You are on page 1of 5

CHIẾC LƯỢC NGÀ

TÁC GIẢ: Nguyễn Quang Sáng

I/ TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả : - Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014)

- Quê quán: Thị trấn Mỹ Luông-huyện Chợ Mới-tỉnh An Giang

a.- Sự nghiệp sáng tác:

+ Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954

    + Năm 1955, ông làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng

    + Sau khi đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh và làm Tổng thư
kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I,II,III

    + Năm 2000 ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn
học Nghệ thuật

    + Các tác phẩm tiêu biểu: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm
thạch”

b- Phong cách sáng tác: Các sáng tác của ông thường là về cuộc sống và con
người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết
sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại
và có âm hưởng

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên

b. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất: tác giả đã kể chuyện bằng nhân vật bác Ba nhân vật
tôi – 1 ng chứng kiến câu chuyện. Ngôi kể này đã tạo ra được giọng điệu kể
chuyện thủ thỉ, gợi cảm giác chân thực và gần gũi với ng đọc. Khi cần, có
thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ đối với sự kiện và nhân vật trong
truyện.
c. Tình huống truyện có 2 tình huống
- Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 8 năm xa cách nhưng thật trớ
true là bé Thu không chịu nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm
thắm thiết của mình thì ông Sáu lại phải ra đi.
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yheeu thương và nỗi
mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cho con. Nhưng chiếc
lược chưa gửi được đến tay con gái thì ông đã hy sinh.
- => Tính huống 1 là tình huống căn bản bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu
đối với cha. Tình huống 2 bộc lộ sâu sắc tình cảm cha đối với con

II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật bé Thu


a. Diễn biến tâm trạng, thái độ của bé Thu trong thời gian ông Sáu về thăm
- Thoạt tiên, khi ông Sáu vui mừng nhận bé Thu là con, bé Thu đã hoảng hốt,
lảng tránh và xa cách
- Trong mấy ngày ông Sáu thăm nhà, cô bé vẫn giữ thái độ ngang ngạch, xa
lạ. Không những nó không chịu nhận ông Sáu là cha mà còn từ chối mọi sự
quan tâm của ông. Cô bé thể hiện rõ sự ương bướng với cá tính khá mạnh
mẽ. Thực chất lý do cô bé không chịu nhận cha chỉ là sự hiểu lầm. Bé Thu
làm vậy để bảo vệ hình ảnh người cha trong lòng cô bé, ng cha mà nó mới
chỉ được gặp qua tấm ảnh

B. Thái độ, tâm trạng của bé Thu trước khi ông Sáu phải lên đường

- Trong những giờ phút sắp chia tay, bé Thu muốn nhận cha nhưng ko dám vì
đã là ba giận. Tình huống bất ngờ xuất hiện sau lời chào từ biệt là tiếng kêu
“ba” như xé lòng của ng con. Nỗi mong nhớ ng cha xa cách bao ngày bị dồn
nén bấy lâu đã bùng ra thật mạnh mẽ. Trong cái sự hối hả, cuống quýt để níu
giữ cha ở lại của bé Thu ta thấy có cả nỗi ân hận.
- Qua những biểu hiện tâm lý, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy cô bé
có tình cảm thật sâu sắc và mạnh mẽ. Ở Thu có những nét cá tính tưởng như
là ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng thực chất xuất phát từ 1 tình yêu thương
sâu sắc. Từ việc bé Thu nhất quyết ko nhận ba vì nghĩ đó không phải là ba
của mình , cho đến giây phút cố gắng níu giữ ba ở lại, tất cả đều thống nhất
với suy nghĩ và hành động của 1 cô bé có tình yêu thương cha tha thiết.
- Diễn biến tâm lí của bé Thu đã được diễn tả tinh tế, chân thực, cho thấy tác
giả rất am hiểu tâm lí tree m và diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mếm,
trân trọng dành cho những tình cảm trẻ thơ.

2. Nhân vật ông Sáu

a. Khi ông Sáu trở về thăm nhà


- Khi về thăm nhà thuyền vừa cập bến, ông đã nhảy vội lên bờ gọi con. Hành
động vội vàng ấy thể hiện tình yêu thương con da diết. Nó là sự dồn nén nỗi
nhớ con trong biết bao ngày tháng
- Hoàn cảnh: Đứa con gái ông mong chờ nhất lại ko chịu gọi cha=> Đây chính
là nỗi đau đớn của ông bởi lí do ông trở về quê phần lớn là để gặp bé Thu
- Tâm trạng của ông Sáu khi bé Thu ko nhận cha: Mặt ông sầm lại, hai tay
như rụng rời
- Tuy vậy ông vẫn kiên nhẫn chờ đợi, vẫn thể hiện tình yêu thương với bé
Thu, ông im lặng chờ con gái gọi tiếng “Ba” khi mà đứa con phải chắt nước,
ông đã nín lặng để chờ đợi nó nhờ ông. Sự kiên nhẫn chờ đợi này xuất phát
từ lòng vị tha dành cho đứa con thân yêu. Khi né Thu vẫn nhất quyết tự chắt
nước, ko nhờ đến ông Sáu, ông vẫn chỉ giữ thái độ “ vừa khe khẽ lắc đầu
vừa cười”. Có lẽ vì khổ tâm đến lỗi không khóc được nên ông chỉ đành cười
vậy thôi. Sự bình tĩnh của ông Sáu đem đến cho ta thấy hình dung của 1 ng
cha: Tuy đau đớn song tấm lòng yêu thương con vẫn chiến thắng
- Tuy vậy đến lúc cuối cùng ông Sáu rõ ràng lại ko kìm chế được, bản thân
khi ông Sáu gắp cho bé Thu miếng trứng cá, bé Thu lại hất văng ra ngoài.
Ông đã đánh vào mông nó
- => Ở đây, việc ko kìm chế được của ông Sáu rõ ràng là được ngược lại với
tình cảm yêu thương nhưng thực ra nó lại là 1 biểu hiện khác của tình yêu
thương mà ông Sáu dành cho đứa con. Đó là khi tình yêu thương đặt ở mức
cao nhát, nó có thể gây ra những phản ứng, hành động ngược lại.
- => Bên cạnh đó, chi tiết này còn mang ý nghia nghệ thuật. Nó thúc đẩy câu
chuyện cao trào, làm rõ tính cách ngang ngạnh của bé Thu, sự chịu đựng của
ông Sáu và giúp chúng ta tìm 1 giải pháp để 2 cha con có thể nhận ra nhau.
- * Qua các chi tiết này, ta có thể thấy ông Sáu là ng yêu thương con vô cùng.
Thế nhưng trong hoàn cảnh éo le, ông đã phải chịu đựng nỗi đau khi con ko
nhận cha. Nỗi đau ấy thể hiện tình yêu thương bị dồn nén, vừa nói lên bi
kịch của chiến tranh.
- Lúc đấy ông Sáu muốn ôm con nhưng lại sợ nó hét lên nên đành nhìn con
vừa trìu mến, vừa đau khổ.
- Chỉ đến khi bé Thu hét lên tiếng “Ba” và chạy lại ôm lấy ông thì những yêu
thương dồn nén bao tháng ngày mới vỡ òa ra thành những giọt nước mắt
sung sướng. Đó là giọt nước mặt của sự yêu thương, bất ngờ, nỗi đau phải
chia biệt đứa con. Điều ông mong chờ nhất là tiếng gọi “Ba” thì nay ông đã
được nghe thấy như trong 1 giấc mơ
- Tất cả mọi người trong buổi chia tay đó đều cùng chung tâm trạng với ông
Sáu và bé Thu. Họ đều ko kìm được những giọt nước mắt
- => Những dòng nước mắt ấy để lại cho chúng ta 1 niềm tin sâu sắc.
b. Khi ông Sáu ở chiến khu
- Khi ở chiến khu ông ngày ngày nhớ thương con vô hạn, ân hận và day dứt
khi trót đánh con và đồng thời ông đã dồn hết tình yêu thương vào chiếc
lược ngà
- Chiếc lược ngà được làm với tất cả tình yêu thương, sự tỉ mẩn, chăm chút
của ông. Mỗi ngày, ông cưa 1 cái răng lược, luôn cố mài để cho nó trở lên
sáng bóng. Trên chiếc lược ấy, ông đã cẩn thận khắc dòng thơ : Yêu nhớ
tặng Thu, con của ba”
- Chiếc lược ngà trở thành một kỷ vật của tình yêu thương để tác giả lấy làm
nhan đề
- Tác giả muốn lấy chiếc lược ngà làm nhan đề cho tác phẩm. Về nghia đen
đây chỉ là 1 món quà ông Sáu tặng Thu. Nhưng ẩn sâu trong đó chiếc lược
trở thành nơi dồn tụ tình cảm yêu thương, mong nhớ của ông Sáu dành tặng
cho con. Nó là biểu tượng của tình cảm phụ tử, vượt qua những éo le, cách
biệt của chiến tranh
- Cuối cùng, thật đau đớn khi ông Sáu lại hy sinh. Trước lúc ấy, ông đã lấy
chiếc lược ngà trao cho bác Ba rồi nhìn 1 hồi lâu như muốn gửi gắm bảo bối
của đời mình cho đứa con phương xa. Hành động này là lời vĩnh biệt, trăn
trối cuối cùng trong cuộc đời của ông Sáu.
- Mở đầu và kết thúc truyện, ta thấy ông Sáu dù ở hoàn cảnh nào cũng hướng
về bé Thu. Tình yêu thương ấy dù phải xa cách bởi chiến tranh, song đó là
lời động viên, là hành động truyền lửa để chúng ta ý thức được ý nghia
thiêng liêng của tình cảm phụ tử.

III/ TỔNG KẾT:

Nhân vật ông Sáu đã được xây dựng trong 1 hoàn cảnh đặc biệt làm nổi bật lên
tình yêu thương con mãnh liệt

You might also like