVIEW
Cốt truyện của tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời của nữ phóng viên Sylvia Miloz, qua chính
tự sự từ thời điểm nàng đến miền Nam Việt Nam đến khi trở thành một bà lão tóc bạc sống
trong niềm nuối tiếc ký ức. So với những phụ nữ Hoa Kỳ đồng trang lứa có mặt tại Việt
Nam mà điển hình là nhân vật Lily, cuộc đời của nữ phóng viên Sylvia có thể xem là viên
mãn với nhiều thành công khiến những người đồng nghiệp nam cũng phải ghen tỵ. Nhờ
may mắn, như Sylvia thừa nhận, nàng đã giành được giải thưởng Pulitzer từ một bức ảnh
ngẫu nhiên ghi lại sự khốc liệt từ cuộc chiến. Khác với nhiều người Hoa Kỳ và đồng minh
của họ, Sylvia rời Sài Gòn với sự vinh quang và một thân thể lành lặn. Sau 50 năm (?)(1),
cuộc sống yên bình của người phụ nữ 68 tuổi đột nhiên bị đánh thức bởi một người phụ
nữ Việt Nam bí ẩn. Quá khứ với những nỗi đau chưa từng hé lộ của Sylvia từng bước được
lật mở qua chuyến hành trình... đến Paris. Hóa ra, bà lão “ăn thời gian”(2) - một người đàn
bà bị lãng quên giữa lòng Paris lại nắm giữ biết bao kỷ niệm đẹp và buồn về ba người đàn
ông từ miền Nam Việt Nam. Ba người đàn ông trưởng thành từ ba văn hóa xa lạ trên mảnh
đất Việt Nam và Hoa Kỳ, tình cờ liên quan với nhau trong mối quan hệ đan xen giữa ba thứ
tình cảm phức tạp nhất trần đời: tình yêu, tình thương và tình dục. Đó là K(3), một người
đàn ông sinh ra vào thập niên 20 của thế kỷ trước, hấp thụ nền văn minh Pháp và văn hóa
Bắc Kỳ, có mối tình đầu với nữ tu Maria Nguyễn Xuân Khương, nhưng lựa chọn thành kẻ
vô thần khi làm tình báo cho Bắc Việt dưới lớp vỏ là phóng viên tờ báo TP của chế độ Sài
Gòn. Đó là Tuấn (Lê Anh Tuấn hay Nguyễn Niệm Khương), một anh hùng của quân lực
Việt Nam Cộng hòa, con trai của một tình báo Bắc Việt. Mặc dù sống và lớn lên dưới chế
độ Việt Nam Cộng hòa nhưng Tuấn cũng trở thành tình báo chống lại chính phủ này(4).
Người đàn ông Việt Nam cuối cùng xuất hiện trong đời Sylvia là Tàn Kiếm, một đứa trẻ lai
lớn lên và trưởng thành trên đất nước Hoa Kỳ và Canada. Ngoài cái tên Việt Nam(5) mang
ý nghĩa bại trận, Tàn Kiếm gần như không còn mối liên hệ với quê hương. Cậu có mái tóc

1. Tôi đánh dấu ? trong đoạn viết này vì tác giả sử dụng các mốc thời gian không thống nhất trong tiểu thuyết Những
vọng âm nằm ngủ. Chúng tôi chưa hiểu đây có là chủ ý của tác giả hay không.
2. Từ dùng của Trọng Khang trong Những vọng âm nằm ngủ, tr 235.
3. Khi nhìn thấy bia mộ Maria Nguyễn Xuân Khương (1932-2015) người tình đầu của K, Sylvia cho rằng có sự nhầm
lẫn vì nàng không thể ngờ K nhiều tuổi như vậy. Tuy nhiên, thực tế tác giả đã cung cấp một chi tiết khác khá thú vị về
nhân vật này. K chơi thân với Hổ (một nhân vật được xây dựng dựa trên hình mẫu của nhà thơ Trần Dần). Hổ cũng như
Trần Dần có liên quan đến vụ Nhân văn - Giai phẩm.
4. Giống với quan điểm của nhiều nhà văn đương đại, nhất là thế hệ nhà văn khoác áo lính, sinh sống và viết văn tại
Việt Nam, Trọng Khang nhìn nhận sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa là một hậu quả tất yếu xuất phát từ sự yếu kém
của chính quyền, nạn tham nhũng, tranh giành quyền lực và những công dân không có ý chí chiến đấu với kẻ địch.
5. Tàn Kiếm: là tên một nhân vật kiếm khách trong phim Anh hùng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Không biết ngẫu
nhiên hay xếp đặt, Trọng Khang lấy tên kiếm khách này đặt cho nhân vật nam của mình. Cả trong tiểu thuyết của
Khang và bộ phim của Trương Nghệ Mưu, cả hai nhân vật này đều tượng trưng cho hình ảnh của những kẻ mất quê
hương, không còn hy vọng phục quốc.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 59


vàng, sản phẩm của người cha Hoa Kỳ nào đó, không thể nói sõi ngôn ngữ mẹ đẻ. Sự thăng
trầm trong cuộc sống của K, Tuấn và Kiếm dường như được tác giả xếp đặt như sự thay
đổi trong quyền lực nam giới trong xã hội miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975. Họ
mang trong mình một tinh thần yếu ớt cùng nỗi cô đơn không thể lấp đầy. Họ bị đẩy vào
một cuộc chiến tranh phi nghĩa, phục vụ cho một chế độ mà họ không hề tin tưởng, muốn
sát cánh dưới màu cờ ấy. Họ lén lút, bí mật tham gia lực lượng đối phương, nhưng không
hiểu chính xác mình đang phục vụ cho thế lực nào. Những người đàn bà Việt Nam mà họ
quen biết không hề quan tâm đến điều đó. Chỉ Sylvia là người duy nhất gặp gỡ, cảm thông,
thương xót và nâng niu cho những tâm hồn mỏng manh ẩn giấu trong từng vỏ bọc cứng
rắn và kiêu hãnh.
Điểm nổi bật trong Những vọng âm nằm ngủ của Trọng Khang chính là việc tường
thuật phần lớn nội dung câu chuyện dưới góc nhìn của Sylvia Milosz. Có thể nói, đây là
một trong số ít những tiểu thuyết về lịch sử Việt Nam, của tác giả trẻ Việt Nam được viết
dưới giọng kể và góc nhìn từ một nhân vật ngoại quốc(1). Trong Những vọng âm nằm ngủ,
Trọng Khang đã cố gắng đặt Sylvia trong một so sánh kép: sự khác biệt giữa quan niệm sống
của Sylvia với Lily, sự khác biệt giữa góc nhìn của Sylvia với phụ nữ Việt Nam về đàn ông.
Lily được Trọng Khang xây dựng như một hiện thân trái ngược của Sylvia. Cô nữ sinh trẻ
cũng như nhiều “mầm xanh” phương Tây nhanh chóng bị héo úa, suy đồi và lụi tàn trong
môi trường Đông Dương khắc nghiệt. Lily có nhiều điểm tương đồng với những nhân
vật nữ phương Tây trong các tiểu thuyết về Đông Dương. Nàng sống nhanh, gấp gáp với
những quan niệm hiện sinh tiêu cực, vấp ngã trước những thực tế trần trụi giữa một không
gian xô bồ và hỗn loạn Á - Âu. Tự tử là lựa chọn của Lily như một hệ quả tất yếu khi nàng
biết mình mang thai, một sinh thể chẳng có hy vọng gì vào tương lai trừ việc thừa hưởng
nỗi bất an của mẹ. Ở chiều kích đối lập, Sylvia lại là một phụ nữ khát sống. Sự khát sống
thể hiện ngay từ quan điểm của nàng khi bỏ lại bà mẹ đẻ của Toại: “Tôi đã trung thành với
cái gọi là lòng ham sống trong tôi. Tôi héo hắt vì nỗi sợ hãi mình lại ít tính người như vậy,
nhưng cái phần lý tính trong tôi mạnh hơn, bà ta đã chết còn tôi vẫn sống, khác nhau chứ,
bà ta đã đã già, đã sống đủ, còn tôi thì còn trẻ, còn biết bao nhiêu thứ đang chờ tôi, còn K,
còn những đứa con của chúng tôi, còn những giấc mơ của chúng tôi” (sdd, tr56).
Dưới góc nhìn của Sylvia và những người phụ nữ Việt trong Những vọng âm nằm
ngủ, hình ảnh người đàn ông Việt, cụ thể là tầng lớp thanh niên, trung niên dưới chế độ
Sài Gòn hiện ra một cách đầy lạ lẫm và khác biệt so với những gì văn chương miền Nam

1. Tuy nhiên xu hướng này có thể sẽ phát triển trong một vài năm tới. Trong sự đọc và kiến văn hẹp của mình, tôi xin
giới thiệu hai cuốn sách Thiên hạ chi vương và Ngoài bờ đông là Mặt trời của Trường An.

60 Z Z Z REVIEW
mô tả. Những người phụ nữ bản xứ dưới ngòi bút của Trọng Khang dường không thể hiểu
hành động của đám đàn ông. Hay chính xác hơn trong tiểu thuyết của Trọng Khang, người
đàn bà Việt chẳng bao giờ bất ngờ với hành động của người cha, người chồng và con trai
mình. Tình cảm của Nguyễn Thị Nga dành cho chồng chỉ đơn giản trong câu văn ngắn:
“nói chung thì tôi phải sống để đợi chồng tôi về, anh ấy không còn ai ngoài tôi cả” (sdd, tr
127). Tô Đĩnh Chi, một tiểu thương thì khẳng định “chồng tôi là một thằng vô dụng” (sdd,
tr 127). Ngay cả một người phụ nữ được Khang mô tả với lòng nhân ái như nhân vật y tá
Ngô Ngọc Diệu cũng khiến người đọc phải bất ngờ... vì sự bỏ mặc Tàn Kiếm - đứa trẻ xa lạ
mà cô từng hy sinh thân mình để cưu mang như con đẻ. Sự hiểu đàn ông của Diệu và đại
bộ phận phụ nữ Việt Nam được miêu tả trong tiểu thuyết cũng giống như hình ảnh cô giở
sách, đọc kinh Phật: “em học thuộc lòng rồi, chỉ là nhìn đọc riết quen thôi” (sdd, tr 163).
Đại diện tiêu biểu nhất về sự bao dung và bỏ mặc những người đàn ông sống và giết nhau
trên mảnh đất này trong Những vọng âm nằm ngủ có lẽ là nữ tu Nguyễn Xuân Khương.
Một người phụ nữ dành cả đời để sám hối, tôn thờ một người đàn ông vô hình, dung chứa
bao đứa con của kẻ khác nhưng lại... bỏ quên, không hề quan tâm đến cuộc sống của mối
tình duy nhất trong cuộc đời mình. Như vậy, trong Những vọng âm nằm ngủ, người phụ
nữ Việt chấp nhận sự vô hình của cánh đàn ông. Người phụ nữ Việt, trong tiểu thuyết
của Khang coi chiến tranh là một thứ xa lạ, ở ngoài kia, cuốn theo người đàn ông của họ,
nhưng chưa bao giờ thực sự tìm kiếm người mình yêu thương. Họ chấp nhận hình dung
những người đàn ông của họ chỉ đơn giản đang có mặt trên chiến trường, trong nhà lao
hoặc bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam này. Trái ngược lại với suy nghĩ của phụ nữ
Việt được thể hiện trong cuốn sách, Sylvia luôn cố gắng tìm “câu trả lời” cho thân phận của
những người đàn ông bước qua đời mình. Nàng cũng là người phụ nữ duy nhất đối thoại
với những người đàn ông trong Những vọng âm nằm ngủ cho dù nỗ lực ấy chỉ mang đến sự
thất bại. Trả lời Sylvia về đời mình, K chỉ đáp: “(Chuyện đời anh) chẳng có gì để kể” (sdd,
tr106). Tàn Kiếm nói về nỗi buồn của mình bằng một câu ngắn ngủi: “Cô không hiểu
được đâu” (sdd, tr151). Còn Tuấn, câu trả lời chỉ là một chữ “không” tròn trịa. Thế nhưng
Sylvia chưa bao giờ bỏ cuộc để lặng im và thấu hiểu. Khác với người bạn Lily, một thiếu nữ
yếm thế, mang nặng một bản năng chết, Sylvia dù không có được mái ấm, bên người đàn
ông và những đứa con của đời mình, nhưng chưa bao giờ nguôi hy vọng về một cuộc sống
viên mãn. Như vậy, 10 người kể chuyện, mười góc nhìn còn lại chỉ là những mảnh ghép bổ
sung thông tin cho mạch truyện chính của tác phẩm, nhưng không tạo ra sự mâu thuẫn,
xung đột, đối lập trong Những vọng âm nằm ngủ. Trong nhiều trường hợp, chúng còn trở
thành những chi tiết thừa thãi khiến tác phẩm dài dòng, nếu không muốn nói là rối rắm
bởi các tình tiết ngoại truyện.
Sau hai năm, kể từ khi cuốn tiểu thuyết đầu tay Mộ phần tuổi trẻ ra mắt độc giả cả

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 61


nước, những ưu điểm về cốt truyện, nhân vật của cuốn sách này tiếp tục được Trọng Khang
thể hiện trong Những vọng âm nằm ngủ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những sai sót, hạn chế
của Trọng Khang từ cuốn sách trước vẫn tiếp tục tồn tại. Như căn bệnh mà một số nhà văn
trẻ thường gặp, Trọng Khang dường như bị choáng ngợp trước sự ngồn ngộn của kiến thức
tư liệu, sách vở, phim ảnh lịch sử. Hệ quả là thay vì chắt chiu, bồi đắp các chi tiết, Trọng
Khang lại biến cuốn sách của mình thành những “tạp âm ồn ào”. Sự tham lam chi tiết, giọng
văn ấy được Trọng Khang khoe mẽ công khai tại trang 247 của cuốn sách khi liệt kê tên
tuổi tới 13 nghệ sĩ (diễn viên lồng tiếng) mà anh chịu ảnh hưởng trực tiếp trong cuốn sách.
Trong 250 trang tiểu thuyết, Khang cất công xây dựng nhiều chủ đề... nhưng vì nhiều lý do
khác nhau anh gần như không đầu tư hay thậm chí bỏ quên chúng. Trong đó, chủ đề Thiên
Chúa giáo và đức tin con người được thể hiện ngay trang viết đầu tiên của Khang “Kịch
bản và đạo diễn Thượng Đế” được thể hiện một cách mờ nhạt, sơ sài. Thay vào đó, anh mải
mê lồng ghép Phật giáo và Ấn Độ giáo như thể muốn biến cuốn sách thành Cuộc đời của
Pi hay một thứ lý thuyết tam giáo đồng nguyên kiểu Trọng Khang thay vì một cuốn Out of
Indochina do Sylvia viết. Chủ đề tình yêu dị chủng của Khang chưa thoát khỏi những ảnh
hưởng của Marguerite Duras khiến cuốn sách mỏng thừa mứa những trường đoạn miêu tả
tình yêu, tình dục, nhưng ít ảnh hưởng đến sự phát triển mạch truyện. Hệ thống nhân vật
trong Những vọng âm nằm ngủ tuy đông đảo nhưng thiếu sự đa dạng, tinh tế. Hai nhân vật
nam trong tác phẩm là K và Tuấn là hai hình bóng trùng lặp, không có tích cách riêng biệt.
Trong đó, Tuấn gần như bị tác giả lãng quên cho dù nhân vật này là kẻ ám sát K trong con
hẻm tối tăm ngày 30-4-1975 (sdd, tr 226). Không chỉ lạc lối trong hệ thống chủ đề và nhân
vật, tiểu thuyết của Khang dường như cũng “mất tích” trong bối cảnh, thời gian của mình.
Thời gian tiểu thuyết Những vọng âm nằm ngủ kéo dài từ đầu thế kỷ XX đến thập niên thứ
hai của thế kỷ XXI với quá nhiều sự kiện thừa thãi, trong khi các dấu mốc quan trọng trong
đời Sylvia: 1968, 1975, 2015 lại không được mô tả kỹ lưỡng, chặt chẽ. Không gian chủ yếu
của Những vọng âm nằm ngủ là Sài Gòn và Hoa Kỳ gắn liền với cuộc sống của Sylvia, nhưng
Trọng Khang lại lan man mô tả Paris, Hà Nội để rồi mắc sai sót trong việc liệt kê, giới thiệu
địa danh. Nói về phố cổ Hà Nội trước năm 1945, Khang tung ra hàng loạt những tên phố
khiến người đọc không khỏi phì cười: Phố Lương Văn Can, Phố Lương Ngọc Quyến, Phố
Nguyễn Thiện Thuật, Phố Văn Cao vv. Trong đó, một người có kiến thức lịch sử trung bình
cũng có thể suy đoán được Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Nguyễn Thiện Thuật -
những kẻ thù của người Pháp không thể được đặt tên phố dưới thời thực dân cai trị (Văn
Cao thì đương nhiên là không vì ông mất năm 1995). Những tạp âm như vậy vô hình trung
chắc chắn sẽ tạo ra những phê bình nảy lửa như hiện tượng từng diễn ra khi Mộ phần tuổi
trẻ được xuất bản.
So với Mộ phần tuổi trẻ nói riêng và các tiểu thuyết lịch sử về cuộc chiến tranh Đông

62 Z Z Z REVIEW
Dương lần thứ hai được xuất bản trong thời gian gần đây, Những vọng âm nằm ngủ là một
tiểu thuyết nhiều sáng tạo (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), nhất là trong bối cảnh văn
chương Việt về đề tài chiến tranh chỉ rộ lên những ấn phẩm phi hư cấu nơi yếu tố hiện thực
được vinh danh, đề cao nhưng cũng đáng ngờ hơn bao giờ hết như các tiểu thuyết chiến
tranh Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75, Quảng Trị 1972 hay nhật ký chiến trường như Đặng
Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi. Thế nhưng, cũng như Mộ phần tuổi trẻ, Những vọng âm
nằm ngủ thiếu những yếu tố cần thiết để trở thành các tiểu thuyết hay vì bộc lộ sự thiếu hụt
một nền tảng kiến thức chắc chắn, sự non tay trong cách triển khai chủ đề. Sau những góc
nhìn, cảm nhận được Khang phô ra như các món đồ khai vị tinh tế trong phần đầu Những
vọng âm nằm ngủ, bàn tiệc văn chương của anh chẳng còn lại điều gì ngoài sự trống rỗng
và nuối tiếc. Và thứ duy nhất khiến ta hy vọng trong cuốn sách này hóa ra lại là hai chữ đơn
giản “CÒN TIẾP”.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 63


Nhuận dịch ảnh hưở ng thế nào
đến việc phổ biến sách kinh điển
nước ngoài ở Trung Quốc
Dịch giả Trung Quốc được trả công cực kỳ ít ỏi, và bằng chứng nằm ở sách in.
(Nguyên bản tại http://www.sixthtone.com/news/1000635/how-translation-wages-
affect-the-popularity-of-foreign-classics)
Diêu Lệ Thanh / Zét Nguyễn dịch

Hai năm trước, sau khi tốt nghiệp ở Pháp, tôi về Trung Quốc tìm được việc làm biên
tập các bản dịch văn học dịch từ tiếng Pháp. Vốn là người mê văn chương, tôi vô cùng sung
sướng khi tìm được một nghề vừa tiện cho cuộc mưu sinh mà lại được làm việc mình yêu
thích nhất. Ngặt nỗi, tôi chẳng hề hay biết rằng cái thực tế tàn nhẫn và nhọc nhằn khi làm
việc cho một nhà xuất bản sẽ khiến tôi hao mòn cả về tinh thần lẫn thể chất.
Đối với việc dịch thuật các tác phẩm văn học nước ngoài thì chất lượng bản dịch là vô
cùng quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng dịch văn học ở Trung Quốc khiến công việc biên
tập viên của tôi khác xa với những gì tôi mong đợi. Ở Trung Quốc, dịch văn học hiếm khi
được trả cao: dịch giả dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Trung thường chỉ được nhận khoảng
70-80 nhân dân tệ/1000 từ (tương đương khoảng 240-280 ngàn đồng tiền Việt), dịch giả
tiếng Anh thậm chí còn kiếm được ít hơn. Như thể mức nhuận dịch ít ỏi như vậy còn chưa
đủ lố bịch, còn có luật rằng nếu cứ khi nào phí thanh toán cho dịch giả cho một dự án mà
vượt quá ngưỡng 800 tệ (khoảng 2,8 triệu đồng), thì nhà xuất bản sẽ trừ đi 20% tiền thuế.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi rất ít dịch giả giỏi, có trình độ cao chịu dịch với tiền thù lao rẻ
mạt như vậy.
Để làm cầu nối thu hẹp khoảng cách mênh mông giữa hai hệ ngôn ngữ Á và Âu, người
dịch phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng do mức thù lao còm cõi, nhiều
dịch giả dịch rất ẩu. Nhiều người không chỉ không chịu thay đổi cấu trúc của văn bản gốc
cho hợp với cú pháp và văn phong tiếng Trung, mà còn để lại vô vàn lỗi dịch cơ bản. Vì
thế chẳng ngạc nhiên gì lắm khi trang web điểm sách nổi tiếng nhất Trung Quốc, trang
Douban, đầy các bài phê phán các bản dịch tác phẩm nước ngoài sang tiếng Trung.
Trong tất cả các bản dịch sai những năm vừa qua, có lẽ lỗi dịch sai buồn cười nhất là
dịch nhầm tên những danh nhân văn hóa và lịch sử vĩ đại của Trung Hoa. Trong bản dịch
tiếng Anh tên và tác phẩm của các nhân vật lịch sử Trung Hoa thường được phiên âm theo

64 Z Z Z REVIEW
phương pháp cổ Wade-Giles, tức là phiên âm tiếng quan thoại bằng các ký tự Latinh - chứ
không phải dùng phương pháp bính âm (pinyin) theo chuẩn hiện nay. Hoặc, chẳng hạn
như trong trường hợp hai bậc hiền giả Trung Hoa Khổng Tử (Confucius) và Mạnh Tử
(Mencius), tên của họ đã được Latinh hóa để tiện hơn cho độc giả phương Tây. Mọi chuyện
còn rắc rối hơn khi tên một vài nhân vật lịch sử đã được dịch sang tiếng Anh theo cách phát
âm tên họ bằng tiếng Quảng Đông, chứ không phải tiếng quan thoại. Ngày nay, bất cứ sự
nhập nhằng do phiên âm nhiều lần qua các hệ ký tự khác nhau đều có thể được loại bỏ dễ
dàng chỉ bằng một cú tìm kiếm online nhanh gọn. Vậy mà trong vài bản dịch tác phẩm
nước ngoài, những cái tên Chiang Kai-shek (Tưởng Giới Thạch), Mencius (Mạnh Tử), và
Sun Tzu (Tôn Vũ) - mà tên gốc theo tiếng phổ thông là Jiang Jieshi, Meng Zi, and Sun Zi
- được chuyển ngược lại theo phương pháp bính âm, lại thành những cái tên rất nhảm nhí
là “Thường Khải Thân” (Chang Kai Shen), “Mạnh Tu Tư” (Meng Xiusi), và “Tang Thốt”
(Sang Zu).
Đôi khi dịch sai cũng có thể là do khả năng hạn chế trong việc đọc hiểu ngôn ngữ bản
gốc của dịch giả, nhưng thường thì là do đạo đức nghề nghiệp chứ không phải do trình
độ. Giảng viên ngoại ngữ ở các trường đại học ở Trung Quốc thường buộc phải dịch một
số lượng sách nhất định. Vì thế, rất nhiều giảng viên sẵn lòng cộng tác dịch với chúng tôi,
mặc dầu chúng tôi chỉ có thể trả mức thù lao rất khiêm tốn. Các bản dịch thử của các giảng
viên thường là đạt yêu cầu - nhưng đến khi chúng tôi đọc bản cuối thì thỉnh thoảng lại chết
điếng người vì chất lượng dịch vô cùng tệ hại.
Bởi lẽ một số giảng viên nhận dịch thuần túy là để hoàn thành nghĩa vụ, cho nên họ
chẳng buồn dụng công, thành ra bản dịch vừa thiếu sót vừa đầy rẫy lỗi. Bản dịch khiến
chúng tôi nhức đầu hơn cả, ấy là một lần chẳng may vớ phải sản phẩm của một bác giảng
viên đem chia cuốn sách ra làm nhiều phần cho sinh viên dịch. Bản dịch cuối cùng bác giao
cho chúng tôi hoàn toàn không thống nhất, không chỉ về phong cách viết tổng thể mà còn
ở các thuật ngữ cơ bản, chẳng hạn như cách dịch địa danh và tên người.
Thái độ ất ơ của các dịch giả trình độ kém còn khiến ta bực bội hơn nhiều so với chất
lượng bản dịch của họ. Trường hợp kinh khủng nhất mà tôi từng trải qua là chuyện một
chị dịch giả quyết định dịch một cuốn sách cho chúng tôi chỉ vì muốn đánh bóng sơ yếu lí
lịch để nộp đơn xin đi du học. Bản dịch ra tiếng Trung của chị gần như không tài nào hiểu
nổi - nhưng khi chúng tôi yêu cầu chị sửa các lỗi và chỉnh lại văn phong, chị từ chối thẳng
thừng, cãi rằng chị đã làm hết mức có thể rồi, và bây giờ nhiệm vụ của biên tập viên là phải
nai lưng ra mà biên cho bằng hết cái bản dịch thảm họa của chị. Chúng tôi chỉ còn mỗi cách
là trừ tiền dịch, và về cơ bản tôi đã phải dịch lại toàn bộ cuốn sách.
Mặc dù rất nhiều dịch giả cộng tác với chúng tôi có vẻ thờ ơ với chất lượng bản dịch,
nhưng biên tập viên chúng tôi thì lại phải luôn ý thức rất cao trong việc ràng buộc trách
nhiệm của mình với sản phẩm. Điều này có nghĩa cứ khi nào chúng tôi nhận phải một bản

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 65


dịch tệ là y như rằng chúng tôi buộc phải làm thêm giờ. Làm biên tập viên, mỗi ngày tôi
buộc phải biên tập và sửa hơn 10.000 từ - nhưng nếu phải sửa một bản dịch kém thì đây
là việc hoàn toàn bất khả. Tuy nhiên, các vị sếp của chúng tôi không hề quan tâm đến các
yếu tố ảnh hưởng, chẳng hạn như nhiệm vụ đang làm khó khăn thế nào; họ chỉ than phiền
chúng tôi làm việc chậm và không hiệu quả. Tôi chỉ còn mỗi cách là khi đi làm về vẫn phải
biên tập tiếp, rồi chẳng mấy chốc phải làm luôn cả buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần.
Giá được đồng lương tử tế thì công việc mệt mỏi và đầy áp lực này sẽ dịu bớt phần nào,
nhưng mức lương của biên tập viên ở Trung Quốc thì phải nói là thảm hại. Lương tháng
của biên tập viên mới vào nghề vào khoảng 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17,3 triệu đồng),
chỉ vừa đủ trang trải tiền thuê nhà ở ngoại ô Thượng Hải và ăn mặc tằn tiện. Kết quả là
nhiều người trở nên nản lòng: trong hai năm làm công việc này, tôi đã chứng kiến phần lớn
đồng nghiệp bỏ đi theo nghề khác.
Nhưng tại sao các công ty xuất bản lại trả cho dịch giả và biên tập viên thấp như vậy?
Tôi ngờ rằng thủ phạm chính là giá sách ở Trung Quốc quá rẻ. Tôi xin dùng hai ví dụ so
sánh quen thuộc nhất, một ly cà phê Starbucks ở Pháp và Trung Quốc đều có giá tương
đương nhau, khoảng 4 hay 5 đô-la Mỹ. Ở Trung Quốc, giá sách cũng tầm như vậy.
Tuy nhiên, ở Pháp một cuốn sách thường đắt gấp 3-4 lần một ly cà phê Starbucks.
Chẳng hạn bản dịch tiếng Pháp cuốn Bình Như, Mỹ Đường: Câu chuyện của hai ta, vừa mới
phát hành đây, được ngợi ca là một trong những cuốn sách đẹp nhất của Trung Hoa, bán
trên trang Amazon Pháp giá 23 euro (khoảng 620 ngàn đồng), trong khi bản gốc bán trên
Amazon Trung Quốc chỉ có 24,6 nhân dân tệ (85 ngàn đồng), hơn gấp 7 lần. Hơn nữa,
theo như chương trình Khảo sát cấp quốc gia về Văn hóa đọc lần thứ 14 của Trung Quốc
thì độc giả Trung Hoa chỉ muốn trả khoảng 14,42 nhân dân tệ, tức là khoảng 50 nghìn
đồng, cho một cuốn sách dày 200 trang.
Tôi khao khát muốn giới thiệu những tác phẩm văn chương xuất sắc nhất của nước
ngoài tới độc giả trong nước, nhưng tham vọng của tôi liên tục bị thực tế xuất bản đầy
bất hạnh ở Trung Quốc dập tắt. Giá sách rẻ mạt khiến cả dịch giả lẫn biên tập viên buộc
phải làm việc với mức thù lao thảm hại, và dưới điều kiện làm việc bất công như vậy, thật
khó lòng mà cải thiện chất lượng bản dịch. Hậu quả là các bản dịch tác phẩm văn chương
nước ngoài bị mang tiếng xấu với độc giả Trung Quốc, tạo nên cái vòng luẩn quẩn không
lối thoát. Tôi càng cảm thấy bất lực bao nhiêu khi cố sửa chữa những sai sót của cả một hệ
thống thì lại càng quay về với một lựa chọn duy nhất: chỉ còn nước bỏ việc mà đi.

66 Z Z Z REVIEW
“Người dịch
nào cũng
sống luôn
trong cuốn
sách mình
đang dịch”

N
ếu đã từng đọc, bất kỳ trong số các cuốn sau, mà có lẽ là hơn
một, Kiêu hãnh và định kiến, Ăn, cầu nguyện, yêu, Tôi nói
gì khi nói về chạy bộ, Đại dương cuối đường làng, Yêu
Dấu, Người con trai, Ngựa chứng đầu xanh, Tiếng kèn thiên nga v.v...
thì bạn đã tiếp xúc với dịch giả Thiên Nga qua những con chữ. Là cộng
tác viên thân thiết của nhiều công ty sách, Thiên Nga dịch nhiều và cực đa
dạng, âm thầm suốt nhiều năm qua.
Zzz Review cảm thấy vinh hạnh và may mắn được chị Nga nhận
lời mời tham gia chuyên mục trò chuyện với dịch giả lần này, cũng là bài
phỏng vấn cho số tạp chí online đầu tiên mà Zzz Review thực hiện.
Zét Nguyễn thực hiện

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 67


NGƯỜI PHỎNG VẤN
Chị đến với dịch thuật như thế nào?
THIÊN NGA
Từ nhỏ mình đã có nhiều hoài bão về những gì sẽ làm khi lớn lên nhưng trong đó không
hề có dịch thuật, dù mình đọc sách từ khi biết đọc chữ. Về sau, thỉnh thoảng cũng có nghĩ
đến, nhưng không hiểu sao vẫn bỏ qua, có lẽ vì còn nhiều thứ ưu tiên hơn mà chưa làm
được. Một cái Tết hơn 10 năm trước, một người bạn, rất thân và hiểu mình, gọi điện báo là
có nhà sách tuyển dịch giả. Mình làm thử bài test nhưng không đạt. Từ đó mình mới theo
dõi tin thì một ngày đẹp trời, đọc tin tuyển của Nhã Nam, mình liên lạc. Vậy là từ ấy bén
duyên với dịch thuật.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Chị có sống được bằng nhuận dịch không?
THIÊN NGA
Nhờ trời, mình không chồng, không con, nhưng cái chính là vì mình cực kỳ ít nhu cầu, nên
chi phút này vẫn còn sống nhăn răng để trả lời phỏng vấn đây.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Có một cái myth: chị đã từ bỏ công việc lương bổng cao đang làm, lui về ở ẩn, và chỉ tập
trung vào văn chương. Sống với văn chương ở Nha Trang, chị cảm thấy như thế nào?
THIÊN NGA
Ồ không, mình từng đi làm ba nơi, ba việc, không có việc nào lương cao. Mới dịch được
một vài cuốn gì đấy thì mình quyết định nghỉ việc, ngồi nhà dịch thôi, không phải để tập
trung vào văn chương gì cả mà vì tính thích cô quạnh.
Mình sống từ nhỏ ở Saigon, mấy năm nay mới về Nha Trang sống, không phải để lui về ở
ẩn vì cả đời mình vẫn “ở ẩn”.
Cá nhân mình cũng không thích ở Nha Trang, nhưng may là lúc nào cũng có sách để “trốn”
vào.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Cái chị thích nhất/cảm giác chị thích nhất khi làm công việc dịch thuật là gì?
THIÊN NGA
Cảm giác thích nhất là mỗi khi cầm một cuốn sách mới, sắp bắt tay vào dịch. Cảm giác như

68 Z Z Z REVIEW
sắp làm chuyến hành trình đến một nơi mình chưa từng đến. Sẽ tò mò, nôn nao. Cho nên
khi gõ xong giai đoạn một, tức chuyển từ văn bản nguồn sang tiếng Việt thì cũng hết hứng.
Vì đã ngoạn cảnh, thăm thú hết rồi. Phần còn lại là đoạn đường trần ai hoàn thiện bản
dịch. Lúc này thì trách nhiệm chứ không còn gì lý thú, gần như vậy.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Đã chuyển ngữ hơn 20 tác phẩm, gồm cả hư cấu lẫn phi hư cấu, quan niệm về dịch
thuật của chị như thế nào? Tác phẩm dịch mà chị tâm đắc nhất? Tác phẩm nào làm chị
nhọc công, xin mạn phép đoán chính là Yêu Dấu?
THIÊN NGA
Mình có một nguyên tắc hàng đầu. Cuốn sách đó không phải mình viết mà người khác viết,
mình phải tôn trọng. Không có quyền đem chữ nghĩa của mình vào. Phải diễn dịch trung
thực nhất có thể được. Khi dịch sách thiếu nhi, mình hay cẩn thận khi dùng chữ, cứ nghĩ
bụng sợ trẻ em đọc chữ không đúng, câu không đúng, học theo thì khốn...
Mình cũng hay nghĩ có họa khùng mới làm nghề dịch. Rất mất thời gian, trí não, phải vận
dụng hết kiến thức, vốn sống... nhưng tiền bạc thì... Bởi vậy cho nên, để bù lại cái vô lý đó,
phải làm cho công việc của mình có nghĩa lý. Làm hết sức mình, như một đóng góp nhỏ
nhoi cho văn học nói riêng, tri thức nói chung.
Cuốn sách mình tâm đắc thì mình lại không có may mắn dịch. Tuy nhiên nói về thích thì
mình thích cuốn Gấu Pooh. Thỉnh thoảng đọc lại vẫn còn bật cười.
Sao đoán đúng dữ vậy. Yêu Dấu là tác phẩm văn học khó nhất mình từng dịch.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Đọc các tác phẩm Thiên Nga dịch, có cảm giác chị là kiểu dịch giả sống luôn trong tác
phẩm, nếu đúng quả là thế, chuyện này có ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của chị không,
và như thế nào? Cái lúc đi ra đi vào tác phẩm trước mỗi session dịch như thế nào?
THIÊN NGA
Ồ, mình nghĩ người dịch nào cũng sống luôn trong cuốn sách mình đang dịch, từ phút
đầu cho đến phút cuối. Không thì làm sao dịch được. Lúc đó phải xuất vía về tận thời gian,
không gian của tác phẩm, đứng bên cạnh những nhân vật, nghe họ nói chuyện với nhau...
Sống trong tác phẩm và có những cuốn khó như Yêu Dấu, phải sống luôn trong đầu tác giả,
đoán tác giả muốn nói gì. Chẳng hạn một tính từ có nhiều nghĩa, trong câu đó, khó biết
ngay nghĩa để dịch, đặt trong văn cảnh cũng không ra, phải ngồi đoán tâm lý, tình cảm của
tác giả để tìm từ tiếng Việt TẠM ỔN.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 69


Muốn dịch tốt, phải tập trung. Muốn tập trung, phải quên ăn, quên ngủ. Nói trong nghĩa
đen. Chạy xe giữa đường, quét lá trong sân, đầu cứ phải chơi trốn tìm với một chữ tiếng
Việt nào đó để dịch. Chắc bị “ngải hành”.
Hầu như mình dịch suốt ngày, liên tục, nên hầu như cũng không có chuyện vào ra. Tuy
nhiên, khi nào bị “đứng hình” là mình tắt máy nghỉ ngay, vì khi đó dịch sẽ hỏng.
Bắt đầu một cuốn thì háo hức, xong rồi thì lúc nào cũng băn khoăn, vì biết còn những chỗ
chưa đạt. Vậy thôi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Mở đầu năm 2018 chị có một dịch phẩm xuất sắc vừa ra mắt là Yêu Dấu của Toni
Morrison. Đây là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn đạt giải Nobel lẫn Pulitzer viết
về cuộc đời và số phận của người da đen thế kỷ 19 ở Mỹ. Chị đã gặp những thách thức
gì khi dịch Yêu Dấu? Chị có chủ động lựa chọn ngôn ngữ để chuyển ngữ ngôn ngữ của
những nhân vật da màu trong tác phẩm không, và như thế nào?
THIÊN NGA
Thách thức thì nhiều chứ. Đầu tiên là áp lực dịch tác giả Nobel. Thứ hai là ở Việt Nam,
cuốn này đã được hai người dịch rồi. Còn lại thách thức nằm ở chính tác phẩm.
Cá nhân mà nói thì mình không quen với tâm lý, tình cảm của mẹ đối với con, vợ với
chồng... nên khó thẩm thấu, khó nhập tâm. Tác giả hay viết ẩn ý, lại thêm mạch lạc câu

70 Z Z Z REVIEW
chuyện không theo đường thẳng, khiến mình lúng túng không ít. Phải tra cứu rất, rất
nhiều... Đến mức khi dịch cứ bị khựng, không được tự nhiên, thoải mái. Kể chuyện vui,
phải tìm xem phim để hiểu thêm. Nhưng sợ nhân vật hồn ma bé con quá không dám xem
tiếp. Sau phải thử lần nữa, nhưng tới chỗ cô đó xuất hiện thì phải hi hí mắt.
Còn vấn đề chủ động lựa chọn ngôn ngữ, diễn đạt, âm điệu... cho mỗi nhân vật thì đây là
chuyện đương nhiên. Tác phẩm nào cũng vậy thôi. Đầu tiên phải nắm vững thời gian, bối
cảnh, hoàn cảnh, gốc gác, tính cách nhân vật, diễn biến tâm lý... Tương quan, quan hệ giữa
các nhân vật...
Nói chung là mệt. Với dịch giả cao tay thì có lẽ công việc sẽ nhẹ nhàng hơn.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Chị cảm thấy như thế nào về lựa chọn của Sethe với đứa con gái chỉ mới biết bò của
mình, khi nói như lời nhân vật Sạch Nợ, “Chị ta chỉ cố gây đau đớn còn hơn kẻ gây đau
đớn”?
THIÊN NGA
Toni Morrison viết tác phẩm này dựa trên một câu chuyện có thật. Người mẹ da đen ít học
phút đó tức thời có hành động như vậy. Giết con mình để đám chủ nô không bắt về làm nô
lệ được nữa. Theo mình cảm nhận, đây là hành động phần nhiều theo bản năng, khi người
ta cùng quẫn quá, khi người ta đã chịu đựng quá mức rồi, những tưởng được thoát, lại thấy
cái viễn cảnh lại rơi vào cái họ đã chịu đựng thì họ thà chết còn hơn. Thà con mình chết
còn hơn phải chịu thân phận nô lệ như mẹ nó, như bao người da đen đã phải chịu. Đó còn
là sự căm phẫn, giống như chị muốn thi gan với kẻ thù. Một thái độ phản kháng rất bi đát.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Chị có thể chia sẻ một chút về những dự án dịch thuật mà chị đang thực hiện không?
THIÊN NGA
Mình đang cố gắng hoàn tất cuốn tiếng Pháp của một nhà sư cho Nhà sách Thái Hà. Xong
mình sẽ “gặm” tiếp hai cuốn cũng đang dở dang. Một cuốn của tác giả Nga, rất dày, chỉ thua
Chiến tranh và hòa bình. Chưa có thời gian làm cho xong nhưng thỉnh thoảng mình vẫn háo
hức nghĩ đến, nghĩ đến cái vui của người dịch, đó là được “nắm quyền sinh sát” đối với một tác
phẩm, vui buồn, sướng khổ gì một mình mình được nếm trải cho đến khi dịch xong. Đương
nhiên, quyền đây cũng là trách nhiệm. Có lẽ đấy là cái thú của người làm nghề dịch sách.

Xin cảm ơn chị vì cuộc phỏng vấn này.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 71


Bẫy-22:
“Sống đứng
còn hơn
chết quỳ”
“Bất cứ ai muốn ngừng ra trận đều không thực sự điên.”
Zét Nguyễn

72 Z Z Z REVIEW
B
ẫy-22, của Joseph Heller, hoàn toàn không phải là một cuốn tiểu thuyết thành
công... “Theo chuẩn mực thông thường thôi nó chẳng bén mảng được tới cái gọi
là hay.”(1) Bài điểm cuốn Bẫy-22 đăng trên New York Times bắt đầu như vậy, dẫu
tác giả của nó sau đó phải công nhận đây là một tác phẩm kỳ lạ bậc nhất. Kỳ lạ là một từ nói
giảm nói tránh, với hệ thống nhân vật dày đặc, với các sự kiện sắp xếp không theo trật tự
tuyến tính, với chất hài hước đen kịt và bạo lực đầy rẫy, với sự phi lý lấp đầy mọi đối thoại
và cảnh huống, Bẫy-22 là một cuốn tiểu thuyết lớn, còn hơn cả vĩ đại, nó là một đại danh
tác, không chỉ về Đại chiến thế giới thứ 2, không chỉ về chiến tranh, mà là về con người, và
hành vi con người.
“Đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Ngay lần đầu gặp mặt Yossarian đã si mê cha
tuyên úy đến rồ dại”: như mọi câu đầu trong tác phẩm của Heller, câu đầu của Bẫy-22 mò
đến với tác giả, trọn vẹn, và chỉ trong vòng một tiếng rưỡi, gần như toàn bộ câu chuyện đã
nằm trong đầu ông, với tuyến nhân vật, tình tiết, dẫu cái tên Yossarian thì chưa xuất hiện.
Ấy vậy mà, khởi thảo viết từ 1953, đến 8 năm sau, Heller mới xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu
tay, và để luôn ở đời một Bẫy-22.
Bẫy-22 bắt đầu một cách không thông thường như vậy, ở giữa bệnh viện, ở giữa cái
gọi là trật tự thời gian truyện kể, ở giữa mọi tuyệt vọng và nỗ lực quẫn bách của Yossarian
để sống sót.

Bẫy-22, với tâm điểm là nhân vật đại úy John Yossarian, kể về một liên đoàn không
quân Mỹ trong Thế chiến thứ 2, đóng quân trên đảo Pianosa ngoài khơi của Ý. Thay vì phải
bay một số lần nhất định, những chuyến bay thả bom xuống quân địch, đến khi hoàn thành
thì được giải ngũ, nếu vẫn còn tính mạng, lính của liên đoàn dưới sự lãnh đạo của đại tá
Cathcart, liên tục bị nâng số chuyến bay, từ 25, lên 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 80.
Hậu quả đi liền, đầy nghiêm trọng, của việc tăng số lần bay để gây ấn tượng với cấp trên, để
có những tấm ảnh chụp từ trên cao xuống mặt đất cảnh bom nổ tan tác thật đẹp, chính là
những người lính đó, dần nướng sống chính mình.
Trong cái cảnh huống tưởng chừng bị coi là điên rồ thuần túy ấy, có ai nhận ra rằng
đây là trò điên của một kẻ điên, lợi dụng cái gọi là lòng yêu nước, cái gọi là sự trung thành,
để tận diệt chính hạ cấp của mình hay không? Người đọc rơi ngay vào một thảm cảnh: một
trại điên tập thể. Như chính người kể chuyện tường thuật bằng một giọng tỉnh bơ, “Khắp
nơi trên thế giới, các gã trai ở cả hai bên chiến tuyến đang ngã xuống cho thứ mà người ta
bảo họ là tổ quốc, và dường như chẳng ai thèm bận tâm, ít nhất là chẳng ai trong số những
gã trai đang ngã xuống ấy.”

1. https://archive.nytimes.com/www.nytimes.com/books/98/02/15/home/heller-catch.html?mcubz=3

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 73


Bẫy-22 là một trại điên vui nhộn nơi không ai tự nhận mình điên và tất cả đều nghĩ
người khác điên và lần lượt các nhân vật đều bị các nhân vật khác gọi là điên, mà trùm cuối
của điên chính là Yossarian. Với 228 từ điên, với nhân vật liên tục kết cho nhau là điên,
nào “các anh điên rồi,” “bọn họ toàn những kẻ điên,” nào “bệnh điên rất dễ lây lan,” nào
“Clevinger nghĩ Yossarian điên,” “McWatt bị điên,” “Nately cũng điên không kém,” “Orr
cũng là một trong mấy gã điên,” “Hungry Joe bị điên,” “Dubar bị điên,” “thượng sĩ White
Halfoat nghĩ bác sĩ Daneeka bị điên.” Họ lần lượt vu cho nhau điên, thuyết phục nhau rằng
mày điên, tao không điên. Nhưng họ vẫn lần lượt bay, hoàn thành 25 chuyến, bị đẩy lên 30,
bay luôn 30 chuyến, đẩy lên 40, bay 40 chuyến. Một sự phục tùng không phản đối bí hiểm
đến khó hiểu.
Vậy vấn đề nằm ở đâu, khi không ai nhận ra mình cần phải thoát khỏi những mệnh
lệnh quái quỷ đó, phải thoát khỏi hệ thống quan liêu áp đặt đó, giữa ngần ấy điên khùng và
chết chóc? Đó chính là thứ mà Heller chỉ ra trong cái tình huống tắc tị này, nơi Yossarian và
đồng đội của mình bị kẹt cứng trong cái gọi là Bẫy-22. Nếu anh bị điên thì anh có thể được
nghỉ bay, chỉ cần anh đưa ra yêu cầu, và chính thời điểm anh đưa ra yêu cầu được nghỉ bay
thì chính là lúc anh cho thấy rằng mình không bị điên và tiếp tục phải ra trận. Trong cái bộ
luật quân sự quan liêu ấy, không có chỗ tồn tại cho sự bảo vệ an toàn của bản thân. Heller
đã trải qua rất nhiều cái tên, Bẫy-11, Bẫy 18, Bẫy-14, để rồi đậu lại ở Bẫy-22: một cái tên vô
nghĩa, đầy tính chất võ đoán, phi logic. Yossarian là người duy nhất cố gắng thoát ra khỏi
hệ thống, anh càng nỗ lực ra khỏi hệ thống thì càng bị cho là kẻ điên, nhưng chỉ có thoát
khỏi hệ thống, anh mới bảo toàn được tính mạng của mình.
Bẫy-22 chính vì thế là một trò đùa dai đầy chết chóc và phi lý, với một loạt nhân vật
sắc nét, điên rồ, với những đối thoại luẩn quẩn, phi logic mà lại đầy có lý. Bẫy-22 là một
cú tấn công vào sự quan liêu, vào bộ máy thiết chế, vào những phi lý thường trực trong
chiến tranh cũng như trong đời sống con người. Ở một khía cạnh nào đó, việc nâng số lần
bay lên ở Bẫy-22 mang đầy không khí thần thoại. Nó khắc họa thật tỉ mỉ sự quẫn bách của
Yossarian, khi gần đạt tới được số lần bay quy định để được về nhà, thì lại ngay lập tức bị
lưu đày tiếp tục. Nó như một công cuộc đẩy hòn đá lên đỉnh núi của Sisyphus. Yossarian và
đồng đội y hệt như vị vua Tantalus bị các vị thần trừng phạt bằng cách cho đứng ở một hồ
nước ngập đến cằm nhưng mỗi lần khát định uống thì nước rút đi, trên đầu là hoa quả trĩu
cành mỗi lần đói định ăn thì mọi thứ biến mất. Nó là một trạng thái trêu ngươi kéo dài, là
một sự trừng phạt không lối thoát, mà trong quá trình trừng phạt đó, hẳn nhiên là tan xác
trong lúc bay ra trận. Yossarian không chịu đợi tới chuông nguyện hồn mình, như Groden,
McWatt, Nately, Clevinger...
Trong thời gian ngắn ngủi từ đầu 1944 đến cuối năm, 12 tháng, Yossarian lần lượt tìm
mọi cách để chống trả lại thiết chế, bằng cách trốn vào bệnh viện, giả đau gan, giả vàng da,
trần truồng từ chối không chịu bay, cầu xin được tuyên bố là điên nhưng chính vào lúc cầu

74 Z Z Z REVIEW
xin là lúc cho thấy anh tỉnh táo hơn hết thảy và ngay lập tức phải bay tiếp. Dẫu có trốn đi
Rome, có yêu gái điếm, có lạy bốn phương giời, lạy mười phương phật, thì cái thiết chế phải
bay ấy, Yossarian cũng không thoát nổi. Chính vì thế, có thể nói Bẫy-22 là một tiểu thuyết
trào lộng về cảnh huống bi kịch đầy những nan đề của con người. Trong một bài trả lời lại
một tấn công vào cuốn tiểu thuyết của mình, Heller tuyên bố, khi nhà phê bình chê Bẫy-22
dám chế giễu chiến tranh:

Thực tế thì chuyện “chế giễu” chiến tranh là việc bất khả, cũng giống như
không thể nào chế giễu mùa đông hay cơn đói. Tôi rất xấu hổ phải chỉ ra
rằng đối tượng của chế giễu, trong gần như mọi tiểu thuyết và kịch, theo
lẽ thường là con người và hành vi con người, và một trong những ý tưởng
mà tôi muốn phát triển là hành vi của một số người và nhóm xã hội nhất
định trong thời bình chẳng khác gì với hành vi của cũng những con người
và nhóm xã hội đó trong thời chiến.(1)

Với hàng loạt đối thoại như thể lệch kênh giao tiếp, với các sự kiện và chết chóc trùng
trùng điệp điệp xáo xào trộn lẫn vào nhau, với một hệ thống các nhân vật với những câu nói
và đặc điểm riêng được nhào nặn cực đặc biệt, Bẫy-22 tạo ra một thế giới bi đát mà đẫm hài
hước, nơi điên loạn ngự trị, nơi một cá nhân, bằng những nỗ lực phi thường, liên tục tấn
công vào hệ thống và các thiết chế, bởi chúng chính là một sự đè ép đến ngạt thở cái gọi là
lương thức thông thường.

1. Trong bài “Joseph Heller replies”: http://www.ep.tc/realist/50/30.html

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 75


Khoảnh vườn của Đậu
Hwang Jungeun / Hà Linh dịch và giới thiệu

Hwang Jungeun, sinh năm 1976 tại Seoul, là một cây bút độc đáo và
giàu nội lực của văn chương Hàn Quốc hiện đại. Suốt mười ba năm
sáng tác, với ba tập truyện ngắn và ba tiểu thuyết đã xuất bản (trong đó
có tiểu thuyết nhan đề Một trăm cái bóng sắp ra mắt bản tiếng Việt),
Hwang Jungeun chưa bao giờ ngần ngại tiến tới những ngưỡng huyền
ảo khó ngờ nhất để khắc họa một hiện thực chân thực, tàn khốc nhất
cùng những số phận nhạt nhờ, nhỏ nhoi nhất bị rào buộc trong hiện
thực ấy. “Khoảnh vườn của Đậu” là một trong ba truyện ngắn của
Hwang Jungeun được chọn thẩm định cho giải thưởng Tác giả trẻ của
NXB Munhakdongne năm 2015, thông qua vụ mất tích bí ẩn của một
nữ sinh đã đặt ra câu hỏi đầy sức nặng về những phận người “chỉ thoáng
xuất hiện rồi biến mất ở đâu đó bên rìa hoặc lẫn vào phông nền”.

Hiệu sách ấy nằm trong một khu chung cư cũ kỹ ọp ẹp.


Nó chiếm trọn tầng hầm một tòa nhà buôn bán cao không quá hai tầng nhìn tựa một
cái bánh ngọt bèn bẹt và nhạt nhờ. Chiếm trọn tầng hầm, tức quy mô của nó tương đối
lớn, nhưng do nằm ở vị trí khuất nẻo, bản thân tòa nhà lại làm ăn thất bát, nên hồi mới
khai trương hiệu sách chẳng có mấy khách. Chủ hiệu sách dựng một tấm biển thẳng đứng
cạnh cầu thang dẫn xuống tầng hầm và bật sáng trưng tất cả hai trăm bóng đèn trong nhà,
thông báo hiệu sách đã mở cửa. Đêm đến, ánh đèn leo lên theo cầu thang, tỏa sáng đến độ
từ xa nhìn cũng thấy rực rỡ. Bắt đầu xuất hiện những người, bắt gặp ánh đèn khi đang tản
bộ dưới hàng cây trồng dọc đường, bèn đi xuống tầng hầm của tòa nhà, lật giở rồi mua lấy
một hai cuốn sách, và như thế, hiệu sách dần dần đông khách.
Phần lớn thời gian ở hiệu sách ấy tôi làm công việc thanh toán. Những lúc rảnh rang,
tôi đeo găng tay sắp xếp lại các giá sách, ghi chép các đầu mục sách có trong kho hoặc lấy giẻ
lau sàn. Xong hết việc nọ việc kia, tôi quay lại quầy thanh toán, dõi mắt nhìn ra cửa. Ngày
trong trẻo cũng như ngày âm u đều nằm cả ở phía bên kia khung cửa được ghép bởi sáu tấm
kính. Môi trường làm việc ở đây không tệ. Tôi thích làm việc ở hiệu sách. Dù hồi đó tôi đã
không nhận ra được điều này. Bước theo những bậc cầu thang xòe hình quạt đi lên mặt đất
sẽ thấy có một cây anh đào, một bốt điện thoại công cộng và một cột đèn đường đứng như

76 Z Z Z REVIEW
chiếu sáng cho cái bốt. Khi xuân tới, cây anh đào cạnh cột đèn đường nở hoa sớm nhất. Vào
đêm hoa bắt đầu rụng, những cánh anh đào rơi rơi ánh sắc bạc trắng. Đứng ở quầy thanh
toán, tôi nhìn thấy trọn quang cảnh ấy. Từng cánh từng cánh hoa nhào lộn giữa không
trung hàng chục lần rồi buông mình. Suốt khoảng thời gian đó, cánh hoa anh đào rải khắp
các bậc cầu thang đi xuống hiệu sách, hệt như chấm những chấm câu. Hễ có cơn gió đột
ngột thổi qua, những cánh hoa lại xoáy mình tung bay. Cô bé Jin Joo mất tích ở khu vực
quanh hiệu sách cũng vào khoảng thời gian đó.

Từ nhỏ tôi đã luôn làm việc. Mỗi lần nhớ lại thời học cấp hai hay cấp ba, hiện lên đầu
tiên trong tôi đều là những khoảnh khắc mình đang làm việc ở đâu đó. Chuỗi cửa hàng
hamburger, KFC, quán ăn gia đình hay tiệm cho thuê sách; tôi từng đi dán tờ rơi ngoài phố
và cũng đã có lần đứng chiên tôm cho khách ăn thử ở một góc siêu thị vào cuối tuần. Lúc
nào mình cũng đang làm việc nhỉ. Phải đến cách đây không lâu tôi mới nhận ra điều đó. Tôi
không ấm ức cũng chẳng nuối tiếc. Chỉ thoáng chốc vỡ lẽ, ra là như thế đấy, rồi thôi.
Những lúc đang làm việc mà đụng mặt bạn bè đồng trang lứa hay bạn học cùng khóa,
tôi thấy xấu hổ. Dù xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ tôi có thể không quá bận tâm. Xấu hổ rồi
tôi quên ngay. Tôi có thể quên.
Duy có một lần, tôi đã cảm thấy nhục nhã đến mức muốn bỏ việc. Hồi mười bảy tuổi,
vẫn đang học cấp ba, trong kỳ nghỉ tôi đến làm việc ở một cửa hàng quần áo nằm trên một
con phố xa hoa. Cửa hàng gắn biển viết chữ in nghiêng màu đồng xanh, cũng không nhớ
tên là Roman hay Roma nữa, chủ yếu bán quần áo may từ vải rẻ tiền. Có một vị khách cứ
chiều chiều lại ghé cửa hàng. Mặc đồ công sở và luôn kéo theo một vali nhìn có vẻ rỗng
không, cô ấy đến sục sạo khắp các giá treo đồ rồi bỏ đi. Một lần, tôi đã phải đứng ra tiếp vị
khách nọ. Thấy cô ấy phân vân giữa hai chiếc áo len một trắng một đen, tôi gợi ý cô lấy cái
màu trắng. Tôi bảo màu trắng là màu ấm áp rất hợp với quý khách, nghe tôi nói thế, cô ấy
đanh mặt lại, hai tay cầm hai cái áo len nhìn tôi chằm chằm. Sao màu trắng lại là màu ấm áp
được cơ chứ? Cô ấy hỏi tôi. Màu trắng là màu lạnh mà, thưa cô, là màu lạnh nhé. Học vẽ ở
trường người ta không dạy cho cô à?
Mặt tôi đỏ bừng. Tôi chỉ biết đứng ngây ra giương mắt nhìn cô ấy, cảm thấy mặt mình
càng lúc càng đỏ. Tôi cảm giác mình như bị lột truồng. Không phải tôi thấy xấu hổ vì sự
ngu dốt và sơ suất của bản thân. Mà bởi bị gọi là “cô”. Tôi bị gọi “cô” thay vì “em học sinh”
như bạn bè tầm tuổi tôi thường được gọi, chuyện đó khiến tôi xấu hổ đến thế đấy, và chẳng
hiểu vì sao tôi rơm rớm nước mắt. Không lâu sau, tôi bỏ việc và cũng không quay trở lại cửa
hàng đó thêm lần nào nữa.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 77


Trường cấp ba tôi theo học là một trường trung học dạy nghề chuyên nghiệp. Đến
năm cuối cấp, các lớp thường vắng đến nửa sĩ số vì học sinh bận đi làm. Từ đầu học kỳ tôi
đã nghỉ suốt nên có thể coi tôi tìm được việc khá sớm. Cũng nhờ điểm môn kế toán của tôi
tốt, đấy là tôi nghĩ thế, chứ thực ra công việc tôi tìm được hầu như chẳng liên quan gì đến
kế cũng như đến toán. Làm nhân viên thanh toán ở một tổng kho bán buôn giá rẻ là phải
chuyển hàng từ bên này quầy sang bên kia quầy, quét mã vạch, đọc giá, quẹt thẻ tín dụng
của khách hàng rồi yêu cầu khách ký tên. Tôi làm ở đó mười tiếng một ngày. Hằng ngày, tôi
kéo vào đẩy ra khỏi quầy thanh toán một lượng hàng hóa khổng lồ và vội vàng tiễn ra ngoài
một lượng khách hàng cũng khổng lồ không kém. Cũng có lần khách xông vào quầy tát tôi
sau một cuộc cãi cọ vặt vãnh, nhưng đó không phải chuyện thường xuyên xảy ra. Không
có chuyện gì đặc biệt đáng nhớ cả. Tôi chỉ nhớ mỗi tâm trạng lo lắng vì phải căn giờ bắt xe
buýt. Hồi đó, tuyến xe buýt tôi đi xe chạy cách nhau khá lâu. Nếu lỡ làng bắt hụt xe, tôi sẽ
phải đứng đợi suốt ba mươi hay bốn mươi phút liền, tôi ghét phải đợi nên cứ đến giờ tan
làm là tôi chạy. Đêm, tuy mệt nhoài đến độ cảm giác tay chân đều tan chảy hết nhưng tôi
không ngủ được. Tôi nằm nhìn lên trần nhà, lồng ngực nặng như có đến hai ba người lớn
cùng giẫm lên. Một ngày nọ, tôi bắt đầu ho, rồi những cơn ho cứ dai dẳng mãi không dứt.
Tôi được chẩn đoán mắc lao phổi và phải nghỉ việc ở siêu thị, có vẻ giống bị đuổi hơn. Kể
từ đó đã năm năm rồi.
Cho đến tận khi khỏi bệnh hẳn, tôi không thể làm gì, chỉ ở nhà vỗ béo. Thời gian
đó, mẹ tôi cũng đang phải vật lộn với căn bệnh ung thư, năm thứ mười. Còn bố tôi thì
vừa chăm sóc mẹ vừa lo việc nhà. Bố chăm bệnh tôi chu đáo tận tâm không khác gì chăm
mẹ. Bố không than thiếu tiền chi tiêu cũng không hỏi tôi bao giờ mới có thể đi làm trở lại,
không một lần nào. Cả bố lẫn mẹ tôi đều nhỏ bé và kiệm lời nên căn nhà rất tĩnh lặng. Nằm
trong căn nhà tĩnh lặng như vậy, tôi thầm nghĩ ở một góc nào đó trong nhà, bố mẹ mình
đang cố tình nín thở. Thế là tôi cũng vô thức nín thở theo.
Trong thời gian nghỉ nằm nhà, tôi đọc được vài cuốn sách. Ngại không muốn mua
sách mới nên tôi thường đọc lại một cuốn đến mấy lần. Sách của bố tôi nằm trên cái giá cũ
mọp ngoài phòng khách. Tôi đến rút một cuốn bất kỳ rồi quay trở lại giường đọc.
Tôi hay mở ra đọc nhất là các truyện ngắn của một ông nhà văn đã trầm mình xuống
sông tự vẫn ở tuổi ba mươi lăm. Trong một cuốn tuyển tập truyện ngắn nhiều tác giả có in
hai truyện ngắn của ông ta. Một truyện viết hồi ông ta mới cầm bút và một truyện viết trước
khi ông ta kết liễu đời mình. Truyện đầu tiên vừa súc tích vừa có sức nặng nhưng truyện
thứ hai thì rất ngu ngốc. Trong truyện, nhân vật của ông ta bị ám ảnh bởi những thứ vớ vẩn
chẳng đâu vào đâu rồi trở nên u sầu và hết sức bi thảm, rốt cuộc ông ta kết truyện rằng, Tôi
không còn sức để tiếp tục viết nữa, sống như thế này quá đỗi đau khổ. Tôi hoàn toàn không
nhớ những nội dung khác. Lúc đọc tôi cũng chẳng thấy thú vị gì nhưng vẫn cứ đọc đi đọc
lại hai truyện ngắn đó. Giây phút cuối đời, chẳng lẽ ông nhà văn không thấy lo lắng ư? Hình

78 Z Z Z REVIEW
như tôi đã thử tưởng tượng ra khi mình chết thì như thế nào. Tôi nghĩ là tôi ghét những
thứ ngu ngốc. Nhất là cuối cùng lại để lại những thứ ngu ngốc mà chết. Tôi sẽ lo lắng lắm
đấy. Rằng mình sẽ bỏ lại trên cõi đời này những thứ ngu ngốc thế nào.
Tôi mất gần một năm để chữa bệnh và hồi phục hoàn toàn. Lúc bắt đầu đi kiếm việc
làm lại, tôi để tâm hơn đến quãng đường đi làm. Tôi nhìn thấy tờ quảng cáo tìm nhân viên
cho một hiệu sách cách nhà không xa. Tôi gọi điện hỏi địa chỉ rồi đi bộ tới đó. Vì hiệu sách
vẫn còn đang trong quá trình chuẩn bị khai trương nên tôi phải ngồi gần một tiếng đồng
hồ ở cửa ra vào bừa bộn đủ thứ, và phỏng vấn cũng ở ngay tại đó. Chẳng phải câu hỏi gì khó
nhằn. Cô làm được lâu dài không? Có, tôi đáp.

So với những chỗ trước đây, làm việc ở hiệu sách thích hơn hẳn.
Hơn bất cứ điều gì, tôi thích vì nó là một hiệu sách. Tôi thích vì không còn phải tiếp
những vị khách đến chìa vào mặt mình cái quần lót còn lưu vết rõ ràng là đã mặc và đòi đổi
cái mới. Tôi thích vì ở đây có mèo. Một cô mèo tới đẻ ra một bầy mèo con ở khoảnh vườn
mọc toàn cây bụi cạnh cầu thang đi xuống hiệu sách.
Ho Jae đặt tên cho bọn mèo con lần lượt là Chõ Hấp, Bánh Gạo và Đậu. Đậu, con
mèo nhỏ nhất và đen nhất, nhìn cứ như sắp chết đến nơi. Ho Jae cậy gỉ mắt cho Đậu rồi
đặt nó nằm lên đùi mình, lấy ngón cái nắn bóp khắp người cho đến khi người nó ấm trở
lại. Cũng chính Ho Jae đã mắc cái ô lên bụi cây để bọn mèo không bị mưa và ánh nắng trực
tiếp dội vào. Được quãng năm ngày, Ho Jae gỡ ô ra, đặt một cái hộp nhựa vào. Tôi đứng bên
Ho Jae, chăm chú nhìn anh trải tấm ni lông chống ẩm cùng mấy mảnh áo quần cũ xuống
đáy hộp rồi thả bọn mèo con vào trong. Cuối cùng, Ho Jae lại mở ô, giăng lên trên hộp. Tôi
và Ho Jae vừa rời khỏi đó, mèo mẹ liền chui ra từ giữa bụi cây, vừa ngửi ngửi vừa đi quanh
rồi chui tọt vào hộp. Khách ra vào hiệu sách đều quan tâm và yêu thương bọn mèo. Cũng
có mấy đứa con nít tính bày trò trêu chọc chúng nhưng đã bị Ho Jae xạc cho một trận nên
thân. Sợ bố mẹ bọn trẻ phật ý, chủ hiệu sách bắt Ho Jae đuổi bọn mèo đi nhưng anh bỏ
ngoài tai. Vì Ho Jae là một nhân viên vô cùng xuất sắc nên bọn mèo vẫn được lưu lại sống
ở bụi cây.

Nhưng Ho Jae đã bỏ hiệu sách mà đi trước cả bọn mèo.


Ho Jae quay lại trường, tiếp tục học để nhận tấm bằng mình từng từ bỏ. Anh bảo đã
nhận ra sâu sắc rằng, ở cái đất nước mà phần lớn mỗi người đều có ít nhất một bằng cử
nhân này, một gã đàn ông chưa tốt nghiệp đại học sẽ rất khó sống. Nhưng anh nhất định
không nói cho tôi biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy anh đến nhận thức sâu sắc đó. Hẳn là đã
có chuyện gì rồi. Tôi chỉ nghĩ vậy rồi đau lòng một chút vì Ho Jae.
Trở lại trường, Ho Jae học hành chăm chỉ hết sức. Vì Ho Jae rời thư viện cùng giờ tôi
kết thúc công việc ở hiệu sách nên chúng tôi thường gặp nhau vào buổi đêm. Chúng tôi

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 79


phải ghé khách sạn bình dân, dù cả hai đều chẳng có tiền. Và thế là phí hẹn hò lại càng thâm
hụt. Ho Jae và tôi tiết kiệm tiền ăn bằng cách chia nhau một set hamburger. Vì thế lần nào
hẹn hò chúng tôi cũng đói meo bụng. Làm tình xong lại càng đói nên chúng tôi thường dốc
tiền lẻ ra bàn hay giường khách sạn rồi tính toán xem có thể mua gì ăn với số tiền ít ỏi đó.
Ho Jae cao và có thói quen nằm sát mép giường. Anh mà duỗi chân nằm thẳng thì kín
một bên mép. Nhưng lạ lùng thay, nằm thế mà Ho Jae chưa một lần rơi xuống đất. Thực sự,
anh ngủ mà không động cựa tí gì. Có lần trước khi ngủ, tôi bày trò đặt gối lên bụng Ho Jae,
sáng ra tỉnh dậy tôi thấy anh vẫn đang ngủ với cái gối trên bụng. Ở bên Ho Jae, có vài lần
tôi đã nhắc đến bố. Ông bố lặng lẽ săn sóc vợ. Ông bố hom hem đã mất sạch nam tính, đảm
đương mọi việc nhà bằng dáng vẻ của một người bà, hơn là một người bố.
Em ước gì bây giờ mẹ mình chết luôn đi.
Cả bố nữa.
Tôi đã nói thế chăng. Thực sự tôi đã nói thế chăng. Tôi không chắc mình đã nói muốn
bố chết hay mẹ chết. Dù không nói cả hai thì ít nhất tôi cũng đã nhắc tới một. Bởi lúc tôi
bảo suốt đời này không muốn sinh con, Ho Jae đã không hỏi tại sao.

Sau khi suôn sẻ hoàn thành nốt những học kỳ còn lại, Ho Jae đi tìm chỗ làm mới
nhưng không mấy thuận lợi. Cứ qua mỗi lần thẩm định hồ sơ và phỏng vấn là anh lại thêm
một lần thiểu não. Có bận Ho Jae được tuyển vào làm một công việc văn phòng nhưng
chưa đầy hai tháng anh đã nghỉ, sau lần đó anh càng thêm u uất. Anh bảo, muốn kiếm được
việc tốt thì còn cần nhiều thứ nữa. Anh cũng nói thêm rằng lý lịch của mình chẳng có gì
đặc biệt và càng ngày anh càng nhận thức được điều đó sâu sắc hơn. Trên giường khách sạn,
Ho Jae thô bạo đẩy thốc chân tôi lên rồi thật lực đè xuống người tôi. Nằm dưới sức nặng
cơ thể Ho Jae, tôi quan sát kỹ gương mặt anh. Cũng có hôm Ho Jae nài tôi không dùng bao
cao su, những hôm đó nhìn anh còn lo lắng hơn cả tôi.
Cứ ba bốn tháng lại đến ngày kiểm kho ở hiệu sách. Chúng tôi phải bỏ danh mục
cũ lưu trong máy tính đi và nhập lại từng cuốn một trên giá, ngoài tôi ra còn có thêm ba
nhân viên nữa cùng làm thâu đêm. Thỉnh thoảng việc này trùng với ngày quyết toán thuế
cuối tháng của tôi, đêm hôm ấy là một đêm như vậy. Mãi khuya tôi mới nhét những bó hóa
đơn dày cộp vào túi rồi tới khách sạn gặp Ho Jae. Anh đang đợi sẵn tôi ở đó. Vừa phải thức
khuya vừa bận việc, nằm dưới Ho Jae tôi không khỏi gật gà. Bỗng Ho Jae khựng lại, một
giọt mồ hôi đọng trên cằm hay đâu đó trên người anh rỏ xuống miệng tôi. Tôi giật mình
choàng mở mắt. Cảm nhận được một dúm ấm nóng lan tỏa trong bụng mình, tôi rợn cả
người. Tôi giáng lòng bàn tay xuống người Ho Jae. Đừng.
Đừng, trong lúc tôi vừa nói vừa đánh chan chát vào lưng Ho Jae, anh dõi ánh mắt
trống rỗng nhìn xuống mặt tôi.
Đêm hôm đó tôi và Ho Jae cãi nhau. Những lời chúng tôi không định thốt ngoài

80 Z Z Z REVIEW
miệng cứ thế xổ ra, rồi vì những lời đó mà lại văng tới lui những lời khó nghe hơn nữa.
Những lời chúng tôi tự nói rồi tự sửng sốt, tự làm đau mình. Giây phút cuối cùng của ngày
hôm đó, tôi giận dữ đá thúng đụng nia ầm ĩ trong nhà tắm. Suốt lúc tôi làm vậy, Ho Jae ngồi
ở mép giường, mặt nhăn nhó như một đứa trẻ mắc tội.

Sau lần đó, tôi và Ho Jae vẫn tiếp tục gặp nhau, cho đến một ngày chúng tôi dừng liên
lạc. Một tối nọ hai chúng tôi lời ra tiếng vào trước rạp chiếu phim, rồi Ho Jae quay bước bỏ
đi, bỏ lại tôi và đôi vé, không trở lại nữa. Chúng tôi kết thúc ở đó.
Tôi vẫn làm việc ở hiệu sách và chăm sóc bầy mèo của Ho Jae. Ba con mèo con lớn lên,
Chõ Hấp và Bánh Gạo bỏ đi đâu không biết chỉ còn lại mình Đậu, sau một thời gian Bánh
Gạo quay về với cái bụng bầu. Như nhận ra chị, Đậu vừa ngửi ngửi vừa đi vòng quanh, sau
cùng ở lại bên Bánh Gạo. Lũ con Bánh Gạo ra đời, Đậu chung sống hòa thuận với chúng
mà không có bất cứ xô xát gì.
Ở khoảnh vườn lúc nào cũng quanh quẩn vài con mèo. Bọn mèo biến mất rồi lại xuất
hiện, ăn cơm rồi lại đi. Những con mèo cái lớn lên ở vườn hễ có chửa là lại quay về đây. Mèo
mẹ và mèo con. Trong suốt khoảng thời gian bọn mèo đi đi về về, thế hệ nọ thay thế hệ kia,
cái ô của Ho Jae vẫn xòe trên bụi cây. Trên khung xương ô đã cũ, vải ô khô coong, co lên.
Những khi trời mưa, tôi đứng ở cửa ra vào hiệu sách lắng nghe tiếng mưa rỏ tí tách xuống
cái ô Ho Jae đã bỏ lại. Ho Jae giờ đang ở đâu? Tật ngủ của anh vẫn thế chứ? Liệu anh có gặp
được cô bạn gái mới để ý tới cái tật ngủ ấy của mình? Dù Ho Jae cũng chẳng đối xử đặc biệt
tệ bạc với tôi, nhưng tôi vẫn nghĩ anh sẽ đối xử tốt hơn với cô bạn gái sau.
Ngày trong trẻo cũng như ngày âm u đều nằm cả ở bên kia kính. Chỉ khi gắt nhất nắng
mới chiếu được hết cầu thang. Lấy kính làm ranh giới, bên ngoài là cõi dương, bên trong
này là cõi âm vô tận. Dù hiệu sách luôn sáng quá mức bởi cơ man nào là bóng đèn nhưng
xét về chất lượng, ánh sáng đèn điện vẫn khác hẳn ánh nắng tự nhiên. Tôi thì, nói thế nào
nhỉ, thường xuyên đứng dưới ánh đèn huỳnh quang trắng xanh dõi mắt ra ánh mặt trời bên
ngoài. Một chiều, không rõ là hôm nào nữa, đang đứng nhìn những bậc cầu thang nóng đỏ
lên qua lớp kính, tôi nhận ra rằng suốt cả một ngày trời, da tôi chỉ được hứng nắng trong
vòng chưa đầy ba mươi phút. Cả khi nắng đẹp nhất tôi cũng chôn chân ở đây, và thời gian
sẽ cứ thế mà trôi mãi. Tôi cũng nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng bao giờ yêu đương gì được nữa. Tôi
không thể tưởng tượng nổi mình sẽ lại có cơ hội yêu ai.

Hiệu sách có bốn nhân viên làm từ sáng đến tối và vài nhân viên làm thêm ca sáng
hoặc chiều. Chủ hiệu sách đã đăng tin tuyển dụng lên các diễn đàn trên mạng. Theo quảng
cáo tìm đến là những đứa trẻ tuổi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng được nhận vào làm ở chỗ nào
tử tế hơn. Chúng đưa ánh mắt ngây dại nhìn bốn phía, không làm những việc không được
sai, khi bị mắng vì mắc lỗi cũng chẳng tỏ ra đặc biệt ngại ngùng mà chỉ giương mắt chằm

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 81


chằm nhìn người mắng. Nhiều trường hợp nhận lương rồi hôm sau không đến làm nữa,
cũng không ai liên lạc được.
Jae Oh nhỏ hơn tôi năm tuổi, tốt nghiệp một trường đại học danh giá và đang ôn thi
công chức. Cậu ta bảo mình đến hiệu sách làm là để kiếm tiền trang trải trước khi chính
thức bước vào chuẩn bị cho kỳ thi công chức cấp quốc gia. Jae Oh sống ở một chung cư gần
hiệu sách, hồi đầu cậu ta chỉ làm ca sáng, sau hai tháng thì làm luôn cả ca chiều. Tính Jae Oh
có phần hoạt bát nhưng nói chuyện với cậu ta một lúc thì rất kỳ lạ, cuộc đối thoại sẽ đi vào
ngõ cụt. Jae Oh chẳng để tâm sâu sắc tới chuyện gì. Cậu ta thường xuyên nói đã làm những
việc mình chưa từng làm, hoặc ngược lại. Những điều bản thân không biết cậu ta cũng nói
là biết, cứ khăng khăng điều mình biết là đúng, rồi đến khi bị vạch trần là sai và chẳng biết
gì cả thì cậu ta lại “À ừ nhể” cứ như thể từ đầu đến giờ cậu ta chỉ đùa cợt cho vui. Ở Jae Oh
có sự cố chấp bền bỉ như một sợi ni lông dày chỉ có thể bị cắt đứt bởi máy cắt chuyên dụng,
cái loại kiểu dáng như đòn bẩy ấy, còn máy cắt lưỡi mỏng thì phải dằng dai hàng chục hàng
trăm lần mới hoàn toàn đứt; ngoài ra còn có cả sự vô cảm, như khi cậu ta thờ ơ đưa tay sờ
dây điện, tựa hồ chẳng trân trọng hay sợ hãi bất cứ điều gì, một kiểu trạng thái tê liệt. Ngày
nào cũng ở bên chứng kiến cậu ta như vậy, tôi không khỏi rùng mình.
Chị này.
Một ngày nọ Jae Oh tới nói với tôi.
Kho của hiệu sách này thực ra là một đường hầm đấy, chị biết không?
Hiệu sách còn có một tầng hầm riêng, được dùng làm kho. Đi qua cánh cửa ở góc bên
trái mở vào trong rồi xuống cầu thang nồng mùi mốc sẽ thấy một không gian rộng mở trước
mắt. Có lẽ nên gọi đó là tầng hầm của tầng hầm chăng. Vì là tầng hầm của hiệu sách tầng
hầm nên nó có diện tích bằng hiệu sách, tức bằng cả tòa nhà buôn bán này. Trên trần hầm
cao là những đường ống nước dày cộp đan xen theo những dạng hình học, bốn bức tường
không được sơn phơi ra lớp xi măng cuối. Jae Oh nói căn hầm đó là một đoạn của đường
hầm thông tới tất cả các ngóc ngách của khu chung cư rộng lớn cũ kỹ. Cậu ta bảo nghe được
điều này từ viên quản lý tòa nhà. Rằng có một vách tường hầm chỉ là ván gỗ, và bên kia bức
tường gỗ đó là một đường hầm khổng lồ. Một đường hầm quy mô, được xây nên để cư dân
khu chung cư có thể xuống ẩn náu khi xảy ra chiến tranh hoặc các tình huống nguy hiểm
tương tự. Một đường hầm kết nối tất cả.
Kiểu như hầm trú ẩn ý mà, Jae Oh nói rồi cười khúc khích. Không hiểu chuyện đó có
gì đáng cười và tại sao cậu ta lại cười, tôi quay sang thì thấy Jae Oh đang vừa nhìn tôi vừa
gật gù tỏ vẻ thấu hiểu lắm rồi quay lại với công việc đang làm.

Trong kho không biết từ đâu có gió thổi tới.


Một thứ gió lạnh và ẩm, cảm giác còn đưa theo vô số bào tử nấm mốc. Từ sau khi nghe
Jae Oh nói, tôi đoán đó là gió thổi qua đường hầm, tôi thậm chí còn ghé tai vào bức tường

82 Z Z Z REVIEW
cậu ta từng nhắc, nghe thử. Dường như đúng là gió thổi từ bức tường đó ra thật. Tôi thử
đấm vào tường thì nghe có tiếng vang dội lại. Tiếng vang lớn và nghe rỗng, đủ để tưởng
tượng ra một đường hầm nằm phía bên kia tường. Bị tưởng tượng ra đường hầm đó, tôi
trở nên ghét cái kho hẳn. Cũng không thể nói trước đó tôi thích nó, mỗi lần xuống kho tôi
vẫn hay có cảm giác như đang chui vào đầu một sinh vật kỳ dị. Như đang bước vào miệng
một sinh vật dài, tăm tối, vĩ đại. Đến giờ ăn trưa, các nhân viên thay phiên nhau từng người
xuống kho, ngồi lên một cái thùng bất kỳ và ăn cơm, tôi hay ngồi đối diện bức tường đó. Tôi
muốn đối diện với nó hơn là quay lưng lại nó. Dạo đó tôi thường xuyên gặp ác mộng mình
đang bước đi trong một không gian đen đặc không biết đâu là tận cùng. Phải có khúc quẹo
thì tôi mới có thể thoát khỏi đó nhưng chẳng khúc quẹo nào xuất hiện, một giấc mơ kiểu
như thế. Trong đường hầm vừa giống ruột một con rắn nước lại vừa như mình một loài sâu
bọ, tôi cứ bước mãi. Chỉ vậy thôi nhưng giấc mơ ấy đã là cả một cơn ác mộng đối với tôi.
Jae Oh làm được một năm rưỡi thì nghỉ việc. Sau hôm nhận lương tháng cậu ta không
quay lại nữa. Đợt đó là đầu học kỳ mới nên từ sáng chúng tôi đã bận tối mắt tối mũi, chủ
hiệu sách lo lắng sai tôi thử gọi điện cho Jae Oh xem sao. A lô, tôi chào nhưng Jae Oh không
đáp. Nghe tôi hỏi có đến làm không, cậu ta hỏi ngược lại, Sao phải đến. Rồi Jae Oh đòi tiền
trợ cấp nghỉ việc. Chủ hiệu sách phản bác rằng làm thêm thì lấy đâu ra trợ cấp nghỉ việc,
nghe vậy Jae Oh liền cãi đó là quyền lợi của người lao động được pháp luật bảo hộ, còn nhấn
mạnh nếu chủ hiệu sách nhất quyết không trả thì cậu ta vẫn còn nhiều chuyện để nói về
việc quản lý sổ sách phi pháp của hiệu sách và nhân viên hiệu sách không được đăng ký bốn
loại bảo hiểm khi tuyển dụng. Chủ hiệu sách bảo đã bị Jae Oh chơi đểu rồi, kể từ đó ông ta
để ý tôi hơn và bắt đầu giữ bí mật các giao dịch của hiệu sách. Ông ta lấy lại những sổ sách
đã giao cho tôi để trực tiếp quản lý, mỗi khi bất mãn gì với nhân viên ông ta lại lẩm bẩm “lũ
vong ân bội nghĩa”.
Tuy thế tôi vẫn ở lại hiệu sách và chăm chỉ làm việc. Dù không thường xuyên nhưng
dần dà tôi cũng được tăng lương và để ra được ít tiền chi tiêu. Mẹ tôi vẫn vật lộn với bệnh
ung thư và bố tôi sáng sáng vẫn chuẩn bị cơm hộp với các món kho xì dầu cho tôi mang đi
làm. Tôi thì cứ đến giờ lại xuống kho, vừa nhìn bức tường vừa ăn cơm bố nấu. Những ngày
ấy trôi qua như vậy.

Tôi đã nhìn thấy cô bé ấy ở hiệu sách.


Mùa xuân, cái mùa chúng tôi luôn đầu tắt mặt tối quay cuồng bởi những phiền toái và
bấn loạn đầu học kỳ mới. Chính vào khoảng thời gian trống ngay sau khi thanh toán xong
cho các khách hàng dồn ứ và trước khi tan làm, khi đang đứng ngây người, tôi đã nhìn thấy
cô bé ấy. Hồi đó hiệu sách có bán cả thuốc lá. Những bao thuốc được bày trên một cái kệ

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 83


có gắn nắp kính và ổ khóa, đặt ở sau quầy thanh toán. Tôi luôn tuân thủ đúng quy tắc cho
những nơi bán thuốc lá. Vì hiệu sách chúng tôi nhiều học sinh ra vào nên trừ những trường
hợp đã chắc chắn, tôi chỉ bán thuốc lá cho những người chìa chứng minh thư ra.
Đêm hôm đó, bỗng có một cô bé đến đứng trước quầy thanh toán yêu cầu tôi bán
thuốc lá cho. Hai bao. Cô bé mặc đồng phục và thắt nơ ở cổ áo, tay phải cầm tờ tiền có lẽ là
tiền để mua thuốc lá. Một cô bé xinh xắn, nhìn tôi với ánh mắt thách thức nhưng hơi có vẻ
bất an. Tôi nói không được bán thuốc lá cho học sinh thì cô bé đáp rằng mình được người
khác sai mua hộ. Cô bé chỉ tay ra ngoài, bảo những người lớn sai mình mua thuốc lá đang
đứng đợi ở kia. Tôi quay đầu nhìn, thấy họ đứng cạnh bốt điện thoại công cộng. Hai người
đàn ông. Một đội mũ, đang nhìn về phía chúng tôi. Giờ thì được rồi chứ? Cô bé cộc cằn
hỏi lại. Bảo họ xuống đây mà mua, tôi đáp, nghe vậy cô bé dùng dằng một lát rồi rời khỏi
hiệu sách. Tôi dõi theo quan sát cô bé đi lên cầu thang, tiến tới chỗ hai người đàn ông kia
rồi nói gì đó với họ. Có vẻ cô bé đã nhắc lại lời tôi, người đàn ông đội mũ thủng thẳng đi
xuống cầu thang.
Đứng trước quầy thanh toán, người đàn ông nhìn nhỏ và đậm người hơn so với lúc
đứng ở bên ngoài. Thân hình vạm vỡ, đội mũ có vành sẫm, từ người ông ta tỏa ra một mùi
khói cay nồng. Vừa nãy không phải cô bé kia đã xuống mua thuốc lá rồi ư? Ông ta trịnh
trọng nói. Là tôi sai nó mà, có tôi đứng ngoài kia rồi sao cô không bán cho nó?
Mắt ông ta trống rỗng. Tuy vành mũ phủ bóng che khuất nhưng vẫn có thể thấy đôi
mắt ấy đỏ ngầu, lòng trắng mắt vàng vàng. Tôi bảo muốn mua thuốc lá thì phải có chứng
minh thư, ông ta phì cười như thể mai mỉa rồi lục túi lôi ví ra. Một cái ví da cũ. Ông ta rút
từ trong ví ra một cái thẻ có kích thước cỡ thẻ chứng minh, cầm ở một tay nhưng không
chìa cho tôi xem mà nhìn tôi chằm chằm và nói: Tại sao tôi mua có mấy bao thuốc mà cũng
phải trình thông tin cá nhân với cô, lý do là gì vậy? Tôi là người lớn, sao phải làm thế? Tôi
tin gì cô mà phải cho cô xem cả cái này? Làm ăn cho tử tế vào.
Người đàn ông nhét bàn tay cầm chứng minh thư vào túi quần rồi đủng đỉnh rời hiệu
sách. Người còn lại và cô bé kia đang đợi ông ta ở đầu cầu thang. Họ lại ra đứng gần bốt
điện thoại và nói chuyện. Hễ hai người đàn ông nói gì thì cô bé gật hoặc lắc đầu. Hai người
đàn ông rút tay nhét túi quần ra, chốc chốc lại sờ đầu hoặc chọt mạng sườn thanh mảnh
của cô bé. Mỗi lần như thế cô bé lại vừa co rúm người vừa cười. Trên đầu cô bé, hoa đang
rụng như những bông tuyết khô.
Làm thế nào bây giờ?
Đó quả là một quang cảnh kỳ lạ. Dù chẳng có gì khiến người ta nghĩ là kỳ lạ. Chỉ là
ba người đứng tán chuyện với nhau. Hai người đàn ông và cô bé ấy nhìn chẳng liên quan gì
đến nhau cả. Tôi nghĩ họ không có quan hệ thân thiết gì, ý nghĩ đó khiến tôi khó chịu. Tôi
vừa gõ gõ đầu ngón tay xuống mặt quầy thanh toán vừa lưỡng lự. Hay bây giờ mình chạy
ra kia hỏi nhỉ. Hỏi cô bé ấy có quan hệ gì với hai người đàn ông kia, đã gặp họ ở đâu, gặp

84 Z Z Z REVIEW
như thế nào. Liệu tôi có quyền hỏi những điều đó không? Hay tôi cứ gọi điện báo cảnh sát.
Nhưng gọi cho cảnh sát rồi tôi biết báo thế nào đây? Ở đây có một cô bé đang đứng nói
chuyện với hai người đàn ông. Nhưng hành động đó có tội lỗi đến mức cần phải báo cảnh
sát không? Đó có phải là một tội không? Dù đó là tội thì tôi cũng có nghĩa vụ phải báo
cảnh sát không? Nhỡ sau này tôi bị họ rầy rà thì sao? Hiệu sách luôn ở đây, tôi cũng chỉ đến
đây làm, nhỡ bị trả thù thì sao?
Tôi quyết tâm mặc kệ chuyện đó. Một chuyện đầy phiền toái và mập mờ. Cho rằng họ
vốn quen biết nhau sẽ tiện lòng hơn cả. Ai mà biết được. Tôi cũng chẳng rảnh rỗi mà tham
gia vào việc của người dưng. Tôi không đoán định gì thêm về chuyện đó nữa, cũng chẳng
dành cả thời gian để nghĩ lại xem mình đã đoán định những gì, rồi tôi quay người, nhập
doanh số bán được hôm đó vào máy tính và chuẩn bị ra về. Lúc tôi ngẩng đầu lên nhìn ra
ngoài thì họ đã đi mất.

Sau khi chuyện đó xảy ra tôi nhận được rất nhiều câu hỏi.
Tôi chưa từng một lần được trở thành nhân vật quan trọng đến mức đó. Mọi người
hỏi tôi đã nhìn thấy những gì. Hỏi tôi họ ăn mặc kiểu gì, ngoại hình ra sao, hành động và
ăn nói như thế nào, và đã đi về hướng nào. Tôi trả lời những câu hỏi mình có thể trả lời,
còn đâu tôi đáp rằng mình không biết. Càng những câu hỏi quan trọng tôi càng trả lời
không biết nhiều hơn. Hai người đàn ông đó nhìn như thế nào. Họ đã đi về hướng nào.
Tôi còn được gọi đến đồn cảnh sát và cho xem một xấp ảnh, nhưng cũng chẳng lẩy ra được
điểm gì rõ ràng. Họ là người như thế nào nhỉ. Kể cả bây giờ, hễ nghĩ lại chuyện đó là dáng
hình người đàn ông đội mũ đứng dưới cột đèn đường nhìn về hiệu sách lại hiện lên trong
tâm trí tôi. Khuôn mặt nhìn về phía hiệu sách, chìm trong khoảng râm của vành mũ phủ
xuống, càng thêm tăm tối bởi ánh đèn đường tỏa trên đầu. Khuôn mặt giống tất cả, đồng
thời không giống bất cứ tấm ảnh nào tôi được cho xem. Ở đồn cảnh sát, tôi toát mồ hôi
nhìn xấp ảnh đến mấy lượt rồi hơi đẩy một tấm ra trước. Cảnh sát hỏi có đúng là người này
không, tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi đáp, Có vẻ là giống nhất rồi, tôi cũng không biết nữa.
Thực sự thì có rất nhiều điều tôi không biết. Cũng phải qua cảnh sát tôi mới biết tên cô bé
mất tích là Jin Joo.
Sau khi đặt vé xem buổi công diễn của ca sĩ mình yêu thích, Jin Joo đã biến mất.
Người ta phát hiện ra một chiếc ba lô giấu trong bụi cây ở khoảnh vườn gần lối vào
khu chung cư và một chiếc quần lót dính dịch cơ thể tại một công trường xây dựng cách
khu chung cư không xa. Một chiếc quần lót nữ. Cuộn tròn như quả bóng và nhét vào giữa
những viên gạch. Một bạn cùng khóa, người cuối cùng gặp Jin Joo hôm cô bé mất tích, khai
rằng đã chia tay Jin Joo ở chỗ cách hiệu sách 150 mét. Sau khi dò la xung quanh, cảnh sát
tìm đến tôi. Vì đây là vụ một cư dân của khu chung cư mất tích ngay trong khu chung cư
nên tin đồn lan rất nhanh. Mọi người tìm đến hiệu sách, để xem cái nơi cuối cùng cô bé ấy

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 85


đã đến trước khi mất tích, để hỏi tôi bất cứ điều gì họ muốn. Có hôm họ còn to tiếng với
tôi. Cô bé ấy đã biến mất ở đây.
Tôi là người cuối cùng nhìn thấy cô bé ấy.
Nhân chứng vô tình.
Thứ người lớn không đứng ra bảo vệ một cô bé cần được chở che.
Tôi đã trở thành một kẻ như vậy.

Rồi còn có cả một người tự xưng là mẹ của Jin Joo.


Bác ấy ngày nào cũng đến hiệu sách. Một người phụ nữ đứng tuổi, da sạm, thân hình
còn bé nhỏ hơn cả cô con gái chưa lớn hết. Mái đầu nhỏ và chân tay mảnh khảnh. Một
người bị teo nhỏ xuống một cỡ nhất định, một người không lớn được nữa. Tôi đoán bác ấy
là con gái cả của một đôi vợ chồng nghèo. Hẳn lúc mang thai, mẹ bác đã không được tẩm
bổ đầy đủ và bác sinh ra cũng chẳng được ăn uống tử tế mà lớn lên. Dù không biết thực hư
thế nào, nhưng bác ấy khiến người khác nghĩ như vậy đấy. Hình như bác ấy đẻ Jin Joo khi
đã có tuổi.
Mẹ Jin Joo giắt từng tập tờ rơi có in ảnh con gái bên hông rồi đi xung quanh khu vực
hiệu sách phát cho mọi người. Kể cả khi đã đi ra tít xa phát tờ rơi, bác ấy cũng vẫn quay về
hiệu sách. Hằng ngày, cứ đến chiều bác lại đứng trước quầy thanh toán hỏi tôi có gặp kẻ
tình nghi không. Hỏi tôi hôm nay có ai giống kẻ tình nghi đến hiệu sách không, có người
nào quanh đây nhìn thấy kẻ đó không, rồi hỏi tôi hôm đó đã chứng kiến những gì. Bác bắt
tôi kể đi kể lại những gì mình đã nhìn thấy. Hai người đàn ông đó trông như thế nào. Jin
Joo đã làm gì với họ. Nhìn con bé ra làm sao. Nhìn nó có giống đang say không. Liệu nó có
bị đánh không. Tay chân nó có thương tích gì không. Nhìn nó có như đang bị đe dọa hay
đang sợ hãi không. Nó có đang khóc không. Nó đã theo họ đi về phía nào. Rồi cuối cùng,
bác ấy hỏi tôi lúc đó đang làm gì. Cuối cùng, bác ấy luôn hỏi tôi câu đó.
Jin Joo không xuất hiện cũng không được ai tìm thấy. Không có liên lạc gì từ Jin Joo,
cũng không phát hiện được thêm bất cứ dấu vết nào của cô bé.
Tôi đâm nghi ngờ đường hầm thông với kho. Ý tôi là cái đường hầm nằm ở bên kia bức
tường ngày nào tôi cũng đối diện lúc ăn cơm. Vì đã xới tung mọi nơi mà không thấy Jin Joo
đâu nên chưa biết chừng cô bé lại đang ở trong đó. Theo lời Jae Oh, đó là một đường hầm
khổng lồ thông với mọi ngõ ngách của khu chung cư nên biết đâu Jin Joo đang trốn hoặc
bị giấu ở một góc nào trong cái đường hầm đó chăng, tôi nghĩ vậy. Nghe tôi bảo chắc phải
lật tung đường hầm lên tìm mới được, viên quản lý tòa nhà nhìn tôi ngơ ngác. Cái gì cơ?
Ông ta bảo đằng sau bức tường chẳng có gì cả. Chẳng có đường hầm nào hết. Ông ta
cũng nói thêm, vì bức tường ban đầu nhiều nấm mốc quá nên người ta mới xây thêm một
bức tường mới cách tường gốc một khoảng.
Tôi hoang mang quay trở lại hiệu sách. Như mọi ngày, tôi đứng trông quầy thanh toán,

86 Z Z Z REVIEW
đợi các nhân viên làm thêm ăn cơm xong hết rồi tôi mới xuống kho. Đặt hộp cơm lên cái
thùng vừa làm ghế vừa làm bàn, tôi lục tung tủ đựng dụng cụ. Dây điện, những tuýp keo
dán dẹp lép, ốc vít, đinh, giấy dính bẫy chuột, hộp đựng dung môi, tua vít, chất khử nấm
mốc, que và kìm. Tôi tìm cái búa nhưng không thấy đâu cả. Sau một hồi lục lọi rồi gạt đổ
đống đồ mình vừa bới ra, cuối cùng tôi cũng tìm thấy ở ngăn giữa một cái búa được bọc
trong mảnh giẻ khô. Tôi cầm búa ra đứng trước bức tường. Tôi nhìn góc tường ẩm ướt đầy
nấm mốc như họa tiết dây leo. Tôi thậm chí còn cảm nhận được cả luồng gió phả ra từ bên
kia tường. Chỉ là viên quản lý kia không biết mà thôi. Có một đường hầm mà ông ta không
hề biết. Xem này. Gió đang thổi. Gió thổi thông qua đường hầm, như thế này. Tôi có thể
kiểm tra. Giơ búa lên rồi vung vài nhát là tôi có thể kiểm tra được ngay. Và cũng chính vì
thế mà tôi đã không thể vung búa.
Có đường hầm, không có đường hầm.
Dạo này tôi cũng thường nghĩ xem giây phút đó tôi đã sợ bên nào hơn. Bên kia cái lỗ
trên bức tường gỗ tìm thấy một hang động tối đen, hay lại đối mặt với một bức tường khác
phủ đầy rêu mốc, như mủ rỉ ra từ vết thương. Bên nào sẽ khiến người ta rợn gáy và sởn gai
ốc hơn? Tôi đã không thể biết và có lẽ mãi về sau cũng không thể biết. Tôi chỉ cầm nguyên
búa đứng trước bức tường một lúc rồi quay trở lại bên cái thùng nơi tôi để hộp cơm. Tôi đặt
cái búa xuống nền kho, để hộp cơm lên đầu gối rồi chậm rãi ăn cơm.

Mùa xuân ngắn ngủi trôi qua, hè sang rồi thu tới.
Suốt thời gian đó mẹ Jin Joo vẫn đến hiệu sách. Từ mùa hè, bác ấy trải hẳn chiếu ở gần
cầu thang đi xuống hiệu sách rồi bày cặp sách và ảnh của Jin Joo lên. Có lần ba, cũng có lần
bốn tấm. Những tấm ảnh bán thân nhòe nhoẹt được phóng cỡ gần với người thật nhất. Mẹ
Jin Joo dán những tấm ảnh ấy vào bìa cứng rồi bọc ni lông lại, dựng sau lưng hai tấm, trước
mặt hai tấm. Rồi bác ấy cúi rạp người nhìn như con cóc, không nhúc nhích cả buổi chiều.
Trông bác già xọm hẳn đi, khi đến gần tôi ngửi thấy mùi da thịt tỏa ra từ người bác. Một
thứ mùi tựa mùi ngũ cốc lên men.
Mọi người không khỏi để mắt đến bác ấy, còn chủ hiệu sách thì tỏ vẻ bồn chồn. Đành
rằng hoàn cảnh bác ấy đáng thương nhưng cứ làm vậy lâu ngày cũng ảnh hưởng đến việc
kinh doanh của hiệu sách, ông ta bảo tôi thử lên thuyết phục mẹ Jin Joo. Theo lời sai bảo
của chủ hiệu sách, tôi đi lên cầu thang. Bát cơm của bọn mèo rỗng không. Tôi mở túi hạt
thức ăn giấu ở góc vườn, đổ đầy bát, rồi leo tiếp cầu thang. Mẹ Jin Joo đang cúi gập người
ở chỗ thường lệ. Không có thứ gì che, chỗ đó nắng chang chang cả buổi chiều. Phải đến
quãng mặt trời lặn, bóng cây anh đào mới đổ tới đó. Tôi cúi nhìn cần cổ nâu sậm cùng tấm
lưng nhỏ hẹp.
Này bác, cháu biết làm thế nào cơ chứ.
Bác có biết cháu bận đến mức nào không? Bác có biết ở hiệu sách này cháu làm bao

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 87


nhiêu việc không? Trời thì đẹp thế này mà cháu cũng chẳng được ra ngoài. Cả ngày cháu
chỉ ở tít dưới hầm, không được đón cả nắng mặt trời đấy? Thế còn bác, tại sao bác lại phủ
phục ở đây cơ chứ? Cớ sao lại ở đây, một cách đáng ghét như vậy. Bác đừng có hỏi cháu khi
đó đã làm gì nữa đi. Chẳng một ai để tâm đến cháu hết thì cớ sao cháu lại phải để ý đến
ai khác cơ chứ? Jin Joo, con gái bác ấy, con bé đó là ai chứ? Chẳng là ai cả, đối với cháu nó
chẳng là ai cả.
Tôi cúi nhìn bác ấy, suốt trong lúc tôi ngậm chặt miệng không thốt một lời, ve kêu
không ngớt. Ve ve ve, chỉ có độc âm thanh ấy. Cổ tôi nóng giãy bởi nắng rọi. Tôi rời khỏi
chỗ mẹ Jin Joo, bước dưới hàng cây, và rời bỏ cả hiệu sách. Vì đi giẫm gót giày nên tôi bước
khó nhọc, ống chân căng cứng.
Tôi bước đi thật nhanh và không bao giờ quay trở lại đó nữa.

Mẹ tôi mất bốn năm trước.


Mẹ mất ở bệnh viện, ngạt thở do bị cổ trướng. Giây phút cuối cùng của đời mẹ, chúng
tôi có chút to tiếng với bên bệnh viện, họ bảo chúng tôi đưa mẹ về nhà vì họ không còn cách
chữa trị nào nữa. Đôi lúc tôi cũng nghĩ, biết đâu đưa mẹ về nhà đón giây phút cuối đời có
khi lại tốt hơn.
Bố tôi ở lại ngôi nhà gia đình tôi vẫn ở. Ngôi nhà đó vốn chỉ vừa đủ cho một người,
nay thực sự đã trở nên vừa đủ rồi, tôi nghĩ vậy. Bố thường nói, nếu mắc bệnh ông sẽ tự kết
liễu đời mình. Mỗi lần bố nói câu đó tôi im lặng nghe, nhưng hoàn toàn không nghĩ rằng
ông sẽ làm thế.
Tôi rời khỏi ngôi nhà đó ba năm trước. Lúc đóng đồ tôi bỏ thêm mấy cuốn sách của
bố. Gần đây tôi có đọc một cuốn trong số đó, một tập tiểu luận của George Orwell. Viết về
sự nghèo nàn bi thảm. Sự nghèo nàn còn nghèo nàn hơn cả sự nghèo nàn tôi biết. Dạo này
tôi hay suy nghĩ lung về cái chết - chết tự nhiên, chết vì bệnh tật, chết vì tai nạn - và cũng
như Orwell viết trong sách, tôi cũng nghĩ trên đời này liệu còn có cái chết nào bi thảm hơn
chết vì già nua, nghèo nàn và đau ốm, không một người thân thích trông nom? Orwell viết
rằng, chết tự nhiên như vậy là cái chết khiến con người ta bi thảm sâu sắc hơn cả, hơn mọi
cái chết bởi bất cứ thứ vũ khí nào mà nhân loại từng phát minh ra. Bởi vậy ông không ước
mình chết khi đã già mà mong được chết khi đang đi đường, tình cờ, bất thình lình. Tôi
viết “Đúng thế” vào bên cạnh câu văn đó rồi viết thêm thế này, sau mấy lần nhấn ngòi bút
chì xuống mặt giấy. Nếu đã nghèo mà còn không người thân thích thì đừng có đẻ con ra
làm gì. Cứ thế mà chết nghèo, chết không người thân thích đi. Rồi tôi gập sách lại, câu tôi
viết sẽ mãi lưu lại ở nơi tôi đã viết. Dù mười năm, hay thậm chí cả trăm năm nữa có trôi qua.

88 Z Z Z REVIEW
Khu tôi ở bây giờ có rất nhiều dương hòe. Sau núi nhiều, trong ngõ cũng nhiều, nên
đến đầu hè, nhờ hương hòe mà không khí trở nên thật thanh khiết. Đặc biệt khi đêm
xuống, đứng ở bến xe buýt cũng có thể ngửi được hương hòe. Vừa ngửi mùi hương ấy vừa
chậm rãi bước qua con ngõ về nhà sau khi tan làm, tôi hay nghĩ lại những chuyện ngày xưa.
Cũng có hôm tôi nghĩ tới Ho Jae. Giờ anh đang sống ra sao? Đã tìm được công việc tử tế
chưa? Đã yên ổn yêu đương và sinh con rồi chứ? Chõ Hấp, Bánh Gạo, Đậu. Bầy mèo của
Ho Jae có lẽ đã chết cả. Con cháu chúng hiện đang sống thế nào? Những mèo mẹ liệu còn
liên tục đẻ con không? Rồi những mèo con ấy lại có tiếp tục đẻ con nữa?
Tôi vẫn vậy. Vẫn đi làm và vẫn gặp phải những chuyện xấu hổ ở một chừng mực không
phải quá bận tâm. Khi nào nhục nhã đến độ không thể chịu đựng nổi thì tôi bỏ đi và không
quay lại nơi đó nữa, nhưng dĩ nhiên, chuyện đó cũng họa hoằn lắm mới xảy ra. Tôi cầu
mong nơi mình chuyển đến ở sau này sẽ có thật nhiều dương hòe. Nhưng dẫu phải ở nơi
chẳng có đến một bóng dương hòe tôi cũng sẽ quen và sống thoải mái thôi.
Tôi vẫn vậy.
Và thỉnh thoảng, rất thỉnh thoảng thôi, khi đêm thật yên, tôi lại tìm kiếm các bài báo
viết về Jin Joo. Tìm xem có thông báo nào đã phát hiện ra Jin Joo ở đâu đó. Tôi huy động
mọi từ khóa mình nghĩ ra để tìm, dù chỉ là tin cho hay đã tìm được hài cốt của cô bé.
Tôi chưa từng kể chuyện này cho bất cứ ai.

LỜI TÁC GIẢ


Truyện này vốn có tên là “Tương lai của yang”.
Trong tiếng Hàn Quốc, yang là một hậu tố thường được gắn vào sau tên riêng để chỉ nữ giới
chưa kết hôn. Gần đây từ này không còn được sử dụng nhiều nữa, nhưng thời còn bé tôi đã
thường xuyên nghe thấy nó trong sinh hoạt hằng ngày hay trên ti vi. Yang, tôi nghĩ từ này
mang một ngữ cảm rất riêng. Cũng có thể nói tôi mang một ấn tượng chung về các cô gái
ấy, những người được gọi là “Gì-đó-yang”. Những cô gái không được đôn vào trung tâm hay
tiền cảnh mà chỉ thoáng xuất hiện rồi biến mất ở đâu đó bên rìa hoặc lẫn vào phông nền.
Những cô gái luôn làm việc.
Tôi viết truyện này vào mùa hè.
Có lẽ là tầm quãng từ hè sang thu. Dù một mùa đã qua nhưng đôi khi tôi vẫn nghĩ tới “tôi”
của câu chuyện. Cô ấy đã trải qua ngày hôm nay ra sao? Cô ấy sẽ trải qua ngày mai như thế
nào? Đôi khi, tôi vẫn nghĩ tới cô ấy như vậy.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 89


Tác phẩm nghệ thuật
trong kỷ nguyên
nhân bản kỹ thuật
Walter Benjamin / Phạm Thị Hoài dịch và phụ chú / Đinh Bá Anh hiệu đính

Dịch phẩm đã đăng trong Nhận thức thực tại - Quyển 1 do Sàn Art, Đại học Hoa Sen và
NXB Hồng Đức đồng phát hành, Zzz Review đăng lại với sự đồng ý của dịch giả và Sàn Art.

C
ác ngành mỹ thuật đã hình thành và các thể loại mỹ thuật
cũng như các hình thức ứng dụng chúng được thiết lập ở một
thời hoàn toàn khác thời chúng ta đang sống, và bởi những
con người mà khả năng chế ngự vạn vật là vô cùng ít ỏi so với chúng ta.
Nhưng sự phát triển đáng kinh ngạc của các phương tiện hiện nay, với
độ thích ứng và chính xác của chúng, với những ý tưởng và tập quán mà
chúng gây dựng, đặt chúng ta trước những thay đổi sâu sắc sắp tới trong
công nghiệp sản xuất cái Đẹp. Trong mọi nghệ thuật đều có một thành
phần vật chất không còn thích hợp với cách quan niệm và xử lý như
trước, không thể tiếp tục đứng ngoài tác động từ thực tế và khoa học
hiện đại. Từ hai mươi năm nay, cả vật chất lẫn không gian và thời gian
đều không còn như xưa. Chắc chắn là những cách tân vĩ đại rồi sẽ biến
đổi toàn bộ phương diện kỹ thuật trong mỹ thuật, qua đó ảnh hưởng
đến chính sáng tạo nghệ thuật và cuối cùng có lẽ còn dẫn đến một sự
thay đổi kỳ diệu trong bản thân khái niệm về nghệ thuật.
Paul Valéry(1)

1. Paul Valéry, trích từ “La conquéte de l’ubiquité”, in trong Pièces sur l’art, tr. 103/104.

90 Z Z Z REVIEW
MỞ ĐẦU

Khi Marx tiến hành phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó đang ở
những bước ban đầu. Marx đã định liệu để công trình của mình có giá trị dự báo. Ông truy
về những quan hệ nền tảng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và diễn tả chúng, để từ đó
thấy được những gì mà người ta còn có thể dự đoán về chủ nghĩa tư bản trong tương lai.
Rằng nó sẽ bóc lột những người vô sản ngày càng thậm tệ, song không chỉ như vậy, mà còn
dự đoán rằng rốt cuộc nó cũng sẽ tạo ra những điều kiện để triệt tiêu chính nó.

Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng, vốn chậm hơn nhiều so với sự biến đổi của cơ
sở hạ tầng, đã cần đến hơn một nửa thế kỷ để những thay đổi của điều kiện sản xuất phát
huy được hiệu lực trong mọi lĩnh vực văn hóa. Mãi đến nay ta mới có thể nhận định rằng
điều đó diễn ra dưới hình thức nào. Những nhận định này cần gắn liền với những tiêu chí
dự báo nhất định. Song không phải là những luận cương về nghệ thuật của giai cấp vô sản
sau khi giành chính quyền, lại càng không phải về nghệ thuật trong xã hội phi giai cấp, mà
là về các xu hướng phát triển của nghệ thuật trong những điều kiện sản xuất hiện tại mới
đáp ứng được các tiêu chí đó. Tính biện chứng của chúng cũng hiện rõ ở thượng tầng không
thua gì trong kinh tế. Vì thế không nên đánh giá thấp giá trị tranh đấu của những luận
cương như vậy. Chúng gạt bỏ một loạt các khái niệm lỗi thời - như sự sáng tạo và tính thiên
tài, giá trị vĩnh cửu và sự huyền nhiệm - mà sự vận dụng tràn lan (và hiện khó lòng kiểm
soát) dẫn đến việc xử lý các dữ kiện theo tinh thần phát-xít. Những khái niệm mới được đưa
vào lý thuyết nghệ thuật sau đây khác với các khái niệm đã thông dụng hơn ở chỗ: chúng hoàn
toàn vô dụng cho các mục đích của chủ nghĩa phát-xít. Song ngược lại, chúng hữu ích cho việc
thảo ra các yêu cầu cách mạng trong chính sách nghệ thuật.

Tác phẩm nghệ thuật, về nguyên tắc, bao giờ cũng có thể tái tạo. Cái gì con người đã
làm ra thì bao giờ cũng làm lại được bởi con người. Sao chép cũng là việc của học trò để tập
luyện trong nghệ thuật, của các bậc thầy để phổ biến tác phẩm, và sau rốt của những kẻ hám
lời. Nhân bản kỹ thuật một tác phẩm nghệ thuật thì trái lại, là một hiện tượng mới, xuất
hiện gián đoạn trong lịch sử, trong những đợt cách nhau khá lâu, nhưng với cường độ ngày
càng mạnh mẽ. Người Hy Lạp chỉ biết có hai phương pháp nhân bản kỹ thuật cho tác phẩm
nghệ thuật: đúc và rập. Nghệ phẩm bằng đồng, đất nung và tiền xu là những loại duy nhất

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 91


mà họ chế tạo được hàng loạt. Mọi thứ khác đều là độc bản và không thể dùng kỹ thuật để
nhân bản. Với phương pháp khắc gỗ, lần đầu tiên đồ họa có khả năng được nhân bản bằng
kỹ thuật; một thời gian dài chỉ riêng nó được như vậy, trước khi chữ viết cũng được nhân
bản nhờ in ấn. Ta đã biết những thay đổi kỳ vĩ trong văn chương do ngành in, tức khả năng
nhân bản kỹ thuật cho chữ viết, đem đến. Nhưng đó chỉ là một trường hợp đặc biệt, dù tất
nhiên là một trường hợp hết sức quan trọng trong hiện tượng nhân bản kỹ thuật, nhìn từ
thước đo lịch sử thế giới. Sau khắc gỗ, thời Trung cổ có thêm khắc đồng và khắc axít, cũng
như đầu thế kỷ mười chín đến lượt in thạch bản ra đời.

Với phương pháp in thạch bản, kỹ thuật nhân bản đạt tới một cấp độ mới về căn bản.
Khác với cách khía vào gỗ hay xâm mòn vào đồng, phương pháp này chuyển hình vẽ lên đá,
giản tiện hơn rất nhiều, và lần đầu tiên đã cho đồ họa khả năng đưa sản phẩm của mình ra
thị trường, không chỉ hàng loạt (như trước kia), mà còn thường xuyên thay đổi hình thức
thể hiện. Nhờ kỹ thuật in thạch bản, đồ họa có thể theo sát đời thường để minh họa. Nó bắt
đầu tiến kịp ngành in. Nhưng ở bước đi ban đầu ấy, chỉ vài thập kỷ sau phát minh in thạch
bản, đồ họa đã bị nhiếp ảnh vượt qua. Với nhiếp ảnh, lần đầu tiên bàn tay được giải thoát
khỏi những công năng nghệ thuật quan trọng nhất trong quá trình nhân bản hình ảnh, giờ
đây đó chỉ còn là việc của con mắt ngắm qua ống kính. Mắt lĩnh hội nhanh hơn tay vẽ, nên
tiến trình nhân bản hình ảnh đã tăng tốc tới mức nó có thể theo kịp ngôn ngữ nói. Trong
studio, nhà quay phim thu hình cùng tốc độ với diễn viên nói lời thoại. Nếu họa báo gần
như đã tàng ẩn trong thuật in thạch bản thì phim nói cũng tàng ẩn như vậy trong nhiếp
ảnh. Cuối thế kỷ trước, việc nhân bản kỹ thuật âm thanh bắt đầu được xúc tiến. Những nỗ
lực cùng hội tụ đó cho phép thấy trước cảnh mà Paul Valery đã khắc họa như sau: “Cũng
như nước máy, khí đốt và điện từ tận đâu đã vào nhà ta chỉ bằng một thao tác nhẹ như
không, rồi ta sẽ có những hình ảnh hay các chuỗi âm thanh mà chỉ khẽ xử lý, gần như chỉ
ra hiệu, là chúng sẽ hiện ra và biến mất.”(1)

Khoảng những năm một ngàn chín trăm, nhân bản kỹ thuật đã đạt tới một trình độ
phát triển khiến nó không chỉ bắt đầu biến toàn bộ các tác phẩm trước đây thành đối tượng
của mình và buộc chúng phải thay đổi sâu sắc trong cách tác động tới công chúng, mà còn giành
được một chỗ đứng riêng trong các quy trình nghệ thuật. Tìm hiểu về trình độ phát triển ấy,
tốt nhất là xem cách thức mà hai biểu hiện khác nhau của nó - nhân bản tác phẩm nghệ
thuật và nghệ thuật điện ảnh - tác động trở lại vào nghệ thuật ở dạng truyền thống như thế
nào.

1. Paul Valéry, sđd., tr. 105.

92 Z Z Z REVIEW
II

Ngay cả ở một bản sao hoàn hảo nhất, có một điều vẫn lộ rõ: nó thiếu tính Tại và Hiện
trong không gian và thời gian - sự hiện sinh độc nhất của tác phẩm nghệ thuật ở nơi nó hiện
diện. Chính sự hiện sinh độc nhất đó chứ không phải bất kỳ điều gì khác là yếu tố quyết
định hành trình lịch sử mà nó phải tuân theo trong quá trình tồn tại. Trong đó là cả những
biến đổi về kết cấu vật chất của nó qua năm tháng, lẫn những thay đổi quyền sở hữu mà nó
có thể vướng vào. Dấu vết của loại đầu chỉ có thể khai thác qua phân tích bằng các phương
tiện hóa học hay vật lý, không áp dụng được với bản sao; dấu vết của loại sau tuân thủ một
truyền thống buộc phải xuất phát từ vị trí của nguyên bản để truy tìm.

Tính chất Tại và Hiện của nguyên bản cấu thành khái niệm về sự chính thực của nó.
Phân tích lớp gỉ xanh trên một đồ đồng bằng hóa chất hay tương tự như vậy, chứng minh
rằng một văn bản viết tay nào đó thời Trung cổ có xuất xứ từ một văn khố thế kỷ mười lăm
có thể giúp xác định sự chính thực của chúng. Toàn bộ lĩnh vực của sự chính thực nằm ngoài
sự nhân bản kỹ thuật - và tất nhiên không chỉ riêng nhân bản kỹ thuật. Đối diện với nhân
bản thủ công, thường bị gắn cho cái mác là giả mạo, cái chính thực giữ được trọn vẹn thẩm
quyền của mình, song trường hợp nhân bản kỹ thuật thì khác. Vì hai lý do. Thứ nhất, nhân
bản kỹ thuật độc lập với nguyên bản hơn nhân bản thủ công. Chẳng hạn trong nhiếp ảnh,
nó có khả năng nêu bật những khía cạnh của nguyên bản mà chỉ ống kính với tiêu cự có thể
điều chỉnh và khả năng tùy ý chọn tiêu điểm mới tiếp cận được, chứ mắt thường thì không;
hoặc nhờ những thủ pháp như phóng to hay quay chậm để chụp được những hình ảnh chắc
chắn là vượt khỏi tầm thị lực tự nhiên. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai, thêm vào đó, nhân
bản kỹ thuật có thể đặt bản sao của nguyên bản vào những tình huống nằm ngoài tầm với
của chính nguyên bản. Trước hết là nó tạo điều kiện cho nguyên bản đến với người tiếp
nhận, chẳng hạn qua ảnh chụp hay đĩa hát. Tòa nhà thờ có thể rời vị trí, để được tiếp nhận
trong studio của một người yêu nghệ thuật; tác phẩm hợp xướng, vốn trình diễn ngoài trời
hay trong thính phòng, có thể vang lên trong một căn buồng tư thất.

Vả lại, dù không hề đụng đến hiện trạng của tác phẩm gốc, nhưng những hoàn cảnh
mà sản phẩm nhân bản kỹ thuật có thể rơi vào chắc chắn khiến tính Tại và Hiện của tác
phẩm gốc bị mất giá. Tuy không riêng gì tác phẩm nghệ thuật bị như vậy, mà chẳng hạn
một phong cảnh xuất hiện trong phim và lướt qua mắt khán giả cũng thế, song diễn biến
này chạm vào hạt nhân nhạy cảm nhất ở đối tượng của nghệ thuật, không một đối tượng
tự nhiên nào có một hạt nhân dễ tổn thương tới mức ấy. Đó là sự chính thực của nó. Sự
chính thực của một vật là kết tinh của tất cả những gì có thể lưu truyền từ nguyên ủy của
nó, từ thời gian tồn tại vật chất đến tư cách chứng nhân của lịch sử. Vì thời gian tồn tại là

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 93


cơ sở của tư cách chứng nhân, nên ở bản sao, khi yếu tố trước không còn ý nghĩa thì yếu tố
sau ắt bị lung lay. Chỉ như vậy, nhưng cái bị lung lay mạnh nhất là thẩm quyền của vật đó.

Có thể tóm gọn những mất mát nói trên vào khái niệm Aura, tinh hoa phát tiết, và
nói rằng: trong kỷ nguyên nhân bản kỹ thuật, Aura của tác phẩm chính là thứ bị tàn lụi.
Tiến trình đó là điển hình; ý nghĩa của nó không chỉ dừng trong phạm vi nghệ thuật. Nhìn
chung có thể diễn đạt như sau: kỹ thuật nhân bản đã tách đối tượng được sao chép khỏi lĩnh
vực truyền thống. Bằng cách tạo ra nhiều bản sao, nó đã đem sự tồn tại hàng loạt thay thế
sự tồn tại độc nhất của đối tượng ấy. Và bằng cách cho phép bản sao đến với người tiếp nhận
trong từng hoàn cảnh khu biệt, nó đã cập nhật hóa đối tượng được sao chép. Hai tiến trình đó
dẫn đến một chấn động to lớn trong cái truyền thống, mặt trái của cuộc khủng hoảng và
cách tân nhân loại hiện thời. Chúng liên quan chặt chẽ tới những phong trào quần chúng
hôm nay. Đại diện quyền lực nhất của chúng là điện ảnh. Không thể hình dung vai trò xã
hội của điện ảnh, ngay cả trong hình thức tích cực nhất và đặc biệt trong hình thức ấy, nếu
thiếu cái mặt thanh lọc, phá hoại này của nó: đó là sự loại bỏ giá trị truyền thống khỏi di
sản văn hóa. Hiện tượng này lộ rõ nhất ở các bộ phim lớn về lịch sử. Nó liên tục thâu tóm
những lĩnh vực mới vào phạm vi của mình. Và năm 1927, khi Abel Gance hân hoan tuyên
bố: “Shakespeare sẽ làm phim, Rembrandt, Beethoven sẽ làm phim... Mọi truyền thuyết,
mọi thần thoại, mọi huyền thoại, mọi nhà sáng lập tôn giáo và cả mọi tôn giáo... tất cả đều
xếp hàng chờ được phục sinh trên màn ảnh, và các anh hùng hào kiệt đang chen nhau ngoài
cửa”(1) thì ông ấy hẳn đã vô tình ngỏ lời mời tham dự vào một cuộc thanh trừng rộng lớn.

III

Trong những thời kỳ dài của lịch sử, cách cảm quan của tập thể loài người cũng biến đổi
theo toàn bộ phương thức sinh tồn. Cách để con người tổ chức cảm quan của mình - môi
trường trong đó cảm quan diễn ra - không chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên mà còn cả vào lịch
sử. Nghệ thuật của thời kỳ các dân tộc châu Âu di cư, khi ngành công nghiệp mỹ thuật của
La Mã mạt kỳ và bộ Sáng thế ký ra đời, không chỉ khác với nghệ thuật cổ đại Hy-La mà cảm
quan cũng khác. Các học giả của trường phái lý thuyết nghệ thuật Wien, Riegl và Wickhoff,
từng gồng mình chống lại sức nặng của truyền thống cổ điển đè bẹp cái nghệ thuật ấy, là
những người đầu tiên nghĩ đến việc căn cứ vào nó để rút ra những kết luận về cách tổ chức
cảm quan ở thời mà nó thịnh hành. Nhận thức của họ tuy sâu rộng, song họ bị hạn chế vì

1. Abel Gance, trích từ “Le temps de l’image est venu”, in trong L’art cinématographique II., Paris 1927, tr. 94-96.

94 Z Z Z REVIEW
đã dừng lại ở việc chỉ ra dấu hiệu hình thức đặc trưng cho cảm quan ở thời La Mã mạt kỳ.
Họ đã không tìm cách - và có lẽ cũng không thể hy vọng - chỉ ra những biến chuyển xã hội
thể hiện qua những thay đổi trong cảm quan đó. Điều kiện để tiến hành một nghiên cứu
tương tự hiện nay thuận lợi hơn. Và nếu những thay đổi trong môi trường của cảm quan
ở thời mà chúng ta đang sống chính là sự tàn lụi của Aura thì người ta có thể chỉ ra những
điều kiện xã hội của nó.

Khái niệm Aura dùng cho các đối tượng trong lịch sử đã đề nghị ở trên nên được minh
họa bằng khái niệm Aura của những đối tượng trong tự nhiên. Chúng ta định nghĩa, đó là
hiện tượng độc nhất của một khoảng cách, dù nó có gần đến đâu. Một buổi chiều mùa hè
nghỉ ngơi, dõi theo một rặng núi nơi chân trời hay một nhành cây tỏa bóng che người nghỉ
- đó chính là hít thở cái Aura của rặng núi ấy, của nhành cây ấy. Từ sự miêu tả này, chúng ta
dễ nhìn ra cơ sở xã hội dẫn đến sự tàn lụi hiện thời của Aura. Nó dựa trên hai hoàn cảnh, cả
hai đều liên quan đến vai trò ngày càng lớn của quần chúng trong đời sống hôm nay. Cụ thể
là: quần chúng hôm nay muốn kéo mọi thứ lại gần mình hơn, cả về khía cạnh không gian lẫn
khía cạnh nhân tính; cái nguyện vọng ấy cũng cháy bỏng như khuynh hướng tiếp nhận bản sao
để khắc phục tính cá biệt của mỗi hoàn cảnh. Càng ngày cái nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng từ
khoảng cách gần nhất, qua tranh vẽ, hơn nữa qua ảnh chụp, qua bản sao, càng không thể
bác bỏ. Và bản sao mà các họa báo và chương trình phim thời sự hàng tuần trong rạp sẵn
sàng cung cấp rõ ràng khác hẳn hội họa. Một đằng là tính cá biệt và tính lâu bền quyện chặt,
một đằng là tính lặp lại và tính nhất thời. Bóc đối tượng khỏi lớp vỏ bên ngoài, đập tan
Aura của nó, đó là dấu hiệu của một cảm quan mà “ý thức về sự đồng dạng trong thế giới”
đã phát triển tới mức qua nhân bản, nó vẫn thu hoạch được sự đồng dạng đó ngay cả ở cái
cá biệt. Cho nên trong cảm quan nghệ thuật cũng xuất hiện điều tương tự như trong lĩnh
vực lý thuyết, có thể thấy rõ qua vai trò ngày càng quan trọng của thống kê. Với cả tư duy lẫn
cảm quan, sự định hướng thực tại vào quần chúng và sự định hướng quần chúng vào thực
tại là một quá trình vô cùng hệ trọng.

IV

Tính duy nhất của một tác phẩm nghệ thuật đồng nhất với sự gắn kết của nó với bối
cảnh của truyền thống. Song bản thân truyền thống lại là một cái gì rất sinh động và hết
sức biến hóa. Một bức tượng nữ thần Venus thời cổ đại chẳng hạn, được người Hy Lạp thờ
phụng, nằm trong một bối cảnh truyền thống khác so với khi nó trở thành một ngẫu tượng
tai họa trong mắt các giáo sĩ thời Trung cổ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, người ta đều
đối diện tính duy nhất của nó như nhau, nói cách khác: đối diện cái Aura, tinh hoa phát tiết

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 95


của nó. Cách lồng tác phẩm nghệ thuật vào bối cảnh truyền thống thể hiện ban đầu qua lễ
bái. Những tác phẩm cổ xưa nhất, như chúng ta đã biết, ra đời để phục vụ một nghi lễ, trước
là nghi lễ pháp thuật, sau là nghi lễ tôn giáo. Và điều then chốt ở đây là: sự hiện hữu của tác
phẩm với cái Aura của nó không bao giờ hoàn toàn tách khỏi chức năng nghi lễ đó. Nói
cách khác: Giá trị độc nhất vô nhị của tác phẩm nghệ thuật “chính thực” dựa trên nền tảng là
cái nghi lễ đã khiến nó có được giá trị sử dụng nguyên ủy và đầu tiên. Dù được chuyển tải thế
nào chăng nữa, nền tảng ấy vẫn lộ ra ngay cả trong những hình thức sùng bái cái Đẹp thông
tục nhất, như một nghi lễ thế tục. Hình thành ở thời Phục hưng để rồi thịnh hành suốt ba
thế kỷ, khi thời hạn này kết thúc, sự sùng bái cái Đẹp thông tục đã bộc lộ rõ rệt những tầng
nền nghi lễ ấy ngay trong cú sốc lớn đầu tiên đến với nó. Cụ thể là, khi nhiếp ảnh, phương
tiện nhân bản đầu tiên thực sự mang tính cách mạng xuất hiện (đồng thời với buổi bình
minh của chủ nghĩa xã hội), nghệ thuật cảm thấy cuộc khủng hoảng - mà một thế kỷ sau sẽ
hiện nguyên hình - đang đến gần, và phản ứng của nó là thuyết l’art pour l’art, nghệ thuật
vị nghệ thuật, một dạng thần học của nghệ thuật. Rồi cái luận thuyết ấy còn đẻ ra một thứ
quả là thần học phủ định, dưới dạng quan niệm về nghệ thuật “thuần túy”, khước từ không
chỉ mọi chức năng xã hội mà cả mọi quy định của chủ đề nội dung. (Trong thi ca, Mallarmé
là người đầu tiên thủ đắc quan điểm này.)

Thừa nhận những bối cảnh nói trên là điều bắt buộc để đánh giá nghệ thuật trong kỷ
nguyên của khả năng nhân bản kỹ thuật, vì ở đây chúng dẫn đến nhận thức quyết định rằng
nhân bản kỹ thuật, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đã giải phóng tác phẩm nghệ thuật
khỏi kiếp ăn theo nghi lễ. Càng ngày tác phẩm nghệ thuật được nhân bản càng trở thành
bản sao của một tác phẩm được thiết kế sẵn để nhân bản. Thí dụ, một hình chụp có thể in
ra nhiều bản từ một tấm kính ảnh, nên câu hỏi về bản chính thực ở đây là vô nghĩa. Nhưng
khi tiêu chí về sự chính thực trong sáng tác nghệ thuật mất tác dụng thì ngay lập tức, toàn bộ
chức năng xã hội của nghệ thuật cũng đảo lộn. Thay vì dựa trên nghi lễ, nghệ thuật bây giờ dựa
trên một thực hành khác: nền tảng của nó là chính trị.

Có nhiều hướng tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật, trong số đó nổi lên hai hướng đối
cực. Một thiên về giá trị tôn sùng, một thiên về giá trị trưng bày của tác phẩm nghệ thuật.
Sáng tác nghệ thuật bắt đầu với những tạo hình phục vụ lễ bái. Có thể giả thiết rằng sự tồn
tại của những tác phẩm tạo hình ấy quan trọng hơn mục đích để chiêm ngưỡng. Con nai
mà người thời đồ đá vẽ lên vách hang là một công cụ pháp thuật. Tuy tác giả bày nó ra cho
người khác xem, nhưng trước hết nó được gửi gắm tới thần thánh. Ngày nay, giá trị tôn

96 Z Z Z REVIEW
sùng dường như khiến người ta phải giấu kín tác phẩm nghệ thuật: có những bức tượng
thần mà chỉ vị tu sĩ được tiếp cận trong điện thờ, có những bức tranh Đức Mẹ quanh năm
bị phủ kín, có những bức điêu khắc trong các nhà thờ Trung cổ mà người tham quan ở tầng
trệt không hề được thấy. Khi các thực hành nghệ thuật khác nhau được nhấc khỏi vòng ôm
của nghi lễ, cơ hội để trưng bày sản phẩm của chúng cũng tăng lên. Một bức tượng chân dung
có thể gửi đi nơi này hay nơi khác rõ ràng có nhiều khả năng trưng bày hơn một bức tượng
thần đặt cố định bên trong đền thờ. Tranh ván gỗ so với những tiền bối của chúng là tranh
khảm mosaic hay bích họa cũng vậy. Và tuy khả năng đến với công chúng của một dàn thánh
ca nhìn chung có lẽ cũng không kém của một dàn giao hưởng, nhưng giao hưởng ra đời ở
một thời điểm mà điều kiện công diễn của nó hứa hẹn sẽ thuận lợi hơn thánh ca.

Nhờ những phương pháp nhân bản kỹ thuật khác nhau, khả năng trưng bày của tác
phẩm nghệ thuật tăng mạnh mẽ tới mức cũng tương tự ở thời tiền cổ, sự xê dịch về lượng
giữa hai thái cực của nó chuyển thành sự biến đổi về chất trong bản chất của nó. Cụ thể là
ở thời tiền cổ, khi giá trị tôn sùng được nhấn mạnh tuyệt đối, tác phẩm nghệ thuật trước
hết trở thành một công cụ của pháp thuật, rồi sau đó mới phần nào được ghi nhận là nghệ
thuật. Cũng như vậy, ngày nay giá trị trưng bày được nhấn mạnh tuyệt đối, tác phẩm nghệ
thuật trở thành một thực thể với những chức năng hoàn toàn mới, trong đó nổi bật là chức
năng nghệ thuật như đã biết và sau này người ta sẽ thấy nó là một chức năng phụ. Điều chắc
chắn là hiện nay nhiếp ảnh và hơn nữa điện ảnh sẽ cung cấp những chú giải hữu ích nhất
về nhận thức này.

VI

Trong nhiếp ảnh, giá trị trưng bày bắt đầu hoàn toàn đẩy lùi giá trị tôn sùng. Song giá trị
tôn sùng không dễ dàng nhường bước mà không kháng cự. Nó lui về nơi cố thủ cuối cùng,
đó chính là gương mặt con người. Không hề ngẫu nhiên mà chân dung là thể loại trung tâm
trong nhiếp ảnh thuở ban đầu. Giá trị tôn sùng của bức ảnh tìm được nơi nương tựa cuối
cùng trong sự sùng bái hành vi tưởng nhớ những người thân ở xa hay đã khuất. Aura lóe lên
lần cuối trong vẻ bất chợt thoảng qua của một gương mặt con người trên những bức ảnh
thuở nhiếp ảnh sơ khai. Đó chính là điều khiến chúng có một vẻ đẹp u sầu và không gì sánh
nổi. Nhưng con người rút lui khỏi nhiếp ảnh ở đâu thì giá trị trưng bày bắt đầu biểu lộ ưu
thế trước giá trị tôn sùng ở đó. Tầm quan trọng đặc biệt của Atget, người đã chụp những
cảnh đường phố Paris không một bóng người khoảng những năm một ngàn chín trăm, là
đã cho bước chuyển này sân chơi của nó. Nói rằng Atget đã chụp những đường phố ấy như
chụp một hiện trường là hoàn toàn có lý. Hiện trường cũng thường vắng tanh. Người ta

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 97


chụp nó để truy tìm chứng cớ. Với Atget, các bức ảnh bắt đầu trở thành vật chứng trong
tiến trình lịch sử. Ý nghĩa chính trị tàng ẩn của chúng là ở đó. Chúng đòi hỏi một cách tiếp
nhận nhất định. Chúng không còn phù hợp với cách trôi theo dòng trầm tưởng. Chúng
khuấy động người xem. Người xem thấy mình phải tìm ra một con đường nhất định để đến
với chúng. Đồng thời các họa báo bắt đầu dựng nên những tấm bảng chỉ đường giúp người
xem. Cả chỉ sai lẫn chỉ đúng. Ở đó, lần đầu tiên chú thích ảnh trở thành bắt buộc. Và về
bản chất, rõ ràng là nó khác hẳn tên của một tác phẩm hội họa. Rồi không lâu nữa, những
hướng dẫn mà các dòng chú thích cung cấp cho người xem ảnh chụp trong họa báo sẽ còn
trở nên tường tận và áp đặt hơn trong điện ảnh, khi ý nghĩa của mỗi hình ảnh dường như
đã được quy định sẵn bởi trình tự của tất cả các hình ảnh trước đó.

VII

Từ góc nhìn hôm nay, cuộc tranh biện ở thế kỷ mười chín giữa hội họa và nhiếp ảnh
về giá trị nghệ thuật của các tác phẩm mỗi ngành có phần kỳ quặc và lộn xộn. Song điều
đó không khiến nó mất mà thậm chí còn nhấn mạnh giá trị của nó. Cuộc tranh biện đó kỳ
thực là biểu hiện của một biến chuyển lịch sử mà cả hai phe đều không nhận thức được. Khi
kỷ nguyên nhân bản kỹ thuật tách nghệ thuật khỏi nền tảng sùng bái thì vẻ ngoài độc lập
của nghệ thuật vĩnh viễn tiêu tan. Nhưng sự biến đổi chức năng của nghệ thuật, hệ quả từ
đó, thì nằm ngoài nhãn quan của thế kỷ đó. Và thế kỷ hai mươi, thế kỷ chứng kiến sự phát
triển của điện ảnh, cũng bỏ qua nó một thời gian dài.

Trước đó người ta đã dành nhiều suy tư vô ích để giải quyết câu hỏi, nhiếp ảnh liệu có
phải là một nghệ thuật - mà không hề đặt ra câu hỏi đi trước: khi nhiếp ảnh được phát minh,
liệu toàn bộ bản chất của nghệ thuật có thay đổi. Không lâu sau, các nhà lý thuyết điện ảnh
cũng nóng vội đặt vấn đề tương tự. Song những rắc rối mà nhiếp ảnh đem tới cho nền mỹ
học truyền thống, so với điện ảnh, chỉ là trò chơi của trẻ con. Vì thế mà thời gian đầu, lý
thuyết điện ảnh rơi vào sự gò ép mù quáng. Chẳng hạn Abel Gance đã so sánh điện ảnh
với chữ tượng hình: “Vậy là với một sự hồi cố hết sức lạ lùng, nay chúng ta lại trở về đúng
bình diện biểu đạt của người Ai Cập cổ... Ngôn ngữ hình ảnh chưa đến độ chín, vì mắt
chúng ta chưa theo kịp nó. Sức biểu đạt của nó chưa được đánh giá xứng đáng, chưa được
tôn sùng đúng mức.”(1) Hay theo lời của Séverin-Mars: “Có ngành nghệ thuật nào được ban
phát một giấc mơ... thơ mộng và đồng thời hiện thực hơn không! Nhìn từ quan điểm đó,

1. Abel Gance, sđd., tr 100/101.

98 Z Z Z REVIEW
điện ảnh là một phương tiện biểu đạt không gì sánh nổi, và chỉ những người có đầu óc cao
sang nhất, ở những khoảnh khắc hoàn thiện và huyền nhiệm nhất trong cuộc đời mình
mới được phép bước vào bầu không khí của nó.”(1) Còn Alexandre Amoux thì thậm chí đã
kết thúc một đoạn huyễn tưởng về phim câm với câu hỏi: “Tất cả những miêu tả táo bạo
mà chúng ta sử dụng ở đây không toát lên định nghĩa về cầu nguyện hay sao?”(2) Nỗ lực đề
bạt điện ảnh vào hàng ngũ “nghệ thuật” đã khiến những nhà lý thuyết này bất chấp tất cả
và bằng mọi cách nhồi nhét những yếu tố sùng bái vào nó để suy diễn. Điều đó cho thấy
nhiều khía cạnh bổ ích. Ở thời điểm những giả thuyết đó được công bố, những tác phẩm
như L’Opinion publique và La ruée vers l’or đều đã ra đời. Vậy mà Abel Gance vẫn đem chữ
tượng hình ra so sánh, còn Séverin-Mars thì nói về điện ảnh như thể nói về các bức họa của
Fra Angelico. Điều đáng chú ý là: thậm chí hiện nay các tác giả đặc biệt thủ cựu vẫn tiếp
tục đi tìm vai trò của điện ảnh theo hướng đó, trong tôn giáo hoặc nếu không thì trong siêu
nhiên. Nhân việc Reinhardt đưa vở Giấc mộng đêm hè lên màn ảnh, Werfel nhận xét rằng
sự sao chép vô hồn thế giới bên ngoài, từ đường phố, nội thất, ga tàu, quán xá, xe cộ đến bãi
biển, chắc chắn là lý do cản đường tiến của điện ảnh vào vương quốc của nghệ thuật. “Điện
ảnh chưa nắm được ý nghĩa đích thực của nó, những khả năng thực sự của nó... Đó là năng
lực độc nhất, năng lực dùng những phương tiện tự nhiên và sức thuyết phục không gì sánh
nổi để thể hiện cái thần tiên, cái siêu nhiên, cái kỳ diệu.”(3)

VIII

Khả năng diễn xuất của một diễn viên sân khấu được trình ra trước công chúng chắc
chắn qua chính bản thân diễn viên đó, song khả năng diễn xuất của một diễn viên điện ảnh
lại đến với công chúng qua một thiết bị. Điều này dẫn đến hai hệ quả. Cái thiết bị đem
thành tựu của diễn viên điện ảnh đến với công chúng không có phận sự phải tôn trọng
thành tựu đó như một tổng thể. Trong tay nhà quay phim, nó liên tục ghi nhận kết quả
diễn xuất từ nhiều góc nhìn. Người dựng phim nhận toàn bộ vật liệu là những góc nhìn
ấy, sắp xếp lại theo một trình tự thành bộ phim đã hoàn chỉnh. Nó gồm một số lượng nhất
định những khoảnh khắc chuyển động mà kỳ thực là của máy quay phim - chưa kể những
góc quay đặc biệt như quay cận cảnh. Như vậy, khả năng diễn xuất của diễn viên bị lệ thuộc

1. Trích theo Abel Gance, sđd., tr. 100.


2. Alexandre Arnoux, Cinéma. Paris 1929, tr 28.
3. Franz Werfel, “Giấc mộng đêm hè. Bộ phim của Shakespeare và Reinhardt”, in trong Neues Wiener Journal,
15/11/1935.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 99


vào một loạt các thử nghiệm thị giác. Đó là hệ quả thứ nhất của việc diễn xuất của diễn viên
được trình bày qua một thiết bị. Hệ quả thứ hai xuất phát từ việc: vì không đích thân đem
diễn xuất của mình đến với công chúng nên diễn viên điện ảnh đánh mất cái cơ hội dành
cho diễn viên sân khấu là tự điều chỉnh để thích nghi với công chúng trong quá trình trình
diễn. Do đó công chúng được đặt vào vị thế của một giám định viên không bị nhiễu bởi bất
kỳ một liên lạc cá nhân nào với diễn viên. Công chúng đồng cảm với diễn viên chỉ thông qua
đồng cảm với cái máy quay phim. Cho nên công chúng cũng tiếp thu cách tiếp cận của cái máy:
nó thử nghiệm. Đó không phải là cách tiếp cận có thể dành cho các giá trị tôn sùng.

IX

Với điện ảnh, việc diễn viên đóng vai một kẻ khác trước công chúng không quan trọng
bằng việc anh ta thể hiện chính mình trước cái máy quay phim. Pirandello là một trong
những người đầu tiên cảm thấy sự biến thái này của diễn viên do thao tác thử nghiệm gây
ra. Tuy chỉ dừng lại ở việc nêu bật mặt tiêu cực của vấn đề, nhưng những nhận xét ông đưa
ra trong cuốn tiểu thuyết Quay không vì thế mà bị hạn chế đáng kể. Và lại càng không bị
suy giảm giá trị vì ông chỉ nhận xét về phim câm. Bởi lẽ trong vấn đề này, phim nói không
thay đổi được điều gì căn bản. Điều cốt yếu là: diễn viên diễn xuất cho một thiết bị - hay
hai thiết bị, trong trường hợp phim nói - chứ không phải cho công chúng. Pirandello viết,
“Diễn viên điện ảnh thấy mình như bị lưu vong. Không phải chỉ lưu vong khỏi sân khấu,
mà còn lưu vong khỏi chính mình. Với một nỗi bất an mơ hồ, hắn cảm giác một sự trống
rỗng không thể nào lý giải, bắt nguồn từ việc thân thể hắn suy kiệt, hắn bốc hơi và bị tước
đoạt tất cả: hiện thực, cuộc đời, giọng nói và cả những tiếng động hắn gây ra khi cử động,
để hóa thân thành một hình ảnh câm, nhấp nháy một thoáng trên màn ảnh rồi lặng lẽ tan
biến... Cái thiết bị nhỏ bé sẽ diễn hình bóng hắn cho công chúng, còn bản thân hắn thì
phải chấp nhận diễn cho nó.”(1) Có thể miêu tả cũng sự việc đó như sau: lần đầu tiên - và
đó là tác động của điện ảnh - người ta rơi vào tình huống phải hoạt động bằng toàn bộ con
người sống của mình, nhưng phải từ bỏ Aura của con người ấy. Bởi lẽ Aura gắn với tính
Tại và Hiện của nó trong không gian và thời gian. Nó không có bản mô phỏng. Cái Aura
bao quanh Macbeth trên sân khấu không thể tách khỏi cái Aura bao quanh diễn viên đóng
vai Macbeth trực tiếp trước công chúng. Còn đặc thù của phim quay trong studio lại là ở
chỗ, công chúng được thay thế bằng cái thiết bị quay phim. Cho nên cái Aura bao quanh

1. Luigi Pirandello, On tourne, trích theo Léon Pierre-Quint trong “Signification du cinéma”, in trong L’art
cinématographique 11, tr. 14/15.

100 Z Z Z REVIEW
diễn viên ắt phải tiêu tan - và cùng với nó, cái Aura bao quanh nhân vật cũng đồng thời
biến mất.

Không có gì đáng ngạc nhiên rằng chính là một nhà viết kịch, như Pirandello, khi khắc
họa bản chất của điện ảnh đã vô tình chạm vào nguồn cơn của cuộc khủng hoảng mà chúng
ta thấy sân khấu đang lâm vào. Trước một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn chịu tác động của
nhân bản kỹ thuật - và hình thành từ nhân bản kỹ thuật - như điện ảnh, quả thật không có
sự tương phản nào quyết liệt hơn sân khấu. Mọi nghiên cứu tương đối kỹ lưỡng đều khẳng
định điều đó. Các chuyên gia đã nhận ra từ lâu rằng trong điện ảnh, “càng ít ‘diễn’ thì hiệu
quả thường càng mạnh nhất”... Khuynh hướng gần đây nhất, như Arnheim nhìn nhận năm
1932, là “sử dụng diễn viên như một đạo cụ, chọn theo đặc tính và... đặt đúng chỗ.”(1) Điều
đó liên quan mật thiết đến một thứ khác. Diễn viên trên sân khấu nhập mình vào một vai
diễn. Diễn viên điện ảnh rất nhiều khi không được làm như vậy. Diễn xuất của anh ta hoàn
toàn không xuyên suốt, mà là một tập hợp từ nhiều đoạn diễn riêng rẽ. Ngoài những thứ
phải lưu ý như: phí tổn thuê trường quay, lịch quay của các diễn viên khác, bài trí bối cảnh
v.v., những điều kiện thiết yếu của cả guồng máy khiến diễn xuất của diễn viên bị xé lẻ thành
một loạt những đoản khúc có thể ráp vào nhau. Đặc biệt là ánh sáng, để có một cảnh liền
mạch, xuất hiện rất nhanh trên màn ảnh, việc xử lý ánh sáng đòi hỏi diễn viên phải diễn
xuất cho một loạt các cảnh quay riêng rẽ, có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ ở trường quay.
Chưa kể điều này còn rõ ràng hơn nhiều trong công đoạn dựng hình. Cho nên một cú nhảy
qua cửa sổ có thể là cảnh quay cú nhảy từ giàn đỡ ở trường quay, nhưng cuộc chạy trốn ngay
sau đó thì có khi phải nhiều tuần sau mới được quay ngoại cảnh. Có thể dễ dàng phác ra
những ví dụ còn trái khoáy hơn nhiều. Chẳng hạn, có tiếng gõ cửa, diễn viên phải nhập vai
hoảng hốt. Sự hoảng hốt của anh ta có thể chưa đạt yêu cầu. Đạo diễn có thể dùng đến biện
pháp là lần sau, khi diễn viên lại đến trường quay thì nổ ngay một phát súng sau lưng anh
ta mà không báo trước, và thu sự hoảng hốt lần này để ráp vào cảnh quay lần trước. Không
có gì cho thấy rõ ràng hơn, rằng nghệ thuật đã tẩu thoát khoải vương quốc của “vẻ đẹp”, vốn
được coi là chốn duy nhất mà nó có thể sinh sôi.

Cảm giác lạ của diễn viên khi đứng trước ống kính, như Pirandello miêu tả, vốn dĩ cùng
loại với cảm giác lạ của con người khi đối diện với chính mình trong gương. Song giờ đây

1. Rudolf Arnheim, Film als Kunst. Berlin 1932, tr. 176/177.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 101


cái hình ảnh phản chiếu đó lại có thể tách khỏi anh ta, có thể vận chuyển. Và vận chuyển đi
đâu? Vận chuyển đến trước công chúng. Không một giây phút nào người diễn viên điện ảnh
quên điều đó. Anh ta biết rằng khi đối diện với cái máy, rốt cuộc là mình đang liên quan đến
công chúng, là những người tiêu thụ tạo thành thị trường. Cũng như một sản phẩm nào đó
đang được chế tạo trong nhà máy, khi đang diễn cho thị trường, anh ta không sờ được vào
thị trường, nó nằm ngoài tầm với của anh ta, cái thị trường mà anh ta cống hiến không phải
chỉ bằng sức lao động mà bằng toàn bộ con người mình, tóc tai và da thịt, trái tim và tâm
hồn. Sự ngột ngạt, nỗi lo lắng gần đây bủa vây diễn viên trước ống kính, theo Pirandello,
không có phần bắt nguồn từ tình thế đó hay sao? Trước sự tàn lụi của Aura, phản ứng của
điện ảnh là giả tạo dựng nên các nhân vật nổi tiếng ngoài phạm vi trường quay. Sự sùng bái
minh tinh, được thúc đẩy bằng vốn đầu tư điện ảnh, tìm cách duy trì sức mê hoặc của các
ngôi sao, song từ lâu đó chỉ còn là sức mê hoặc đồi bại của những món hàng. Chừng nào
vốn đầu tư còn quyết định, điện ảnh hôm nay nói chung chỉ có thể có một thành tựu cách
mạng duy nhất: nó khuyến khích sự phê phán mang tính cách mạng đối với những quan
niệm nghệ thuật lỗi thời. Chúng ta không bác bỏ rằng trong những trường hợp đặc biệt,
điện ảnh hôm nay còn có thể khuyến khích một sự phê phán mang tính cách mạng đối với
hoàn cảnh xã hội, thậm chí đối với cả hệ thống sở hữu. Song đó không phải là trọng tâm
của khảo cứu này, mà nền điện ảnh ở các nước Tây Âu cũng không đặt trọng tâm vào đó.

Kỹ năng điện ảnh, hệt như kỹ năng thể thao, là những yếu tố khiến ai cũng gần như
một chuyên gia khi chứng kiến thành tựu của hai ngành này. Chỉ cần nghe một nhóm các
chú bé bán báo, dựng xe, chụm đầu, bàn về kết quả một cuộc đua xe là hiểu điều đó. Không
phải vô cớ mà các nhà xuất bản báo chí thường tổ chức cho các chú bé bán báo đua xe đạp.
Đó là những sự kiện được người tham dự rất quan tâm, vì ai thắng là có cơ hội tiến thân, từ
một chú bé bán báo thành vận động viên đua xe. Tương tự, chương trình phim thời sự hàng
tuần trong rạp cũng cho bất kỳ ai cơ hội thăng tiến, từ một người qua đường bình thường
thành một diễn viên quần chúng. Qua đó, thậm chí có khi anh ta thấy mình được góp mặt
trong một tác phẩm nghệ thuật - chẳng hạn Ba ca khúc về Lenin của Vertov hay Borinage
của Ivens. Mọi người hôm nay, ai cũng có thể đề đạt yêu cầu được thu hình vào phim. Để
làm sáng tỏ đòi hỏi này, tốt nhất là điểm lại hoàn cảnh lịch sử của văn chương ngày nay.

Trong văn chương, suốt nhiều thế kỷ người viết chỉ chiếm một số lượng ít ỏi so với số
người đọc lớn hơn hàng ngàn lần. Cuối thế kỷ trước, tình trạng đó bắt đầu thay đổi. Báo
chí ngày càng mở rộng, ngày càng cung cấp cho người đọc những cơ quan ngôn luận mới,
về chính trị, tôn giáo, khoa học, đào tạo ngành nghề, tin tức địa phương, từ đó ngày càng
nhiều bộ phận người đọc - đầu tiên là tùy từng dịp - trở thành người viết. Bắt đầu bằng việc
các nhật báo mở mục “Thư độc giả”, và hiện nay thì về cơ bản, hầu như không một người

102 Z Z Z REVIEW
châu Âu có công ăn việc làm nào lại không thể tìm ra một dịp ở đâu đó để công bố một
kinh nghiệm trong công việc, một khiếu nại, một báo cáo, hay đại loại như vậy. Qua đó, sự
phân biệt giữa tác giả và công chúng bắt đầu mất đi đặc tính căn bản. Nó chỉ còn tính chức
năng, thay đổi tùy từng trường hợp. Người đọc sẵn sàng trở thành người viết bất cứ lúc nào.
Muốn hay không, anh ta buộc phải trở thành chuyên gia trong một quy trình công việc hết
sức chuyên sâu - dù chỉ là chuyên gia trong một phân khúc nhỏ - vậy là anh ta có cơ hội trở
thành tác giả. Ở Liên Xô, người lao động tự mình phát ngôn. Kỹ năng dùng ngôn từ trình
bày công việc là một phần của năng lực cần thiết để có thể tiến hành công việc. Thẩm quyền
văn chương không còn dựa trên một sự đào tạo chuyên sâu, mà là đào tạo bách khoa, và vì
vậy trở thành sở hữu chung. Tất cả những điều đó có thể cứ thế áp dụng vào điện ảnh, chỉ
khác là những hoán chuyển trong văn chương cần đến hàng thế kỷ, trong điện ảnh chỉ cần
một thập niên. Trong thực tế điện ảnh - đặc biệt là điện ảnh Nga - sự hoán chuyển đó phần
nào đã được thực hiện. Một bộ phận những diễn viên xuất hiện trong phim Nga không
phải là diễn viên như chúng ta thường hiểu, mà là những con người tự thể hiện chính mình
- và trước hết trong quá trình lao động của mình. Ở Tây Âu, sự bóc lột điện ảnh theo hướng
tư bản chủ nghĩa không cho phép chú trọng đến yêu cầu được nhân bản chính đáng của
con người hôm nay. Trong hoàn cảnh ấy, nền công nghiệp điện ảnh tìm mọi cách kích động
sự quan tâm của quần chúng bằng những hình dung ảo tưởng và đầu cơ đáng ngờ.

XI

Quay phim - và đặc biệt phim nói - là bày ra một cảnh tượng mà trước kia không bao
giờ và không ở đâu có thể hình dung. Nó cho thấy một tiến trình mà từ mọi vị trí, những thứ
không thuộc về bản thân cảnh đang diễn như máy quay, hệ thống chiếu sáng, đội ngũ trợ lý
đạo diễn v.v., đều lọt vào tầm mắt của người quan sát. (Trừ phi con ngươi trong mắt anh ta
đồng nhất với thấu kính trong máy quay.) Hơn mọi thứ khác, điều này khiến những tương
đồng nào đó giữa một cảnh trong trường quay và một cảnh trên sân khấu thành mờ nhạt và
không đáng kể. Kịch nghệ nói chung ý thức rõ về điểm nhìn trong nhà hát mà quan sát từ
đó thì bản chất hư cấu của vở diễn trên sân khấu không tức khắc bị lột trần. Với cảnh trong
phim thì điểm nhìn đó không tồn tại. Bản chất hư cấu của nó là một bản chất thứ yếu; đó
là kết quả của công đoạn dựng phim. Có nghĩa là: Ở trường quay, máy quay phim xâm nhập
vào hiện thực sâu tới mức khía cạnh thuần túy của nó, tức khía cạnh hiện thực không có sự hiện
diện của máy quay như một dị vật, lại là kết quả của một quy trình đặc biệt, quy trình quay
bằng thiết bị chụp hình chỉnh riêng cho cảnh đang quay và sau đó ráp với những cảnh quay khác
cùng loại. Như vậy, khía cạnh phi thiết bị đã trở thành khía cạnh giả tạo nhất của hiện thực,
và hiện thực trực tiếp đã trở thành bông hoa xanh trong xứ sở của kỹ thuật.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 103


Cũng sự khác biệt đó, trong so sánh với sân khấu, sẽ còn sáng tỏ hơn trong so sánh với
hội họa. Câu hỏi chúng ta cần đặt ra ở đây là về tương quan giữa Operateur, nhà quay phim,
và họa sĩ. Để trả lời, có thể dùng đến sự trợ giúp từ khái niệm Operateur, nhà phẫu thuật,
vốn thông dụng trong ngoại khoa. Nhà phẫu thuật đại diện cho cực đối lập của nhà pháp
thuật. Tư thế của nhà pháp thuật đặt tay chữa bệnh khác với tư thế của nhà phẫu thuật thọc
tay chữa bệnh. Nhà pháp thuật duy trì khoảng cách tự nhiên giữa mình và người bệnh; nói
chính xác hơn: anh ta chỉ giảm nhẹ khoảng cách đó - bằng bàn tay đặt lên người bệnh - và
tăng mạnh - bằng uy thế của mình. Nhà phẫu thuật, ngược lại, giảm mạnh khoảng cách với
người bệnh - bằng cách xâm nhập vào cơ thể người bệnh - và tăng nhẹ - bằng sự thận trọng
của bàn tay thao tác giữa các cơ quan nội tạng. Nói ngắn gọn: khác với nhà pháp thuật
(phần nào cũng tàng ẩn trong bác sĩ đa khoa), trong khoảnh khắc quyết định, nhà phẫu
thuật bỏ qua việc đối diện với bệnh nhân như giữa người và người; anh ta xâm nhập vào
cơ thể người bệnh để thao tác. Tương quan giữa nhà pháp thuật và nhà phẫu thuật giống
tương quan giữa họa sĩ và nhà quay phim. Họa sĩ quan sát thực tế từ một khoảng cách tự
nhiên trong công việc, còn nhà quay phim xâm nhập vào bên trong tình huống. Hình ảnh
mà mỗi bên thu được vô cùng khác nhau. Của họa sĩ là một hình tổng thể, của nhà quay
phim là một hình cắt vụn thành nhiều mảnh có thể hợp lại theo một quy luật mới. Cho nên
đối với con người hôm nay, sở dĩ việc diễn tả hiện thực bằng điện ảnh quan trọng hơn rất nhiều
so với hội họa, vì nó đáp ứng được khía cạnh phi thiết bị của hiện thực - điều mà con người có
quyền đòi hỏi ở một tác phẩm nghệ thuật - chính trên cơ sở xâm nhập hiện thực mạnh mẽ nhất
bằng thiết bị.

XII

Khả năng nhân bản tác phẩm nghệ thuật bằng kỹ thuật khiến quan hệ giữa quần chúng
và nghệ thuật thay đổi. Thái độ cổ hủ nhất, chắng hạn trước một bức tranh của Picasso, bỗng
chuyển thành thái độ cấp tiến nhất, chẳng hạn đối với một bộ phim của Chaplin. Đặc trưng
cho tinh thần cấp tiến là ở đó, khoái cảm thị giác và khoái cảm trải nghiệm kết hợp trực
tiếp và mật thiết với thái độ thẩm định của một chuyên gia. Kết hợp này là một chỉ dấu xã
hội quan trọng. Bởi lẽ vai trò xã hội của một ngành nghệ thuật càng suy giảm thì thái độ
phê bình và thái độ thưởng thức của công chúng càng xa rời nhau - như đang thấy rõ trong
trường hợp hội họa. Cái bảo thủ thì cứ thế được thưởng thức mà thiếu hoàn toàn phê
phán, cái thực sự mới mẻ thì bị phê bình và miễn cưỡng đón nhận. Song trong rạp chiếu
thì thái độ phê bình và thưởng thức của công chúng gắn liền. Và yếu tố quyết định ở đó là:
không ở đâu như trong rạp chiếu, phản ứng của từng người - mà tập hợp lại sẽ tạo thành
phản ứng của công chúng - từ đầu đã bị điều kiện hóa bởi ý thức rằng phản ứng của mình

104 Z Z Z REVIEW
sẽ góp phần làm nên phản ứng của đám đông ngay sau đó. Bởi vậy, khi bày tỏ phản ứng thì
từng người trong đám đông cũng đồng thời tự điều chỉnh. So sánh với hội họa ở đây cũng
sẽ tiếp tục bổ ích. Một bức tranh vốn dĩ luôn được quyền đòi hỏi tuyệt vời là chỉ dành cho
một hay một số ít người ngắm. Việc một đám đông có thể ngắm tranh cùng một lúc, như
bắt đầu ở thế kỷ mười chín, là một triệu chứng sớm, báo hiệu sự khủng hoảng của hội họa.
Song cuộc khủng hoảng đó hoàn toàn không chỉ do nhiếp ảnh gây nên, mà - tương đối độc
lập với nhiếp ảnh - nó bắt nguồn từ nhu cầu đến với đám đông của tác phẩm nghệ thuật.

Hội họa đơn giản là không ở vào cái thế có thể trở thành đối tượng cho một sự tiếp
nhận tập thể đồng loạt, như kiến trúc từ xưa đến nay, hay sử thi trước kia, và như điện ảnh
hiện nay. Dù không đủ để từ đó suy ra những kết luận về vai trò xã hội của hội họa, song đó
vẫn là một hạn chế đáng kể, khi hội họa, do những hoàn cảnh đặc biệt và gần như cưỡng
lại bản chất của mình, phải trực tiếp đối diện với đám đông. Trong nhà thờ và tu viện thời
Trung cổ và ở các vương thất cho đến tận cuối thế kỷ mười tám, việc tiếp nhận tập thể đối
với các tác phẩm hội họa không diễn ra đồng loạt mà được phân thành nhiều bậc và tuân
thủ trật tự đẳng cấp. Điều đó nay đã khác, và sự biến đổi ấy thể hiện cái xung đột đặc biệt
mà hội họa rơi vào, bắt nguồn từ khả năng nhân bản kỹ thuật của tranh vẽ. Nhưng dù có
đưa hội họa đến với đám đông qua các phòng tranh hay nhà triển lãm thì vẫn chưa có cách
nào để đám đông có thể tự tổ chức và tự điều chỉnh trong hành vi tiếp nhận hội họa của
mình. Cho nên cùng một công chúng, trước một bộ phim kỳ quái thì có phản ứng cấp tiến,
nhưng trước một tác phẩm hội họa siêu thực thì lại thành cổ hủ.

XIII

Đặc tính của điện ảnh không chỉ nằm ở cách mà con người thể hiện mình trước thiết
bị quay phim, mà còn ở cách mà con người thể hiện môi trường xung quanh nhờ thiết bị
đó. Tham chiếu ngành tâm lý học hiệu suất cho thấy năng lực thử nghiệm của máy quay.
Tham chiếu ngành phân tâm học cho thấy một khía cạnh khác của nó. Điện ảnh quả
thật đã làm giàu thế giới cảm nhận của chúng ta bằng những phương pháp có thể dùng lý
thuyết của Freud để thuyết minh. Năm mươi năm trước, một lời nói nhịu khi trò chuyện
ít nhiều thường bị bỏ qua. Khó có thể hình dung rằng nó bỗng mở ra một góc nhìn vào
tầng chìm trong câu chuyện mà lúc trước chỉ thoảng qua hời hợt. Song điều đó đã thay
đổi, với Bệnh học tâm lý đời thường. Tác phẩm này tách riêng các sự việc trước đây vốn trôi
theo dòng cảm nhận mà chẳng ai để ý và biến chúng thành những điều có thể phân tích.
Điện ảnh cũng dẫn đến một sự đào sâu tri giác tương tự trong toàn bộ phạm vi của thế
giới cảm nhận thị giác, và hiện nay cả trong thế giới cảm nhận thính giác. Nói cách khác:

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 105


so với trong hội họa hoặc sân khấu, những hành vi được biểu thị trong điện ảnh có thể
được phân tích chính xác và từ nhiều góc độ hơn hẳn. So với hội họa, hành vi được biểu
thị trong điện ảnh sở dĩ dễ phân tích hơn, vì nó cho biết thông tin về tình huống chính
xác hơn gấp bội. So với sân khấu, hành vi được biểu thị trong điện ảnh sở dĩ dễ phân tích
hơn, do khả năng tách riêng khỏi tổng thể cao hơn. Thực tế này có khuynh hướng thúc
đẩy sự thẩm thấu lẫn nhau giữa nghệ thuật và khoa học, và tầm quan trọng đặc biệt của nó
là ở đó. Quả thật, với một hành vi được tách gọn trong một tình huống nhất định - như
một cơ bắp trong cơ thể - khó có thể nói rằng nó hấp dẫn bởi giá trị nghệ thuật hay bởi
giá trị khai thác cho khoa học hơn. Chỉ ra sự đồng nhất trong việc khai thác nhiếp ảnh ở hai
phương diện mà trước đây thường bị tách rời, nghệ thuật và khoa học, sẽ là một trong những
chức năng cách mạng của điện ảnh.

Bằng cách quay cận cảnh những thứ có sẵn trong kho vật dụng, bằng cách nêu bật các
chi tiết khuất ở những đạo cụ mà chúng ta quen thuộc, bằng cách khảo sát những bối cảnh
tầm thường nhờ hướng dẫn tài tình của ống kính, một mặt điện ảnh mở rộng nhận thức về
những ràng buộc chế ngự sự tồn tại của chúng ta, mặt khác nó có thể hứa hẹn cho chúng ta
một phạm vi tự do mênh mông và chẳng ngờ! Chúng ta dường như bị nhốt chặt, vô vọng,
trong những quán xá và phố phường đô thị, những văn phòng và nhà cửa đồ đạc, những
nhà ga và công xưởng. Rồi điện ảnh bỗng tới, phá tung cái thế giới ngục tù đó bằng thuốc
nổ của một phần mười giây đồng hồ, để giờ đây giữa những tàn tích rải rác tứ tung của nó,
chúng ta ung dung làm những chuyến du hành mạo hiểm. Không gian giãn ra qua quay cận
cảnh, thời gian giãn ra qua quay chậm. Phóng to khi quay cận cảnh không đơn thuần là để
làm rõ những thứ đằng nào người ta cũng không nhìn rõ, mà trước hết nó cho thấy những
sự hình thành cấu trúc mới của chất liệu. Cũng như vậy, quay chậm không chỉ cho thấy
những động tác quen thuộc, mà trước hết nó khám phá trong đó những động tác chưa biết,
“hoàn toàn không gây hiệu ứng như những cử động nhanh bị hãm tốc độ, mà như những
cử động kỳ lạ, lướt, trôi, siêu phàm.”(1) Như vậy ống kính nhìn ra một tầng bản chất khác so
với mắt thường, trước hết vì một không gian được chiếm lĩnh bằng ý thức của con người
đã nhường chỗ cho một không gian được khám phá bằng vô thức. Thông thường, tuy nắm
được - dù chỉ về đại thể - dáng đi của ai đó, nhưng chắc chắn ta vẫn không biết gì về tư thế
bắt đầu sải chân của người ấy trong cái khoảnh khắc chưa đầy một tích tắc. Tuy biết tương
đối rõ cái động tác tiếp theo sau khi cầm bật lửa hoặc cầm thìa, nhưng ta vẫn gần như chẳng
biết điều gì quả thực đã diễn ra giữa tay và kim loại, chưa kể những dao động tùy thuộc vào
tâm trạng của ta. Đấy là chỗ để ống kính vào cuộc, với những phương tiện hỗ trợ của nó,

1. Rudolf Arnheim, sđd., tr. 138.

106 Z Z Z REVIEW
với những cách nâng và hạ, gián đoạn và cô lập, kéo dài và tăng tốc một diễn biến, phóng to
và thu nhỏ. Nhờ nó chúng ta mới được biết về cái vô thức thị giác, cũng như nhờ phân tâm
học chúng ta mới được biết về cái vô thức bản năng.

XIV

Từ xưa đến nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật là tạo tác
một nhu cầu mà chỉ tương lai mới có thể thỏa mãn trọn vẹn. Lịch sử của mọi hình thức
nghệ thuật đều có những giai đoạn gay cấn, trong đó cái hình thức nghệ thuật ấy khao khát
những hiệu ứng mới, nhưng chúng chỉ có thể tự nhiên nảy nở khi trình độ kỹ thuật thay
đổi, tức trong một hình thức nghệ thuật mới. Kỳ thực, những ngông cuồng và ngang ngạnh
tới mức đó của nghệ thuật, nhất là ở những giai đoạn được mệnh danh là suy tàn, nảy sinh
từ trung tâm sức mạnh lịch sử phong phú nhất của nó. Sự hoang dã ấy gần đây còn tràn đầy
trong trường phái Dada. Bây giờ chúng ta mới nhận ra xung động từ nó. Bằng các phương
tiện của hội họa (cũng như văn học), Dada đã nỗ lực tạo ra những hiệu ứng mà hôm nay công
chúng tìm thấy trong điện ảnh.
Mọi sự tạo tác những nhu cầu thực sự mới mẻ, đột phá, đều bắn quá đích. Dada là như
vậy, khi nó hy sinh những giá trị thị trường hết sức thích hợp với điện ảnh cho những tham
vọng hệ trọng hơn - tất nhiên nó không ý thức được những tham vọng đó, như miêu tả sau
đây. Dada ít chú trọng đến tính hữu dụng về thương mại cho các tác phẩm của mình, mà
chủ trương coi chúng là những vật thể vô dụng cho mục đích đắm mình trầm tưởng. Họ
mong đạt được sự vô dụng đó, không phải chỉ bằng cách triệt để hạ phẩm giá của vật liệu.
Thơ của họ là món “salad chữ”, đầy những lời dâm uế và mọi thứ rác rưởi có thể hình dung
trong ngôn từ. Các tác phẩm hội họa của họ cũng thế, họ nhét cả cúc áo và vé tàu vào đó.
Chủ định của họ là hủy diệt không thương tiếc cái Aura trong các tác phẩm của mình, và họ
dùng các phương tiện trong quá trình sáng tạo nguyên bản để đóng lên đó con dấu của tái
tạo nhân bản. Trước một bức tranh của Arp hay một bài thơ của August Stramm, ta không
thể dành thời gian để chú tâm và thẩm định như trước một bức tranh của Derain hay một
bài thơ của Rilke. Đắm mình trong trầm tưởng, giữa buổi suy vong của giai cấp tư sản đã
trở thành một trường phái thoát ly xã hội, nay đối mặt với giải trí, một hình thức của giao
lưu xã hội. Những công bố của Dada quả thật đã bảo đảm một sự giải trí khá ác liệt, bằng
cách biến tác phẩm nghệ thuật thành trung tâm của những vụ bê bối. Trước hết, tác phẩm
nghệ thuật phải thỏa mãn một đòi hỏi: gây phẫn nộ trong dư luận.

Với các tác giả Dada, tác phẩm nghệ thuật không còn là một hình ảnh quyến rũ
hay cấu trúc âm thanh lôi cuốn, mà là một phát đạn. Nó bắn thẳng vào người xem. Nó

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 107


thành một trải nghiệm xúc giác. Do đó nó thúc đẩy nhu cầu về điện ảnh; yếu tố phân tán
tâm trí của điện ảnh trước hết cũng mang tính xúc giác, dựa trên sự thay đổi bối cảnh và
khuôn hình, những thứ đột ngột đập vào khán giả. Ta hãy so sánh bộ phim trên màn ảnh
và bức tranh trên tấm toan. Bức tranh như mời người xem trầm tưởng; đứng trước nó,
người xem có thể thả mình theo dòng liên tưởng của bản thân. Với phim, anh ta không
thể làm như vậy. Một cảnh quay vừa xuất hiện đã lập tức biến đổi. Không thể cố định nó.
Về điều này, Duhamel, người ghét điện ảnh và không nhận ra tầm quan trọng của điện
ảnh nhưng đôi phần hiểu được cấu trúc của nó, đã ghi như sau: “Tôi không kịp nghĩ điều
tôi muốn nghĩ nữa. Tư duy của tôi phải nhường chỗ cho những hình ảnh động.”(1) Dòng
liên tưởng của người đang xem những hình ảnh ấy quả thật ngay lập tức bị ngắt quãng
khi chúng thay đổi. Hiệu ứng sốc của điện ảnh dựa trên cơ sở đó; như mọi hiệu ứng sốc,
nó cần được xử trí bằng sự tỉnh táo cao độ. Hiệu ứng sốc cơ thể vẫn còn bị Dada bọc trong
hiệu ứng sốc đạo đức. Điện ảnh, nhờ cấu trúc kỹ thuật đặc thù, đã giải phóng nó khỏi cái
bao bì ấy.

XV

Quần chúng là một ma trận, qua đó tất cả những thái độ thường lệ hiện nay đối với các
tác phẩm nghệ thuật đều được lột xác. Số lượng đã chuyển thành chất lượng: Khối lượng
người tham dự ngày càng lớn đã tạo nên một phương thức tham dự khác. Không có gì phải
hoang mang rằng lúc đầu, cái phương thức tham dự ấy xuất hiện dưới hình hài có phần tai
tiếng. Tuy vậy vẫn không thiếu những người say sưa bám vào chính cái khía cạnh bề mặt
nhất của vấn đề ấy mà tấn công. Trong số họ, Duhamel có những phát ngôn cực đoan nhất.
Ở điện ảnh, điều ông ta khó chịu trước hết là cái cách tham dự của đám đông mà điện ảnh
khơi dậy. Ông ta gọi điện ảnh là “trò tiêu khiển cho đám nô lệ, món giải khuây cho lũ người
lao lực, cùng khổ, vô học, mòn mỏi trong lo âu sinh kế... một tấn trò không hề đòi hỏi tập
trung tâm trí, không cần một năng lực tư duy nào cho trước..., không thắp một ánh sáng
nào trong tim và không khơi một hy vọng nào ngoài cái ao ước lố bịch là một ngày nào đó
trở thành ‘minh tinh’ ở Los Angeles.”(2) Về cơ bản, đó rõ ràng vẫn là lời than cũ rích, rằng
quần chúng thì ham giải trí, nhưng nghệ thuật lại yêu cầu người xem phải chú tâm. Một
bài ca nhàm chán. Câu hỏi còn lại chỉ là, nó có gợi được điều gì cho ta phân tích điện ảnh
hay không. Ở đây, cần xem xét kỹ hơn. Phân tâm giải trí và chú tâm đối nghịch nhau, như

1. Georges Duhamel, Scènes de la vie future, xuất bản lần thứ hai, Paris 1930, tr. 52.
2. Georges Duhamel, sđd., tr. 58.

108 Z Z Z REVIEW
trong diễn đạt sau đây: Trước một tác phẩm nghệ thuật, người chú tâm thì nhập vào nó,
hòa mình vào nó, như truyền thuyết về một họa sĩ Trung Hoa trước bức tranh hoàn hảo
của mình. Trái lại, đám đông bị phân tâm thì nhập tác phẩm nghệ thuật vào mình. Điều
này sáng tỏ nhất ở các tác phẩm kiến trúc. Xưa nay, kiến trúc là nguyên mẫu của loại tác
phẩm nghệ thuật được tiếp nhận bởi tập thể và trong sự phân tâm. Quy luật tiếp nhận nó
cho những bài học hết sức bổ ích.

Các công trình xây dựng gắn liền với nhân loại từ thời nguyên thủy. Từ đó đến nay,
nhiều loại hình nghệ thuật đã sinh ra và mất đi. Bi kịch hình thành với người Hy Lạp, để
rồi cũng tàn lụi với người Hy Lạp và sau nhiều thế kỷ chỉ có các “quy tắc” của nó là sống lại.
Sử thi, bắt nguồn từ thời niên thiếu của các dân tộc, đã tắt hẳn ở châu Âu khi thời Phục
hưng kết thúc. Tranh ván gỗ là một sáng tạo của thời Trung cổ, và chẳng có gì đảm bảo sự
trường tồn của nó. Nhưng nhu cầu nhà cửa của con người thì trường cửu. Nghệ thuật xây
dựng chưa bao giờ bị bỏ trống. Lịch sử của nó dài lâu hơn bất kỳ ngành nghệ thuật nào và
nhận thức về tác động của nó là rất cần thiết cho mọi nỗ lực lý giải quan hệ của quần chúng
với tác phẩm nghệ thuật. Các công trình kiến trúc được tiếp nhận bằng hai cách: qua sử
dụng và qua cảm nhận. Hay nói đúng hơn: bằng xúc giác và bằng thị giác. Không thể hiểu
được cách tiếp nhận đó, nếu chỉ quen với cách chú tâm thường gặp, chẳng hạn như ở khách
du lịch trước những tòa nhà nổi tiếng. Bởi lẽ trong tiếp nhận bằng xúc giác, không có hình
thức nào tương đương với trầm tưởng trong tiếp nhận bằng thị giác. Tiếp nhận bằng xúc
giác diễn ra qua thói quen hơn là qua chú ý. Trong trường hợp kiến trúc, thói quen thậm
chí còn đóng vai trò khá quyết định đối với sự tiếp nhận bằng thị giác, vốn cũng diễn ra qua
tình cờ ghi nhận hơn là chủ tâm chú ý. Nhưng cách tiếp nhận hình thành từ kiến trúc này,
trong một số hoàn cảnh, có giá trị định hướng. Vì: Ở những giai đoạn chuyển mình của lịch
sử, bộ máy cảm quan của con người đứng trước những nhiệm vụ mới, không thể nào xử lý chỉ
bằng thị giác, tức thông qua trầm tưởng, mà sẽ dần dần được giải quyết, dưới sự hướng dẫn của
cách tiếp nhận bằng xúc giác, tức qua thói quen.

Ngay cả người lơ đãng cũng tập được các thói quen. Hơn nữa: tâm trí phân tán mà vẫn
giải quyết được một số nhiệm vụ nhất định lại càng chứng tỏ rằng việc giải quyết những
nhiệm vụ đó đã trở thành một thói quen. Phân tâm giải trí, như nghệ thuật có thể mang
đến, giúp ngầm kiểm tra khả năng giải quyết những nhiệm vụ mới đặt ra cho tri giác. Vả lại,
vì cá nhân mỗi người dễ ngả theo xu hướng né tránh những nhiệm vụ như vậy, nên nghệ
thuật sẽ xông vào nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất, ở chính những chỗ nào mà nó có
thể huy động được quần chúng. Hiện tại nó làm việc đó trong điện ảnh. Cách tiếp nhận qua
phân tâm giải trí, đang ngày càng nổi lên mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực nghệ thuật và là dấu hiệu
cho thấy những biến đổi sâu sắc của tri giác, tìm thấy trong điện ảnh công cụ luyện tập thực sự

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 109


của mình. Với hiệu ứng sốc của nó, điện ảnh đáp ứng tốt hình thức tiếp nhận này. Điện ảnh
đẩy lùi giá trị tôn sùng không chỉ bằng cách đặt công chúng vào vị thế giám định, mà còn
bằng việc không ghép vị thế giám định ấy với yêu cầu chuyên tâm. Công chúng là nhà giám
khảo, song là nhà giám khảo lơ đãng.

LỜI KẾT

Con người hôm nay ngày càng bị vô sản hóa và quần chúng ngày càng lập thành đội
ngũ, đó là hai mặt của cùng một tiến trình. Chủ nghĩa phát-xít tìm cách tổ chức những khối
quần chúng vô sản mới ra đời, nhưng không hề đụng đến những quan hệ sở hữu mà họ yêu
cầu trừ bỏ. Cứu ân của chủ nghĩa phát-xít là để quần chúng tự biểu hiện (chứ hoàn toàn
không để họ thực thi quyền của mình). Quần chúng có quyền thay đổi các quan hệ sở hữu,
song chủ nghĩa phát-xít chỉ cố gắng cho họ một biểu hiện trong sự duy trì những quan hệ sở
hữu ấy. Chủ nghĩa phát-xít tất yếu dẫn đến một sự thẩm mỹ hóa đời sống chính trị. Nó cưỡng
bức, bắt quần chúng quỳ mọp trong sự sùng bái một lãnh tụ, cũng tương tự như nó cưỡng
bức, bắt một thiết bị phải phục vụ nó bằng cách chế tạo những giá trị tôn sùng.

Tất cả các nỗ lực thẩm mỹ hóa chính trị kết tụ ở một đỉnh điểm. Đỉnh điểm đó là chiến
tranh. Chiến tranh, và chỉ chiến tranh mới có thể cho những phong trào quần chúng với
quy mô cực lớn một cái đích, đồng thời duy trì những quan hệ sở hữu truyền thống. Đó là
công thức diễn tả sự thể, về mặt chính trị. Về mặt kỹ thuật, có thể diễn tả như sau: Chỉ chiến
tranh mới có thể huy động toàn bộ những phương tiện kỹ thuật hiện thời, đồng thời giữ
nguyên các quan hệ sở hữu. Tất nhiên là chủ nghĩa phát-xít đã thần thánh hóa chiến tranh
không dựa trên những lập luận này. Tuy vậy, soi rọi chúng là rất bổ ích. Trong Tuyên ngôn Vị
lai, Marinetti nói như sau về cuộc chiến tranh thực dân ở Ethiopia: “Từ hai mươi bảy năm
nay, chúng ta, những người vị lai, đã chống lại quan niệm coi chiến tranh là phi thẩm mỹ...
Từ đó chúng ta xác quyết rằng:... Chiến tranh đẹp, vì với những mặt nạ chống gas, những
chiếc loa phóng thanh kinh hồn, những khẩu súng phun lửa và xe tăng hạng nhẹ, chiến
tranh đã thiết lập sự thống trị của con người đối với máy móc nô dịch. Chiến tranh đẹp, vì
nó tấn phong cái cơ thể được kim khí hóa của con người như hằng ao ước. Chiến tranh đẹp,
vì nó khiến một cánh đồng hoa thêm rực rỡ nhờ những chùm lan sáng ngời ở đầu súng máy.
Chiến tranh đẹp, vì nó hòa quyện lửa đạn, pháo kích, những phút ngừng bắn, mùi hương
và mùi tử thi rữa nát thành một bản giao hưởng. Chiến tranh đẹp, vì nó tác thành những
kiến trúc mới, như của các xe tăng hạng nặng, các đội bay hình kỷ hà, các vòng khói cuộn
lên từ những ngôi làng bốc cháy và biết bao thứ khác... Hỡi thi sĩ và nghệ sĩ vị lai, hãy ghi

110 Z Z Z REVIEW
nhớ những nguyên lý đó về một nền mỹ học của chiến tranh, để công cuộc phấn đấu cho
một nền thi ca và nghệ thuật tạo hình mới của chúng ta được soi sáng .”(1)

Ưu điểm của bản tuyên ngôn đó là nó rõ ràng. Vấn đề nó đặt ra xứng đáng được nhà
biện chứng tiếp nhận. Nhà biện chứng thấy mỹ học của cuộc chiến tranh hiện nay biểu lộ
như sau: nếu hệ thống sở hữu cản trở việc khai thác các lực lượng sản xuất theo cách tự
nhiên thì sự lớn mạnh của các phương tiện kỹ thuật, của tốc độ, của các nguồn năng lượng
lại thúc đẩy một sự khai thác các lực lượng sản xuất theo cách phi tự nhiên. Chiến tranh
là sự khai thác phi tự nhiên đó. Với sức hủy diệt của nó, chiến tranh chứng tỏ rằng xã hội
chưa đủ chín để chuyển hóa kỹ thuật thành bộ phận hữu cơ của mình, rằng kỹ thuật chưa
đủ hoàn thiện để ứng phó với những nhân tố cơ bản trong xã hội. Ở những nét kinh hoàng
nhất của nó, chiến tranh đế quốc được quyết định bởi sự xung khắc giữa một bên là những
phương tiện sản xuất khổng lồ và một bên là sự khai thác không thỏa đáng những phương
tiện đó trong quá trình sản xuất (nói cách khác, qua nạn thất nghiệp và thiếu hụt thị trường
tiêu thụ). Chiến tranh đế quốc là một cuộc nổi loạn của kỹ thuật, lấy “vật liệu người” ra bù
cho vật liệu tự nhiên mà nó bị xã hội khước từ. Thay vì nắn sông, nó dẫn dòng người xuống
lòng chiến hào; thay vì dùng máy bay gieo hạt, nó thả bom cháy xuống các thành phố, và với
chiến tranh hơi độc, nó có trong tay một phương tiện để bằng một cách mới xóa bỏ Aura.

“Fiat ars - pereat mundus”, nghệ thuật trên hết - mặc xác thế giới, chủ nghĩa phát-xít
tuyên bố như thế và, như Marinetti thừa nhận, kỳ vọng rằng chiến tranh sẽ đem lại sự thỏa
mãn nghệ thuật cho cái cảm quan mà kỹ thuật đã làm biến đổi. Đó rõ ràng là tuyệt đỉnh của
l’art pour l’art, nghệ thuật vị nghệ thuật. Nhân loại thời Homer từng là vật trưng bày cho
các vị thần trên đỉnh Olympus ngắm nghía, nay đã thành vật trưng bày cho chính mình.
Nó đã đạt tới một cấp độ tự tha hóa khiến nó có thể trải nghiệm sự hủy diệt của chính mình
như một khoái lạc thẩm mỹ thượng thặng. Đó là hiện trạng thẩm mỹ hóa chính trị mà chủ
nghĩa phát-xít chủ trương. Lời đáp của chủ nghĩa cộng sản là: chính trị hóa nghệ thuật.

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH

Walter Benjamin (1892-1940) là một triết gia, nhà phê bình văn học và dịch giả Đức
gốc Do Thái. Ông theo học các ngành triết học, văn học, lịch sử nghệ thuật và bảo vệ luận
án tiến sĩ năm 1919 với đề tài “Khái niệm phê bình nghệ thuật trong chủ nghĩa lãng mạn

1. In trong La Stampa Torino.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 111


Đức”. Từ năm 1924, ông bắt đầu quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản và sau một mùa đông
sống ở Moskva, năm 1926, ông quyết định không gia nhập một đảng cộng sản nào, để suốt
đời giữ vị trí của một nhà marxist độc lập và một trí thức cánh tả ngoài lề. Tháng Chín
1933, ông trốn khỏi nước Đức Quốc xã và sống lưu vong tại Pháp. Khi chính phủ Vichy
đầu hàng và hợp tác với phát-xít Đức, ông chạy trốn một lần nữa, từ Pháp sang Tây Ban
Nha để từ đó định đi tiếp sang Bồ Đào Nha rồi xuống tàu sang Mỹ. Nhưng sức khỏe suy
sụp và tuyệt vọng trước nguy cơ bị cảnh sát của chính quyền phát-xít Franco trục xuất trở
lại nước Pháp của Pétain đề rồi sa vào tay phát-xít Đức, ông đã tự sát ngày 26 tháng Chín
1940 tại Portbou thuộc Tây Ban Nha, gần biên giới Pháp.

Sinh thời, Walter Benjamin sống chật vật bằng những bản dịch, phê bình và khảo cứu
nghệ thuật ít người quan tâm. Hầu hết các tác phẩm quan trọng của ông đều hoặc không
được công bố, hoặc ít được chú ý. Tên tuổi ông chỉ được một nhóm nhỏ học giả, nhà văn
và nghệ sĩ biết đến, song đó là những tầm vóc như: Hannah Arendt, Theodor Adorno, Max
Horkheimer, Siegfried Kracauer, Gershom Scholem, Georges Bataille, Paul Klee, Bertolt
Brecht... Sau Thế chiến II, sự nghiệp của ông gần như hoàn toàn bị quên lãng, để rồi cuối
những năm sáu mươi mới thực sự được khám phá, với phong trào sinh viên, trí thức cánh
tả và dân quyền ở phương Tây. Từ đó, các tác phẩm của ông lần lượt được xuất bản rộng
rãi và gây tiếng vang lớn, đặc biệt là qua những bộ toàn tập do Theodor Adorno, Gershom
Scholem hay Hannah Arendt góp phần biên soạn. Walter Benjamin trở thành một tác gia
kinh điển. Địa vị ấy cho đến nay không có dấu hiệu suy suyển và phần huyền thoại trong đó
thậm chí còn tăng lên.

“Tác phẩm nghệ thuật trong kỷ nguyên nhân bản kỹ thuật”, được coi là văn bản sáng
lập ngành lý thuyết truyền thông ngày nay, tiểu luận nổi tiếng nhất và có thể là quan trọng
nhất của Walter Benjamin, ra đời năm 1935 tại Pháp, nơi ông đang lưu vong và khá cô đơn
về tinh thần. Ông hy vọng qua đó tham dự vào việc đề ra một đường lối nghệ thuật cách
mạng, song không như ông mong đợi, nó vừa không được công bố tại Liên Xô, vừa đụng
phải những phản ứng gay gắt trong giới trí thức cánh tả ở Pháp. Công bố lần đầu trong
tạp chí Nghiên cứu xã hội (Zeitschrift für Sozialforschung) thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội
Frankfurt do Max Horkmeimer đứng đầu, xuất bản tại Pháp, bản dịch tiếng Pháp của Pierre
Klossowski nhan đề “L’œuvre d’art à l’époque de sa reproduction mécanisée” bị lược bỏ và
sửa đổi rất nhiều so với bản gốc. Nhưng tác giả cũng nhiều lần viết lại bản thảo. Trong các
bộ toàn tập tác phẩm của Walter Benjamin xuất bản sau này, từ 1972 đến 1989, có tổng
cộng 4 bản khác nhau. Bản dịch tiếng Việt dựa trên bản gốc tiếng Đức “Das Kunstwerk im
Zeitalter seiner technischen Reproduzierbarkeit”, bản soạn thảo lần thứ ba năm 1939, được
tác giả thông qua, cho đến nay được coi là văn bản chính thức của tiểu luận này, in trong

112 Z Z Z REVIEW
Toàn tập Walter Benjamin tập 1, phần II, Suhrkamp xuất bản, Rolf Tiedemann và Hermann
Schweppenhäuser chủ biên, Frankfurt am Main 1980, có lược bỏ một số chú thích.

Một số tác giả, tác phẩm và khái niệm được đề cập theo thứ tự trong bài

Phần Mở đầu
Paul Valéry (1871-1945): Nhà thơ và triết gia Pháp.
Đoạn II
Tính chất Tại và Hiện: Nguyên văn das Hier und Jetzt.
Sự chính thực: Nguyên văn die Echtheit.
Abel Gance (1889-1981): Đạo diễn điện ảnh tiền phong Pháp.
Đoạn III
Sáng thế ký: Wiener Genesis, lưu tại Thư viện Quốc gia ở Wien.
Alois Riegl (1858-1905) và Franz Wickhoff (1853-1908): Hai nhà nghiên cứu nghệ thuật
Áo thuộc trường phái Wien.
Chương trình phim thời sự hàng tuần trong rạp, thường chiếu trước phim chính: Nguyên
văn Wochenschau.
Đoạn IV
Stéphane Mallarmé (1842-1898): Nhà thơ tượng trưng Pháp.
Đoạn VI
Eugène Atget (1857-1927): Nhà nhiếp ảnh tiền phong Pháp.
Đoạn VII
Séverin-Mars (1873-1921): Tác giả kịch bản điện ảnh tiền phong Pháp.
Paul-Alexandre Amoux (1884-1973): Nhà văn và dịch giả Pháp.
L’Opinion publique (A Woman of Paris) và La ruée vers l’or (The Gold Rush): Hai tác phẩm
điện ảnh của Charlie Chaplin năm 1923 và 1925.
Fra Angelico (1395-1455): Họa sĩ Ý chuyên vẽ tranh Thiên chúa.
Max Reinhardt (1873-1943): Đạo diễn sân khấu và điện ảnh người Áo.
Giấc mộng đêm hè (A Midsummer Night’s Dream): Hài kịch của Shakespeare.
Franz Werfel (1890-1945): Nhà văn và nhà viết kịch Áo.
Đoạn IX
Luigi Pirandello (1867-1936): Nhà văn và nhà viết kịch Ý, Nobel Văn chương 1934.
Macbeth: Nhân vật trong vở bi kịch cùng tên của Shakespeare.
Rudolf Arnheim (1904-2007): Nhà phê bình điện ảnh và học giả Đức.
Đoạn X
Ba ca khúc về Lenin (Три песни о Ленине, 1934): Phim tài liệu Liên Xô của Dsiga Vertov
(1895-1954).

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 113


Borinage (Misère au Borinage, 1933): Phim tài liệu Bỉ của Henri Storck (1907-1999) và
Joris Ivens (1898-1989).
Đoạn XI
Bông hoa xanh: Nguyên văn Blaue Blume, biểu tượng của chủ nghĩa lãng mạn Đức, bày tỏ
khát vọng về tình yêu, thiên nhiên, những miền xa ngái, và cả khát vọng nhận thức
bản ngã.
Đoạn XIII
Sigmund Freud (1856-1939): Bác sĩ thần kinh và tâm lý Áo, người sáng lập ngành phân
tâm học.
Bệnh lý học đời thường (Zur Psychopathologie des Alltagslebens): Tác phẩm xuất bản năm
1904 của Sigmund Freud về những hiện tượng thường gặp trong đời sống hàng ngày
như quên, nói nhịu, cầm nhầm, mê tín,...
Tri giác: Nguyên văn Apperzeption.
Đoạn XIV
Hans Arp (1886-1966): Họa sĩ, nhà điêu khắc và nhà thơ Đức, một trong những đại diện
quan trọng nhất của Trường phái Dada và Trường phái Siêu thực.
August Stramm (1874-1915): Nhà thơ và nhà viết kịch, thuộc Trường phái Biểu hiện trong
văn học Đức.
André Derain (1880-1954): Họa sĩ Pháp, một trong những đại diện quan trọng nhất của
Trường phái Dã thú.
Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ Áo, một trong những tác gia kinh điển của văn
học Đức hiện đại.
Georges Duhamel (1884-1966): Nhà văn Pháp.
Lời kết
Cứu ân: Nguyên văn Heil.
Lãnh tụ: Nguyên văn Führer.
Filippo Tommaso Marinetti (1876-1944): Nhà văn Ý, người sáng lập chủ nghĩa vị lai và
chính khách phát-xít.
Fiat ars - pereat mundus: Khẩu hiệu của trường phái nghệ thuật Vị lai, phóng tác từ danh
ngôn Fiat iustitia et pereat mundus (công lý trên hết, thế giới muốn sập thì sập).

114 Z Z Z REVIEW
Miền Non Cao
Xứ Bồ Đào:
Ngọt buồn man mác như
con tê giác xưa
Đặng Hương Giang

Tão docemente triste quanto um rinoceronte, câu thành ngữ cổ xưa của
Xứ Bồ Đào, nói về sự biến mất sầu muộn và kỳ lạ của loài tê giác Iberia,
dường như cũng trở thành linh hồn cho mọi câu chuyện Yann Martel
chọn kể. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông, Miền Non Cao Xứ Bồ
Đào, một lần nữa, tiếp nối tinh thần cuốn sách trước đó, Cuộc đời của
Pi, đặt con người trong vô vàn những tình thế ngặt nghèo nhất của
cuộc sống, soi chiếu mình qua tấm gương của tổ tiên chúng ta, để thấy
rằng điều gì mới thực sự quan trọng nhất, và rồi sẽ còn lại sau cuối giữa
kiếp người buồn bã mà ngọt ngào này?

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 115


ĐÂU LÀ NHÀ?

Cuốn sách được kết cấu thành ba chương, xoay quanh một chủ đề rất quen: Nhà.
Những độc giả với thói quen đọc sách dựa trên sự phân định thể loại hẳn sẽ không chấp
nhận đây là một cuốn tiểu thuyết. Bởi lẽ, ba chương đều có thể được tách ra thành ba truyện
dài độc lập, và chúng trọn vẹn một cách gần như hoàn hảo. Điều này có thể được nhìn nhận
như một bài tập thực hành của riêng Martel, khi ông nỗ lực thiết lập một trật tự khó nhìn
thấy hơn, nhằm thách thức những giới hạn cố kết của thể loại tiểu thuyết. Về khía cạnh này,
nỗ lực của Martel không hề mới. Thế nhưng, nó xứng đáng được độc giả đón nhận như
một bài tập giải mã những dấu chỉ tồn tại rải rác đâu đó ở mỗi câu chuyện để kết nối thành
một chỉnh thể đa diện. Chúng như những mảnh ghép ngập tràn phúng dụ và chờ đợi sự
kết dính để thành hình một nhận thức dường như đã ám ảnh Martel rất lâu: Liệu Chúa có
phải chỉ là một trò chơi trong đời sống loài người vốn dĩ rất thích chơi đùa nhưng không
hề tồn tại một luật lệ?
Như một hành trình: Không Nhà, Về Nhà, Đến Nhà. Tương tự như cách Martel xóa
mờ giới hạn thể loại, các khái niệm/ý niệm trở thành những trái banh trong trò tung hứng
không hồi kết của riêng ông. Từ một định nghĩa về nơi chốn cố định để một cá nhân hoặc
nhóm người sở hữu cư trú lâu dài, là nơi họ sẽ trở về sau mọi chuyến đi xa, “nhà” được mở
rộng biên độ nghĩa, nó trở thành một vùng không gian ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống
tinh thần của chúng ta. Nhà có thể là một nơi ở, một vùng đất, một quốc gia, bất kể nơi nào
chứa đựng bóng hình người thương, hay thậm chí, chỉ là một vùng ký ức thực-mơ trong
tâm trí. Những nhân vật của Martel, là Tomás - một trợ lý giám tuyển ở Bảo tàng Nghệ
thuật Cổ đại Quốc gia, là Eusebio Lozora - một bác sĩ pháp y, hay Peter Tovy - một thượng
nghị sĩ, họ đều có chung nỗi đau mất đi người thân quý nhất trên cõi đời và cùng trốn chạy
khỏi vùng không gian mang tên Nhà, theo những cách khác nhau. “Ta là ai nếu không có
những người ta yêu thương?” Tomás mất cha, mất vợ và đứa con trai trong chưa đầy một
tuần. Tất cả sinh khí còn sót lại trong cơ thể một người đàn ông yếu ớt được dùng để đến
Miền Non Cao Xứ Bồ Đào để tìm kiếm kỷ vật vô giá của Cha Ulisses, như một cách thức
vén màn sự thật về tôn giáo người vợ theo đuổi. Clara, người vợ của Peter mắc bệnh đột
ngột rồi chết. Peter tự hỏi sự sống liệu có còn ý nghĩa gì khác nếu cứ tiếp tục phải sống giữa
Ottawa này. Tất cả niềm tin còn sót lại với cuộc đời, ông chọn trở về Miền Non Cao - mảnh
đất của tổ tiên. Nếu như câu chuyện của Tomás và Peter hoàn toàn có thể được lý giải theo

116 Z Z Z REVIEW
logic của lý trí, thì nỗi đau của bác sĩ Lozora - nỗi đau về người vợ đã tự tử, dường như
chỉ có thể được đọc, một cách đúng nghĩa, từ những phá vỡ lý tính trong tâm trí một con
người. Miền Non Cao trở thành một vùng đất, nơi một bà vợ đã xách theo chiếc vali chứa
tử thi người chồng và tìm đến vị bác sĩ để có được câu trả lời cho câu hỏi: “Nói tôi hay ổng
đã sống làm sao?”
Sự xê dịch dường như cũng chính là điểm kết nối cả ba câu chuyện. Xê dịch từ vùng
không gian vốn được xem là Nhà để đến với một nơi chốn xa lạ. Ý niệm về Nhà - chốn cư
ngụ thân quen trở nên vô cùng linh hoạt trong cách hiểu. Cả ba người đàn ông liên tục rơi
vào những xáo trộn về cả không gian vật lý lẫn tinh thần. Ai đã từng đọc Cuộc đời của Pi
chắc hẳn sẽ hiểu rất rõ cảm giác này. Một phức hợp của nỗi hoang mang, u sầu, cô độc, tuyệt
vọng cùng cực, nhưng cũng đầy ma lực: nó khiến con người tái sinh dưới một hình hài
nhận thức mới. Và vì vậy, Không Nhà, Về Nhà, Đến Nhà không còn là tên của ba chương
sách. Đó chính là hành trình của tự thân mỗi nhân vật trong câu chuyện này.

ĐÂY LÀ NHÀ.

Đồng hành cùng Tomás là chiếc ô tô - cỗ máy phi thường xuất hiện như một sự ngỡ
ngàng của đám đông dân chúng vốn chỉ quen với bước chân của loài ngựa. Bác sĩ Lozora
mượn đến câu chuyện tình diễm lệ của ông bà nơi Miền Non Cao, cùng với đó là những
cuốn sách trinh thám của Agatha Christie - bản phúc âm thời hiện đại - để giải phóng cảm
xúc cá nhân. Thượng nghị sĩ Peter mang theo một con thú để trở lại Miền Non Cao, trốn
chạy quá khứ. Nhưng đó không phải là một con thú nuôi bình thường. Nó là Odo: một con
vượn bị loài người tóm khỏi Nhà của mình.
Cả Tomás và Peter đều tháo chạy từ đô thị đông đúc tìm về Miền Non Cao Xứ Bồ
Đào. Nhưng làm gì có núi nào. Hết thảy đều ngỡ ngàng nhận ra, đó chỉ là một vùng thảo
nguyên khắc khổ chỉ có “mùi thời gian và gờn gợn nỗi cô quạnh”. Chẳng ai ngờ được, vùng
đất ấy lại là nơi chôn giấu những bí mật họ cần biết đến. Hành trình này rất gần với những
câu chuyện trong sách Phúc Âm, đặc biệt là chuyện về ba magi khăn gói đến thăm Giê-su
ngày Ngài chào đời. Về sau, vị đạo diễn người Tây Ban Nha, Albert Serra - đã tái hiện khung
cảnh này qua Birdsong: một bộ phim đẹp đến lạ lùng, không màu, không thoại, không một
huy hoàng nào hiện ra để nói rằng, đó là Chúa Giê-su, là tôn giáo mà biết bao con chiên đã
sống mà tôn thờ.
Nhà, vùng không gian có những gương mặt thân quen, nơi họ có tất cả mọi thứ tưởng
chừng đẹp đẽ và buồn bã nhất trên cõi đời, trong phút chốc chỉ còn là mớ bụi của kí ức.
Nhưng một nơi khác, cũng gọi là Nhà, nơi tận cùng thế giới tâm tưởng, đã lớn dần lên và

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 117


khiến ta nhận ra, chẳng có gì gọi là “của ta” ở trên đời. Cả ba nhân vật tự đối thoại hay chính
xác hơn, tự soi chiếu qua tấm gương của tổ tiên: loài vượn trần trụi. “Ta là thú. Ta là thế đó,
ta chỉ có mình ta, chẳng có gì hơn - không có gì lớn lao cả. Trước Darwin từ lâu, vị linh mục
tỉnh táo trong cơn điên loạn đã gặp bốn con tinh tinh trên hòn đảo đìu hiu ở Phi Châu và
ngộ ra rằng: Ta chỉ là giống vượn trỗi dậy, nào phải thiên thần sa ngã.”
Có điều gì phi lý trên cây thánh giá mà cha Ulisses để lại, mà Tomás đã phải đánh đổi
quá nhiều thứ để tìm thấy? Có điều gì dị hợm trong khoang trống cơ thể của ông lão Rafael,
một nơi chốn ấm áp nhất đủ để bà lão Maria cuộn mình ở đó? Có điều gì trái khoáy hơn
thế, khi Peter bỏ lại sau lưng một cuộc sống vật chất quá đỗi tiện nghi để tha lôi một con
vượn về sống cùng mình nơi Miền Non Cao buồn bã? Là thế giới văn minh với những con
người ồn ào, là nỗi đau cá nhân quá lớn đã phủ trùm nơi chốn cũ, hay chính là thôi thúc
được đối diện với những giới hạn cao nhất mà bản thân không thể biết tới?
Tất cả những câu hỏi đó, từng chút một hé lộ dần lời chỉ dẫn. Ta tiến hóa từ loài vượn,
nhưng có lẽ, vĩnh viễn ta sẽ không thể học được thái độ sống cho hiện tại của tổ tiên mình.
Khi con người chết chìm trong hoài niệm quá khứ thì những con thú chỉ biết sống cho thời
khắc hiện tại. “Đám thú sống trong một trạng thái quên lãng về cảm xúc, chỉ tập trung vào
khoảnh khắc hiện tại. Mọi náo động xáo trộn đều như mây đen giông tố, bùng nổ kịch tính
nhưng nhanh chóng tiêu tan, dọn đường cho bầu trời xanh lại đến, bầu trời xanh trong mãi
mãi.” Đó cũng chính là lí do Peter thích đối diện mình với Odo, ông thích “sự im lặng cao
độ của Odo, cách nó làm gì cũng chầm chậm buồn buồn, sự giản dị sâu sắc trong phương
tiện và mục đích của con vượn.”
Người dân Miền Non Cao những tưởng các vị khách lạ lùng “lá em cima com os
rinocerontes”, bởi lẽ: “Chẳng phải thành luỹ cuối cùng của tê giác Iberia là ở Miền Non Cao
Xứ Bồ Đào đó sao? Thật kỳ lạ làm sao, loài vật đã từng ám ảnh tâm trí người xứ Bồ Đào. Sự
tiến hoá của loài người đã đặt dấu chấm lên nó. Nói cách khác, tê giác Iberia đã chết dưới
bánh xe của thời hiện đại. Nó bị săn đuổi, bị truy lùng đến tuyệt chủng rồi mất dạng, lố
bịch như một ý tưởng lỗi thời, chỉ để người ta thương tiếc và nhớ nhung từ ngay giây phút
nó biến mất.” Nhưng không, cái họ tìm không phải là con tê giác Iberia mà chính là nhu
cầu nuôi dưỡng niềm nhớ nhung khi những thứ quý giá biến mất. Họ tìm kiếm một vùng
sóng tâm trí mang tên Nhà, để nhận ra, bất kể ở nơi đâu, khi dám can đảm đối diện với bản
thân, nơi đó sẽ là Nhà.
Cả ba phần truyện đều khép lại với cái chết, sự gục ngã và dày vò. Con người, cùng lúc
đều có thể bị đẩy vào những khổ ải dữ dội nhưng có khổ ải nào hơn việc nhận ra chính mình
là nạn nhân của án mạng kỳ bí nhất. Từ chối những nhận thức sai trái về nguồn gốc loài, nhìn
ở góc độ khác sẽ khiến con người nhận ra: “Ta không còn sống trong thời đại của tiên tri và
phép màu”. Và, cuốn sách này chính là cách Martel tự trả lời câu hỏi ông đặt ra: “Làm sao kết
hợp đức tin và lý trí? Thật khó khăn - thật phi lý làm sao, nếu ta bắt rễ cuộc đời vào chút thần

118 Z Z Z REVIEW
thánh mơ hồ xa xôi đó. Đức tin thật lớn lao nhưng không thực tế: làm sao ta có thể thực
hành một ý tưởng vĩnh hằng mỗi ngày? Sống lý trí thật dễ hơn bao nhiêu. Lý trí thực tế,
mang lại lợi ích tức thời, cách thức lại rõ ràng. Thế mà, lý trí lại mù quáng. Lý trí, tự thân nó,
không đưa ta đến đâu, đặc biệt là khi phải đối mặt với nghịch cảnh. Làm sao ta cân bằng cả
hai, làm sao ta sống với cả đức tin và lý trí.”

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 119


Günter Grass,
Nghệ thuật Tiểu thuyết số 124
The Paris Review 119, Hè 1991
Elizabeth Gaffney phỏng vấn / Ngọc Dao trích dịch

120 Z Z Z REVIEW
G
ünter Grass là người đã tạo ra được điều hiếm thấy trong bối
cảnh nghệ thuật đương đại, ông có được cả sự nể trọng từ
giới phê bình lẫn thành công về thương mại trong từng thể
loại tác phẩm và phương tiện biểu đạt ông sử dụng. Là một tiểu thuyết
gia, nhà thơ, tiểu luận gia, kịch tác gia, điêu khắc gia và nghệ sĩ tạo
hình, Grass có tên trên văn đàn thế giới ngay từ tác phẩm đầu tay, cuốn
best-seller ra đời năm 1958 với tên gọi Cái trống thiếc. Nó, cùng với hai
cuốn kế tiếp - truyện vừa Mèo và chuột (1961) và tiểu thuyết Những
năm chó (1963) - vẫn thường được biết đến dưới tên gọi bộ ba Danzig.
Danh mục tác phẩm dài dằng dặc của ông còn bao gồm Trích nhật
ký ốc sên (1972), Cuộc họp ở Telgte (1979), Ả chuột (1986), và Le lưỡi
(1989). Grass luôn tự tay thiết kế bìa áo cho tác phẩm và trong sách của
ông cũng thường in cả minh hoạ do chính tác giả vẽ. Ông nhận được
nhiều huy chương với giải thưởng văn chương danh giá, bao gồm cả
giải thưởng Nobel dành cho văn chương năm 1999 và huy chương Carl
von Ossietzky năm 1977, ngoài ra ông còn là thành viên danh dự người
nước ngoài của Viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học Mỹ.
Grass sinh năm 1927 trên bờ biển Baltic, ở ngoại ô thành phố tự
do Danzig giờ là thành phố Gdansk, Ba Lan. Cha mẹ ông làm nghề
bán tạp hoá. Trong Thế chiến thứ II, ông phục vụ trong quân đội Đức,
là lính súng máy xe tăng, ông bị thương và bị quân đội Mỹ bắt giữ năm
1945. Sau khi được trả tự do, ông làm việc trong hầm đá phấn rồi học
nghệ thuật ở Düsseldorf và Berlin. Ông kết hôn lần đầu năm 1954 với
vũ công ba lê người Thuỵ Sỹ, Anna Schwarz. Từ năm 1955 đến 1967,
ông tham gia các cuộc gặp mặt của Nhóm 47, một hiệp hội các tác giả
và nhà phê bình Đức tuy không chính thức nhưng lại rất có sức ảnh
hưởng, Nhóm 47 có tên gọi như vậy vì họ gặp nhau lần đầu vào tháng
Chín năm 1947. Với nhiều thành viên nổi tiếng như Heinrich Böll,
Uwe Johnson, Ilse Aichinger và Günter Grass, Nhóm 47 xoay quanh
sứ mệnh chung là phát triển, sử dụng một thứ văn chương đối lập hoàn
toàn với phong cách viết hoa mỹ và phức tạp đặc trưng cho các tác
phẩm tuyên truyền thời Nazi. Họ gặp nhau lần cuối năm 1967.
Với khoản trợ cấp khiêm tốn của nhà xuất bản Luchterhand,
Grass và gia đình sống ở Paris từ năm 1956 đến năm 1959 trong quá
trình ông viết Cái trống thiếc. Năm 1958, tại các buổi gặp mặt, những
trích đoạn từ Cái trống thiếc đang viết dở ông đọc cho cả nhóm nghe đã

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 121


giúp Grass giành được giải thưởng thường niên của Nhóm 47. Cuốn
sách khi ra đời đã làm chao đảo người đọc và giới phê bình Đức, buộc
người ta phải đối mặt với một bức chân dung không lấy gì làm dễ chịu
về tầng lớp tiểu tư sản Đức trong Thế chiến thứ II.
Tác phẩm năm 1979 của Grass, Cuộc họp ở Telgte, kể về một buổi
gặp mặt hư cấu của các nhà thơ Đức năm 1647, giai đoạn cuối của
Chiến tranh Ba Mươi Năm. Mục đích cuộc họp cũng như dàn nhân vật
trong cuốn sách mô phỏng Nhóm 47 hậu Thế chiến thứ II.
Tại Đức, Grass từ lâu đã trở thành tâm điểm chú ý bởi những
quan điểm chính trị gây tranh cãi cũng nhiều như bởi các tác phẩm
được ái mộ của ông. Ông chịu trách nhiệm chính cho các bài phát biểu
của Willy Brandt trong vòng mười năm và là thành viên lâu năm của
đảng Dân chủ Xã hội. Mới đây, ông là một trong số ít các trí thức Đức
công khai phản đối tiến trình sát nhập nhanh chóng Đông Đức với Tây
Đức. Chỉ riêng trong năm 1990, Grass đã cho xuất bản hai tập sách tập
hợp những bài phát biểu, thuyết trình với các tranh luận về chủ đề này.
Khi không phải đi đây đi đó, ông chia đôi thời gian, một nửa sống
ở Schleswig-Holstein, cực Bắc nước Đức, cùng với người vợ thứ hai là
Ute Grunert, nửa còn lại ông sống ở Schöneberg, Berlin, trong ngôi
nhà nơi ông đã nuôi lớn bốn người con và là nơi mà hiện tại trợ lý của
ông, Eva Hönisch, thu xếp mọi công việc. Bài phỏng vấn này được thực
hiện vào hai thời điểm khác nhau, lần đầu tiên là trước mặt công chúng
tại YMWHA trên phố 92 ở Manhattan còn buổi thứ hai vào mùa thu
năm ngoái tại ngôi nhà màu vàng của Grass trên phố Nied, khi ông thu
xếp được thời gian gặp tôi trong một lần tạt qua thành phố. Ông ngồi
nói chuyện với tôi trong phòng làm việc nhỏ trên gác mái có cửa sổ trổ
cao, tường sơn trắng, sàn lát gỗ. Ở góc bên kia căn phòng là các hộp
bản thảo với sách xếp thành từng chồng một. Grass mặc áo sơ mi với áo
khoác vải tweed, một bộ đồ thoải mái. Ban đầu ông đồng ý làm phỏng
vấn bằng tiếng Anh để tránh những sai lạc sau này sẽ nảy sinh trong
quá trình chuyển ngữ, nhưng khi nghe tôi nhắc, ông nheo mắt lại và
mỉm cười, tuyên bố, “Tôi mệt quá rồi! Hai chúng ta sẽ nói chuyện bằng
tiếng Đức.” Dù tự nhận là đang mệt sau chuyến đi, ông kể về công việc
của mình bằng sự hào hứng và dồi dào năng lượng, thỉnh thoảng lại bật
cười khẽ. Cuộc phỏng vấn kết thúc khi hai cậu con trai sinh đôi, Raoul
với Franz, đến đón Grass đi dự tiệc sinh nhật của hai cậu.

122 Z Z Z REVIEW
NGƯỜI PHỎNG VẤN
Làm thế nào mà ông lại trở thành nhà văn?
GÜNTER GRASS
Tôi nghĩ việc ấy bắt nguồn từ hoàn cảnh sống của gia đình ngày tôi còn nhỏ. Nhà tôi thuộc
tầng lớp hạ trung lưu; chúng tôi có một căn hộ nhỏ hai buồng. Tôi với em gái không có
phòng riêng hay thậm chí là một chỗ của riêng mình. Trong phòng khách, đi quá hai ô cửa
sổ là đến cái góc nhỏ tí mà tôi cất sách và đồ đạc - hộp màu nước của tôi và những thứ kiểu
vậy. Thường thì cái gì tôi cần tôi sẽ phải tự tưởng tượng ra. Từ hồi bé tí tôi đã học cách để
đọc sách giữa những tiếng ồn. Và vậy là tôi bắt đầu viết và vẽ từ khi còn nhỏ. Một sản phẩm
khác của những năm tháng đó là giờ đây tôi sưu tầm phòng ốc. Tôi có phòng làm việc ở bốn
nơi khác nhau. Tôi sợ phải trở lại cái cảnh sống từng trải qua ngày còn nhỏ, chỉ có một góc
riêng trong cái phòng nhỏ tí.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Điều gì đã đưa đẩy ông đến việc đọc và viết trong hoàn cảnh như vậy, thay vì một thứ
khác, ví dụ như thể thao chẳng hạn?
GRASS
Ngày còn bé tôi nói dối rất tài. Được cái may là mẹ tôi thích nghe những chuyện tôi bịa ra.
Tôi hứa với bà đủ thứ điều hay ho. Năm tôi mười tuổi, mẹ gọi tôi là Peer Gynt. Peer Gynt
này, bà bảo tôi, nghe con nói mà xem, giờ con đang kể cho mẹ đủ những chuyện hay ho về
cái lúc nhà mình sẽ đến đi du lịch đến Naples... Chẳng mấy mà tôi bắt đầu viết lại những
chuyện mình bịa ra. Và giờ đây tôi vẫn vậy! Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết năm mười hai tuổi,
một câu chuyện về người dân tộc Kashub mà sau này sẽ xuất hiện trong Cái trống thiếc, bà
ngoại của Oskar, Anna, (giống như bà ngoại tôi) là người dân tộc Kashub. Nhưng tôi đã
phạm sai lầm trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên: tất cả các nhân vật tôi viết ra đều chết hết vào
cuối chương một. Cuốn sách không thể tiếp tục! Đó là bài học đầu tiên tôi rút ra trong việc
viết: phải thật cẩn thận với các nhân vật.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Lời nói dối nào làm ông sung sướng nhất?
GRASS
Những lời nói dối không gây thương tổn gì, một thứ rất khác với những lời nói dối ta bịa ra
để bảo vệ mình hay để làm tổn thương người khác. Đó không phải cái mà tôi làm. Nhưng
sự thật thì đa phần đều chán ngắt, sao lại không bịa tạc chút cho vui. Như thế chẳng hại gì.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 123


Tôi đã học được một điều là tất cả những lời nói dối khủng khiếp của tôi đều chẳng làm xi
nhê gì những thứ đang diễn ra ngoài kia. Nếu như vài năm trước tôi viết ra một thứ tiên
đoán trước những thay đổi gần đây trong đời sống chính trường của Đức, người ta sẽ bảo,
Đúng là nói dối!

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Thế sau cuốn tiểu thuyết thất bại kia ông có thử tiếp không?
GRASS
Cuốn sách đầu tiên của tôi là một cuốn thơ và tranh vẽ. Bao giờ cũng vậy, thơ viết nháp của
tôi luôn bao gồm tranh vẽ với lời thơ, đôi khi lẩy ra từ một hình ảnh, đôi khi là từ câu chữ.
Rồi khi tôi hai nhăm tuổi và có đủ tiền mua máy đánh chữ, tôi không viết tay nữa mà gõ
bằng hai ngón. Bản nháp đầu tiên của Cái trống thiếc được hoàn thành nhờ vào cái máy đó.
Giờ khi tôi già đi, và dù cho nhiều đồng nghiệp của tôi nghe bảo đã chuyển sang dùng máy
vi tính, tôi quay lại với việc viết tay bản nháp đầu tiên! Bản thảo đầu của Ả chuột được viết
trong một cuốn sổ lớn không kẻ dòng tôi lấy từ chỗ nhà in. Khi một cuốn sách sắp được
xuất bản tôi luôn hỏi xin một cuốn giấy trắng để dùng cho bản thảo kế tiếp. Vậy là, dạo gần
đây, bản nháp đầu tiên sẽ được viết tay, kèm tranh vẽ, bản nháp thứ hai và thứ ba thì viết
bằng máy đánh chữ. Tôi không bao giờ có thể viết xong một cuốn sách mà không cần đến
ba bản nháp. Thường thì sẽ cần đến bốn bản, và sửa chữa rất nhiều.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Mỗi bản nháp đều sẽ được viết lần lượt từ a đến z à?
GRASS
Không. Bản nháp đầu tôi viết khá nhanh. Có lỗ hổng gì thì tôi cứ để kệ đấy. Bản nháp thứ
hai thường sẽ rất dài, chi tiết và đầy đủ. Không còn lỗ hổng nào nữa, nhưng lại hơi khô. Đến
bản nháp thứ ba, tôi sẽ cố gạn lấy cái tính tự phát của bản nháp đầu và giữ lại những gì là
cốt yếu trong bản thứ hai. Một việc rất khó.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Khi làm việc, lịch viết của ông thế nào?
GRASS
Với bản nháp đầu, tôi viết chừng năm, bảy trang mỗi ngày. Đến bản nháp thứ ba thì độ ba
trang. Rất chậm.

124 Z Z Z REVIEW
NGƯỜI PHỎNG VẤN
Ông viết vào buổi sáng hay buổi chiều hay ban đêm?
GRASS
Không bao giờ tôi viết vào ban đêm. Tôi không tin tưởng việc viết vào ban đêm vì mọi thứ
được viết ra quá dễ dàng. Đến sáng ra đọc lại tôi không thấy hay. Tôi cần ánh sáng ban ngày
để bắt đầu việc viết. Từ chín đến mười giờ tôi thong thả ăn sáng, đọc sách và nghe nhạc. Sau
bữa sáng tôi làm việc, đến chiều thì dừng tay uống cà phê. Rồi tôi lại bắt đầu viết và đến bảy
giờ thì ngừng làm việc.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Lúc nào thì ông biết là mình đã viết xong một tác phẩm?
GRASS
Khi tôi viết một cuốn dài đại cà sa, việc viết thường kéo dài. Mất độ bốn hay năm năm
để hoàn thành xong hết các bản nháp. Cuốn sách xong khi tôi kiệt sức không viết được
nữa.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Brecht luôn có nhu cầu muốn viết lại
các tác phẩm của mình. Kể cả sau khi
tác phẩm đã được xuất bản ông ấy cũng
không nghĩ mình đã viết xong nó.
GRASS
Tôi không nghĩ mình có thể như vậy. Tôi
chỉ có thể viết một cuốn như Cái trống
thiếc hay Trích nhật ký ốc sên tại một
giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời mình.
Chúng được viết ra là vì những gì tôi nghĩ
và cảm thấy vào thời điểm đó. Tôi chắc
chắn là giờ đây nếu tôi phải ngồi xuống
viết lại Cái trống thiếc hay Những năm chó
hay Trích nhật ký ốc sên tôi sẽ phá nát nó.

Bản in Cái trống thiếc của Sao Bắc 2018 

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 125


NGƯỜI PHỎNG VẤN
Ông phân chia tác phẩm hư cấu với tác phẩm phi hư cấu của mình như thế nào?
GRASS
So sánh tác phẩm hư cấu với tác phẩm phi hư cấu là một việc hết sức vớ vẩn. Với người bán
sách, việc phân loại sách có thể tiện cho họ, nhưng tôi không thích sách của mình được
phân loại theo kiểu đó. Tôi luôn hình dung những người bán sách sẽ phải họp ra một hội
đồng để quyết định xem cuốn nào là sách hư cấu, cuốn nào là phi hư cấu. Tôi nghĩ cái công
việc đó của người bán sách mới là hư cấu.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Chậc, vậy khi viết tiểu luận hay bài phát biểu, phương thức với kỹ thuật viết có khác so
với khi ông kể ra những câu chuyện và thêm thắt cái này cái kia?
GRASS
Phải, có sự khác biệt vì tôi phải xử lý những dữ kiện tôi không thể thay đổi. Thường thì tôi
không hay viết nhật ký, nhưng tôi đã phải viết nhật ký trong quá trình chuẩn bị cho Trích
nhật ký ốc sên. Tôi có cảm giác 1969 sẽ là một năm quan trọng, đem lại một bộ mặt chính
trị mới chứ không chỉ đơn thuần bắt đầu một chính phủ mới. Thế nên trong hành trình
vận động tranh cử từ tháng Ba đến tháng Chín năm 1969 - một quãng thời gian dài - tôi
viết nhật ký. Chuyện tương tự cũng diễn ra ở Calcutta. Cuốn nhật ký tôi viết ghi ấy sau này
được phát triển thành Le lưỡi.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Làm sao ông có thể cùng lúc theo đuổi các hoạt động chính trị với việc viết lách và tạo
hình?
GRASS
Nhà văn không chỉ có liên hệ với mỗi đời sống trí thức, nội tâm của họ mà còn cả cuộc sống
thường ngày. Đối với tôi, viết, vẽ và hoạt động chính trị là ba theo đuổi tách biệt với nhau; mỗi
cái đều mạnh cả. Tình cờ là tôi đặc biệt chú ý và quan tâm tới xã hội mà tôi sống. Cả trong cái
tôi viết lẫn trong cái tôi vẽ đều có dính chút chính trị, dù cho tôi có muốn thế hay không. Thực
ra tôi không hề đề ra cho mình kế hoạch đem chuyện chính trị vào trong tác phẩm. Mà thường
là đến bản nháp thứ ba hay thứ tư, tôi sẽ phát hiện ra một vài điều đã bị lịch sử bỏ quên. Cho
dù tôi không bao giờ viết một tác phẩm thuần tuý về một hiện thực chính trị nào đó, tôi
không thấy có lý do gì lại bỏ qua chuyện chính trị, một thứ có ảnh hưởng lớn đến như vậy lên
cuộc đời chúng ta. Nó len lỏi vào từng khía cạnh của cuộc sống, bằng cách này hay khác.

126 Z Z Z REVIEW
NGƯỜI PHỎNG VẤN
Ông kết hợp quá nhiều thể loại vào tác phẩm của mình - lịch sử, công thức nấu ăn, lời
bài hát...
GRASS
...và tranh vẽ, thơ, đối thoại, trích dẫn, bài phát biểu, thư từ! Cô thấy đấy, khi xử lý những đề
tài to tát tôi thấy mình phải viện đến đủ mọi khía cạnh của ngôn ngữ. Nhưng đừng quên là
tôi cũng có vài cuốn tiểu thuyết được viết đúng là tiểu thuyết - cuốn Mèo và chuột với Cuộc
họp ởTelgte.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Việc ông kết hợp từ ngữ với tranh vẽ quả thực độc đáo.
GRASS
Viết và vẽ là hai thành tố chủ đạo trong công việc của tôi, nhưng không phải là duy nhất; tôi
cũng làm điêu khắc khi có thời gian. Đối với tôi, tồn tại một mối quan hệ cho-và-nhận hết
sức rõ ràng giữa viết và vẽ. Mối quan hệ này đôi khi mạnh, đôi khi yếu. Trong mấy năm vừa
rồi thì là mạnh. Le lưỡi, cuốn sách lấy bối cảnh ở Calcutta, là một ví dụ. Tôi sẽ không thể
viết xong nó mà không vẽ. Cái đói kinh khủng khiếp ở Calcutta liên tục đẩy kẻ làm khách
vào những tình huống mà ngôn ngữ bị bóp nghẹn - ta không thể tìm được gì để nói. Vẽ
tranh giúp tôi tìm lại từ ngữ khi tôi ở đó.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Có phải ông không tìm thấy sự hữu hình, khêu gợi nơi việc vẽ trong quá trình viết?
GRASS
Phải. Viết thực ra là một quá trình nhọc nhằn và trừu tượng. Khi vui thì niềm vui ấy cũng
hoàn toàn khác với niềm vui lúc vẽ. Khi vẽ, tôi ý thức được rõ rệt mình đang tạo ra một thứ
trên trang giấy. Một công việc khêu gợi. Nhưng ta lại không thể nói thế về việc viết. Thực tế
mà nói, tôi thường xoay qua vẽ tranh khi cần hồi sức lại sau những lúc viết.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông có học được gì từ các nhà phê bình?
GRASS
Dù cho tôi thích nghĩ mình là một học trò giỏi, các nhà phê bình lại thường không phải
giáo viên giỏi. Nhưng có một giai đoạn, mà lâu lâu tôi lại thấy nhớ, tôi đã học được từ bọn

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 127


họ. Đó là vào thời kỳ Nhóm 47. Bọn tôi đọc to bản thảo cho mọi người nghe và thảo luận.
Ở đó tôi đã học được cách phân tích văn bản và đưa ra lý do cho ý kiến của mình, thay vì
chỉ nói, “Tôi thích như thế.” Những lời phê bình cứ thế xộc ra. Các tác giả sẽ thảo luận về
kỹ thuật, làm thế nào để viết một cuốn sách, những thứ kiểu vậy. Còn với các nhà phê bình,
họ có những chờ đợi riêng về cách người ta viết một cuốn sách. Cái hỗn hống nhà văn với
nhà phê bình này là một trải nghiệm quý báu với tôi, một bài học. Thực tế mà nói, đó là
một giai đoạn quan trọng với văn chương hậu chiến của Đức nói chung. Cuộc chiến đã để
lại rất nhiều những băn khoăn, đặc biệt trong giới văn chương, vì thế hệ lớn lên trong cuộc
chiến - thế hệ của tôi - nếu không phải là không được dạy thì cũng là dạy sai. Ngôn ngữ thì
như bị bôi tro trát trấu. Các tác giả quan trọng đều di cư cả. Người ta chẳng trông chờ gì ở
văn học Đức nữa. Các cuộc gặp thường niên của Nhóm 47 tạo ra một bối cảnh cho chúng
tôi để từ đó văn chương Đức có thể tái sinh. Nhiều tác giả Đức thế hệ tôi chịu ảnh hưởng
của Nhóm 47, dù cho một số sẽ không thừa nhận điều đó.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông nghĩ gì về bộ phim Cái trống thiếc?
GRASS
Schlöndorff đã làm ra một bộ phim hay, dù cho ông ấy không bám sát cuốn sách. Đó có lẽ
là điều cần thiết, vì điểm nhìn của Oskar - người trong quá trình kể lại câu chuyện liên tục

Tranh minh hoạ và thủ bút của tác giả,


bản in Cái trống thiếc của Sao Bắc 2018

128 Z Z Z REVIEW
nhảy từ mốc thời gian này sang mốc thời gian khác - sẽ làm bộ phim rắc rối ra. Schlöndorff
làm một việc rất đơn giản. Ông ấy kể một mạch từ đầu đến cuối câu chuyện. Dĩ nhiên
Schlöndorff đã cắt nhiều thứ đi. Tôi khá là nhớ một vài cảnh trong số đó. Và cũng có nhiều
khía cạnh của phim tôi không mấy thích. Những cảnh ngắn trong nhà thờ Công giáo
không thành công vì Schlöndorff không hiểu gì về Công giáo. Ông ấy là người bên Tân
giáo, thế nên nhà thờ Công giáo trong phim Cái trống thiếc trông chẳng khác nào một nhà
thờ Tân giáo tình cờ có cái buồng xưng tội. Nhưng đó chỉ là một chi tiết nhỏ. Nhìn nhận
tổng thể, và nhất là với sự có mặt của cậu bé đóng vai Oskar, tôi nghĩ đó là một phim hay.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông có một niềm yêu thích đặc biệt với grotesque - tôi đang nghĩ đến cái cảnh rất nổi
tiếng trong Cái trống thiếc, hai con lươn tòi ra đầu con ngựa. Cái cảnh ấy là từ đâu ra
vậy?
GRASS
Từ tôi. Tôi chưa bao giờ hiểu được tại sao cái đoạn này, dài sáu trang, lại đáng sợ đến vậy. Nó
chỉ là một mẩu thực tế kỳ quái mà tôi viết hệt như viết mọi thứ khác. Nhưng cái chết và sự
gợi dục mà hình ảnh ấy khơi gợi ra đã khiến mọi người lấy làm kinh tởm.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Việc sát nhập Đông Đức với Tây Đức đã ảnh hưởng thế nào lên đời sống văn hoá Đức?
GRASS
Người ta không buồn lắng nghe khi có một nhà văn hay nghệ sĩ Đức lên tiếng phản đối
chuyện ấy. Không may thay, đa phần những người trí thức không tham gia vào cuộc tranh
luận này, lý do là vì lười hay vì thờ ơ thì tôi cũng không rõ. Ban đầu, cựu thủ tướng Willy
Brandt tuyên bố là con tàu dẫn tới ngày sát nhập đã rời nhà ga và không ai có thể dừng nó
lại được. Người ta đã nhao nhao lên đồng tình, chẳng nghĩ ngợi gì. Cái metaphor ngớ ngẩn
ấy đã được xem như là sự thực; không ai nghĩ xem việc ấy sẽ gây hại cho văn hoá Đông Đức
như thế nào, ấy là chưa kể đến nền kinh tế của họ. Không, tôi không muốn leo lên một con
tàu không thể bẻ lái và không nhìn ngó gì đến những dấu hiệu cảnh báo. Từ bấy đến giờ tôi
vẫn đứng nguyên trên sân ga.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Với Trích nhật ký ốc sên, ông trộn lẫn chính trường đương thời với một câu chuyện hư
cấu về những gì đã xảy ra cho cộng đồng dân Do Thái ở Danzig trong Thế chiến thứ II.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 129


Lúc trước ông có biết rằng việc vận động tranh cử và viết các bài phát biểu cho Willy
Brandt trong năm 1969 sẽ trở thành tư liệu viết sách sau này?
GRASS
Có viết sách hay không thì tôi vẫn phải tham gia vào chiến dịch tranh cử ấy, không có lựa
chọn nào khác. Sinh ra vào năm 1927 ở Đức, tôi bước qua tuổi mười hai khi chiến tranh
bắt đầu và tròn mười bảy tuổi khi chiến tranh kết thúc. Quá khứ Đức đeo nặng trong tôi.
Tôi không phải người duy nhất; cũng có những tác giả khác cảm thấy như thế. Nếu tôi là
một nhà văn người Thuỵ Điển hay Thuỵ Sỹ, tôi có thể đùa nhiều hơn, bỡn cợt nhiều hơn và
đại loại vậy. Nhưng trong trường hợp của tôi, với những gì tôi đã trải qua, điều đó là không
thể. Vào thập niên năm mươi và sáu mươi, thời kỳ của Adenauer, các chính trị gia không
muốn nhắc về quá khứ, hoặc nếu họ có nhắc, họ nói về nó như một thời kỷ quỷ ám trong
lịch sử của chúng ta, khi ác quỷ đã phản bội những người dân Đức đáng thương, trơ trọi.
Những lời nói dối trắng trợn. Chúng ta cần phải kể cho các thế hệ trẻ sau này biết chuyện gì
đã thực sự xảy ra, rằng chúng diễn ra giữa ban ngày ban mặt, từ tốn và đầy lớp lang. Cái ngày
đó, ai cũng có thể nhìn và chứng kiến những gì đang xảy ra. Một trong những điều tuyệt vời
nhất chúng ta có được sau bốn mươi năm Cộng hoà liên bang là giờ đây chúng ta có thể nói
về thời Đức Quốc xã. Và văn chương hậu chiến đã là tác nhân quan trọng cho thành tựu đó.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Trích nhật ký ốc sên bắt đầu bằng câu, “Các bạn trẻ thân mến.” Nó là dành cho toàn bộ
thế hệ lớn lên sau chiến tranh, nhưng ông cũng hướng đến cả các con mình.
GRASS
Tôi muốn giải thích làm sao mà cái tội ác diệt chủng vượt quá mọi giới hạn ấy lại có thể xảy
ra với chúng ta. Ra đời sau cuộc chiến, các con tôi có một người cha cứ đến sáng thứ Hai
là lái xe đi theo chiến dịch tranh cử đọc các bài phát biểu, đến thứ Bảy kế tiếp mới về nhà.
Bọn chúng hỏi, “Sao ba lại như vậy, sao ba cứ đi suốt thế?” Tôi cố giải thích mọi thứ cặn kẽ
cho chúng, không chỉ bằng lời nói mà cả trong cái tôi viết. Thủ tướng đương nhiệm thời
đó, Kurt Georg Kiesinger, đã gia nhập đảng Quốc xã trong chiến tranh. Thế nên lúc ấy tôi
không chỉ vận động cho một Thủ tướng mới được bầu lên mà còn là để chống lại quá khứ
Đức Quốc xã. Trong cuốn sách, tôi không muốn nhai lại những con số trừu tượng - “có
từng này từng này người Do Thái bị giết.” Sáu triệu là một con số không thể nào tưởng
tượng nổi. Tôi muốn tạo ra một ấn tượng hữu hình hơn thế. Vậy nên tôi chọn sợi chỉ xuyên
suốt câu chuyện là lịch sử tòa giáo đường Do Thái ở Danzig, nó đã đứng đó trong suốt
nhiều thế kỷ, cho đến khi bị phá hủy trong cuộc chiến bởi Đức Quốc xã - người Đức. Tôi
muốn ghi lại sự thật, những gì đã xảy ra ở đó. Trong cảnh cuối cùng, tôi đem hiện tại vào

130 Z Z Z REVIEW
cuốn sách; tôi viết về bài phát biểu tôi chuẩn bị nhân dịp kỷ niệm năm trăm năm ngày sinh
của Albrecht Dürer. Chương sách ấy là những chiêm nghiệm u hoài về bức khắc Melencolia
I của Dürer và cái tác động của sự u hoài lên lịch sử con người. Tôi cho rằng một trạng thái
u hoài thấm sâu trong cả nền văn hóa là thái độ đúng đắn nhất người Đức nên có với Nạn
Diệt chủng. Ăn năn và đau buồn, cộng thêm với việc tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn
đến Nạn Diệt chủng, đó sẽ là bài học cho chúng ta.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Tập trung vào cái tồi tệ trong tình hình thế giới hiện tại và những gì ghê sợ dường như
đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, đó là đặc trưng cho nhiều tác phẩm của ông. Liệu
điều ông muốn có phải là chỉ dạy, cảnh báo và hướng người đọc đến một kiểu hành
động nào đó?
GRASS
Chỉ là tôi không muốn lường gạt họ. Tôi muốn bày ra cái tình thế chúng ta đang lâm vào,
hay một tình thế để cho chúng ta chờ mong. Con người cảm thấy chán nản, không phải
vì mọi thứ đều tồi tệ mà vì chúng ta, là con người, có trách nhiệm phải thay đổi tình hình
nhưng chúng ta lại không làm vậy. Vấn đề của chúng ta nảy sinh từ chúng ta, được quyết
định bởi chúng ta và chúng ta cần phải giải quyết nó.

NGƯỜI PHỎNG VẤN


Ông mường tượng tương lai con người sẽ thế nào?
GRASS
Chừng nào chúng ta còn được cần đến, chúng ta vẫn có tương lai. Tôi không thể nói hết
bằng một từ. Tôi không muốn trả lời câu hỏi ấy bằng một từ. Tôi đã viết một cuốn sách, Ả
chuột. Cô còn cần gì thêm nữa? Đó là một câu trả lời dài cho câu hỏi của cô.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 131


&
MẶC ĐỖ
HUỲNH PHAN ANH
- NHỮNG TÀI NĂNG
ĐA DẠNG
Ngô Thanh Tuấn

Không hẹn mà gặp, nửa đầu 2018 chứng kiến sự trở lại đến 5 dịch phẩm của của
hai dịch giả nổi tiếng của văn học miền Nam trước 1975: Mặc Đỗ và Huỳnh
Phan Anh. Đều dịch từ tiếng Pháp, đều chọn những tác phẩm có tiếng vang ở
các nền văn học lớn, với ngôn ngữ dịch uyển chuyển đầy hào hoa, họ đứng vào
hàng ngũ những dịch giả lớn của nền văn học dịch Việt Nam.

Bản dịch của Mặc Đỗ,


Nhã Nam tái bản

132 Z Z Z REVIEW
M
ặc Đỗ sinh năm 1917, như vậy tính đến nay ông đã qua tuổi một
trăm. Trong một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu ông nói
rằng khởi đầu ông đã nhất định chuyên về viết còn dịch là cách
tập viết rất tốt. Tuy nhiên, nhìn lại toàn bộ di sản của ông, ta có thể thấy dịch
thuật chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp của Mặc Đỗ, thậm chí nó là
nhân tố khẳng định vị thế của ông trên văn đàn miền Nam Việt Nam trước
năm 1975.
Mặc Đỗ chủ trương nhóm Quan Điểm và song hành đó là Nhà xuất
bản Quan Điểm, thế nên những tác phẩm đầu tiên của Mặc Đỗ bao gồm các
tập truyện Siu Cô Nương, Bốn Mươi, Tân truyện I đều được Quan Điểm xuất
bản. Cũng trong giai đoạn Quan Điểm, các dịch phẩm đầu tiên của ông đến
với độc giả miền Nam: Lão ngư ông và biển cả (Ernest Hemingway, Quan
Điểm 1956); Con người hào hoa (F. Scott Fitzgerald, Quan Điểm 1956).
Tiếp theo đó là Một giấc mơ (Vicki Baum, Cảo Thơm 1966); Người vợ cô
đơn (Francois Mauriac, Cảo Thơm 1966); Thời nhỏ trong gia đình Luvers
(Boris Pasternak, Văn 1967); Tâm cảnh (André Maurois, Văn 1967); Anh
Môn (Alain-Fournier, Cảo Thơm 1968); Vùng đất hoang vu (Lev Tolstoy,
Đất Sống 1973); Giờ thứ 25 (C. Virgil Gheorghiu, Đất Sống 1973); Những
vinh nhục của César Birotteau (Honoré de Balzac, Trung tâm học liệu 1968).
Rõ ràng, với số lượng tác phẩm dịch đồ sộ như vậy, chúng ta có thể thấy
đóng góp của Mặc Đỗ đối với nền dịch thuật miền Nam trước năm 1975 là
rất lớn. Một điểm đáng chú ý là cách chọn tác phẩm và tác giả nước ngoài của
ông để mang đến cho độc giả Việt Nam là rất phong phú và có chọn lọc: từ
những tác giả kinh điển như Balzac hay Tolstoy cho đến các tác giả lừng danh
hiện đại như Hemingway hay Mauriac. Những tác giả mà tác phẩm của họ có
ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương quê hương họ đương thời cũng như
mang đến những hơi thở cho nền văn học Việt Nam đương đại.

H
uỳnh Phan Anh sinh năm 1940 tại Bình Dương, nguyên là một
giáo sư triết học. Ông tự nhận mình là “nhà giáo đi lạc vào văn
chương”, tuy nhiên cuộc đi lạc của ông đã để lại nhiều tác phẩm
giá trị từ sáng tác, phê bình cho đến dịch thuật. Huỳnh Phan Anh bước vào
địa hạt văn chương bằng những tác phẩm phê bình văn học: Văn chương
và kinh nghiệm hư vô (Hoàng Đông Phương, 1968), Đi tìm tác phẩm văn
chương (Đồng Tháp, 1972) và sáng tác Người đồng hành (Đêm Trắng, 1969).

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 133


Tuy nhiên dấu ấn của ông chủ yếu
trong lĩnh vực dịch thuật với nhiều
tác phẩm đáng chú ý mà cho đến nay
vẫn khó có bản dịch nào vượt qua
được.
Huỳnh Phan Anh chủ trương
nhóm Đêm Trắng cùng với nhà xuất
bản Đêm Trắng, tập họp và xuất
bản các tác phẩm của một số cây bút
cùng thời như Nguyễn Nhật Duật,
Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng
Quân, Nguyễn Xuân Hoàng. Trước
năm 1975, Huỳnh Phan Anh thường
công tác với bán nguyệt san Văn, tạp
 Những sáng tác trong kỳ đầu của Mặc Đỗ và chí Vấn Đề, Khởi Hành... và đóng góp
Huỳnh Phan Anh được xuất bản bởi chính những nhiều tiểu luận phê bình cho các tạp
nhà xuất bản do chính các tác giả chủ trương
chí này. Nhiều dịch phẩm nổi tiếng
của ông cũng ra đời trong giai đoạn
này như: Tình yêu và tuổi trẻ (Valery Larbaud, Lạc Việt, 1973), Tình yêu và
lý tưởng (Thomas Mann, Ngày Mới, 1974), Tình yêu bên vực thẳm (E. M.
Remarque, Ngày Mới, 1973), Chuông gọi hồn ai (Ernest Hemingway, Tổ hợp
Gió, 1972), Lạc lối về (Heinrich Böll, Khai Hóa, 1972), Chuyến viễn hành
trong đêm (Heinrich Böll, Vàng Son, 1973), Tình cuồng (Raymond Radiguet,
dịch chung với Nguyễn Nhật Duật, Ngày Mới, 1973)...
Sau năm 1975, Huỳnh Phan Anh tiếp tục hoạt động sôi nổi trong lĩnh
vực dịch thuật với nhiều tác phẩm dịch đáng chú ý như: Sa mạc ( J. M. G.
Le Clézio, Hội nhà văn, 1997), Ảo ảnh (Thomas Mann, Văn học, 1998), Cỏ
(Claude Simon, Hội nhà văn, 1998), Thế giới của Sophie ( Jostein Gaarder,
Văn hoá thông tin 1998, Nhã Nam tái bản 2015), Bãi Hoang ( Jean-René
Huguenin, Đồng Nai, 2001), Rimbaud toàn tập (Arthur Rimbaud, Văn hóa
Sài Gòn, 2006)... Có thể thấy Huỳnh Phan Anh rất chú trọng đến việc chọn
tác phẩm và tác giả dịch thuật, do đó hầu hết những bản dịch đều được độc
giả đánh giá cao và tích cực đón nhận.

134 Z Z Z REVIEW
M
ột điểm khá thú vị là Alain-Fournier (tác giả của Anh Môn do
Mặc Đỗ dịch) và Jean-René Huguenin (tác giả của Bãi hoang
do Huỳnh Phan Anh dịch) là những nhà văn người Pháp chỉ có
một tác phẩm duy nhất và họ chết khi còn khá trẻ.
Mặc Đỗ và Huỳnh Phan Anh tuy không cùng độ tuổi cũng chưa từng
là những người đồng hành nhưng sự nghiệp văn chương của họ có khá nhiều
nét tương đồng. Họ đều là những tài năng đa dạng: sáng tác, tiểu luận, phê
bình, dịch thuật... mà nổi bật nhất là họ đã mang đến cho độc giả Việt nhiều
tác phẩm dịch thuật giá trị. Cả hai đều là những thủ lĩnh văn nghệ của thời
mình khi tạo lập và khởi xướng các nhóm văn chương với dấu ấn rõ nét: với
Mặc Đỗ là nhóm Quan Điểm cùng khuynh hướng tự do bày tỏ quan điểm,
còn Huỳnh Phan Anh là Đêm Trắng với khuynh hướng kiếm tìm cái mới
trong văn chương. Và hơn hết, họ là những nghệ sĩ luôn không ngừng sáng
tạo, góp vai trò quan trọng cho nền phê bình và dịch thuật Việt Nam giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XX.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 135


Simenon:
ba vợ
trăm nhà
nghìn tác phẩm(1)
Tiểu sử Simenon, Trung tâm nghiên cứu Simenon, Đại học Liège, Bỉ
(https://lib.uliege.be/simenon/biographie/)
Phùng Hồng Minh trích dịch

THỜI THANH NIÊN Ở LIÈGE

Trên giấy tờ thì Georges Simenon sinh ra tại Liège, phố Léopold,
vào thứ Năm ngày 12 tháng Hai năm 1903: ít nhất đây là những gì
Désiré Simenon, cha của đứa trẻ, công bố. Thực tế thì Henriette
Simenon trở dạ lúc 12h10 đêm, thứ Sáu ngày 13 tháng Hai năm 1903,
và đã xin chồng làm giấy khai sinh giả để đứa trẻ không bị dính phải
điềm xấu... Bất chấp sự cố ấy, sự ra đời của đứa con đầu lòng vẫn khiến
cặp vợ chồng tràn ngập hạnh phúc, nhất là người bố đã òa khóc vì sung
sướng: “Anh sẽ không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ quên được
rằng em vừa mang đến cho anh niềm vui lớn lao nhất mà người phụ nữ
có thể mang đến cho người đàn ông!”
Vậy là Georges Simenon chào đời vào năm 1903, trong một gia
đình có vẻ đoàn kết và hạnh phúc. Ba năm rưỡi sau, Henriette hạ
sinh Christian. Khi ấy, bà tỏ ra ưu ái cậu em hơn bởi Georges là cậu
bé không biết vâng lời và dường như khá độc lập. Tình hình sớm trở
nên khó chịu với tác giả tương lai của Lettre à ma mère (Thư gửi mẹ).

1. Tít do nhà Z đặt có tính tượng trưng. Trên thực tế thì số lượng phụ nữ có quan hệ luyến ái lâu dài với Simenon nhiều
hơn những người được nhắc đến trong bài viết này, và năm 1977, ông ước tính mình đã có quan hệ tình dục với 10000
phụ nữ. Ông cũng tự nhận mình dành ra trên lịch 11 ngày mỗi khi bắt đầu một cuốn sách, 8 để viết, 3 để sửa.

136 Z Z Z REVIEW
Năm 71 tuổi, nhớ lại thời kỳ đó, Georges Simenon viết: “Khi mẹ còn sống, mẹ con mình
đâu có ưa nhau, mẹ biết rõ mà. Hai chúng ta chỉ vờ như thể...” (Lettre à ma mère, Chương
I). Lời thú nhận khủng khiếp được viết vào năm 1974, ba năm rưỡi sau khi mẹ ông qua đời,
đã hé lộ không khí căng thẳng ngự trị trong cái gia đình ấy, có vẻ đoàn kết nhưng thực ra lại
là nơi mà người cha hạnh phúc nhưng nhẫn nhục, sẽ lập tức cúi đầu chỉ cần một câu nhận
xét của Henriette.
Tuổi thơ của Georges Simenon còn là trường học, trước hết là sự dạy dỗ của các thầy
dòng ở Học viện St-André, ngay gần nhà, trên phố La Loi... Georges là một học sinh hứa
hẹn, sở hữu lòng sùng đạo đến gần như thần bí: cậu là người được các thầy yêu quý nhất và
tham gia dàn đồng ca ở nhà nguyện của Bệnh viện Bavière từ hồi tám tuổi. Dù bố mẹ cậu
không đọc “văn chương”, nhưng tiểu thuyết gia tương lai lại bị các tiểu thuyết của Dumas,
Dickens, Balzac, Stendhal, Conrad hay Stevenson cuốn hút.
Mùa hè năm 1915, sự phát lộ dục tính đã đánh thức tính nổi loạn trong cậu thanh
niên lớn sớm ấy: khi đi nghỉ ở Embourg, gần Liège, cậu trải qua kinh nghiệm yêu đương
đầu đời với Renée, hơn cậu ba tuổi. Kể từ đó, Georges không còn là Georges cũ và dần cắt
đứt quan hệ với nhà thờ và trường học. Quả vậy, cậu từ chối theo học các ngành nhân văn
để đăng ký vào trường trung học St-Servais “hiện đại” hơn, nghĩa là có khuynh hướng khoa
học. Georges ở lại đó ba năm, rồi bỏ dở ngay trước kỳ thi tốt nghiệp vào năm 1918.
Cậu học sinh đặc biệt tài năng, nhất là trong các môn liên quan đến văn chương ấy,
kết thúc việc học hành ở tuổi 15 vì những lý do cho tới nay vẫn còn khá bí ẩn. Theo những
gì tiểu thuyết gia thổ lộ trong một cuộc phỏng vấn, thì chính thông tin về bệnh tình của
bố từ bác sĩ Fischer đã khiến cậu quyết định dừng việc học. Theo bác sĩ, ông Désiré, vốn bị
chứng đau thắt ngực kinh niên, chỉ còn sống được hai hay ba năm nữa. Đó ít nhất là phiên
bản được các nhà viết tiểu sử Simenon chấp nhận, nhưng mới đây Pierre Assouline lại đặt
câu hỏi, liệu sự kiện mà nhà văn thường xuyên kể lại này có phải chỉ là cái cớ che giấu những
lý do sâu xa hơn không. Cậu thiếu niên khi ấy càng lúc càng không chịu nổi sự hà khắc của
trường học, cá tính ngoài lề của cậu càng rõ rệt. Năm 1918, đời cậu vĩnh viễn chuyển sang
trang mới: Georges Simenon không bao giờ quay trở lại con đường đến trường nữa!
Tháng Giêng năm 1919. Cậu thiếu niên đi kiếm việc làm khắp các phố phường Liège
vừa ngẫu nhiên bước vào văn phòng báo Gazette de Liége, tờ nhật báo địa phương lớn nhất.
Chiến tranh đã kết thúc được vài tháng và nhiều người không trở về: Simenon thử vận may
và xin tổng biên tập một chân... phóng viên. Chi tiết ngày nay có vẻ khá khó tin này lại hoàn
toàn có thật. Ngay lập tức, cậu được Joseph Demarteau tuyển làm phóng viên tập sự, cậu
bắt đầu học nghề tại tờ báo siêu bảo thủ và thân tòa giám mục ấy. Cậu phải chạy ngược xuôi
Liège để tìm tin, đi khắp các đồn cảnh sát, dự mọi cuộc kiện cáo và đám tang những người
nổi tiếng. Năm 16 tuổi, Georges Simenon đã tìm ra, nếu không phải khuynh hướng thì ít
nhất cũng là một hoạt động đặc biệt phù hợp với cậu: không ngừng hoạt động, cậu nhanh

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 137


chóng học được cách đánh máy, soạn thảo bài viết và tìm được thông tin ở bất kỳ đâu xuất
hiện. Công việc phóng viên kéo dài gần bốn năm, và riêng trong giai đoạn này, cậu đã tìm
được chất liệu cho rất nhiều cuốn tiểu thuyết.
Năm 1921 là năm Georges đính hôn với Régine Renchon, một cô gái trẻ mà cậu gặp
trước đó vài tháng trong một nhóm nghệ sĩ ít nhiều ngoài lề. Nhưng cuối năm ấy lại là một
bước ngoặt: đầu tiên là giấy gọi nhập ngũ vào tháng Mười hai, nhưng trên hết là một bi kịch
- dẫu có thể lường trước - cái chết bất ngờ của Désiré vào ngày 28 tháng Mười một 1921. Và
ngay hôm sau ngày cha cậu qua đời, đã có quân đội chờ sẵn cậu ở đó. Nhưng thời kỳ huấn
luyện khổ sai không kéo dài lâu vì chỉ sau một tháng, viên kỵ binh Simenon đã quay trở lại
Liège, nhờ các mối quan hệ. Tuy nhiên, cậu thanh niên càng lúc càng cảm thấy không chỉ
thành phố quê hương mình mà cả tòa soạn báo Gazette de Liége cũng đã trở nên chật chội,
dù tổng biên tập tìm đủ cách giữ cậu lại. Thoát khỏi nghĩa vụ quân sự, Simenon quyết định:
lên đường đến Paris thử vận may...

CHINH PHỤC PARIS VÀ NƯỚC PHÁP

11 tháng Mười hai 1922. Ga Bắc Paris, một ngày mưa lạnh, không khí như thể đã
thấy ở đâu đó quen thuộc (trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac hay của... Simenon chẳng
hạn!), chàng thanh niên người Liège xuống tàu với một chiếc va li bằng giấy bìa và một cái
gói buộc dây. Ngày hôm ấy, tuy nhiên, lại chẳng hề đen tối như đôi khi nhà văn vẫn kể lại
sau này, bởi các nhà viết tiểu sử Simenon chỉ liệt kê vài khoản tiết kiệm và đặc biệt là mấy
lá thư tiến cử, mà không nhắc đến một người đồng hương đang chờ anh ở ga. Đúng là các
khách sạn khá tồi tàn, nhưng Simenon từ chối lãng phí tiền mình dành dụm được và chẳng
khó chịu gì khi phải ở những nơi khiến anh nhớ lại ngày tháng mình lang thang tại Liège.
Anh nhanh chóng qua lại với một nhóm nghệ sĩ, cứ đêm đêm lại gặp nhau ở Montmartre,
để quên đi việc làm thư ký cho nhà văn Binet-Valmer, khi đó rất nổi tiếng trong chính giới.
Anh kiếm được việc làm này ngay khi đến Paris nhờ một người bạn của bố, nhưng đó quả
là một công việc đáng thất vọng: Simenon trên thực tế là một kiểu chân chạy vặt phục vụ
một liên minh cực hữu... Quan trọng gì đâu! Cần phải kiên nhẫn và chờ ngày mai tươi đẹp.
Chàng thanh niên trẻ dù sao cũng nuôi được thân, và ngày 24 tháng Ba 1923, anh cưới
Régine Renchon ở nhà thờ Sainte-Véronique ở Liège. Như một nhượng bộ cuối cùng trước
Henriette, buổi lễ tôn giáo mà bà mong mỏi nhanh chóng được tổ chức và Simenon lên tàu
trở lại Paris ngay tối hôm đó cùng “Tigy”.

Sự hiện diện của vợ ở Paris khiến anh an tâm và giúp anh trong các nhiệm vụ vật
chất: theo như anh nói, thì đối với anh, vợ anh là thanh chắn ngăn anh đắm chìm vào cuộc

138 Z Z Z REVIEW
sống phóng đãng, chẳng hạn ở Liège trong các cuộc họp ở Thùng Ướp(1). Sau trải nghiệm
bên Binet-Valmer, Simenon bỏ nghề làm công và chuyển sang công việc thư ký thực sự.
Chính nhà văn chính trị ấy, vì thấy sự tuyệt vọng của Simenon, nên đã gửi gắm anh cho
một trong những người bạn tốt của ông, Hầu tước de Tracy, một quý tộc giàu có có cùng
khuynh hướng chính trị. Kể từ đó, tiểu thuyết gia tương lai, người “cạo thạch cao” từng viết
truyện cho các tờ tuần báo sang chảnh của thủ đô, bắt đầu một cuộc đời mới đầy rẫy những
khám phá: đặc biệt từ chính thời kỳ này anh đào sâu tìm nguyên liệu cho cuốn tiểu thuyết
L’Affaire Saint-Fiacre (Vụ việc Saint-Fiacre). Lâu đài Paray-le-Frésil nơi anh thường xuyên
tới cùng Hầu tước de Tracy, theo mạch tưởng tượng của cuốn tiểu thuyết, là nơi thanh tra
Maigret trải qua thời thơ ấu. Những truyện ngắn nho nhỏ anh viết mỗi tối - thường là từ
hai đến ba truyện - nhanh chóng gặt hái thành công, và cuộc sống vật chất của hai vợ chồng
được cải thiện. Sau gần một năm ở bên hầu tước, Simenon quyết định liều mình, khi trở về
Paris sẽ sống hoàn toàn bằng nghiệp viết lách. Từ đó, anh gửi truyện của mình cho các nhật

1. Nguyên văn tiếng Pháp: Caque, nghĩa là cái thùng ướp cá trích, được dùng để đặt tên cho nơi Simenon cùng nhiều
nghệ sĩ thường hội họp trong hẻm La Houpe vì ở đó rất chật hẹp. (Các chú thích từ đây đều của người dịch)

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 139


báo lớn, như tờ Le Matin, các tạp chí phóng túng như Le Merle blanc và đặc biệt là các nhà
xuất bản chuyên xuất bản các xê ri bình dân.

Từ năm 1924, hoạt động của Simenon bắt đầu thăng hoa: anh viết gần hai trăm cuốn
tiểu thuyết dưới mười bảy bút danh khác nhau cho tới khi các cuốn tiểu thuyết về Maigret
thực sự choán hết thời gian của anh vào năm 1931. Sau những truyện ngắn yêu đương
đăng trên Frou-Frou, Sans-Gêne hay Paris-Flirt, tiểu thuyết gia tập sự chuẩn bị dấn thân
vào những câu chuyện có kết cấu chặt chẽ hơn, dù chất lượng còn phải bàn cãi nhiều. Năm
1923, anh gặp Colette(1) lúc ấy đã tái hôn với Henry de Jouvenel, tổng biên tập báo Le Matin.
Thoạt tiên nữ tiểu thuyết gia từ chối sản phẩm của anh, cho anh lời khuyên và đến lần thử
vận may thứ hai thì bà đồng ý xuất bản cho anh một truyện ngắn ký tên Georges Sim. Sự
cộng tác giữa họ ngày một sinh lời và những lời khuyên của Colette luôn được chàng thanh
niên trẻ đánh giá cao và đón nhận. Các tiểu thuyết bình dân mà anh cùng lúc xuất bản ở
các nhà như Ferenczi, Tallandier và Fayard luôn tuân theo các tiêu chí khá chính xác. Công
việc sản xuất này có thể được chia thành ba loại đáp ứng yêu cầu của từng xê ri hoặc từng
nhà xuất bản: đầu tiên có tiểu thuyết dễ dãi, ít nhiều phóng đãng, với những nhan đề nghe
hết sức khiêu khích như Orgies Bougeoises (Những cuộc truy hoan trưởng giả), Étreintes
passionées (Những vòng ôm đắm đuối...); tiếp đến là các tiểu thuyết tình cảm như Le roman
d’une dactylo (Tiểu thuyết về một nữ nhân viên đánh máy) hay Coeur de poupée (Trái tim
búp bê); và cuối cùng là các tiểu thuyết phiêu lưu với nhan đề khiến người ta mơ mộng: Le
monstre blanc de la terre de feu (Quái vật trắng ở miền đất lửa), Un drame au pole Sud (Một
bi kịch ở cực Nam)... Các tiểu thuyết bình dân vốn không được giới phê bình đón nhận cho
lắm này, tuy được viết qua quýt cẩu thả (buộc phải đúng tiến độ) nhưng đã cho thấy những
mầm mống của các tác phẩm tương lai: bất chấp các hình tượng khuôn mẫu khó tránh, tính
cả các định kiến sáo mòn về chủng tộc, có thể thấy vô số nhân vật khác nhau xuất hiện, cả
các chủ đề lặp đi lặp lại nhưng không kém phần quan trọng như nỗi cô đơn, tội lỗi hay tư
tưởng định mệnh. Thứ văn chương bình dân này không chỉ nuôi sống Simenon và vợ, mà
còn khiến anh nhanh chóng trở nên giàu có: tiểu thuyết gia ăn tiêu hoang tàng, tối nào
cũng tiệc tùng trong căn hộ của mình trên quảng trường Vosges, và không chần chừ gì mà
tuyển mộ một nữ đầu bếp, Henriette Liberge, người tức khắc được đặt biệt danh “Boule”
(Viên Tròn), một nữ thư ký và một lái xe. Simenon rất chuộng cuộc sống Paris này, cái cuộc

1. Sidonie-Gabrielle Colette, sinh ngày 28 tháng Giêng 1873 tại Saint-Sauveur-en-Puisaye (Yonne), và qua đời ngày
3 tháng Tám 1954 tại Paris, là một nhà văn người Pháp, nổi tiếng trước hết là một tiểu thuyết gia, tiếp đến là nghệ sĩ
kịch câm, diễn viên và nhà báo. Sau Judith Gautier năm 1910, Colette là người phụ nữ thứ hai được bầu làm thành
viên Viện Goncourt năm 1945 và trở thành chủ tịch Viện từ năm 1949 đến 1954.

140 Z Z Z REVIEW
sống luôn mỉm cười với anh, và anh thường giao du với các họa sĩ như Vlaminck và Picasso,
cả các nhà thơ như Max Jacob nữa... Một tối tháng Mười năm 1925, ở nhà hát Champs-
Élysées, anh gặp một thiếu nữ trong vũ đoàn Saint-Louis (Missouri) khi đó vẫn hoàn toàn
vô danh, khiêu vũ trong vở La revue nègre. Nàng hai mươi tuổi và tên là Joséphine Baker.
Tiếng sét ái tình lập tức nổ ra và Simenon bị cô gái lai đen xinh đẹp quyến rũ: từ đó trở đi
vợ chồng anh chẳng bao giờ đi đâu mà không có Joséphine, nhưng Tigy bất hạnh dường
như chẳng biết gì về mối quan hệ kéo dài đến tận đầu năm 1927 này.
Đó là thời kỳ đầy xáo động về mặt tình cảm nhưng cũng tràn ngập hoạt động đối với
Simenon: tiểu thuyết gia trẻ tuổi càng lúc càng viết nhiều, lập ra các dự án thường chẳng
dẫn đến đâu, gặp một đống người nổi tiếng của Paris Thượng Lưu. Chính xác là vào đầu
năm 1927, Eugène Merle, giám đốc của nhiều tờ báo Paris, đã đặt ra cho Simenon một
thử thách: Simenon sẽ phải ngồi trong một cái lồng kính và viết một cuốn tiểu thuyết
ngay trước mắt công chúng... Bị hấp dẫn trước khoản tiền kếch sù mà vị giám đốc đưa ra,
anh chấp nhận ngay lập tức, nhưng dự án không thành công vì nhiều nguyên do đến nay
vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thế nhưng câu chuyện cái lồng kính vẫn còn mãi trong truyền
thuyết về Simenon và góp phần biến tiểu thuyết gia thành một hiện tượng thực sự: rất
nhiều tờ báo kể lại chiến công chưa bao giờ đạt được này!
Sau thiên diễm tình với Joséphine Baker, Simenon quyết định rời xa không khí thủ đô
và thực hiện một trong những mơ ước thời trẻ: đặt chân lên một con tàu... Thực tế thì tiểu
thuyết gia trẻ tuổi không định theo chân Conrad, một trong những tác giả yêu thích thuở
thiếu thời của anh, mà chỉ đơn giản là đi vòng quanh nước Pháp qua các sông ngòi, kênh
rạch. Anh mua một cái thuyền dài năm mét có một động cơ nhỏ, và một ca nô để đựng
các phương tiện cắm trại. Trong năm 1928 ấy, suốt sáu tháng, tiểu thuyết gia sẽ khám phá
nước Pháp “giữa hai bờ”, để rồi lấy đó làm nhan đề cho một trong các bài báo của mình:
lên đường cùng Tigy, Viên Tròn và chú chó Olaf, nhà hàng hải tập sự này vẫn nhớ mang
theo máy chữ và làm việc ngay ngoài trời trước sự ngạc nhiên lớn lao của các du khách.
Từ trải nghiệm ấy, anh rút được ra nguyên liệu cho nhiều cuốn tiểu thuyết, đặc biệt là Le
Charretier de la “Providence” (Người đánh xe của “Thượng đế”).
Vài tháng sau, Simenon quyết định lại một lần nữa đội lên đầu chiếc mũ thủy thủ,
nhưng lần này là đội thật: anh được cấp chứng chỉ thuyền trưởng đường trường, trong
khi Tigy học về cơ khí ở một ga ra. Mục đích là để ra khơi trên một chiếc thuyền buồm
dài mười mét có tên gọi Ostrogoth, và tiến về phương Bắc rộng lớn. Thế là Thuyền trưởng
Simenon, Tigy và cô đầu bếp trung thành băng qua nước Bỉ, Hà Lan, trước khi lên hẳn một
con tàu chính quy đưa họ đến cực Bắc. Chính trong một lần dừng chân ở Delfzijl, một bến
cảng Hà Lan, khi thuyền Ostrogoth cần được xảm lại, Simenon bắt đầu viết một cuốn tiểu
thuyết nơi xuất hiện một nhân vật mới: một tay có tên Maigret... Theo một trong những
truyền thuyết mà Simenon rất thích kể lại, viên thanh tra lừng danh chào đời vào tháng

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 141


Chín năm 1929 ở một bến cảng Hà Lan. Thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy:
Maigret đã tồn tại từ lâu trong các câu chuyện khác, nhất là trong nhiều cuốn tiểu thuyết
bình dân, dưới một hình thức ít trau chuốt hơn. Dù sao thì những năm 1929-1930 cũng
đánh dấu bước ngoặt mới với Simenon, người đánh giá rằng thời kỳ của “chú Sim” đã qua:
ở tuổi 27, đã đến lúc từ bỏ các bút danh bình dân và những tiểu thuyết bình dân.

THANH TRA MAIGRET VÀ CÁC PHÓNG SỰ

Cuối năm 1930, tiểu thuyết gia đã viết ra nhiều cuộc điều tra của thanh tra Maigret,
nhưng Fayard không vội xuất bản xê ri mới: họ vẫn yêu cầu Georges Sim viết các tiểu thuyết
bình dân, vì nhuận bút thấp hơn nhiều... Tuy vậy Simenon vẫn tỏ ra cứng đầu và cuối cùng
cũng chiến thắng: ngày 20 tháng Hai 1931, xê ri sách về Maigret trình làng. Tại đây, tiểu
thuyết gia đã trở thành chuyên gia tiếp thị khi tổ chức một buổi dạ tiệc mời đủ mặt thượng
lưu ở Paris. Đó chính là buổi “Vũ hội nhân trắc học” khét tiếng, được tổ chức trong một
hộp đêm ở Montparnasse, một buổi dạ hội khác thường vì khách mời phải cải trang thành
gangster hoặc gái điếm! Ngược lại với thử thách ngồi lồng kính, cuộc phô trương quảng
bá này đã diễn ra tốt đẹp và ngày hôm sau, báo chí khắp nơi đều nhắc đến sự kiện này. Lần
này, Simenon gặt hái thành công và Maigret bán đắt như tôm tươi suốt nhiều tuần liền sau
“Vũ hội nhân trắc học”. Kể từ đó, Fayard có thể yên tâm về số phận xê ri mới, trong khi đó
giới điện ảnh vội bám lấy nguồn lợi này. Le chien jaune (Con chó vàng) nhanh chóng được
Jean Tarride chuyển thể một năm sau khi ra mắt, trong khi đó Jean Renoir chuyển thể La
Nuit du Carrefour (Đêm ở ngã tư) vào năm 1932. Không may các bộ phim này vì nhiều lý
do khác nhau mà không được thành công cho lắm: sau trải nghiệm thứ ba với La Tête d’un
homme (Cái đầu một người đàn ông), Simenon từ bỏ mọi dự án chuyển thể suốt nhiều
năm liền.
Trong thời gian đó, vợ chồng ông quyết định về nông thôn sống, trong một biệt thự
nông thôn thế kỷ 16 nằm giữa Nieul và Marsilly, gần La Rochelle. Simenon, một nhà quý
tộc làm nông kiểu mới, có hẳn phòng riêng để viết tiểu thuyết, Tigy dọn một xưởng vẽ còn
Viên Tròn vẫn trung thành với vai trò đầu bếp của mình. Tuy nhiên, cuộc sống thanh thản
này nhanh chóng khiến Simenon chán nản, bởi khi ấy ông còn chưa được ba mươi tuổi, và
vẫn còn khát khao khám phá thế giới. Thế là sau chuyến chu du phương Bắc rộng lớn, giờ
đến lượt châu Phi quyến rũ ông: hai vợ chồng lại lên tàu đến Ai Cập, rồi đến Khartoum,
băng qua châu Phi từ Đông sang Tây rồi đến tận cửa sông Congo. Chuyến khám phá lục
địa đen kết thúc bằng việc đi tàu quay về từ phía Tây, và sau này tạo cảm hứng cho rất nhiều
cuốn tiểu thuyết “xứ lạ” của ông. Công chúng đặc biệt yêu thích loạt bài viết được đăng
trên tuần báo Voilà dưới nhan đề L’heure du nègre (Giờ của người da đen): Simenon giờ đây

142 Z Z Z REVIEW
đã xua được khỏi tâm trí một số lớn các định kiến và trở thành người ủng hộ nhiệt thành
phong trào chống thực dân.
Sau thất bại của cuộc điều tra về vụ tự sát của tay lừa đảo trứ danh Stavisky và cái chết
đáng ngờ của Albert Prince cho tờ Paris-Soir, tiểu thuyết gia nhận định đã đến lúc lặn
khỏi mắt người đời và lần này ông sẽ bỏ đi thật xa. Đi vòng quanh thế giới có vẻ là ý tưởng
hay, nên tháng Mười hai 1934 ông đã lên đường đi New York, Panama, Galapagos, Tahiti,
Australia và Hồng Hải... Ở mỗi chặng ông lại tranh thủ gửi phóng sự về cho nhiều tờ báo
như Paris-Soir hay Marianne, và đan cài vào đó rất nhiều nhân vật, không khí hay cảnh
quan: sáu cuốn tiểu thuyết được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm nơi xứ lạ này.
Năm 1934 đối với Simenon là một bước tiến mới. Sau bao ảo vọng, giờ là lúc từ chối
một hình thức báo chí từng cám dỗ ông, và cũng là lúc quyết định từ bỏ Maigret. Ba hay
bốn năm trước đó, ông đã tuyên bố rõ rằng “người dẫn dắt cuộc chơi” của mình, hay nói
cách khác là Maigret, chỉ nên là một chặng trong sự nghiệp văn chương ông đeo đuổi: từ
nay, ông nghĩ mình có thể bỏ qua viên thanh tra nổi tiếng ấy và đóng lại cánh cửa hợp tác
với nhà xuất bản Arthème Fayard.

MỘT TIỂU THUYẾT GIA GIỮA CÁC NHÀ VĂN

Trên thực tế, hợp đồng đầu tiên giữa Simenon và nhà xuất bản của Gaston Gallimard
được ký vào tháng Mười năm 1933. Trong một cuộc gặp đã trở thành huyền thoại, tiểu
thuyết gia buộc ông chủ nhà xuất bản uy tín trên phố Sébastien-Bottin phải tuân theo
những điều kiện rất ngặt nghèo, cả về tiến độ xuất bản lẫn quyền tác giả. Sau khi cắt đứt
quan hệ với Fayard, Simenon bước sang một chặng mới trong kế hoạch sự nghiệp của mình
bằng cách từ bỏ Maigret. Le Locataire (Người thuê nhà) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên không
phải dạng xê ri được xuất bản ở Gallimard cũng vào năm 1934: một tác phẩm mới, mà tác
giả tự gọi là “roman dur” (“tiểu thuyết khó”) phù hợp với các mong muốn của ông. Nhưng
một nhà xuất bản uy tín thôi thì không đủ với Simenon để làm tiêu tán biết bao hiểu lầm
trong văn giới. Rất nhiều “anh em” của ông còn nhớ chuyện cái lồng kính hay “Vũ hội nhân
trắc học”, hoặc thường miệt thị nhắc lại các truyện ngắn hay các tiểu thuyết bình dân ông
từng viết, và chỉ trích những lần ông lỡ bước trong sự nghiệp báo chí... Tóm lại, Simenon
không thực sự được thừa nhận bởi đa phần các tác giả trong “vòng Gallimard” và mọi giải
thưởng văn học đều vuột khỏi tay ông, dù ngay từ năm 1932 người ta đã nhắc đến ông như
ứng cử viên cho giải Goncourt hay Renaudot.
Năm 1935, một cuộc gặp khác đã đóng vai trò quyết định đối với ông. André Gide
gặp ông trong hành lang NXB Gallimard và muốn trò chuyện ngay lập tức với “hiện tượng”
Simenon. Chủ nhân tương lai của giải Nobel Văn học hết sức ngưỡng mộ tác giả của xê ri

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 143


Maigret, nhất là khi viên thanh tra ấy không còn xuất hiện trong tiểu thuyết nữa! Ông tấn
công Simenon bằng một loạt câu hỏi, và đó là mở đầu cho một cuộc đối thoại dài - những
chuyến thăm viếng lẫn nhau và những lần trao đổi thư từ - giữa hai người thoạt nhìn chẳng
có điểm gì chung hết... Gide nghiến ngấu đọc Simenon, say mê một số cuốn, nhưng không
vì thế mà ngại chỉ trích mỗi lần có một tác phẩm khiến ông không hài lòng.
Vậy là, André Gide và Gaston Gallimard là hai người quan trọng đối với tiểu thuyết
gia trẻ tuổi trong những năm tháng trưởng thành. Simenon đến với Gallimard cũng chính
vào giai đoạn giao lưu nhiều với giới thượng lưu của hai vợ chồng, lúc này đã đi đi về về giữa
căn hộ ở Neuilly và biệt thự ở Porquerolles. Simenon nói chính xác nhất là một người giàu
mới nổi, một kẻ hãnh tiến tiêu tiền không ngại tay, chỉ mặc đồ của những hãng đắt nhất,
theo đơn đặt hàng, và chạy xe Delage thể thao hạng sang. Một lối sống buộc tiểu thuyết gia
phải có khả năng tài chính và buộc nhà xuất bản không ngừng tăng nhuận bút: cuối những
năm 30, quan hệ giữa hai người bắt đầu xấu đi vì Simenon ngày một đòi hỏi.
Cuối thập niên ấy, hoàn cảnh của nhà tiểu thuyết cho thấy ông đã đi được một quãng
đường dài từ thời tiểu thuyết bình dân. Simenon là một tiểu thuyết gia “thực sự”, được một
nhà xuất bản uy tín in sách và được đảm bảo các khoản thu nhập kếch sù... Ở góc độ tình
cảm, Simenon cảm thấy dễ chịu với Tigy, người mà ông coi đúng hơn là đồng đội chí cốt.
Sau Joséphine Baker, ông không từ chối lao vào các cuộc phiêu lưu tình ái, nhưng vì sợ hệ
lụy nên chỉ dừng lại ở quan hệ với gái điếm. Khi gần bốn mươi tuổi, ông yêu cầu Tigy sinh
con cho mình: Marc Simenon chào đời vào ngày 19 tháng Tư 1939 ở bệnh viện ngoại ô
Bruxelles, trong lúc chiến tranh ngày một đến gần ở châu Âu.
Chiến tranh chuẩn bị ập đến gia đình Simenon ở ngôi nhà ông tại Nieul, gần La
Rochelle, thật phù hợp với tâm trạng lúc này của tiểu thuyết gia sau cuộc sống trưởng giả
tại Neuilly. Cuộc tấn công của quân Đức quá tàn khốc khiến ông đáp lại ngay lời kêu gọi
của quân đội Bỉ, và ở Đại sứ quán Bỉ tại Paris nơi ông ra trình diện, người ta giao cho ông
nhiệm vụ quay trở lại vùng mà ông đã tới sống để đón tiếp các đồng bào chạy trốn quân đội
Đức: ông được cử làm cao ủy người tỵ nạn Bỉ. Nhiệm vụ này rất phù hợp với ông, ông hoàn
thành một cách hiệu quả và tận tâm.
Thế nhưng Simenon không muốn dấn sâu hơn mức cần thiết ở góc độ cá nhân. Rút
lui về vùng Vendée nơi khiến ông an lòng, ông quay trở lại với cái vỏ kén của mình và xác
định đường hướng cư xử. Ông sẽ theo hướng trung lập, giải pháp hiển nhiên dành cho con
người trung thành với chủ nghĩa cá nhân này. Trong những năm u tối nước Pháp bị chiếm
đóng bắt đầu hồi sinh sau cú sốc 1940, tiểu thuyết gia quan tâm trên hết là sinh mệnh của
gia đình mình và các vấn đề quản lý.
Quả vậy, ông tiếp tục viết nhưng phải cắt giảm chi tiêu vì hợp đồng với các nhà xuất
bản dần trở nên hiếm hoi. Tuy nhiên điều đó không ngăn ông sống trong một lâu đài ở
Fontenay-le-Comte tại Vendée, nơi ông thuê lại một phần bằng một khoản tiền ít ỏi. Theo

144 Z Z Z REVIEW
lời khuyên của André Gide, ông bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết mới, Pedigree (Gia
phả), tác phẩm tự thuật theo lối tiểu thuyết kể về tuổi thơ ông, và nhiều tác phẩm nổi bật
khác như La Veuve Couderc (Góa phụ Couderc) sau này được xuất bản ở Gallimard. Như
nhiều nhà văn sống ở Pháp trong thời kỳ Đức chiếm đóng, ông tiếp tục xuất bản, bất chấp
kiểm duyệt và tình trạng khan hiếm giấy, và dường như không thấy phiền hà gì khi được
các báo cộng tác đặt viết bài. Thái độ này, nhất là ở một người không chút cơ hội chủ nghĩa
như ông, khiến ông bị quân Giải phóng chỉ trích, dẫu tiểu thuyết gia chẳng bao giờ bày tỏ
tình cảm thân Đức cả. Lý do nghiêm trọng nhất là quan hệ giữa ông với những người trong
giới điện ảnh có liên quan với một hãng sản xuất Đức, Continental: thực tế thì Simenon đã
bán cho họ quyền khai thác độc quyền xê ri Maigret, và chín trong số các tác phẩm của ông
sẽ được chuyển thể trong thời kỳ Chiếm đóng!
Quân Giải phóng vì thế đã gây vài trở ngại cho tiểu thuyết gia, người đã đón chiến
tranh kết thúc ở Saint-Mesmin-le-Vieux, vẫn ở Vendée, nhưng trong một vùng còn hẻo
lánh hơn. Sau khi có lệnh bắt đến một khách sạn ở Sables-d’Olonne và sau nhiều cuộc thẩm
vấn, các nhà điều tra của quân Giải phóng phải khép hồ sơ Simenon lại. Quá trình thanh
trừng, sự bất ổn chính trị, những cuộc trả đũa khốc liệt khiến nhà tiểu thuyết chao đảo và
đầu năm 1945 ông chỉ nghĩ đến việc rời nước Pháp...

CHÂU MỸ

Giai đoạn Chiếm đóng không dàn xếp được các quan hệ giữa nhà văn với nhà xuất
bản của ông. Hẳn là Gaston Gallimard đã thành công khi vẫn xuất bản được các tiểu
thuyết của Simenon trong những tháng năm đen tối, nhưng số lượng sách bán ra không
ngang tầm với kỳ vọng của hai người: quan hệ giữa họ vì thế mà xuống dốc, người nọ đổ
trách nhiệm lên đầu người kia. Trước khi rời nước Pháp, cần phải giải quyết vấn đề này.
Thế là Simenon chọn một nhà xuất bản mới, của một người nguồn gốc Đan Mạch, con
cháu một người bán sách. Đó là Svan Nielsen, hơn tuổi tiểu thuyết gia, và hai người nhanh
chóng tìm được tiếng nói chung. Hợp đồng đầu tiên được ký tháng Bảy năm 1945 với nhà
xuất bản Presses de la Cité mới toanh, nhờ vậy mà gạt được Gallimard sang một bên. Và
từ đó, ông có thể ra đi.
Simenon đã chọn châu Mỹ làm điểm dừng chân. Ngày 5 tháng Mười 1945, sau khi
chờ đợi vài tuần ở Luân Đôn, ông cùng Tigy và Marc cập cảng New York. Một cuộc đời
mới chuẩn bị bắt đầu khi ông vừa mới qua tuổi 42. Thực tế ông muốn đặt dấu chấm hết
cho những năm tháng vừa rồi, nhưng không hề biết rằng sắp có một cuộc gặp gỡ làm đảo
lộn đời ông. Gần một tháng sau khi đến châu Mỹ, trong lúc sắp xếp cho gia đình đến ở một
ngôi làng Québec, ông tuyển một nữ thư ký song ngữ, một người rất quan trọng ở bang

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 145


nói tiếng Pháp này. Cuộc gặp gỡ với Denyse Ouimet, một phụ nữ trẻ mà một trong những
người bạn tiến cử với ông, đã diễn ra ở New York và thực sự đóng vai trò quyết định đối với
Simenon. Cô gái Canada gốc Pháp xinh đẹp hai mươi nhăm tuổi ấy sẽ trở thành tình nhân
của ông ngay buổi tối đầu tiên họ gặp gỡ, trong bối cảnh mà sau này ông kể lại trong cuốn
tiểu thuyết Trois chambres à Manhattan (Ba căn phòng ở Manhattan).

Ngày mai họ sẽ không còn cô đơn nữa, họ sẽ chẳng bao giờ cô đơn nữa, và khi nàng
đột nhiên rùng mình, khi anh cảm thấy, gần như cùng lúc, như một nỗi sầu lo muôn thuở
tận đáy họng, hai người hiểu rằng đúng thời khắc ấy, không hẹn mà lên, họ vừa nhìn lại lần
cuối cùng nỗi cô đơn xưa cũ của mình.
Và cả hai tự hỏi sao họ lại từng có thể chịu đựng được nỗi cô đơn ấy. Sẽ chẳng còn
phòng ở Manhattan nữa. Anh không cần đến nữa. Họ có thể đi bất cứ đâu kể từ lúc này, và
chẳng cần gì hơn một đĩa hát trong một quán bar nhỏ...

Những năm nước Mỹ vậy là trở thành những năm tháng hạnh phúc đối với tiểu thuyết
gia. Cô thư ký nhanh chóng chiếm vị trí ngày một quan trọng trong sự nghiệp và tình cảm
của ông. Giữa lúc đó, Simenon, người lại một lần nữa muốn xê dịch, chuyển đến sống ở
Nouveau-Brunswick, rồi chu du xuyên nước Mỹ. Denyse dĩ nhiên cũng tham gia chuyến đi
(thực tế có hai xe, một xe chở bà vợ hợp pháp còn một xe chở cô thư ký, Marc và... cô giáo
của cậu!). Sau chuyến lang thang ấy, Simenon nghĩ mình có thể định cư luôn tại Arizona,
xứ sở mà ông vô cùng yêu thích vì ánh sáng, khí hậu và lối sống. Bất chấp sức hấp dẫn không
chê vào đâu được của Tucson hay thành phố nhỏ Tumacacori, gần biên giới Mexico, ông
thực sự không hòa nhập nổi với cái bối cảnh có lẽ đã làm ông khác đi hơi nhiều so với nước
Bỉ quê hương ông... Hoạt động văn chương của ông gặt hái được nhiều thành tựu, và nhiều
cuốn tiểu thuyết quan trọng, trong đó có một số lấy cảm hứng từ nước Mỹ ra đời. Ông cũng
không quên viết văn mưu sinh, làm sống lại những cuộc phiêu lưu của viên thanh tra lừng
danh mà ông từng cho nghỉ hưu quá sớm!
Đầu năm 1949, trong lúc Tigy đã bị gạt hẳn sang bên nhưng vẫn thường sống gần
Simenon để chăm sóc Marc thì Denyse có bầu. Người bố tương lai hết mực vui sướng,
nhưng luật Mỹ vốn đượm tinh thần Thanh giáo không dung thứ chuyện đó, nhất là đối với
người nước ngoài. Quyết định được đưa ra nhanh chóng, dù Tigy chỉ chấp thuận ly dị sau
bao thời gian ngập ngừng. Ngày 21 tháng Sáu 1950, quyết định được công bố ở Reno bang
Nevada, thành phố nổi tiếng vì những thủ tục quy trình chóng vánh, và ngày hôm sau, cũng
chính quan tòa đó phê chuẩn mối kết hợp giữa Simenon và Denyse. Vài tháng trước đó,
ngày 29 tháng Chín 1949, John Simenon, con trai thứ hai của Georges, chào đời ở Tucson
(bang Arizona).
Để đánh dấu chặng đường đời mới này, tiểu thuyết gia quyết định thay đổi nơi ở thêm

146 Z Z Z REVIEW
lần nữa. Khá tình cờ, ông cập bến một vùng thực sự đối lập với miền Nam: New England
nổi tiếng với ao hồ và rừng rậm, gợi nhắc châu Âu cổ xưa. Lakeville, thành phố nhỏ bang
Connecticut, ngay lập tức chinh phục nhà văn vốn vẫn luôn kiếm tìm sự an toàn. Ngôi nhà
lý tưởng mà ông mơ ước bấy lâu được tìm ra ngay lập tức: “Shadow Rock Farm” mà ông
mua tại chỗ không chút chần chừ. Nằm bên hồ, ven rừng, nơi đây không thiếu vẻ duyên
dáng, lại còn tiện nghi và thuận lợi. Simenon định cư ở Lakeville cùng bé John và Denyse,
vẫn mang theo Viên Tròn mẫn cán. Thực tế, Tigy vẫn chăm nom Marc, khi ấy sống trong
một ngôi nhà nhỏ ở làng bên cạnh: điều này được quy định trong hợp đồng ly hôn. Bà khó
nhọc thích nghi với cuộc sống này, như từng chia sẻ với Fenton Bresler: “Không, những
năm tháng ở Lakeville với tôi không hề là những năm tháng hạnh phúc.”
Hạnh phúc của Simenon, tuy là có thật khi ông định cư ở Connecticut, nhưng lại rất
phù du ngắn ngủi, vì Denyse muốn một tay cai quản mọi việc: bà can thiệp vào chuyện
bếp núc, điều hành công việc thư ký, trở thành nhà quản lý của tiểu thuyết gia. “Công ty
Simenon” hoạt động rất năng suất. Các tiểu thuyết tiếp nối nhau theo nhịp độ thật ấn
tượng, ngay khi được xuất bản ở Presses de la Cité đã được dịch ngay trên toàn thế giới nhờ
các hợp đồng được cập nhật đều đặn. Ông vẫn không quên điện ảnh, vốn luôn mang lại cho
ông các khoản thu nhập thêm không hề tệ chút nào!

TRỞ LẠI CHÂU ÂU

Sự chào đời của Marie-Jo ngày 23 tháng Hai 1953 lại lần nữa trao tặng khoảnh khắc
hạnh phúc cho nhà văn vốn vẫn luôn mơ có một cô con gái trong khi không khí gia đình
cứ dần suy sụp. Hai năm sau, Simenon quyết định quay về hẳn châu Âu, gần như không
đắn đo là mấy. Mùa xuân năm 1955, Simenon cập cảng nước Pháp nhưng không định lại
thêm lần nữa sống ở Paris, cái thủ đô mà dưới mắt ông đã mất hết mọi nét quyến rũ. Nên
ông đã quyết đặt va li ở miền Nam nước Pháp, Mougins, sau đó trên những rặng đồi ở
Cannes. Ở đây rất dễ chịu, khí hậu lý tưởng, nhưng ông lại không cảm thấy sẵn sàng định
cư lâu dài; tuy nhiên, trong quãng thời gian ở biệt thự Cổng vàng, ông lại viết được nhiều
cuốn “roman dur” như En cas de malheur (Trong trường hợp bất hạnh) hay Le fils, và Deux
Maigret (Người con trai, và Hai Maigret).
Cuối mùa xuân 1957, sau hai năm sống ở Pháp, tiểu thuyết gia tìm một nơi trú ngụ
mới. Đó là Thụy Sĩ, một đất nước yên bình, lại còn là thiên đường thuế! Trong lúc đi ngang
dọc xứ Vaud trên chiếc Mercedes của mình, Simenon khám phá ra lâu đài Echandens cách
Lausanne hai mươi cây số. Trang viên này với ông thật lý tưởng, chưa kể ở xứ đó người ta
còn nói tiếng Pháp! Thế là ngay lập tức, ông ký một hợp đồng thuê sáu năm có thể gia hạn.
Trong lâu đài xây theo phong cách thế kỷ 16 ấy, ông vừa viết các cuốn “roman dur” vừa viết

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 147


tiểu thuyết về thanh tra Maigret, những cuốn tiểu thuyết này bán nhanh gấp hai đến ba lần
so với các sáng tác “văn chương” của ông.
Những tháng năm sống tại Echandens ấy không được hạnh phúc cho lắm, dẫu ngày 26
tháng Năm 1959, Pierre, con thứ ba của ông với Denyse, chào đời. Quả vậy, các vấn đề sức
khỏe ngày một nhiều lên (hội chứng Ménière, chứng đau dây thần kinh, chứng mất ngủ...),
chưa kể quan hệ vợ chồng ngày càng trở nên sóng gió. Năm 1960, ông cảm thấy cần kết nối
lại với thể loại tự truyện và bắt đầu trầm cảm nghiêm trọng: và Quand j’étais vieux (Khi tôi
già đi), một kiểu nhật ký, được xuất bản mười năm sau đó theo yêu cầu của nhà phê bình
Bernard de Fallois. Về lĩnh vực điện ảnh, đây là giai đoạn có rất nhiều tác phẩm chuyển thể
từ sách ông: Claude Autant-Lara đạo diễn En cas de malheur cùng cặp đôi khác thường
Gabin-Bardot, Jean Delannoy đưa lên màn ảnh L’Affaire Saint-Fiacre cũng với Jean Gabin
người được coi là một Maigret mẫu mực. Cũng năm 1960 ấy, Simenon được trao chức chủ
tịch Liên hoan phim Cannes, ông đúng là người được truyền thông ưu ái!
Đó cũng chính là thời kỳ Simenon say mê các tác phẩm tâm lý học và y học nói chung.
Từ lâu ông đã kết bạn với nhiều bác sĩ, và họ xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của ông.
Ngay cả trong xê ri về Maigret, ta cũng thường xuyên gặp bác sĩ Pardon, bạn thân của viên
thanh tra. Nhưng hẳn chính từ các vấn đề sức khỏe của cá nhân ông, đặt biệt là từ các
khủng hoảng ngày một gia tăng với Denyse mà quan hệ với giới bác sĩ của ông mới thường
xuyên như thế...
Một lần nữa, như để báo hiệu cuộc đời ông phải sang trang mới, Simenon quyết định
chuyển nhà. Lâu đài xây theo phong cách thế kỷ 16 đã mất hết mọi nét duyên, nhưng vùng
đất ấy thì không. Vì thế ông cho xây ngôi nhà đầu tiên trong đời, ra đủ thứ chỉ thị cho đám
kiến trúc sư để xây nên cái sẽ trở thành biểu tượng của những sự thái quá kiểu Simenon
trong mắt báo chí thế giới. Ngôi biệt thự nằm ở Epalinges, không xa Lausanne, trên đồi
hồ Léman. Khung cảnh rất dễ chịu, nhưng tòa nhà có vẻ hơi lịch thiệp khi cuối cùng cũng
mọc lên khỏi đất vào cuối năm 1963. Số lượng phòng khiến khách tham quan - chủ yếu là
báo giới - phải sửng sốt, nhưng chính “khu phẫu thuật” mới khiến báo chí tốn không biết
bao nhiêu mực: thực tế thì khu này chỉ là một phòng y tế đơn giản với một cái bàn mát xa,
nhưng lại một lần nữa, truyền thuyết lấn át hết cả sự thật!
Việc chuyển đến nhà mới, tuy vậy, lại chẳng giải quyết được rốt ráo vấn đề gì. Denyse
càng ngày càng phải đến bệnh viện tâm thần nhiều hơn, còn Simenon lúc này lại tìm cách
không cho bọn trẻ lại gần bà. Thế là người suốt bao năm trời quản lý công việc của Simenon
giờ đã bị thay thế bằng các thư ký thuần túy. Năm 1964, bà vĩnh viễn rời Epalinges, xen
kẽ các đợt đi viện với kỳ nghỉ ở các khu nghỉ dưỡng khác nhau trên nước Pháp. Thời kỳ
này, một phụ nữ trẻ bí mật bước chân vào cuộc đời tiểu thuyết gia: là người dọn phòng
cho Simenon từ tháng Mười hai 1961, Teresa, cô gái người Ý, là tình nhân cuối cùng của
Simenon. Trong những năm sống tại Epalinges, cũng có lần bà mẹ 85 tuổi tới thăm ông:

148 Z Z Z REVIEW
quan hệ giữa hai con người có tính cách quá mạnh này vẫn còn rất nan giải, ngay cả khi
không có Denyse ở đó. Ông sẽ còn đến thăm bà cụ vào tháng Tư năm 1969 ở Liège và tháng
Mười hai năm 1970 khi bà hấp hối ở bệnh viện Bavière, chính là nơi thuở nhỏ Simenon
từng trợ lễ mi xa. Bốn năm sau, ông xuất bản Lettre à ma mère, một kiểu lời chứng khó xếp
loại, trong đó, ông cố hiểu mối quan hệ mẹ-con trai suốt cuộc đời ông thực chất là thế nào.

“NGHỈ HƯU”

Trong khi Teresa bước vào đời ông hơi có chút ngẫu nhiên bởi đã hoàn thành vai trò
một y tá cần mẫn (Simenon bị gãy bảy cái xương sườn vì ngã trong nhà tắm), việc viết lách
ngày càng trở nên khó khăn với nhà văn. Đầu tháng Hai 1972, ông viết Maigret et Monsieur
Charles (Maigret và ông Charles) và quyết định: đây sẽ là tiểu thuyết cuối cùng của mình!
Tuy vậy, Simenon không chối bỏ việc viết lách. Công việc này chỉ đơn giản là được thực
hiện dưới hình thức khác, ít thử thách hơn nhiều so với việc xây dựng cả một cuốn tiểu
thuyết. Ông lấy nguyên liệu viết lách từ các vấn đề thời sự và ký ức của mình, không lo gì
khó khăn: ông gửi gắm các “suy nghĩ” của mình cho một cái máy ghi âm để tránh mọi mệt
mỏi... Khoảng hai mươi tập, nhan đề Les dictées (Đọc chép), được xuất bản từ 1975 đến
1981 với nhịp độ trung bình ba tập mỗi năm. Phần lớn những người bình luận về tác phẩm
đều đồng ý rằng những tâm sự lộn xộn này không có giá trị gì mấy, cả ở góc độ văn chương
lẫn tự truyện... Tuy nhiên, thời kỳ đó vẫn để lại cuốn sách giá trị là Lettre à ma mère (1974)
đã nêu trên, trong tác phẩm này, Simenon bày tỏ hết tấm chân tình: hình thức cuốn sách
đáng được quan tâm, ít nhất cũng nhận ra được ở đó một sự thống nhất nào đấy.
Dừng viết lách vào năm 1972, Simenon cũng quyết định đánh dấu sự cắt đứt này bằng
việc rời bỏ ngôi nhà rộng lớn ở Epalinges. Đến giờ cách làm này của ông đã thành quen
thuộc, nhưng lần này, có sự tương phản rất lớn. Ông từ bỏ một cách tượng trưng những
nơi có dính dáng đến văn chương, chuyển tới đầu tiên là một căn hộ trên đại lộ Cour ở
Lausanne, rồi “ngôi nhà nhỏ màu hồng” trên đại lộ Figuiers ở cũng thành phố ấy. Nhà ẩn
sĩ bên hồ Léman ấy hằng ngày đi dạo tay trong tay với Teresa, ông giới thiệu với mọi người
như thể cô là người vợ ông hằng mơ ước. Bất chấp các vấn đề sức khỏe, Simenon vẫn trải
qua nhiều thời điểm hạnh phúc, trong khi đó, Denyse chỉ còn tấn công ông qua các luật sư
khác nhau. Song giai đoạn nghỉ ngơi thanh bình ngắn chẳng tày gang. Năm 1978, một cú
điện thoại từ cậu con trai Mars gọi đến, báo cho ông một tin khủng khiếp: Marie-Jo con gái
ông vừa tự tử, cô tự bắn mình một phát vào ngực... Có thể hiểu được sự suy sụp của người
bố ấy, mà suốt từ vài năm gần đó đã ngờ ngợ về một bất hạnh đang diễn ra. Marie-Jo chưa
bao giờ là đứa trẻ cân bằng: cô gái 25 tuổi ấy phải chịu đựng rất nhiều mối âu lo khủng
khiếp và luôn gắng tìm cách làm cho dịu đi, như mẹ cô, bằng cách chữa trị tại bệnh viện tâm

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 149


thần. Thảm kịch ấy khiến người đàn ông đã già nua kia chao đảo, chưa kể Denyse lại còn đổ
trách nhiệm lên đầu ông: hai cuốn sách bà xuất bản vẽ nên hình ảnh một người bố mà bà
tố cáo là hết sức độc đoán, bạo lực và vô trách nhiệm!
Sau vài tháng im lặng, Simenon quyết định thanh minh cho mình trước độc giả và lên
kế hoạch viết Mémoires intimes (Những ký ức riêng tư), một cuốn sách lớn, trong đó ông lại
một lần nữa huy động hết mọi năng lượng. Cái giọng giả lả bề mặt trong Les Dictées không
còn nữa, mà ông kết nối lại với Je me souviens (Tôi còn nhớ) hay Quand j’étais vieux: sự chân
thành được thể hiện ngay từ những dòng đầu tiên, dù ta hẳn sẽ nghi ngờ về sự chân thành
ấy trong mối liên hệ với một số sự kiện. Văn bản ấy, được xuất bản năm 1981, là tác phẩm
cuối cùng của Simenon, một bản di chúc đầy cảm xúc khi ông nhắc đến con gái mình,
nhưng đồng thời cũng là bản tính sổ dài dằng dặc với Denyse. Một cách tượng trưng, ông
nói lời vĩnh biệt văn chương và truyền hình, bằng cách ít lâu sau khi Mémoires intimes xuất
bản, tham gia vào chương trình Apostrophe của Bernard Pivot, một chương trình dành toàn
bộ thời lượng để nói về cuộc đời ông.
Kể từ đó, nhà văn từ từ biến mất và thu mình lại trong ngôi nhà nhỏ trên đại lộ
Figuiers: chỉ một vài người bạn được phép đến thăm ông, còn báo chí không bao giờ được
chào đón nữa. Năm 1984, ông phẫu thuật cắt khối u não và nhanh chóng hồi phục, kể từ đó
không giây phút nào rời xa người bạn đồng hành Teresa, người vẫn cùng ông đi dạo nhiều
lần bên hồ Léman. Nhưng kể từ năm 1987, sức khỏe ông đột ngột suy sụp: chứng bại liệt

150 Z Z Z REVIEW
lan ra cánh tay trái và hai chân ông, ông phải di chuyển bằng xe lăn. Cuộc phỏng vấn cuối
cùng ông dành cho truyền hình Thụy Sĩ vào tháng Mười hai 1988 cho thấy một người đàn
ông đã suy giảm rất nhiều. Ông yếu đi theo từng tháng, trở nên lặng lẽ với xung quanh suốt
năm 1989. Sau một kỳ nghỉ ngắn ở một khách sạn tại Lausanne, Georges Simenon thanh
thản trút hơi thở cuối cùng trong đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng Chín 1989: ba con trai ông
biết tin qua báo chí, theo các điều khoản trong di chúc...
Sự kiện Simenon qua đời chiếm trang nhất của nhiều báo chí quốc tế: người ta đặc
biệt tiếc thương “cha đẻ” của Maigret với doanh số bán hàng khổng lồ dẫu ít nhiều là do
đồn đại, trong khi tác giả của các tiểu thuyết “roman dur” lại thường bị lãng quên. Lần cuối
cùng, Simenon đóng vai nạn nhân của truyền thông, những kẻ góp phần rèn giũa lên một
huyền thoại mà Simenon phải chịu phần lớn trách nhiệm./.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 151


TOP 10 Văn học dịch
nửa đầu 2018

152 Z Z Z REVIEW
SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 153
V
ăn học dịch nửa đầu 2018, rực rỡ như mọi khi, nuốt chửng
văn học trong nước, như mọi khi. Trăm hoa đua nở, trăm nhà
ra sách: từ kinh điển tới đương đại, từ Đông sang Tây, sách ra
không kịp mua, chứ đừng nói đến kịp đọc. Sách in cứ như thể 7 tỷ một
năm không còn là ước mộng của tương lai. Mở đầu năm là một cú pháo
hoa đỏ rực, Bẫy-22 của Joseph Heller, một trong những tiểu thuyết
quan trọng nhất của thế kỷ 20. Một cú sao băng xẹt qua cuối tháng 6
là Diệt vong của Thomas Bernhard, nhà văn hiện đại Áo, tượng đài văn
học viết bằng tiếng Đức thời hậu thế chiến thứ 2. Giữa hai cú nổ trên
bầu trời văn học dịch ấy, là vô vàn những đì đoàng khác, có thể kể đến
như, một kinh điển trong ngành xuất bản, Đời nhẹ khôn kham của cụ
ông thích nói đểu Milan Kundera, ebook trôi nổi khắp cõi internet,
nay bằng giấy bằng má, đã nằm trên tay độc giả Việt, chỉ để không ít
độc giả mua về chụp ảnh cái bìa sáng tạo, và không ít người căn ke xem
đã bị đục cắt những gì: cộng sản, chứ còn gì mà đáng ngạc nhiên. Hay
hai cuốn sóng vỗ dập bờ từ Linda Lê, nhà văn có tí dính dáng Việt Nam
rất được ưa chuộng thời gian qua: Sóng ngầm và Vượt sóng, thêm cả một
chị nhà báo Đoàn Bùi từ Phớp quốc với Người cha im lặng. Từ đất nước
với lối sống tối giản khiến bao tín đồ nằm mộng thực hành vứt đồ,
Xứ tuyết của cụ Yasunari Kawabata lần đầu tiên được dịch từ nguyên
bản, với một loạt chú giải tận tình của dịch giả. Cũng từ đất nước của
những bà mẹ gây áp lực khôn kham với ăn dặm kiểu Nhật và kỷ luật

154 Z Z Z REVIEW
bà mẹ Nhật là cuốn tiểu thuyết trào lộng Đời du nữ của Ihara Saikaku.
Tác phẩm được Nobel với Booker thì hẳn nhiên không thiếu, xin chào
mừng bản dịch (lần thứ 3) tác phẩm Yêu Dấu của Toni Morrison. Một
gánh xiếc qua của bác ám ảnh phố phường Paris Patrick Modiano và
Danh sách của Schindler của Thomas Keneally. Xuất bản Việt Nam
những năm gần đây tự hào là một trong những nơi biên dịch tốc độ
thần sầu, nhiều khi song song, hoặc chỉ chậm sau bản gốc vài tháng:
xin vinh danh Nhà Golden của Salman Rushdie ra đời năm 2017, đầu
năm 2018 độc giả Việt đã cầm trên tay. Một ca hot girl từ Phần Lan,
đất nước có nền giáo dục mà đặt bên cạnh phụ huynh Việt Nam luôn
(vờ hoặc thật) khóc thét, được đỡ rất gọn: Bà đỡ của Katja Kettu, đó
là còn chưa kể đến anh hot boy Yann Martel trở lại với Miền Non Cao
Xứ Bồ Đào. Kinh điển quá hay để không bao giờ là cũ, nhà văn cần lao
Anh Charles Dickens lại về chơi với Hai kinh thành, madame quý xờ
tộc Mỹ Edith Wharton thì tung chưởng Chỉ ngu ngơ mới biết cười. Độc
giả muốn đổi gió thoát khỏi tiểu thuyết có thể tìm đến hai tập truyện:
Bay lên tuyển những truyện xuất sắc của Junot Díaz, Amy Tan, Viet
Thanh Nguyen, Margaret Atwood, hay chơi thuần một anh giai Hàn
Xẻng Kim Young Ha với tập Anh đã trở về. Đó là còn chưa kể vô số in
lại, mà hoành nhất hạng là Cái trống thiếc của Gunter Grass, mặc áo
vải, trị giá 300 bìa đậu phụ. Sau đây là top 10 cuốn văn học dịch do Zét
Nguyễn bình chọn.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 155


1. BẪY-22 - JOSEPH HELLER - LẠC KHÁNH NGUYÊN DỊCH
Quá khó để viết về Bẫy-22: một lời thốt ra về nó, là một lời làm nó bớt cun ngầu. Một
trò đùa dai dẳng man dại của một trại điên tập thể nơi đại úy Yossarian tỉnh táo tìm mọi
cách thoát khỏi hiểm họa. Bẫy-22 là một combo hòa quyện khéo léo điên rồ, kinh dị, hài
hước, và một nỗi buồn trĩu nặng, khi ta hiểu ra, quá nhiều lần ta ở trong cái nan đề tắc tị
của cuộc sống.
Xin đọc thêm 1500 từ làm giảm độ ngầu của Bẫy-22 ở trang 72 khi tôi cố trình bày về
nó mà thực ra là hắt nước bẩn lên đại danh tác.

2. YÊU DẤU - TONI MORRISON - THIÊN NGA DỊCH


Một hồn ma em bé ám ngôi nhà 124 đường Bluestone trong nhiều năm, nhà của hai
mẹ con Sethe và Denver. Sethe từng là nô lệ, và hồn ma ấy chính là đứa con gái ruột của
chị. Một ngày nọ một đứa bé lạ xuất hiện, tên là “Yêu Dấu” và liệu nó có thể là ai, hồn ma
của đứa bé kia chăng? hay chính là kẻ chết từ kiếp sống nô lệ? Dựa vào một sự kiện có thật
là người nô lệ da đen Margaret Garner đã tự giết con mình để nó không trở về kiếp nô lệ,
Toni Morrison đã viết nên Yêu Dấu. Bà không chủ động nghiên cứu quá nhiều về nhân vật
ấy, mà để một khoảng đất rộng để có thể sáng tạo, để khiến câu chuyện mang tính riêng tư
hơn, để tái tạo lại những thân phận con người cụ thể bằng văn chương mà xã hội học hay
lịch sử không làm được.
Yêu Dấu là một hành động tưởng nhớ, như một cách để những tiếng nói từng bị bóp
nghẹt được lên tiếng, đưa những linh hồn vào thời hiện tại, thoát khỏi nghĩa địa thời gian,
để nhắc nhớ cộng đồng người da đen về quá khứ đau đớn, để cùng nhau sẻ chia, và đó cũng
chính là cách để tự làm lành.

3. ĐỜI NHẸ KHÔN KHAM - MILAN KUNDERA - TRỊNH Y THƯ DỊCH


Đời nhẹ khôn kham tập trung vào số phận 5 cá thể, khai thác đời sống tình ái kiêm
xã hội của trí thức Tiệp giai đoạn trước, trong, và sau khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc:
hai (hoặc hơn) cặp đôi Tomáš-Tereza (bác sĩ phẫu thuật chuyên đi chơi gái ở thành Praha
những năm 1960-70 + cô bồi bàn, sau trở thành vợ của Tomáš, thích chụp ảnh) và Sabina-
Franz (họa sĩ, bạn thân kiêm người tình của Tomáš + giáo sư, người tình của Sabina) và 1
con chó Karenin.
Đời nhẹ khôn kham thể hiện một Kundera tiểu thuyết gia đích thực, như Italo Calvino
đã nhận xét rất tinh tế. Cuốn tiểu thuyết 7 phần này của ông là một minh chứng cho cái
gọi là “nghệ thuật tiểu thuyết”: thật đáng ngạc nhiên, nó không phải chỉ là một câu chuyện
kể một lần duy nhất, mà được kể đi kể lại nhiều lần, được chiêm nghiệm từ các góc độ khác

156 Z Z Z REVIEW
nhau. Nó là nơi Kundera thể hiện rõ ông nghịch với kitsch và sến: khi tạo ra toàn bộ các
nhân vật và các chi tiết ngập ngụa trong sến.

4. HAI KINH THÀNH - CHARLES DICKENS - ĐĂNG THƯ DỊCH


Có một đảm bảo chắc chắn khi chọn đọc Dickens: không bao giờ bị thất vọng. Từ câu
chuyện đến ngôn ngữ văn chương, Dickens luôn cuốn người đọc vào những câu chuyện
hấp dẫn, ly kỳ, và ở Hai kinh thành thì ít nhiều cẩu huyết. Vốn là nhà văn của London, ở Hai
kinh thành Dickens vươn tay viết về cả Paris và cuộc cách mạng Pháp. Cuốn tiểu thuyết lịch
sử hiếm hoi của Dickens (ông chỉ viết có hai) bắt đầu từ chuyện đi đón một tù nhân người
Anh bị giam trong ngục Bastille Pháp nay được thả ra đoàn tụ với con gái: những tưởng đã
chết từ đời tám hoánh mà nay hồi sinh lại, vị bác sĩ người Pháp Manette này. Những tưởng
từ đấy về sau êm ấm tuổi già với cô con gái ngoan ngoãn hiếu thảo Lucie ở trong căn nhà
ngõ có nhiều tiếng bước chân vang vọng nhưng nữ thần báo thù đã bắt kịp gia đình ông, đe
dọa tính mạng của cả con gái và con rể ông, trong những nút thắt mở bất ngờ. Có một đảm
bảo chắc khi chọn dịch Dickens: khó vỡ mặt. Chính vì thế bản dịch chuẩn xác mà bay bổng
của Đăng Thư là một minh chứng cho một giai phẩm mẫu mực, nơi những người bập bõm
vào nghề giở trang mà học tập.

5. XỨ TUYẾT - YASUNARI KAWABATA - LAM ANH DỊCH


“Ra khỏi đường hầm dài ở khu vực giáp ranh thì sang xứ tuyết. Đáy đêm đã trắng ra.”
Hai câu đầu tiên trong tác phẩm kinh điển của kẻ lữ hành miên viễn Kawabata tóm đầy đủ
các keyword trong văn chương ông: trôi dạt, bất định, cái đẹp. Xứ tuyết kể về hành trình
đến vùng tắm suối nước nóng của Shimamura: trên đoàn tàu ấy anh bắt gặp một cặp đôi cư
xử như tình nhân, cảm thấy rợn ngợp trước vẻ đẹp của cô gái khi nhìn ảnh phóng chiếu của
cô trên cửa kính đoàn tàu. Không chỉ bị Yoko cuốn hút, ở chính vùng xa xôi hẻo lánh ấy
Shimamura còn có một mối tình với Komako, một geisha, mà anh từng gặp một lần trước
đó. Xứ tuyết chỉ bằng vài nét phác họa hiện lên mồn một cảnh đẹp thiên nhiên, sự day dứt
và dằn vặt trong mối tình với Komako.
Xứ tuyết đọc như một bài thơ haiku, với những quan sát thiên nhiên đầy tinh tế, được
diễn tả bằng thứ ngôn ngữ đặc ẩn dụ và thơ mộng, với một cái kết đầy bất ngờ, vừa bi kịch,
vừa đẹp rợn ngợp. Bản dịch Xứ tuyết lần này là bản thứ 3 xuất hiện trong tiếng Việt, có một
ưu thế vượt trội là nhờ được dịch từ tiếng Nhật nên dịch giả đã cố giữ nguyên cách dùng
từ đầy độc đáo của Kawabata.

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 157


6. CHỈ NGU NGƠ MỚI BIẾT CƯỜI - EDITH WHARTON - LAN HƯƠNG DỊCH
Sinh ra trong gia đình giàu có nhưng cha phá sản, mẹ lại luôn nhồi sọ phải hốt được
chồng giàu bằng mọi cách, Lily Bart bị tẩy não từ nhỏ, kinh sợ nghèo khổ và khi lớn lên,
đặt hết trứng của mình vào cái rổ săn chồng ngon mà đổi đời. Để làm được chuyện này
ở cái xã hội thượng lưu rặt thị phi và đàn bà đầy mánh khóe, thì cần ít nhất ba yếu tố:
quyết tâm, mặt trơ, và xảo quyệt. Và cả may mắn nữa. Lily có vốn tự có là đẹp rạng ngời
không chói lóa. Nhưng Lily dập dà dập dờn, lòng tự trọng lại quá cao, lại ngây thơ đến
khó hiểu. Đầy đủ công thức cho thảm họa, và quả thực đời nàng là một cú rơi tuyệt vọng
vào thảm họa.
Chuyên viết về đời sống quý tộc Mỹ, Wharton có vị thế của một kẻ nhìn từ bên trong,
nên thấu hiểu hết những băng hoại đạo đức của tầng lớp trên bằng một thứ văn chương cầu
kỳ đẹp đẽ. Lily Bart có lẽ là nữ chính gây sốt ruột nhất vịnh Bắc Bộ. Vừa đọc hành trình đi
săn chồng của cô tôi vừa muốn ẩy cho cô một phát, ngã luôn cho đỡ rách việc. Thương thì
có thương đấy, nạn nhân của hoàn cảnh.

7. ĐỜI DU NỮ - IHARA SAIKAKU - ĐÀO THỊ HỒ PHƯƠNG DỊCH, NGUYỄN


ĐỖ AN NHIÊN HIỆU ĐÍNH
Cùng với chị gái Lily Bart, em gái Dựt Bổn này và cô Mắt dại Phần Lan trong Bà đỡ
là thành viên tích cực của câu lạc bộ (mém) chết vì giai. Ở ta có câu Lấy chồng từ thuở 13,
cô bé con trong đời Đời du nữ đã bén cái mùi sắc dục cũng từ chính cái độ tuổi ấy. Vốn xuất
thân quyền quý, cô được đưa vào cung, vào thị nữ đại nội, xong gió lá cành chim bay phấp
phới trong cung rộn ràng quá cô làm thân với một samurai trẻ tuổi địa vị thấp kém rồi trao
luôn thân cho chàng. Khi bị phát hiện, cô bị đuổi ra khỏi cung, cho về lại quê. Đây chỉ là
bước khởi đầu của con thiêu thân lao vào sắc dục, được Saikaku kể lại tận tình trong cuốn

158 Z Z Z REVIEW
tiểu thuyết trào lộng của mình. Qua lời kể của cô gái nay đã thành bà lão già sống ẩn cư,
đời sống đô thị và văn hóa Nhật Bản hiện lên sắc nét, với các ngành nghề truyền thống đủ
các loại thứ bậc, đặc biệt là trong ngành kỹ nữ. Cô du nữ của Đời du nữ kể lại hành trình di
chuyển hết nơi này sang nơi khác, làm đủ mọi ngành nghề, kinh qua không biết bao nhiêu
tay đàn ông, độ 1 vạn, mà đa phần là tự nguyện lao vào, chỉ vì mỗi lần con tim mê giai lên
tiếng thì cả thân này nguyện trao sạch sành sanh. Phần truyện kinh điển nhất có lẽ là khi cô
tự nguyện sống trong chùa để thầy chùa giấu biệt trong phòng tiện bội phần giao lưu thân
thể. Hoan lạc có thừa, cay đắng cũng chẳng kém, nhất là khi tuổi già xồng xộc kéo đến. Khó
ai có thể tưởng tượng văn chương Nhật cổ điển lại có thể hiện đại đến như vậy.

8. MIỀN NON CAO XỨ BỒ ĐÀO - YANN MARTEL - NHƯ MAI DỊCH


Có cảm giác Martel của Cuộc đời của Pi già xọm đi trong cuốn tiểu thuyết đầy chiêm
nghiệm về đời người này. Được chia làm 3 phần, “Không nhà”, “Về nhà”, “Đến nhà”, Miền
Non Cao Xứ Bồ Đào đọc như 3 truyện ngắn riêng lẻ, có chung nhau một kiểu nhân vật:
đàn ông góa vợ. Tomás, mất vợ và con, quá đau đớn, quyết định đi giật lùi, tình cờ khám
phá ra cuốn nhật ký Cha Ulisses và quyết tâm lên đường đi đến Miền Non Cao Xứ Bồ
Đào mà tìm một cây thánh giá. Hơn 30 năm sau, thầy thuốc nhà bệnh lý học Loroza góa
vợ nhưng hồn ma vợ luôn hiện diện bên cạnh ông, đã mổ tử thi một người chồng để rồi
khâu luôn cả người vợ vào trong bụng ông ấy. Hơn 50 năm sau, thượng nghị sĩ Peter Tovy
quyết định bỏ Canada mà về cố hương của dòng họ là Bồ Đào Nha mà sống cùng con
vượn Odo. Martel đã khéo léo đặt một sợi tơ rất mỏng để kết nối câu chuyện của 3 người
họ với nhau, bằng ít nhiều yếu tố kỳ bí. Giọng văn nhẹ nhàng, hài hước, pha nhiều yếu tố
phi thực, Miền Non Cao Xứ Bồ Đào là một chiêm nghiệm sâu lắng về cái chết, sự mất mát,
chữa lành vết thương.

9. SÓNG NGẦM - LINDA LÊ - BÙI THU THỦY & HỒ THANH VÂN DỊCH
Sóng ngầm được kể từ 4 ngôi: Văn, người Pháp gốc Việt, một biên tập viên kỳ cựu đếm
chữ tính tiền nằm trong mồ mà phân trần về đời mình; Ulma, em gái kiêm người tình của
Văn, sản phẩm lai Pháp-Việt của một bà mẹ đồng bóng không nuôi con lấy một ngày chót
dính bầu với một anh cộng sản kiên trinh đẻ con xong bèn vứt cho mẹ nuôi và đứa con gái
lớn lên phải chịu đựng bao cơn trầm cảm suýt vào trại thương điên; Lou, vợ Văn, một cô
gái Pháp có ít nhiều máu sư tử Hà Đông, phát hiện chồng ngoại tình bèn đặt luôn tính
mệnh chồng vào tay mình; Laure, con gái của Văn và Lou, một đứa bé tuổi teen nổi loạn.
Sóng ngầm bắt đầu từ biến cố Văn xuống mồ, và để cho các nhân vật lần lượt chiêm nghiệm
cái sự kiện ấy và kể lại tồng tộc hết đời mình. Câu chuyện của Sóng ngầm sến rực rỡ, lại lây

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 159


nhây một tí Việt Nam, một tí vắng bố vắng cha, một tí loạn luân, ôi thôi lại còn cộng sản
sang Tây ngủ với gái trắng, đủ cả.
Tôi không mê gì Linda Lê, nhưng tôi mê bản dịch Sóng ngầm. Hiếm có một bản dịch
nào mà ngôn ngữ lại phong phú và nhiều từ oái oăm đến vậy. Hai dịch giả đã sáng tạo lại
bằng tiếng Việt đúng giọng của 4 cá nhân con người ấy.

10. DIỆT VONG - THOMAS BERNHARD - HOÀNG ĐĂNG LÃNH DỊCH


Franz-Josef Murau, chú cừu đen trong gia đình tư sản ở Wolfsegg, tự lưu vong ở Rome,
làm gia sư dạy văn học Đức, nhận được bức điện tín thông báo cha mẹ và anh trai đã qua đời
trong một tai nạn giao thông. Thế là một vạn từ độc thoại tâm tư phộc ra từ mồm Murau,
tuôn tràn trên trang giấy không ngừng nghỉ, với anh học trò người Ý Gambetti. Murau,
không khoan nhượng, không kiêng nể, bóc sạch bóc sẽ mọi bí mật gia đình, từ ngoại tình
của mẹ, đến thân phát xít của cả mẹ lẫn cha, đến sự fake lòi giả vờ học đòi mà dốt nát cả
đời đóng tất tật các thư viện của gia đình. Hằn học, chua chát, phẫn nộ, vừa khỏe vừa dẻo,
văn chương của Bernhard phơi bày những sự thật mà nhiều người tránh né. Nó đào sâu vào
những bí mật gia đình, những giả tạo của cá nhân, gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước.
Diệt vong vào top 10 không hẳn vì tôi thích nó. Tôi thấy nó ok lah, với một cái kết sến
rợn người. Nhưng dám đem Bernhard về Việt Nam, một ông nổi tiếng khó đọc, ai muốn
thử chỉ cần mở sách là đủ cần ít đường gluco ngay và luôn cho huyết áp đang tụt xuống mắt
cá chân lên trở lại: kỹ thuật viết không xuống dòng, sin sít gần 500 trang giấy liền, thì kể
phải vinh danh Tao Đàn. Xin quỳ lạy thêm cụ dịch giả Hoàng Đăng Lãnh đã chuyển ngữ
trơn tru cuốn sách khó nhằn hạng nhất này. Bernhard thực hành một môn mà có vẻ nhiều
người muốn thành thục lắm: yoga chửi. Khiếp đảm trần đời có một cái chú già U50 chửi
từ bố mẹ anh chị em sang chính phủ đất nước tôn giáo trí thức nhà văn vân vân mây mây
như thể sinh mệnh của chú đẻ ra là để làm trùm gym chửi.
Zét Nguyễn

160 Z Z Z REVIEW
Mời nước mía
Đây là chú Ruồi Mía nhà chúng tôi.

Nguyên uỷ nhà Z tính bán tạp chí online với con số rất đáng hãi là 1000 VND/
số, kèm thêm thu giá khi đi qua các trạm BOT vị chi là quãng 12k. Nhưng các
bank Việt Nam đều chối đây đẩy vì sợ rằng giá ấy với mức độ phủ sóng của nhà Z
trên khắp hoàn cầu sẽ làm sập kho dự trữ trong quốc khố chứ đừng nói gì đến họ.

Vì thế nên, trong lúc chờ chúng tôi nghiên cứu làm giàu bằng Minds token, bằng
hữu gần xa nếu có lòng xin hãy gửi gắm cho chú Ruồi Mía tại nhà Paypal của chú:
https://www.paypal.me/zzzreview/0.04

Còn nếu ai tin tưởng đến mức muốn đặt luôn một lần năm chục số, mặc dù bản
thân tổ Z cũng chưa biết liệu mình có lê lết được đến Số 3, thì nhà Việt của chú
ở đây: https://zzzreview.com/taikhoan/

SỐ 1&2, 18 THÁNG 7 NĂM 2018 161

You might also like