You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

HƢỚNG DẪN

VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(Guidelines for Writing Internship Report)


(Hướng dẫn này có thể được thay đổi hàng năm, được thông báo trước kỳ thực tập)

0
MỤC LỤC

1. Thực tập tốt nghiệp là gì? 2


2. Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp 2
3. Thời gian thực tập 2
4. Chọn nơi thực tập 2
5. Hướng dẫn viết báo cáo thực tập tốt nghiệp 2
5.1 Nội dung và mục đích của báo cáo thực tập tốt nghiệp 3
5.2 Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp 3
5.2.1. Giai đoạn khảo sát 3
5.2.2. Chọn đề tài 4
5.2.3 Soạn thảo báo cáo 4
5.3. Bố cục báo cáo 5
5.3.1 Phần đầu 5
5.3.2 Nội dung chính 6
5.3.2.1 Giới thiệu 6
5.3.2.2 Nội dung 6
Phân tích tình hình 6
Phương pháp và các bước thực hiện 6
Kết quả chính 7
Kết luận và những đề xuất 7
5.4. Tài liệu tham khảo 7
6. Hình thức trình bày báo cáo 8
7. Đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp 10
8. Phụ lục 10
Phụ lục A: Mẫu trang bìa
Phụ lục B: Trang cam kết và lời cảm ơn
Phụ lục C: Nhận xét và tiêu chí đánh giá của Doanh nghiệp
Phụ lục D: Nhận xét và tiêu chí đánh giá của Giảng viên
Phụ lục E: Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo

1
1. THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LÀ GÌ?
Thực tập tốt nghiệp là yêu cầu bắt buộc của chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế. Đây là
thời gian sinh viên được tiếp cận mới môi trường kinh doanh thực. Dưới sự hướng dẫn của giảng
viên và người phụ trách từ đơn vị thực tập, sinh viên sẽ phải làm việc tại một doanh nghiệp hay
tổ chức có liên quan. Công việc này áp dụng những gì bạn đã học trong chương trình học tập tại
trường vào hoạt động tại đơn vị thực tập. Kết quả của nhiệm vụ này thể hiện báo cáo thực tập tốt
nghiệp (Internship Report – Action plan) để hoàn thành một học phần của chương trình đào tạo.

2. MỤC TIÊU CỦA THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Thực tập tốt nghiệp để sinh viên có thể trở nên quen thuộc với nghề nghiệp và tham gia vào quá
trình lao động; Áp dụng kiến thức và/hoặc kỹ năng học được trong Trường.
Thực tập tốt nghiệp là một cơ hội để khám phá những kiến thức có giá trị trong thế giới thực.
Sinh viên sẽ học được nhiều điều tuyệt vời về bản thân có thể sử dụng khi bạn bắt đầu tìm việc.
Bạn cũng sẽ có được kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực yêu thích và sẽ tạo liên lạc hữu ích khi
bắt đầu tìm kiếm một công việc. Đối với những lý do này, thực tập thường được coi là cầu nối
bạn với thị trường việc làm.

3. THỜI GIAN THỰC TẬP


Thời gian thực tập đối với bậc học cử nhân là 10 tín chỉ tương đương với 12 tuần làm việc toàn
thời gian hoặc thời gian tương đương với hình thức làm việc bán thời gian. Sinh viên có thể lựa
chọn thời gian phù hợp với nghiên cứu của mình. Lựa chọn hình thức toàn thời gian hay bán thời
gian tùy thuộc vào nhu cầu của tổ chức đề nghị cho sinh viên cơ hội thực tập, nhưng doanh
nghiệp thường chấp nhận sinh viên thực tập theo yêu cầu của họ.

4. CHỌN NƠI THỰC TẬP


Trong thời hạn qui định, sinh viên được tự do lựa chọn nơi thực tập. Vị trí thực tập tại các doanh
nghiệp và tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu sau:
 Doanh nghiệp thực tập cho sinh viên cơ hội để thực hiện các công việc liên quan đến kiến
thức và/hoặc kỹ năng có được trong quá trình học(một không gian làm việc chuyên dụng
tại các đơn vị thực tập được cảm kích).
 Doanh nghiệp thực tập cung cấp cơ hội để thực hiện công việc ở cấp độ phù hợp của các
chương trình nghiên cứu.
 Doanh nghiệpchấp nhận cho sinh viên tiếp cận dữ liệu cho phép để viết báo cáo thực tập.
Đây là một yêu cầu để hoàn thành chương trình học của sinh viên.

5. HƢỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Thực tập là một yêu cầu bắt buộc của chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế ở UEH. Hoàn
thành thực tập, sinh viên phải nộp báo cáo thực tập với các yêu cầu trong hướng dẫn này.
Thành công tại nơi thực tập/ làm việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Những đề xuất tuyệt
vời của bạn về phương án xuất khẩu, kế hoạch phát triển kinh doanh, chương trình tiếp thị… sẽ
chỉ ở trên giấy nếu bạn không thể thuyết phục những người khác về tiềm năng của nó. Đồng thời,

2
khi nhận từ bạn một văn bản được soạn thảo có một cấu trúc hợp lý sẽ là những ấn tượng đầu
tiên và duy nhất mà quản lý cấp trên có thể nhận thấy về bạn. Văn viết sẽ thể hiện và phản ánh
chất lượng, tính chuyên nghiệp về công việc của bạn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp là phác thảo việc kinh doanh của các công ty mà bạn đang thực tập,
tóm tắt các công việc bạn đã làm. Báo cáo phải thể hiện khả năng vận dụng những gì đã họcvào
công việc được giao tại doanh nghiệp, và phải chứng minh khả năng tư duy phân tích và kỹ năng
phát triển nghề nghiệp và bản thân tại doanh nghiệp.
Mục đích của tài liệu này là để giúp bạn viết một báo cáo thực tập thích hợp. Hướng dẫn này cố
gắng giải thích mục đích của báo cáo thực tập, bao gồm các khuyến nghị bạn nên thực hiện để
đáp ứng yêu cầu thực tập, và hướng dẫnđể cải thiện phong cách viết của bạn. Chúng tôi đề nghị
bạn nên nghiên cứu hướng dẫn này trước khi bạn bắt đầu thực tập.

5.1. Nội dung yêu cầu và mục đích của báo cáo thực tập tốt nghiệp
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp bao gồm 3 nội dung chính như sau:
1. Giới thiệu về doanh nghiệp và/hoặc Bộ phận mà sinh viên đang thực tập; (the background
and specific business of the company and/or department in whichyou performed your
internship);
2. Những công việc mà sinh viên thực hiện ở công ty. (Outline of the work that you have
performed in the company);
3. Nghiên cứu về một chủ đề thuộc chương trình đào tạo mà bạn lựa chọn tại doanh nghiệp
đang thực tập. (A discussion of the relevancy of your internship to the core subject area
of your degreeprogram).
Hai nội dung đầu tiên được viết ngắn gọn.Trọng tâm của báo cáo là phần thứ 3, thảo luận và
phân tích chủ đề liên quan đến quá trình thực tập. Chúng ta gọi đây là nội dung phân tích
(analytical component). Nội dung này sẽ kết hợp kiến thức được học trong trường (academic
knowledge) với kinh nghiệm thực tiễn (practical experience). Mục đích để giúp sinh viên phát
triển kỹ năng viết và phân tích; sinh viên sẽ không chỉ thu thập thông tin mà còn diễn giải,cấu
trúc và thể hiện một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Quá trình thực tập sinh viên phải chứng minh khả năng tư duy phân tích, áp dụng những kiến
thức kỹ năng đã học vào những hoạt động được phân công tại doanh nghiệp. Và báo cáo thực tập
phải phản ánh được các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp bằng các sáng kiến/đề xuất có giá trị
hơn là chỉ làm theo sự hướng dẫn của người phụ trách.

5.2. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp


5.2.1. Giai đoạn nghiên cứu, khảo sát
Bắt đầu sớm là chìa khoá để có một báo cáo tốt và chuyên nghiệp. Những nỗ lực vào phút cuối
thường là báo cáo thiếu dữ liệu, chất lượng viết kém và thường có kết quả không làm thỏa mãn
yêu cầu của bạn, doanh nghiệp và người hướng dẫn. Khi bạn không thể viết báo cáo ở tháng đầu
tiên, bạn có thể bắt đầu thu thập thông tin và liêt kê những nội dung thuộc ý tưởng của mình.
Một khi đã chọn được chủ đề, ghi chú lại tất cả hoạt động liên quan đến nghiên cứu, phương
pháp thực hiện, quan sát, tham dự các cuộc họp. Chuẩn bị là quá trình liên tục.

3
Lập kế hoạch thực hiện là cần thiết – một báo cáo trình bày tốt và logic phản ảnh tương tự về tư
duy. Quyết định bạn sẽ nói gì và với ai và hãy nhớ về điều này khi sắp xếp suy nghĩ của bạn. Thu
thập thông tin mà bạn có thể có và phân thành từng nhóm. Bạn có thể đưa các tiêu đề cho mỗi
nhóm và sắp xếp lại cho đến khi có thứ tự hài lòng.
Về thu thập dữ liệu: những dữ liệu hữu ích cần phải có để giới thiệu công ty, để phân tích hoạt
động mà bạn chọn, những tài liệu cần tham khảo... và một số có thể sẽ bị loại bỏ. Thông tin/dữ
liệu cuối cùng bạn đã quyết định sử dụng sẽ cấu thành đề cương chi tiết - một nội dung cần thiết
đểviết báo cáo. Hãy nhớ rằng đề cương có thể được sửa đổi trong giai đoạn lập kế hoạch thực
hiện nhưng, một khi bạn bắt đầu viết, bạn bám sát đề cương để không đi lạc chủ đề. Khi bạn
hoàn thành báo cáo, đề cương sẽ tự nhiên chuyển thành mục lục (Table of Contents).

5.2.2. Chọn đề tài


Chọn một chủ đề là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho thực tập tốt nghiệp của
bạn. Chủ đề lựa chọn là một khía cạnh hay vấn đề cụ thể liên quan đến thực tập và nó không phải
là báo cáo những gì mà bạn có thể gặp phải trong quá trình thực tập.
Tuy nhiên, các đối tượng được lựa chọn phải được thảo luận với đủ độ sâu, cần có những nỗ lực
vượt qua công việc hàng ngày của bạn, để việc đánh giá/ chuẩn đoán của bạn về chủ đề này
chứng tỏ một khả năng chuyên môn phù hợp với chương trình cử nhân tại UEH. Giảng viên
hướng dẫn và người phụ trách tại doanh nghiệp có thể hỗ trợ trong việc lựa chọn một chủ đề.
Mục tiêu lựa chọn của bạn về một vấn đề hoặc tình huống có thể đem lại lợi ích cho tổ chức.
Báo cáo thực tập của bạn phải có phần phân tích (analytical component). Do vậy, các nội dung
hướng dẫn sử dụng (user guides), giới thiệu các quy trình (descriptions of processes), hệ thống
hoặc mô hình toán học hiện có (systems or existing mathematical models), tóm tắt các tài liệu kỹ
thuật hay văn học (literature) đều không thể chấp nhận đưa vào trong báo cáo thực tập. Ví dụ,
bạn đã phát triển chương trình máy tính cho công ty, tài liệu không thể được chấp nhận như một
báo cáo thực tập phù hợp trừ khi nó cũng chứa các mục tiêu (objectives), hạn chế (constraints),
tính khả thi phân tích các phương án (feasibility analyses of alternatives) và bình luận về kết quả
(criticism of the outcome). Ngay cả khi công ty của bạn không yêu cầu thông tin này, thì đây vẫn
là nội dung bắt buộc của một báo cáo thực tập tốt nghiệp nộp về Khoa Kinh doanh Quốc tế -
Marketing (SIBM).
Thậm chí nếu bạn đã không được giao một dự án cụ thể trong quá trình thực tập, báo cáo của bạn
vẫn phải chứa nội dung phân tích. Ví dụ, bạn có thể trình bày một đánh giá về các chức năng/
nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp thuộc chương trình học của bạn. Các chủ đề không phải là
bản gốc, nhưng các báo cáo phải có những đóng góp riêng của bạn tại doanh nghiệp thực tập.
Chỉ cần nói rằng doanh nghiệp của bạn quan tâm, ví dụ, hợp đồng, và sau đó viết một bài đánh
giá nội dung hợp đồng là chưa đủ. Bạn phải nêu rõ mục tiêu của doanh nghiệp và sau đó đề xuất
các kỹ thuật quản lý cho những mục tiêu này.
Nếu bạn lo ngại về lựa chọn chủ đề, hãy trao đổi với người giám sát thực tập tại doanh nghiệp
hoặc với giảng viên hướng dẫn của bạn. Trên tất cả, chọn một chủ đề mà bạn quan tâm/ưa thích
sẽ quyết định sự thành công của báo cáo thực tập tốt nghiệp.

5.2.3. Viết báo cáo

4
Một khi bạn đã thu thập thông tin và hoàn thành đề cương chi tiết, bạn có thể bắt đầu viết bản
thảo. Đừng lo lắng về sự khởi đầu ưa thích hoặc những ý tưởng sâu sắc - chỉ cần viết! Khi bạn
làm việc, nghĩ về người đọc liên quan, ngôn ngữ sử dụng phù hợp với ngôn ngữ của họ.
Một khi bạn đã hoàn thành dự thảo đầu tiên của bạn, đểqua một bên và cho tâm trí của bạn được
nghỉ ngơi. Khi bạn lấy nó ra một lần nữa, bắt đầu sửa đổi. Dùng từ thay thế chính xác cho những
từ không rõ ràng; bạn có thể viết lại những câu văn, đoạn văn cho rõ ý. Điểm mấu chốt là nhằm
tạo ra một báo cáo logic và hành văn trôi chảy. Có ai đó đọc và sửa bản nhápcho bạn là một đảm
bảo thông đạt một cách hiệu quả. Một người bạn hoặc đồng nghiệp sẽ cho bạn biết nếu những gì
bạn đã viết là dễ hiểu. Chỉnh sửa đổi lần thứ hai trên cơ sở của những lời góp ý này. Phiên bản
cuối cùng của bạn nên là bản hoàn hảo. Độ tin cậy của báo cáo phụ thuộc nhiều vào ngữ pháp và
chính tả thể hiện trong nội dung bản thảo.

5.3. Bố cục của báo cáo (Report format)


A1. Phần đầu (preliminaries)
Phần đầu của báo cáo gồm
1. Trang bìa (Title Page)
2. Lời cảm ơn và cam kết (Acknowledgement and Endorsement)
3. Tóm lược (Executive Summary)
4. Mục lục (Table of Contents)
Trang bìa trình bày những thông tin sau: Tên đề tài (report title); Tên doanh nghiệp và địa điểm
(employer's name and location); Thời điểm viết báo cáo (date of report); Tên và mã số sinh viên
(name & student number), địa chỉ email, Tên trường/khoa (the university name); và câu “báo cáo
này hoàn thành một phần chương trình cử nhân Kinh doanh Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM (partial fulfillment)'' (xem phụ lục A).
Lời cảm ơn và cam kết (Acknowledgement and Endorsement) ở trang thứ 2 và thứ 3 nêu lời
cảm ơn khi nhận bất cứ sự hỗ trợ của cá nhân và tổ chức dành cho bạn trong quá trình thực tập
và hoàn thành báo cáo thực tập. Cũng như, lời cam kết nêu rõ báo cáo do chính bạn soạn thảo,
không sao chép từ bất cứ tài liệu của người khác và cũng sẽ không nhận được bất cứ điểm nào
nếu vi phạm theo qui định của Trường.
Tóm lƣợc (Executive Summary) là phần quan trọng nhất của báo cáo. Tóm tắt toàn bộ báo cáo,
nêu phạm vi (scope), mục đích (purpose) và những phát hiện chính (major findings), nêu bật
những kết luận và những đề xuất chính yếu (highlighting the key conclusions and
recommendations). Trang tóm lược cho phép nhà quản lý bận rộn cho thể nhanh chóng hiểu
những thông tin tốt mà không cần phải đọc hết toàn bộbáo cáo.
Tóm lược được viết sau khi báo cáo đã hoàn thành. Sẽ không đầy đủ khi nói về những gì sẽ thảo
luận (`going to discuss’) trong báo cáo. Tóm lược phải chứa đựng và phải nêu tất cả những điểm
chính của nghiên cứu (self-contained and must stateall the major points of the study). Không yêu
cầu nêu chi tiết về những gì dẫn đến kết luận hoặc tranh luận; đây là một phần của nội dung
chính. Tuy nhiên, sinh viên có thể nêu chi tiết đủ để người đọc có thể hiểu tốt về những đóng góp
trong báo cáo.
Mục lục (Table of Contents) gồm tất cả các mục và tiểu mục và sử dụng cùng hệ thống đánh số
cho toàn bộ báo cáo. Không nêu phần mở đầu. Lưu ý – dễ sử dụng là rất quan trọng.

5
A.2. Nội dung chính (Main Text) Phần chính của báo cáo (The main text) phải bao gồm.
A.2.1. Giới thiệu (Introduction): (3 trang)
Phần giới thiệu xác định đề tài tốt nghiệp để người đọc được chuẩn bị về nội dung theo sau. Ở
đây, bạn có thể giới thiệu công ty và bộ phận mà bạn đang thực tập. Và có thể tóm lược những
công việc bạn thực hiện ở công ty. Tổng quan (background)là quan trọng bởi vì giảng viên đánh
giá báo cáo không tương tự như điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin vị trí, lượng
lao động của doanh nghiệp… chỉ đưa vào nếu liên quan đến những phần sau của báo cáo.
Phần thứ hai của thông tin tổng quan sẽ nêu lịch sử hoặc mục tiêu hình thành dự án hoặc chi tiết
nghiên cứu trong báo cáo. Mục đích của phần này là tranh luận tại sao dự án cụ thể hoặc nghiên
cứu được quan tâm. Từ phần thứ 2 này, người đọc cần biết về mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu
nghiên cứu (The objective or goal of the study) nêu trong báo cáo sẽ được nêu và tách rời với
thông tin nền (the background) và phương pháp nghiên cứu sử dụng.
Phần giới thiệu trả lời câu hỏi, “Why was the specific work or study done?'' Nên ngắn gọn,
nhưng nhớ nêu background và scope của báo cáo vànêu rõ mục tiêu nghiên cứu (give a
clearstatement of objectives). Nêu câu hỏi mà bạn sẽ trả lời trong nghiên cứu này. Sau khi đọc
xong giới thiệu, nhớ rằng người đọc sẽ tìm đến phần liên quan đến vấn đề nêu ra ở phần giới
thiệu.

A.2.2. Nội dung chính (body)


Thân bài (Body) là phần dài nhất của báo cáo. Phần này sinh viên sẽ xây dựng nền tảng (theme)
bằng cách xem xét vấn đề, những phát hiện và ý nghĩa của chúng. Nội dung chính (body of the
report) sẽ được định dạng thích hợp với mục và tiêu mục để hướng dẫn người đọc xuyên suốt
báo cáo. Mặc dù, mỗi báo cáo sẽ có tiêu đề khác nhau, có những nội dung chắc chắn thể hiện với
tất cả báo cáo – Miêu tả phương pháp sử dụng để thu thập dữ liệu, tóm tắt dữ liệu có được và
cuối cùng diễn giải về dữ liệu (data). Trong phần này từ “data”có nhiều nghĩa khác nhau như
actual scientific measurements, textbook information, manufacturer's literature, plant logbooks,
financial statements, opinions of experts or employees...
Nội dung chính có thể bao gồm các mục cơ bản sau (bố cục này có thể thay đổi tùy theo đề tài
lựa chọn).
a.Phân tích tình hình (Situation Analysis) (4-5 trang)
Nêu cụ thể về ngữ cảnh của vấn đề nghiên cứu tích hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tuy
thuộc vào từng ngữ cảnh, những nội dung sau đây có thể đề cập:
 Thực hành tốt nhất của các tình huống / vấn đề tương tự (Best Practices of similar
situations/problems);
 Phân tích các yếu tố bên ngoài (Analysis of external factors/drivers);
 Phân tích các yếu tố bên trong (Analysis of internal factors/drivers);
 Phân tích các yếu tố công nghệ (Analysis of technology factors);
 Những cân nhắc về thị trường (Market considerations);
 Những cân nhắc về cạnh tranh (Competitive considerations: SWOT, Porter…)
b. Phƣơng pháp và các bƣớc thực hiện (Project Methodology and Steps of Execution) (6
trang)

6
 Các cách khác nhau để giải quyết vấn đề mà bạn xem xét và kết luận về những cách mà bạn
chọn để làm và lý do tại sao bạn đã chọn.
 Mô tả phương pháp nghiên cứu (methodology) sử dụng. Tại sao sử dụng phương pháp cụ thể
này.
 Các bước thực hiện với mục tiêu, bằng chứng thực tế (realisations) và khoảng cách (gaps)
giữa kỳ vọng và kết quả từ một quan điểm phương pháp luận (methodological perspective).

c. Kết quả chính (Key Results/Key Learnings) (5 trang)


 Phân tích các kết quả thu được/bài học nhận thấy trong một khung khái niệm nghiên cứu
thích hợp có được từ việc phân tích thực trạng.
 Nhấn mạnh kết quả liên quan đến chiến lược, cơ cấu tổ chức, quy trình kinh doanh, nguồn
nhân lực, công nghệ ... cho phù hợp vớisứ mạng của công ty (mission).
 Những khoảng trống (gap) liên quan đến kết quả (tức là, sự khác biệt từ kế hoạch ban đầu
của bạn, nếu có) mà xuất hiện trong các dự án? Giải thích.

A.2.3. Kết luận và những đề xuất (Conclusions and recommendations)


Đề xuất (Recommendations) là những kế hoạch hành động dự kiến (proposed plans of action)
cho tương lai. Những đề xuất này theo logic từ những kết luận. Nhớ rằng kết luận ở hiện tại, đề
xuất cho tương lai. Mỗi đề xuất sẽ được trình bày ở một trang riêng biệt.

a. Đề xuất (Recommendations) (4-5 trang)


 Những kiến nghị gì cho công ty/tổ chức? Nêu rõ đề xuất với những dữ liệu (qualitative
and/or quantitative) và kết nối dữ liệu với chiến lược, cấu trúc tổ chức, qui trình kinh doanh,
nhân lực, công nghệ… thích hợp với sứ mạng của công ty (mission).
 Chỉ ra những khía cạnh sáng tạo trong đề xuất của bạn
 Thời gian (Timetable) và kế hoạch hành động (action plan) cho các đề xuất của bạn. Vấn đề
triển khai thực hiện - những gì các công ty nên lưu ý để thực hiện thành công? Điều gì sẽ xảy
ra sau khi triển khai dự án/đề xuất? Những gì công ty nên đặc biệt quan tâm.
Kết luận (Conclusion) (2-3trang) thường đến từ nghiên cứu nêu ra trong nội dung chính (main
body) và không giới thiệu về những tư liệu mới (new material). Kết luận thường nêu theo trình
tự và sẽ trả lời một cách rõ ràng câu hỏi nêu ra ở phần giới thiệu và kết luận mục tiêu nêu ra đã
đạt được như thế nào. Cụ thể,
 Tóm tắt về kết quả và đề xuất. Liên kết đến phương pháp nghiên cứu - làm thế nào để bạn
đánh giá phương pháp áp dụng, các điểm mạnh, những vấn đề cải thiện?
 Những bài học chỷ yếu và các khía cạnh "mạnh mẽ" khác mà thực tập mang lại. Những gì
bạn đã học được và những gì bạn muốn phát triển hơn nữa trong tương lai nghề nghiệp của
bạn.
 Bối cảnh thực hiện với phân tích tình hình (conceptual framework, best practices, models…)

A.2.4. Tài liệu tham khảo


Tài liệu tham khảo (Bibliography) bao gồm sách, bài viết, báo cáo liên quan đến những nội dung
trích dẫn sử dụng trong báo cáo thực tập được định đạng theo hướng dẫn sau đây.
4.1. Tài liệu tham khảo (References): Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo phụ lục E

7
4.2. Thuật ngữ (Glossary)
4.3. Danh mục bảng/biểu (Nomenclature)
4.4. Phụ lục (Appendices): bao gồm tất cả tài liệu có liên quan tham khảo, hoặc bổ sung
cho những nội dung soạn thảo trong báo cáo. Bao gồm cả những nội dung liên quan đến
phỏng vấn/khảo sát (person interviewed, his/her position, and date of the interview).

6. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY


6.1. Định dạng chuẩn trình bày phần nội dung
Khổ giấy: A4, in hai mặt
Kiểu chữ (font): Times New Roman – Unicode
Cỡ chữ (size) - Định dạng (style)
Đề mục Ký hiệu Cỡ chữ Kiểu
Tiêu đề cấp 1 Chương 1. 16 Viết hoa, in đậm, canh giữa
Chương 2.
Tiêu đề cấp 2 1.1 14 Viết thường, in đậm, canh trái

1.2

2.1

Tiêu đề cấp 3 1.1.1 13 Viết thường, canh trái

1.2.1

2.1.1

Tiêu đề cấp 4 1.1.1.1 13 Viết thường, canh trái, in nghiêng

1.1.1.2

2.1.1.1

Văn bản 13 Viết thường, canh đều - Justifiy (Cttl +J)


(body text)
Tên bảng, biểu, Bảng 1.1:…. 13 Viết phía trên, in đậm, canh trái

đồ, nguồn Bảng 2.1:….

Cách dòng (line spacing): 1,15 lines

Cách đoạn (spacing):


Before : 6pt
After : 6pt

8
Định lề (margin):
Top : 2,5 cm (1 inch)
Bottom : 2,5 cm (1 inch)
Left : 2,5 cm (1 inch)
Right : 2,0 cm (0,8 inch)
Header : 1,5 cm (0,6 inch)
Footer : 1,5 cm (0,6 inch)

Đánh số trang: đánh máy, dưới mỗi trang, canh phải.


Đánh số thứ tự trang theo kiểu i, ii,…: Áp dụng cho phần Lời cảm ơn, Xác nhận của đơn vị
thực tập và nhận xét của chuyên viên hướng dẫn, Nhận xét của giảng viên hướng dẫn, Mục
lục, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng, Danh mục hình.
Đánh số thứ tự theo kiểu 1,2,3,…: Áp dụng cho phần Nội dung của chuyên đề, Phụ lục,
Danh mục tài liệu tham khảo;
Đánh các chƣơng mục: đánh theo chữ số Ả Rập (1,2,3…), không đánh theo số La Mã (I,
II, III,…) và chỉ đánh số tối đa 4 cấp theo qui định sau:
Tên chương: định dạng theo tiêu đề cấp 1 (heading 1). Ví dụ:
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN…
Đề mục cấp 2: định dạng theo tiêu đề cấp 2 (heading 2), bắt đầu bằng số thứ tự của
chương. Ví dụ:
1.1 Cơ sở lý luận
Đề mục cấp 3: định dạng theo tiêu đề cấp 3 (heading 3). Ví dụ:
1.1.1 Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
(Trong đó, số 1 đầu tiên là của chương 1, số 1 thứ hai là phần 1 của chương 1, số 1 thứ
ba là mục 1 trong phần 1 của chương 1).
Đề mục cấp 4: định dạng theo tiêu đề cấp 4 (heading 4). Ví dụ:
1.1.1.1 Khái niệm
6.2. Cách trình bày bảng, hình (biểu đồ, hình vẽ, lƣu đồ)
 Phải được đánh số theo từng loại và bao gồm luôn số thứ tự của chương.
Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2,… (trong đó, số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương, số 1,2… tiếp
theo là số thứ tự của hình trong chương đó).
Ví dụ: Bảng 1.1 , Bảng 1.2,....(trong đó, số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương, số 1,2… tiếp
theo là số thứ tự của hình trong chương đó)
 Phải được đặt tên.
Ví dụ: Bảng 1.1: Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trƣờng, 2000-2010.

9
 Phải có đơn vị tính.
Ví dụ: ĐVT: Triệu đồng.

 Phải có nguồn.
Ví dụ: Nguồn: Niên giám thống kê 2009.
Số liệu trong bảng, biểu phải được phân cách hàng ngàn bằng dấu chấm (.) và phân cách dấu
thập phân bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: 1.007.845,25.
Số phải được canh phải, không canh giữa và không canh trái.
Số trong cùng một bảng, biểu hay đồ thị phải có cùng số lượng thập phân. Tức là nếu lấy 2 số
thập phân thì toàn bộ số trong cùng một bảng đều phải có 2 số thập phân.
Không được để một bảng, hình (sơ đồ, lưu đồ) cũng như tên và nguồn của bảng, hình nằm ở hai
trang khác nhau.
Bảng và hình được trình bày theo chiều đứng của giấy, tên đặt phía trên. Trường hợp bảng, hình
được trình bày theo chiều ngang của giấy thì phần đầu của bảng, hình phải quay về gáy của cuốn
khóa luận.

7. ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Giảng viên hướng dẫn và người phụ trách tại đơn vị, đánh giá báo cáo thực tập. Đánh giá của
doanh nghiệp về tính chuyên cần, kỹ năng làm việc và tính sáng tạo, khả năng áp dụng vào
doanh nghiệp. Giảng viên hướng dẫn sẽ đánh giá về logic học thuật của báo cáo, tính sáng tạo,
tính khoa học của các đề xuất. Báo cáo nhận được điểm pass nếu điểm bình quân ≥ 5 hoặc
unsatisfactory nếu <5. Điểm Unsatisfactory nghĩa là không hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Lỗi
chính tả cũng được xem như unsatisfactory.
Báo cáo yêu cầu giữ bí mật cũng thường không được chấp nhận. Vì vậy khi chọn chủ đề viết báo
cáo sinh viên phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn và người phụ trách tại đơn vị để nếu những
dữ liệu như vậy được chấp trong báo cáo thực tập thì sẽ có cách đánh giá riêng.
Báo cáo thực tập sẽ được lập thành 3 bản: nộp cho doanh nghiệp (nếu yêu cầu), giảng viên (có
phiếu đánh giá của doanh nghiệp theo hướng dẫn ở phụ lục C và CD-ROM lưu tất cả file liên
quan đến Báo cáo thực tập tốt nghiệp) và cho chính sinh viên.

8. PHỤ LỤC
Phụ lục A: Mẫu trang bìa
Phụ lục B:Trang cam kết
Phụ lục C: Nhận xét và đánh giá của doanh nghiệp
Phụ lục D1 và D2: Tiêu chí đánh giá báo cáo thực tập tốt nghiệp dành cho giảng viên
hướng dẫn và giảng viên chấm thứ 2.
Phụ lục E: Hướng dẫn trích dẫn tài liệu nghiên cứu và trình bày báo cáo
Phụ lục J: Bảng kế hoạch thực tập cá nhân (phác thảo)

10

You might also like