You are on page 1of 6

Tòa án Tối cao: Hội đồng thẩm phán Giải quyết một số nghiệp vụ tại Kỳ

họp tháng 4/2019


Thứ tư - 17/07/2019 15:28

  
 

  
 

  

Kỳ họp tháng 4/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã giải quyết
một số vụ án liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đó, nhiều vấn
đề về nghiệp vụ xét xử được cụ thể hóa thông qua những vụ án này.
1. Tránh nhầm lẫn quy định về nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung với xác
định tài sản chung và vấn đề “nhu cầu thiết yếu của gia đình”
Vụ kiện giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Mỹ V với các bị đơn Bùi Văn T, Lê Thị
H là vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tiền. Ngày 31/5/2016, ông T ký hợp
đồng tại phòng công chứng vay của bà V 819 triệu đồng, thời hạn trả là
18/6/2016. Ngày 20/6/2016, bà V khởi kiện đòi ông T và bà H (vợ ông T) liên
đới trả nợ tiền vay. Bà H khai rằng không biết về khoản vay này và không
đồng ý liên đới cùng ông T trả nợ.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều buộc bà H cùng liên đới
trả nợ. Viện trưởng VKSND cấp cao có kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng
bà H không có trách nhiệm liên đới trả nợ. TAND cấp cao tại TP. Hồ chí Minh
(Quyết định giám đốc thẩm số 118/2018/DS-GĐT ngày 7/2/2018) đã không
chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án phúc thẩm. Ông T và bà H có đơn
đề nghị giám đốc thẩm. Chánh án TANDTC đã có kháng nghị giám đốc thẩm
đối với Quyết định giám đốc thẩm số 118/2018 nêu trên.
Tại phiên họp ngày 5/4/2019, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã hủy Quyết
định giám đốc thẩm số 118/2018, hủy Bản án phúc thẩm, giao cho Tòa án
nhân dân tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm lại theo hướng xác định bà H không
có trách nhiệm liên đới trả khoản tiền 819 triệu đồng nêu trên nếu không có
căn cứ gì mới.
Từ nhận định của Kháng nghị và nhận định của Hội đồng Thẩm phán, có
một số sai sót cần rút kinh nghiệm như sau:
Bản án sơ thẩm, Bản án phúc thẩm, Quyết định giám đốc thẩm số 118/2018
của Tòa án cấp cao đều xác định bà H có trách nhiệm liên đới trả nợ vì vay
trong thời kỳ hôn nhân. Đây là nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật. Tài sản do
một bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung (quy định tại khoản 1
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nhưng không có quy định nào
là cứ vay trong thời kỳ hôn nhân là nợ chung.

Các đương sự đều thừa nhận bà H không tham gia ký kết hợp đồng vay tiền.
Nguyên đơn cho rằng bà H biết việc vay tiền nên yêu cầu bà H liên đới trả nợ
thì nguyên đơn có trách nhiệm chứng minh bà H biết và đồng tình để ông T
vay tiền. Tòa án cấp sơ thẩm lại đòi hỏi bà H phải chứng minh việc mình
không tham gia, không biết là không đúng với quy định về nghĩa vụ chứng
minh và những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh quy định tại các Điều
91, 92 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS).
Một bên vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch mà vẫn phải chịu trách
nhiệm liên đới chỉ trong trường hợp quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia
đình. Điều 27 dẫn chiếu đến các Điều 24, 25, 26 và 37, đó là:
-Điều 24: Đây là trường hợp bên giao dịch đã là đại diện hợp pháp của bên
kia (theo ủy quyền hoặc theo pháp luật);
-Điều 25: Đây là trường hợp kinh doanh chung;
-Điều 26: Là trường hợp người thứ ba ngay tình được bảo vệ;
-Điều 37: Là trường hợp “nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”.
Hợp đồng vay tiền trong vụ án này không thuộc một trong các trường hợp
nêu trên.
Trong Kháng nghị của Viện trưởng VKSND cấp cao đối với bản án phúc thẩm
đã nêu đây không thuộc trường hợp “nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia
đình”. Quyết định giám đốc thẩm số 118/2018 không nhận xét về nội dung
này nhưng giải trình của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có nêu khái niệm
“đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình” chưa được giải thích rõ. Tuy nhiên,
khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định: “Nhu cầu
thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám
bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu
cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”. Rõ ràng là cứ theo lời văn của
khoản 20 này thôi thì việc vay 819 triệu đồng trong vụ án này không thể được
coi là vì “nhu cầu thiết yếu của gia đình”.
2. Nghĩa vụ chứng minh là của ai?
Vụ kiện giữa nguyên đơn Lê Thị Nha T với bị đơn Lê Khánh H là vụ án tranh
chấp về nghĩa vụ trả tiền. Trước đây, các đương sự đã có tranh chấp về việc
chia thừa kế nhà 20 Võ Trứ. Tại Bản án sơ thẩm số 35/2007/DS-ST ngày
19/9/2007 (đã có hiệu lực pháp luật) đã quyết định giao cho ông H sở hữu
nhà 20 Võ Trứ và ông H phải trả cho bà T 462 triệu đồng (bà T đang cư trú tại
Mỹ). Ngày 15/5/2008, bà T và ông H ký Bản cam kết với nội dung ông H
không phải trả bà T khoản 462 triệu đồng và 10.000 USD tiền vay nhưng chỉ
được sử dụng nhà 20 Võ Trứ vào mục đích thờ cúng.
Ngày 11/3/2015, bà T khởi kiện yêu cầu hủy cam kết ngày 15/5/2008 vì cho
rằng ông H đã vi phạm cam kết này; đòi ông H trả cho bà khoản tiền 462 triệu
đồng, khoản tiền vay 10.000 USD và khoản tiền vay 20.000 USD mà ông H
đã xác nhận nợ tại Thư ngày 7/11/2007. Ông H chỉ đồng ý trả khoản tiền 462
triệu và 10.000 USD, không đồng ý trả khoản tiền 20.000 USD vì ông cho
rằng khoản tiền này chính là khoản tiền 462 triệu.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số
02/2015/DS-PT ngày 10/11/2015 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng) đều buộc
ông H phải trả cả 3 khoản tiền cho bà T. Ông H có đơn đề nghị giám đốc
thẩm. Chánh án TANDTC đã có kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án
phúc thẩm.
Tại phiên họp ngày 5/4/2019, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã hủy bản án
phúc thẩm, giao xét xử phúc thẩm lại theo hướng không chấp nhận yêu cầu
của bà T về khoản tiền 20.000 USD nếu không có chứng cứ gì mới.

Nhận định của Hội đồng Thẩm phán có vấn đề về trách nhiệm chứng
minh cần lưu ý là:
Bà T xuất trình Thư ngày 7/11/2007 của ông H gửi bà T để chứng minh ông H
có nợ khoản vay 20.000 USD. Nhưng trong thư này có nội dung cụ thể là
“Còn về chuyện nhà cửa, em còn nợ chị 20.000 USD”. Trong thư này cũng
không nhắc đến khoản tiền 462 triệu. Do đó, nội dung thư này thể hiện đúng
như ông H khai rằng nói về khoản tiền 20.000 USD là nói về khoản tiền 462
triệu chia thừa kế nhà 20 Võ Trứ mà ông H phải thanh toán cho bà T. Bà T
nêu rằng 20.000 USD là vay về việc khác thì lời khai này không phù hợp với
nội dung thư, bà T phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ để chứng minh. Tòa
án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại đòi hỏi ông H phải xuất trình
chứng cứ chứng minh 20.000 USD không phải là khoản vay khác là đánh giá
chứng cứ không đúng thực tế chứng cứ hiện có, không đúng theo quy định
của Điều 91, Điều 92 BLTTDS.
3. Tự ý đi qua đất người khác, bị buộc trả lại lối đi thì Tòa án có phải giải
quyết lối đi khác cho họ không?
Nguyên đơn Nguyễn Văn C kiện đòi các bị đơn Phan Văn H, Phan Văn M,
Phan Ngọc L, Phan Thị D trả lại thửa đất số 66 ở TP. Bà Rịa mà gia đình
nguyên đơn đã nhận chuyển nhượng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất từ 16/3/1998. Các bị đơn cho rằng đây là đất trống, họ đã sử dụng
từ lâu nên không đồng ý trả.
Trên thửa đất số 66 có lối đi (diện tích 12,4m2) mà 3 người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Phan Văn N, bà Nguyễn Minh Ch, bà
Phan Thị B đang sử dụng. Những người này thừa nhận trước năm 2009 thì đi
nhờ qua đất ông H nhưng do ông H làm nhà mới lên lối đi nên phải đi nhờ
như hiện nay. Ông N, bà Ch, bà B yêu cầu được tiếp tục sử dụng lối đi vì
không có lối đi nào khác.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã buộc các bị đơn trả lại đất
đang sử dụng tại thửa 66 cho nguyên đơn, buộc những người đang sử dụng
lối đi 12,4m2 trả lại đất lối đi cho nguyên đơn với nhận định: Lối đi cũ sau khi
ông H làm nhà thì vẫn còn với chiều rộng 80cm trong khi lối đi hiện tại không
phải là lối đi công cộng.
Những người phải trả lại lối đi có đơn đề nghị giám đốc thẩm. Chánh án
TANDTC đã có kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm (Bản án
số 110/2016/DS-PT ngày 6/6/2016 của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh).
Tại phiên họp ngày 5/4/2019, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã hủy phần giải
quyết về lối đi của Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm để giao xét xử sơ
thẩm lại.

Một số nhận định đáng lưu ý như sau:


Những người đang sử dụng lối đi là những chủ sở hữu bất động sản bị vây
bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra nên có
quyền yêu cầu giải quyết một lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định tại
Điều 275 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự
năm 2015). Giải quyết việc đòi lại đất mà đất đó chính là lối đi đang sử dụng
phải đồng thời xem xét đến lối đi mới của người phải trả lại đất.
Quy định về quyền lối đi qua bất động sản liền kề cũng quy định “được mở
trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất”. Lối đi
cũ cũng là đi nhờ và đã không sử dụng từ lâu do xây dựng công trình nên đất
còn lại chỉ rộng 80cm. Việc coi như các đương sự vẫn có lối đi, buộc trả lại lối
đi đang sử dụng mà không giải quyết lối đi mới là không bảo đảm  quyền lợi
hợp pháp của các đương sự.Chu Minh- Chu Minh - Thẩm phán TANDTC

You might also like