You are on page 1of 4

Câu 1: Dòng điện là:

A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.

B. dòng chuyển động của các điện tích.

C. dòng chuyển dời có hướng của electron.

D. dòng chuyển dời có hướng của ion dương.

Câu 2: Tác dụng nổi bậc của dòng điện là:


A. Tác dụng cơ.

B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng hóa học.

D. Tác dụng từ.

Câu 3: Dòng điện không đổi là gì?

A. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

B. Dòng điện có cường độ không đổi theo thời gian

C. Dòng điện có chiều không đổi theo thời gian

D. Dòng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian

Câu 4: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu
điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện
tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây
nối trong thời gian đó là

A. 1,8 A.

B. 180 mA.

C. 600 mA.

D. 1/2 A

Câu 5: Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là
1,5A trong khoảng thời gian 3s. Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết
diện dây là
A. 0,5 (C)

B. 2 (C)

C. 4,5 (C)

D. 4 ( C)

Câu 6: Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng
thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng
thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết
diện thằng là:

A. 4 C.

B. 8 C.

C. 4,5 C.

D. 6 C.

Câu 7: Suất điện động của một ắc quy là 3V, lực lạ đã dịch chuyển một
lượng điện tích đã thực hiện một công là 6mJ. Lượng điện tích dịch
chuyển khi đó là

A. 18.10-3 (C)

B. 2.10-3(C)

C. 0,5.10-3 (C)

D. 18.10-3 ( C)

Câu 8: Điện năng tiêu thụ khi có dòng điện 2A chạy qua dây dẫn trong 1
giờ, hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 6V là

A. 12J

B. 43200J

C. 10800J

D. 1200J

Câu 9: Một đoạn mạch xác định trong 1 phút tiêu thụ một điện năng là 2
kJ, trong 2 giờ tiêu thụ điện năng là
A. 4 kJ.

B. 240 kJ.

C. 120 kJ.

D. 1000 J.

Câu 10: Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu
không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch
tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là

A. 25 phút.

B. 1/40 phút.

C. 40 phút.

D. 10 phút.

BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Bài 1: Một bộ acquy cung cấp một dòng điện 5A liên tục trong 4 giờ thì
phải nạp lại.

a, Tính cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục
trong thời gian 12h thì phải nạp lại

b, Tính suất điện động của acquy nếu trong thời gian hoạt động nó sinh
một công 1728kJ

Bài 2: Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A
liên tục trong 8h thì phải nạp lại

Bài 3: Một bộ acquy có suất điện động 12V nối vào một mạch kín

a, Tính lượng điện tích dịch chuyển giữa hai cực của nguồn điện để
acquy sinh công 720J

b, Thời gian dịch chuyển q là 5 phút. Tính I

c, Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong
thời gian 1 phút
Bài 4: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn có cường độ 1,6
mA..Tính điện lượng và số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây
dẫn trong thời gian 1 giờ.

Bài 5: Lực lạ thực hiện công 840mJ khi dịch chuyển một điện tích
7.10-2C giữa hai cực bên trong nguồn điện. Tính suất điện động của
nguồn điện này

Bài 6: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng
đèn là 0,64A

a, Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1
phút

b, Tính số e dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút

Bài 7: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong
khoảng thời gian 2s là Khi đó dòng điện qua dây dẫn có
cường độ bao nhiêu?

Bài 8: Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một tivi thường dùng có
cường độ 60μA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi
giây là ?

Bài 9: Cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn là 1,6A. Tính số electron đã
chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn trong thời gian 2 phút.

Bài 10: Một bộ nguồn điện có thể cung cấp một dòng điện 0,2 A liên tục
trong 20 giờ. Tính suất điện động của bộ nguồn này nếu trong thời gian
hoạt động đó nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ

You might also like