You are on page 1of 2

1.

 Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề nhân đạo
- Quy định về sử dụng vũ khí và phương tiện chiến tranh
Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh đã quy định các bên không được sử dụng
vũ khí huỷ diệt hàng loạt một cách dã man. Công ước đã nghiêm cấm sử dụng vũ khí
hoá học, vũ khí vi trùng, vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt khác.
Nghị định thư năm 1977 bổ sung Công ước 1949 đã nghiêm cấm các thủ đoạn tiến
hành chiến tranh gây ra nạn đói cho dân các nước đối địch như phá huỷ mùa màng, đê
điều; nghiêm cấm sử dụng các phương tiện chiến tranh huỷ diệt môi trường tự nhiên.
Khi chiếm đóng trên lãnh thổ của đối phương quân chiếm đóng phải đảm bảo cuộc
sống bình thường của dân cư; phải tôn trọng danh dự, sở hữu tài sản của dân cư địa
phương; cấm cướp bóc, cưỡng bức,...
Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh còn nghiêm cấm các hình thức trả thù, cấm
đối xử vô nhân đạo với dân cư vùng bị chiếm đóng.
- Về bảo hộ nạn nhân chiến tranh
Vối vai trò hoạt động vì mục đích giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, phối hợp và thúc
đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia, bảo vệ các quyền cơ bản của con người Liên hợp
quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, trong đó có các điều ước
quốc tế thể hiện tính nhân đạo của tổ chức quốc tế này. Các Công ước Giơnevơ năm
1949 đã quy định trách nhiệm của các bên tham chiến trong chiến tranh như sau:
+ Quân đội chiếm đóng trên lãnh thổ của đối phương có nghĩa vụ khôi phục trật tự xã
hội, đảm bảo cuộc sống bình thường của dân cư trong vùng bị chiếm đóng.
+ Quân đội chiếm đóng phải tôn trọng danh dự, gia đình, sở hữu tài sản của dân cư địa
phương.
+ Cấm cướp bóc, trả thù hoặc đối xử vô nhân đạo với dân cư vùng bị chiếm đóng. Cấm
giết hại dân thường hoặc đồi xử dã man tàn bạo với dân thường.
+ Cấm bắt dân làm con tin hay làm vật thí nghiệm khoa học.
+ Cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực để khủng bố dân thường.
+ Bảo hộ tù binh, thương binh, bệnh binh trong chiến tranh.
Theo Công ước Giơnevơ:
+ Nước giữ tù binh phải đảm bảo cho tù binh có điều kiện ăn ở như điều kiện của binh
sĩ nước họ.
+ Vũ khí, đạn dược và các giấy tờ quân sự, tư trang của tù binh không bị tịch thu.
+ Sau chiến tranh các bên tham chiến phải nhanh chóng phóng thích tù binh theo các
quy định của các hiệp định liên quan.
2. Hiệp ước Giơ-ne-vơ
Các Công ước Genève (phát âm tiếng Việt: Công ước Giơ-ne-vơ) gồm có bốn công
ước được viết ở Genève (Thụy Sĩ) đặt tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về vấn đề nhân
đạo. Những hiệp định này do những đóng góp của Henri Dunant, người đã chứng kiến
sự khủng khiếp của chiến tranh ở Trận Solferino năm 1859.

 Công ước Genève thứ nhất "để cải tiến tình trạng của những người bị thương và
những người ốm của quân lực tại chiến trường" (được chấp nhận lần đầu tiên
năm 1864; được sửa lại lần cuối năm 1949)
 Công ước Genève thứ 2 "để cải tiến tình trạng của những người bị thương, những
người ốm, và những người bị đắm tàu của quân lực trên biển" (được chấp nhận lần
đầu tiên năm 1949, tiếp theo Đoạn X của Hiệp định La Hay năm 1907)
 Công ước Genève thứ 3 "về cách đối xử với tù binh" (được chấp nhận lần đầu tiên
năm 1929; được sửa lại lần cuối năm 1949)
 Công ước Genève thứ 4 "về sự bảo vệ thường dân vào thời chiến" (được chấp
nhận lần đầu tiên năm 1949, dựa trên một số phần trong Đoạn IV của Hiệp định La
Hay năm 1907)

You might also like