You are on page 1of 3

Câu 1: Trình bày ý nghĩa CMTS Anh. Vì sao nói cuộc CMTS Anh là cuộc CM ko triệt để?

 Ý nghĩa:
 Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển. Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. 
 Đây là cuộc Cách Mạng Tư sản có ý nghĩa trọng đại trong thời kỳ quá độ từ chế độ Phong kiến sang chế độ Tư bản Chủ nghĩa.
 Đây là cuộc CMTS ko triệt để là vì: vẫn còn tồn tại "ngôi vua". Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc
mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh và Bắc Mĩ

 Nguyên nhân sâu xa:


 Chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang,
đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
 Các thuộc địa Bắc Mĩ không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
 Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân.
 Nguyên nhân trực tiếp:
 - Sự kiện “chè Bô-xtơn”:

+ Cuối năm 1773, tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng
chè xuống biển.

+ Chính phủ Anh ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn, điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí
khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.

+ Sự kiện này đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ.

Câu 3: nêu kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập

 Kết quả:
 Tháng 9-1783, Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
 -Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới.
 Ý nghĩa:
 Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
 Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

Câu 4: tình hình nước Pháp trước CM

 Tình hình KTXH


 Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp:
+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
 - Công thương nghiệp phát triển:
+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim).
+ Công nhân đông, sống tập trung.
+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
 - Đến cuối thế kỉ XVIII, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền.
 - Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:
+ Đẳng cấp quý tộc có mọi quyền, không đóng thuế.
+ Đẳng cấp tăng lữ có mọi quyền, không đóng thuế
+ Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị; họ làm ra của cải nhưng không có quyền về chính trị, phải đóng thuế,
và làm nghĩa vụ phong kiến.
 Đến cuối thế kỉ XVII, do mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba và Tăng lữ, Quý tộc, nước Pháp lâm vào khủng hoảng xã hội gay gắt.
 Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.
 - Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học Ánh sáng dọn đường
cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
 - Những nhà tư tưởng nổi tiếng gồm Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đồng
thời đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
 - Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.
Câu 5: tại sao thời kì Gia cô banh là thời kì đỉnh cao của Pháp

Chính quyền Giacôbanh, đứng đầu là Rô-be-spie, đã thực hiên 1 số chính sách tiến bộ mà các thời kì khác không làm được:

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ruộng đất thu được của quý tộc phong kiến thì chia thành từng mảnh nhỏ, bán cho dân, trả dần trong 10 năm

- Tháng 6/1793, Hiến pháp mới đựợc thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa.

- Ban bố quyền dân chủ rộng rãi cho nhân dân, xoá bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp.

- Ban hành luật giá tối đa về lương thực, thực phẩm.

- Ban hành luật về mức tối đa lương cho công.

- Quốc hội đã thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc”, đã có những biện pháp tích cực để chống lại thù trong giặc ngoài.

 Qua đó chứng tỏ nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp.

Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản pháp, Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để

 Ý nghĩa
 Đối với nước Pháp:
- Cuộc cách mạng tư sản pháp đã lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
- Cuộc cách mạng tư sản pháp nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Cuộc cách mạng tư sản pháp hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển.
- Không chỉ vậy cuộc cuộc cách mạng tư sản pháp còn giúp những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất
được hình thành.
 Đối với thế giới:
- Cuộc cách mạng tư sản pháp giúp hế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
 Đây là cuộc CMTS triệt để nhất vì:

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách
mạng tư sản, đó là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa, tấn công vào thành trì cuối cùng của chế
độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau.

Câu 7: Trình bày nguyên nhân kết quả của cuộc nội chiến ở mĩ

 Nguyên nhân:
 Nguyên nhân sâu xa:
- Kinh tế Mĩ giữa thế kỷ XIX tồn tại theo 2 con đường:
+ Miền Bắc: phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
+ Miền Nam: phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.
- Nông nghiệp:
+ Miền Bắc và miền Tây: kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp.
+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản
trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với chủ nô miền Nam ngày càng dẫn đến phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở
đường cho CNTB phát triển.
 Nguyên nhân trực tiếp:
- Lin-côn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi các chủ nô ở
miền Nam (vì Đảng Cộng hòa chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ).
- 11 bang phản đối tách khỏi Liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ Trung
ương.
 Kết quả:

- Chế độ nô lệ ở miền Nam bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Nền kinh tế Mĩ đã vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX.


Câu 8: Vì sao Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở anh , nêu hệ quả của CMCN

 Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở anh là vì:


- KTTBCN phát triển mạnh
- CM nổ ra sớm, chính quyền do Tư bản nắm
- Có hệ thống thuộc địa lớn tạo đk cho giai cấp tư sản tích lũy đầu tư
 Hệ quả
 Về kinh tế:
- Nâng cao năng suất lao động, khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác.
+ Nông nghiệp: Phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Cơ giới hóa nông nghiệp.
 Về xã hội:
- - Hình thành 2 giai cấp mới là: 
+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực.
- Hai giai cấp mẫu thuẫn sâu sắc với nhau -> đấu tranh giai cấp

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của những thành tựu KHKT. Ptich vtro KHKT cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đối với sự phát triển của CNTB

 Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời


- Sau thắng lợi của CMTS và CMCN, điều kiện để phát triển KT TBCN rất phát triển
- 30 năm cuối TK XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ phát triển cao
- XH nhiều nhà KH nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, đã có những cống hiến quan trọng cho nhân loại về mọi mặt KH để ứng
dụng vào thực tiến và có giá trị lâu dài
 Phân tích vai trò
- Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao.
- Các phát minh khoa học trong nhiều lĩnh vực: Vật lí, Hóa học, Sinh học,... => con người khám phá năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ
cho đời sống.
Điển hình
như:
 Lĩnh vực vật lý: phát minh về điện ,về phóng xạ ,tia x ,cấu trúc vật chất giúp đời sống con người thêm nâng cao ,đầy đủ tiện nghi
 Trong lĩnh vực hóa học: Định luật tuần hoàn của các nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học.
 Trong lĩnh vực sinh học:
– Đác-uyn (Anh): Học thuyết đề cập đến sự tiến hóa và di truyền… => Giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới và sự tiến hóa
bằng con đường chọn lọc tự nhiên.
– Lu-i Paster (Pháp): Giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.
– Pap-lốp (Nga): Thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện => Nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật
và người.

You might also like