You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ-QUẢN LÝ




ĐỀ TÀI: Phân tích hoạt động Logistics của Công ty Coca-Cola Việt Nam
❖ Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa
❖ Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Họ tên MSSV Lớp

PHAN THỊ DUYÊN 20140762 QLCN 1 – K59

LÊ THỊ THÚY HẰNG 20141450 QLCN 2 – K59

TẠ VĂN TÌNH 20144515 QLCN 1 – K59

HỒ VĂN TIẾN 20156602 QLCN2 – K60

VŨ HỒNG NGỌC 20143243 QLCN1 – K59


NGUYỄN VĂN BẢO 20140331 QLCN1 –K59

Hà Nội, 26/11/2018

1
Bảng phân chia công việc trong nhóm:

Tên công việc Sinh viên thực hiện

1. Giới thiệu về công ty Coca Cola Phan Thị Duyên 20140762


và sơ đồ chuỗi Logistics hiện tại
của công ty Coca-Cola Việt Nam
và làm word.

2. Làm slide Hồ Văn Tiến 20156602

3. Inbound Logistics và đề xuất cải


tiến
Tạ Văn Tình 20144515

Nguyễn Văn Bảo 20140331


4. Outbound Logistics

5. Logistics ngược của Coca-Cola Vũ Hồng Ngọc 20143243

6. Phân tích SWOT về hoạt động


Logistics của Coca-Cola
Lê Thị Thúy Hằng 20141450

2
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY COCA-COLA ................................... 6
1.1 Giới thiệu về công ty Coca Cola. .............................................................................. 6
1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng của công ty: ........................................ 6
1.3 Quy mô hiện tại của công ty:.................................................................................... 8
1.4 Chiến lược của công ty: ........................................................................................... 8
1.5 Một số sản phẩm của công ty: .................................................................................. 9
PHẦN II. LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY ........................... 11
2.1 Sơ đồ chuỗi Logistics hiện tại của công ty Coca-Cola Việt Nam ........................ 11
2.2 Inbound Logistics .................................................................................................... 13
2.2.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu. ............................................................................. 13
2.2.2 Nguyên vật liệu để sản xuất Coca-Cola ............................................................... 14
2.2.3 Quản lý kho vật tư ................................................................................................. 18
2.2.4. Cách quản lý kho .................................................................................................. 22
2.3 Outbound Logistics ................................................................................................. 22
2.3.1. Thành viên kênh ................................................................................................... 23
2.3.2 Mô tả cấu trúc kênh............................................................................................... 26
2.3.3 Mô tả một số dòng chảy trong kênh phân phối của Coca-cola ............................ 28
2.3.4 Các tiêu chí đánh giá về hoạt động Logistics của Coca-Cola .............................. 30
2.4 Logistics ngược của Coca-Cola .............................................................................. 31
2.4.1 Quá trình thu hồi vỏ chai thủy tinh và các sản phẩm lỗi, hỏng ............................ 33
2.4.2 Đánh giá hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola........................................... 35
2.5 Phân tích SWOT về hoạt động Logistics của Coca-Cola .................................... 37
2.5.1 Điểm mạnh: ........................................................................................................... 39
2.5.2 Điểm yếu................................................................................................................ 41
2.5.3 Cơ hội:................................................................................................................... 43
2.5.4 Thách thức: ........................................................................................................... 43

3
PHẦN III. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN .................................................................................... 45
3.1 Những ưu điểm của công ty.................................................................................... 45
3.2 Những điểm hạn chế trong chuỗi logistic của công ty Coca Cola. ..................... 45
3.3 Đề xuất giải pháp cho Coca-Cola: ......................................................................... 45

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1-1 Sản phẩm Coca Cola ............................................................................................. 9
Hình 1-2 Sản phẩm Sprite .................................................................................................... 9
̀ h 1-3 Sản phẩm Dasani ................................................................................................. 10
Hin
̀ h 1-4 Sản phẩm Fanta ................................................................................................... 10
Hin
̀ h 1-5 Sản phẩm Samurai............................................................................................... 10
Hin
Hình 1-6 Sản phẩm Barbican ............................................................................................. 10
̀ h 2-1 Công nhân nhà máy Coca-Cola Amtil (Australia) đang vận chuyển sản phẩm về
Hin
kho hàng trước khi phân phối ra thị trường. ....................................................................... 19
Hình 2-2 Lon rỗng chạy trên băng chuyền đến khu vực đóng nước ngọt. ......................... 20
Hình 2-3 Dán nhãn lên vỏ chai Coca-Cola. ........................................................................ 20
̀ h 2-4 Coca-Cola Zero đang trên dây truyền đóng hộp tại nhà máy ở Australia. ......... 21
Hin
̀ h 2-5 Sau khi đóng hộp, cánh tay robot sẽ nhấc thùng Coca-Cola, xếp chồng chúng lên
Hin
với nhau và đặt lên băng chuyền. ....................................................................................... 21
Hin ̀ h 2-6 Các kiện hàng theo băng chuyền đi về nhà kho, tại đây, nhờ sự hỗ trợ của hệ
thống máy móc, cánh tay robot xếp hàng, công nhân sẽ sắp xếp chúng thành từng cột lớn.
............................................................................................................................................ 22

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2-1 Phân tích SWOT ................................................................................................. 38

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2-1 Sơ đồ chuỗi Logistics hiện tại của công ty Coca-Cola Việt Nam ..................... 11

4
LỜI MỞ ĐẦU

Với nền kinh tế phát triển, dịch vụ vận tải đa phương thức (logistics) đã trở thành một
ngành dịch vụ tích hợp nhiều hoạt động có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi ích kinh tế lớn,
Việt nam với môi trường kinh doanh thuận lợi, cơ hội phát triển cao hứa hẹn phát triển
mạnh thị trường dịch vụ trong thời gian tới.

Ngày nay, hoạt động Logistics là một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi
doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp thương mại đến các doanh nghiệp sản xuất, vân tải.
Logistics đảm bảo cho dòng lưu thông của hàng hóa được thông suốt, hiệu quả cũng như
đảm bảo hàng hóa được trạng thái tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập toàn cầu hóa ra Thế
giới thì đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thưởng thức càng loại
nước uoongs ngày càng cao. Chưa bao giờ sự lựa chọn của con người lại phong phú như
vậy. Nước ngọt thì có nhiều loại, của nhiều hãng công ty khác nhau. Sản phẩm đa dạng có
mặt ở mọi nơi từ siêu thị, nhà hàng, các cửa hàng, đại lý. Chính sự đa dạng về kênh phân
phối đã tạo thuận lợi cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Và tập đoàn Coca Cola đã
được biết đến như một tập đoàn rất mạnh về lĩnh vực nước giải khát trên Thế giới, tập đoàn
luôn giữ vững vị thế đứng đầu không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp nước giải khát.
Để có được thành công như vậy một phần là nhờ hoạt động Logistics, nó có ý nghĩa hết sức
lớn lao, nó là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp tới sự sống còn của doanh
nghiệp.

Với mong muốn tìm hiểu thêm về hoạt động Logistics nên nhóm 1 chúng em xin trình
bày đề tài “Phân tích hoạt động Logistics của Công ty Coca-Cola Việt Nam.”

Trong quá trình làm bài, nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy nhóm rất mong nhận được
những nhận xét và ý kiến của cô về đề tài.

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY COCA-COLA

1.1 Giới thiệu về công ty Coca Cola.

- Tên giao dịch: Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn
hiệu Coca-Cola.
- Địa chỉ: Phường Linh Trung- Quận Thủ Đức- Tp Hồ Chí Minh.
- Website: http://www.coca-cola.vn/vi/home/
- Điện thoại: +84 (0)8 3896 1000
- Số fax: +84 (0)8 3897 2831
- Chi nhánh Hà Nội: Km số 17, Quốc lộ 1A, Xã Duyên Thái, Huyện Thường Tín,
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 (0)4 3385 3725 Số fax: +84 (0)4 3385 3723
- Chi nhánh Đà Nẵng
Quốc lộ 1A, phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam
Điện thoại: +84 (0)511 373 0000 Số fax: +84 (0)511 373 0076
- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài.
- Giá trị đầu tư: Công ty Coca-Cola đã đầu tư đáng kể ở Việt Nam, tổng cộng trên
150 triệu đô la Mỹ từ năm 1994 để phát triển thị trường.
- Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo dục và Cộng đồng.
- Vốn pháp định: 163.836.600 USD

1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng của công ty:

Coca-Cola giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1960 và trở lại bắt đầu quá trình
kinh doanh tháng 2 năm 1994 sau khi Hoa Kì bãi bỏ lệch cấm vận thương mại với Việt
Nam.Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với
những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước ép Splash, nước uống đóng

6
chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các
hương cam, dứa, dâu.

- 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
- Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu
dài.
- Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty
Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
- Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước
Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và
công ty Chương Dương của Việt Nam.
- Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola
Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại
Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
- Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt
Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự
thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương –
miền Nam.
- Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang
hình thức sở hữu tương tự.
- Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải
Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-
Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco,
một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.

7
1.3 Quy mô hiện tại của công ty:

Coca-Cola Việt Nam có ba nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây - Đà Nẵng - Hồ Chí
Minh.

- Vốn đầu tư: Trên 163 triệu USD.


- Doanh thu trung bình/năm: 38.500 triệu USD.
- Số lượng nhân viên: Trên 900 người.
- Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo dục và Cộng đồng.

1.4 Chiến lược của công ty:


Quincey, người đã chính thức đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của Coke vào tháng
Năm vừa qua, ông cho biết phương pháp tiếp cận đa chiều của công ty chủ yếu nhằm đáp
ứng những thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, bao gồm giảm đường và
calo ở nhiều sản phẩm; sản xuất nước giải khát mới có lợi cho sức khoẻ với khả năng hydrat
hóa và bổ sung dinh dưỡng; giảm dung tích mẫu mã của các sản phẩm hiện hành, thiết kế
lon, chai tiện lợi nhỏ gọn hơn nhằm giúp người tiêu dùng kiểm soát lượng đường dễ dàng
hơn; trình bày thông tin về năng lượng rõ ràng và dễ thấy giúp mọi người lựa chọn nhanh
hơn mà không cần phỏng đoán.

Cùng với đó, Công ty Coca-Cola cũng ủng hộ các khuyến cáo hiện nay của một số cơ
quan y tế hàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) về việc khuyến cáo mọi người
hạn chế lượng đường tiêu thụ, không nạp quá 10% trên tổng lượng tiêu thụ calo/năng lượng
mỗi ngày.

Năm 2017, Công ty dự tính cắt giảm lượng đường cho hơn 500 loại nước giải khát trên
quy mô toàn cầu, thêm 30% với tổng số hơn 3.900 sản phẩm ít đường và không đường.

Công ty cũng chi mạnh tay hơn vào các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy người tiêu
dùng có cái nhìn mới về các loại nước giải khát ít đường và không đường, điển hình như
chiến lược Marketing toàn cầu “One Brand” thực hiện đầu năm 2016 kết hợp cả bốn thương
hiệu của Coca- Cola: Coca Cola, Coke Zẻo, Diet Coke/ Coca Cola Light, và Cola Life,

8
trong chiến dịch “Uống cùng cảm xúc”, nhấn mạnh sự cam kết của công ty dành cho khách
hàng khi họ lựa chọn sử dụng bất kỳ sản phẩm Coca-Cola nào phù hợp với khẩu vị và lối
sống của họ.

Thiết kế mẫu mã đóng chai tiện lợi, nhỏ gọn hơn là một yếu tố khác trong chiến lược
này. Hiện nay, khoảng 40% nhãn hiệu nước giải khát có ga có dung tích 250 mL (8,5 oz.)
trở xuống. Tại Bắc Mỹ, các dạng lon mini và các loại chai nhỏ khác hiện chiếm 15% giao
dịch nước giải khát có ga của công ty.

Tất cả những hoạt động, sản phẩm, chương trình và chính sách cũng như kế hoạch định
hướng tương lai của công ty đều dựa trên quan điểm của người tiêu dùng.

1.5 Một số sản phẩm của công ty:

̀ h 1-1 Sản phẩm Coca Cola


Hin
Hình 1-2 Sản phẩm Sprite

9
Hình 1-3 Sản phẩm Dasani
Hiǹ h 1-4 Sản phẩm Fanta

Hình 1-5 Sản phẩm Samurai

̀ h 1-6 Sản phẩm Barbican


Hin

10
PHẦN II. LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY
2.1 Sơ đồ chuỗi Logistics hiện tại của công ty Coca-Cola Việt Nam
Sơ đồ 2-1 Sơ đồ chuỗi Logistics hiện tại của công ty Coca-Cola Việt Nam

Nhà bán buôn Nhà bán lẻ


Nhà máy
Công ty trách
nhiệm hữu
sản xuất Người tiêu dùng
Hà Nội Kho Hà Nội
hạn Dynaplast Siêu thị
Packaging
(Việt Nam ) Key Accounts

Công Nhà bán buôn Nhà bán lẻ


Công ty
ty Nhà máy
Stepan Coca- sản xuất Kho TP. HCM
đóng Cola ở TP. Hồ Người tiêu dùng
tại Chí Minh
bang
Hoa Kỳ Siêu thị

Illinois Key Accounts


Công ty cổ
phần Biên
Hòa (Sovi) Nhà bán buôn Nhà bán lẻ
Nhà máy
Các công ty sản xuất
Kho Đà Nẵng Người tiêu dùng
cung cấp khác Đà Nẵng
Siêu thị

Nhà máy Key Accounts


đường KCP

11
Trong đó:

❖ Nhà cung cấp:


- CO2: + Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
+ Đốt cháy dầu do với chất trung gian là (MEA) monoethanol amine.
- Đường: Nhà máy đường KCP.
- Màu thực phẩm (carmel E150d): Được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoiniac.
- Chất tạo độ chua (axit citric): Được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo quản.
- Caffein:
+ Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
+ Caffein nhân tạo.
❖ Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai
chất lượng cao cho Coca-Cola.
- Công ty chế biến Stepan là công ty chuyên cung cấp lá Coca cho công ty Coca-
Cola.
- Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu Sovi cung cấp các thùng carton
hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụnội địa cho công ty nước giải khát Coca-
Cola Việt Nam...
❖ Nhà sản xuất (Coca-Cola)
- Coca-Cola có dây chuyền sản xuất hiện đại. Sử dụng công nghệ PROFIBUS
của Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy, giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân
thiện.
- Coca-Cola có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc:
+ Hà Nội (Hà Tây)
+ Đà Nẵng
+ Thành phố Hồ Chí Minh

12
❖ Phân phối:
- Năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-Cola
đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng
nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
- Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân
phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối
với nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng.
❖ Bán lẻ:
- Nhà hàng
- Trung tâm vui chơi
- Cửa hàng bán lẻ
- Các hàng quán giải khát
❖ Người tiêu dùng:
- Trẻ nhỏ
- Thanh thiếu niên
- Phụ nữ công sở
- Các hộ gia đình

Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia đình
Việt. Để có được thành công ấy Coca-Cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng cáo,
tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các chương trình
khuyến mại, giảm giá... hấp dẫn.

2.2 Inbound Logistics


2.2.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Với một sản phẩm bất kỳ, điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu sản xuất. Nguyên
liệu đó bao gồm những gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao và được cung cấp bởi ai?

13
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-Cola:

- Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng
cho sản xuất nước Coke.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast Packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai
chất lượng cao cho Coca-Cola.
- Công ty chế biến Stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty Coca-Cola.
Công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước Coca-
Cola.
- Công ty cổ phần Biên Hòa với cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo
quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.

2.2.2 Nguyên vật liệu để sản xuất Coca-Cola


• Lá Coca và quả kola:

Chữ “Coca” là bắt nguồn từ cây côca, và chữ “Kola” bắt nguồn từ quả kola – quả của
cây kola, cùng họ với cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Coca-
Cola là công ty duy nhất của Mỹ có quyền nhập lá côca thông qua một Công ty chế
biến Coca có tên là Stepan.
• Nước bão hòa CO2:

Nước uống giải khát coca cola là loại nước uống có gas, tức là nó có chứa CO2, CO2
có chứa trong coca cola là yếu tố tạo nên sự đặc trưng của sản phẩm, không chỉ ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan mà còn góp phần làm tăng độ bền sinh học của chúng.
Như chúng ta đều biết, trong thiên nhiên CO2 được tạo ra từ sự hô hấp của động, thực
vật cũng như của con người. CO2 cũng được tạo thành từ phản ứng cháy, nung vôi
sống, phản ứng lên men, hoặc từ các giếng có chứa khí CO2 Thế nhưng, trong các
nhà máy sản xuất nước giải khát thì CO2 thường được dùng từ hai nguồn:

+ CO2 từ các phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
+ CO2 được sản xuất do đốt cháy dầu do với chất trung gian là (MEA)
monoethanol amine.

14
Công dụng của CO2

+ CO2 góp phần tạo hương vị, mặc dù bản thân CO2 không có vị,nhưng khi hòa tan
trong nước sẽ tạo ra một lượng nhỏ acid, điều này đủ tạo nên vị chua cho dung
dịch, và kết hợp với vị chua của acid cùng hương liệu tạo nên vị đặc trưng cho sản
phẩm.
+ Các bọt khí tự do cũng kích thích vòm miệng.
+ CO2 giúp cho hệ tiêu hóa tốt.
+ Tác dụng như một chất bảo quản: CO2 ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

• Đường

+ Nhà máy cung cấp đường cho Coca-Cola như Nhà máy đường KCP. Thành phần
đường cũng là yếu tố tham gia tạo vị cho sản phẩm.
+ Trong nước giải khát Coca-Cola sử dụng đường mía và đường HFCS. Theo nghiên
cứu, trong một lon nước ngọt chứa khoảng 10-14% đường, tương đương với 30-
50g đường. Khi uống nhiều nước đường này, bạn sẽ có cảm giác no "giả".
• Màu thực phẩm (carmel E150d):

Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế các màu sắc bị mất
trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn. Màu thực phẩm là
1 thành phần bắt buộc đối với nhà sản xuất nước ngọt. Trong nước uống giải khát
cocacola, màu thực phẩm caramel nguyên chất được làm từ đường tan chảy. Màu thực
phẩm của coca cola có màu nâu nhạt.Màu nâu nhạt trong các sản phẩm đồ uống giải
khát cocacola thường được làm từ đường nấu chảy hay chất hóa học amoniac (NH3).

• Chất tạo độ chua ( axit citric):

Axít citric hay axít xitric là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và
cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho các loại nước ngọt Trên 50% axit citric
được sử dụng như là chất tạo độ chua trong các loại đồ uống. Axit citric trong vai trò
của một phụ gia thực phẩm, axít citric được sử dụng như là chất tạo hương vị và chất

15
bảo quản trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống nhẹ. Nó được ký
hiệu bằng một số E là E330. Số E trong nước giải khát cocacola là E338. Nước coca
cola có chứa acid citric làm tăng tốc độ bài tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn,
do đó có thể gây ra thiếu hụt canxi.

• Caffein:

Hầu như nước uống có ga nào cũng có một lượng caffein để tạo hương vị thơm thơm,
kích thích và cảm giác thiếu một cái gì, nếu không dùng, vì caffein cũng hơi gây
nghiền. Một lon 12-ounce coca có từ 35-38mg. Caffein là chất có tự nhiên trong nhiều
thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola. Caffein có tác dụng hưng phấn lên hệ
thần kinh trung ương và tùsố lượng, có thể gây ra mất ngủ, bồn chồn, hoảng hốt, lo
sợ, rối loạn nhịp tim, đi tiểu nhiều, tăng thải calcium qua nước tiểu, tăng nguy cơ
loãng xương.

b) Vật liệu đóng gói sản phẩm Coca-Cola.

• Vỏ chai

- Chai nhựa gồm các loại có dung tích 1500ml, 390ml


- Chai thủy tinh gồm các loại có dung tích 300ml và các chai thủy tinh thường được
hãng Coca-Cola khuyến khích kêu gọi sau khi dùng xong thì trả lại chai và với việc
làm như vậy sẽ giúp người tiêu dùng và nhà cung cấp cùng tiết kiệm được một
khoản chi phí.
- Lon kim loại có dung tích 330ml

• Nắp chai

Với mỗi một chai Coca-Cola nhựa hoặc thủy tinh sẽ có một nắp. Với chai nhựa thì
phần nắp được thiết kế bằng nhựa, với chai thủy tinh thì nắp được làm bằng kim loại.
Coca-Cola dạng lon kim loại thì không có nắp, loại Coca-Cola lon thì được thiết kế
phần móc khui để bật trực tiếp trên lon.

16
• Dán nhãn

+ Với chai nhựa thì dán nhãn được thiết kết riêng, in trên bao bì ni lông và dán quanh
chai. Tùy theo hình dáng chai to nhỏ khác nhau mà các dán nhãn cũng được thiết
kế to nhỏ khác nhau.
+ Với chai thủy tinh hoặc dạng lon thì phần logo được in trực tiếp lên vỏ.

• Bao bì vận chuyển

Để thuận tiện cho việc kiểm hàng và vận chuyển trong kho mà các sản phẩm Coca-
Cola sẽ được đóng gói vào các dạng bao bì khác nhau như sau:

+ Dạng chai Coca-Cola thì cứ 6 chai sẽ được đóng vào chung một bao bì plastic.
+ Dạng chai thủy tinh sẽ được đóng 24 chai vào một két nhựa hoặc 6 chai thủy tinh
được đóng vào một khay giấy tuy nhiên thì dạng két nhựa được ưu tiên sử dụng
hơn.
+ Dạng lon thì cứ 24 lon được đóng vào một hộp carton.

c) Quy trình sản xuất coca cola

+ Các vỏ chai được vận chuyển bởi bang chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các
chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau
này.
+ Sau khi mở nắp và quan sát,chai sẽ được gửi đến máy rửa.Thiết bị quan sát này sẽ
kiểm tra chất độc trong chai sử dụng thiết bị đo lường độ dẫn xuất,màu sắc điều
khiển laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh
tuyệt đối của chai.Bộ phận sau máy được điều khiển bởi một PLC thứ hai cung cấp
các tín hiệu điều khiển thông qua PROFIBUS-DP và điều khiển vận tốc của băng
tải sử dụng bộ truyền động thay đổi vận tốc được.Sau khi được làm sạch,bộ phận
kiểm tra kiểm tra chúng có đúng kích cỡ,độ biến dạng,rò rỉ,hỏng ren,màu sắc và
các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra trong khi di chuyển sử dụng hệ thống
xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu:”bộ phần điền đầy” là trung tâm của nhà máy và

17
điều khiển vận tốc chu trình của toàn bộ nhà máy,cho ra 50,000 chai một giờ.Nó
sử dụng một băng chuyền với 154 trạm điền đầy,ở đây các chai lần đầu tiên được
điền đầy mà không bị dòng xoáy,mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng
điện từ độ dẫn xuất của sản phẩm.
+ Sau đó các chai được đưa đi dán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng
gói, sản phẩm hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng. Sản phẩm
chất lượng cao được đảm bảo bởi nhà máy xử lý nước hiện đại, một thiết bị pha
trộn thông minh, một nhà máy cacbon hóa cho việc làm giàu CO2 và bộ thu thập
dữ liệu sản xuất trung tâm (PDA).Sau khi được xử lý bằng màn lọc và làm giàu với
cacbon dioxit, tất cả thức uống được thêm vào siro hoặc đường được trực tiếp pha
trộn và điều khiển sử dụng phương pháp trực tiếp. Tất cả dữ liệu sản xuất được gửi
đến bộ PDA và có thể xem xét tại một PC tại phòng giám sát chất lượng bởi người
quản lý.

2.2.3 Quản lý kho vật tư


• Nhà sản xuất:
+ Là nhà tạo ra sản phẩm, giúp cho các yếu tố đầu vào tự nhiên trở thành những sản
phẩm có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước muốn của con người. Công ty
Coca-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt:
+ TCC (The Coca Cola Company): chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp nước cốt
Coca Cola cho các nhà máy mà chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý
thương hiệu. Nghĩa là chịu trách nhiệm về giá (price), sản phẩm (product ), xúc
tiến( promotion).
+ TCB ( The Coca Cola Bottler) : chịu trách nhiệm sản xuất , dự trữ kho bãi, phân
phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca Cola. Điều đó có nghĩa là TCB
chịu trách nhiệm phân phối (Place). Mô hình này được áp dụng như nhau trên
toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
• Quản lý kho hàng

Tồn kho nguyên vật liệu:

18
- Lá coca, đường tinh luyện
- Vỏ chai, thùng carton, hộp giấy chất lượng cao.
- Máy móc thiết bị.

Tồn kho sản phẩm dở dang:

- Các sản phẩm tại mỗi công đoạn

- Sản phẩm chưa dán nhãn.

Tồn kho thành phẩm

• Dây chuyền sản xuất khủng của Coca-Cola

Hiǹ h 2-1 Công nhân nhà máy Coca-Cola Amtil (Australia) đang vận chuyển sản phẩm về
kho hàng trước khi phân phối ra thị trường.

19
Hiǹ h 2-2 Lon rỗng chạy trên băng chuyền đến khu vực đóng nước ngọt.

Hiǹ h 2-3 Dán nhãn lên vỏ chai Coca-Cola.

20
Hình 2-4 Coca-Cola Zero đang trên dây truyền đóng hộp tại nhà máy ở Australia.

Hình 2-5 Sau khi đóng hộp, cánh tay robot sẽ nhấc thùng Coca-Cola, xếp chồng chúng lên
với nhau và đặt lên băng chuyền.

21
̀ h 2-6 Các kiện hàng theo băng chuyền đi về nhà kho, tại đây, nhờ sự hỗ trợ của hệ
Hin
thống máy móc, cánh tay robot xếp hàng, công nhân sẽ sắp xếp chúng thành từng cột lớn.
2.2.4. Cách quản lý kho
- Quản lý chặt chẽ: khi hàng được nhập kho đều được thủ kho ghi chép, theo dõi cẩn
thận về tình trạng nhập kho.
- Hàng hóa trong kho được chất xếp theo trình tự nhất định, phân biệt rõ ràng giữa
các loại hàng khác nhau. Hàng nhập trước xuất trước, làm cho vòng quay hàng tồn
kho diễn ra đều đặn, tránh sự kéo dài thời gian lưu kho của một loại hàng nào đó
gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng.

2.3 Outbound Logistics


Trên thế giới có khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm Coca-Cola, trung bình cứ 430
người thì có một cửa hàng phân phối sản phẩm của Coca-Cola và mỗi ngày trên thế giới có
khoảng 1 tỷ suất Coca-Cola được tiêu thụ. Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bán
nước giải khát, bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm Coca-Cola với những vị trí bày bán
rất có lợi thế. Sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng được đặt bày ngang tầm mắt hoặc ngay
trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất.

22
Hiện nay chi nhánh Coca-Cola Việt Nam trực thuộc Coca-Cola Đông Dương và đối với
mặt hàng nước có gas trong nước, Coca-Cola chiếm đến 55% thị phần (35% thị phần thuộc
về PepsiCo, còn lại là Công ty cổ phần giải khát Sài Gòn – Tribeco).

Những năm qua hoạt động Coca-Cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-
Cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng
nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.

Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh: khoảng 15% một
năm. Riêng Coca-Cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.

Sản phẩm của Coca-Cola được sản xuất ở 3 nhà máy lớn đặt tại TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Hà Nội. Với 3 nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới
phân phối ở ba miền, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với
nước giải khát, khâu phân phối là rất quan trọng. Việc Pepsi vào thị trường Việt Nam trước
nên nắm giữ nhiều thị phần hơn Coca-Cola. Để xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh lâu
dài, Coca-Cola đã rất đầu tư phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm bởi vì kênh phân
phối là tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Vì
thế Coca-Cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe,
nước giải khát nhà hàng,... Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như: tặng
dù, cho mượn tủ mát, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.

2.3.1. Thành viên kênh


Những người tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối của kênh, được nối với
nhau bằng các dòng chảy đàm phán và sở hữu được coi là thành viên chính thức của kênh
phân phối. Các thành viên kênh của Coca-cola bao gồm:

a) Nhà sản xuất

Coca-Cola đã xây dựng và đang hoàn thiện mạng lưới phân phối thông suốt và đạt hiệu
quả cao. Do đặc tính của mặt hàng là tiêu dùng nhỏ lẻ, thông thường và đảm bảo chi phí
thấp cho nên khâu phân phối đóng một vai trò rất quan trọng không những đúng về thời

23
gian, địa điểm mà còn đảm bảo chi phí thấp và uy tín cho Coca-Cola trong khi mạng lưới
phân phối của Coca rộng khắp và phức tạp. Công ty Coca-Cola nói chung được chia làm
hai bộ phận, hai hoạt động riêng biệt: The Coca-cola Company (TCC) và The Coca-cola
Bottler (TCB).

- TCC chịu trách nhiệm về sản xuất và cung cấp nước cốt coca-cola cho các nhà máy
và chịu trách nhiệm khuếch trương và quản lý thương hiệu.
- TCB chịu trách nhiệm sản xuất, dự trữ, kho bãi và phân phối và cung cấp dịch vụ
cho sản phẩm Coca-Cola. Điều đó có nghĩa là TCB chịu trách nhiệm về P3 (Place)
còn TCC chịu trách nhiêm 3P còn lại (Production, Price, Promotion) và mô hình
này đã được áp dụng thống nhất như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt nam có ba văn Phòng đại diện cho TCC và ba nhà máy đóng chai ở 3 miền,
tất cả các điểm này hoạt động theo một hệ thống thống nhất theo trụ sở chính ở Thủ
Đức TP HCM.
b) Nhà bán buôn

Là tất cả các doanh nghiệp và tổ chức mua hàng với số lượng lớn và bán cho những
người bán lại hoặc sử dụng kinh doanh, còn bao gồm các công ty hoạt động như đại lý hoặc
môi giới trong việc mua bán hàng hóa cho các khách hàng lớn. Các nhà bán buôn sẽ thực
hiện các chức năng phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng
lớn, sắp xếp và phân loại hàng hóa, đặt và nhận các đơn đặt hàng, thông tin và bán hàng.
Nhà bán buôn thường phân phối cho tất cả các nhà bán lẻ, từ các cửa hàng nhỏ cho đến các
bách hóa lớn. Bên cạnh hoạt động mua bán, làm thủ tục xuất nhập kho, bố trí kho bãi, họ
còn cung cấp những thông tin và hướng dẫn rất hữu ích cho các nhà sản xuất. Vì vậy, việc
gây dựng được mối quan hệ mật thiết với nhà bán buôn sẽ tạo ra cho Coca-Cola rất nhiều
thuận lợi như hỏi được họ những mẫu thiết kế phù hớp với thị trường hoặc thông tin về xu
hướng, thị hiếu mới nhất của thị trường, các quy định về vật liệu và chất lượng. Khi thị
trường có những biến động các nhà bán buôn thường nắm rất rõ, do họ ở cấp trung gian
đứng giữa thu thập được tất cả thông tin truyền về từ nhà bán lẻ cấp dưới.

24
Để có thể trở thành nhà phân phối trực tiếp bán buôn của Coca-Cola thì nhà bán buôn
phải đảm bảo và thực hiện một số cam kết với công ty như: Về doanh số bán hàng trong
tháng đảm bảo thông tin sẽ được truyền tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng, cũng như sẽ
cung cấp những thông tin phản hổi của công ty. Nếu làm tốt công việc thì các nhà bán buôn
sẽ được hưởng hoa hồng tùy thuộc vào doanh số hoặc cống hiến, nếu không sẽ bị phạt hoặc
cắt giảm tùy thuộc sự việc.

c) Nhà bán lẻ

Bao gồm các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng cho các
hộ gia đình. Nhà bán lẻ cũng tham gia vào tất cả các dòng chảy trong kênh và thực hiện các
công việc phân phối cơ bản. Mặc dù là trung gian kênh cấp 2 của công ty nhưng các nhà
bán lẻ vẫn chịu sự giám sát từ công ty. Các cam kết, thỏa thuận từ Coca-Cola với các nhà
bán lẻ có thể là trực tiếp hoặc thông qua các nhà bán buôn nhưng đều phải thực hiện chặt
chẽ và tuân theo quy định có sẵn (lượng đặt hàng của nhà bán lẻ trong kênh 2 cấp phải lớn
hơn 1 két). Những quy định này bớt khắt khe hơn nhiều so với nhà bán buôn do số lượng
nhà bán lẻ là rất nhiều, khó quản lý nên thường được giao hầu hết trách nhiệm cho nhà bán
buôn, Coca-Cola chỉ giám sát và thu thập thông tin cũng như kết quả.

Nhà bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng vì vậy họ hiểu rõ
hơn ai hết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Nhà bán lẻ thường tập trung vào hành vi
mua hàng của mọi người và đã tìm thấy những cách để hoàn thiện hơn kinh nghiệm về
những người ghé thăm các cửa hàng của họ. Gần đây Coca-Cola đã hợp sức với các nhà
bán lẻ nhằm tạo ra các chương trình tập trung vào người tiêu dùng trong vai trò người đi
mua hàng (như: các đợt giảm giá, khuyến mãi chỉ dành riêng cho một nhà bán lẻ nhất định,
hình thức khuyến mãi cũng được xét tùy thuộc vào đặc điểm của cửa hàng tại nơi đó…).
Đa số các nhà bán lẻ của Coca-Cola có hệ thống phân phối rất phong phú và đa dạng, không
chỉ phân phối hàng của Coca-Cola mà nhiều khi còn là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,
do mục đích của nhà bán lẻ và của Coca-Cola là khác nhau.

25
d) Người tiêu dùng cuối cùng

Người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống
và chức năng tồn tại của mình. Là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của Coca-cola,
họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và nó được đáp ứng bởi các thành viên khác của
kênh như nhà bán buôn, nhà bán lẻ,… và chính họ cũng là người ảnh hưởng trực tiếp tới
doanh số của các thành viên kênh, nhà sản xuất. Một sự thay đổi nhỏ trong hành vi mua,
trong nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng cũng đủ đưa doanh nghiệp tới bờ vực thẳm.
Dẫn chứng xác thực khi mà hiện Coca-Cola nói riêng đang dần thay đổi do nhiều tác động
của môi trường. Chính điều này đã làm cho doanh thu cả Coca-Cola sụt giảm đáng kể, gây
không ít khó khăn cho công ty.

2.3.2 Mô tả cấu trúc kênh


❖ Cấu trúc kênh

- Kênh 1 cấp:

Coca-cola phân phối thông qua kênh trực tiếp đến các điểm tiêu thụ lớn đó là các siêu
thị lớn như: BigC, Metro,… và Key Accounts (các địa điểm như quán ăn, quán uống,
nhà hàng, khách sạn… có doanh số tiêu thụ lớn, mua thông qua kênh trực tiếp từ
Coca-Cola và bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Để trở thành một Key Accounts của
Coca-Cola thì địa điểm đó phải đạt được mức doanh số nhất định và ổn định, mức
doanh số này do Coca-Cola quyết định, có sự thỏa thuận giữa hai bên).

- Kênh 2 cấp:

+ Gồm có NBB và NBL. Ở cấp NBB của công ty có 2 hình thức: Các đại lý phân
phối độc quyền và các Wholesale.
+ Có thể nói rằng hệ thống Đại lý phân phối độc quyền là bộ phận rất quan trọng
trong kênh phân phối của Coca-cola, là công cụ để Coca-Cola có thể cạnh tranh
một cách ưu thế với Pepsi – “đối thủ truyền kiếp”. Do đó, hệ thống này đã được
Coca-Cola đầu tư rất nhiều và phát triển rất mạnh.

26
+ Wholesale là các nhà bán buôn kinh doanh nhiều loại hàng hóa, kể cả sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh với Coca-Cola. Tuy nhiên, với sự tiện lợi khi kết hợp với
giỏ hàng hóa của họ và với số lượng rất lớn, họ giúp Coca-Cola có nhiều cơ hội để
tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn.
+ Tính đến tháng 2 năm 2009, Coca-Cola có 26 nhà phân phối độc quyền trên địa
bàn Hà Nội I, 30 nhà phân phối độc quyền trên địa bàn Hà Nội II và có 48
Wholesale. Mỗi thành viên ở cấp NBB này sẽ phụ trách khoảng 1200 khách hàng
là NBL.
+ Và quả thực, với hệ thống phân phối đảm bảo như vậy Coca-Cola đã và đang giảm
bớt hàng tồn kho, tránh được tình trạng thiếu hàng cung ứng, hệ thống sản xuất
tránh không bị đình trệ và sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tiện lợi và
nhanh chóng.
a) Kiểu tổ chức kênh

Hiện tại Coca-Cola đang sử dụng tổ chức kết hợp giữa kênh VMS được quản lý và VMS
hợp đồng. Kiểu tổ chức theo kênh VMS được quản lý đó là: các thành viên kênh cùng thừa
nhận sự phụ thuộc và chịu sự quản lý của Công ty Coca-Cola. Điều này có được là nhờ tên
tuổi thương hiệu và quy mô to lớn của Coca-Cola trên toàn thế giới. Đồng thời, để đảm bảo
tính pháp lý và có cơ sở để giải quyết các vấn đề có thể này sinh thì phải có các hợp đồng.
Tuy nhiên, một mặt do mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa Coca-Cola và các trung gian
cấp 1 là rất lớn, mặt khác, với số lượng lớn các nhà bán buôn nên việc lý hợp đồng là không
khả thi. Do đó, quản lý kênh qua hợp đồng chỉ được triển khai đến cấp trung gian thứ nhất,
đặc biệt là với các nhà phân phối độc quyền – có những quy định về loại bỏ hàng cạnh tranh
cũng như công việc mỗi bên phải thực hiện cho đối tác…

b) Quản lý kênh

Do sử dụng kênh phân phối song song mà việc quản lý kênh của Coca-Cola tương đối
phức tạp. Việc quản lý kênh được công ty giao cho Phòng bán hàng phụ trách. Tại đây,
phòng bán hàng phân chia công việc thành các tổ phụ trách đảm nhận phục vụ từng nhóm

27
khách hàng, bao gồm tổ Nhà phân phối độc quyền, tổ Wholesale, tổ Siêu thị và tổ Key
Acccounts.

Bên cạnh đó đối với nhà trung gian cấp 2 – công ty không thể quản lý bằng hợp đồng
trực tiếp trong kênh phân phối 2 cấp thì lực lượng Sale, từ Sale Manager đến TDM (giám
sát vùng), DSM (giám sát khu vực) và các saleman đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc quản lý kênh.

2.3.3 Mô tả một số dòng chảy trong kênh phân phối của Coca-cola
a) Dòng vận động vật chất và thu hồi bao gói sản phẩm

Dòng vật chất: Tham gia vào dòng chảy vật chất này công ty còn thuê chuyên chở đến
trung gian cấp 1 (trong cả 2 kiểu kênh). Công ty thuê 3 hãng vận tải lớn: Đại Thành, Bình
Vinh và Phinapco để đáp ứng nhanh chóng sản phẩm đến thị trường. Từ trung gian cấp 1
đến các nhà bán lẻ hay khách hàng cuối cùng được chuyên chở bằng xe máy, xe đẩy.

Dòng thu hồi sản phẩm, bao gói: Ngược chiều với dòng vật chất đi từ khách hàng trở lại
nhà sản xuất. Tất cả các vỏ chai đều được cố gắng thu hồi một cách triệt để, để tái sử dụng
nhằm giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Nhà phân phối cấp dưới được chiết khấu giá vỏ
chai theo số lượng sản phẩm được quy định, nếu nhà phân phối không thu hồi được lượng
vỏ chai nhất định sẽ bị mất một phần chiết khấu giá trong đó

b) Dòng chuyển quyền sở hữu


Theo lý thuyết thì dòng chuyển quyền sở hữu cùng chiều với dòng vật chất. Các đại lý
phân phối độc quyền của Coca-Cola là trung gian ăn hoa hồng nhưng không sở hữu hàng
hóa, tuy nhiên trên thực tế thì họ vừa được hưởng chiết khấu (hoa hồng) vừa được sở hữu
hàng hóa. Điểm khác biệt này giúp cho các nhà phân phối có động lực để thực hiện chức
năng phân phối tốt hơn, thể hiện sự linh hoạt trong chính sách của Coca-Cola.

a)Coca-Cola Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng

28
c) Dòng thông tin

Hệ thống thông tin được truyền từ thành viên này đến thành viên kế cận, hoặc đến thành
viên không kế cận khác (ví dụ từ nhà bán buôn đến người tiêu dùng) và gián tiếp thông qua
người giám sát vùng hay khu vực. Công ty đưa thông tin về sản phẩm như kích cỡ, trọng
lượng, chủng loại... đến trung gian phân phối cũng như người tiêu dùng, ngược lại nhận
được phản hồi từ họ để tìm ra và khắc phục yếu điểm nếu có.

Coca-Cola Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng

d) Dòng đặt hàng


Những khách hàng là nhà bán lẻ trong kênh phân phối sẽ đặt hàng lên cấp trực tiếp cao
hơn. Ví dụ trong kênh cấp 1, siêu thị và các Key Account sẽ đặt hàng trực tiếp lên công ty
còn trong kênh cấp 2 thì họ sẽ đặt hàng qua các đại lý độc quyền hoặc Wholesale trực tiếp
quản lý, sau đó các nhà bán buôn này sẽ đặt hàng với nhà sản xuất dựa trên số lượng đặt
hàng và hàng tồn kho. Lượng đặt hàng tối thiểu của nhà bán lẻ trong kênh cấp 2 là 1 két
còn đối với trung gian cấp 1 là 1 balet (1 balet lon có 120 thùng ≈ 12 triệu đồng; 1 balet
chai có 48 két ≈ 2,5 – 3 triệu đồng.

Coca-Cola Nhà bán buôn Nhà bán lẻ

Siêu thị

Key Accounts

e) Dòng thanh toán

Tùy vào loại thành viên kênh mà công ty sử dụng các hình thức thanh toán để phù hợp.
Đối với các nhà bán lẻ sẽ áp dụng thanh toán bằng tiền mặt tại thời điểm giao hàng hoặc
cuối tháng tùy theo thảo thuận hai bên. Còn đối với nhà bán buôn, siêu thị, Key Accounts
công ty sẽ dùng hình thức chuyển khoản.

29
Hạn mức nợ dành cho nhà bán buôn là 10 triệu/ tuần, nếu họ không chấp hành thì không
còn khả năng đặt hàng đối với công ty.

Coca-cola Ngân hàng Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Người tiêu dùng

2.3.4 Các tiêu chí đánh giá về hoạt động Logistics của Coca-Cola

Các chỉ số hoạt động chính rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của chuỗi cung
ứng. KPI có thể cho biết công việc đang được thực hiện có hiệu quả hay không. Có vô số
KPI có thể được sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng nhưng có
các KPIs mà chúng ta cần quan tâm như sau .

Nhà cung ứng

• Đảm bảo thời gian giao hàng, hạn chế thời gian chờ.
• Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
• Nhà cung ứng ở gần nhà máy sản xuất, hoặc giá thành tốt, tiết kiệm chi phí sản
xuất cũng như chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
Vận chuyển

o Giao hàng tận nơi lần cuối - Cho thấy khả năng của hãng vận chuyển thành
công đúng giờ theo thời gian đến ngày hẹn yêu cầu hoặc thời gian hẹn. Việc có
giao hàng đúng thời gian là điều quan trọng để khách hàng của coca cola tránh
được phí vì họ có thể phải trả lệ phí từ các nhà bán lẻ lớn nếu không nhận được
hàng theo yêu cầu. Nếu báo cáo dưới 98% thì các hoạt động cần xem xét là tìm
kiếm cải tiến quy trình và hiệu quả

o Chi phí mỗi Pounds - tổng khối lượng đo tổng khối lượng được di chuyển mỗi
tháng / quý để hiển thị mô hình mua và sử dụng cho khách hàng. KPI này sẽ
giúp khách hàng tiếp tục mua hàng tốt. Những xu hướng này có thể giúp họ tiết
kiệm tiền nhưng không vượt quá hoặc dưới sản phẩm mua hàng.

30
Lưu trữ, phân phối

o Giao hàng chính xác - kiểm tra tính chính xác của nhân viên kho khi chuẩn bị
giao sản phẩm tới tay khách hàng. Coca-Cola muốn độ chính xác cao để đảm
bảo sản phẩm sẽ được giao chính xác đến khách hàng. Tính chính xác của hàng
tồn kho thấp có thể làm các khách hàng tức giận và tạo thêm chi phí để sửa đơn
đặt hàng.

o Dock to Stock - đo thời gian chu kỳ từ khi bắt đầu hóa đơn đến khi nó được cất
đi. Điều này rất quan trọng để theo dõi hiệu quả của các hoạt động trong nước
và đảm bảo sản phẩm của bạn có sẵn cho các đơn đặt hàng càng nhanh càng tốt.

o SKU-Thời gian - cho biết tỷ lệ phần trăm lô hàng rời khỏi kho theo thời gian..
Nếu một lô hàng bị bỏ qua, khách hàng của Coca-Cola có thể bị trễ hạn và tăng
thêm lệ phí. KPI cho biết chính xác lượng hàng ở trong kho theo thời gian tránh
tình trạng hết hàng trong trường hợp cần thiết.

o Quản lý đơn đặt hàng một cách chính xác – đây là một việc làm rất quan trọng
bởi nếu chỉ cần một đơn đặt hàng không được quản lý nghiêm ngặt và để xảy
ra sai sót sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng lớn

Logistic ngược

• Thời gian thu hồi vỏ chai- sau khi người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ sản phẩm
các vỏ chai coca sẽ được các nhà bán lẻ, các đại lý thu hồi rồi chuyển lại cho
công ty coca cola. Cứ sau 1 tháng công ty sẽ cho xe giao hàng và đồng thời sẽ
thu hồi lại những két coca đã được sử dụng trong tháng đó.

2.4 Logistics ngược của Coca-Cola


"Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả dòng chảy
của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất
xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp".

31
Coca-Cola nhấn mạnh giá trị của môi trường với nỗ lực thu lại nhiều nhất lượng nguyên
liệu trong sản phẩm đã qua lưu thông. Việc tái sinh này mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm được nhiều năng lượng và chất hóa học sử dụng để sản xuất nguyên liệu mới
cho sản phẩm.
- Sự cẩn thận trong sản xuất và thực hiện việc tái chế một cách tối ưu nhất sẽ giúp
hãng giảm được các tác động xấu đối với môi trường.
- Tiết kiệm được chi phí sản xuất chai lọ và tạo đươc hình ảnh đẹp trong lòng công
chúng về việc bảo vệ môi trường.
Coca Cola đã nỗ lực loại bỏ những rủi ro, nhằm đạt được sự đồng thuận của các cổ đông
và gia tăng lợi nhuận..Mục tiêu của Coca Cola là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản
phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường và có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay
tiêu hủy được.
Trong các quyết định và hành động của mình, Coca Cola luôn tính đến một thực tế là
các vấn đề về môi trường đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đến dựán phát triển toàn
cầu. Coca Cola nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác để trao đổi các vấn đề toàn
cầu cũng như vấn đề về sử dụng nguồn tài nguyên và khí thải CO2. Coca Cola tham gia
vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để đưa ra các sang kiến thông qua các Hiệp hội
công nghiệp và những tổ chức toàn cầu. Đồng thời, Coca Cola cũng đang nỗ lực để giảm
sự tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: những
nguồn năng lượng phục vụ làm lạnh, sưởi ấm và thắp sáng không gian. Trong vận tải, việc
tăngcường cắt giảm chi phí đã tạo ra một tác động tích cực đối môi trường.
Giảm lượng chất thải là một mục tiêu môi trường có liên quan mật thiết đến chất lượng
sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng dây chuyền sản
xuất và chất lượng của công việc tiến hành trong giai đoạn sản xuất.Thông qua hệ thống
quản lý môi trường: Các nhà cung ứng sẽ được hướng dẫn bằng chương trình quản lý môi
trường để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch,thực hiện và kiểm soát môi trường. Hệ
thống quản lý môi trường sẽ đáp ứng được những quy định của ISO 14001, hoặc những
tiêu chuẩn quốc tế khác. Những nỗ lực cải tiến thường xuyên của các nhà cung ứng sẽ được
chỉ dẫn trong hệ thống quản lý.
32
Việc thiết kế sản phẩm và mạng lưới bảo hành sẽ giúp Coc-Cola kéo dài thời gian tồn
tại của sản phẩm. Quá trình tái sinh bắt đầu bằng việc thu hồi sản phẩm, điều phối, phân
loại, xử lý lại nhằm tối đa hóa hiệu quả việc tái sinh. Coca-Cola rất quan tâm đến việc thu
hồi và lựa chọn nhà tái sản xuất để đảm bảo hiệu quả thực hiện và các tiêu chuẩn về an
toàn, sức khỏe và môi trường cao nhất.

Coca-Cola thu hồi lại các sản phẩm quá hạn hoặc không còn sử dụng được hay các vỏ
chai thủy tinh và tái chế nó ngay khi có thể. Coca-Cola thiết kế các mạng lưới tái chế trên
khắp thế giới phù hợp với các tiêu chuẩn mà bản thân đề ra. Coca-Cola đã thựchiện thu
hồi trên 200 quốc gia, với các điểm thu hồi tại hơn 130.000 trung tâm dịch vụ. Hơn nữa, tất
cả các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống của Coca-Cola đều thực hiện thu hồi thiết bị cũ. Các
sản phẩm cũ được thu hồi từ các kênh bán hàng lẻ khác nhau hay được tái chế tại các quốc
gia khác. Sự kết hợp các kênh khác nhau này làm cho khả năng vứt bỏ các sản phẩm không
được sử dụng là rất ít.

2.4.1 Quá trình thu hồi vỏ chai thủy tinh và các sản phẩm lỗi, hỏng

• Các phương án thu hồi.


- Hoạt động thu hồi vỏ chai là hoạt động mang tính bắt buộc, tất cả các phương tiện
khi giao hàng đến khách hàng phải tiến hành việc thu hồi theo chính sách của trụ
sở chính đặt tại các nước của Coca-Cola. Số lượng thu hồi được thể hiện trên chứng
từ giao hàng do bộ phận kế toán phát hành của từng doanh nghiệp. Ngoài số lượng
phải thu hồi theo chứng từ, nếu khách hàng còn lượng vỏ chai nhiều hơn thì đề nghị
cho phép doanh nghiệp tiếp tục thu hồi.
- Việc thu hồi vỏ chai được thực hiện song song với hoạt động thu hồi sản phẩm hư
hỏng. Khi nhận được yêu cầu từ bộ phận bán hàng hoặc yêu cầu thu hồi thể hiện
trên chứng từ giao hàng, việc thu hồi được thực hiện theo đúng quy định.
- Các phương án thu hồi: Ngược lại theo các hình thức phân phối của hình thức thu
hồi vỏ chai

33
- Người tiêu dùng sau khi sử dụng hết xong có thể đem vỏ chai và các sản phẩm hư
hỏng đến các đại lý bán lẻ gần nhất hoặc tại các nơi mà họ đã mua để trả. Các chai
coca được tập trung tại các đại lý bán lẻ và được đưa về các nhà phân phối chính
rồi chuyển về địa điểm tái chế chính. Tại đây các vỏ chai sẽ được xem xét và xử lý
kỹ lưỡng.
• Nhập kho thu hồi.
- Coca-Cola có mặt trên hầu hết các quốc gia và các vùng trên mỗi quốc gia đó vì
vậy hệ thống kho có một vai trò quan trọng nhất định trong chuỗi hoạt động
logistics. Hệ thống các kho của cocacola được trải rộng ở khắp mọi nơi trên mỗi
quốc gia. Công tác quản trị kho thường là do các bộ phận logistics ở các chi nhánh
của Coca-Cola đảm nhiệm. Không chỉ thực hiện logistics xuôi mà còn thực hiện
hoạt động logistics ngược. Hoạt động này nhằm mục đích thù hồi các sản phẩm hư
hỏng, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, tăng chất lượng dịch vụ khách
hàng. Ngoài ra, hoạt động này còn thực hiện nhiệm vụ thu hồi các loại bao bì hoàn
trả (vỏ chai thủy tinh) từ các nhà phân phối, đại lý khách hàng về doanh nghiệp để
tái sử dụng cho hoạt động sản xuất. Đây là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động
logistics thu hồi.
- Khi tiến hành nhập kho thu hồi, sẽ đồng thời tiến hành sự phân loại mức độ tái sử
dụng của các sản phẩm theo mức từ cao tới thấp. Điều này giúp tiến hành hoạt động
tái sử dụng một cách dễ dàng hơn.
• Kiểm tra và đánh giá vỏ chai thu hồi.

Sau khi được nhập vào kho, các vỏ chai sẽ được kiểm tra và đánh giá qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu tiên là kiểm tra thủ công do nhân công trong kho xử lý và kiểm tra
từng chai, và từ đó loại bỏ những chai bị nứt, sứt mẻ, vỡ, cũng bóc hết các tem nhãn
cũ trên thân chai. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra vật lý bằng tay này lại chưa
đảm bảo được về sức ép chai thủy tinh có còn như cũ hay không, vì thế, giai đoạn
thứ hai được sinh ra.

34
- Giai đoạn này các vỏ chai sẽ đi qua một hệ thống máy nén khí, các máy sẽ nén đầy
khí vào trong chai để thử xem chai có chịu được áp suất lớn hay không. Cũng chính
vì việc làm này tránh để cho các tai nạn trong quá trình chiết rót xảy ra, vì khi chiết
rót, nhất là với những sản phẩm và chất lỏng có gas thì những chai thủy tinh không
đạt an toàn sẽ nổ trong quá trình chiết rót chất lỏng. Trải qua quá trình này, những
chai không bị vỡ sẽ được tiếp nhận công đoạn tiếp theo, còn những chai bị nổ sẽ bị
loại bỏ.
• Rửa sạch vỏ chai và đưa vào quá trình chiết rót.
- Trải qua hai công đoạn trong quá trình kiểm tra và đánh giá các vỏ chai được vận
chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai được tháo ra và
phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong. Sau khi được “quan sát”,
các chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị “quan sát” này sẽ kiểm tra chất độc
trong chai sử. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của
chai. Sau đó các vỏ chai an toàn sẽ được đưa vào quá trình rửa sạch. Các vỏ chai
sẽ được sục NaOH để trung hòa cũng như rửa hoàn toàn những chất lỏng đã bị biến
chất còn sót lại sau khi sử dụng, cũng như là loại bỏ các vi khuẩn gây lên men sau
khi đóng chai. Công đoạn này rất quan trọng vì hầu hết các sản phẩm sử dụng vỏ
chai thủy tinh đều có gas, sau khi sử dụng sẽ trực tiếp tạo ra mùi trong thân chai,
cộng thêm vi khuẩn, nấm mốc. Nếu như không rửa sạch thì không thể đảm bảo
được chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Sau khi được rửa sạch bằng NaOH thì các vỏ chai sẽ được sấy khô, và đưa lên quá
trình chiết rót, đóng chai, dán nhãn và đưa ra nhà máy, bước vào quá trình tiêu thụ.
2.4.2 Đánh giá hoạt động Logistics ngược của Coca-Cola

Theo dữ liệu của Đại hội Sales và Marketing Việt Nam 2016, trong mỗi một lon Coca-
Cola, chi phí vận chuyển và thu hồi chiếm 10.5% giá thành một chai. Logistics ngược là
một trong những giải pháp quan trọng giúp Coca-Cola có thể giảm được chi phí, tăng doanh
thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm tác động của hoạt động sản xuất kinh

35
doanh đến môi trường; từ đó giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và thực hiện tốt
trách nhiệm xã hội của DN.

• Ưu điểm:

- Coca-Cola tận dụng những lần khi vận chuyển các chai Coca-Cola đến các đại lý
hoặc các nhà bán lẻ rồi thu hồi các vỏ chai Coca-Cola khi được người tiêu dùng trả
lại. Như vậy Coca-Cola sẽ tận dụng được việc quay về để vận chuyển các chai lọ.
Tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

- Coca-Cola tận dụng các xe để trở và trọng tải khi trở các chai Coca-Cola tới cho
các đại lý rồi khi quay về có thể sử dụng để trở các vỏ chai. Thường thì các đại lý
đặt theo lô hàng lên khi giao lô mới đến thì người vận chuyển sẽ nhận luôn vỏ chai
của các lô trước => Tiết kiệm được chi phí thuê xe và nhân công lái xe.

• Nhược điểm:
- Dự báo khó khăn hơn: Số lượng chai được trả mỗi đợt nhận sẽ có biến động do
khách hàng trả muộn hoặc không trả chai nên mỗi khi đễn nhận lại vỏ chai số lượng
có thể nhiều hơn lượng dự tính hoặc ít hơn. Mỗi lần như vậy Coca-Cola phải đưa
ra quyết định là đi thêm một chuyến nữa để lấy số vỏ chai hay từ bỏ số vỏ đó vì
chai coca rỗng để lâu các chất thừa sẽ lên men, mốc dẫn đến việc các vỏ chai bị
hỏng.Nếu quyết định đi một lần nữa để nhận vỏ chai sẽ phát sinh thêm chi phí vận
chuyển, nhân công và thuê xe.
- Vận chuyển từ nhiều nơi tới một điểm: Coca-Cola phải tính đến chuyện kho bãi để
chứa các vỏ chai khi được vận chuyển từ nhiều nơi về.
- Chất lượng sản phẩm không đồng nhất, bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy :
Các vỏ chai khi nhận được từ đại lý nếu là những chai bị sứt mẻ khi được về kho
sẽ mất diện tích kho đáng nhẽ để chứa các chai có thể dùng được sẽ mất công vận
chuyển và lưu kho vì vậy Coca-Cola cần có biện pháp để loại bỏ các chai bị sứt mẻ
từ những đại lý bán lẻ.

36
- Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tùy vào chất lượng vỏ chải còn có thể sử dụng
được hay không và thời gian sau bao lâu mới lấy lại được vỏ chai.
- Tốc độ thường không được xem là ưu tiên: Vì số lượng thu hồi không thể dự báo
được nên dù Coca-Cola có mong muốn sớm thu lại các vỏ chai là rất khó
- Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếp
- Quản lý dự trữ không nhất quán
- Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất.
2.5 Phân tích SWOT về hoạt động Logistics của Coca-Cola

Dưới đây là bảng phân tích SWOT về hoạt động Logistics của Coca-Cola:

37
Bảng 2-1 Phân tích SWOT

Strengths Weaknesses

Điểm mạnh: Điểm yếu:

• Coca-cola đã xây dựng được • Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa


Logistics thành công. các yếu tố mắt xích trong chuỗi
• Biết nắm bắt, xử lý thông tin một • Phát triển và quản lý nhân sự chưa
cách nhanh nhạy. thật sự mang lại hiệu quả tối ưu
• Tận dụng tối đa mọi nguồn cung • Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo
trong chuỗi logistics. quản, quản lý cũng như giám sát sản
• Coca-cola còn thực hiện phương xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ
thức pản hồi liên tục. về quản trị cung ứng.
• Khai thác tài năng kinh doanh địa • Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự
phương. phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
• … • Chuỗi logistics chưa linh hoạt

Opportunltles Threats

Cơ hội: Thách thức:

• Việt Nam đang có một nền chính trị • Đối thủ cạnh tranh số một của
ổn định. Coca-Cola tại thị trường Việt Nam
• Việc vận chuyển của Coca-Cola cũng như trên toàn thế giới là
thuận tiện Pepsi-Cola.
• Coca-Cola luôn là nước giải khát • Đối thủ cạnh tranh khác cả nước có
được nhiều người tiêu dùng thích ga và nước không có gas và có lợi
nhất cho sức khỏe
• … • Quan hệ giữa Coca-Cola và các đối
tác quan trọng của họ dần trở nên
cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.

38
2.5.1 Điểm mạnh:
- Coca-cola đã xây dựng được Logistics thành công.

Mặc dù Coca-Cola vào thị trường Việt Nam sau Pepsi nhưng công ty TNHH Coca-
Cola Việt Nam đã xây dựng được chuỗi cung ứng rất tốt của mình. Bởi họ biết cách vận
dụng và quản lý tốt chuỗi logistics. Thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất. Để
có được những chiến lược kinh doanh lâu dài như vậy đòi hỏi sự ăn ý và hợp tác một
cách tối ưu giữa các khâu trong chuỗi như: nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp, vận
chuyển kho bãi, các nhà phân phối bán buôn bán lẻ… và nhiều yêu tố khác.

Điều này được chứng minh bởi lượng tiêu thụ sản phẩm của Coca-cola đứng nhất nhì
trong thị trường giải khát của Việt Nam.
- Biết nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.

Nắm bắt và xử lý thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chuỗi logistics.
Trong cuộc đấu giữa Coca-Cola và Pepsi để giữ vững được thị phần của mình thì các
bộ phận trong chuỗi cung ứng của Coca đã phối hợp rất nhịp nhàng để có thể đáp trả
lại các hành động của Pepsi trên thị trường.

Ví dụ: khi Pepsi có ý định giảm giá hay khuyến mại thì ngay lặp tức các nhà phân
phối đại lý của Coca cũng đồng loạt giảm giá khuyến mãi…

Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lặp mạng lưới thông tin phải thật chính
xác và nhanh nhạy.

Bắt kịp với thời đại, Coca- Cola Việt Nam cũng đã có những chiêu trò chào bán hàng
trên mạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê Internet và sự tiện dụng mà
cuộc sống hiện đại đem lại. Hiện nay, sản phẩm của Coca- Cola đã được chào bán, giới
thiệu tại một số mạng xã hội và diễn đàn.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi logistics.
Đó là nguồn cung về nguyên nhiên liệu giá rẻ và có sẵn. Nguồn cung lao động dồi dào
có tay nghề cao, người lao động cần cù, sáng tạo…

39
 Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của
Coca-Cola (xây dựng được mức dịch vụ khách hàng cao với chi phí tương đối thấp),
phối kết hợp tốt với các bộ phân liên quan, đặc biệt là bộ phận maketing.

Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau Pepsi nhưng Coca-Cola Việt Nam đã không ngừng
mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Coca-Cola dần dần đã chiếm được vị thế
rất lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với
cuộc sốngcủa từng cá nhân và từng gia đình Việt.

Để có được thành công ấy Coca-Cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng cáo,
tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các chương trình
khuyến mại, giảm giá… hấp dẫn.
- Coca-cola còn thực hiện phương thức phản hồi liên tục.
Theo bà Gates, ở Coca-Cola “họ có một vòng lặp phản hồi liên tục. Họ học được điều
gì đó, họ áp dụng vào sản phẩm và áp dụng vào thị trường. Họ có hẳn một nhóm gọi là
“Knowledge and Insight” (tri thức và sự am hiểu). “Vậy nên, nếu bạn đang điều hành
Namibia cho Coca-Cola, bạn có 107 người ủng hộ và bạn biết nơi mỗi lon hay mỗi chai
Sprite, Fanta hay Coke được bán, chúng đang ở trong các cửa hiệu góc phố, trong siêu
thị hay đang ở trong xe đẩy”. “Vậy nên, nếu doanh số bắt đầu giảm xuống, thì con người
có thể chỉ ra vấn đề và tiếp cận vấn đề.”

- Khai thác tài năng kinh doanh địa phương.

Coca- cola quyết định rằng họ muốn bắt đầu đào tạo các doanh nghiệp địa phương,
cho họ vay các khoản vay nhỏ. Họ thiết lập những doanh nghiệp này như là “ những
trung tâm phân phối nhỏ” và những doanh nghiệp địa phương này sau đó thuê nhân viên
bán hàng, những người sẽ chạy ra ngoài với chiếc xe đạp hoặc xe đẩy hàng hoặc xe cút
kít để bán sản phẩm.

Khi mạng lưới cần sự phối hợp, họ thường xuyên gặp nhau. Sự liên kết giữa các công
ty đóng chai và nhà cung cấp dịch vụ giao hàng phù hợp theo những quy định nghiêm
ngặt và sự kiểm soát toàn diện.

40
2.5.2 Điểm yếu.
- Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng, logistics và rất tiếc Coca-Cola Việt
Nam cũng mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố
trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến những
bất đồng quan điểm, lợi ích. Điển hình là vụ việc Coca-Cola Việt Nam kiện các đại lý
của mình năm 2005.

Coca-Cola thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo
sự gắn bó giữa công ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩm của các đối
thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1.000
đồng/két.

Nhưng trong quá trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đại lý hầu như
không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại, công ty căn cứ vào
giấy xác nhận công nợ kiện theo thủ dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý đang là bị đơn trong các
vụ kiện đòi nợ của Coca-Cola mà TAND TPHCM đang thụ lý giải quyết, số tiền nợ hàng
đã lên đến gần 6 tỉ đồng, chưa kể lãi suất quá hạn và gần 70.000 két vỏ chai quy thành
tiền.

Vụ việc này đã gây ra không ít tổn hại cho Coca-Cola Việt Nam và làm mất đi hình
tượng của Coca-Cola trong lòng những người tiêu dùng.
- Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu
Cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi là một ví dụ minh chứng rõ ràng cho nhận định trên.

Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu thì lượng tiêu thụ của Coca-Cola bao giờ cũng nhỉnh
hơn Pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy? Trên “sân chơi” toàn
cầu, Coca-Cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsi nhờ chiến lược tiếp thị và quảng
cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi không những có được một hệ thống phân
phối tốt trên toàn xứ Việt Nam (nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà quản lý và
điều hành giỏi có thể ví như những “tướng quân”. Họ là những người Việt không những
am hiểu “công nghệ tiếp thị” mà đồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt
41
điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giật
thị trường nào của Coca-Cola. Đây là điều mà Coca-Cola vẫn còn thiếu và yếu.

- Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa
có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.

Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm
của Coca-Cola bị khách hàng phàn làn chưa hết hạn sử dụng đã bị mốc hỏng. Có thể
nguyên nhân do vỏ chai bị hở trong quá trình vận chuyển. Công tác giám sát sản xuất
không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm như xuất hiện pin trong nước Coca-Cola.

Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với với các nhà phân
phối, các đại lý của mình. Mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩm đến tay người
tiêu dùng mang những lỗi không thể chối cãi được.

- Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
Năm 2005 Coca-Cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử dụng.
Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật liệu chưa tốt, ý
thức về quản lý luồng hàng dự trữ (cụ thể là nguyên vật liệu sản xuất Coca-Cola) còn
thiếu và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác chuyển tải, nắm bắt
thông tin của các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên
vật liệu.

- Chuỗi logistics chưa linh hoạt.


Coca-Cola chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên toàn thế giới. Sản
phẩm Coca-Cola là sản phẩm đồ uống có ga, khi uống có vị ngọt, nhất là khi uống cùng
với đá sẽ tạo cho người uống có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa ăn có một
món ăn khó tiêu hóa thì tốt nhất nên dùng kèm với Coca-Cola sẽ giúp ta có cảm giác
không bị khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên, để dùng làm một lọai nước uống giải khát lâu
dài thì không nên vì không tốt cho sức khỏe vì nhất là không tốt cho người bị bệnh tiểu
đường, máu nhiễm mỡ. Vì thế mà Coca- Cola cần phải thích nghi được với một “thị

42
trường người bệnh” như thế, nhìn thấy được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo
giữ vững được thị trường của mình đồng thời khuếch trương được thị phần hơn nữa.

2.5.3 Cơ hội:
+ Việt Nam đang có một nền chính trị ổn định. Cơ cấu dân số trẻ, ham học hỏi, rất
thích hợp để phát triển ngành nước giải khát.

+ Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống giao thông với đường cao tốc mới mở thuận
tiện cho việc vận chuyển của Coca-Cola.

+ Trong những năm qua Coca-Cola luôn là nước giải khát được nhiều người tiêu dùng
thích nhất đó cũng chính là điểm mạnh của coca cola gây dựng được thương hiệu của
mình
+ Việt Nam ngày càng đẩy mạnh vấn đề tham gia các tổ chức quốc tế đó cũng chính
là cơ hội của Coca-Cola khi những vấn đề về thuế về giá sẽ được thay đổi để cạnh
tranh với đối thủ.

2.5.4 Thách thức:


Đối thủ cạnh tranh số một của Coca-Cola tại thị trường Việt Nam cũng như trên toàn thế
giới là Pepsi-Cola. Khách hàng mục tiêu của Coca-Cola và Pepsi đều là giới trẻ. Trong
ngành kinh doanh nước giải khát có gas, Coca-Cola và Pepsi có cùng danh mục sản phẩm
là các loại nước ngọt có gas với các hương vị cola, cam, chanh, dâu..., giá cả tương đương,
chiến lược phân phối tương tự nhau (sử dụng kênh phân phối đa cấp độ, đa sản phẩm rộng
rãi trên toàn thị trường Việt Nam, tới tận tay người tiêu dùng). Sự cạnh tranh giữa Coca-
Cola và Pepsi chỉ còn là sự cạnh tranh của các chương trình xúc tiến hỗn hợp, mặc dù vậy
ngay cả các chương trình xúc tiến của hai hãng đôi khi cũng theo kiểu “ăn miếng trả miếng”.

Sự cạnh trạnh giữa Coca-Cola và Pepsi trong nhiều năm qua đã trở thành một cuộc cạnh
tranh điển hình giữa hai nhãn hiệu, nó được gọi là “cuộc chiến Cola” (Cola war).

Bên cạnh đó, cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh khác cả nước có ga và nước không có
gas. Cạnh tranh từ các công ty đồ uống sản xuất nước uống không có ga và có lợi cho sức
khỏe trở nên khốc liệt hơn do người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới sức khỏe của mình.

43
Nhiều đối thủ là các công ty nhỏ, giúp họ có lợi thế linh hoạt và sáng tạo hơn so với các tập
đoàn đa quốc gia như Coca-Cola.

Mô hình hoạt động kiểu nhượng quyền kinh doanh của công ty cũng chịu sức ép. Động
lực của các công ty đóng chai là sử dụng tinh chất cô đặc quý giá trong các sản phẩm có
sản lượng thấp nhưng biên lợi nhuận cao trong khi lợi nhuận của Coca-Cola lại chỉ phụ
thuộc vào khối lượng tinh chất cô đặc bán được cho các công ty đóng chai thay vì giá khách
hàng sẽ trả. Điều này khiến quan hệ giữa Coca-Cola và các đối tác quan trọng của họ dần
trở nên cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.

Một thách thức nữa là vận chuyển và bao gói gây tác hại đến môi trường, thách thức
về mô hình kinh doanh cũng phải đổi mới và thay đổi cả sản xuất và sản phẩm của mình.

44
PHẦN III. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN
3.1 Những ưu điểm của công ty
- Coca cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng, logistics thành công.
Mặc dù vào thị trường Việt Namsau pepsi nhưng công ty TNHH CocaCola Việt Nam
đã xây dựng rất tốt chuỗicung ứng của mình.
- Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi logistics
- Quản lý và lặp kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Phát triển quan hệ khách hàng và quản lý tốt nhân sự cũng là một thành công của Coca
Cola.
3.2 Những điểm hạn chế trong chuỗi logistic của công ty Coca Cola.
- Chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng.
- Phát triển và quản lý nhân sự chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu.
- Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có
sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
3.3 Đề xuất giải pháp cho Coca-Cola:

* Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty Coca Cola VN:

+ Mô hình chuỗi cung ứng mới,logistics xanh

Trong vài năm trở lại đây, các công ty đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi
cung ứng của mình thông qua việc xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi
trường (chuỗi cung ứng xanh). Không chỉ bảo vệ môi trường,chuỗi cung ứng xanh còn
được xem là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia
tăng lợi nhuận

Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp
các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và phát triển chuỗi
cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR Model sau
đây:

45
SCOR Model là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín, mô tả một hệ thống bao gồm
các quá trình được liên kết chặt chẽ thông qua việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa
các đối tác trong chuỗi, đó là:

Lập kế hoạch cho cả chuỗi và cho từng giai đoạn trong chuỗi (Plan)

- Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source);

- Chế tạo sản phẩm (Make);

- Phân phối sản phẩm (Deliver);

- Thu hồi sản phẩm (Return Deliver);

- Thu hồi nguồn nguyên vật liệu đã được tái chế (Return Source).

Xuất phát từ mô hình trên, SCC đã xây dựng nên mô hình mới Green SCOR Model. Đây
là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín được bổ sung vào đó là những hoạt động liên quan
đến việc quản lý môi trường, hay nói cách khác đấy là những hoạt động làm xanh chuỗi
cung ứng.

• Nâng cao tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng và kiểm tra nghiêm ngặt hơn nguồn
nguyên liệu đầu vào

Coca cola có thể thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xem xét một cách
có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cung ứng để đảm bảo
phù hợp với các yêu cầu của Coca Cola đồng thời đánh giá chuyên sâu về điều kiện
và môi trường.

Cần nghiêm ngặt kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào giúp công ty có thể quản lý
tốt hơn đầu vào và đầu ra đồng thời có thể tính toán được những rủi ro có thể có.

• Chú trọng hơn vào công tác xử lý chất thải và khí gây ô nhiễm:

Mục tiêu của coca cola là giảm đến mức thấp nhất chất thải,đặc biệt là các chất thải
bị thải vào đất mà chưa qua xử lý.Dù khối lượng ngày càng tăng làm tổng khối
lượng chất thải không thể giảm xuống nhưng Coca Cola có thể tăng tỷ lệ tái sử

46
dụng các chất thải này.Chúng có thể được sử dụng để làm nguồn năng lượng phục
vụ cho quá trình sản xuất.

• Tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế

Việc sử dụng các nguyên vật liệu tái chế mang lại rất nhiều lợi ích góp phần to lớn
trong việc bảo vệ môi trường.Do vậy Coca Cola cần tìm thêm nhiều giải pháp tái
chế nhựa hiệu quả và giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa đồng thời
xây dựng và hình thành thói quen quản lý chất thải một cách có trách nhiệm cho xã
hội,cộng đồng.

• Thu hồi và tái chế: Coca – Cola cần thực hiện những chiến lược xây dựng ý thức
của người tiêu dùng.

Ý thức người tiêu dùng rất quan trọng để thu hồi sản phẩm, vì vậy Coca Cola đang
thúc đẩy bằng nhiều cách.Thách thức lớn nhất chính là nâng cao ý thức tiềm năng
của người tiêu dung,do vậy Coca Cola cần thực hiện một vài chiến lược nâng cao
ý thức thu hồi và tiếp tục tìm ra nhiều cách hiệu quả hơn.

• Quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kiểm soát hàng tồn kho, các khâu vận chuyển,
bảo quản, quản lý:

Khâu vận chuyển và kho bãi cần được giám sát và kiểm định rõ ràng khi bốc và dỡ
hàng. Kiểm định sản phẩm có bị hư hỏng rò rỉ khi bốc hàng lên xe vận chuyển và
bốc hàng xuống xe cho các đại lý. Điều này giúp giảm thiểu rất nhiều về phản ứng
của khách hàng phàn nàn về việc vỡ chai, lon và việc rò rỉ khiến việc mốc hỏng
hàng hóa .

Giám sát sản xuất cần được tang cao tránh việc xuất hiện những lỗi như xuất hiện
pin trong nước Coca-Cola đã từng xảy ra. Thắt chặt mối liên kết giữa doanh nghiệp
với các nhà phân phối, sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn là tốt nhất.

Hàng tồn kho của công ty Coca Cola bao gồm vật tư và hàng hóa. Việc tính đúng
giá trị tồn kho không chỉ giúp công ty chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế mà

47
còn giúp công ty có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng mức, không dự trữ quá
nhiều gây ứ đọng vốn, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được
tiến hành liên tục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Nguyễn Thị Xuân Hòa, 2016, “Bài giảng quản trị Logistics”, ĐH Bách Khoa Hà Nội.

2. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2006, “Quản trị Logistics”, NXB Thống Kê.

3. Phạm Như Hoàng và các cộng sự, 2014, “Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-Cola”, Tailieu.vn.

4. Coca-Cola Việt Nam, 2016, “Lịch sử”, http://www.coca-cola.vn/vi/lich-su/

48
1

You might also like