You are on page 1of 8

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BÁO PHÁP LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---
TP.HCM, ngày 18 tháng 03 năm 2022

KẾ HOẠCH
Hội thảo “Khơi thông nguồn lực từ đất công”

1- ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới năm 1986, thị trường bất động sản Việt
Nam nói chung, đặc biệt là ở một “siêu đô thị” như TP.HCM nói riêng, đã có sự
tăng trưởng đáng kể. Tại TP.HCM, trong số rất nhiều các vấn đề liên quan đến
thị trường nhà đất được Nhà nước, doanh nghiệp và người dân quan tâm, thì gần
đây vấn đề “đấu giá” và “đấu thầu” quyền sử dụng đất với nguồn đất công, nhất
là sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm, đang trở thành tâm điểm của các diễn đàn,
báo chí-truyền thông, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp,
nhà đầu tư, người dân đô thị, và cả việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tạo
nguồn thu cho ngân sách để phát triển TP.
Đến nay, những tranh luận xung quanh việc đấu giá đất Thủ Thiêm, số phận của
các khu đất ở đây (sau khi đơn vị trúng giá bỏ cọc), tương lai của các khu đất
khác trong quỹ đất công của TP, tâm lý của nhà đầu tư, các vấn đề pháp lý xoay
quanh các hình thức huy động nguồn lực từ nguồn đất công của TP… vẫn chưa
ngã ngũ. Trong khi đó, hiện Quốc hội đã đưa Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Những câu hỏi lớn nhất từ thực tiễn đặt ra mà cả chính quyền TP, các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư và từ phía công luận đang rất quan tâm và mong mỏi tìm
kiếm câu trả lời xung quanh việc huy động nguồn lực phát triển TP từ quỹ đất
công đó là: (i) Cho đến hiện tại thì việc huy động nguồn lực từ nguồn đất công
thông qua các hình thức khác nhau, nổi bật là đấu giá hay đấu thầu quyền sử
dụng đất, ở TP.HCM có vướng mắc những vấn đề về cơ chế, pháp lý hay
không? (ii) Và làm thế nào hoặc cần những điều chỉnh cụ thể nào về mặt cơ

1
chế, chính sách, pháp lý để TP có thể huy động nguồn lực từ đất công một cách
minh bạch, hiệu quả, và doanh nghiệp sẽ an tâm đổ vốn đầu tư?

2- LÝ DO TỔ CHỨC HỘI THẢO

 Về nội dung, hội thảo sẽ giải quyết các câu hỏi từ thực tiễn đề ra như
trên: Thứ nhất là có cái nhìn tổng quan từ pháp lý đến thực tiễn việc khai
thác, sử dụng, quản lý quyền sử dụng đất công tại TP.HCM, tập trung vào
đấu giá, đấu thầu đất đai1 (liên hệ câu chuyện thực tế như vụ Thủ Thiêm).
Làm rõ mổ xẻ nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong hoạt động này từ
nhiều góc độ.
Đáng chú ý, qua khảo sát ban đầu của Báo Pháp Luật TP.HCM, có những
doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản hiện đang có những nguyện vọng,
sáng kiến mong muốn đề xuất lên các ngành, các cấp để việc huy động
nguồn lực từ đất công được hiệu quả hơn. Hội thảo sẽ là diễn đàn để nhà đầu
tư trình bày.
Thứ ba, các vấn đề cơ chế, chính sách, pháp lý… liên quan huy động nguồn
lực từ đất công có nên đưa vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sắp tới đây hay
không. Và cũng cần lắng nghe và rút ra bài học từ các mô hình ở các TP
khác, quốc gia khác có tính tương đồng với TP.HCM và Việt Nam.
 Về mặt thực tiễn, hội thảo sẽ diễn ra vào đúng thời điểm quỹ đất công ở
TP.HCM đang được phát triển tích cực, nhiều nhà đầu tư quan tâm, đòi
hỏi chính quyền TP có giải pháp sử dụng hợp lý: Kết quả rà soát quỹ đất
để tiến hành đấu giá thu hồi vốn làm vành đai 3 TP.HCM mà Sở Tài nguyên
và môi trường TP.HCM vừa báo cáo mới đây cho biết TP có 2.200ha đất dọc
tuyến để đấu giá, thu hồi vốn làm vành đai 3. Ngoài ra, Dự án xây dựng
đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài sẽ mở rộng phạm vi bồi thường giải
phóng mặt bằng tại các nút giao giữa đường cao tốc với đường Vành đai 3,
đường Vành đai 4 nhằm tăng nguồn thu và hiệu quả của dự án. Đó là hai

1
Theo quy định hiện hành nhà đầu tư nhận đất công theo các hình thức: Nhà nước giao đất (gồm đấu
giá QSDĐ và đấu thầu dự án có SDĐ) và Nhà nước cho thuê đất có thu tiền SDĐ (gồm thu tiền 1 lần
và thu tiền hàng năm). Tuy nhiên phạm vi Hội thảo chỉ đề cập đến hình thức: Giao đất thông qua đấu
giá QSDĐ đất và đấu thầu dự án có SDĐ.

2
trong số nhiều nguồn đất công, bên cạnh Thủ Thiêm, đang chờ các giải pháp
hợp lý.
 Về mặt dư luận, truyền thông chính sách thì vấn đề đấu giá, đấu thầu
quyền sử dụng đất công hiện đang rất được quan tâm, đang là dòng thời
sự chính (main agenda): Không chỉ nhà quản lý mà cả nhà đầu tư và công
luận đều rất quan tâm đến mô hình tương tác, khai thác, sử dụng nguồn quỹ
đất công của TP giữa chính quyền-nhà đầu tư-người dân sắp tới sẽ như thế
nào để đảm bảo hiệu quả. Các từ khóa “đấu giá đất”, “Thủ Thiêm”, “đất
công” … hiện được nhắc đến với tầng suất cao trên các phương tiện báo chí-
truyền thông, các diễn đàn và cả trong các văn bản của sở, ngành…

3- THÀNH PHẦN THAM DỰ VÀ LỢI ÍCH CỦA CÁC BÊN THAM GIA
3.2- Đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước
Đại diện của các Bộ ngành từ Trung ương (Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ Tư
pháp, Bộ Tài Chính…), Ủy ban pháp luật, kinh tế, ngân sách của Quốc hội
Bộ tài chính
Bộ xây dựng
Ngân hàng nhà nước
Lãnh đạo Thành ủy
Ủy ban Nhân dân TP.HCM (cơ quan chủ quản của báo Pháp Luật TP.HCM),
đại diện các sở, ngành của TP (như Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Tư Pháp, Sở
Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, TP. Thủ Đức và các
đơn vị liên quan).
Đại diện 1 số địa phương phía nam

Phí trường viện


ĐH Quốc gia và các thành viên
ĐH kinh tế
Tài nguyên môi trường

3
- Lắng nghe được ý kiến, quan điểm; nhận được các kết quả khảo sát ý kiến, các
tham mưu chính sách từ phía doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia… quan tâm
hoặc mong muốn tham gia đầu tư vào TP.HCM. Đó vừa giúp ích các cơ quan
trung ương trong việc hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sắp tới đây; vừa
giúp chính quyền TP.HCM có giải pháp sử dụng quỹ đất công hiệu quả hơn
nữa.
- Đây cũng là cơ hội để phía chính quyền trung ương và TP có thể chuyển tải
chủ trương, giải pháp, giải thích những thách thức nhìn từ phía nhà quản lý để
doanh nghiệp, nhà đầu tư chia sẻ từ đó đạt sự đồng thuận chung trong chính
sách.
3.3- Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện các cơ quan,
tổ chức chuyên môn
- Đây là diễn đàn để các chuyên gia độc lập, các chuyên gia trong các cơ quan,
ban ngành, đoàn thể, trường đại học, viện nghiên cứu… cùng có tham luận, có ý
kiến đóng góp cho việc huy động nguồn lực phát triển từ đất công.

3.1- Đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội về bất động sản
- Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động sản… có thể bày tỏ
những tâm tư, dự tính, khó khăn hay tham mưu, kiến nghị gỡ vướng, đề xuất hỗ
trợ… từ phía chính quyền TP và từ trung ương.
- Đây cũng là diễn đàn để doanh nghiệp, nhà đầu tư tương tác, đối thoại trực
tiếp với đại diện các cơ quan quản lý trung ương và chính quyền TP, các chuyên
gia, các nhà quản lý… để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề sử dụng đất công.
Savi, cộng ty quy hoạch Ncity, Nova, Hưng Thịnh, Đại Quang Minh, Tiến
Phước…
Ngân hàng: SCB, Sacombank…

Báo đài, đơn vị truyền thông

4
4- BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

Báo Pháp Luật TP.HCM

Viện Kinh tế xanh

ĐH Quốc gia TP.HCM).

5- CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH


5.1- Tổ chức nội dung
Báo Pháp Luật TP.HCM sẽ đặt hàng và đồng thời phối hợp với một (vài) đơn vị
chuyên môn trong ban tổ chức (ví dụ ĐH Quốc gia TP.HCM, Viện Nghiên cứu
Phát triển) để đặt hàng các doanh nghiệp, hiệp hội bất động sản, nhà đầu tư,
chuyên gia chính sách-pháp lý đất đai… gửi các tham luận, vừa phục vụ nội
dung kỷ yếu hội thảo, vừa tham gia trình bày tham luận tại hội thảo (keynote).
5.2- Tổ chức sự kiện hội thảo
Dự kiến khoảng 100-150 người, được chia cụ thể thành hai phần (panel).
Chương trình dự kiến diễn ra từ 8g00-11g30, vào nửa cuối tháng 4-2022. Địa
điểm dự kiến tại trung tâm hội nghị ở quận 1 (ví dụ khách sạn REX).
Nội dung các panel cụ thể như sau:
Video tổng hợp giới thiệu vấn đề
Giới thiệu đại biểu
Phát biển BTC (Báo Pháp Luật & ĐH Kinh tế Luật)
 PANEL 1: Các vấn đề đặt ra từ việc đấu giá đất Thủ Thiêm
Bốn đại diện (keynote speaker) trình bày 4 tham luận:
+ Tham luận 1: Báo cáo của Bộ Tư pháp sau ra soát
+ Tiếng nói doanh nghiệp (phương án kinh doanh)
+ Huy động nguồn lực từ đất công nhìn từ thế giới (Savi hoặc viện kinh tế
xanh)
+ Hoàn thiện pháp lý về đấu giá đất (ĐH Kinh tế luật)

5
+ Tham luận 1: Thực tiễn áp dụng pháp lý vào đấu giá và đấu thầu quyền
sử dụng đất công tại TP.HCM: Nhìn từ câu chuyện Thủ Thiêm và một số
nhận xét ban đầu2. (Một chuyên gia có thực tiễn nhiều năm trong quản lý
nhà nước về đất đai trình bày).
+ Tham luận 2: Cơ hội và thách thức đối với các nhà đầu tư khi tham gia
đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất công tại TP.HCM.3 (Một chủ đầu tư
quan tâm đến vấn đề trình bày).
+ Tham luận 3: Huy động nguồn lực từ nguồn quỹ đất công: Những gợi ý
ban đầu trong bối cảnh Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa
đổi)4. (Một đại diện Bộ, ngành từ trung ương hoặc một chuyên gia có kinh
nghiệm trong ngành trình bày).

2
Thực tiễn về pháp lý về đất công: Hình thức đấu giá QSDĐ được áp dụng với loại đất đã có quy
hoạch chung tỉ lệ 1/500 với mục đích làm đất ở, không khai thác công năng trên đất (đất sạch). Hình
thức đấu thầu dự án có SDĐ đất được áp dụng với loại đất có khai thác công năng sử dụng đất, mục
đích không dùng làm đất ở (gọi là đất chưa sạch). Hiện nay hành lang pháp lý làm căn cứ cho đấu giá
vá đấu thầu tương đối đầy đủ (Việc góp ý để hoàn thiện hơn quy định hiện hành sẽ đề cập trong phần
gải pháp), hoạt động này cũng đã được nhiều địa phương trong đó có TP.HCM thực hiện những năm
qua.

Liên quan vụ Thủ Thiêm: Các cơ quan có thẩm quyện tại TP.HCM đã vận dụng đúng pháp luật liên
quan để thực hiện vụ đấu giá QSDĐ đất này (Tham khảo báo cáo của Sở Tư pháp TP.HCM gửi Bộ Tư
Pháp). Trình tự thủ tục của phiên đấu giá QSDĐ 4 lô đất đảm bảo quy định pháp luật. Việc nhà đầu tư
bỏ cọc là nằm ngoài dự tính của TP và theo quy định hiện hành thì họ cũng có quyền bỏ cọc. Tuy
nhiên sau sự việc bỏ cọc này nhiều ý kiến cho rằng cần phải điều chỉnh 1 số quy định về đấu giá
QSDĐ như: Phạt cọc gấp đôi; Siết tiêu chuẩn tài chính của nhà đầu tư tham gia đấu giá; Tăng tiền đặt
cọc từ 10% giá trị tài sản lên 30 hoặc 40%; Rút ngắn thời gian thanh toán tiền từ 3 tháng xuống còn 1
tháng; Không cho người bỏ cọc tham gia các phiên đấu giá tiếp theo….
3
Khá nhiều nhà đầu tư gồm cá nhân và doanh nghiệp luôn mong muốn được tiếp cận với nguồn đất
công vì họ tin vào tính công khai, minh bạch của hoạt động đấu giá QSDĐ hoặc đấu thầu dự án có
SDĐ do Nhà nước thực hiện. Mong muốn của nhà đầu tư là như vậy nhưng thực tế việc nhà đầu tiếp
cận với nguồn đất công hiện còn hạn chế vì nhiều lý do.
4
Tầm quan trọng của Luật Đất đai: Hoạt động đấu giá QSDĐ và đấu thầu dự án có SDĐ được điều
chỉnh bởi luật chuyên ngành và nhiều Nghị định, Thông tư khác nhau. Tuy nhiên Luật Đất đai được
coi như “luật mẹ” điều chỉnh chung các chính sách về đất đai trong đó có chính xác giao đất công.
Làm rõ sự tương thích của Luật Đất đai với các quy định khác liên quan đến đấu giá, đấu thầu trong
Luật đấu giá tài sản, Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn để kiến nghị sửa đổi phù hợp.

6
+ Tham luận 4: Khơi thông nguồn lực từ quỹ đất công một cách minh
bạch, hiệu quả: Góc nhìn và bài học từ các thành phố, quốc gia khác trên
thế giới. (Một chuyên gia, nhà nghiên cứu về đấu thầu, đấu giá quyền sử
dụng đất ở các nước trình bày).

 PANEL 2: Bàn tròn thảo luận (round table)


Mời đại diện của Ủy ban Nhân dân TP.HCM, đại diện của Ban tổ chức tham gia
chủ trì phiên thảo luận.
(Mời 3 người)
+ Mời Ủy ban ngân sách quốc hội: Đấu giá đất là cách hợp lý nhất bây giờ
+ Mời Ban kinh tế trung ương hoặc (và) Bộ tài nguyên môi trường
+ Doanh nghiệp lớn (Nova/Hưng Thịnh)
+ Nhà nghiên cứu
+ Tư vấn nước ngoài (Savi)
+ Q&A
(MC dẫn)
+ Thứ nhất, đại diện của Bộ ngành từ trung ương, đại diện từ các Sở
ngành ở TP.HCM có những ý kiến phản hồi, trao đổi trước nội dung bốn
tham luận chính ở panel 1.
+ Thứ hai, các nhà đầu tư, các chuyên gia, các nhà quản lý… tiếp tục có
các ý kiến bổ sung cho các khó khăn, vướng mắc hoặc góp ý các mô hình,
sáng kiến cho TP.
+ Thứ ba, đại diện chủ tọa có ý kiến kết luận chương trình hội thảo.
5.3- Tổ chức truyền thông cho sự kiện5
 Các tuyến bài đa phương tiện (báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng xã
hội) đi thực tế, khảo sát và lấy ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư
liên quan đến chủ đề hội thảo;
5
Bao gồm Báo Pháp Luật TP.HCM (đơn vị chủ lực) và các báo đài khách mời như báo Tuổi trẻ,
Thanh Niên, Zing News, Người Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, Đầu tư, … Tổ chức tuyến bài báo in
trước và vào ngày diễn ra hội thảo để đưa báo và kỷ yếu đến tay từng đại biểu.

7
 Phỏng vấn sâu các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia; tổ chức các bài
xã luận góp ý chính sách liên quan;
 Đưa tin diễn biến trước, trong và sau sự kiện.

Phân công nhiệm vụ:


Dàn khách mời ở Trung ương: ĐH Kinh tế Luật
TP: Ngoại trừ sở tư pháp (bên báo mời)
Doanh nghiệp: Novaland, Hưng Thịnh, Đại Quang Minh… là thầy mời

Nội dung:
Kinh tế luật và viện kinh tế xanh: Ra kỷ yếu
Báo: MC script + truyền thông

Công tác tổ chức: Event báo pháp luật


Kế hoạch truyền thông của báo pháp luật tự làm
Kế hoạch truyền thông báo khác

Kinh phí 1,3


REX và ăn uống của thầy
Diễn giả bên thầy mời

You might also like