You are on page 1of 22

Gợi ý đáp án cuộc thi tìm hiểu 70 năm truyền thống Công an nhân dân Việt Nam

Câu 1. Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam được xác


định là ngày tháng năm nào ? Ý nghĩa việc xác định ngày truyền thống
Công an nhân dân Việt Nam.
Gợi ý đáp án:
1.1. Các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam
Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng ta thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố các công cụ bạo lực của
cách mạng để trấn áp tội phạm, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong
cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), "Đội Tự vệ đỏ" được thành lập để
hỗ trợ và bảo vệ quần chúng nổi dậy phá nhà giam, đốt huyện đường, vây đồn
lính, bắt giữ bọn hào lý, làm tan rã từng mảng chính quyền tay sai của đế quốc
ở cơ sở; bảo vệ cán bộ, bảo vệ các phiên toà của Xô Viết - Công Nông xét xử
bọn phản cách mạng; giữ gìn an ninh trật tự ở những nơi có chính quyền Xô
Viết. Tự vệ Đỏ được tuyển chọn từ những thanh niên ưu tú, trung thành, dũng cảm, giỏi
võ, có tinh thần hăng hái, tháo vát, có sức khỏe tốt trong các tổ chức Công hội Đỏ, Nông hội
Đỏ, Đoàn thanh niên Cộng sản, v.v. Họ được trang bị gậy gộc, tầm vông, giáo, mác, dao,
búa, liềm... và được tổ chức thành các đội vũ trang để bảo vệ người dân đấu tranh đòi các
quyền dân sinh, dân chủ và trong các cuộc biểu tình chống Pháp. Trong thời gian đầu họ
chưa được trang bị súng đạn. Tự vệ Đỏ là tổ chức tiền thân của các đội vũ trang cộng sản
Đông Dương trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Đội Tự vệ Công nông, Đội Tự vệ Cứu
quốc, Đội Danh dự Trừ gian, Đội Danh dự Việt Minh, Đội Tiễu trừ Việt gian, Đội Hộ lương
Diệt ác v.v.[1]

Để có lực lượng hỗ trợ cho đồng bào đấu tranh bảo vệ trật tự an ninh, các chi bộ Đảng
Cộng sản Đông Dương đã bắt tay ngay việc xây dựng phát triển lực lượng tự vệ. Trên cơ sở
những đội Tự vệ đã được thành lập trước đây.

Đến khi các Thôn bộ nông (chỉ chính quyền Xô viết) đảm nhận chức năng quản lý xã hội thì
cần có lực lượng mạnh để làm công cụ kháng Pháp và trấn áp những người theo Pháp, thị
uy, cảnh cáo những hào lý dựa hơi người Pháp, vì thế các địa phương đã phát triển mạnh
đội Tự vệ. Trên cơ sở nhiệm vụ được trên giao, qua thử thách đấu tranh, những người tích
cực, hăng hái trong thanh niên dưới 40 tuổi được lựa chọn vào đội Tự vệ. Các đội Tự vệ Đỏ
đã được tổ chức rộng rãi, nội trong huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An) đã có 27 đội với 664 đội
viên.

Cấp ủy Đảng, Nông hội không những chăm lo phát triển đội viên mà còn chú trọng bồi
dưỡng người chỉ huy, phụ trách tự vệ. Người đội trưởng là người giỏi võ nghệ, am hiểu cơ
bản về quân sự, thường là những cựu binh Văn Thân, Cần Vương. Chương trình huấn
luyện của đội Tự vệ Đỏ bao gồm các bài tập lăn, lê, bò, toài, võ cận chiến, nằm nấp tránh
máy bay, luyện tập cách thức bảo vệ đoàn biểu tình v.v.
Địa điểm huấn luyện là các khe núi, lòi cháng bí mật. Cứ tối đến là Tự vệ Đỏ tập trung để
luyện tập. Các làng Đa Thọ, Yên Phúc, Cẩm Vọng, Yên Lương (Nghệ An) đã có lò rèn để
sắm giáo mác cho Tự vệ. Tự vệ làng Yên Phúc do ông Nguyễn Văn Uy làm đội trưởng, là
đơn vị ra đời sớm hoạt động có nề nếp, là chỗ dựa quan trọng của quần chúng. Yên Phúc là
một làng lớn, tại đây còn có đội nữ xích vệ do nữ tướng Nguyễn Thị Nhuyễn (còn gọi là chị
Lài) chỉ huy.[2]

Khi các Xô viết được lập ở nhiều làng xã, Tự vệ Đỏ trở thành công cụ trấn áp những người
phản cách mạng, bảo vệ các Xô viết, bảo vệ các xứ ủy, đảng bộ địa phương, cơ sở địa
phương của Đảng Cộng sản Đông Dương vừa thành lập, và chống trộm cướp, duy trì an
ninh trật tự xã hội.[1][3]

Các địa điểm, các cơ sở của cơ quan Đảng, ban chấp hành các xã Bộ Nông, các tổ chức
quần chúng, các cuộc họp và các tổ chức khác của Đảng đều có Tự vệ Đỏ tuần tra, canh
phòng, bảo vệ nghiêm mật. Trong các cuộc mít tinh, biểu tình khi có cán bộ diễn thuyết,
tuyên truyền, các đội viên Tự vệ Đỏ vừa kêu gọi, cổ vũ quần chúng vừa làm công tác bảo vệ
an toàn, bố trí nhiều vành đai bảo vệ.

Tại các làng xã có chính quyền Xô viết, Tự vệ Đỏ được giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật
tự, giữ nghiêm luật lệ, kỷ cương, chỉ thị của chi bộ Đảng, Xã Bộ Nông (tổ chức chính quyền
sơ khai), các tổ chức quần chúng. Đồng thời Tự vệ Đỏ còn làm nhiệm vụ phát hiện và ngăn
chặn mật thám, cộng sự người Việt của Pháp, cảnh giác đề phòng lính đồn Tây tấn công;
các điểm canh, vọng gác đầu làng luôn có Tự vệ Đỏ túc trực ngày đêm làm tai mắt cho cấp
ủy, chính quyền và dân làng. Hiệu lệnh phát ra là tiếng kẻng liên hồi hoặc tiếng trống ngũ
liên dồn dập để mọi người trong làng tổ chức đối phó kịp thời.

Để bảo vệ cho các cuộc biểu tình, Tự vệ Đỏ được giao nhiệm vụ: Bắt giữ những người Việt
gian và phản động, canh gác, chốt chặn các ngã đường Pháp và cộng sự có thể đi qua,
theo dõi nắm tình hình mọi biến động của quan lại các phủ, huyện, đồn lính. Trong lúc biểu
tình Tự vệ Đỏ với các vũ khí thô sơ tự tạo (giáo mác, búa, liềm, gậy, dao găm, mã tấu, tre
vạt nhọn, lưỡi lê, cung, ná, nỏ...), chiếm giữ các huyện lỵ, công sở, đồn trại lính, chống
trả lính Pháp đến đàn áp, bảo vệ đồng bào đấu tranh, trừng trị những lãnh đạo thực dân hay
cộng sự người Việt đã từng gây nhiều tội ác với nhân dân, vừa để ngăn chặn kẻ thủ ác, vừa
răn đe cảnh cáo những thành phần khác, thực thi quyền lực của các Xô viết.

Ngày 13-9-1930, tại chợ Cồn - Thanh Chương, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức lễ truy điệu các liệt
sĩ hy sinh trong cuộc thảm sátcủa thực dân Pháp ở Thái Lão - Hưng Nguyên vào ngày hôm
trước, hơn 20.000 người đã tham dự. Ban tổ chức huy động gần 1.000 đội viên Tự vệ Đỏ
làm hàng rào danh dự, canh gác, bảo vệ. Các đội viên Tự vệ Đỏ hàng ngũ chỉnh tề đứng
trang nghiêm trước lễ đài mang dòng chữ "Truy điệu những chiến sĩ hy sinh vì nhiệm vụ để
bảo vệ, bênh vực lợi quyền cho quần chúng lao khổ An Nam".

Tại nhiều cuộc mít tinh khác Tự vệ Đỏ được huy động và sử dụng làm lực lượng tiêu binh
danh dự, biểu tượng cho việc thực thi quyền lực của chính quyền Xô viết. Có mặt Tự vệ đỏ
trong mọi hoạt động của chính quyền cách mạng thời kỳ này như là sự khích lệ tinh thần tự
tăng và xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, đặc biệt là tội phạm có tổ chức,
tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trật tự, an toàn
xã hội đứng trước nhiều tác động theo chiều hướng phức tạp. Nhiệm vụ bảo
vệ an ninh, trật tự đang đặt ra hết sức nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc
gia dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và an toàn xã hội để xây
dựng, phát triển đất nước.
- Trước bối cảnh như vậy, mỗi cá nhân đều phải nhận thức rõ ý thức,
trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất
nước hiện nay. Cụ thể:
+ Mỗi cá nhân phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, qua đó thấy
được tầm quan trọng của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự đất nước;
+ Đề cao tinh thần cảnh giác đồng thời chủ động phòng ngừa, phát hiện,
tố giác tội phạm, giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa người vi phạm pháp luật, tái hòa
nhập cộng đồng; tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn
xã hội; tham gia tích cực và hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc;
+ Tuyên truyền, hướng dẫn những người xung quanh đề cao tinh thần
cảnh giác, tích cực phòng chống các âm mưu và hành động chống phá của
kẻ thù, góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, củng cố thế trận lòng dân,
thế trận an ninh nhân dân;
+ Quán triệt, thực hiện tốt các quan điểm, giải pháp, biện pháp của
Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình và tự
diễn biến, tự chuyển biến trong nội bộ./.

You might also like