You are on page 1of 12

TỔNG HỢP DAO ĐỘNG

1, Biểu diễn dao động điều hòa bằng Vectơ quay


- Mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng một vectơ quay. Vectơ này có gốc
tại gốc tọa độ của trục Ox, có độ dài bằng biên độ dao động A và hợp với trục
Ox một góc bằng pha ban đầu φ
- Xét một véc tơ quay ngược chiều kim đồng hồ quanh gốc O, có đặc điểm:
• Độ dài vec tơ bằng A.
• Tốc độ quay ω.
• Ban đầu hợp với trục Ox góc φ.
Khi đó, hình chiếu P của ngọn véc tơ xuống trục Ox biểu diễn một dao động
điều hòa x = Acos(ωt + φ).

2, Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số
Phương pháp giản đồ Fre-nen: Lần lượt vẽ hai vectơ quay biểu diễn hai phương
trình dao động thành phần. Sau đó vẽ vectơ tổng của hai vectơ trên. Vectơ tổng
là vectơ quay biểu diễn phương trình của dao động tổng hợp.

Xét hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số
Khi đó phương trình dao động tổng hợp là

Để tổng hợp dao động có 2 cách:

Cách 1: Nếu hai vật có cùng biên độ dao động, thì ta sẽ tổng hợp

bằng cách sử dụng công thức cộng lượng giác

Cách 2: Nếu biên độ 2 vật khác nhau thì sử dụng phương


pháp Vectơ quay để tổng hợp dao động:
Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp

Sau khi xác định biên độ A và pha ban đầu φ thì ta sẽ có phương trình của dao

động tổng hợp .

! Trường hợp độ lệch pha đặc biệt:


1, Δφ = φ2 – φ1=k2π => 2 dao động cùng pha
Amax = A1 + A2
2, Δφ=φ2−φ1=(2k+1)π => 2 dao động ngược pha
Amin = |A1 – A2|. Nếu A1 > A2 ⇒φ = φ1; nếu A1 < A2 ⇒ φ = φ
3, Δφ=φ2−φ1=(2k+1)π/2 => 2 dao động vuông pha
A^2= A1^2 +A2^2
Khi A1 và A2 xác định, φ1 và φ2 chưa biết, ta luôn có |A1 – A2| ≤ A ≤ |A1 +
A2| (Điều kiện của biên độ tổng hợp)

Bấm máy tính Casio


Bài tập
Câu 1: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa x1 = 3cos(4πt + π/6)
cm và x2 = 3cos(4πt + π/2) cm. Hãy xác định dao động tổng hợp của hai dao
động trên?
A. x = 3√3cos(4πt + π/6) cm B. x = 3√3cos(4πt + π/3) cm
C. x = 3√3cos(4πt + π/3) cm D. x = 3cos(4πt + π/3) cm
Câu 2: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa với biên độ lần lượt là
3 cm và 5 cm. Trong các giá trị sau giá trị nào không thể là biên độ của dao
động tổng hợp.
A. 4 cm B. 5 cm C. 3cm D. 10 cm
Câu 3: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình dao động tổng hợp x
= 5√2 cos(πt + 5π/12) với các dao động thành phần cùng phương, cùng tần số là
x1 = A1 cos(πt + π1) và x2 = 5cos(πt + π/6 ), pha ban đầu của dao động 1 là:
A. φ1 = 2π/3 B. φ1= π/2 C.φ1 = π/4 D. φ1= π/3
Câu 4: Cho hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình dao động lần
lượt là x1 = 3√3sin(5πt + π/2)(cm) và x2 = 3√3sin(5πt - π/2)(cm). Biên độ dao
động tổng hợp của hai dao động trên bằng
A. 0 cm B. 3 cm C. 63 cm D. 33 cm
Câu 5: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng
phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1 = 3cos10t (cm) và x2
= 4sin(10t + π/2)(cm). Gia tốc của vật có độ lớn cực đại bằng
A. 7 m/s2 B. 3 m/s2 C. 6 m/s2 D. 13 m/s2
Câu 6: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng
phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1 = 4cos(10t + π/4)(cm)
và x2 = 3cos(10t - 3π/4)(cm). Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
A. 100 cm/s B. 50 cm/s
C. 80 cm/s D. 10 cm/s
Câu 7: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có
phương trình lần lượt là x1 = Acosωt và x2 = Asinωt. Biên độ dao động của vật

A. √3A B. A C. √2A D. 2A
Câu 8: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng
tần số có biên độ bằng nhau và bằng A nhưng pha ban đầu lệch nhau π/3 rad.
Dao động tổng hợp có biên độ là
A. 1 A B. √2A C. 2A D. √3A
Câu 9: Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hoà cùng phương, cùng tần
số có phương trình: x1 = √3cos(4πt - π/2) cm, x2 = cos(4πt) cm. Phương trình
dao động tổng hợp:
A. x = 2√2cos(4πt - π/4) cm
B. x = 2√2cos(4πt + 3π/4) cm
C. x = 2cos(4πt - π/3) cm
D. x = 2cos(4πt + π/3) cm
Câu 10: Một vật tham gia đồng thời ba dao động điều hòa cùng phương với các
phương trình: x1 = 5cos5πt (cm); x2 = 3cos(5πt + π/2) (cm) và x3 = 8cos(5πt -
π/2) (cm). Xác định phương trình dao động tổng hợp của vật.
A. x = 5√2cos(5πt - π/4) cm
B. x = 5√2cos(5πt + 3π/4) cm
C. x = 5cos(5πt - π/3) cm
D. x = 5cos(5πt + 2π/3) cm
Câu 11:Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có biểu
thức x = 5√3cos(6πt + π/2) (cm). Dao động thứ nhất có biểu thức là x1 =
5cos(6πt + π/3)(cm). Tìm biểu thức của dao động thứ hai.
A. x2 = 5√2cos(6πt - π/4) cm
B. x2 = 5√2cos(6πt + 3π/4) cm
C. x2 = 5cos(6πt - π/3) cm
D. x2 = 5cos(6πt + 2π/3) cm
Câu 12: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động có các phương trình:
x1 = A1cos(ωt + π/2) (cm); x2 = 5 cos(ωt + φ)(cm). Phương trình dao động
tổng hợp là x = 5√3cos(ωt + π/3). Giá trị của A1 bằng
A. 5,0 cm hoặc 2,5 cm.
B. 2,5√3 cm hoặc 2,5 cm
C. 5,0 cm hoặc 10 cm
D. 2,5√3 cm hoặc 10 cm
Câu 13: Cho hai dao động điều hoà cùng phương: x1 = 2cos(4t + φ1)cm và x2
= 2cos(4t + φ2)cm. Với 0 ≤ φ2 - φ1 ≤ π. Biết phương trình dao động tổng hợp x
= 2cos(4t + π/6) cm. Pha ban đầu φ1 là:
A. π/2 B. -π/3 C. π/6 D. -π/6\
Câu 14: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương
cùng tần số. Biết dao động thành phần thứ nhất có biên độ dao động A1=4√3
cm, dao động tổng hợp có biên độ A= 4 cm. Dao động thành phần thứ hai sớm
pha hơn dao động tổng hợp là π/3 . Dao động thành phần thứ hai có biên độ là:
A. 4√3 cm. B. 6√3 cm. C. 4 cm. D. 8 cm
Câu 15: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng
tần số 10Hz và có biên độ lần lượt là 7cm và 8cm. Biết hiệu số pha của hai dao
động thành phần là π/3 rad. Tốc độ của vật khi vật có li độ 12cm là:
Câu 16:

Câu 17:
Câu 18: Xét dao động tổng hợp của hai dao động thành phần có cùng phương
và cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
A. Biên độ của dao động thành phần thứ nhất
B. Biên độ của dao động thành phần thứ hai
C. Tần số chung của hai dao động thành phần
D. Độ lệch pha của hai dao động thành phần
Câu 19: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có
phương trình lần lượt là x1 = 3cos(πt + φ1) cm và x2 = 4cos(πt + π/3) cm. Khi
biên độ dao động tổng hợp có giá trị A = 5 cm thì pha ban đầu của dao động thứ
nhất là
A. π/6 rad B. 2π/3 rad C. 5π/6 rad D. π/2 rad
Câu 20: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có
phương trình lần lượt là x1 = 6sin(πt + φ1) cm và x2 = 8cos(πt + π/3) cm. Khi
biên độ dao động tổng hợp có giá trị A = 14 cm thì pha ban đầu của dao động
thứ nhất là
A. π/6 rad B. 2π/3 rad C. 5π/6 rad D. π/3 rad
Câu 21: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng
tần số có phương trình x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì
biên độ của dao động tổng hợp lớn nhất khi
A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π
B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2
C. φ2 – φ1 = k2π.
D. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/4
Câu 22: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng
tần số có phương trình x1 = A1sin(ωt + φ1) cm, x2 = A2sin(ωt + φ2) cm thì
biên độ của dao động tổng hợp nhỏ nhất khi :
A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π
B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2
C. φ2 – φ1 = k2π.
D. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/4
Câu 23: Biểu thức xác định pha ban đầu của dao động tổn hợp từ hai dao động
thành phần:

Câu 24: Ta có thể tổng hợp hai dao động thành phần khi hai dao động này:
A. Cùng phương, cùng tần số
B. Cùng biên độ và cùng tần số
C. Cùng tần số và có độ lệch pha không đổi
D. Cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian
Câu 25: Chọn phát biểu sai: Trong tổng hợp dao động. Biên độ của dao động
tổng hợp
A. Cực đại khi độ lệch pha giữa hai dao động thành phần là 2π
B. Cực tiểu khi độ lệch pha giữa hai dao động thành phần là π
C. Phụ thuộc vào tần số của hai dao động thành phần
D. Phụ thuộc và độ lệch pha giữa hai dao động thành phần
Câu 26: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần
số, biên độ A1 và A2, vuông pha nhau có biên độ là

Câu 27: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần
số, biên độ A1 và A2 có biên độ
A. A ≤ A1 + A2
B. |A1 – A2| ≤ A ≤ A1 + A2
C. A = |A1 – A2|
D. A ≥ |A1 – A2|
Câu 28: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên
độ lần lượt là 6 cm và 8 cm, biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị
A. A = 4 cm B. A = 8 cm C. A = 6 cm D. A = 15 cm
Câu 29: Hai dao động thành phần có biên độ 4 cm và 12 cm. Biên độ dao động
tổng hợp có thể nhận giá trị
A. A = 48 cm B. A = 4 cm C. A = 3 cm D. A = 9,05 cm
Câu 30: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa trên trục Ox
có phương trình x1 = A1cos(10t) cm và x2 = A2cos(10t + φ2) cm . Phương
trình dao động tổng hợp x = A1√3cos(10t + φ) cm trong đó φ2 - φ = π/6. Tỉ số
φ/φ2 bằng:
A. 2/3 hoặc 4/3 B. 1/3 hoặc 2/3
C. 1/2 hoặc 3/4 D. 3/4 hoặc 2/5

Bài toán A max, min


1, Phương pháp
- Dựng các véc tơ A1, A2, A hoặc xây dựng được các biểu thức thể hiện mối
quan hệ giữa đại lượng cần đánh giá cực trị với các đại lượng khác.
- Dựa vào yêu cầu của bài toán áp dụng định lí Sin trong tam giác
Hoặc sử dụng các bất đẳng thức như cosin, Bunhiacopxki, cực trị của hàm số
để suy ra điều kiện cần tìm.
- Áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác để tính toán kết quả.
2, Bài tập
Câu 31: Cho x1 = A1cos(πt + π/6) cm và x2 = 6cos(πt – π/2) cm là phương
trình của hai dao động cùng phương. Dao động tổng hợp của hai dao động này
có phương trình x = Acos(πt + φ) cm. Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt
giá trị cực tiểu thì
A. φ = 0 rad. B. φ = –π/3 rad.
C. φ = –π/6 rad. D. φ = π rad.
Câu 32: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động cùng phương. Phương
trình ly độ của các dao động thành phần và dao động tổng hợp lần lượt là x1 =
A1cos(ωt) cm; x2 = 3cos(ωt + α) cm; và x = Acos(ωt+ π/6) cm. Biên độ dao
động A1 có giá trị lớn nhất là
A. 9 cm. B. 6 cm. C. 8 cm. D. 12 cm.
Câu 33: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động cùng phương. Phương
trình li độ của các dao động thành phần và dao động tổng hợp lần lượt là
x1=A1cos(ωt) cm, x2=3cos⁡(ωt+α) cm, x3=Acos⁡(ωt+π/6) cm. Biên độ dao động
A1 có giá trị lớn nhất là
A. 9 cm. B. 6 cm. C. 8 cm. D. 12 cm.
Câu 34: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương,
cùng tần số, có phương trình x1=A1cos⁡(ωt−π/3) và x2=A2cos⁡(ωt+π/3). Dao
động tổng hợp có biên độ 4√3 cm. Khi A1 đạt giá trị cực đại thì A2 có giá trị là:
A. 2 cm B. 3 cm C. 5 cm D. 4 cm
Câu 35: Hai dao động cùng phương lần lượt có phương trình x1 = A1cos(πt +
π/6)(cm) và x2 = 6cos(πt - π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này
có phương trình x = Acos(πt + φ) (cm). Thay đổi A1 cho đến khi biên độ A đạt
giá trị cực tiểu thì
A. φ = -π/6 rad B. φ = π rad
C. φ = -π/3 rad D. φ = 0 rad
Câu 36: Cho hai phương trình dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có
phương trình x1 = A1cos(4πt - π/6) cm và x2 = A2cos(4πt - π) cm. Phương trình
dao động tổng hợp x = 9cos(4πt - φ) cm. Biết biên độ A2 có giá trị cực đại. Giá
trị của A1 và phương trình dao động tổng hợp là:
A. x = 9√2cos(4πt - π/4) cm
B. x = 9√2cos(4πt + 3π/4) cm
C. x = 9cos(4πt - 2π/3) cm
D. x = 9cos(4πt + π/3) cm
Câu 37: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình dao
động x1 = A1cos(ωt + π/3) cm và x2 = A2cos(ωt - π/2) cm. Phương trình dao
động tổng hợp của hai dao động này là: x = 6cos(ωt + φ) cm. Biên độ A1 thay
đổi được. Thay đổi A1 để A2 có giá trị lớn nhất. Tìm A2max?
A. 16 cm B. 14 cm C. 18 cm D. 12 cm
Câu 38:Cho hai phương trình dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có
phương trình x1 = A1cos(4πt - π/6) cm và x2 = A2cos(4πt - π) cm. Phương
trình dao động tổng hợp x = 9cos(4πt - φ) cm. Biết biên độ A2 có giá trị cực
đại. Giá trị của A1; A2 và φ là:
A. A1 = 9√3 cm; A2 = 18 cm; φ = -2π/3 rad
B. A1 = 9 cm; A2 = 9√3 cm; φ = π/3 rad
C. A1 = 9√3 cm; A2 = 9 cm; φ = 2π/3 rad
D. A1 = 9 cm; A2 = 18 cm; φ = -π/3 rad
Câu 39:
Câu 40: Cho 2 dao động điều hòa:

You might also like