You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ

NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

TÊN BÁO CÁO: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY SK


LOGISTICS HẢI PHÒNG

Họ tên SV: Mạc Thanh Bình

Mã SV: 87841

Lớp: KTN61DH

Nhóm: 18

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quỳnh Trang

HẢI PHÒNG – 2022


1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TNHH SK LOGISTICS

1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH xuất nhập khẩu logistic SK 1
1.1.1 Thông tin cơ bản 1
1.1.2 Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 3
1.2 Qúa trình hình thành và phát triển 4
1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty 4
1.3.1 Logistic 4
1.3.2 Thương mại 7
1.3.3 Sản xuất 7
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Logistic SK 8
1.5 Nguồn nhân lực 9
1.6 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị 11
1.7 Khách hàng và đối tác chính của doanh nghiệp 13
1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Logistics
SK 14
1.8.1 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2020 15
1.8.2 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021 16

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ/LĨNH VỰC KINH


DOANH CHÍNH MÀ CÔNG TY TNHH SK LOGISTICS THAM GIA 17

2.1 Trên thế giới 17

2.2 Ở Việt Nam 22

2.3 Tại địa phương Hải Phòng 25

i
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận 28
2. Kiến nghị 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

ii
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO

NXB Nhà xuất bản

TS Tiến sĩ

XK Xuất khẩu

NK Nhập khẩu

FCL Full container load – Vận tải hàng hóa nguyên container

LCL Less than container load – Vận tải hàng lẻ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

KCN Khu công nghiệp

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực 12

Bảng 2.2 Báo cáo hoạt động từ 2020 đến 2021 15

iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRANG

Hình 2.1 Logo SK logistics 1


Hinh 2.2 Logo công ty SK GROUP 1
Hình 2.3 Văn phòng giao dịch của công ty 2
Hình 2.5 Qúa trình hình thành và phát triển 4
Hình 2.6 Sản phẩm xuất khẩu 7
Hình 2.7 Sản phẩm viên nén mùn cưa 8
Hình 2.8 Cơ cấu tổ chức công ty 9
Hình 2.9 Nhân viên tại công ty 12
Hình 2.10 Cơ sở trang thiết bị 13
Hình 2.11 Các khách hàng và đối tác trên thế giới 14

v
MỞ ĐẦU

Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá gắn liền với sự phát triển của mỗi nước đó. Trong
quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự tác động của quá trình
toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế, việc phát triển các hoạt động thương
mại quốc tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu một cách có hệ
thống các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá đang là một yêu cầu cấp
thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu hàng
hoá.

Xuất nhập khẩu cũng là một môn học quan trọng của những sinh viên khoa kinh tế
ngoại thương. Tương lai sẽ là những cán bộ nghiệp vụ ngoại thương và xuất nhập
khẩu, các sinh viên cần trang bị cho mình những kiến thức thực tế bổ ích và cần
thiết. Vì vậy những đợt thực tập tại các công ty xuất nhập khẩu là quan trọng để
cho các sinh viên bổ sung những kiến thức được học trên ghế nhà trường.

Công ty TNHH SK Logistics là công ty có uy tín và kinh nghiệm lâu năm. Qua đợt
thực tập ở công ty, em đã học được nhiều kiến thức lĩnh vực kinh doanh bổ ích
cũng như văn hóa doanh nghiệp tại đây.

Trong bài báo cáo thực tập này, em xin trình bày về đề tài “Tìm hiểu chung về công
ty TNHH xuất nhập khẩu SK Logistics”. Bài báo cáo gồm 2 chương:

Chương 1: Tìm hiểu về công ty TNHH Xuất nhập khẩu Logistcs SK

Chương 2: Tìm hiểu chung về ngành nghề/ Lĩnh vực kinh doanh mà công ty TNHH
xuất nhập khẩu Logistics SK tham gia

Dù em đã cố gắng hết công sức hoàn thành bài báo cáo này nhưng em vẫn chắc
chắn không thể tránh khỏi sai sót. Em kính mong thầy cô có thể nhận xét và góp ý
giúp em biết được sai sót. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn

vi
Quỳnh Trang đã dẫn dắt, chỉ bảo và định hướng kĩ càng để em có thể hoàn thành
bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

vii
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU
LOGISTICS SK

1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH xuất nhập khẩu logistics SK

Công ty TNHH được thành lập bởi những lãnh

đạo có tâm huyết về lĩnh vực logistics. Kể từ khi

thành lập, SK logistics đã phát triển không ngừng

để nâng cao chất lượng dịch vụ , từ đó trở thành

nơi cung cấp dịch vụ tin cậy của nhiều khách hàng

trên khắp cả nước.

Là một công ty trẻ về tuổi đời, song nhờ phát huy tối đa tiềm lực của từng cá nhân
nòng cốt, đồng thời hoạch định chiến lược kinh doanh một cách bài bản, chặng
đường vừa qua của SK Logistics đã ghi dấu những bước đi vững chắc, bước đầu
tạo dựng được uy tín thương hiệu riêng.

1.1.1 Thông tin cơ bản

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU LOGISTICS SK

- Tên quốc tế: SK IMPORT EXPORT LOGISTICS COMPANY LIMITED

- Trụ sở chính: số 19/17/32/143 Tôn Đức Thắng, Phường An Dương, Quận Lê

Chân, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

- Mã số thuế: 0201649958

- Nơi đăng kí quản lý: Chi cục Thuế Quận Lê Chân

- Website: https://logisticsskvn.com

1
- Email: luongduckha@gmail.com

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH

- Logo công ty:

Hình 1.2 Logo của công ty SK GROUP

Nguồn: https://skgroup.vn/

- Địa điểm:
 Trụ sở chính: số 19/17/32/143 Tôn Đức Thắng, Phường An
Dương, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
 Văn phòng đại diện: Phòng 416 Tòa nhà Dầu khí. Số 441 Đường
Đà Nẵng. P. Đông Hải 1. Q. Hải An. TP. Hải Phòng
-

Hình 1.3 Văn phòng công ty SK Logistics

Nguồn: https://skgroup.vn/

2
 Tại Hà Nội: Phường 604 Số 15/258 Yên Hòa Cầu Giấy, Hà Nội
 Tại Hồ Chí Minh : 415/23 Trường Chinh Đường Trường Chinh,
P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM

1.1.2 Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
- Mục tiêu: Trở thành thương hiệu cung cấp dịch vụ có quy mô tại Việt
Nam và mang tầm vóc quốc tế

- Tầm nhìn: Việt Nam là quốc gia có vị trí giao thương vô cùng chiến
lược trên cả đường thủy, đường bộ và hàng không trong khu vực Đông
Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương. Công ty TNHH Xuất Nhập
khẩu Logistics SK đã xác định chiến lược phát triển là kết hợp lợi thế tự
nhiên với công nghệ logistic hiện đại, trở thành một thương hiệu cung cấp
các dịch vụ và sản phẩm quy mô lớn nhất Việt Nam và mang tầm vóc
quốc tế

- Sứ mệnh: Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Logistics SK xác định sứ


mệnh của mình là một doanh nghiệp tiên phong, mang đến những giải
pháp vận chuyển tối ưu, các sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và quyền lợi của khách hàng. Công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu Logistics SK có mạng lưới liên kết rộng rãi với
các đối tác trong nước cũng như trên thế giới, hoạt động trên cơ sở hợp
tác – phát triển cùng có lợi, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ

- Giá trị cốt lõi:


 Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động

3
 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
 Ưu tiên phát triển công nghệ kỹ thuật để tối ưu chất lượng dịch vụ
 Sự phát triển của doanh nghiệp đồng hành cùng người lao động,
các khách hàng
1.2 Qúa trình hình thành và phát triển

Năm 2015: Thành lập công ty: Bước đầu hình thành, xây
dựng và phát triển công ty với lĩnh vực Logistics

Năm 2016: Hoạt động và phát triển lĩnh vực sản xuất viên
nén mùn cưa gỗ.

Năm 2017: Hoạt động và phát triển lĩnh vực xuất nhập
khẩu nông sản

Năm 2020 : Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại

Nguồn: https://skgroup.vn/
1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty

1.3.1. Logistics

a) Dịch vụ thuê kho bãi

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kho bãi, mức giá

cạnh tranh nhằm tiết kiệm nhất cho khách hàng.

Hệ thống kho bãi được đầu tư rộng lớn, trang thiết bị tiện nghi, Công ty TNHH

XNK Logistics SK cam kết cung cấp các dịch vụ kho bãi tốt nhất và thuận lợi
nhất cho tất cả các mặt hàng trong chuỗi logistics của khách hàng.
4
100% hàng hóa được bảo hiểm an toàn, phòng cháy chữa cháy đáp ứng đầy đủ

các tiêu chuẩn kỹ thuật, lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp. Giúp bạn có thể yên
tâm khi gửi hàng tại kho hàng của Công ty TNHH XNK Logistics SK.

Đảm bảo hàng hóa đủ số lượng, còn nguyên công, nguyên kiện, nguyên đai.

Kho bãi được đầu tư hệ thống an ninh nghiêm ngặt, và lắp đặt hệ thống camera

giám sát 24/24 an toàn tuyệt đối cho hàng hóa của bạn.

Dịch vụ kho vận của Công ty TNHH XNK Logistics SK bao gồm:

- Gom hàng xuất/nhập khẩu (CFS).

- Dịch vụ kho ngoại quan tiêu chuẩn châu Âu.

- Trung tâm phân phối hàng hóa nhập khẩu/ hàng nội địa.

- Dịch vụ giá trị gia tăng logistics (VAL).

- Các dịch vụ dán nhãn, đóng gói, pallet, bốc dỡ, nâng hạ, vệ sinh

container,…

- Các dịch vụ gia tăng: kiểm tra, lấy mẫu, giám sát chất lượng.

Ngoài ra các ngành hàng tập trung của dịch vụ kho bãi Công ty TNHH XNK
Logistics SK là: Hàng tiêu dùng, nông – lâm – thủy sản, hàng dự án, siêu
trường, siêu trọng.

b) Dịch vụ vận chuyển nội địa hàng FCL, LCL

Vận tải đường bộ là phần không thể tách rời khỏi dây chuyền cung ứng dịch vụ

giao nhận kho vận khác. Công ty TNHH XNK Logistics SK cung ứng các dịch
vụ vận tải theo lịch trình, hàng gom và thuê nguyên chuyến.

5
Công ty TNHH XNK Logistics SK thiết lập đội ngũ vận tải chuyên nghiệp,
năng động trên tất cả các tuyến với 15 đầu xe cont. Đưa ra các giải pháp vận tải
linh hoạt, có các kế hoạch linh động, nhằm đạt hiệu quả tối đa.

Uy tín trong cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa với giá cước vận chuyển
hợp lý, phương châm: “Đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng
nơi quy định Vận chuyển”.

c) Dịch vụ hải quan

Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Logistics SK sở hữu đội ngủ nhân viên giàu

kinh nghiệm, giỏi chuyên môn có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm trong
ngành, cùng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xử lý các thủ tục giấy
tờ hải quan, đảm bảo hàng hóa tới tay người nhận đúng với yêu cầu và mong
đợi.

Đặc biệt, với dịch vụ hải quan trọn gói, quý khách sẽ không phải lo lắng bất cứ

điều gì. Mọi vấn đề thủ tục sẽ được Công ty thực hiện toàn bộ.

Tư vấn hải quan tại Công ty TNHH XNK Logistics SK.

Dịch vụ tư vấn hải quan của Công ty TNHH XNK Logistics SK gồm:

- Chính sách về Thủ tục và Hồ sơ Hải quan với mặt hàng xuất, nhập khẩu

- Chính sách quản lý mặt hàng theo ban ngành chuyên biệt như: Bộ Y Tế, Bộ

Công Thương, Bộ Xây Dựng, Cục kiểm dịch…

- Mã HS xuất nhập khẩu của các loại hàng hóa

- Tư vấn loại hình xuất – nhập khẩu phù hợp

- Các chuẩn mực và điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng mua bán quốc tế theo

6
yêu cầu của hải quan

- Xác định trị giá tính thuế

- Một số dịch vụ đi kèm khác

Bên cạnh những dịch vụ chính thì Công ty TNHH XNK Logistics SK cũng cung

cấp một số dịch vụ đi kèm như: Dịch vụ tư vấn hải quan, Chuyển đổi tiền tệ,
Dịch vụ đóng gói hàng, đóng kiện, Mua hàng hộ.

1.3.2 Thương mại

Trong thời gian qua SK Logistics đã xuất khẩu thành công rất nhiều loại nông

sản như xoài, cà chua, dưa chuột, dừa , dự kiến tương lai sẽ mở rộng với nhiều
mặt hàng hơn.

Hình 1.6 : Sản phẩm xuất khẩu của Công ty

1.3.3 Sản xuất

Hiện nay thị trường xuất khẩu sản phẩm viên nén mùn cưa của Việt Nam trải

rộng trên 5 quốc gia: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc, Italia. Và đang
tiếp tục mở rộng trên bản đồ thế giới với sản lượng xuất khẩu lên đến con số
khủng hàng chục triệu tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, thị

7
trường trong nước cũng khá sôi động, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất,
thương mại mọc lên rải rác khắp đất nước.

Hình 1.7 Sản phẩm viên nén mùn cưa

2.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Logistics SK

Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Logistics SK sở hữu đội ngủ nhân viên giàu

kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, và sẵn sàng hỗ trợ tối đa , chúng tôi luôn đảm
bảo cung cấp cho khách hàng giải pháp hậu cần tiêu chuẩn quốc tế, chi phí tốt
nhất, thời gian tốt nhất với sự hài lòng cao nhất.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Xuất Nhập khẩu logistics SK:

8
Hình 1.8. Cơ cấu tổ chức công ty SK Logistics

Nguồn: https://skgroup.vn/

Chức năng của từng bộ phận:

 Giám đốc:

- Điều hành, phân công cụ thể việc phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của từng
bộ phận trong Công ty

- Tổ chức thực hiện các quyết định, các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư

- Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty

 Phó giám đốc:

9
- Quản lý nhân sự: phân công, bố trí nhân sự, đôn đốc và quản lý các nguồn lực

của Công ty. Đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên, tham gia phỏng vấn và

đào tạo nhân viên mới. Dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu,

chức năng và nhiệm vụ của họ.

- Cập nhật tình hình hàng hóa, biểu giá trên thị trường, phân tích doanh thu của

Công ty. Giám sát theo dõi chặt chẽ những vấn đề liên quan đến công việc,

hoàn thành theo yêu cầu khác của cấp trên.

 Phòng tài chính kế toán:

- Làm kế toán, kiểm toán các nguồn vốn, các tài khoản, các nguồn tài chính

- Theo dõi tình hình thu chi của Công ty và các văn phòng đại diện.

- Thực hiện các nhiệm vụ với nhà nước như: đóng thuế, báo cáo tài chính.

 Phòng điều hành logistics:

- Nhận thông tin từ các hãng tàu , doanh nghiệp.... sau đó xử lý các thông tin

bằng cách phân công nhiệm vụ đến từng bộ phận.

- Giám sát quá trình làm hàng.

- Liên lạc và tạo quan hệ tốt với khách hàng và các đối tác đại lý.

 Phòng điều hành sản xuất:

- Thực hiện công tác điều hành, điều độ tác nghiệp sản xuất đáp ứng kịp thời nhu

cầu sản xuất, dịch vụ của Công ty.

- Tổ chức nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với các sở, ban, ngành

10
thành phố, các đơn vị liên quan và các đơn vị, phòng, ban trong Công ty.

- Quản lý văn bản đến, sao gửi nội bộ các văn bản do Ban lãnh đạo Công ty phê

duyệt qua hệ thống quản lý thông tin của Công ty; lưu trữ văn bản tài liệu theo

quy định, đảm bảo an toàn, bảo mật; xây dựng các báo cáo hình ảnh phục vụ

các cuộc hội họp, hội nghị của Công ty

- Xây dựng, theo dõi và quản lý hệ thống internet tại trụ sở Công ty và các đơn vị

trực thuộc Công ty; có kế hoạch kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống…

 Phòng xuất nhập khẩu:

- Thiết lập và thực hiện các mục tiêu, chính sách, và thủ tục của phòng xuất nhập

khẩu hoặc và của toàn Công ty.

- Chỉ đạo và giám sát hoạt động tài chính và ngân sách của phòng xuất nhập

khẩu.

- Quản lý các hoạt động chung liên quan đến sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch

vụ.

- Đề xuất ý kiến lên cho Giám đốc Điều hành, nhân viên và các phòng ban khác

về hoạt động chung của Công ty.

- Đàm phán hoặc phê duyệt hợp đồng cũng như các thỏa thuận thương mại.

- Phụ trách cơ cấu tổ chức phòng xuất nhập khẩu.

1.5. Nguồn nhân lực

Tổng số nhân sự của công ty là 24 (15 lái xe , 9 nhân viên tại văn phòng và hiện

11
trường) . Trong đó: Nam: 19 nhân viên, Nữ: 5 nhân viên.

Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực

Giới tính Số lượng Tỉ trọng


Nam 19 79,17%
Nữ 5 20, 83%

Nguồn: Cá nhân thực tập tổng hợp

Về số lượng lao động: Với quy mô là một doanh nghiệp nhỏ nên số lượng lao

động của công ty giữ ở mức tương đối phù hợp, kết hợp với việc tổ chức, sắp xếp
phân công nhân lực một cách hợp lý góp phần làm tăng năng suất lao động, làm
việc hiệu quả hơn.

Về chất lượng lao động: Nhân viên công ty đều tốt nghiệp các trường đại học,

cao đẳng, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nên luôn hoàn thành tốt các nhiệm
vụ được giao. Có tinh thần trách nhiệm, làm việc cống hiến cho công ty và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.

Hình 1.9 Nhân viên công ty

1.6 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

12
Văn phòng trụ sở chính của công ty tại Hải Phòng được xây dựng khang trang,

trang bị các thiết bị văn phòng, máy móc hiện đại: 10 máy vi tính, 2 máy in, 1 máy

photocopy,… Máy tính đều được kết nối mạng internet đảm bảo cho việc giao dịch
với khách hàng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, công ty sở hữu hơn 30 đầu xe
container nhằm cung cấp dịch vụ vận tải nội địa nhanh chóng, chất lượng với giá cả
cạnh tranh trên nhiều tuyến đường

Hình 1.10. Cơ sở trang thiết bị bàn làm việc máy tính của công ty

Nguồn: Cá nhân tự tổng hợp

1.7 Khách hàng và đối tác chính của công ty

13
Hình 1.11 Các khách hàng và đối tác trên bản đồ thế giới

Nguồn: SK Logistics

Đem theo mục tiêu trở thành thương hiệu cung cấp dịch vụ có quy mô tại Việt

Nam và mang tầm vóc quốc tế. Công ty đã không ngừng nỗ lực và phát triển vị trí
của bản thân, mở rộng quan hệ kết hợp tham gia hội nhập với nền kinh tế trong và
ngoài nước. Công ty không chỉ có lượng nhất định khách hàng và đối tác trong
nước mà còn có nhiều khách hàng và đối tác trên toàn thế giới như Châu Á ( Trung
Quốc,...) Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương,…

1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu
Logistics SK

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả doanh thu từ năm 2020 đến năm 2021

Đơn vị: VND

14
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2020
Doanh thu 42.603.860.182 30.104.350.882
Chi phí 1.679.213.209 2.153.583.939
Lợi nhuận 3.151.114.056 4.360.312.301

- Nhận xét tình hình chung:

+ Doanh thu: Doanh thu trong 2 năm 2020-2021 đã tăng khoảng


12.599.510.300 tỷ đồng, tăng từ 30.104.350.882 đến 42.603.860.182 tỷ
đồng. Đa phần doanh thu kiếm được là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

+ Chi phí: Chi phí trong năm 2020 là 2.153.583.939 tỷ đồng. Đến năm 2021
là 1.679.213.209, giảm khoảng 451.674.385 triệu đồng. Chi phí giảm chủ
yếu là do giá vốn hàng bán

+ Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 4.360.312.301 tỷ đồng. Đến
năm 2021, chi phí còn 3.151,114.056 tỷ đồng, giảm khoảng 1.209.203.725 tỷ
đồng.

=) Trong 2 năm 2020 đến 2021 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty
vẫn đang tiến triển tốt mặc dù dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra.

2.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2020

Tại thời điểm đầu năm 2020 nên kinh tế có xu hướng chững lại cả trong
nước và ngoài nước. Với các nền kinh tế ví dụ như ở Châu Âu do ảnh hưởng
của chiến tranh thương mại mà triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi. Còn kinh
tế Nhật Bản gặp nhiều bất ổn trong năm 2020. Sản xuất trì trệ, tình hình giảm
phát không cải thiện chủ yếu do cầu trong nước và nước ngoài giảm. Tuy

15
vậy, tình hình trong nước những năm đầu thì vẫn có những chuyển biến tích
cực với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng.

Riêng với Công ty SK Logistics thì cũng vẫn duy trì được tốc độ và chất
lượng công việc nên không có gì đáng lo ngại. Các mặt hàng năm trước được
mở rộng thì đến năm nay vẫn được duy trì và phát triển về cả số lượng và
chất lượng. Ngoài ra với các đối tác cũ cũng như mới đều đảm bảo dịch vụ
phục vụ tốt nhất nhằm duy trì và phát triển thương hiệu.

2.5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm kinh doanh của Công ty chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu đánh dấu sự lây lan của Covid 19 trong cộng đồng khi rất
nhiều ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận, và Chính phủ đã
thực hiện “giãn cách xã hội”.Ở giai đoạn này do tình hình Công ty không
mấy khả quan khi các đối tác có những đòi hòi về giảm tiền phí dịch vụ.

Giai đoạn tiếp theo, việc kinh doanh của Công ty đi vào hoạt động trở
lại và dần hồi phục khi hết “giãn cách xã hội” và tiếp nhận các gói hỗ trợ
Chính phủ. Lúc này Công ty cố gắng đi tìm những nguồn khách hàng cũng
như đối tác mới để bù đắp vào những khoản giảm để kiếm thêm lợi nhuận.
Lúc này đây Công ty đã phần nào thích ứng được với tình hình dịch bệnh
này.

16
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÀNH NGHỀ/LĨNH VỰC
KINH DOANH LOGISTIC MÀ CÔNG TY TNHH SK LOGISTICS
THAM GIA

2.1 Trên thế giới

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu và được
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia sử dụng khá phổ biến trong nền kinh
tế số. Với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước
đang phát triển, logistics được các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách kinh
tế coi như là công cụ, phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau trong chiến
lược doanh nghiệp. Logistic tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các
hoạt động của doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ logistic hiệu quả sẽ góp phần
tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

- Phát triển thương mại điện tử ở nông thôn thông qua mô hình “logistics hai
chiều”
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics
- Cơ hội để logistics hàng không phát triển
- Chi phí vận chuyển và logistics dự kiến sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022

Logistics có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Đây là công cụ có thể liên
kết tối ưu các hoạt động kinh tế như: Cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối,
phát triển thị trường cho kinh tế biển. Các chu trình lưu chuyển của sản xuất
kinh doanh trong kinh tế biển từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu, phụ kiện…
đến sản phẩm cuối cùng tới tay khách hàng có thể được tối ưu hóa nhờ có
logistics.

17
Bên cạnh đó, logistics có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản
lý đưa ra những quyết định chính xác trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh
doanh, phát triển các dịch vụ đảm bảo cho mọi hoạt động của nền kinh tế vận
hành thông suốt. Trong điều kiện hiện nay, logistics càng có ý nghĩa quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với phát triển kinh tế biển
của mỗi quốc gia nói riêng.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Singapore

Singapore có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong eo biển Malaca, trấn giữ con
đường hàng hải huyết mạch từ Đông sang Tây, nối liền Thái Bình Dương.
Singapore đặt mục tiêu, chiến lược là phát triển Singapore trở thành trung tâm
logistics tích hợp hàng đầu thế giới. Hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp
logistics hàng đầu thế giới lựa chọn Singapore là cửa ngõ vào thị trường châu Á
mà còn được các doanh nghiệp logistics châu Á chọn là cửa ngõ đi ra thị trường
thế giới. Các chính sách chủ yếu phát triển dịch vụ logistics tại Singapore gồm
có:

Thứ nhất, mô hình quản lý chính quyền cảng: Trong quản lý cảng biển và các
dịch vụ cảng biển hiện nay, Singapore áp dụng mô hình quản lý theo chủ cảng.
Với mô hình quản lý này, cơ quan quản lý cảng sở hữu và bảo trì các công trình
cảng cũng như khai thác bến. Nói cách khác, cơ quan quản lý cảng là người sở

18
hữu và bảo trì các công trình cảng nhưng cho khu vực tư nhân thuê để thực hiện
các dịch vụ tại cảng như xếp dỡ, giao nhận, lưu kho hàng hóa.

Thứ hai, Phát triển khu tự do thương mại Free Trade Zone (FTZ): Phát triển
FTZ là chiến lược chủ đạo. Từ khi mới ra đời và hoạt động, cảng Singapore phát
triển theo mục tiêu là cảng tự do thương mại freeport, 99% hàng nhập khẩu vào
Singapore được miễn thuế. Khu vực tự do thương mại FTZ đầu tiên được mở
vào năm 1969 tại bến Jurong. Hiện nay 6/7 khu vực FTZ đều nằm ở 6 bến thuộc
cảng Singapore.

Thứ ba, Chính phủ đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics quan
trọng, có quy mô lớn, hiện đại, hệ thống đường cao tốc, trung tâm logistics hàng
không, trạm không vận hàng tươi sống, trung tâm hàng tiêu dùng, trung tâm
kinh doanh và vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật…

Malaysia

Malaysia phát triển cạnh tranh với Singapore để trở thành trung tâm vận tải biển
và logistics trong khu vực. Cảng Tanjung Pelepas (PTP) thuộc bang Johor của
Malaysia đã phát triển mạnh mẽ mặc dù bị ảnh hưởng do cạnh tranh từ cảng
PSA của Singapore (chỉ cách 66 km theo đường biển, 24 km theo đường hàng
không), cảng biển đứng thứ 2 thế giới về lượng hàng hóa thông qua. Chiến lược
phát triển dịch vụ logistics của Chính phủ Malaysia, có những đặc điểm riêng
như:

19
Thứ nhất, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải đồng bộ và toàn diện

Thứ hai, bố trí các cảng cạn nội địa (ICD) là các điểm liên kết loại hình vận tải.
Với một quốc gia có nhu cầu vận chuyển hàng hóa container gia tăng nhanh
chóng và có nhiều lại địa hình chuyên chở như Malaysia, việc phát triển các
cảng cạn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp và liên kết các phương
tiện vận tải, mang lại hiệu quả trong phân phối hàng hóa.

Với đặc trưng riêng về địa hình bị chia cắt thành 2 khu vực, việc đảm bảo cho
hoạt động vận tải thông suốt trong nội địa Malaysia gặp không ít khó khăn. Để
khắc phục khó khăn này, Malaysia đặc biệt chú trọng vào hệ thống giao thông
đường bộ và đường sắt.

Thái Lan

Nhờ vào lợi thế vị trí địa lý chiến lược, Thái Lan đặt mục tiêu phát triển thành
điểm trung chuyển logistics trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, các chính sách
phát triển dịch vụ logistics của Thái Lan bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng ngành dịch vụ logistics chất lượng cao và giảm thiểu tối đa
chi phí logistics. Thái Lan đã xây dựng kế hoạch cắt giảm chi phí chi tiết và cụ
thể cho từng hoạt động logistics. Với mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, Thái
Lan đã tiến hành xây dựng hệ thống vận tải thống nhất và liên thông giữa các

20
tỉnh, thành phố; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics trong nước hợp tác và học hỏi kinh nghiệm của các công ty cung cấp
logistics ngoài nước; cũng như phát triển hệ thống E-logistics giảm thiểu chi phí
chứng từ thương mại.

Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư về công nghệ thông tin trong quản lý. Thái Lan đã
xây dựng hệ thống mạng lưới E-logistics, nâng cao hiệu quả trong hoạt động
dịch vụ logistics. Nền tảng E-logistics liên kết các doanh nghiệp sản xuất; các
nhà cung cấp dịch vụ logistics; các công ty giao nhận vận tải; các trạm, ga, sân
bay, bến cảng; các ngân hàng và thể chế tài chính và các cơ quan trực thuộc
chính phủ, triển khai các giao dịch liên quan đến hải quan điện tử (e-custom),
đăng ký giấy phép trực tuyến (e-license), cảng điện tử (e-port).

Hồng Kông (Trung Quốc)

Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Trung Quốc với vị trí địa
lý thuận tiện, là cửa ngõ của Trung Quốc với thế giới. Hiện nay, cảng Hồng
Kông đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về vận tải hàng hóa qua cảng biển. Để đạt
được điều này, Hồng Kong đã triển khai những chính sách phát triển dịch vụ
logistics, bao gồm:

Thứ nhất, phát triển hệ thống cảng biển theo mô hình cảng mở: Hồng Kông
chọn phát triển hệ thống cảng biển theo mô hình cảng mở (free port) để cạnh
tranh về dịch vụ logistics với các cảng biển Trung Quốc như: cảng Thâm
Quyến, cảng Quảng Châu. Hồng Kông là một trong số ít các cảng biển quốc tế

21
hoàn toàn do khu vực tư nhân đầu tư, sở hữu và khai thác. Nói cách khác, mô
hình khai thác cảng biển ở Hồng Kông là mô hình “tự đầu tư, tự khai thác”.
Chính phủ chỉ đóng vai trò như một nhà hoạch định chiến lược dài hạn, tạo
khung pháp lý ổn định cho hoạt động cảng biển đồng thời cung cấp cơ sở hạ
tầng cần thiết để phát triển cảng biển.

Thứ hai, chú trọng chất lượng dịch vụ logistics cung cấp cho khách hàng, nâng
cao hiệu quả hoạt động logistics. Cảng Hồng Kông được biết đến nhờ khả năng
làm hàng hiệu quả, thời gian làm hàng nhanh, khả năng xếp dỡ thuộc lại nhanh
nhất trong khu vực.

Thứ ba, áp dụng công nghệ mới trong vận hành khai thác cảng biển hệ thống
hoạt động từ xa tại Terminal 9 North. Nhà ga container đầu tiên của Hồng
Kông. Nhà ga này triển khai đầy đủ hệ thống xếp chồng container tự động và
vận hành cần trục giàn cao su được điều khiển từ xa tại bãi container, tăng hiệu
quả hoạt động lên thêm 20%; Sử dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại, hệ thống
máy tính tiên tiến và các ứng dụng CNTT trong điều hành và khai thác cảng
biển, có khả năng tiếp nhận 5 tàu lớn hơn 18.000 TEUs.

2.2 Ở Việt Nam

Có thể thấy, hạ tầng cơ sở kém phát triển, chậm trễ trong phát triển công nghệ
thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Là những rào cản trong quá trình
phát triển logistics Việt Nam, thêm vào đó, nguồn nhân lực yếu và lao động chủ
yếu trình độ trung bình thấp, thiếu đội ngũ nhân viên logistics chuyên nghiệp.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics chưa được quan tâm. Một số chính

22
sách và việc thực thi chính sách còn gây trở ngại cho các hoạt động logistics,
nhất là chính sách liên quan đến thủ tục hải quan, quản lý nhà nước.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn ngành logistic tại
Việt Nam có thể thấy, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho ngành logistic là việc
đầu tiên Viêt Nam cần phải làm. Việt Nam cần có kế hoạch phát triển cơ sở hạ
tầng dài hạn và quyết tâm thực hiện như Malaysia. Do nguồn lực có hạn, Việt
Nam tại thời điểm này khó có thể đầu tư phát triển toàn bộ cơ sở hạ tầng của
mình. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể xem xét phát triển đường sắt, với các ưu
thế của vận tải đường sắt sẽ giúp giảm chi phí logistic. Việt Nam nên ưu tiên
chọn những đoạn đường sắt có lưu lượng hàng hóa lớn để thực hiện nâng cấp,
chẳng hạn đoạn Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái
Nguyên, Hà Nội – Hà Nam, Hà Nội – Vĩnh Phúc, Hà Nội – Thanh Hóa. Những
tuyến đường sắt này nối Hà Nội với các khu công nghiệp chính tại miền Bắc
Việt Nam...

Tóm lại, Logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói
chung. Sự phát triển của logistics góp phần gia tăng quy mô của kinh tế, nâng
cao chất lượng trong tăng trưởng, phát triển của các ngành kinh tế.

Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, hệ thống cảng TP. Hồ Chí Minh với đầu tàu cảng Sài Gòn luôn là
cảng biển lớn nhất nước về khối lượng hàng hóa thông qua. Từ những năm 2008
trở lại đây, khi Tân cảng Sài Gòn hoàn tất di dời và đưa vào khai thác bến cảng

23
container tại Cát Lái, sản lượng hàng container thông qua Tân cảng Cát Lái tăng
lên không ngừng. Theo xếp hạng của The Journal of Commerce (JOC), trong
top 50 cảng container lớn nhất thế giới năm 2018, cảng TP. Hồ Chí Minh xếp
hạng thứ 28.

Chính sách phát triển dịch vụ logistics của Thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông tạo điều kiện phát triển cảng biển và dịch vụ
cảng biển, Ứng dụng CNTT trong điều hành sản xuất, làm thủ tục, tạo thuận lợi
hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng; Ban hành các chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp làm hàng tại cảng như hỗ trợ phí nâng hạ giao nhận
container trực tiếp tại cảng, ưu đãi về thời gian lưu bãi.

Thành phố Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng đang hiện thực hóa mục tiêu trở thành 1 trong 5 cảng hàng đầu
tại Việt Nam từ sau năm 2020, cùng định hướng chiến lược cảng xanh (Green
Port) theo hai giải pháp đột phá: Khai thác cảng và dịch vụ logistics ngoài cảng.
Các chính sách phát triển dịch vụ logistics bao gồm:

Thứ nhất, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, chuyên sâu: Hạ tầng cầu cảng
ngày càng được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, với tổng chiều dài lên đến gần
1,2km, tiếp nhận các tàu hàng 35.000 -50.000 DWT, cùng hàng loạt các tàu
chuyên dụng khác như tàu RORO, tàu container, tàu khách loại lớn và vừa, tàu
hàng siêu trường, siêu trọng. Ngoài ra, cảng Đà Nẵng chủ động đầu tư hệ thống
kho bãi tại Xí nghiệp Cảng Tiên Sa và Công ty CP Logistics cảng Đà Nẵng

24
cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc chuyên dụng hiện đại, công suất lớn đảm
bảo cho việc khai thác, làm hàng.

Thứ hai, phát triển trung tâm dịch vụ logistics: Ngay từ đầu năm 2018, cảng Đà
Nẵng sẽ đưa vào khai thác 2 cầu bến mới thuộc Dự án mở rộng cảng Tiên Sa
giai đoạn 2, góp phần nâng cao năng lực xếp dỡ và chất lượng dịch vụ, đáp ứng
nhu cầu phát triển KT-XH Đà Nẵng và khu vực. Đồng thời, cảng Đà Nẵng cũng
sẽ xây dựng bến sà lan tại Liên Chiểu để trung chuyển hàng hóa qua vịnh Đà
Nẵng, cùng với việc đầu tư Trung tâm dịch vụ logistics 20ha tại Hòa Nhơn
(huyện Hoà Vang) sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành chuỗi dịch vụ
logistics cho khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

2.3 Tại Hải Phòng

Từ khi người Pháp tiến hành xây dựng Hải Phòng như một trung tâm thương
mại, tài chính và cảng biển có tiếng tăm ở khu vực Thái Bình Dương, đến nay,
cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn trong khu vực và
trên thế giới. Cảng Hải Phòng đã phát huy lợi thế vị trí địa lý để phát triển như
sau:

Thứ nhất, quy hoạch lại cảng biển và hệ thống hậu cần cho cảng biển (logistics)
hợp lý; có sự phối hợp giữa hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường
sắt, hàng không hiệu quả và có khả năng tăng cường phù hợp để giải quyết các
gián đoạn theo mùa (ví dụ mưa bão) và đảm bảo rằng các cảng của Hải Phòng
vẫn an toàn và khả thi khi có sự phát triển về nhu cầu cũng như công nghệ trong
tương lai.

25
Thứ hai, cảng đã áp dụng các công cụ điện tử quản lý hành chính cần thiết để
thực hiện tối ưu hóa cảng biển, như ứng dụng tối đa hệ thống quản lý điện tử
trong việc thực hiện thủ tục hành chính, kiểm soát tàu xuất – nhập cảng, phân
loại container hàng hóa,… để tinh giảm bộ máy hành chính cũng đồng thời nâng
cao chất lượng và năng lực cá nhân của mỗi người lao động.

Thứ ba, cảng đã áp dụng các chương trình học tiên tiến như hợp tác hơn nữa với
các doanh nghiệp địa phương để tìm hiểu về những yếu tố mà các doanh nghiệp
này mong muốn từ người lao động để nâng cao trình độ, bổ sung kinh nghiệm
thực tế của học viên ngay khi đang theo học, từ đó nâng cao tỷ lệ có việc làm
ngay sau khi ra trường của sinh viên.

26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kỳ thực tập cơ sở ngành vừa qua không chỉ là bước đầu được tự bản thân được
thực hành tại doanh nghiệp mà còn là bước thể hiện hết năng lực và kiến thức
được học trên trường vào thực tế. Thời gian một tháng không dài nhưng lại là
trải nghiệm quý báu với sinh viên chúng em. Đó là cơ hội tốt để sinh viên có thể
trau dồi, củng cố và kiểm nghiệm những lý thuyết kinh tế, và kiến thức cơ sở
ngành được học về logistics.

Trải qua thời gian thực tập vừa qua, em đã được tiếp xúc với môi trường làm
việc năng động, chuyên nghiệp, chăm chỉ và đặc biệt đầy tinh thần trách nhiệm
công việc của các anh chị tại SK Logistics. Cũng như được dịp tiếp xúc với văn
hóa doanh nghiệp, cách mà các anh chị liên kết và phối hợp làm việc để cùng
tạo nên một tập thể lớn mạnh.

Được thành lập năm 2015 Công ty TNHH Xuất nhập khẩu SK Logistics đã đặt
mục tiêu trở thành thương hiệu cung cấp dịch vụ có quy mô tại Việt Nam và
mang tầm vóc quốc tế. Luôn tập trung vào mục tiêu để phát triển , SK luôn luôn
phục vụ khách hàng hết mình và đầy nhiệt huyết.

Được thực tập tại công ty TNHH Xuất nhập khẩu SK Logistics là một may mắn
của em vì được tiếp xúc và làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, năng
động. Các anh/chị nhân viên ở đây đều rất nhiệt tình và tốt bụng. Thông qua kì
thực tập em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế về lĩnh vực kinh doanh
logistics của công ty.

Để có thể hoàn thành được bài báo cáo này bên cạnh sự hướng dẫn của các

anh chị tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Logistics SK,nhóm em cũng muốn

gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn – Ths. Nguyễn Quỳnh Trang đã

27
tận tình chỉ bảo và góp ý để nhóm em có thể hoàn thiện bài báo cáo thực tập

cơ sở ngành tốt nhất. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành báo cáo nhưng những

thiếu sót là không thể tránh khỏi . Em rất mong có thể nhận được những đóng

góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện hiểu biết của bản thân đối

với cơ sở ngành kinh tế ngoại thương

Em xin chân thành cảm ơn!

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. OECD: Organization for Economic Cooperation and Development (2016), The


Ocean Economy in 2030, OECDPublishing, Paris;

2. Hoàng Thanh Nga (2018), Kinh tế biển - Khái niệm và phân loại. Các phương
pháp tiếp cận trên thế giới và Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Chuyên
san Kinh tế - Luật & Quản lý, Tập 2, số 1;

3. Nguyễn Như Tiến (2006), Logistics - Khả năng ứng dụng và phát triển
trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, Nxb Giao thông vận
tải, Hà Nội.
4. Thông tin cơ bản về công ty TNHH xuất nhập khẩu SK Logistics:
https://skgroup.vn/

29
PHỤ LỤC

30

You might also like